Danh sách câu hỏi
Câu 1: Khi khám chuyển dạ một ngôi chỏm, xác định thóp sau ở vị trí 7 giờ thì kiểu thế của trường hợp này là:
  • Chẩm chậu trái trước
  • Chẩm chậu phải trước
  • Chẩm chậu trái sau
  • Chẩm chậu phải sau
  • Chẩm chậu phải ngang
Câu 2: Trong bốn thủ thuật Léopold, thủ thuật thứ nhất nhằm mục đích:
  • Xác định cực thai nằm ở vùng đoạn dưới tử cung
  • Xác định cực thai nằm ở vùng đáy tử cung
  • Xác định thế của ngôi thai
  • Xác định lưng và các phần chi của thai
  • Xem ngôi thai đã lọt chưa
Câu 3: Trong bốn thủ thuật Léopold, thủ thuật thứ hai nhằm mục đích:
  • Xác định cực thai nằm ở vùng đoạn dưới tử cung
  • Xác định cực thai nằm ở vùng đáy tử cung
  • Xác định thế của ngôi thai
  • Xác định lưng và các phần chi của thai
  • Xem ngôi thai đã lọt chưa
Câu 4: Trong bốn thủ thuật Léopold, thủ thuật thứ ba nhằm mục đích:
  • Xác định cực thai nằm ở vùng đoạn dưới tử cung
  • Xác định cực thai nằm ở vùng đáy tử cung
  • Xác định thế của ngôi thai
  • Xác định lưng và các phần chi của thai
  • Xem ngôi thai đã lọt chưa
Câu 5: Trong bốn thủ thuật Léopold, thủ thuật thứ tư nhằm mục đích:
  • Xác định cực thai nằm ở vùng đoạn dưới tử cung
  • Xác định cực thai nằm ở vùng đáy tử cung
  • Xác định thế của ngôi thai
  • Xác định lưng và các phần chi của thai
  • Đánh giá ngôi thai đã lọt chưa
Câu 6: Bằng thủ thuật Léopold, thấy có một khối tròn cứng ở đoạn dưới tử cung. Giữa lưng thai nhi và khối này có một rãnh khuyết sâu. Ngôi thai được nghĩ đến là:
  • Ngôi chỏm
  • Ngôi trán
  • Ngôi mặt
  • Ngôi mông
  • Ngôi ngang
Câu 7: Sau khi khám bốn thủ thuật Léopold cho một sản phụ chuyển dạ , xác định được mông thai nhi ở đáy tử cung, đầu thai nhi ở đoạn dưới tử cung, các chi ở bên phải bụng mẹ. Ta có thể kết luận đây là:
  • Ngôi chỏm, thế trái
  • Ngôi chỏm, thế phải
  • Ngôi mặt ,thế trái
  • Ngôi đầu, thế phải
  • Ngôi đầu, thế trái
Câu 8: Trong ngôi chỏm, phần nào của thai nhi dùng để xác định mối liên quan với khung chậu người mẹ để xác định kiểu thế:
  • Cằm
  • Xương cùng
  • Mỏm vai
  • Thóp sau
  • Thóp trước
Câu 9: Khi xác định ngôi mặt, ta phải có điểm mốc của ngôi là:
  • Thóp trước
  • Thóp sau
  • Gốc mũi
  • Cằm
  • Miệng thai nhi
Câu 10: Khi xác định ngôi ngang, ta phải có điểm mốc của ngôi là:
  • Mỏm vai thai nhi
  • Bụng thai nhi
  • Lưng thai nhi
  • Đỉnh xương cùng
  • Khuỷu tay thai nhi
Câu 11: Đường kính lọt của ngôi chỏm là đường kính hạ chẩm – thóp trước có kích thước:
  • 9cm
  • 11cm
  • 13cm
  • 13,5cm
  • 9,5cm
Câu 12: Hãy xác định câu đúng nhất định nghĩa ngôi thai:
  • Là phần thai nhi trình diện trước eo trên trong khi có thai
  • Là phần thai nhi trình diện trước eo trên trong khi chuyển dạ
  • Là phần thai nhi trình diện trước eo trên trong khi có thai và khi chuyển dạ
  • Là điểm mốc của ngôi trình diện trước eo trên trong khi chuyển dạ
  • Tất cả đèu đúng
Câu 13: Hãy xác định câu đúng nhất nói về thế của thai:
  • Là tương quan giữa lưng thai nhi với bên phải hay bên trái của khung chậu người mẹ
  • Là tương quan giữa điểm mốc của ngôi thai với bên phải hay bên trái của khung chậu người mẹ
  • Là tương quan giữa lưng thai nhi với khớp cùng chậu bên phải hay bên trái
  • Là tương quan giữa điểm mốc của ngôi thai với mào chậu lược của khung chậu người mẹ
  • Là tương quan giữa điểm mốc của ngôi thai với gai hông của người mẹ
Câu 14: Không có tên gọi này trong các ngôi dưới đây:
  • Ngôi chỏm
  • Ngôi trán
  • Ngôi ngang
  • Ngôi chân
Câu 15: Xác định câu đúng nhất khi nói về ngôi ngược hoàn toàn:
  • Toàn bộ mông thai nhi trình diện trước eo trên
  • Mông và đầu gối thai nhi cùng trình diện trước eo trên
  • Chân thai nhi trình diện trước eo trên
  • Mông và hai chân thai nhi cùng trình diện trước eo trên
Câu 16: Kiểu thế của ngôi thai chỉ xác định được khi khám âm đạo lúc đã chuyển dạ:
  • Đúng
  • Sai
Câu 17: Mọi ngôi mặt đều có thể sổ được:
  • Đúng
  • Sai
Câu 18: Khi khám thủ thuật Léopold thứ tư, vị trí đúng của người khám là:
  • Đứng bên phải sản phụ, mặt hướng về sản phụ.
  • Đứng bên trái sản phụ, mặt hướng về phía mặt sản phụ
  • Đứng bên phải sản phụ, mặt hướng về phía chân sản phụ
  • Đứng bên trái sản phụ, mặt hướng về phía chân sản phụ
  • Người khám có thể đứng ở bất kỳ tư thế nào
Câu 19: Khám âm đạo khi CTC đã mở, sờ thấy gốc mũi ở vị trí gai mào chậu lược phải, cách đọc kiểu thế nào sau đây là đúng:
  • Trán chậu phải sau.
  • Mũi chậu phải trước.
  • Cằm chậu phải trước.
  • Trán chậu trái sau.
  • Mũi chậu trái trước.
Câu 20: Đường kính lọt của ngôi mặt là:
  • Hạ chẩm - thóp trước
  • Chẩm - trán
  • Thượng chẩm - trán
  • Thượng chẩm cằm
  • Hạ cằm - thóp trước
Câu 21: Trong điều kiện bình thường ngôi thai nào không đẻ được đường dưới:
  • Ngôi chỏm
  • Ngôi mặt cằm vệ
  • Ngôi mông
  • Ngôi trán
Câu 22: Kiểu thế là gì?
  • Là tương quan giữa điểm mốc của ngôi thai với bên phải hay bên trái của khung chậu người mẹ
  • Kiểu thế là mối tương quan giữa điểm mốc của ngôi thai với vị trí trước-sau của khung chậu người mẹ
  • Là tương quan giữa điểm mốc của ngôi thai với mào chậu lược khung chậu
  • Là tương quan giữa điểm mốc của ngôi thai với gờ vô danh phải hoặc trái của khung chậu
  • Là tương quan giữa điểm mốc của ngôi thai với các điểm mốc của khung chậu người mẹ
Câu 23: Khi khám một trường hợp chuyển dạ ngôi chỏm, sờ được thóp sau ở vị trí 2 giờ thì kiểu thế là:
  • Chẩm chậu trái trước
  • Chẩm chậu trái sau
  • Chẩm chậu phải trước
  • Chẩm chậu phải sau
  • Chẩm chậu trái ngang
Câu 24: Cách xác định ngôi chính xác nhất trên lâm sàng là:
  • Nhìn hình dáng tử cung
  • Nắn tìm cực đầu thai nhi
  • Nắn tìm cực mông thai nhi
  • Khám âm đạo tìm được mốc ngôi khi cổ tử cung đã mở
Câu 25: Nhìn hình dáng tử cung có thể chẩn đoán sơ bộ ngôi thai:
  • Tử cung hình trứng là ngôi ngang
  • Tử cung hình trứng là ngôi dọc
  • Tử cung hình trứng là ngôi đầu
  • Tử cung hình trứng là ngôi ngược
Câu 26: Trên lâm sàng, dựa vào nắn ngoài thành bụng có thể chẩn đoán là ngôi đầu nếu:
  • Cực dưới là một khối to, mềm, tròn, ít di động
  • Cực dưới là một khối tròn rắn, có dấu hiệu lúc lắc
  • Tiểu khung rỗng
  • Cực dưới là khối to, mềm, không tròn, liên tục với diện phẳng
Câu 27: Khám ngoài: nắn bụng thai phụ bằng thủ thuật 1 của Leopold, có thể xác định:
  • Thế thai
  • Kiểu thế của thai
  • Ngôi đầu hoặc ngôi ngược
  • Ngôi chỏm hoặc ngôi mặt
Câu 28: Hai thế phải và trái sẽ có số kiểu thế cho mỗi ngôi thai là:
  • 3 kiểu thế
  • 4 kiểu thế
  • 6 kiểu thế
  • 2 kiểu thế
  • 8 kiểu thế
Câu 29: Việc chẩn đoán độ cúi chỉ áp dụng cho ngôi:
  • Mặt
  • Chỏm
  • Mông
  • Trán
  • Ngang
Câu 30: Khám âm đạo khi CTC đã mở, nếu sờ được đỉnh xương cùng thai nhi ở vị trí gai mào chậu lược trái, ta có thể chẩn đoán kiểu thế nào đúng?
  • Cùng chậu phải phải trước.
  • Cùng chậu trái sau.
  • Cùng chậu phải sau.
  • Cùng chậu trái trước
  • Cùng chậu trái ngang.
Câu 31: Khám thủ thuật Léopold, nếu sờ thấy đầu thai nhi ở bên phải, lưng ở phía trước, thì kiểu thế nào dưới đây là đúng:
  • Đầu chậu phải trước.
  • Vai chậu phải trước.
  • Vai chậu phải sau.
  • Lưng chậu phải trước.
  • Vai chậu phải ngang.
Câu 32: Khám âm đạo khi CTC đã mở, sờ thấy cằm ở vị trí khớp cùng chậu trái, kiểu thế nào dưới đây là đúng:
  • Cằm chậu phải sau.
  • Cằm chậu phải ngang.
  • Cằm chậu trái sau.
  • Mặt chậu trái sau.
  • Các câu trên đều sai.
Câu 33: Tư thế đầu trong ngôi trán là:
  • Đầu cúi tối đa
  • Đầu ngửa tối đa
  • Đầu không cúi, không ngửa
  • Đầu không ổn định, lúc cúi lúc ngửa
  • Đầu cúi trung bình
Câu 34: Số lượng về thế, kiểu thế lọt, kiểu thế sổ của ngôi chỏm là:
  • 2 thế, 4 kiểu thế lọt, 2 kiểu thế sổ
  • 2 thế, 4 kiểu thế lọt, 4 kiểu thế sổ
  • 2 thế, 6 kiểu thế lọt, 2 kiểu thế sổ
  • 4 thế, 4 kiểu thế lọt, 2 kiểu thế sổ
  • 2 thế, 2 kiểu thế lọt, 2 kiểu thế sổ
Câu 35: Số lượng về thế, kiểu thế lọt, kiểu thế sổ của ngôi mặt là:
  • 2 thế, 4 kiểu thế lọt, 2 kiểu thế sổ
  • 2 thế, 6 kiểu thế lọt, 1 kiểu thế sổ
  • 2 thế, 6 kiểu thế lọt, 2 kiểu thế sổ
  • 4 thế, 4 kiểu thế lọt, 2 kiểu thế sổ
  • 2 thế, 2 kiểu thế lọt, 2 kiểu thế sổ
Câu 36: Khi xác định một ngôi có kiểu thế trái trước thì mốc của ngôi tương ứng với vị trí nào của khung chậu người mẹ:
  • Dải chậu lược trái
  • Dải chậu lược phải
  • Khớp cùng chậu trái
  • Khớp cùng chậu phải
Câu 37: Hãy chọn câu đúng nhất về số lượng kiểu sổ và kiểu sổ của ngôi chỏm:
  • Một kiểu sổ: chẩm vệ
  • Một kiểu sổ chẩm cùng
  • Có hai kiểu sổ: chẩm ngang trái và chẩm ngang phải
  • Có hai kiểu sổ: chẩm vệ và chẩm cùng
Câu 38: Để chẩn đoán thế của ngôi thai người ta thường dựa vào:
  • Khám ngoài xác định các phần thai
  • Điểm mốc của ngôi nằm ở phía bên nào của khung chậu người mẹ.
  • Độ mở của cổ tử cung.
  • Vị trí của ngôi thai
  • Vị trí của tim thai.
Câu 39: Chọn một câu ĐÚNG sau đây về cơn co tử cung trong chuyển dạ:
  • Được gọi là cơn co Braxton - Hicks
  • Có tần số không thay đổi trong suốt cuộc chuyển dạ
  • Thường xuất phát từ một góc tử cung, sau đó lan khắp thân tử cung
  • Áp suất trung bình trong buồng tử cung lúc có cơn co vào khoảng 8 - 10mmHg
  • Có hơn một trong các câu trên đây đúng.
Câu 40: Về triệu chứng đau của cơn co tử cung trong chuyển dạ, chọn một câu SAI:
  • Nguồn gây đau chưa được biết rõ
  • Cảm giác đau nhiều hay ít tùy từng sản phụ
  • Trong giai đoạn hoạt động thường đau nhiều hơn giai đoạn tiềm thời
  • Khi áp lưc trong buồng tử cung t≥ 25mmHg thì sản phụ cảm thấy đau
  • Có thể giảm đau bằng các loại thuốc aspirin
Câu 41: Các câu sau về đặc tính của cơn co chuyển dạ đều đúng, NGOẠI TRỪ:
  • Gây xuất hiện các cơn đau
  • Cường độ đều ở khắp mọi nơi trên tử cung
  • Có tính chất tự động, không tùy thuộc vào ý muốn của sản phụ
  • Làm đoạn dưới tử cung được thành lập hoàn toàn
  • Làm xóa mở cổ tử cung
Câu 42: Trong chuyển dạ, vòng thắt sinh lý của tử cung nằm ở:
  • Lỗ trong cổ tử cung
  • Lỗ ngoài cổ tử cung
  • Vị trí bám vào tử cung của dây chằng tròn
  • Ranh giới giữa vùng thân trên và đoạn dưới của tử cung
  • Ngang vùng rốn của sản phụ
Câu 43: Giai đoạn sổ thai trung bình ở người con so là bao nhiêu lâu?
  • 10 phút
  • 30 phút
  • 20 phút
  • 40 phút
  • 60 phút
Câu 44: Chọn câu đúng khi nói về giai đoạn I của chuyển dạ (giai đoạn xoá mở cổ tử cung):
  • Từ khi cổ tử cung bắt đầu xóa cho đến khi mở hết
  • Từ khi cổ tử cung bắt đầu xoá cho đến khi mở 3 cm
  • Từ khi cổ tử cung xoá hết cho đến khi mở 3 cm
  • Từ khi cổ tử cung 3 cm cho đến khi mở hết
Câu 45: Triệu chứng nào sau đây có giá trị nhất khi xác định có chuyển dạ thực sự:
  • Có cơn co tử cung tần số 3
  • Thay đổi CTC
  • Thành lập đầu ối
  • Vỡ ối
  • Ra nhầy hồng
Câu 46: Người ta sử dụng prostaglandin để chấm dứt thai kỳ ở tuổi thai nào sau đây:
  • Thai dưới 12 w
  • Thai từ 13-28 w
  • Thai từ 29-35 w
  • Thai từ 36-42 w
  • Bất cứ tuổi thai nào
Câu 47: Sự chín muồi cổ tử cung xuất hiện vài ngày trước chuyễn dạ, bao gồm các đặc điểm sau, NGOẠI TRỪ:
  • Cổ tử cung trở nên mềm
  • Cổ tử cung trở nên ngắn
  • Cổ tử cung hướng ra trước
  • Cổ tử cung chúc sau
  • Cổ tử cung hở.
Câu 48: Trong các giai đoạn của chuyển dạ, giai đoạn nào là giai đoạn dài nhất?
  • Giai đoạn tiềm tàng
  • Giai đoạn hoạt động
  • Giai đoạn sổ thai
  • Giai đoạn sổ rau
  • Giai đoạn sau sổ rau
Câu 49: Khi thai có tình trạng giảm oxy trong máu thai nhi, có sự phân bố lại lưu lượng máu riêng cho từng vùng, tăng lượng máu cho các cơ quan sau, NGOẠI TRỪ:
  • Rau thai
  • Mạch vành
  • Não
  • Tuyến thượng thận
  • Hệ tiêu hoá
Câu 50: Trong chuyển dạ bình thường, nhịp tim thai cơ bản là:
  • 120 - 160 lần/ phút
  • 120 - 170 lần/ phút
  • 100 - 160 lần/ phút
  • 120 - 180 lần/ phút
  • 120 - 190 lần/ phút
Câu 51: Trong khi chuyển dạ hoạt động của tử cung có hoạt độ:
  • Dưới 20 UM
  • 50 UM
  • 80UM
  • 90-100 UM
  • 120-250 UM
Câu 52: Cường độ toàn thể của mỗi cơn co tử cung trong chuyền dạ là:
  • 35-50mmHg
  • 60-70mmHg
  • 80-100mmHg
  • 110-120mmHg
  • 130-150mmHg
Câu 53: Trong chuyển dạ, một vài thay đổi chuyển hoá của mẹ có thể ảnh hưởng đến thai. Chọn câu ĐÚNG:
  • Những gắng sức của cơ do cơn co tử cung kéo theo nhiễm toan chuyển hoá tác động vào thai.
  • Những cố gắng hô hấp, tăng thông khí phổi gây ra tình trạng nhiễm toan hô hấp, làm nặng thêm tình trạng nhiễm toan chuyển hoá
  • Hạ huyết áp của mẹ do gây tê ngoài màng cứng có thể gây ra tình trạng suy thai cấp
  • Cố gắng rặn với thanh môn đóng tăng PCO2 và nhiễm toan chuyển hoá
  • Câu A, C và D đúng
Câu 54: Câu nào SAI trong những câu sau đây về giai đoạn 1 của cuộc chuyển dạ:
  • Giai đoạn 1 có tên là giai đoạn xoá mở cổ tử cung
  • Giai đoạn 1 có thời gian trung bình là 8 giờ
  • Giai đoạn 1 được chia làm 2 pha: tiềm tàng và tích cực
  • Pha tích cực là giai đoạn cổ tử cung mở nhanh
Câu 55: Chọn câu đúng trong những câu sau về giai đoạn 2 của cuộc chuyển dạ:
  • Giai đoạn 2 chiếm thời gian dài nhất trong cuộc chuyển dạ
  • Giai đoạn này hoàn thành được nhờ vào cường độ đủ mạnh của cơn co tử cung
  • Giai đoạn này được hoàn thành nhờ vào chính sức rặn của sản phụ
  • Giai đoạn này được hoàn thành phải nhờ vào cường độ đủ mạnh của cơn co tử cung kết hợp với sức rặn của sản phụ
Câu 56: Hãy chọn một câu SAI trong những câu sau về giai đoạn 3 của cuộc chuyển dạ:
  • Giai đoạn 3 được gọi là giai đoạn sổ rau
  • Thời gian trung bình của giai đoạn 3 là 15-30 phút
  • Thời gian sổ rau của người đẻ con so thường ngắn hơn người con rạ
  • Nguy cơ thường xảy ra ở giai đoạn 3 là nguy cơ chảy máu
Câu 57: Hãy chọn một câu ĐÚNG về cơn co tử cung trong chuyển dạ:
  • Trong 10 phút có 1-2 cơn co
  • Cơn co đạt cường độ thấp nhất là 20 mmHg
  • Cơn co tăng dần về cường độ và tần số
  • Cơn co gây đau cho sản phụ khá đồng đều ở các giai đoạn chuyển dạ
Câu 58: Hãy chọn 1 câu SAI trong những câu sau về cơn co tử cung trong chuyển dạ:
  • Cơn co thường xuất phát từ một sừng tử cung
  • Cơn co xuất hiện có tính chu kỳ
  • Cường độ tối đa của cơn co ở pha rặn đẻ là 140 mmHg
  • Khởi phát chuyển dạ cường độ cơn co đạt 25-30 mmHg
Câu 59: Chọn ra câu SAI trong những câu sau về đặc tính của cơn co tử cung trong chuyển dạ:
  • Cơn co gây đau
  • Cường độ cơn co lan toả đều khắp các vùng trên tử cung
  • Cơn co có tính tự động không lệ thuộc vào ý muốn của sản phụ
  • Cơn co giúp việc thành lập đoạn dưới tử cung
Câu 60: *. Hiệu lực cơn co tử cung là:
  • Cơn co ở thời điểm đạt cường độ cao nhất
  • Cường độ cơn co đạt cao nhất trừ đi cường độ cơn co lúc thấp nhất
  • Trung bình cộng của cường độ cao nhất và cường độ thấp nhất
  • Cường độ cơn co trừ đi trương lực cơ bản của cơ tử cung
Câu 61: Theo dõi cơn co tử cung trong chuyển dạ ít nhất trong 10 phút là để:
  • Xác định được thời gian kéo dài mỗi cơn co
  • Xác định được khoảng cách giữa các cơn co
  • Đánh giá mức độ đều đặn của cơn co có phù hợp với giai đoạn chuyển dạ
  • Tất cả a, b, c đều đúng
Câu 62: Tác dụng nào dưới đây không do của cơn co tử cung trong chuyển dạ gây ra về phía người mẹ:
  • Thành lập đoạn dưới tử cung
  • Làm xoá mở cổ tử cung
  • Thành lập đầu ối
  • Thay đổi phần mềm đáy chậu
Câu 63: Chọn ra một tác dụng không phải là của cơn co tử cung lên phần mềm đáy chậu mẹ:
  • Làm thay đổi trục của tử cung
  • Làm âm đạo giãn rộng và tầng sinh môn dài ra
  • Làm cổ bàng quang bị kéo lên cao trên khớp vệ
  • Làm thay đổi đường kính cụt – hạ vệ
Câu 64: Hiện tượng nào dưới đây không do tác dụng của cơn co tử cung trong chuyển dạ gây ra về phía thai nhi:
  • Hiện tượng thay đổi nhịp tim thai
  • Hiện tượng uốn khuôn
  • Hiện tượng sa chi
  • Hiện tượng thành lập bướu huyết thanh
Câu 65: Thay đổi nào không xảy ra trong chuyển dạ:
  • Lượng máu mất trung bình < 300ml khi sổ rau
  • Nhịp thở chậm khi có cơn co
  • Mạch tăng lên khi có cơn co
  • Cổ tử cung đã xóa hết khi mở 4 cm
  • Niệu đạo ngắn lại nên lỗ bàng quang bị kéo xuống
Câu 66: Một thai phụ có thai 3 tháng cuối, đau bụng từng cơn vùng hạ vị, có thể là biểu hiện của các bệnh sau, NGOẠI TRỪ:
  • Viêm đại tràng co thắt
  • Cơn đau của sỏi niệu quản
  • Xoắn ruột, tắc ruột
  • Chuyển dạ
  • Viêm dạ dày
Câu 67: Trong chuyển dạ, tốc độ xoá mở cổ tử cung phụ thuộc vào các yếu tố sau, NGOẠI TRỪ:
  • Cơn co tử cung
  • Đầu ối đè vào cổ tử cung nhiều hay ít
  • Ngôi thai
  • Vị trí cổ tử cung
  • Mật độ cổ tử cung
Câu 68: Theo chuẩn Quốc gia Việt nam tuổi thai tối thiểu của một cuộc chuyển dạ đẻ non bằng:
  • 20 tuần
  • 22 tuần
  • 28 tuần
  • 30 tuần
  • 36 tuần
Câu 69: Ở giai đoạn đầu tiên của chuyển dạ, số cơn co tử cung trong 10 phút, trung bình là:
  • 1 cơn co
  • 2 cơn co
  • 3 cơn co
  • 4 cơn co
  • 5 cơn co
Câu 70: Ở giai đoạn rặn đẻ số cơn co tử cung trong 10 phút thường là:
  • 2 cơn
  • 3 cơn
  • 4 cơn
  • 5 cơn
  • 6 cơn
Câu 71: Khi cổ tử cung mở 2 cm, theo dõi sau 10 phút, tần số cơn co nào sau đây đã được coi là cường tính
  • 1 cơn
  • 2 cơn
  • 3 cơn
  • 4 cơn
  • 5 cơn
Câu 72: Chuyển dạ đẻ đủ tháng là chuyển dạ đẻ xảy ra ở tuổi thai:
  • 22- 28 tuần
  • 28- 36 tuần.
  • 38 - 42 tuần.
  • > 42 tuần.
Câu 73: Đẻ non là chuyển dạ đẻ xảy ra ở tuổi thai:
  • 20- 22 tuần
  • 22- 37 tuần .
  • 37 - 41 tuần .
  • > 42 tuần.
Câu 74: Thời gian chuyển dạ trung bình ở người con so là:
  • 8 – 12 giờ.
  • 12 – 16 giờ.
  • 16 – 24 giờ.
  • 24 – 26 giờ.
Câu 75: Dấu hiệu nào sau đây ÔNG PHẢI là dấu hiệu của chuyển dạ bình thường:
  • Đau bụng từng cơn
  • Ra dịch hồng âm đạo.
  • Ra huyết đỏ tươi.
  • Ra dịch nhầy âm đạo
Câu 76: *. Ra dịch nhầy âm đạo khi chuyển dạ là do:
  • Tiết dịch nhầy âm đạo.
  • Đoạn dưới thành lập.
  • Xoá mở cổ tử cung, nút nhầy cổ tử cung bật ra.
  • Dịch ối chảy ra lẫn dịch tiết âm đạo
Câu 77: Đoạn dưới tử cung khi thành lập hoàn toàn có độ dài:
  • 8 cm
  • ≈10 cm
  • 12 cm
  • 14 cm
Câu 78: Cơn co tử cung được khởi phát từ:
  • Thần kinh trung ương
  • Thần kinh tuỷ sống
  • Đám rối thần kinh hạ vị.
  • Hạch thần kinh nằm trong cơ tử cung.
Câu 79: Những câu sau về giải phẫu đoạn dưới tử cung đều đúng, NGOẠI TRỪ:
  • Phúc mạc bám lỏng lẻo vào lớp cơ tử cung
  • Có 3 lớp cơ.
  • Là phần mỏng nhất
  • Lớp niêm mạc mỏng.
Câu 80: Hiện tượng xoá mở cổ tử cung ÔNG phụ thuộc vào yếu tố nào:
  • Loại đầu ối
  • Cơn co tử cung
  • Tình trạng cổ tử cung.
  • Sức rặn của thai phụ.
Câu 81: Chọn câu SAI khi nói về điều kiện thành lập bướu thanh huyết:
  • Có chuyển dạ
  • Ngôi lọt
  • Có hiện tượng chồng khớp.
  • Sau một thời gian vỡ ối nhất định.
Câu 82: Tất cả những câu sau nói về ưu điểm phẫu thuật mổ lấy thai qua đoạn dưới so với mổ thân tử cung lấy thai đều đúng, NGOẠI TRỪ:
  • Lớp phúc mạc dễ bóc tách có thể che phủ được vết mổ.
  • Dễ lấy thai.
  • Ít gây chẩy máu.
  • Sẹo mềm.
Câu 83: Chọn câu hợp lý nhất về thời gian trung bình của một cuộc chuyển dạ sinh con so:
  • Giai đoạn 1 : 12 giờ - Giai đoạn 2 : 80 phút - Giai đoạn 3 : 30 phút
  • Giai đoạn 1 : 4 giờ - Giai đoạn 2 : 20 phút - Giai đoạn 3 : 5 phút
  • Giai đoạn 1 : 6 giờ - Giai đoạn 2 : 80 phút - Giai đoạn 3 : 5 phút
  • Giai đoạn 1 : 4 giờ - Giai đoạn 2 : 20 phút - Giai đoạn 3 : 20 phút
  • Giai đoạn 1 : 12 giờ - Giai đoạn 2 : 40 phút - Giai đoạn 3 : 10 phút
Câu 84: Áp lực trong buồng tử cung khi có cơn co chuyển dạ vào khoảng:
  • 8 - 10mmHg
  • 20 - 40mmHg
  • 10 - 20mmHg
  • 50 - 80mmHg
  • 100 - 120mmHg
Câu 85: Ở người con rạ, thời gian sổ thai trung bình bao lâu thì được xem là sinh lý:
  • 15 phút
  • 45 phút
  • 30 phút
  • 60 phút
  • 90 phút
Câu 86: Chọn câu đúng nhất khi nói về thời gian tối đa cho phép giai đoạn III (giai đoạn bong và sổ rau).
  • Giai đoạn sổ rau kéo dài 15  30 phút
  • Giai đoạn sổ rau kéo dài 1 giờ.
  • Giai đoạn sổ rau có thể chờ cho đến khi rau sổ không cần can thiệp nếu không chảy máu.
  • Giai đoạn sổ rau từ khi sổ thai đến khi rau sổ tối đa 1 giờ.
  • Giai đoạn sổ rau xảy ra nhờ cơn co tử cung và cơn co thành bụng.
Câu 87: Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến điều hoà tổng hợp prostaglandin:
  • Oestrogen
  • Progesterone
  • Màng rụng
  • Yếu tố về thai
  • Cathecholamine
Câu 88: Cơn co tử cung trong chuyển dạ có các tác dụng sau, NGOẠI TRỪ:
  • Thúc đẩy thai về phía đoạn dưới tử cung
  • Làm giãn đoạn dưới
  • Thành lập đầu ối
  • Làm xoá mở cổ tử cung
  • Gây cao huyết bệnh lý
Câu 89: Trong chuyển dạ, yếu tố nào sau đây có ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhiều nhất?
  • Cơn co tử cung
  • Tình trạng ối chưa vỡ
  • Tình trạng ối vỡ
  • Tư thế của mẹ
  • Tình trạng nhau thai.
Câu 90: Giảm lưu lượng máu tử cung - rau thường gặp trong các tình huống sau, NGOẠI TRỪ:
  • Tăng thông khí phổi
  • Tư thế nằm ngửa
  • Gây tê ngoài màng cứng
  • Cơn co tử cung
  • Sử dụng thuốc an thần.
Câu 91: Yếu tố nào sau đây có vai trò cơ bản nhất để đóng ống ARANTIUS
  • Đóng ống động mạch
  • Đóng lỗ Botal
  • Sự thông khí phổi
  • Máu chứa nhiều oxy
  • Cắt đứt tuần hoàn rau thai.
Câu 92: Trong khi chuyển dạ, trương lực cơ bản của tử cung thay đổi từ:
  • 12-13 mmHg
  • 20-25 mmHg
  • 25-30 mmHg
  • 30-35 mmHg
  • >35 mmHg
Câu 93: Trong chuyển dạ nội tiết tố nào không ảnh hưởng đến sự điều hoà cơn co tử cung
  • Osetrogen
  • Progesteron
  • Oxytoxine
  • Protagladin
  • Prolactin
Câu 94: Sự hình thành đoạn dưới tử cung trong thai kỳ xảy ra vào thời điểm nào:
  • 5 tháng đầu của thai nghén
  • Tháng thứ 7
  • Tháng thứ 8
  • Cuối thời kỳ thai nghén của con so, bắt đầu chuyển dạ ở con rạ.
  • Trong giai đoạn xoá mở CTC.
Câu 95: Trong chuyển dạ yếu tố nào sau đây không gây rối loạn huyết động:
  • Tăng thông khí phổi
  • Tư thế nằm ngửa
  • Tư thế nằm nghiêng trái
  • Cơn co tử cung mạnh
  • Gây tê ngoài màng cứng
Câu 96: Trong các câu dưới đây, hãy chỉ ra câu nào là SAI:
  • Sản xuất Prostaglandine PGF2 α tăng từ từ trong quá trình thai nghén
  • Prostaglandine được tổng hợp bởi cơ tử cung.
  • Sự tổng hợp Prostaglandine PGF2 α được kích thích thích bởi HPL rau thai.
  • Sự thiếu Oxy trong quá trình chuyển dạ tăng tổng hợp PGF2 α
  • Prostaglandine có tác dụng làm chín muồi cổ tử cung
Câu 97: Chọn một câu đúng nhất trong những câu sau về nguyên nhân gây ra chuyển dạ:
  • Chuyển dạ xảy ra là do sự căng quá mức của cơ tử cung
  • Nguyên nhân chính gây ra chuyển dạ là sự giảm đột ngột của 2 nội tiết Estrogen và Progesteron
  • Các chất Prostaglandin có vai trò chính gây ra chuyển dạ
  • Các chất Prostaglandin có vai trò cơ bản trong một chuỗi các cơ chế gây chuyển dạ
Câu 98: Hãy chọn ra câu SAI về tính chất đau của cơn co tử cung trong chuyển dạ:
  • Cảm giác đau nhiều hay ít khác nhau ở từng sản phụ
  • Cơ chế gây ra đau của cơn co chuyển dạ còn chưa hoàn toàn rõ
  • Cơn co ở pha tích cực gây đau nhiều hơn cơn co ở pha tiềm tàng
  • Sau khi sổ thai xong tác dụng gây đau của cơn co không còn nữa
Câu 99: Câu nào dưới đây là SAI về hiện tượng xoá mở cổ tử cung và thành lập đoạn dưới tử cung:
  • Thời điểm thành lập đoạn dưới tử cung không khác nhau giữa người con so và người con rạ
  • Hiện tượng xoá mở cổ tử cung khác nhau giữa con so và con rạ
  • Ở người con so xoá xong cổ tử cung mới mở
  • Ở người con rạ cổ tử cung vừa xoá vừa mở
Câu 100: Hiện tượng nào dưới đây không do tác dụng của cơn co tử cung trong chuyển dạ gây ra đối với phần phụ của thai:
  • Làm thành lập đầu ối
  • Làm ối vỡ non
  • Làm bong rau
  • Làm sổ rau và màng rau
Câu 101: Trong chuyển dạ, hậu quả của rối loạn giảm cơn co tử cung là:
  • Cổ tử cung xóa mở chậm
  • Ối vỡ non
  • Băng huyết
  • Thai suy
  • Mẹ sức rặn yếu
Câu 102: Câu nào dưới đây không có trong các dấu hiệu để chẩn đoán chuyển dạ:
  • Đau bụng từng cơn tăng dần
  • Ra nhày hồng âm đạo
  • Khám thấy ngôi thuận
  • Khám thấy cổ tử cung ngắn dần
  • Đầu ối đã thành lập
Câu 103: Khi cổ tử cung mở được 3cm với thời gian nào sau đây thì được đánh giá là giai đoạn Ia kéo dài và cần phải được xử trí:
  • 6 giờ
  • 7 giờ
  • 8 giờ
  • 10 giờ
  • 12 giờ
Câu 104: Chọn câu đúng nhất để ghép với câu sau khi định nghĩa chuyển dạ: chuyển dạ đẻ là một quá trình:
  • Đau bụng từng cơn, tăng dần
  • Cơn co tử cung, mau dần, mạnh dần
  • Có sự xoá mở cổ tử cung
  • Có sự hình thành đoạn dưới và đầu ối
  • Xóa mở cổ tử cung , thai và phần phụ của thai được đưa ra khỏi buồng tử cung, qua đường âm đạo
Câu 105: Những câu sau về tính chất cơn co tử cung trong chuyển dạ đều đúng, NGOẠI TRỪ. Trong chuyển dạ cơn co tử cung tăng dần về:
  • Cường độ
  • Thờigian
  • Trương lực cơ bản.
  • Hiệu lực.
Câu 106: Mornitoring sản khoa( CTG) cho phép theo dõi:
  • Cơn co tử cung và tình trạng người mẹ trong chuyển dạ.
  • Tim thai và tình trạng người mẹ trong chuyển dạ.
  • Cơn co tử cung, tim thai và ảnh hưởng của cơn co tử cung đến tim thai.
  • Cơn co tử cung và tim thai.
Câu 107: Đầu ối thành lập khi:
  • Có cơn co tử cung.
  • Ngôi thai tỳ vào cổ tử cung
  • Cơn co tử cung làm bong màng ối ở cực dưới.
  • Đoạn dưới thành lập.
Câu 108: Trong chuyển dạ khi khám thấy cơn co tử cung tần số 4, cổ tử cung mở 9 - 10 cm, sản phụ đau bụng nhiều, có cảm giác mót rặn. Sản phụ đang chuyển dạ giai đoạn:
  • Giai đoạn Ia
  • Giai đoạn Ib
  • Giai đoạn II.
  • Giai đoạn III.
Câu 109: Các câu sau về đặc tính cơn co tử cung trong chuyển dạ đều đúng, NGOẠI TRỪ:
  • Gây đau.
  • Cư¬ờng độ đều khắp mọi nơi trên tử cung.
  • Giúp đoạn dư¬ới tử cung đư¬ợc thành lập.
  • Giúp cổ tử cung xoá mở
Câu 110: Đơn vị Monte Video là:
  • Số cơn co tử cung trong 10 phút
  • Số cơn co tử cung trong 1 phút nhân với cường độ cơn co.
  • Cường độ cơn co nhân với thời gian để có 10 cơn co
  • Số cơn co có cường độ trên 50mmHg trong 10 phút
  • Số cơn co tử cung trong 10 phút nhân với cường độ cơn co
Câu 111: Khi theo dõi chuyển dạ, cần phải đo ít nhất 3 cơn co liên tiếp là để:
  • Đánh giá mức độ tiến triển dần theo thời gian của cơn co chuyển dạ.
  • Đánh giá được mức độ đều đặn và nhịp nhàng của cơn co chuyển dạ
  • Đánh giá mức độ co trung bình vì mỗi cơn có thể khác nhau về thời gian co và thời gian nghỉ
  • a và b đúng
  • a và c đúng
Câu 112: Tất cả các câu sau đây về nguyên nhân gây đau của cơn co tử cung chuyển dạ đều đúng, NGOẠI TRỪ:
  • Khi có cơn co, tử cung bị thiếu dưỡng khí nên gây đau
  • Khi có cơn co, tử cung chèn ép các hạch thần kinh tại lớp cơ gây đau
  • Khi có cơn co, áp lực trong buồng tử cung tăng gây đau
  • Khi có cơn co, cổ tử cung mở lớn gây đau
  • Khi có cơn co, lớp phúc mạc bên ngoài căng gây đau
Câu 113: Sự sản xuất prostaglandin trong thai kỳ đạt tỷ lệ cao nhất vào thời điểm:
  • Trong 3 tháng đầu
  • Trong 3 tháng giữa
  • Trong 3tháng cuối
  • Bắt đầu chuyển dạ
  • Trong thời kỳ hậu sản
Câu 114: Lúc cực điểm của cơn co tử cung, tuần hoàn rau - thai gián đoạn trong khoảng thời gian:
  • 15 -60 giây
  • 10 giây
  • 2 phút
  • 3 phút
  • 4 phút
Câu 115: Chuyển dạ bình thường phụ thuộc vào những yếu tố nào sau đây, chọn câu trả lời đúng:
  • Phụ thuộc vào mẹ
  • Phụ thuộc vào thai nhi
  • Phụ thuộc vào rau thai
  • Phụ thuộc vào dây rốn
  • Phụ thuộc vào mẹ, cơn co tử cung, thai, rau
Câu 116: Khi có tình trạng giảm oxy trong máu thai nhi, người ta nhận thấy thai có các tình trạng sau, chon câu SAI:
  • Tăng huyết áp động mạch
  • Hạ huyết áp động mạch
  • Giảm tần số tim
  • Phân bố lại lưu lượng máu riêng cho từng vùng
  • Tăng nhu động ruột.
Câu 117: Sự đóng lỗ Botal của tim trẻ sơ sinh nhờ vào các điểm sau, NGOẠI TRỪ:
  • Sự thông khí phổi
  • Tăng dung lượng máu tới phổi
  • Tăng lưu lượng máu tĩnh mạch về nhĩ trái
  • Giảm lưu lượng máu tĩnh mạch về nhĩ trái
  • Áp lực nhĩ trái lớn hơn nhĩ phải.
Câu 118: Sự đóng ống động mạch của trẻ sơ sinh nhờ vào các điểm sau, NGOẠI TRỪ:
  • Cắt đứt tuần hoàn rau - thai
  • Tăng sức cản ngoại vi
  • Đảo ngược shunt ống động mạch
  • Máu giảm lượng oxy
  • Máu chứa nhiều oxy
Câu 119: Trong chuyển dạ, khi xuất hiện cơn co tử cung, lưu lượng máu trong động mạch tử cung giảm khoảng:
  • 30%
  • 40%
  • 50%
  • 60%
  • 70%
Câu 120: Trong khi sổ thai: nhịp độ và cường độ cơn co tử cung tăng, tuần hoàn động mạch tử cung và hồ huyết bị gián đoạn dẫn đến:
  • Hạ thấp PO2 và tăng PCO2
  • Hạ thấp PCO2 và tăng PO2
  • Hạ thấp PO2 và PCO2
  • Tăng PO2 và tăng PCO2
  • PO 2và PCO 2giữ mức ổn định
Câu 121: Ở người con so, trong pha hoạt động của chuyển dạ, cổ tử cung mở trung bình:
  • 1cm/1h
  • 2cm/1h
  • 3cm/1h
  • 4cm/1h
  • 5cm/1h
Câu 122: Trong các câu sau, hãy chỉ câu SAI:
  • Trong chuyển dạ trương lực cơ bản thay đổi từ 12-13mmHg
  • Tư thế nằm nghiêng trái làm giảm trương lực cơ bản
  • Cường độ tổng thể cơn go tử cung trong chuyển dạ là 35-50mmHg
  • Trong chuyển dạ tư thế nằm nghiêng trái tăng cường độ của cơn go tử cung 10mmHg
  • 1mmHg = 0,133KPa
Câu 123: Trong các câu sau, hãy chỉ ra câu nào là ĐÚNG:
  • Lúc cực điểm của cơn co tử cung tuần hoàn rau thai gián đoạn 15 - 60giây
  • Lưu lượng động mạch tử cung hạ thấp 30% trong cơn co tử cung
  • Người ta quan sát thấy có hiện tượng giảm Oxy với cơn co tử cung bình thường về cường độ và tần số khi có suy thai
  • Khi sổ thai áp lực buồng ối tăng, nhưng tuần hoàn động mạch tử cung được duy trì
  • Lưu lượng động mạch tử cung giảm 30% trong cơn co tử cung và có hiện tượng giảm ôxy máu thai nhi với cơn co tử cung bình thường.
Câu 124: Điểm nào sau đây không quan sát thấy ở thai có tình trạng giảm Oxy:
  • Hạ huyết áp động mạch
  • Chậm nhịp tim thai
  • Giãn mạch não và mạch vành
  • Hủy glycogen với nhiễm toan chuyển hoá
  • Câu B, C và D đúng
Câu 125: Bình thường nhịp tim thai thay đổi như thế nào do ảnh hưởng cua cơn co tử cung:
  • Bắt đầu cơn co tim thai nhanh lên sau đó trở lại bình thường cho tới khi cơn co kết thúc
  • Bắt đầu cơn co tim thai chậm lại rồi nhanh lên và trở lại bình thường khi hết cơn co
  • Bắt đầu cơn co tim thai nhanh lên rồi chậm lại và trở về bình thường khi hết cơn co
  • Bắt đầu cơn co tim thai bình thường rồi nhanh lên khi cơn co đạt cường độ cao nhất và trở lại bình thường khi hết cơn co
Câu 126: Trong chuyển dạ có thể gặp những loại đầu ối nào, NGOẠI TRỪ:
  • Ối chưa thành lập
  • Ối phồng
  • Ối dẹt
  • Ối hình quả lê
Câu 127: Trong chuyển dạ bình thường, thai nhi có thay đổi như sau, chọn câu SAI:
  • Hiện tượng chồng khớp
  • Thành lập bướu thanh huyết
  • Được đẩy từ buồng tử cung ra ngoài
  • Bài tiết phân su
  • Nhịp tim thai thay đổi sinh lý theo cơn co
Câu 128: Cơn co tử cung trong chuyển dạ gây cảm giác đau cho sản phụ khi áp lực đạt tới:
  • 10 – 20 mmHg.
  • 20 – 25 mmHg.
  • 25 – 30 mmHg.
  • 30 – 35 mmHg.
Câu 129: Điều nào sau đây ÔNG PHẢI là dấu hiệu thực thể của cơn co tử cung:
  • Cơn co xuất hiện nhịp nhàng, đều đặn.
  • Cơn co tử cung tăng dần về cường độ và thời gian.
  • Đau bụng từng cơn, đau ngày càng tăng và khoảng cách giữa các cơn đau ngắn lại dần.
  • Đo cơn co bằng tay thấy xuất hiện ít nhất 2 - 3 cơn trong 10 phút, cơn co kéo dài ít nhất 20 giây.
Câu 130: Điều nào sau đây ÔNG ĐÚNG về dấu hiệu của chuyển dạ:
  • Cơn co tử cung đều đặn, gây đau.
  • Ngôi thai đã lọt.
  • Cổ tử cung xoá, mở
  • Thành lập đầu ối.
Câu 131: Vào giai đoạn rặn sổ, phải theo dõi tim thai:
  • 30 phút nghe 1 lần.
  • 15 phút nghe 1 lần
  • 5 phút nghe 1 lần
  • Nghe sau khi kết thúc mỗi cơn rặn.
Câu 132: Chọn tình huống thường xảy ra nhất :Khi tuổi thai > 38 tuần, thai phụ thấy ra chất nhầy có màu hồng, có thể nghĩ đến:
  • Dấu hiệu của rau tiền đạo bám thấp.
  • Dấu hiệu của chuyển dạ.
  • Dấu hiệu của rau bong non.
  • Dấu hiệu của thai chết lưu.
Câu 133: Đầu ối được thành lập vào thời điểm:
  • Từ tuần thứ 36 của thai kỳ.
  • Từ tuần thứ 38 của thai kỳ.
  • Khi tiền chuyển dạ.
  • Khi bắt đầu chuyển dạ
Câu 134: Điều nào sau đây đúng trong sự xóa mở cổ tử cung ở người con so:
  • Xóa xong mới mở
  • Vừa xóa vừa mở
  • Mở xong mới xóa
  • Không xóa chỉ mở
Câu 135: Giai đoạn sổ thai trung bình ở người con so là:
  • 20 phút
  • 30 phút
  • 40 phút
  • 60 phút
Câu 136: Một thai phụ mang thai con so, tuổi thai 40 tuần khám ghi nhận: cơn co tử cung 1 cơn co trong 10 phút, đau nhe theo cơn co, tim thai 150 lần/phút, cổ tử cung chưa xoá mở, bạn có thể làm những việc sau, NGOẠI TRỪ:
  • Giải thích và cho chị ấy nhập phòng đẻ.
  • Giải thích và cho chị ấy về nhà.
  • Cho nằm lưu lại phòng khám theo dõi, chờ 6 giờ sau quyết định.
  • Cho vào phòng tiền sản theo dõi với chẩn đoán: tiền chuyển dạ.
Câu 137: Chất nhầy được tống xuất vào âm đạo khi chuyển dạ là dịch tiết từ:
  • Biểu mô lát của âm đạo.
  • Biểu mô lát của cổ tử cung.
  • Biểu mô tuyến của ống cổ tử cung.
  • Ngoại sản mạc.
Câu 138: Thời điểm khám để xác định đầu ối dễ nhất là:
  • Khi cổ tử cung đã mở
  • Trong cơn co tử cung
  • Ngoài cơn co tử cung
  • Thấy nước ối chảy ra
Câu 139: Để hạn chế nhiễm khuẩn do thăm khám âm đạo, trong một cuộc chuyển dạ số lần khám âm đạo chỉ nên giới hạn:
  • 3 lần
  • 5 lần
  • 10 lần
  • Không có giới hạn
Câu 140: Khi phát hiện nhịp tim thai trên 160 lần/phút hoặc dưới 110 lần/phút trong khoảng thời gian trên 10 phút thì:
  • Thai có thể ngạt nặng.
  • Thai có nguy cơ nhiễm toan
  • Thai có thể tử vong.
  • Thai chưa có biểu hiện suy
Câu 141: Thai phụ 28 tuổi, Para 1.0.2.1 (đẻ thường con 3000g, khoẻ), thai lần này 39 tuần, đến BV khám vì đau bụng dưới. Khám thấy toàn trạng bình thường, cơn co tử cung trên Monitoring khoảng 10 phút có 1 cơn co, tim thai 150 lần/phút, cổ tử cung còn dài, hé mở lỗ ngoài, lỗ trong đóng kín, con ước 3100g - 3200g. Sổ khám thai của chị cách đây 3 ngày có kết quả tương tự. Chị ấy thấy khó chịu và muốn sinh ngay. Chẩn đoán của bạn là gì:
  • Chuyển dạ đang tiến triển tốt.
  • Chuyển dạ kéo dài.
  • Chưa rõ chuyển dạ.
  • Giai đoạn 1 của chuyển dạ.
Câu 142: Chọn một câu SAI về tình trạng ối trong chuyển dạ:
  • Trong quá trình chuyển dạ, màu sắc nước ối có thể thay đổi.
  • Đang theo dõi chuyển dạ mà ối vỡ, phải khám lại ngay xem có sa dây rau hay không.
  • Ốí vỡ sớm làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.
  • Dựa vào số lượng nước ối chảy ra khi vỡ để chẩn đoán chắc chắn thiểu ối.
Câu 143: Thời gian trung bình của cuộc chuyển dạ ở người con so vào khoảng:
  • 8 - 12 giờ
  • 12 - 16 giờ
  • 16 - 20 giờ
  • 16 - 24 giờ
Báo lỗi
Nếu có bất kì vấn đề nào về đề thi, vui lòng liên hệ với các bộ phận thông qua các hình thức sau
Số điện thoại: 0368.201.788
Email: contact@123job.vn
Chat trực tuyến: Chat với hỗ trợ

Sản Y4 VUTM - Chẩn đoán ngôi, thế, kiểu thế của thai - Sinh lý sự chuyển dạ

Mã quiz
573
Số xu
5 xu
Thời gian làm bài
107 phút
Số câu hỏi
143 câu
Số lượt làm bài
0 lượt
Bắt đầu làm bài
Lưu tin Hủy lưu
Thông tin đề thi
Chủ đề
Y khoa
Mọi người cũng test
Sản Y4 VUTM - Đẻ khó cơ giới
107 câu 80 phút 0 lượt thi
Sản Y4 VUTM - Chảy máu sau sinh
96 câu 72 phút 0 lượt thi
Sản Y4 VUTM - Rau bong non
63 câu 47 phút 0 lượt thi
Sản Y4 VUTM - Chửa trứng
52 câu 39 phút 0 lượt thi
Sản Y4 VUTM - Dọa sảy thai, sảy thai
55 câu 41 phút 0 lượt thi
Sản Y4 VUTM - Khối u buồng trứng
73 câu 55 phút 0 lượt thi
Sản Y4 VUTM - Thai lưu
70 câu 53 phút 0 lượt thi
Chia sẻ đề thi
Sao chép đường dẫn
Chia sẻ qua mạng xã hội

Đề thi trắc nghiệm mới nhất

40 câu hỏi
0 lượt đã test
30 phút
Miễn phí
Xem trước
35 câu hỏi
0 lượt đã test
26 phút
Miễn phí
Xem trước
69 câu hỏi
0 lượt đã test
52 phút
4 xu
Xem trước
150 câu hỏi
0 lượt đã test
113 phút
6 xu
Xem trước
99 câu hỏi
0 lượt đã test
74 phút
5 xu
Xem trước