Danh sách câu hỏi
Câu 1: Chẩn đoán phân biệt cơnsản giật với:
  • Cơn hạ canxi huyết.
  • Cơn động kinh.
  • Hôn mê do đái tháo đường.
  • Hôn mê gan, hôn mê do urê huyết thanh cao.
  • Cả 4 mục A, B, C, D.
Câu 2: Các biện pháp được khuyến cáo đối với thai phụ bị tiền sản giật nhẹ bao gồm:
  • Nghỉ ngơi và theo dõi sát
  • Dùng thuốc lợi tiểu để giảm phù
  • Thuốc hạ huyết áp Aldomet
  • Magesium sulfate
Câu 3: Trong Tiền sản giật nặng,trường hợp nào cần mổ cấp cứu:
  • Tiền sản giật nặng điều trị nội khoa 1 tuần không có kết quả
  • Thai đủ tháng mà kém phát triển nặng.
  • Có hội chứng HELLP.
  • Có biến chứng sản giật
  • Rau bong non
Câu 4: Khi sử dụng Magnesium sulfat liều cao cần phải theo dõi các dấu hiệu lâm sàng nào sau đây:
  • Phản xạ xương bánh chè
  • Lượng nước tiểu
  • Nhịp thở
  • Tất cả 3 yếu tố trên
  • Theo dõi trên ECG
Câu 5: Theo phân loại áp huyết cao trong thai kỳ, hội chứng tiền sản giật- sản giật thuộc nhóm:
  • Áp huyết cao do thai đơn thuần.
  • Áp huyết cao do thai có kèm albumine/niệu hoặc phù.
  • Áp huyết cao mãn tính có kèm theo biến chứng ở thận.
  • Áp huyết cao ngẫu nhiên phối hợp với thai kỳ.
  • Là một nhóm bệnh lý riêng biệt, không thuộc nhóm nào kể trên.
Câu 6: Chọn một câu sai trong Tiền sản giật:
  • Acid Uric tăng còn có giá trị tiên lượng cho thai.
  • Trường hợp nhẹ, các xét nghiệm có thể chưa có gì thay đổi.
  • Tình trạng nặng của bệnh làm thai chậm phát triển trong tử cung.
  • Tiền sản giật nặng bao giờ cũng thiểu niệu.
Câu 7: THA trong thời kỳ có thai có đặc điểm:
  • Tăng cả con số HATT và HATTr.
  • Chỉ tăng HATT hoặc chỉ tăng HATTr.
  • HA trở lại bình thường chậm nhất là sau đẻ.
  • Thay đổi theo nhịp sinh học.
  • Cả 4 câu trên đều đúng.
Câu 8: Trong tiền sản giật, xét nghiệm nào sau đây cho thấy bệnh trở nặng:
  • Tăng bạch cầu đa nhân
  • Giảm tiểu cầu
  • Tăng Hematocrit (Hct)
  • Giảm Hematocrit (Hct)
  • B, C đúng
Câu 9: Về sử dụng thuốc hạ áp trong tiền sản giật:
  • Có chỉ định trong tất cả mọi trường hợp.
  • Chỉ có chỉ định trong trường hợp áp huyết >= 160/110mmHg.
  • Thuốc sử dụng an toàn nhất là reserpinE.
  • Nên phối hợp với thuốc lợi tiểu nhóm Thiazide để có hiệu quả nhanh.
  • Tất cả các câu trên đều đúng
Câu 10: Huyết áp tâm thu tăng bao nhiêu so với trị số ban đầu thì gọi là tăng huyết áp:
  • 10 mmHg
  • 15 mmHg
  • 20 mmHg
  • 25 mmHg
  • 30 mmHg
Câu 11: Yếu tố tiên lượng có giá trị nhất cho mẹ trong tiền sản giật dựa vào:
  • Trị số huyết áp
  • Protein niệu tính bằng g/l
  • Mức độ phù
  • Số lượng nước tiểu trong 24giờ
  • Cân nặng
Câu 12: Mục tiêu của tiêm Magnesium sulfat trong tiền sản giật nặng là:
  • Ngăn chận cơn giật
  • Dự phòng cơn giật
  • Ổn định chức năng thận
  • Làm hạ huyết áp
  • Tất cả đều đúng
Câu 13: Dấu hiệu sớm để phát hiện sự ngộ độc khi dùng Magnesium sulfat trong điều trị sản giật:
  • Giảm lượng nước tiểu (dưới 100ml/ 4 giờ)
  • Giảm phản xạ xương bánh chè
  • Tần số thở dưới 16lần/ phút
  • Ngừng tim
  • Tất cả đều đúng
Câu 14: Thai chậm phát triển trong tử cung thường xãy ra trong bệnh lý tiền sản giật là do:
  • Bất thường về thai
  • Bất thường về cấu trúc rau
  • Suy tử cung- rau mãn tính
  • Rau bong non
  • Chế độü ăn uống kiêng kem khi mang thai
Câu 15: Thuốc nào sau đây không được sử dụng trong tiền sản giật- sản giật:
  • Papaverin
  • Magesium sulfate
  • Oxytocin
  • Ergometrin
  • Seduxen
Câu 16: Một sản phụ có thai 8 tháng. Theo dõi lúc đầu thai kỳ áp huyết đo được 120/60 mmHg. Hiện tại, áp huyết = 135/80mmHg. Trường hợp này được kết luận là:
  • Không có cao huyết áp vì trị số huyết áp chưa vượt quá 140/90mmHg.
  • Không có cao huyết áp vì áp huyết cực đại chưa tăng quá 30mmHg.
  • Không có cao huyết áp vì áp huyết cực tiểu chưa vượt quá 90mmHg.
  • Có cao huyết áp vì áp huyết cực tiểu tăng hơn 15mmHg so với bình thường.
  • Có cao huyết áp vì huyết áp cực đại tăng hơn 15mmHg so với bình thường.
Câu 17: Trong trừơng hợp phụ nữ bị cao huyết áp mãn, nếu chức năng thận giảm rõ rệt và áp huyết cao nặng thêm trong lúc mang thai, hướng xử trí đúng nhất là:
  • Truyền dịch.
  • Cho thuốc lợi tiểu.
  • Chấm dứt thai kỳ.
  • Thẩm phân thận và duy trì thai đến đủ ngày.
  • Ghép thận.
Câu 18: Trong trường hợp mẹ bị tiền sản giật nặng, tiên lượng cho thai xấu vì:
  • Có thể phải chấm dứt thai kỳ khi thai còn non tháng.
  • Thai chậm phát triển trong tử cung
  • Các thuốc sử dụng trong điều trị có thể ảnh hưởng đến tuần hoàn thai nhau thai.
  • Sang chấn do can thiệp thủ thuật.
  • Tất cả các câu trên đều đúng.
Câu 19: Khi điều trị Magesium sulfate cần đề phòng sự ngộ độc bằng cách phải theo dõi:
  • Mạch, huyết áp, phản xạ gân xương bánh chè
  • Nhịp thở, mạch huyết áp, nước tiểu
  • Phản xạ xương bánh chè, nhịp thở, lượng nước tiểu
  • Lượng nước tiểu hằng giờ
  • Phản xạ gân xương bánh chè, nhịp thở, huyết áp.
Câu 20: Chọn một câu sai trong điều trị Sản giật:
  • Phải đưa huyết áp về mức bình thường ngay để cắt cơn giật
  • Bắt buộc phải dùng lợi tiểu khi có phù phổi cấp
  • Magie sulfat có tác dụng cắt cơn giật và phòng tái phát cơn giật
  • Nên dùng kháng sinh để đề phòng nhiễm khuẩn
Câu 21: Phân loại mức độ nặng nhẹ của Tiền sản giật, chủ yếu dựa vào:
  • Mức độ tăng huyết áp.
  • Mức độ phù.
  • Mức độ Protein niệu.
  • Lượng nước tiểu
Câu 22: Huyết áp tâm trương tăng bao nhiêu so với trị số ban đầu thì gọi là tăng huyết áp:
  • 5 mmHg
  • 10 mmHg
  • 15 mmHg
  • 20 mmHg
  • 25 mmHg
Câu 23: Khi có dấu hiệu Tiền Sản giật nhẹ, cần điều trị ngay:
  • Thuốc hạ huyết áp
  • Thuốc lợi tiểu mạnh
  • Thuốc magnesulfat
  • Nghỉ ngơi và theo dõi
Câu 24: Khi có cơn Sản giật, nhóm thuốc đầu tiên cần sử dụng là:
  • Hỗn hợp đông miên gây liệt hạch
  • Magiesulfat
  • Thuốc hạ huyết áp
  • Thuốc an thần
Câu 25: Điều trị tiền sản giật, chọn ý đúng nhất:
  • Chỉ cần dùng thuốc hạ áp: gồm có Aldomet…
  • Thuốc hạ áp, kháng sinh, an thần, Magie Sunphat.
  • Thuốc hạ áp kết hợp với lợi tiểu.
  • Thuốc hạ áp kết hợp với an thần.
Câu 26: Hướng điều trị và lời khuyên đối với sản phụ có dấu hiệu dọa sanh non đúng nhất:
  • Vẫn lao động bình thường
  • Nhập viện theo dõi điều trị
  • Cho thuốc giảm co
  • Không cần điều trị
Câu 27: Khi thai phụ, xuất hiện phù. Hãy tìm câu sai:
  • Cho ngay thuốc lợi tiểu.
  • Cho ăn giảm muối
  • Theo dõi can nặng
  • Theo dõi nước tiểu
  • Theo dõi huyết áp
Câu 28: Khi có cơn Sản giật, cần đặt sonde theo dõi nước tiểu:
  • 1 giờ / lần
  • 2 giờ / lần
  • 3 giờ / lần
  • 4 giờ / lần
Câu 29: Chọn một câu sai trong điều trị Tiền sản giật:
  • Tiền sản giật nhẹ có thể theo dõi và điều trị ngoại trú
  • Thuốc lợi tiểu kéo dài có thể ảnh hưởng không tốt đến tình trạng thai
  • Thuốc hạ huyết áp là thuốc chủ yếu để ngừa cơn sản giật
  • Chỉ dùng thuốc hạ áp khi huyết áp trên hoặc bằng 160/110mmHg
Câu 30: Tư vấn của bác sỹ cho người đã có tiền sử đẻ non nào sau đây không đúng:
  • Điều trị các bệnh lý của mẹ
  • Khâu vòng cổ tử cung nếu hở eo tử cung
  • Tập thể thao và đi lại cho cơ bụng săn chắc
  • Khám thai định kỳ
Câu 31: Triệu chứng hay gây biến chứng nguy hiểm nhất trong tăng huyết áp với thai nghén là:
  • Phù
  • Protein niệu.
  • Huyết áp cao.
  • Đái ít.
Câu 32: Các hoạt động phối hợp giữa y tế và các tổ chức xã hội trong phòng bệnh tăng huyết áp với thai nghén sau đây là không đúng:
  • Giáo dục phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ hiểu biết về bệnh, có chế độ ăn uống, lao động nghỉ ngơi hợp lý.
  • Cung cấp cho họ kiến thức để họ có thể phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường và đi khám bệnh.
  • Việc bảo vệ sức khoẻ của phụ nữ có thai chỉ cần sự quan tâm của thai phụ và gia đình họ là đủ.
  • Phối hợp giữa thai phụ, gia đình, các tổ chức y tế và xã hội trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của phụ nữ có thai.
Câu 33: Nguyên nhân gây ra những tổn th¬ương thiếu máu cục bộ, xuất huyết hoại tử tại các cơ quan quan trọng ở giai đoạn cuối của Tiền sản giật là:
  • Thiếu máu ở thận làm hoạt hóa hệ thống Renin – Angiotensine
  • Rối loạn chức năng nội tiết của rau thai
  • Co mạch và tổn th¬ương tế bào nội mô mạch
  • Do yếu tố miễn dịch - di truyền
Câu 34: Yếu tố nào sau đây không phải là yếu tố thuận lợi của bệnh Tiền sản giật:
  • Chửa đa thai
  • Thai phụ trên 40 tuổi
  • Thời tiết mùa hè, môi trường nóng bức
  • Làm việc quá sức
Câu 35: Tiên lượng mức độ nặng hay nhẹ của tiền sản giật - sản giật tuỳ thuộc vào:
  • Mức độ huyết áp tăng
  • Mức độ Protein niệu
  • Mức độ phù
  • Lượng n ước tiểu
  • Tất cả các yếu tố trên
Câu 36: Điều trị sản khoa trong tiền sản giật và sản giật:
  • Nếu đáp ứng với điều trị thì tiếp tục thai nghén và đình chỉ thai nghén khi cần thiết.
  • Mổ lấy thai sau khi cắt cơn giật (nếu điều kiện đẻ đường dưới không đủ).
  • Đủ điều kiện đẻ đường dưới thì đẻ bằng fóc xép, nếu không đủ điều kiện thì mổ lấy thai.
  • Tất cả các vấn đề nêu ở mục A,B,C.
Câu 37: Tăng huyết áp với thai nghén thể nhẹ có các triệu trứng sau, ngoại trừ:
  • 100 mmHg =< huyết áp tối đa<=150 mmHg.
  • 90 mmHg =< huyết áp tối thiểu<=100 mmHg
  • Phù toàn thân.
  • Protein niệu < 2g/l.
Câu 38: Hướng xử trí tăng huyết áp với thai nghén như sau là không đúng:
  • Tăng nhẹ: theo dõi và điều trị tích cực tại tuyến huyện khi chuyển dạ lấy thai bằng Forcep.
  • Thể trung bình: theo dõi và điều trị tích cực tại tuyến tỉnh theo phác đồ khi chuyển dạ lấy thai bằng Forcep.
  • Thể nặng và tiền sản giật điều trị tích cực phòng sản giật khi cần thiết đình chỉ thai nghén cứu mẹ,lấy thai bằng Forcep hoặc mổ.
  • Sản giật điều trị cấp cứu tích cực bằng cắt cơn giật đề phòng biến chứng, khi chuyển dạ lấy thai bằng Forcep hoặc mổ.
Câu 39: Một sơ sinh có trọng lượng 1100g - 2000g được gọi là:
  • Sảy thai
  • Sinh cực non
  • Đẻ non
  • Đủ tháng
  • Già tháng
Câu 40: Chọn một câu sai trong tiền sản giật:
  • Protein niệu là một dấu hiệu quan trọng của Tiền sản giật
  • Mức độ tăng huyết áp bao giờ cũng tương quan với mức độ nặng của tổn thương các cơ quan
  • Phù ít có giá trị trong tiên lượng bệnh
  • Tiền sản giật nhẹ cũng có thể có biến chứng sản giật
Câu 41: Để phòng chống sản giật, người ta phải:
  • Chế độ ăn ít muối
  • Chích Seduxen 10mg
  • Tiêm phòng uốn ván đầy đủ
  • Phát hiện sớm các dấu hiệu tiền sản giật và điều trị kịp thời bằng cách khám thai đầy đủ theo quy định.
  • Tất cả đều đúng
Câu 42: Chọn một câu đúng trong sử trí sản giật ở tuyến cơ sở:
  • Chuyển bệnh nhân lên tuyến trên ngay, có nhân viên y tế đi kèm
  • Truyền các dịch có sẵn tại cơ sở, đồng thời mời tuyến trên về hỗ trợ
  • Thao tác sơ cứu bệnh nhân, sau đó chuyển bệnh nhân lên tuyến trên, có nhân viên y tế đi kèm
  • Điều trị cắt được cơn giật rồi mới chuyển bệnh nhân lên tuyến trên.
Câu 43: Tỷ lệ tiền sản giật là:
  • Dưới 5%
  • 5- 15%
  • 15-25%
  • 25- 35%
  • Trên 35%
Câu 44: Các câu sau đây về phòng ngừa sinh non đều đúng, NGOẠI TRỪ:
  • Điều trị viêm âm đạo, cổ tử cung khi có thai
  • Khuyến khích sản phụ bỏ thuốc lá
  • Hạn chế tập thể dục lúc sản phụ mang thai
  • Cần tránh giao hợp trong những thai kỳ có nguy cơ cao
Câu 45: Trong trường hợp sản phụ bị phù 2 chi dưới xuất hiện trong 3 tháng cuối của thai kỳ cần tiến hành:
  • Sử dụng thuốc lợi tiểu
  • Ăn chế độ giảm muối
  • Tìm kiếm protein niệu
  • Nhập viện ngay.
  • Cần truyền thêm đạm để bù lượng đạm bị mất qua nước tiểu.
Câu 46: Tất cả những câu về tiền sản giật sau đây đều đúng, ngoại trừ:
  • Có thể chẩn đoán khi có 2/3 triệu chứng chính là HA cao + albumin niệu + phù.
  • Có thể xuất hiện trước tuần thứ 20 của thai kỳ Cần phải phân biệt với áp huyết cao mãn tính đơn thuần vì hướng xử trí và dự hậu trong 2 trường hợp này khác nhau.
  • Dù ở thể nhẹ vẫn có khả năng biến thành sản giật nếu không được theo dõi và xử trí thích ứng.
  • MgSO4 là thuốc chủ lực phòng ngừa sản giật.
Câu 47: Chẩn đóan thích hợp nhất trong trường hợp mang thai tuần thứ 12 mà có tăng huyết áp là:
  • Tiền sản giật
  • Sản giật
  • Cao huyết áp mãn
  • Cao huyết áp chồng chất
  • Cao huyết áp thoáng qua
Câu 48: Hiện nay thuốc điều trị chọn lọc để dự phòng lên cơn co giật và chống co giật là:
  • Kháng sinh chích tĩnh mạch
  • Magesium sulfate
  • Seduxen
  • Hydralazin
  • Coctail lytic
Câu 49: Thai nhi sinh ra có cân nặng từ 500g đến 900g được gọi là:
  • Sẩy thai.
  • Sanh cực non.
  • Sanh non.
  • Già tháng.
Câu 50: Bất thường nào sau đây thường gặp nhất trong thời gian mang thai:
  • Tiểu đường
  • Nhiễm trùng đường tiểu
  • Nhiễm độc thai nghén
  • Thiếu máu do thiếu sắt
Câu 51: Hướng điều trị tiền sản giật nặng là, ngoại trừ:
  • Lợi tiểu khi nước tiểu < 600ml/ 24h
  • Hạ huyết áp khi cần thiết
  • An thần
  • Chống phù não
  • Cho thai ra ngay
Câu 52: Để chẩn đoán sớm tăng huyết áp với thai nghén cần phải:
  • Cân thai phụ thường xuyên.
  • Thử nước tiểu định kỳ.
  • Đo huyết áp.
  • Làm tốt công tác quản lý thai nghén ở mọi tuyến.
Câu 53: Triệu chứng có giá trị tiên lượng nhất trong tăng huyết áp với thai nghén là:
  • Phù.
  • Protein niệu.
  • Huyết áp cao.
  • Đái ít.
Câu 54: Câu nào sau đây là không đúng khi nói về đặc điểm của phù sinh lý trong thai nghén:
  • Phù mềm, ấn lõm
  • Chỉ phù nhẹ ở mắt cá chân
  • Sáng chưa phù, chiều mới xuất hiện phù
  • Phù toàn thân và cả buổi sáng khi thức dậy
  • Phù giảm hoặc mất khi kê chân lên hoặc nằm nghỉ và nghiên trái.
Câu 55: Tuần tự các giai đoạn của một cơn sản giật điển hình là:
  • Co giật – xâm nhiễm – co cứng – hôn mê.
  • Co cứng – co giật – xâm nhiễm – hôn mê.
  • Xâm nhiễm – co cứng – co giật – hôn mê.
  • Xâm nhiễm – co giật – co cứng – hôn mê.
  • Xâm nhiễm – co giật – hôn mê – co cứng.
Câu 56: TSG cần được chẩn đoán phân biệt với các bệnh sau, ngoại trừ:
  • THA mãn tính trước khi có thai.
  • Viêm thận mãn tính và thai nghén.
  • Phù do các bệnh của hệ tim mạch và phù của một số bệnh khác.
  • Viêm thận, bể thận.
Câu 57: Thuốc nào sau đây để đối kháng khi bị ngộ độc Magnesium sulfat:
  • Insulin
  • Dextose 5%
  • Calcium gluconat
  • Magnesium gluconat
  • Adrenalin
Câu 58: Đau 1/4 hạ sườn phải trong tiền sản giật là do:
  • Nhồi máu gan
  • Căng dãn bao gan
  • Vỡ gan
  • Viêm túi mật
  • Đau dạ dày
Câu 59: Trong những biến chứng kể sau, biến chứng nào không liên quan đến tiền sản giật:
  • Nhau bong non.
  • Sẩy thai.
  • Thai chết lưu.
  • Sản giật.
  • Thai kém phát triển trong tử cung.
Câu 60: Đặc điểm của một bé sơ sinh non tháng là, NGOẠI TRỪ :
  • Thai nhi yếu ớt, dễ bị chấn thương
  • Đứa trẻ dễ bị suy hô hấp
  • Sụn vành tai chưa phát triển
  • Các phản xạ phát triển hoàn chỉnh
Câu 61: Chọn một câu sai trong chế độ theo dõi Tiền sản giật nặng:
  • Làm test không đả kích (non stres test) ngày 1 lần
  • Cân nặng hàng ngày
  • Định lượng Protein niệu: 1 tuần/lần
  • Theo dõi huyết áp: 4 giờ/ lần
Câu 62: Một bệnh nhân nhiễm độc thai nghén (dấu hiệu phù nhẹ hai chi dưới, Protein niệu dưới 2g/l ), được xếp vào:
  • Thể nhẹ.
  • Thể trung bình.
  • Thể nặng.
  • Tiền sản giật.
Câu 63: Các ý sau đây về phòng bệnh tăng huyết áp với thai nghén đều đúng, ngoại trừ:
  • Làm tốt công tác chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.
  • Đăng ký quản lý thai nghén cho thai phụ, tổ chức khám thai định kỳ.
  • Khi chẩn đoán xác định tăng huyết áp khi đo thấy huyết áp > 150/90mmHg.
  • Khi chẩn đoán có tăng huyết áp với thai nghén thì đánh giá thể lâm sàng, phân tuyến diều trị cho phù hợp.
Câu 64: Tăng huyết áp (THA) trong thời kỳ có thai là THA xuất hiện:
  • Trước khi có thai.
  • Sau khi đẻ.
  • Từ tuần thứ 20 của thai kỳ và mất đi chậm nhất là 6 tuần sau đẻ.
  • Bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ.
Câu 65: Trong các loại cao huyết áp do thai kỳ, loại nào có tiên lượng xấu nhất cho cả mẹ và thai?
  • Cao huyết áp do thai đơn thuần.
  • Cao huyết áp do thai có kèm albumin niệu hoặc phù.
  • Cao huyết áp mãn tính và thai.
  • Cao huyết áp nặng lên do thai.
  • Tất cả đều có tiên lượng xấu như nhau.
Câu 66: Để đề phòng tiền sản giật - sản giật, khi quản lý thai nghén, cần khuyến cáo các thai phụ sử dụng thường xuyên:
  • Thuốc hạ huyết áp loại Hydralazin.
  • Thuốc lợi tiểu loại Hypothiazit.
  • Thuốc Canxi có Magiesulfat.
  • Thuốc an thần loại Seduxen.
Câu 67: Các xét nghiệm cần làm ngay cho 1 thai phụ bị tăng huyết áp:
  • Xét nghiệm Protein niệu.
  • Xét nghiệm axit uric huyết thanh
  • Urê và crêatinin huyết thanh.
  • Các enzym của gan (SGOT,SGPT).
  • Đường máu
Câu 68: Đo HA được tiến hành:
  • Sản phụ phải được nghỉ ngơi ít nhất 15 phút, đo 2 lần, mỗi lần cách nhau 2 giờ và đo 2 lần cho mỗi lần đo.
  • Đo 2 lần cách nhau 10 phút.
  • Chỉ cần đo 1 lần ngay khi sản phụ đến khám.
  • Sản phụ chỉ cần nghỉ 5 phút, đo 1 lần.
Câu 69: Nhiễm độc thai nghén hình thái nặng không có triệu chứng là:
  • Phù toàn thân
  • Huyết áp trên 160/110 mmHg
  • Tăng cân > 1kg/tuần
  • Protein niệu > 5g/lít
  • Thị lực giảm hẳn
Câu 70: Hướng điều trị cơn sản giật khi thai non tháng, ngoại trừ:
  • Hút đờm rãi và thở oxy ẩm qua đường mũi
  • Đông miên 3 liều tiêm tĩnh mạch chậm
  • Trợ tim - kháng sinh - lợi tiểu
  • Nếu điều trị nội khoa không kết quả thì kết hợp điều trị sản khoa
  • Chống phù não
Câu 71: Nguyên nhân gây tử vong hàng đầu đối với trẻ non tháng là:
  • Nhiễm trùng.
  • Xuất huyết.
  • Hạ thân nhiệt.
  • Suy hô hấp.
Câu 72: Tất cả các điều sau đây đều có thể theo dõi và điều trị tiền sản giật ở nhà, ngoại trừ:
  • Nghỉ ngơi tại giường
  • Nằm nghiêng trái
  • Theo dõi cử động thai
  • Theo dõi cân nặng mẹ hằng ngày
  • Dùng Magnesium sulfat
Câu 73: Thuốc điều trị cơn sản giật gồm:
  • Hạ áp kết hợp với lợi tiểu.
  • Hạ áp kết hợp với kháng sinh và an thần.
  • Hạ áp kết hợp với Magie Sunphat.
  • Hạ áp + Seduxen + Magie Sunphat + Lợi tiểu + Kháng sinh.
Câu 74: Đánh giá đáp ứng tốt với quá trình điều trị Tiền sản giật nặng khi có các dấu hiệu sau đây, ngoại trừ:
  • Cân nặng tăng lên
  • Lượng nước tiểu tăng
  • Huyết áp giảm dần
  • Protein / niệu giảm
Câu 75: Thuốc chống cao huyết áp được sử dụng trong tiền sản giật- sản giật khi huyết áp tâm trương trên mức:
  • 90mmHg
  • 100 mmHg
  • 110 mmHg
  • 120 mmHg
  • 130 mmHg
Câu 76: Các bệnh lý sau đây của sản phụ mang thai có thể là nguyên nhân gây sanh non, NGOẠI TRỪ:
  • Mẹ mắc các bệnh nhiễm khuẩn
  • Thiếu máu cấp tính và mãn tính
  • Phẫu thuật ở vùng chậu hông
  • Mẹ mắc bệnh đái đường
Câu 77: Cơn sản giật điển hình gồm:
  • Phải có 4 giai đoạn là: xâm nhiễm, giật cứng, giãn cách và hôn mê.
  • Chỉ có các cơn giật cứng toàn thân.
  • Sau các cơn giật cứng toàn thân, thai phụ vẫn tỉnh táo.
  • Cơn giật giãn cách và hôn mê
Câu 78: Gọi là THA do thai kỳ khi con số H.A đo được ở thai kỳ như sau (khi tuổi thai > 20 tuần):
  • 140/90 mmHg nếu trước khi có thai bệnh nhân không biết con số huyết áp của mình
  • 130/85 mmHg nếu trước khi có thai bệnh nhân đã biết huyết áp của mình là 125/80 mmHg.
  • 135/90 mmHg nếu trước khi có thai bệnh nhân đã biết huyết áp của mình là 130/80 mmHg.
Câu 79: Hội chứng HELLP về cơ bản gồm các triệu chứng sau:
  • Tan máu vi thể.
  • Tăng các men gan (SGOT; SGPT)
  • Số lượng tiểu cầu giảm (<100000/mm3 máu).
  • Cả 3 dấu hiệu trên kết hợp với dấu hiệu TSG nặng.
  • Chỉ có 3 dấu hiệu A, B, C
Câu 80: Trong phòng bệnh tăng huyết áp với thai nghén công việc có tính chất quyết định nhất là:
  • Giáo dục cho sản phụ ý thức được về bệnh tăng huyết áp với thai nghén để đi khám bệnh sớm.
  • Làm tốt công tác chăm sóc sức khoẻ sinh sản trong độ tuổi sinh đẻ.
  • Đăng ký và quản lý thai nghén cho thai phụ, tổ chức khám thai định kỳ.
  • Khi chẩn đoán có tăng huyết áp với thai nghén, đánh giá thể lâm sàng phân tuyến điều trị hợp lý.
Báo lỗi
Nếu có bất kì vấn đề nào về đề thi, vui lòng liên hệ với các bộ phận thông qua các hình thức sau
Số điện thoại: 0368.201.788
Email: contact@123job.vn
Chat trực tuyến: Chat với hỗ trợ

Sản Y4 VUTM - Đẻ non - Tiền sản giật, sản giật

Mã quiz
586
Số xu
4 xu
Thời gian làm bài
60 phút
Số câu hỏi
80 câu
Số lượt làm bài
0 lượt
Bắt đầu làm bài
Lưu tin Hủy lưu
Thông tin đề thi
Chủ đề
Y khoa
Mọi người cũng test
Sản Y4 VUTM - Đẻ khó cơ giới
107 câu 80 phút 0 lượt thi
Sản Y4 VUTM - Chảy máu sau sinh
96 câu 72 phút 0 lượt thi
Sản Y4 VUTM - Rau bong non
63 câu 47 phút 0 lượt thi
Sản Y4 VUTM - Chửa trứng
52 câu 39 phút 0 lượt thi
Sản Y4 VUTM - Dọa sảy thai, sảy thai
55 câu 41 phút 0 lượt thi
Sản Y4 VUTM - Khối u buồng trứng
73 câu 55 phút 0 lượt thi
Sản Y4 VUTM - Thai lưu
70 câu 53 phút 0 lượt thi
Chia sẻ đề thi
Sao chép đường dẫn
Chia sẻ qua mạng xã hội

Đề thi trắc nghiệm mới nhất

40 câu hỏi
0 lượt đã test
30 phút
Miễn phí
Xem trước
35 câu hỏi
0 lượt đã test
26 phút
Miễn phí
Xem trước
69 câu hỏi
0 lượt đã test
52 phút
4 xu
Xem trước
150 câu hỏi
0 lượt đã test
113 phút
6 xu
Xem trước
99 câu hỏi
0 lượt đã test
74 phút
5 xu
Xem trước