Câu 1:
Tất cả những câu sau đây về sẩy thai đều đúng, NGOẠI TRỪ:
- Gọi là sẩy thai khi trọng lượng thai nhi tống xuất ra ngoài <500 gr.
- Xuất độ sẩy thai sớm cao hơn so với sẩy thai muộn.
- Giao hợp trong lúc có thai là một nguyên nhân chính gây sẩy thai.
- Hiệu quả điều trị dọa sẩy với progesterone chưa được kiểm chứng.
Câu 2:
Gọi là sẩy thai sớm khi thai bị sẩy vào thời điểm nào?
- Trước tuần lễ vô kinh thứ 10.
- Trước tuần lễ vô kinh thứ 12.
- Trước tuần lễ vô kinh thứ 14.
- Trước tuần lễ vô kinh thứ 20.
Câu 3:
Điều nào sau đây ÔNG gây tăng tỉ lệ sẩy thai:
- Mẹ lớn tuổi.
- Mẹ có u xơ tử cung.
- Tử cung nhi hóa.
- Khung chậu hẹp.
Câu 4:
Sẩy thai liên tiếp nguyên nhân thường do:
- Mẹ bị sang chấn
- Mẹ bị lao phổi.
- Đa thai
- Bất thường nhiễm sắc thể ở thai.
Câu 5:
Ngoài thai kỳ, hở eo tử cung được chuẩn đoán khi đút lọt que Hegar số mấy qua cổ tử cung dễ dàng:
Câu 6:
Nguyên nhân nào sau đây ít nguy cơ gây sảy thai nhất:
- Tử cung kém phát triển
- Hở eo tử cung
- Tử cung đôi
- U xơ tử cung dưới thanh mạc có cuống.
Câu 7:
Nguyên nhân sảy thai nào sau đây không điều trị được:
- U xơ tử cung
- Hở eo tử cung
- Rối loạn nhiễm sắc thể
- Nhiễm trùng cấp tính
Câu 8:
Biện pháp nào sau đây quan trọng nhất trong điều trị doạ sẩy thai:
- Thuốc giảm cơn co tử cung.
- Nghỉ ngơi tuyệt đối.
- Nội tiết progesteron.
- Chế độ ăn tránh táo bón.
Câu 9:
Triệu chứng nào sau đây không gặp trong doạ sẩy thai:
- Ra máu âm đạo ít một.
- Tức bụng dưới.
- Cổ tử cung đóng kín.
- Dấu hiệu con quay.
Câu 10:
Xét nghiệm bắt buộc trước khi khâu vòng cổ tử cung là:
- HBsAg.
- Siêu âm.
- HIV.
- Phiến đồ âm đạo nội tiết.
Câu 11:
Theo định nghĩa sảy thai, thai và rau bị tống ra khỏi buồng tử cung ở tuổi thai là:
- < 24 tuần.
- < 22 tuần.
- < 26 tuần
- < 28 tuần
Câu 12:
Hở eo tử cung do các nguyên nhân sau, NGOẠI TRỪ:
- Do nong cổ tử cung không đúng kỹ thuật.
- Do rách cổ tử cung ở lần sinh trước.
- Do phẫu thuật bóc nhân xơ tử cung.
- Do cắt đoạn hay khoét chóp cổ tử cung.
Câu 13:
Phương pháp có giá trị nhất để phân biệt ra máu âm đạo do doạ xảy thai và do tổn thương đường sinh dục là:
- Siêu âm hai chiều.
- Thăm âm đạo bằng tay.
- Đặt mỏ vịt quan sát.
- Khai thác bệnh sử
Câu 14:
Cách phân biệt nhanh nhất giữa doạ sẩy thai và chửa trứng là dựa vào:
- Siêu âm.
- Chụp X quang tử cung không chuẩn bị.
- Chụp X quang tử cung có chuẩn bị.
- Định lượng hCG.
Câu 15:
Sẩy thai tái phát ở 3 tháng giữa thai kỳ với đặc điểm xảy ra rất nhanh gợi ý đến chẩn đoán nào sau đây?
- Bất thường của trứng thụ tinh.
- U xơ tử cung.
- Bệnh cường giáp của mẹ.
- Hở eo tử cung.
Câu 16:
Một phụ nữ sẩy thai đã 3 tuần rong huyết dai dẳng. Khám thấy cổ tử cung đóng, thân tử cung hơi to. Việc nào cần thực hiện nào dưới đây?
- Chọc dò cùng đồ sau.
- Chụp buồng tử cung-vòi trứng có cản quang.
- Siêu âm vùng chậu.
- Nội soi ổ bụng.
Câu 17:
Một phụ nữ có thai 8 tuần, ra huyết từ buồng tử cung, xét nghiệm nào sau đây ÔNG cần thiết:
- Chorionic gonadotropin.
- Estriol trong huyết thanh.
- Progesterone trong huyết thanh.
- Siêu âm.
Câu 18:
Đối với một phụ nữ bị sẩy thai liên tiếp từ 3 lần trở lên, chọn câu SAI:
- Nguy cơ sẩy thai cho thai kỳ sau là khoảng 30%.
- Nếu thai kỳ sau dưỡng được, nguy cơ đẻ non gia tăng.
- Nên làm nhiễm sắc đồ cho cả hai vợ chồng.
- Bơm tinh trùng là giải pháp giúp dưỡng thai thành công.
Câu 19:
Triệu chứng lâm sàng của sẩy thai thực sự là:
- Đau bụng từng cơn vùng hạ vị.
- Ra máu âm đạo nhiều, máu loãng lẫn máu cục
- Cổ tử cung hé mở hoặc đút lọt ngón tay
- Cổ tử cung có hình con quay và nhìn thấy rau và tổ chức thai thập thò
Câu 20:
Trong các bệnh nhiễm trùng sau đây bệnh nào có ít nguy cơ gây sẩy thai trong 3 tháng đầu?
- Sốt rét cấp tính
- Nhiễm Toxoplasma
- Giang mai
- Thương hàn
Câu 21:
Chọn câu ĐÚNG: Thai dưới 8 tuần vô kinh khi sảy thai thì thường là:
- Sẩy trọn bọc
- Thai ra rồi rau ra
- Thai ra, ngoại sản mạc ra, rau ra.
- Thai ra, rau và màng rau ra.
Câu 22:
Nội tiết được lựa chọn trong điều trị doạ sẩy thai:
- Progesteron tổng hợp.
- Estrogen thiên nhiên
- Progesteron thiên nhiên
- Estrogen và Progesteron tổng hợp.
Câu 23:
Câu nào sau đây ĐÚNG NHẤT trong đĩnh nghĩa sảy thai:
- Thai sảy ra có trọng lượng < 500g
- Thai bị tống ra khỏi buồng tử cung trước thời điểm có thể sống được.
- Gọi là sảy thai khi tuổi thai < 28 tuần
- Gọi là sảy thai khi tuổi thai <22 tuần
Câu 24:
Điều gì quan trọng nhất trong điều trị sảy thai băng huyết:
- Nạo buồng tử cung ngay để cầm máu
- Cho thuốc co hồi tử cung sau nạo buồng tử cung
- Hồi sức tích cực, truyền dịch, truyền máu đồng thời nạo buồng tử cung.
- Kháng sinh toàn thân chống nhiễm khuẩn.
Câu 25:
Chọn một câu sai trong theo dõi và điều trị sảy thai nhiễm khuẩn:
- Điều trị kháng sinh liều cao
- Hồi sức bằng bù nước, điện giải (nếu nặng)
- Nạo kiểm tra buồng tử cung ngay
- Theo dõi nhiệt độ 3 lần/24 giờ
Câu 26:
Xét nghiệm nào dưới đây có giá trị nhất trong chẩn đoán doạ sẩy thai:
- Siêu âm và công thức máu.
- Test thử thai Quick stick và siêu âm.
- Định lượng HCG và siêu âm.
- Định lượng HCG và Progesteron.
Câu 27:
Điều trị doạ sảy thai bằng phương pháp sau, NGOẠI TRỪ:
- Điều trị giảm co tích cực
- Sử dụng phối hợp thuốc an thần
- Không cần nằm bất động trong thời gian dùng thuốc mạnh
- Bồi dưỡng bằng chế độ ăn tốt hơn, giàu chất dinh dưỡng
Câu 28:
Phương tiện giúp đánh giá tình trạng thai ở 3 tháng đầu tốt nhất là:
- Siêu âm.
- HCG định lượng.
- Doppler.
- Định lượng Eortradiol.
Câu 29:
Điều trị doạ sẩy thai 3 tháng đầu của thai kỳ là, NGOẠI TRỪ:
- Nằm nghỉ.
- Kiêng giao hợp.
- Vitamine.
- Thuốc giảm co.
Câu 30:
Một phụ nữ đến phòng cấp cứu, khám thấy thai 10 tuần, đau bụng, ra huyết âm đạo, cổ tử cung mở tổ chức thai thập thò cổ tử cung. Chẩn đoán đúng nhất là:
- Doạ sẩy thai.
- Sẩy thai khó tránh.
- Sẩy thai không hoàn toàn
- Đang sẩy thai .
Câu 31:
Dấu hiệu chắc chắn để chẩn đoán sẩy thai không có khả năng điều trị bảo tồn là:
- Đau bụng
- Ra huyết đen âm đạo.
- Tử cung nhỏ hơn so với tuổi thai.
- Cổ tử cung hình con quay.
Câu 32:
Chuyển dạ trong hở eo tử cung có các đặc điểm sau, NGOẠI TRỪ:
- Thường sảy ra vào 3 tháng đầu thai kỳ.
- Thường có ối vỡ sớm mà không có đau bụng.
- Chuyển dạ tiến triển nhanh, sinh nhanh.
- Không có dấu hiệu chết thai trước chuyển dạ.
Câu 33:
Khâu vòng cổ tử cung có những tai biến biến sau, NGOẠI TRỪ:
- Ối vỡ sớm, nhiễm trùng.
- Thai chết sau khi khâu.
- Chuyển dạ đẻ non.
- Xơ chai cổ tử cung.
Câu 34:
Triệu chứng có giá trị nhất để phân biệt giữa thể giả sẩy thai của chửa ngoài tử cung và sẩy thai là:
- Đau âm ỉ ở một hố chậu.
- Ra máu âm đạo ít một.
- Tử cung to hơn bình thường.
- Xét nghiệm tổ chức nạo có gai rau.
Câu 35:
Điều trị doạ sẩy thai thích hợp nhất bằng phương pháp sau, NGOẠI TRỪ:
- Nghỉ ngơi tuyệt đối tại giường.
- Thuốc giảm co bóp tử cung
- Truyền đạm để nâng cao thể trạng
- Thuốc an thần.
Câu 36:
Điều trị sẩy thai băng huyết tốt nhất là:
- Nạo buồng tử cung để cầm máu.
- Truyền máu.
- Truyền máu và nạo sạch tử cung
- Cắt tử cung bán phần.
Câu 37:
Điều trị sảy thai nhiễm trùng tốt nhất là:
- Cắt tử cung bán phần.
- Kháng sinh liều cao.
- Truyền máu và nạo buồng tử cung.
- Điều trị kháng sinh liều cao sau đó nạo buồng tử cung
Câu 38:
Chẩn đoán sảy thai thực sự dựa vào các triệu chứng sau, NGOẠI TRỪ:
- Định lượng HCG ( + )
- Đau bụng từng cơn ở vùng hạ vị
- Ra huyết đỏ loãng lẫn huyết cục
- Khám thấy cổ tử cung mở lỗ ngoài
Câu 39:
Chẩn đoán doạ sảy thai dựa vào các triệu chứng sau, NGOẠI TRỪ:
- Đau âm ỉ khắp bụng
- Ra huyết đỏ ở âm đạo ít một
- Cổ tử cung dài
- Đặt mỏ vịt chỉ thấy huyết từ buồng tử cung ra.
Câu 40:
Một sản phụ có tuổi thai 10 tuần ra máu âm đạo. Phương tiện cận lâm sàng nào sau đây có thể cho biết chắc chắn thai còn sống hay không?
- Định lượng HCG trong nước tiểu
- Định lượng Estradiol nước tiểu
- Xét nghiệm chỉ số nhân đông, ái toan
- Siêu âm
Câu 41:
Khâu eo tử cung ở phụ nữ có thai bị hở eo tử cung khi tuổi thai mấy tuần:
Câu 42:
Chọn câu ĐÚNG về điều trị dọa sẩy thai
- Tránh giao hợp ít nhất là 2 tuần sau khi ngưng ra máu
- Dùng Progesteron tự nhiên nhằm giảm co bóp tử cung
- Dùng thuốc giảm co loại beta- mimetic
- Cho nằm nghỉ ngơi, dùng vitamin
Câu 43:
Nguy cơ gây dị dạng thai nhi do thuốc xảy ra nhiều nhất ở giai đoạn nào của thai kỳ
- 02 tuần đầu sau thụ tinh
- 08 tuần đầu sau thụ tinh
- 03 tháng giữa
- 03 tháng cuối
Câu 44:
Chống chỉ định khâu vòng eo tử cung trong trường hợp nào sau đây:
- Hở eo tử cung do nguyên nhân bẩm sinh.
- Bệnh nhân có tiền căn nạo thai nhiều lần.
- Có cơn co tử cung nhẹ.
- Cổ tử cung đã hở rộng hơn 1 ngón tay.
Câu 45:
Sẩy thai sớm chiếm tỷ lệ:
- 5% các thai kỳ
- 10% các thai kỳ
- 15% các thai kỳ
- 20% các thai kỳ
Câu 46:
Tỷ lệ sảy thai do rối loạn nhiễm sắc thể là:
Câu 47:
Progesteron liều cao dùng trong trường hợp doạ sẩy có thể:
- Giúp cho phôi thai tiếp tục phát triển
- Giúp cho nhau tiếp tục hoạt động tốt
- Kích thích hoàng thể thai kỳ hoạt đông tốt hơn
- Nếu thai chết thì có thể lưu lại lâu trong buồng tử cung.
Câu 48:
Tìm câu trả lời SAI: khi sảy thai nhiễm trùng:
- Phải điều trị kháng sinh liều cao trước khi nạo buồng tử cung.
- Dễ bị thủng tử cung khi nong nạo.
- Dễ bị nhiễm khuẩn
- Cần nong, gắp nạo thai ngay để tránh nguy cơ nhiễm trùng
Câu 49:
Một phụ nữ 30 tuổi, chậm kinh 10 ngày, đã tự thử HCG (+), 2 ngày nay thấy ra máu âm đạo màu đen, ít một ngoài ra không có triệu chứng nào khác. Khám thấy cổ tử cung đóng, thân tử cung mềm, tương ứng với tuổi thai. Chẩn đoán được nghĩ đến nhiều nhất là:
- Thai chết lưu
- Dọa sảy thai
- Chửa ngoài tử cung
- Chửa trứng
Câu 50:
Tỷ lệ sẩy thai do rối loạn nhiễm sắc thể là:
Câu 51:
Xét nghiệm không cần làm đối với sẩy thai là:
- HBsAg.
- VDRL.
- Tosoplasmose.
- Mycopplasmose.
Câu 52:
Đặc điểm giải phẫu bệnh lý của sảy thai 3 - 4 tháng đầu là:
- Thai và rau bị tống ra khỏi tử cung cùng một lúc
- Thai bị tống ra khỏi tử cung sau đó là rau.
- Thai bị tống ra khỏi tử cung sau đó là rau và sản dịch
- Thai và rau bị tống ra khỏi tử cung không theo quy luật nào
Câu 53:
Một sản phụ 25 tuổi sẩy thai 3 lần, các lần sẩy thai sau tuổi thai đều lớn hơn các lần sẩy thai trước, siêu âm thì tử cung và phần phụ bình thường, chụp tử cung có cản quang không thấy bất thường gì. Theo bạn nguyên nhân sẩy thai của sản phụ này là:
- Hở eo tử cung
- Tử cung kém phát triển
- Có u xơ tử cung dưới niêm mạc
- Tử cung dị dạng
Câu 54:
Cách xử trí sẩy thai băng huyết nào sau đây SAI:
- Cho kháng sinh chờ hết sốt nạo buồng tử cung
- Hồi sức tích cực và nạo buồng tử cung cầm máu
- Dùng thuốc co hồi tử cung và cầm máu
- Kháng sinh toàn thân sau nạo từ 5 đến 7 ngày
Câu 55:
Gọi là sẩy thai sớm khi thai bị sẩy trước tuần lễ vô kinh thứ mấy:
Câu 56:
Một phụ nữ 20 tuổi đến khám vì ra máu âm đạo, ngoài ra không còn triệu chứng lâm sàng bất thường nào khác. Kinh cuối của cô ta cách đây 8 tuần. Khám thấy cổ tử cung đóng kín, thân tử cung lớn hơn bình thường, ra ít máu. Chẩn đoán được nghĩ đến nhiều nhất là:
- Dọa sẩy thai
- Thai trong ổ bụng
- Thai ngoài tử cung chưa vỡ
- Có kinh trở lại
Câu 57:
Một sản phụ 24 tuổi mất kinh 3 tháng đau bụng vùng hạ vị, ra máu âm đạo lượng ít, vào trạm y tế xã khám thấy cổ tử cung còn dài đóng kín kích thước tử cung tương ứng với tuổi thai. Hướng xử trí tại tuyến xã là, NGOẠI TRỪ:
- Nằm nghỉ tuyệt đối, ăn nhẹ chống táo bón.
- Tư vấn cho sản phụ
- Cho thuốc giảm co
- Chấm dứt thai kỳ ngay bằng nong nạo
Câu 58:
Triệu chứng ra máu điển hình của rau tiền đạo là:
- Ra máu đỏ tươi kèm với triệu chứng đau bụng ngầm.
- Ra máu đột ngột, máu bầm đen, không đau bụng.
- Ra máu đỏ tươi, tự cầm, có xu hướng tái phát nhiều lần.
- Chỉ ra máu đỏ tươi khi có cơn co chuyển dạ.
Câu 59:
Phương pháp cận lâm sàng chính xác và an toàn nhất giúp chẩn đoán rau tiền đạo là:
- Chụp X quang phần mềm.
- Chụp X quang động mạch.
- Đồng vị phóng xạ.
- Siêu âm.
Câu 60:
Chẩn đoán rau tiền đạo sau đẻ dựa vào:
- Đo diện tích bánh rau.
- Đo chiều dầy bánh rau.
- Xem sự co hồi của đoạn dưới tử cung
- Kiểm tra và quan sát màng rau.
Câu 61:
Rau tiền đạo là:
- Rau cản trở đường ra của thai nhi.
- Rau gây chảy máu khi có cơn tử cung.
- Khi rau không bám hoàn toàn vào thân tử cung, một phần hay toàn bộ bánh rau bám vào đoạn dưới tử cung.
- Bánh rau bịt kín toàn bộ cổ tử cung.
Câu 62:
Tỷ lệ nhau tiền đạo trong thai nghén là:
Câu 63:
Trên lâm sàng, rau tiền đạo chảy máu nhẹ là khi lượng máu của mẹ mất:
- < 10% thể tích máu tuần hoàn
- < 15% thể tích máu tuần hoàn
- < 20% thể tích máu tuần hoàn
- < 25% thể tích máu tuần hoàn
Câu 64:
Trên lâm sàng, rau tiền đạo chảy máu trung bình là khi lượng máu mất:
- 10-15% thể tích máu tuần hoàn
- 25-30% thể tích máu tuần hoàn
- 30-40% thể tích máu tuần hoàn
- 40-50% thể tích máu tuần hoàn
Câu 65:
Trên lâm sàng, rau tiền đạo chảy máu nặng khi lượng máu mất:
- > 15% thể tích máu tuần hoàn
- > 20% thể tích máu tuần hoàn
- > 30% thể tích máu tuần hoàn
- > 40% thể tích máu tuần hoàn
Câu 66:
Ra máu âm đạo trong rau tiền đạo, chọn câu đúng nhất:
- Luôn luôn đi kèm với cơn co tử cung
- Máu đen loãng,
- Có thể ra mấu ồ ạt gây nguy hiểm cho tính mạng của thai phụ
- Xuất hiện từ từ và chấm dứt từ từ
Câu 67:
Trong trường hợp ra máu ít, ngoài triệu chứng ra máu âm đạo, triệu chứng nào dưới đây gợi ý nhiều nhất đến chẩn đoán rau tiền đạo:
- Tim thai khó nghe hoặc không nghe thấy
- Thai phụ đau bụng quằn quại
- Nước ối có lẫn máu
- Ngôi thai cao hoặc ngôi bất thường
Câu 68:
Dựa vào những dấu hiệu sau để chẩn đoán rau tiền đạo, tìm một câu sai
- Ra máu vào 3 tháng cuối của thai kỳ
- Cổ tử cung phù nề
- Ngôi thai bất thường
- Thăm âm đạo thấy một lớp đệm dày giữa tay và ngôi thai
Câu 69:
Triệu chứng không có trong rau tiền đạo là:
- Ra máu tự nhiên
- Toàn trạng có biểu hiện thiếu máu cấp hoặc mãn
- Tim thai có biểu hiện suy
- Tử cung co cứng như gỗ
Câu 70:
Đây không phải là cơ chế chảy máu trong rau tiền đạo:
- Do quá trình hình thành đoạn dưới tử cung
- Do bánh rau và màng rau bị co kéo
- Ngôi thai chèn ép vào bánh rau
- Do một phần màng rau và bánh rau bị bong ra
Câu 71:
Rau tiền đạo là một bệnh lý sản khoa gây chảy máu ở:
- 3 tháng đầu của thời kỳ thai nghén.
- 3 tháng giữa của thời kỳ thai nghén.
- 3 tháng cuối của thời kỳ thai nghén.
- Bất kỳ thời điểm nào của thời kỳ thai nghén.
Câu 72:
Khi mép bánh rau bám sát lỗ trong cổ tử cung, đây là hình thái rau tiền đạo:
- Bám thấp.
- Bám bên.
- Bám mép.
- Bám bán trung tâm.
Câu 73:
Chẩn đoán hồi cứu rau tiền đạo, khi kiểm tra bánh rau đo khoảng cách từ lỗ màng rau đến bờ gần nhất của bánh rau là:
- 0 – 10 cm.
- 10 – 12 cm.
- 12 – 15 cm.
- 15 – 20 cm.
Câu 74:
Tất cả các câu sau đây về tính chất chảy máu trong rau tiền đạo đều đúng, ngoại trừ:
- Chảy máu tự nhiên.
- Chảy máu tái phát.
- Máu loãng không đông.
- Chảy máu tự cầm.
Câu 75:
Một thai phụ có thai 36 tuần, tự nhiên ra ít huyết màu đỏ tươi, cách xử trí tại tuyến xã là:
- Thăm khám âm đạo để xác định nguyên nhân chảy máu.
- Cho dùng thuốc cầm máu.
- Tư vấn và chuyển tuyến
- Theo dõi và điều trị tại trạm.
Câu 76:
Phương pháp chẩn đoán tiện lợi nhất trong rau tiền đạo là:
- Khám âm đạo
- Siêu âm xác định vị trí rau
- Chụp X quang buồng ối
- Chụp tĩnh mạch bằng Doppler
Câu 77:
Nguyên nhân ra huyết âm đạo hay gặp nhất ở những tháng cuối của thai kỳ:
- Vỡ tử cung
- Sanh non
- Chữa trứng
- Rau tiền đạo
Câu 78:
Liên quan đến rau tiền đạo, câu nào sau đây đúng:
- Ra máu âm đạo, kèm theo đau bụng
- Tần suất gặp không liên quan đến tuổi bà mẹ
- Ra máu lần đầu thường ở 3 tháng cuối thai kỳ
- Có liên quan đến rối loạn cao huyết áp thai kỳ
Câu 79:
Tỷ lệ tử vong của thai nhi trong rau tiền đạo là:
- 10 - 20%
- 30 - 40%
- 50 - 60%
- 70 - 80%
Câu 80:
Theo vị trí giải phẩu loại rau tiền đạo nào sau đây không có khả năng đẻđường âm đạo:
- Rau bám thấp
- Rau bám bên
- Rau bám mép
- Rau bám bán trung tâm cơ gây băng huyết sau sinh.
Câu 81:
Trong rau tiền đạo, yếu tố chính gây gia tăng tử vong và bệnh tật cho trẻ sơ sinh là:
- Suy dinh dưỡng trong tử cung.
- Non tháng.
- Thiếu máu.
- Sang chấn sản khoa.
Câu 82:
Tất cà những câu sau đây về rau tiền đạo đều đúng, NGOẠI TRỪ:
- Thể nhau tiền đạo trung tâm thường gây chảy máu trầm trọng hơn thể nhau bám thấp.
- Ngoài gây chảy máu trước sanh, còn có nguy cơ gây băng huyết sau sanh.
- Thường gặp ở các sản phụ lớn tuổi, đa sản, có tiền căn nạo thai nhiều lần.
- Nói chung, tỉ lệ sanh ngả âm đạo trong nhau tiền đạo cao hơn tỉ lệ mổ lấy thai.
Câu 83:
Chọn một câu đúng về rau tiền đạo:
- Tất cả nhau bám mép sau tuần lễ thứ 37 đề phải mổ lấy thai.
- Khám âm đạo có chống chỉ định tuyệt đối trong trường hợp nghi ngờ nhau tiền đạo.
- Nhau tiền đạo bám mặt tước nguy hiểm hơn nhiều nhau tiền đạo bám mặt sau.
- Nhau tiền đạo có thể hoàn toàn không có triệu chứng, chỉ phát hiện tình cờ bởi siêu âm.
Câu 84:
Trong nhau tiền đạo, lý do chính khiến chỉ ra máu trong 3 tháng cuối của thai kỳ là do khoảng thời gian này có đặc điểm:
- Nhau phát triển to, lan xuống đoạn dưới.
- Đoạn dưới dãn nhanh gây bong rau.
- Các xoang tĩnh mạch chỉ được thành lập vào thời điểm này.
- Thai cử động mạnh gây bong rau.
Câu 85:
Trong các thai phụ sau, người nào có nguy cơ bị rau tiền đạo cao nhất?
- 24 tuổi, para 1001, ngôi mông.
- 34 tuổi, para 3013, ngôi chỏm.
- 36 tuổi, para 6006, ngôi ngang.
- 28 tuổi, para 1011, ngôi mông.
Câu 86:
Những yếu tố thuận lợi gây rau tiền đạo, NGOẠI TRỪ:
- Đẻ nhiều lần.
- Tiền sử nạo, hút thai nhiều lần.
- Tử cung bất thường (dị dạng, u xơ).
- Thai to.
Câu 87:
Rau tiền đạo bán trung tâm là:
- Khi khám, sờ thấy cả màng ối và rau.
- Chỉ sờ thấy toàn rau, chảy máu nhiều.
- Khi thai 20 tuần, siêu âm thấy mép bánh rau cách lỗ trong cổ tử cung 3 cm.
- Kết hợp giữa B và C.
Câu 88:
Chẩn đoán rau tiền đạo khi đã chuyển dạ:
- Ra máu đỏ, máu loãng lẫn máu cục, nếu rau tiền đạo trung tâm hoặc bán trung tâm thì máu ra rất nhiều.
- Toàn trạng sản phụ suy sụp, dấu hiệu choáng.
- Sờ thấy múi rau hoặc múi rau và ối hoặc mép bánh rau.
- Kết hợp A, B, C .
Câu 89:
Xử trí rau tiền đạo khi chuyển dạ:
- Rau tiền đạo trung tâm hoàn toàn: mổ lấy thai.
- Các thể lâm sàng khác của rau tiền đạo: Bám ối, xé rộng màng ối. Nếu vẫn chảy máu thì mổ lấy thai.
- Đẻ đường âm đạo mà chảy máu phải bóc rau và kiểm soát tử cung, thuốc co tử cung. Nếu thất bại phải cắt tử cung.
- Trẻ sơ sinh cần được chăm sóc tốt.
- Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 90:
Đặc điểm của Rau tiền đạo trung tâm hoàn toàn là:
- Có chỉ định mổ lấy thai tuyệt đối.
- Bánh rau chỉ che lấp một phần lỗ trong cổ tử cung.
- Chảy máu âm đạo trong 3 tháng cuối thai kỳ.
- Thai nhi bị suy nặng.
Câu 91:
Ra máu âm đạo trong Rau tiền đạo, chọn câu đúng nhất:
- Luôn đi kèm với cơn go tử cung.
- Máu bầm đen.
- Đôi khi gây nên một tình trạng suy thai trầm trọng và chết thai.
- Xuất hiện từ từ và chấm dứt từ từ.
- Chỉ có rau tiền đạo trung tâm mới gây chảy máu trầm trọng
Câu 92:
Thái độ xử trí rau tiền đạo ra máu khi chưa chuyển dạ là:
- Dặn dò bệnh nhân chu đáo và cho đơn thuốc điều trị
- Theo dõi tại cơ sở y tế
- Tuỳ thuộc vào số lượng máu ra sẽ có thái độ xử trí
- Chủ động mổ lấy thai khi ra máu đe doạ tính mạng người mẹ
Câu 93:
Rau tiền đạo gây chảy máu ở thời kỳ sau đẻ do:
- Diện rau bám rộng.
- Cầm máu diện rau bám kém
- Tử cung co hồi kém.
- Sót rau
Câu 94:
Liệt kê 4 bệnh cần chẩn đoán phân biệt với rau tiền đạo:
- Doạ đẻ non hoặc vỡ tử cung ở người có sẹo mổ cũ ở tử cung.
- Polype cổ tử cung chảy máu.
- Ung thư cổ tử cung chảy máu.
- Rau bong non hoặc đứt mạch dây rốn.
- Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 95:
Thái độ xử trí rau tiền đạo bám thấp trong chuyển dạ:
- Bấm ối, theo dõi đẻ đường âm đạo nếu không chảy máu.
- Bấm ối, mổ lấy thai nếu vẫn còn chảy máu.
- Hồi sức truyền máu, theo dõi để đường âm đạo.
- A và B đúng.
Câu 96:
Chọn một câu sai trong xử trí rau tiền đạo trung tâm:
- Mổ lấy thai dù thai sống hay thai chết
- Đôi khi do chảy máu không cầm được phải cắt tử cung
- Nếu mất máu nhiều, phải bù đủ máu, hồi sức tốt rồi mới mổ
- Cách xử trí chủ yếu dựa vào mức độ mất máu
Câu 97:
Mục đích chỉ định bấm ối trong rau tiền đạo là để:
- Cầm máu
- Giảm áp lực buồng ối
- Giúp ngôi thai lọt
- Rút ngắn giai đoạn chuyển dạ