Danh sách câu hỏi
Câu 1: Trong những dấu hiệu nào sau đây, dấu hiệu nào không đặc trưng cho rối loạn đông máu của chảy máu sau đẻ:
  • Chảy máu không đông
  • Cục máu đông nhỏ tan nhanh
  • Chảy máu đỏ liên tục
  • Chảy ít máu đen
Câu 2: Khi chẩn đoán xác định vỡ tử cung phả:
  • Mổ ngay
  • Hồi sức xong mới mổ
  • Vừa hồi sức vừa mổ ngay
  • Có thể điều trị nội khoa bằng thuốc co cơ tử cung
Câu 3: Yếu tố nào không là nguy cơ gây sót rau sau đẻ là:
  • Ở người không có tiền sử sảy thai, nạo hút thai nhiều.
  • Ở người đẻ nhiều.
  • Ở người có tiền sử sót rau, viêm niêm mạc tử cung.
  • Ở người đẻ non, đẻ thai lưu.
  • Ở người có seọ mổ cũ ở tử cung.
Câu 4: Ở những bệnh nhân không có sẹo mổ cũ tại tử cung thì trước khi vỡ tử cung bao giờ cũng có dấu hiệu:
  • Cơn co tử cung mau và mạnh
  • Tăng trương lực cơ bản cơ tử cung
  • Bệnh nhân kêu đau nhiều
  • Ra máu âm đạo
  • Dấu hiệu Bandl-Formelle
Câu 5: Băng huyết sau sanh được định nghĩa là:
  • Máu mất từ nơi nhau bám > 500g trong vòng 2 giờ đầu sau sổ nhau
  • Mất máu > 500g, bất kể nguồn gốc chảy từ đâu
  • Mất máu > 500g trong vòng 24 giờ đầu sau sanh
  • Ra máu nhiều sau sổ thai, ảnh hưởng đến tổng trạng sản phụ.
Câu 6: Chọn câu sai về xử trí đờ tử cung sau đẻ:
  • Kiểm soát tử cung lấy hết máu cục, máu loãng.
  • Tiêm vào cơ tử cung 5-10 đơn vị oxytocin.
  • Xoa bóp tử cung qua thành bụng.
  • Truyền máu.
  • Chèn gạc vào âm đạo, cổ tử cung.
Câu 7: Dự phòng đờ tử cung sau đẻ là không để chuyển dạ kéo dài.
  • Đ
  • S
Câu 8: Biến chứng rối loạn đông máu ít được nghĩ đến nhất trong bệnh lý nào sau đây?
  • Phá thai nhiễm trùng.
  • Thai lưu.
  • Thai ngoài tử cung.
  • Nhau bong non.
  • Thuyên tắc ối.
Câu 9: Thuốc nào không làm tăng co bóp cơ tử cung trong điều trị đờ tử cung
  • Oxytocin
  • Ergometrin
  • Prostaglandin
  • Buscopan
  • Syntosynon
Câu 10: Xuất huyết muộn trong giai đoạn hậu sản thường do:
  • Đờ tử cung
  • Sót nhau
  • Rách âm đạo
  • Rối loạn đông máu
Câu 11: Lộn tử cung thường gặp trong các trường hợp:
  • Đẻ con rạ
  • Đẻ con lần đầu
  • Chuyển dạ kéo dài
  • Do kéo và đỡ rau thô bạo
  • Thai to
Câu 12: Một sản phụ bị xuất huyết hậu sản, nguyên nhân nào sau đây ít nghĩ đến nhất:
  • Sót nhau, màng nhau
  • Tử cung co hồi kém
  • Nội mạc tử cung mỏng
  • Tử cung bị viêm nhiễm
Câu 13: Nhau cài răng lược là tình trạng các gai nhau bám sâu vào cơ tử cung thường gặp trong:
  • Nhau bong non.
  • Đa ối.
  • Nhau tiền đạo.
  • Tử cung dị dạng.
  • Song thai.
Câu 14: Yếu tố không là nguy cơ gây rau dính chặt
  • Do viêm, teo niêm mạc tử cung.
  • Nạo hút thai nhiều lần.
  • Sẹo mổ bóc nhân xơ d¬ưới phúc mạc.
  • Sẹo cắt vách ngăn tử cung.
Câu 15: Xử trí tích cực giai đoạn III bao gồm các điểm sau đây, NGOẠI TRỪ:
  • Tiêm Oxytoxin
  • Kéo nhẹ dây rốn có kiểm soát
  • Xoa tử cung
  • Bóc rau bằng tay
  • Đỡ rau
Câu 16: Rau cài răng lược
  • Là rau bám rộng, lan xuống vào đoạn dưới tử cung
  • Là rau bị cầm tù trong buồng tử cung sau đẻ
  • Là rau bám trực tiếp vào cơ tử cung,
  • Câu B và C đúng
Câu 17: Phương pháp xử lý đúng nhất băng huyết sau đẻ là:
  • Tăng co + xoa đáy tử cung.
  • Kiểm soát tử cung+ tăng co.
  • Dựa vào tính chất và nguyên nhân băng huyết để chọn biện pháp thích hợp.
  • Cắt tử cung + truyền máu.
  • Kiểm soát tổn thương đường sinh dục.
Câu 18: Nguyên nhân thường nhất của băng huyết sau sanh không đáp ứng với oxytocin và xoa bóp tử cung là:
  • Rách âm đạo.
  • Sót nhau.
  • Tử cung co hồi kém.
  • Vỡ tử cung.
  • Rối loạn đông máu.
Câu 19: Chọn một câu sai về dự phòng rách tầng sinh môn:
  • Hướng dẫn cho sản phụ cách rặn đẻ
  • Giữ tầng sinh môn đúng phương pháp
  • Tránh chuyển dạ kéo dài
  • Đỡ đẻ đúng kỹ thuật
  • Chủ động cắt tầng sinh môn
Câu 20: Chảy máu sau đẻ là chảy máu là chảy máu trong vòng mấy giờ sau sanh:
  • 2
  • 6
  • 12
  • 24
Câu 21: Sau khi sổ thai, sau bao lâu mà làm nghiệm pháp bong rau không có kết quả thì phải bóc rau nhân tạo:
  • Sau 30’
  • Sau 45’
  • Sau 60’
  • Sau 90’
Câu 22: Nguyên nhân ít gặp gây rách tầng sinh môn và cổ tử cung:
  • Tầng sinh môn hẹp và rắn chắc.
  • Tầng sinh môn bị phù nề.
  • Ngôi thai bất thường.
  • Chuyển dạ ở người con rạ.
Câu 23: Chỉ ra một trường hợp ít gặp trong chảy máu sau sinh:
  • Rau bong non
  • Rau tiền đạo
  • Tắc mạch nước ối
  • Thai lưu
  • Nhiễm trùng trong tử cung
Câu 24: Tất cả các trường hợp chuyển dạ có nguy cơ đờ tử cung sau đẻ, ngay sau sổ thai tiêm bắp Oxytoxine 5 đơn vị x 4 ốngA.Đ
  • S
Câu 25: Tổn thương đường sinh dục dễ xảy ra trong tình huống nào sau đây?
  • Sanh thủ thuật khó khăn.
  • Dùng tay nong cổ tử cung.
  • Sanh nhanh do thai nhỏ.
  • Vết rách cũ ở âm đạo hoặc cổ tử cung, lành sẹo xấu.
  • Tất cả các câu trên đều đúng.
Câu 26: Các triệu chứng sau không gặp trong đờ tử cung
  • Tử cung nhão
  • Tử cung co hồi tốt nhưng máu vẫn chảy
  • Không thành lập cầu an toàn
  • Câu A, C đúng
Câu 27: Sau đẻ 30 phút rau không bong, trường hợp nào sau đây tuyến xã không nên can thiệp phải chuyển lên tuyến trên:
  • Rau không bong, không chảy máu
  • Nhau cầm tù
  • Sót màng nhau
  • Nhau không bong, đang chảy máu
  • B, C, D đều đúng
Câu 28: Xử trí rách TSM theo phác đồ sau:
  • Dùng kháng sinh + làm thuốc âm hộ.
  • Khâu hồi phục + nghỉ ngơi.
  • Khâu hồi phục + dùng kháng sinh.
  • Khâu hồi phục + dùng kháng sinh + nghỉ ngơi.
  • Khâu hồi phục + dùng kháng sinh + làm thuốc âm hộ + nghỉ ngơi.
Câu 29: Triệu chứng nào sau đây không gặp trong đờ tử cung:
  • Tử cung nhão.
  • Tử cung co hồi tốt nhưng máu vẫn chảy.
  • Không thành lập cầu an toàn.
  • Máu chảy từ âm đạo đỏ sẫm lẫn cục.
Câu 30: Sau sinh, máu chảy ra đỏ tươi mặc dù tử cung co hồi tốt, nguyên nhân nào thường được nghĩ đến nhất:
  • Đờ tử cung.
  • Sót nhau.
  • Rách phần mềm.
  • Nhiễm trùng ối.
  • Lộn đáy tử cung.
Câu 31: Để chẩn đoán sớm chảy máu sau đẻ cần làm:
  • Theo dõi mạch 15 phút/ lần trong vòng 2 tiếng.
  • Sờ và ấn đáy tử cung 15 phút/ lần trong vòng 2 tiếng.
  • Theo dõi huyết áp 15 phút/ lần trong vòng 2 tiếng.
  • Theo dõi số l¬¬ượng máu chảy ra ngoài trong vòng 2 tiếng.
Câu 32: Điều nào không là nguyên nhân gây sót nhau
  • Rối loạn co bóp tử cung
  • Rau bám bất thường: rau bám chặt
  • Tiêm Oxytocin sau đẻ
  • Bất thường về vị trí bám
  • Do thầy thuốc kéo rau quá sớm
Câu 33: Những trường hợp sau đây không phải là nguyên nhân gây đờ tử cung
  • Con rạ đẻ nhiều lần
  • Nhiễm trùng ối
  • Tử cung bị căng quá mức
  • Ngôi thai bất thường
Câu 34: Nguyên nhân thông thường nhất của chảy máu sau đẻ là:
  • Vỡ tử cung
  • Đờ tử cung
  • Rách cổ tử cung
  • Rách âm đạo
  • Rau cài răng lược
Câu 35: Chọn câu sai về cách khâu TSM là:
  • Thông tiểu trước khâu cho tất cả mọi trường hợp
  • Không chồng mép.
  • Không để lại đường hầm.
  • Dùng kháng sinh.
  • Gây táo bón.
Câu 36: Dấu hiệu đặc hiệu để chẩn đoán đờ tử cung sau đẻ:
  • Mạch nhanh
  • Huyết áp hạ
  • Tử cung không có khối an toàn
  • Chảy máu đỏ và máu cục ở âm đạo
  • Mót rặn
Câu 37: Chỉ định điều trị dự phòng đờ tử cung bằng tiêm Oxytocine sau khi thai sổ:
  • Ở sản phụ con rạ
  • Ở sản phụ đẻ đa thai
  • Ở sản phụ đẻ thai to
  • Cho tất cả trường hợp con so
  • Tiêm một cách hệ thống cho mọi trường hợp
Câu 38: Rau bong non thường hay gặp ở bệnh nhân:
  • Béo phì
  • Tiểu đường
  • Tiền sản giật và sản giật
  • Cao huyết áp từ trước khi có thai
Câu 39: Điều không nên làm ngay trong dự phòng băng huyết sau đẻ
  • Đảm bảo tử cung sạch.
  • Kích thích cho tử cung co bóp.
  • Tiêm oxytocin.
  • Tiêm ergotamin ngay sau khi sổ thai.
Câu 40: Một trong những yếu tố sau đây ít có nguy cơ gây băng huyết sau sanh:
  • Gây mê sâu.
  • Chuyển dạ kéo dài.
  • Sanh quá nhanh.
  • Thai kém phát triển trong tử cung.
  • Nhiễm trùng ối.
Câu 41: Một sản phụ tiền sử sanh lần trước bị băng huyết nặng, lần sanh đó không có sữa, sau đó vú teo dần, cho đến nay đã được 2 năm không có kinh, bộ phận sinh dục khô teo và giảm tình dục. Hiện tại thử HCG âm tính. Bạn nghĩ đến hội chứng nào sau đây:
  • Tuner
  • Sheehan
  • Mayer - Rokitansky – Krester
  • Tinh hoàn nữ hóa
Câu 42: Nguyên nhân gây băng huyết sau sanh theo thứ tự từ thường gặp đến ít gặp là:
  • Đờ tử cung – chấn thương sinh dục – rối loạn đông máu.
  • Đờ tử cung – rối loạùn đông máu – chấn thương sinh dụC.
  • Chấn thương sinh dục – đờ tử cung – rối loạùn đông máu.
  • Chấn thương sinh dục – rối loạùn đông máu – đờ tử cung.
  • Rối loạùn đông máu – đờ tử cung – chấn thương sinh dụC.
Câu 43: Chọn câu đúng về nguyên nhân thường gây băng huyết sau sanh là:
  • Đờ tử cung và nhiễm trùng ối.
  • Đờ tử cung và rách phần mềm.
  • Đờ tử cung và sót nhau.
  • Rách phần mềm và sót nhau.
  • Rách phần mềm và nhiễm trùng ối.
Câu 44: Những trường hợp tăng huyết sau sanh nào sau đây là khó khăn trong kiểm soát bệnh lý hơn cả:
  • Đờ tử cung
  • Rách cổ tử cung
  • Rách TSM, âm đạo
  • Rối loạn đông máu
Câu 45: Bệnh lý nào sau đây không phải là biến chứng trực tiếp của băng huyết sau sanh:
  • Hội chứng Sheehan
  • Hội chứng Leventhal
  • Nhiễm trùng hậu sản
  • Suy thận
Câu 46: Đề phòng chảy máu sau đẻ tại tuyến xã cần
  • Quản lý thai nghén, thăm khám thai định kỳ phát sớm các nguy cơ
  • Tuyên truyền vận động sinh đẻ có kế hoạch
  • Chuyển tuyến chuyên khoa đối với những trường hợp chuyển dạ có nguy cơ
  • Tất cả các câu trên đều đúng
Câu 47: Trong rau tiền đạo chảy máu, nên hạn chế khám âm đạo
  • S
  • Đ
Câu 48: Điều không nên làm trong đề phòng rách tầng sinh môn tại tuyến xã:
  • Tư vấn cho sản phụ về cách rặn đẻ
  • Đỡ đẻ đúng kỹ thuật
  • Cho sản phụ rặn đẻ khi đủ điều kiện
  • Không cắt tầng sinh môn trong trường hợp sanh con rạ
Câu 49: Cơ chế cầm máu quan trọng nhất trong xuất huyết sau sanh là:
  • Tăng các yếu tố đông máu khi có thai
  • Co thắt các bó cơ đan của tử cung
  • Giảm rõ rệt áp lực máu ở các tiểu động mạch tử cung
  • Ức chế phân hủy Fibrin
Câu 50: Chẩn đoán rách tầng sinh môn dựa vào các dấu hiệu sau
  • Sau đẻ tử cung co hồi kém
  • Ra máu sau khi sổ thai hoặc sau sổ nhau
  • Kiểm tra âm đạo thấy vết rách
  • A, B và C đều đúng
Câu 51: Dấu hiệu thường gặp nhất của rau tiền đạo khi chuyển dạ:
  • Cổ tử cung mở chậm
  • Vỡ ối non
  • Vỡ ối sớm
  • Chảy máu
  • Rối loạn cơn co tử cung
Câu 52: Rách cổ tử cung có thể xảy ra khi:
  • Cổ tử cung phù nề do thăm khám nhiều
  • Rặn đẻ khi cổ tử cung chưa mở hết
  • Cổ tử cung xơ chai
  • Tất cả các câu trên đều đúng
Câu 53: Điều không nên làm trong đề phòng băng huyết sau sanh:
  • Tránh chuyển dạ kéo dài.
  • Tránh giục sanh lâu.
  • Chỉ cho sản phụ rặn khi cổ tử cung đã nở trọn.
  • Bóc nhau nhân tạo sớm cho các trường hợp có nguy cơ băng huyết sau sanh.
  • Tiêm oxytocin dự phòng cho các trường hợp có nguy cơ ngay khi đầu thai vừa sổ.
Câu 54: Ra máu âm đạo trong rau bong non thường đi kèm:
  • Cơn co tử cung mau và mạnh
  • Tăng trương lực cơ bản cơ tử cung
  • Cơn co tử cung không đồng bộ
  • Cơn co tử cung thưa
Câu 55: Trong trường hợp đờ tử cung sau đẻ phải khẩn trương dùng mọi biện pháp cơ học để cầm máu: Xoa bóp tử cung, chẹn động mạch chủ bụng
  • Đ
  • S
Câu 56: Chẩn đoán mức độ mất máu không dựa vào
  • Quan sát tình trạng chảy máu ra âm đạo.
  • Xét nghiệm công thức máu.
  • Toàn trạng bệnh nhân.
  • Xét nghiệm máu chảy, máu đông.
Câu 57: Một yếu tố sau đây không phải là nguy cơ đờ tử cung sau đẻ:
  • Nhược cơ do chuyển dạ kéo dài. Nhược cơ do chuyển dạ kéo dài
  • Sinh non
  • Tử cung giãn quá mức do song thai Tử cung giãn quá mức do song thai, đa ối, thai to
  • Bất thường của tư cung
  • Đờ tử cung do sử dụng thuốc giảm co
Câu 58: Chảy máu trong chuyển dạ và sau đẻ được tính từ khi:
  • Chuyển dạ cho đến 2 giờ sau sổ thai
  • Chuyển dạ cho đến 4 giờ sau sổ thai
  • Chuyển dạ cho đến 6 giờ sau sổ thai
  • Chuyển dạ cho tới 12 giờ sau sổ thai
  • Chuyển dạ tới 24 giờ sau sổ thai
Câu 59: Khi theo dõi chuyển dạ, để đề phòng chảy máu sau đẻ tại tuyến xã:
  • Không cần dùng biểu đồ chuyển dạ
  • Chuyển tuyến chuyên khoa tất cả những trường hợp con rạ đẻ nhiều lần
  • Kiểm soát tử cung tất cả mọi trường hợp
  • Kiểm tra cổ tử cung cho tất cả mọi trường hợp
Câu 60: Băng huyết muộn sau đẻ thường do:
  • Đờ tử cung.
  • Vỡ tử cung.
  • Sót rau.
  • Rách âm đạo.
  • Rối loạn đông máu.
Câu 61: Triệu chứng có giá trị nhất để chẩn đoán sót rau sau đẻ là:
  • Chảy nhiều máu đỏ và máu cục ở âm đạo.
  • Huyết áp tụt.
  • Tử cung có cầu an toàn.
  • Kiểm tra bánh rau thấy khuyết múi rau.
Câu 62: Chỉ định mổ cắt tử cung trong trường hợp băng huyết sau sanh nào sau đây:
  • Đờ tử cung.
  • Rách cổ tử cung.
  • Sót nhau.
  • Nhau cài răng lược.
  • Nhau tiền đạo.
Câu 63: Thái độ xử trí sai đối với rau không bong sau đẻ:
  • Nếu sau khi thai sổ >1 giờ mà rau chưa bong thì trước tiên phải bóc rau nhân tạo và kiểm soát tử cung
  • Nếu sau khi thai sổ mà chảy máu nhiều từ buồng tử cung ra thì phải bóc rau và kiểm soát tử cung ngay
  • Khi bóc rau, nếu là rau cài răng lược thì cố gắng bóc hết bánh rau và làm sạch buồng tử cung
  • Nếu phải mổ cắt tử cung vì rau cài răng lược thì hồi sức trước trong và sau mổ là rất quan trọng
Câu 64: Chẩn đoán chắc chắn là rau cài răng lược dựa vào:
  • Máu âm đạo chảy ra ngày càng nhiều
  • Sau khi thai sổ > 1 giờ mà rau chưa bong
  • Tử cung co hồi kém
  • Bóc rau nhân tạo thấy 1 phần hoặc toàn bộ bánh rau không thể bóc được
Câu 65: Triệu chứng nào sau đây không phải là triệu chứng của đờ tử cung?
  • Nhau không bong được
  • Tử cung nhão, không co hồi tốt
  • Không thành lập cầu an toàn sau khi rau sổ
  • Đau bụng kèm theo mót rặn
  • Mạch nhanh, huyết áp tụt
Câu 66: Nguyên nhân nào dưới đây được xếp vào nhóm rối loạn co bóp tử cung:
  • Rau cài răng lược
  • Đờ tử cung sau đẻ, tăng trương lực tử cung
  • Rau tiền đạo
  • Rau bong non
  • Vỡ tử cung
Câu 67: Ra máu âm đạo trong chuyển dạ của rau tiền đạo thường có tính chất:
  • Đỏ tươi, lẫn máu cục
  • Lờ lờ máu cá
  • Đen, ít một
  • Đỏ sẫm.
Câu 68: Đìêu không nên làm khi xử trí đờ tử cung
  • Phải khẩn trương
  • Phục hồi chức năng co bóp của tử cung
  • Hồi sức tích cực
  • Mổ cắt tử cung ngay
Câu 69: Nguyên nhân gây đờ tử cung do:
  • Chuyển dạ kéo dài.
  • Tử cung có sẹo mổ cũ.
  • Thai non tháng.
  • Ngôi bất thường.
Câu 70: Nguyên nhân thường gặp nhất ở sản phụ lớn tuổi đa sản bị băng huyết:
  • Rách đường sinh dục dưới
  • Sót nhau, sót màng nhau
  • Đờ tử cung
  • Nhau tiền đạo trung tâm hoàn toàn
Câu 71: Một yếu tố sau đây không phải là nguy cơ gây đờ tử cung sau sanh:
  • Sanh non.
  • Chuyển dạ kéo dài.
  • Nhiễm trùng ối.
  • Tình trạng suy nhược cơ thể của sản phụ.
  • Giục sanh với oxytocin quá lâu.
Câu 72: Chảy máu trong thời kỳ bong rau là chảy máu từ:
  • Buồng tử cung.
  • Cổ tử cung.
  • Âm đạo.
  • Rối loạn đông máu.
  • Diện rau bám.
Câu 73: Chảy máu trong chuyển dạ do:
  • Rau tiền đạo
  • Rau cài răng lược toàn phần
  • Rau cài răng lược bán phần
  • Doạ vỡ tử cung
Câu 74: Trong trư¬¬ờng hợp chảy máu sau đẻ can thiệp phải tiến hành tr¬¬ước nhất là:
  • Kiểm soát tử cung.
  • Kiểm tra phần mềm bằng van.
  • Mổ cắt tử cung bán phần.
  • Thắt động mạch hạ vị.
Câu 75: Xử trí rách tầng sinh môn và cổ tử cung
  • Khâu phục hồi ngay sau khi rau sổ
  • Khâu phục hồi sau khi đã chắc chắn buồng tử cung sạch
  • Chỉ cần dùng kháng sinh
  • Chỉ cần dùng thuốc co tử cung
Câu 76: Yếu tố nào sau đây không phải là nguyên nhân gây đờ tử cung:
  • Nhược cơ do chuyển dạ kéo dài
  • Tử cung giảm quá mức do song thai, đa ối, thai to
  • Bất thường tử cung: u xơ tử cung dị dạng
  • Mất trương lực sau khi đẻ quá nhanh
  • Sử dụng Sulfat Magnesie
Câu 77: Biến chứng nào không là biến chứng muộn của băng huyết sau sanh:
  • Suy thận.
  • Hội chứng Sheehan.
  • Nhiễm trùng hậu sản.
  • Viêm tắc tĩnh mạch.
  • Dính buồng tử cung
Câu 78: Triệu chứng nào dưới đây không phải là đờ tử cung còn hồi phục:
  • Tử cung co hồi kém
  • Tử cung co hồi kém còn đáp ứng với các thuốc tăng co bóp tử cung
  • Tử cung co hồi kém còn đáp ứng với kích thích cơ học
  • Cơ tử cung không còn đáp ứng với mọi kích thích
  • A, B, C đúng
Câu 79: Chỉ một câu sai trong điều trị về chảy máu do rối loạn đông máu sau đẻ:
  • Điều trị bổ sung các yếu tố đông máu bị thiếu
  • Sử dụng chất kháng huỷ fibrin
  • Cầm máu tại chỗ
  • Chống sốc
  • Truyền đạm
Câu 80: Khối an toàn tử cung luôn có ở những bệnh nhân sau đẻ
  • Đ
  • S
Câu 81: Khi đỡ đẻ tại tuyến xã cần:
  • Dùng tay nong rộng tầng sinh môn để thai dễ sổ
  • Có thể hỗ trợ đẩy bụng nếu mẹ rặn yếu
  • Chủ động cắt nới tầng sinh môn nếu thấy căng có nguy cơ rách
  • Kiểm tra buồng tử cung nếu mẹ có nguy cơ chảy máu sau đẻ
Câu 82: Chảy máu sau đẻ thường xảy ra:
  • 6 giờ đầu sau đẻ
  • 12 giờ sau đẻ
  • 24 giờ sau đẻ
  • Những ngày sau đẻ
  • Tuần đầu sau đẻ
Câu 83: Rách tầng sinh môn ít xảy ra đối với những trường hợp sau
  • Thai non tháng sanh nhanh
  • Con rạ trọng lượng thai tương xứng với khung chậu
  • Sau các thủ thuật fooc.xep
  • Sau thủ thuật sanh hút
Câu 84: Tần suất chảy máu sau đẻ có thể gặp:
  • 18-26%
  • 10%
  • 30%
  • 40%
  • 50%
Câu 85: Gọi là chảy máu sau đẻ khi lượng máu mất trên (chọn câu đúng nhất):
  • 300 ml
  • 400 ml
  • 500 ml
  • 700 ml
  • 1000 ml
Câu 86: Sau khi sanh để theo dõi có bị băng huyết sau sanh hay không, nên để sản phụ nằm tại phòng sanh trong thời gian:
  • 10 - 30 phút
  • 40 - 60 phút
  • 60 - 120 phút
  • 120 - 240 phút
Câu 87: Chảy máu trong rau bong non thường là chảy máu ồ ạt
  • Đ
  • S
Câu 88: Triệu chứng của rau cài răng lược toàn phần:
  • Sau khi thai sổ > 1 giờ, rau vẫn không bong, chảy máu ít
  • Sau khi thai sổ > 1 giờ, rau vẫn không bong, chảy máu nhiều
  • Đưa tay vào buồng tử cung có thể bóc được toàn bộ bánh rau
  • Câu A và C đúng
Câu 89: Nguyên nhân nào không gây sót rau sau đẻ:
  • Rối loạn co bóp tử cung
  • Dính bất thường của rau
  • Bất thường vị trí bám
  • Do thầy thuốc kéo rau quá sớm trên dây rốn hoặc đẩy vào rốn tử cung khi rau chưa bong.
  • Do mẹ rặn quá sớm
Câu 90: Nếu sau sổ rau mà chảy máu cần phải xác định xem
  • Màu sắc của máu ra
  • Khối an toàn của tử cung
  • Toàn trạng bệnh nhân
  • Số lượng máu mất
Câu 91: Triệu chứng nào sau đây không phải của đờ tử cung ?
  • Chảy máu từ lòng tử cung ra
  • Tử cung nhão, không co hồi tốt
  • Không thành lập cầu an toàn sau khi sổ rau
  • Máu ra từng đợt ở âm đạo
  • Đau bụng kèm mót rặn
Câu 92: Sang chấn đ¬ường sinh dục không gồm trường hợp sau
  • Vỡ tử cung.
  • Khối huyết tụ âm đạo.
  • Đờ tử cung.
  • Rách cổ tử cung.
Câu 93: Vỡ tử cung ở người có sẹo mổ tử cung cũ thường không có dấu hiệu doạ vỡ
  • Đ
  • S
Câu 94: Biểu hiện của chảy máu do rối loạn đông máu:
  • Chảy máu đỏ tươi, lẫn máu cục
  • Chảy máu đỏ tươi liên tục
  • Chảy máu kèm mót rặn
  • Chảy máu loãng không đông
  • Chảy máu từng đợt ngắt quãng
Câu 95: Các nguyên nhân chảy máu sau đẻ dưới đây, nguyên nhân nào là hay gặp nhất:
  • Sót rau
  • Đờ tử cung
  • Vỡ tử cung
  • Rách cổ tử cung, âm đạo
  • Bênh lý rối loạn đông máu
Câu 96: Sau khi sổ rau xong mà thấy chảy máu âm đạo thì bắt buộc phải tiến hành ngay:
  • Truyền oxytoxin
  • Bóc rau, kiểm soát buồng tử cung
  • Tiêm oxytoxin vào cơ tử cung
  • Kiểm soát buồng tử cung
  • Kiểm tra cổ tử cung, âm đạo
Báo lỗi
Nếu có bất kì vấn đề nào về đề thi, vui lòng liên hệ với các bộ phận thông qua các hình thức sau
Số điện thoại: 0368.201.788
Email: contact@123job.vn
Chat trực tuyến: Chat với hỗ trợ

Sản Y4 VUTM - Chảy máu sau sinh

Mã quiz
577
Số xu
4 xu
Thời gian làm bài
72 phút
Số câu hỏi
96 câu
Số lượt làm bài
0 lượt
Bắt đầu làm bài
Lưu tin Hủy lưu
Thông tin đề thi
Chủ đề
Y khoa
Mọi người cũng test
Sản Y4 VUTM - Đẻ khó cơ giới
107 câu 80 phút 0 lượt thi
Sản Y4 VUTM - Rau bong non
63 câu 47 phút 0 lượt thi
Sản Y4 VUTM - Chửa trứng
52 câu 39 phút 0 lượt thi
Sản Y4 VUTM - Dọa sảy thai, sảy thai
55 câu 41 phút 0 lượt thi
Sản Y4 VUTM - Khối u buồng trứng
73 câu 55 phút 0 lượt thi
Sản Y4 VUTM - Thai lưu
70 câu 53 phút 0 lượt thi
Chia sẻ đề thi
Sao chép đường dẫn
Chia sẻ qua mạng xã hội

Đề thi trắc nghiệm mới nhất

40 câu hỏi
0 lượt đã test
30 phút
Miễn phí
Xem trước
35 câu hỏi
0 lượt đã test
26 phút
Miễn phí
Xem trước
69 câu hỏi
0 lượt đã test
52 phút
4 xu
Xem trước
150 câu hỏi
0 lượt đã test
113 phút
6 xu
Xem trước
99 câu hỏi
0 lượt đã test
74 phút
5 xu
Xem trước