Câu 1:
Hiện tượng lọt của ngôi chỏm được định nghĩa chính xác là:
- Khi ngôi thai đi ngang qua eo trên
- Khi ngôi thai xuống ngang với hai gai hông
- Khi đường kính lưỡng đỉnh của đầu thai ngang qua eo trên
- Khi đường kính lưỡng đỉnh của đầu thai ngang với hai gai hông
- Không câu nào ở trên đúng
Câu 2:
Xác định câu đúng nhât về trục mà đầu thai nhi di chuyển theo khung chậu trong chuyển dạ:
- Là một đường thẳng
- Là một đường cong, khởi đầu hướng ra trước và lên trên
- Là một đường cong, khởi đầu hướng ra sau và xuống dưới
- Là một đường cong, khởi đầu hướng ra sau và lên trên
- Là một đường cong hướng ra trước lệch phải
Câu 3:
Trong cơ chế sinh, hiện tượng xoay trong chủ yếu là do:
- Đầu thai nhi không phải là một khối tròn đều
- Đa số tử cung có thai thường hay lệch so với trục dọc của tử cung
- Do bướu đỉnh lớn hơn bướu trán
- Do lực cản của hoành đáy chậu khi ngôi thai xuống đến eo dưới
- Do sức rặn của sản phụ
Câu 4:
Chọn một câu đúng nhất về ý nghĩa của nghiệm pháp lọt:
- Là nghiệm pháp đánh giá có bất tương xứng đầu - chậu không
- Dùng để xem ngôi thai có sinh được đường âm đạo không
- Là nghiệm pháp áp dụng trong trường hợp bất tương xứng đầu - chậu
- Là nghiệm pháp đánh giá ngôi thai có qua được eo trên không trong trường hợp nghi ngờ bất xứng đầu chậu
- Áp dụng khi cổ tử cung mở từ 4 cm trở lên, ối đã vỡ
Câu 5:
Điều kiện nào sau đây không bắt buộc phải có để làm nghiệm pháp lọt?
- Có phương tiện hồi sức cho mẹ và thai
- Có máy monitoring
- Có đủ nhân sự để theo dõi
- Có phòng mổ
- Tất cả các điều kiện trên đều không cần thiết
Câu 6:
Khi có triệu chứng nào sau đây phải ngưng làm nghiệm pháp lọt?
- Cơn co dồn dập
- Tim thai chậm
- Phát hiện sa dây rốn
- Xuất hiện vòng Bandl
- Chỉ cần một trong những dấu hiệu trên
Câu 7:
Những yếu tố nào sau đây cần phải để ý đến khi đánh giá kết quả nghiệm pháp lọt?
- Độ xóa mở cổ tử cung
- Vị trí ngôi thai
- Cơn co tử cung trong quá trình làm nghiệm pháp lọt
- Bướu huyết thanh
- Tất cả các yếu tố trên đều cần thiết
Câu 8:
Chọn câu đúng khi định nghĩa ngôi thai:
- Phần thai nhi trình diện trước eo trên trong khi có thai hoặc khi chuyển dạ
- Là phần thai nhi ở đáy tử cung.
- Là phần to nhất của thai nhi.
- Là phần thai nhi nằm trong hố chậu.
Câu 9:
Cơ chế đẻ của ngôi chỏm được trình bày theo trình tự:
- Đẻ mông, đẻ đầu và đẻ thân.
- Đẻ thân, đẻ đầu và đẻ mông.
- Đẻ đầu, đẻ vai và đẻ mông.
- Đẻ đầu, đẻ mông và đẻ thân.
Câu 10:
Xác định câu đúng nhất nói về tầm quan trọng của đầu trong cơ chế đẻ ngôi chỏm kiểu thế CCTT:
- Là quan trọng nhất, kết quả là đầu thai nhi sổ ra ngoài.
- Đẻ thân là giai đoạn cuối cùng, quan trọng nhất.
- Đẻ mông là quan trọng nhất vì mông sổ sau cùng.
- Đẻ đầu, thân, mông đều quan trọng ngang nhau.
Câu 11:
Khi đẻ đầu, đường kính lọt của ngôi sẽ đi qua đường kính nào của khung chậu người mẹ:
- Đường kính chéo phải của eo trên tiểu khung.
- Đường kính chéo trái của eo trên.
- Đường kính ngang của eo trên.
- Đường kính trước sau của eo trên.
Câu 12:
Giai đoạn đẻ vai, đường kính lưỡng mỏm vai sẽ đi qua đường kính nào của khung chậu người mẹ:
- Đi qua đường kính chéo phải của eo trên.
- Đường kính chéo trái của eo trên.
- Đường kính ngang của eo trên.
- Đường kính trước sau của eo trên.
Câu 13:
Giai đoạn sổ đầu, đường kính lọt của ngôi đi qua đường kính nào của khung chậu người mẹ:
- Đường kính chéo trái của eo dưới.
- Đường kính chéo phải của eo dưới.
- Đường kính ngang của eo dưới.
- Đường kính trước sau của eo dưới.
Câu 14:
Nếu ngôi chỏm có thóp sau ở vị trí 1 giờ thì xác định kiểu thế của ngôi là:
- Chẩm chậu trái trước
- Chẩm chậu phải trước
- Chẩm chậu trái sau
- Chẩm chậu phải sau
- Chẩm chậu phải ngang
Câu 15:
Nếu ngôi chỏm có thóp sau ở vị trí 7 giờ thì xác định kiểu thế của ngôi sẽ là:
- Chẩm chậu phải trước
- Chẩm chậu trái trước
- Chẩm chậu trái sau
- Chẩm chậu trái ngang
- Chẩm chậu phải sau
Câu 16:
Nếu ngôi chỏm có thóp sau ở vị trí 5 giờ thì xác định kiểu thế của ngôi sẽ là:
- Chẩm chậu phải sau
- Chẩm chậu trái sau
- Chẩm chậu trái trước
- Chẩm chậu phải trước
- Chẩm chậu trái ngang
Câu 17:
Nếu ngôi chỏm có thóp sau ở vị trí 11 giờ thì xác định kiểu thế của ngôi sẽ là:
- Chẩm chậu phải trước
- Chẩm chậu phải sau
- Chẩm chậu trái ngang
- Chẩm chậu trái trước
- Chẩm chậu trái sau
Câu 18:
Để xác định kiểu thế, phần nào của ngôi chỏm dùng để chẩn đoán mối liên quan với khung chậu người mẹ:
- Cằm
- Xương cùng
- Mỏm vai
- Thóp sau
- Thóp trước
Câu 19:
Trong các thành phầ dưới đây, phần nào là điểm mốc của ngôi chỏm:
- Thóp trước
- Thóp sau
- Gốc mũi
- Cằm
- Miệng thai nhi
Câu 20:
Xác đinh số lượng đưòng kính của khung châụ lớn (đại khung):
- Khung chậu lớn không liên quan đến tiểu khung nên không liên quan đến cơ chế đẻ
- Khung chậu lớn có 3 đường kính ngang và 2 đường kính trước sau
- 2 đường kính trước sau của khung chậu lớn là trước sau eo trên và trước sau eo dưới
- Khung chậu lớn có 3 đường kính ngang và 1 đường kính trước sau (đường kính Beaudeloque)
Câu 21:
Tiểu khung: xác định câu đúng về phần quan trọng của tiểu khung khi sổ thai:
- Tiểu khung quan trọng trong cơ chế đẻ và chia làm 2 eo: eo trên và eo dưới
- Eo trên là mặt phẳng sổ: phía trước qua bờ trên khớp vệ, phía sau là mỏm cùng cụt
- Eo dưới là mặt phẳng sổ: phía trước qua bờ dưới khớp vệ, phía sau qua đỉnh xương cụt
- Đường kính quan trọng nhất của eo dưới là lưỡng ụ ngồi 10.5 –11 cm
Câu 22:
Trong ngôi chỏm kiểu thế chẩm chậu trái trước, hiện tượng lọt xảy ra khi:
- Đường kính chẩm - trán trình diện trước eo trên
- Đường kính hạ chẩm - trán trình diện trước eo trên
- Đường kính hạ chẩm - thóp trước trùng vào mặt phẳng eo trên
- Đường kính hạ chẩm - thóp trước song song với đường kính chéo trái của eo trên
Câu 23:
Trên lâm sàng xác định đầu đã lọt khi:
- Sờ nắn ngoài chỉ còn thấy bướu trán trên vệ
- Sờ nắn ngoài chỉ còn thấy bướu chẩm trên vệ
- Sờ được 2 bướu đỉnh đã nằm trong âm đạo
- Thăm âm đạo: 2 ngón tay sờ được tới đốt sống cùng II khó khăn
Câu 24:
Trong ngôi chỏm ở thì đẻ đầu, hiện tượng quay xảy ra vào lúc:
- Khi đầu chuẩn bị lọt
- Ngay sau khi đầu lọt xong
- Đồng thời với khi đầu xuống, trước khi sổ
- Sau khi đầu đã sổ xong
Câu 25:
Chọn thì đúng nhất cho cơ chế đẻ vai trong ngôi chỏm, kiểu thhế chẩm chậu trái trước:
- Thì lọt: Sau khi thu nhỏ đường kính lưỡng mỏm vai (so vai) vai được đẩy vào mặt phẳng eo trên
- Thì xuống: Vai xuống theo đường kính chéo phải để đi vào mặt phẳng eo trên
- Thì quay: Vai quay 450 thuận chiều kim đồng hồ ngay sau khi lọt
- Thì sổ: Từng vai được đẩy ra khỏi âm hộ nhờ sức rặn của mẹ
Câu 26:
Chọn câu đúng nhất cho thì đẻ vai:
- Để lọt được vai phải thu nhỏ kích thước từ 12 cm xuống 10.5 cm
- Chỉ sổ từng vai và bao giờ vai trước cũng sổ trước
- Với kiểu lọt không đối xứng trước: vai trước sẽ sổ trước
- Với kiểu lọt không đối xứng sau: vai sau sẽ sổ trước
Câu 27:
Trong kỹ thuật đỡ đầu của ngôi chỏm, kiểu thế chẩm chậu trái trước, cần giữ cho đầu cúi tới khi:
- Chẩm sổ và quay về vị trí trái trước
- Cắt tầng sinh môn xong
- Toàn bộ bướu chẩm đã thoát ra khỏi âm hộ
- Hạ chẩm ra tới bờ dưới khớp vệ
Câu 28:
Câu nào dưới đây là SAI với ngôi chỏm, kiểu thế chẩm chậu trái trước:
- Ngôi lọt theo đường kính chéo trái của khung chậu
- Thì quay trong đầu phải quay 450 ngược chiều kim đồng hồ
- Hai vai sẽ lọt theo đường kính chéo trái của khung chậu
- Kiêu sổ là chẩm – vệ
Câu 29:
Chọn câu đúng nhất cho các động tác đỡ đẻ ngôi chỏm kiểu thế chẩm chậu trái trước:
- Ấn nhẹ chẩm cho đầu cúi tốt để sổ đầu
- Ấn nhẹ chẩm cho đầu cúi tốt để sổ chẩm
- Chẩm sổ xong cắt nới tầng sinh môn để mặt sổ tự nhiên
- Mặt sổ xong giúp đầu quay ngay về vị trí chẩm chậu trái ngang để chuẩn bị sổ vai
Câu 30:
Ngôi chỏm đầu cúi không tốt có triệu chứng:
- Đầu di động.
- Sờ được thóp sau.
- Sờ được 2 thóp: thóp sau, thóp trước.
- Sờ được thóp trước.
- Sờ được cằm.
Câu 31:
Việc chẩn đoán độ cúi chỉ áp dụng cho ngôi:
- Mặt.
- Chỏm.
- Mông.
- Trán.
- Ngang.
Câu 32:
Ngôi lọt là đường kính lớn nhất của ngôi đi qua mặt phẳng của:
- Eo trên.
- Eo giữa.
- Eo dưới.
- Lưỡng ụ ngồi.
- Lưỡng ụ đùi.
Câu 33:
Mặt phẳng sổ là mặt phẳng đi qua giới hạn của:
- Eo trên.
- Eo giữa.
- Eo dưới.
- Lưỡng ụ ngồi.
- Lưỡng ụ đùi.
Câu 34:
Ngôi xuống là đường kính lọt của ngôi đi từ:
- Mặt phẳng eo trên xuống mặt phẳng eo dưới.
- Từ mặt phẳng eo giữa xuống mặt phẳng eo dưới.
- Từ mặt phẳng eo trên xuống mặt phẳng eo giữa.
- Mỏm nhô đến khớp vệ.
- Từ mỏm nhô đến bờ sau khớp vệ.
Câu 35:
Trong cơ chế đẻ, để đánh giá độ lọt của ngôi trên lâm sàng ta lấy mốc là đường kính:
- Lưỡng ụ ngồi.
- Lưỡng ụ đùi.
- Liên gai hông.
- Nhô - hậu vệ.
- Nhô - thượng vệ.
Câu 36:
Ranh giới giữa eo trên và eo giữa của tiểu khung là:
- Mặt phẳng eo trên.
- Đường liên gai chậu trước trên.
- Đường liên gai chậu sau trên.
- Mặt phẳng eo dưới.
- Đường kính lưỡng ụ ngồi
Câu 37:
Lọt là đường kính lớn nhất của ngôi:
- Hướng vào eo trên.
- Gần trùng với mặt phẳng eo trên.
- Đi qua hoặc trình diện trước mặt phẳng eo trên.
- Đi từ mặt phẳng eo trên xuống mặt phẳng eo dưới.
- Đi từ mặt phẳng eo trên xuống mặt phẳng eo giữa.
Câu 38:
Chọn một câu SAI trong cơ chế đẻ ngôi chỏm, kiểu thế chẩm chậu trái trước:
- Đường kính lọt của ngôi là hạ chẩm thóp trước
- Khi chuẩn bị sổ đầu quay 450 ngược chiều kim đồng hồ
- Khi chuẩn bị sổ đầu quay 450 cùng chiều kim đồng hồ
- Ngôi lọt theo đường kính chéo nào của khung chậu sẽ xuống theo đường kính chéo đó
Câu 39:
Trong ngôi chỏm nếu độ lọt chúc, khám ngoài sẽ thấy có dấu hiệu sau đây: NGOẠI TRỪ:
- Di động đầu thai sang 2 bên hạn chế
- Không sờ được bướu chẩm, bướu trán
- Nghe tim thai trên xương vệ 7 cm
- Sờ được một phần bướu chẩm và bướu trán
Câu 40:
Khám thấy ngôi chỏm có thóp sau ở vị trí 3 giờ thì kiểu thế là:
- Chẩm chậu trái trước
- Chẩm chậu trái sau
- Chẩm chậu trái ngang
- Chẩm chậu phải ngang
Câu 41:
Trong ngôi chỏm, kiểu lọt đối xứng là:
- 2 bướu đỉnh xuống cùng một lúc
- 2 bướu đỉnh xuống không cùng một lúc
- Bướu đỉnh ở phía sau xuống trước bướu đỉnh ở phía trước
- Bướu đỉnh ở phía trước sẽ xuống trước bướu đỉnh ở phía sau
Câu 42:
Trong trường hợp chuyển dạ bình thường không có bất tương xứng giữa xương chậu và thai nhi, thì loại ngôi thai nào sau đây có thể đẻ ở tuyến cơ sở:
- Ngôi thóp trước
- Ngôi ngang
- Ngôi mặt cằm sau
- Ngôi chỏm
Câu 43:
Gọi là ngôi đã lọt khi đường kính lọt của ngôi đi qua đường kính nào của eo trên:
- Đường kính ngang hữu ích
- Đường kính chéo
- Đường kính trước sau
- Đường kính ngang tối đa
Câu 44:
Trong ngôi chỏm, kiểu thế chẩm chậu trái trước, sổ kiểu chẩm vệ, đến thì sổ vai, vai sẽ xoay theo kiểu nào?
- 450 theo chiều kim đồng hồ
- 450 ngược chiều kim đồng hồ
- 1350 theo chiều kim đồng hồ
- 1350 ngược chiều kim đồng hồ
- Vai sẽ sổ tự nhiên, không qua hiện tượng xoay
Câu 45:
Trong ngôi chỏm, kiểu thế chẩm chậu phải sau, để sổ theo kiểu chẩm vệ, đầu thai phải xoay như thế nào?
- 450 theo chiều kim đồng hồ
- 1350 theo chiều kim đồng hồ
- 450 ngược chiều kim đồng hồ
- 1350 ngược chiều kim đồng hồ
- Chỉ có thể sổ theo kiểu chẩm ccùng
Câu 46:
Trong cơ chế chuyển dạ sinh ngôi chỏm, hiện tượng xoay trong xảy ra vào thời điểm:
- Trước khi thai chuẩn bị lọt
- Ngay sau khi đầu vừa lọt
- Trong quá trình xuống, trước khi sổ
- Sau khi ngôi thai đã sổ
- Có thể xảy ra trong bất kỳ giai đoạn nào
Câu 47:
Nếu sau hai giờ làm nghiệm pháp lọt, khám lại thấy ngôi thai đã lọt, có thể kết luận được gì?
- Nghiệm pháp lọt có kết quả
- Không có bất xứng đầu chậu
- Sẽ sinh được ngả âm đạo
- Cơn co đủ hiệu lực
- Tất cả các câu trên đều đúng
Câu 48:
Khi làm nghiệm pháp lọt có thể xuát hiện nguy cơ nào, NGOẠI TRỪ:
- Vỡ tử cung
- Suy thai
- Sa dây rốn
- Cơn co tử cung cường tính
- Sơ sịnh bị ngạt sau đẻ
Câu 49:
Trong cơ chế đẻ mỗi phần thai sẽ trải qua 4 thì theo thứ tự:
- Xuống, lọt, quay, sổ.
- Lọt, xuống, quay, sổ.
- Quay, xuống, lọt, sổ.
- Xuống, quay, lọt, sổ.
Câu 50:
Muốn đẻ được đòi hỏi đường kính lọt của ngôi phải nhỏ hơn các đường kính nào của khung chậu người mẹ:
- Đường kính chéo của eo trên.
- Đường kính chéo của eo dưới.
- Đường kính chéo của eo giữa.
- Đường kính chéo của hình trám Michealis.
Câu 51:
Khi đường kính lớn nhất của ngôi chỏm tiến từ mặt phẳng eo trên đến mặt phẳng eo dưới, hiện tượng này được gọi là:
- Thì lọt
- Thì xuống
- Thì quay
- Thì quay và sổ
- Thì sổ
Câu 52:
Lúc vai đã chạm vào đáy chậu, để đường kính lưỡng mỏm vai trùng với đường kính trước sau của eo dưới thì vai sẽ quay một góc:
- 1350
- 900
- 300
- 450
- Không có hiện tượng quay
Câu 53:
Trong thời kỳ ngôi chỏm đã lọt và xuống, cổ tử cung mở hết người đỡ dẻ cần theo dõi:
- Cơn co tử cung
- Tim thai, tình trạng ối
- Độ xóa mở cổ tử cung
- Biểu đồ chuyển dạ
- Các câu trên đều đúng
Câu 54:
Khi chuyển dạ, với khám ngoài ta chẩn đoán đầu cao lỏng khi có dấu hiệu nào:
- Nắn thấy 2 bướu trán và chẩm không chênh lệch nhau lắm
- Nắn thấy 2 bướu trán và chẩm cao thấp rõ ràng
- Nắn thấy bướu chẩm đã vượt qua eo trên, chỉ còn bướu trán
- Không còn nắn thấy bướu chẩm, chỉ sờ được một phần gáy thai nhi
- Không nắn thấy bướu chẩm và bướu trán.
Câu 55:
Các hiện tượng chính xảy ra trong quá trình sổ thai:
- Lọt là hiện tượng đường kính lớn nhất của ngôi qua mặt phẳng eo trên xuống mặt phẳng eo dưới
- Xuống là hiện tượng điểm mốc ngôi xuống tới trước xương vệ hoặc sau xương cùng
- Quay là hiện tượng ngôi thai xuống tới mặt phẳng eo dưới để chờ sổ ra ngoài
- Sổ là hiện tượng ngôi thai thoát hoàn toàn ra khỏi mặt phẳng eo dưới
Câu 56:
Trong phần chuẩn bị cho cuộc đẻ, việc làm nào dưới đây là không đúng:
- Kiểm tra dụng cụ đỡ đẻ
- Động viên sản phụ và hướng dẫn cách thở khi có cơn đau
- Giải thích tác dụng của cơn rặn đẻ và hướng dẫn cách rặn đẻ
- Người phụ ngoài nghe lại tim thai trong mỗi cơn rặn
Câu 57:
Đỡ đẻ ngôi chỏm nếu để thai sổ quá nhanh sẽ không xảy ra biến cố này:
- Mẹ mệt mỏi kiệt sức
- Sang chấn đường sinh dục mẹ
- Vỡ tử cung
- Sang chấn sơ sinh
Câu 58:
Dấu hiệu lâm sàng để chẩn đoán đầu lọt ở mức độ cao là:
- Hai bướu đỉnh trên mức 2 gai hông.
- Hai bướu đỉnh dưới mức 2 gai hông.
- Hai bướu đỉnh ngang mức 2 gai hông.
- Hai bướu đỉnh nằm trong âm đạo.
- Không sờ thấy 2 bướu đỉnh trong âm đạo.
Câu 59:
Dấu hiệu lâm sàng để chẩn đoán ngôi chỏm đầu lọt ở mức độ thấp là:
- Hai bướu đỉnh trên mức 2 gai hông.
- Hai bướu đỉnh ngang mức 2 gai hông.
- Hai bướu đỉnh dưới mức 2 gai hông.
- Hai bướu đỉnh nằm trong âm đạo.
- Vị trí tim thai cách khớp vệ 7cm.
Câu 60:
Ngôi chỏm cúi tốt, có đường kính lọt là:
- Thượng chẩm – cằm.
- Hạ chẩm – trán.
- Hạ chẩm – thóp trước.
- Chẩm – cằm.
- Chẩm – trán.
Câu 61:
Trong chuyển dạ ngôi chỏm có thể nhầm với ngôi nào khi khám âm đạo:
- Ngôi mặt.
- Ngôi trán.
- Ngôi thóp trước.
- Ngôi ngược hoàn toàn.
- Ngôi ngược không hoàn toàn.
Câu 62:
Dấu hiệu lâm sàng để chẩn đoán ngôi chỏm có độ lọt chúc là:
- Lưng ở bên trái.
- Bướu trán cao hơn bướu chẩm.
- Tim thai nghe trên vệ 10cm.
- Cổ tử cung đang xóa.
- Khám trong đầu di động hạn chế.
Câu 63:
Đường kính hữu dụng của eo trên là:
- Cụt - hạ vệ.
- Nhô - hậu vệ.
- Nhô - thượng vệ
- Nhô - hạ vệ.
- Cùng - hạ vệ.
Câu 64:
Trong cơ chế đẻ ngôi chỏm thì lọt không đối xứng trước có hiện tượng sau:
- Bướu đỉnh sau xuống trước.
- Bướu đỉnh trước xuống trước.
- Bướu đỉnh trước xuống sau.
- Bướu đỉnh sau xuống sau.
- Hai bướu đỉnh xuống cùng một lúc.
Câu 65:
Trong cơ chế đẻ ngôi chỏm khi đẻ vai ở thì sổ, vai quay một góc 450 để cho đường kính lưỡng mỏm vai trùng với:
- Đường kính trước sau của eo trên.
- Đường kính trước sau của eo giữa.
- Đường kính trước sau của eo dưới.
- Mặt phẳng của eo trên.
- Đường kính ngang của eo dưới.
Câu 66:
Câu nào trong các câu sau đây SAI khi nói về ngôi chỏm:
- Ngôi đầu cúi tốt
- Mốc là phần xương chẩm tạo nên thóp sau
- Đường kính lọt là hạ chẩm thóp trước 9,5 cm
- Đường kính lọt là lưỡng đỉnh 9,5 cm
Câu 67:
Đường kính lớn nhất của đầu thai nhi là:
- Hạ chẩm thóp trước
- Lưỡng đỉnh
- Hạ cầm thóp trước
- Thượng chẩm cằm
Câu 68:
Câu nào sau đây SAI, khi nói về kiểu thế sổ của ngôi chỏm:
- Có 3 kiểu thế sổ
- Sổ chẩm vệ hay gặp nhất
- Sổ chẩm cùng khó hơn chẩm vệ
- Sổ trán là lúc dễ rách tầng sinh môn nhất
Câu 69:
Ngôi chỏm kiểu lọt không đối xứng là:
- 2 bướu đỉnh xuống cùng một lúc
- 2 bướu đỉnh xuống không cùng một lúc
- Bướu đỉnh ở phía sau xuống trước bướu đỉnh ở phía trước
- Bướu đỉnh ở phía trước sẽ xuống trước bướu đỉnh ở phía sau
Câu 70:
Cách đỡ vai trong ngôi chỏm, kiểu thế chẩm chậu phải trước, sổ kiểu chẩm vệ:
- Vừa hạ đầu, vừa xoay 450 theo chiều kim đồng hồ để đem vai phải ra dưới bờ xương vệ
- Vừa hạ đầu, vừa xoay 450 ngược chiều kim đồng hồ để đem vai trái ra dưới bờ xương vệ
- Vừa hạ đầu, vừa xoay 450 theo chiều kim đồng hồ để đem vai trái ra dưới bờ xương vệ
- Vừa hạ đầu, vừa xoay 450 ngược chiều kim đồng hồ để đem vai phải ra dưới bờ xương vệ
- Vừa hạ đầu, vừa xoay 1350 theo chiều kim đồng hồ để đem vai phải ra dưới bờ xương vệ
Câu 71:
Trong ngôi chỏm, kiểu thế chẩm chậu trái trước, tất cả những điều sau đây đều đúng, NGOẠI TRỪ:
- Đường kính lưỡng đỉnh lọt theo đường kính chéo trái của khung chậu
- Đầu thai xoay 450 ngược chiều kim đồng hồ trước khi sổ
- Hai vai sẽ lọt theo đường kính chéo trái của khung chậu
- Thường sổ theo kiểu chẩm cùng
- Là loại ngôi thường gặp nhất
Câu 72:
Chọn một câu đúng nhất sau đây về nghiệm pháp lọt:
- Có chỉ định trong trường hợp bất xứng đầu chậu
- Có thể thực hiện cho mọi loại ngôi đầu
- Chỉ thực hiện khi chuyển dạ vào giai đoạn hoạt động
- Là một nghiệm pháp vô hại cho mẹ và thai nếu chỉ làm ngắn hạn
- Có thể thực hiện tại tuyến cơ sở vì đơn giản
Câu 73:
Nghiệm pháp lọt có chỉ định trong trường hợp nào sau đây?
- Đường kính nhô - hạ vệ = 9,5 - 10cm
- Khung chậu bình thường, thai to
- Khung chậu giới hạn, thai nhỏ hoặc tung bình
- Khung chậu bình thường, thai to hoặc khung chậu giới hạn thai trung bình hoặc nhỏ
- Cả a, b và c đều đúng
Câu 74:
Trường hợp nghi ngờ bất tương xứng đầu - chậu, nếu ối đã vỡ thì:
- Không còn đủ điều kiện để làm nghiệm pháp lọt
- Vẫn có thể làm nghiệm pháp lọt nhưng phải tính giờ từ lúc ối vỡ
- Vẫn có thể làm nghiệm pháp lọt,nếu cơn co tốt và cổ tử cung mở ≥ 4 cm
- Chỉ có thể làm nghiệm pháp lọt nếu mẹ không có sốt
- Là chống chỉ định làm nghiệm pháp lọt
Câu 75:
Sau khi làm nghiệm pháp lọt, khoảng bao lâu sau mới khám lại để đánh giá kết quả?
- 30 phút
- 1 giờ
- 2 giờ
- 4 giờ
- 6 giờ
Câu 76:
Xác định câu ĐÚNG NHẤT về định nghĩa Thế của ngôi thai là:
- Tương quan giữa lưng thai với bên phải hay bên trái của khung chậu người mẹ
- Tương quan giữa điểm mốc của ngôi thai với bên phải hay bên trái của khung chậu người mẹ
- Tương quan giữa lưng thai nhi với khớp cùng chậu bên phải hay bên trái của khung chậu người mẹ
- Tương quan giữa điểm mốc của ngôi thai với khớp cùng chậu hay gai mào chậu lược của khung chậu người mẹ
- Vị trí điểm mốc của ngôi so với gai hông của khung chậu người mẹ.
Câu 77:
Để đánh giá ngôi chỏm đã lọt, khi ấn ngón cái vào môi lớn nếu chạm được đầu của thai nhi, dấu hiệu này có tên là:
- Farabeuf
- Piszkaczek
- Hégar
- Tarnier
- Chadwick
Câu 78:
Trong thì sổ đầu, chỉ cắt tầng sinh môn khi có chỉ định và đủ điều kiện. Vị trí cắt tầng sinh môn thường ở (Nếu người đỡ đẻ thuận tay phải):
- 10 giờ
- 8 giờ
- 7 giờ
- 3 giờ
- 5 giờ
Câu 79:
Xác định câu đúng khi nói về các yếu tố quan trọng trong quá trình chuyển dạ:
- Khung chậu và thai nhi
- Khung chậu và cơn co tử cung
- Cơn co tử cung và sức rặn của mẹ
- 3 yếu tố chính: khung chậu, thai nhi và cơn co tử cung
Câu 80:
Để chuẩn bị lọt, đầu thai nhi cúi dần với các đường kính:
- Hạ chẩm – trán: 12 cm
- Thượng chẩm – trán: 11.5 cm
- Chẩm – trán: 11 cm
- Cúi thật tốt là đường kính hạ chẩm – thóp trước: 9.5 cm
Câu 81:
Ngôi chỏm là 1 ngôi hay gặp trong chuyển dạ, chiếm tỉ lệ:
Câu 82:
Trong cơ chế đẻ ngôi chỏm, kiểu thế CCTT các phần của thai xuống là đường kính lọt của mỗi phần đi từ:
- Mặt phẳng eo trên xuống mặt phẳng eo dưới.
- Mặt phẳng eo giữa xuống mặt phẳng eo dưới.
- Từ mặt phẳng eo trên xuống mặt phẳng eo giữa.
- Từ mỏm nhô đến xương cùng.
- Mỏm nhô đến xương cụt.
Câu 83:
Trong cơ chế đẻ ngôi chỏm thì đẻ vai khi chuẩn bị lọt, đường kính lưỡng mỏm vai thu nhỏ lại còn:
- 9cm.
- 5cm.
- 10cm.
- 10.5cm.
- 11cm.
Câu 84:
Xác định độ lọt trong ngôi chỏm có phân theo 4 mức độ là:
- Cao lỏng - chúc - chặt - lọt
- Cao lỏng - chặt - chúc - lọt
- Chúc - chặt - cao lỏng - lọt
- Chặt - cao lỏng - chúc - lọt
Câu 85:
Điểm mốc phía sau của eo trên là:
- Đỉnh của rãnh liên mông
- Mỏm gai đốt sống thăt lưng 5 (L5)
- Đỉnh xương cùng
- Mỏm gai nào chậu lược 2 bên
Câu 86:
Đường kính ngang eo giữa có trị số trung bình là:
- 8,5 cm
- 9 cm
- 10 cm
- 10,5 cm