Danh sách câu hỏi
Câu 1: Nguyên nhân gây sốt ở một sản phụ sau sinh 2 ngày:
  • Viêm nội mạc tử cung
  • Viêm tuyến vú
  • Viêm tắc tĩnh mạch
  • Viêm phổi
Câu 2: Viêm niêm mạc tử cung có các triệu chứng sau đây:
  • Sốt 38 độ, sản dịch hôi, bẩn, cổ tử cung đóng chậm, tử cung co hồi chậm.
  • Sốt cao.
  • Ấn vào tử cung, sản phụ kêu đau.
  • Chỉ có sản dịch lẫn máu.
Câu 3: Nguyên tắc xử trí trong nhiễm trùng hậu sản là:
  • Chỉ cần điều trị nội khoa
  • Nội khoa kết hợp ngoại khoa
  • Nội khoa kết hợp sản khoa
  • Nội, ngoại khoa, sản khoa kết hợp
Câu 4:

Viêm tử cung toàn bộ cần điều trị:

  • Kháng sinh toàn thân.
  • Cắt tử cung bán phần để lại 2 phần phụ.
  • Thuốc co tử cung và kháng sinh toàn thân.
  • A và B đúng.
Câu 5: Biện pháp nào ít thực hiện khi điều trị viêm tắc tĩnh mạch chi dưới bao gồm:
  • Điều trị kháng sinh, corticoid
  • Thuốc chống đông máu.
  • Theo dõi điều trị bằng xét nghiệm thời gian Quick, Howell.
  • Phẫu thuật lấy cục máu đông
Câu 6:

Điều trị nhiễm khuẩn huyết sau đẻ:

  • Phải chờ khi có khấng sinh đồ lúc đó mới điều trị kháng sinh
  • Nên phối hợp kháng sinh nhóm  Lactamin với nhóm Aminosid
  • Hiệu quả điều trị tốt hay xấu phụ thuộc vào việc mổ giải quyết nguyên nhân sớm hay muộn
  • Cả câu A và C đều đúng
Câu 7: Chọn câu sai. Trong sốc nhiễm khuẩn, lúc có dấu hiệu suy hô hấp, cần phải làm:
  • Cho thở O2 từ 2 đến 4 lít/phút
  • Đặt ống nội khí quản
  • Bóp bóng
  • Thở máy
Câu 8: Xử trí nào không nên làm tại tuyến xã khi viêm nội mạc tử cung:
  • Kháng sinh toàn thân.
  • Thuốc co hồi tử cung.
  • Nạo buồng tử cung.
  • Chuyển tuyến nếu điều trị không đỡ.
Câu 9: Nguyên nhân nào không gây tử cung co hồi kém trong thời kỳ hậu sản:
  • Không dùng oxytocin thường qui.
  • Sót nhau.
  • U xơ tử cung.
  • Nhiễm trùng tử cung.
Câu 10: Giải quyết mủ đọng túi cùng Douglas trong hình thái viêm phúc mạc khu trú vùng tiểu khung bằng cách:
  • Điều trị kháng sinh toàn thân
  • Mở bụng, súc rửa ổ bụng
  • Nội soi súc rửa ổ bụng,
  • Dẫn lưu mủ đọng ở túi cùng sau qua đường âm đạo
Câu 11: Tiên lượng của viêm tử cung toàn bộ rất xấu, nếu có:
  • Viêm phúc mạc
  • Nhiễm khuẩn máu
  • Viêm tắc tĩnh mạch
  • Viêm nội mạc tử cung
Câu 12: Điều nào sau đây là yếu tố thuận lợi nhất dẫn đến nhiễm trùng hậu sản?
  • Tổn thương phần mềm của mẹ.
  • Thiếu chất sắt.
  • Mẹ bị nhiễm trùng tiểu trước đó.
  • Dinh dưỡng kém.
Câu 13: Các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn hậu sản:
  • Vi khuẩn gram (+).
  • Vi khuẩn gram (-).
  • Vi khuẩn gram (+) hoặc gram (-).
  • Trichomonas.
Câu 14: Nguyên nhân của nhiễm khuẩn tầng sinh môn là:
  • Sót rau.
  • Chuyển dạ kéo dài.
  • Thai to
  • Khâu tầng sinh môn không đúng kỹ thuật.
Câu 15: Điều trị viêm niêm mạc tử cung gồm:
  • Cắt tử cung bán phần để lại 2 phần phụ.
  • Nạo ngay buồng tử cung bằng dụng cụ.
  • Kháng sinh toàn thân, thuốc co hồi tử cung, lau âm đạo bằng Betadin.
  • Bơm kháng sinh vào trong buồng tử cung.
Câu 16: Triệu chứng của viêm phúc mạc toàn bộ (sau đẻ) bao gồm:
  • Sốt cao 39 độ C đến 40 độ C, mạch nhanh, mắt trủngMôi khô, lưỡi bẩn, mạch nhanh
  • Rét run, đau nhiều vùng hạ vị
  • Có hội chứng giả lỵ viêm mủ đọng lại ở túi cùng Douglas
  • Sốt cao, mạch nhanh, nôn, đau bụng, bí trung đại tiện, bụng chướng có phản ứng, khám túi cùng âm đạo đau
Câu 17:

Nhiễm khuẩn hậu sản là:

  • Xảy ra ở sản phụ trong tuần đầu sau đẻ
  • Xảy ra ở sản phụ sau đẻ trong thời gian từ 1-6 tuần.
  • Khởi điểm nhiễm khuẩn từ đường sinh dục.
  • B và C đúng
  • A, B và C đều đúng
Câu 18: Biểu hiện của sốc nhiễm khuẩn không gồm:
  • Trụy tim mạch
  • Thiểu niệu
  • Viêm tắc tĩnh mạch
  • Dấu hiệu thần kinh lơ mơ, vật vã, ảo giác
Câu 19: Sản dịch hôi là triệu chứng của:
  • Nhiễm khuẩn tầng sinh môn và âm đạo
  • Nhiễm khuẩn nội mạc tử cung
  • Nhiễm khuẩn phúc mạc
  • Nhiễm khuẩn máu
Câu 20: Viêm phúc mạctiểu khung được điều trị:
  • Mổ cắt tử cung ngay kết hợp với kháng sinh.
  • Bơm thuốc kháng sinh vào buồng tử cung,
  • Thụt rửa buồng tử cung bằng các dung dịch sát trùng.
  • Kháng sinh toàn thân, chườm đá, nếu có túi mủ thì chọc dẫn lưu Douglas.
Câu 21: Sốc nhiễm khuẩn thường tiến triển qua 2 giai đoạn:
  • Choáng nóng và choáng lạnh
  • Choáng nhiễm khuẩn và choáng mất máu
  • Choáng tắc mạch và choáng nhiễm khuẩn
  • Choáng nhiễm khuẩn và choáng do đau đớn
Câu 22: Triệu chứng viêm tắc tĩnh mạch ở chân bao gồm:
  • Chân phù, trắng, cứng
  • Chân căng nóng từ đùi xuống, ấn đau, khó cử động
  • Liệt nửa người
  • Liệt 2 chi dưới
Câu 23: Trong nhiễm khuẩn khuẩn huyết thời điểm cấy máu tốt nhất là:
  • Trước bữa ăn
  • Trước khi uống kháng sinh
  • Trong lúc sốt
  • Sau khi sốt
Câu 24: Viêm tử cung toàn bộ thường xuất hiện vào các ngày sau sinh:
  • Từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 5
  • Từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 7
  • Từ ngày thứ 6 đến ngày thứ 8
  • Từ ngày thứ 8 đến ngày thứ 10
Câu 25: Khi dùng kháng sinh để điều trị nhiễm khuẩn huyết sau đẻ, phải duy trì nồng độ kháng sinh được liên tục trong máu bệnh nhân kéo dài thêm:
  • Đến khi bệnh nhân hết sốt
  • 5 đến 7 ngày
  • 7 đến 10 ngày
  • 7 ngày, khi nhiệt độ đã trở lại bình thường
Câu 26:

Triệu chứng của viêm phần phụ và dây chằng sau đẻ:

  • Sốt sau đẻ 8 – 10 ngày.
  • Tiểu khung có một khối mềm, đau, bờ không rõ.
  • Sản dịch ra nhiều, hôi, cổ tử cung chậm đóng, tử cung co hồi chậm.
  • A, B và C đều đúng.
Câu 27:

Viêm phúc mạc toàn thể phát triển từ:

  • Viêm phúc mạc tiểu khung
  • Viêm tấy vết khâu tầng sinh môn
  • Viêm vòi trứng ứ mủ
  • Cả A và C đều đúng
Câu 28: Triệu chứng của viên niêm mạc tử cung:
  • Xuất hiện sau đẻ rất muộn
  • Sản dịch ra nhiều, hôi, lẫn máu hoặc mủ
  • Tử cung co hồi bình thường
  • Cổ tử cung đóng kín
Câu 29: Tầng sinh môn bị nhiễm trùng, bục chỉ chỉ định may lại khi nào:
  • Ngay sau chẩn đoán
  • Sau 1 tuần
  • Sau 6 tuần
  • Sau 4 tuần
Câu 30: Điều trị kháng sinh toàn thân phối hợp trong viêm nội mạc tử cung cần kéo dài:
  • 4 ngày
  • 5 ngày
  • 6ngày
  • 7 ngày
  • 10 ngày
Câu 31: Tiến triển của viêm tử cung toàn bộ là:
  • Có thể dẫn đến viêm phúc mạc
  • Có thể gây ra nhiễm khuẩn đường tiết niệu
  • Có thể dẫn đến viêm ruột thừa vỡ mủ
  • Viêm phần phụ
Câu 32: Viêm phúc mạc tiểu khung sau đẻ không có triệu chứng:
  • Nhiệt độ tăng dần hoặc đột ngột tới 39 – 40 độC
  • Toàn trạng mệt mỏi, lỡi trắng
  • Mạch nhiệt phân ly
  • Đau vùng hạ vị, đau dữ dội
Câu 33: Các xét nghiệm cần thực hiện đối với bệnh nhân sau đẻ bị viêm tắc tĩnh mạch:
  • Chức năng đông máu và chảy máu.
  • Chức năng gan
  • Chức năng thận
  • Đếm tiểu cầu
Câu 34: Nhiễm khuẩn máu có các biểu hiện chính sau:
  • Sốt rất cao,dao động.
  • Tử cung co hồi chậm, sản dịch bẩn.
  • Choáng do nhiễm khuẩn, cấy máu có thể có vi khuẩn mọc, nếu không có vi khuẩn mọc cũng không thể loại trừ.
  • A, B, C đều đúng
Câu 35: Nguyên nhân nhiễm khuẩn ở tầng sinh môn, âm hộ, âm đạo:
  • Do không cắt tầng sinh môn lúc đẻ
  • Do vết khâu tầng sinh môn, âm đạo không đúng kỹ thuật
  • Do bế sản dịch
  • Do không dùng kháng sinh sau đẻ
Câu 36:

Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn tầng sinh môn gồm:

  • Vết khâu TSM không đảm bảo kỹ thuật (không so le, không chồng mép, không còn khoảng trống)
  • Vết khâu TSM không vô trùng.
  • TSM bị rách nhưng không khâu phục hồi.
  • Sót gạc trong âm đạo.
  • Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 37: Nhiễm trùng hậu sản có thể lan nhanh theo đường:
  • Tĩnh mạch
  • Bạch mạch
  • Động mạch
  • Lan truyền trực tiếp
Câu 38: Chẩn đoán xác định nhiễm khuẩn máu dựa vào:
  • Thể trạng bệnh nhân.
  • Lấy sản dịch làm kháng sinh đồ.
  • Cấy máu tìm vi khuẩn.
  • Triệu chứng lâm sàng.
Câu 39:

Nguyên nhân gây viêm phúc mạc toàn bộ gồm:

  • Sau mổ lấy thai không vô khuẩn, tổn thương các tạng không được điều trị.
  • Sau kiểm soát tử cung, bóc rau nhân tạo, các thủ thuật trong buồng tử cung.
  • Viêm niêm mạc tử cung, viêm tử cung toàn bộ không được điều trị khỏi.
  • Sau vỡ tử cung không được phát hiện và điều trị.
  • Tất cả đáp án trên đều đúng
Câu 40: Viêm phúc mạc toàn bộ được điều trị như sau:
  • Chỉ dùng kháng sinh toàn thân.
  • Chỉ cần cắt tử cung để loại bỏ nguyên nhân nguyên phát từ tử cung.
  • Kháng sinh toàn thân kết hợp với cắt tử cung.
  • Kháng sinh toàn thân, cắt tử cung, rửa và dẫn lưu ổ bụng, bồi phụ điện giải.
Câu 41: Băng huyết muộn trong thời kỳ hậu sản thường do:
  • Đờ tử cung.
  • Vỡ tử cung.
  • Sót rau.
  • Rách âm đạo.
Câu 42: Điều nào sau đây không phải là yếu tố thuận lợi gây nhiễm khuẩn hậu sản?
  • Sót rau.
  • Đẻ non.
  • Bế sản dịch.
  • Chuyển dạ kéo dài.
Câu 43: Nhiễm khuẩn huyết sau đẻ:
  • Là hình thái trung bình của nhiễm khuẩn hậu sản:
  • Gây biến chứng nặng nhất là suy thận cơ năng
  • Chỉ cần điều trị kháng sinh có phổ tác dụng rộng và phối hợp kháng sinh là bệnh có thể khỏi
  • Chẩn đoán xác định dựa vào kết quả cấy máu, cấy sản dịch, cấy nước tiểu
Câu 44: Khi vết khâu tầng sinh môn bị toác, thời điểm khâu phục hồi lại là:
  • Sau một ngày
  • Bất kể ngày nào khi bệnh nhân hết sốt.
  • Khi tổ chức hạt bắt đầu lên.
  • Khi hết thời kỳ hậu sản.
Câu 45: Nguyên nhân gây viêm niêm mạc tử cung gồm:
  • Chuyển dạ kéo dài.
  • Sổ thai nhanh
  • Sót rau, sót màng
  • Nhiễm khuẩn rốn.
Câu 46: Hình thái lâm sàng hay gặp nhất trong nhiễm khuẩn hậu sản là:
  • Nhiễm khuẩn tầng sinh môn, âm hộ, âm đạo,c ổ tử cung
  • Viêm tử cung
  • Viêm quanh tử cung và phần phụ
  • Viêm phúc mạc tiểu khung, viêm phúc mạc toàn bộ
  • Nhiễm khuẩn huyết
Câu 47: Xử trí không nên làm tại tuyến xã khi nhiễm khuẩn tầng sinh môn:
  • Cắt chỉ sớm.
  • Vệ sinh tại chỗ.
  • Kháng sinh toàn thân.
  • Khâu lại ngay.
Câu 48: Chọn câu sai về điều trị nhiễm khuẩn máu:
  • Kháng sinh phối hợp, toàn thân, theo kháng sinh đồ.
  • Cắt tử cung bán phần để lại 2 phần phụ.
  • Nâng cao thể trạng, chống choáng, bồi phụ nước, điện giải.
  • Nếu có ổ nhiễm khuẩn thứ phát thì lấy ổ nhiễm khuẩn (nếu đươc)..
  • Kháng sinh toàn thân và nạo buồng tử cung, rách cổ tử cung
Câu 49: Các biện pháp điều trị viêm nội mạc tử cung sau đẻ:
  • Điều trị kháng sinh dựa vào kháng sinh đồ
  • Metronidazol kết hợp để điều trị nhiễm khuẩn kỵ khí
  • Thuốc tăng cobóp tử cung, nạo buồng tử cung lúc hết sốt
  • A, B, C đều đúng
Câu 50: Vi khuẩn gây bệnh nhiễm khuẩn hậu sản thường gặp là:
  • Trực khuẩn uốn ván.
  • Xoắn khuẩn giang mai.
  • coli
  • Trực khuẩn lao.
Câu 51: Điều nào không nên làm ngay trong điều trị viêm dây chằng và phần phụ:
  • Chườm đá lạnh vùng hạ vị
  • Kháng sinh toàn thân
  • Dẫn lưu túi mủ ra đường âm đạo nếu viêm phúc mạc khư trú vùng tiểu khung.
  • Cắt bán phần tử cung và 2 phần phụ
Câu 52: Nhiễm khuẩn huyết sau đẻ không gây biến chứng sau:
  • Suy thận cơ năng
  • Viêm thận kẽ.
  • Choáng nhiễm khuẩn
  • Xuất huyết võng mạc
Câu 53: Viêm dây chằng và phần phụ trong nhiễm khuẩn hậu sản thường xảy ra:
  • Chậm từ 8 đến 10 ngày sau đẻ
  • Nhanh sau viêm nội mạc tử cung
  • Chậm từ 10 đến 15 ngày sau đẻ
  • Chậm từ 15 đến 20 ngày sau đẻ
Câu 54: Tỷ lệ tử vong của sốc nhiễm khuẩn là:
  • 70%
  • 60%
  • 30%
  • 50%
Câu 55: Không áp dụng các biện pháp nào sau đây khi theo dõi chuyển dạ để tránh nhiễm khuẩn hậu sản:
  • Hạn chế thăm âm đạo
  • Đảm bảo vô trùng khi thăm khám
  • Mổ lấy thai sớm các trường hợp vỡ ối non, vỡ ối sớm
  • Dụng cụ đảm bảo vô khuẩn
Câu 56: Nhiễm khuẩn máu tiên lượng tương đối tốt khi:
  • Chỉ có một ổ nhiễm khuẩn đầu tiên và được sử dụng kháng sinh theo kháng sinh đồ
  • Chỉ có một ổ nhiễm khuẩn đầu tiên và đã được cắt bỏ
  • Có nhiều ổ nhiễm khuẩn ở gan, tim, thận...
  • Chỉ có một ổ nhiễm khuẩn đầu tiên và đang được diều trị kháng sinh
Câu 57: Viêm dây chằng rộng và viêm phần phụ:
  • Thường xảy ra sau đẻ 2-3 ngày
  • Bệnh nhân thường không có biểu hiện sốt
  • Tiến triển xấu nhất là trở thành viêm phần phụ mãn
  • Khi khám dễ nhầm với viêm ruột thừa nếu khối viêm ở bên phải
Câu 58: Nhiễm khuẩn hậu sản, hình thái lâm sàng nào sau đây hay gặp nhất:
  • Nhiễm khuẩn huyết
  • Viêm tắc tĩnh mạch
  • Viêm phúc mạc chậu
  • Sót rau nhiễm trùng
Câu 59: Chọn câu sai. Trong sốc nhiễm khuẩn, nội độc tố của vi khuẩn thường gây ra các bệnh lý:
  • Đông máu rải rác trong lòng mạch
  • Tim bị nhiễm độc trực tiếp thứ phát do thiếu oxy
  • Toan máu do rối loạn chuyển hóa
  • Thiếu máu não
Câu 60: Viêm phúc mạc sau đẻ:
  • Có triệu chứng là: toàn trạng bình thường, không sốt, bí trung tiện, đại tiện khó
  • Có triệu chứng là: toàn trạng bình thường, sốt nhẹ hoặc không sốt, bí trung tiện, đại tiện khó
  • Có triệu chứng toàn thân: mắt trũng, môi khô, sốt cao, mạch nhanh, có dấu hiệu nhiễm trùng, nhiễm độc
  • Có triệu chứng là: toàn trạng mệt mỏi, sốt nhẹ, có hội chứng giả lỵ
Câu 61: Trên lượng tốt hay xấu đối với hình thái viêm nội mạc tử cung tùy thuộc vào:
  • Mạch, nhiệt độ
  • Hình thái nhiễm khuẩn huyết kết hợp
  • Nguyên nhân dẫn đến viêm nội mạc tử cung
  • Tình trạng toàn thân của bệnh nhân
  • Phát hiện và điều trị sớm hay muộn.
Câu 62: Nguyên nhân không gây nhiễm khuẩn huyết sản khoa là do:
  • Dụng cụ không vô khuẩn
  • Điều trị các tình trạng nhiễm khuẩn không đúng quy cách
  • Nạo buồng tử cung hoặc phẫu thuật quá sớm khi chưa bao vây được ổ nhiễm khuẩn
  • Viêm tắc tĩnh mạch
Câu 63: Điều trị viêm phần phụ và dây chằng sau đẻ:
  • Kháng sinh, chườm đá, thuốc co hồi tử cung.
  • Cắt tử cung bán phần.
  • Nạo buồng tử cung.
  • Bơm kháng sinh vào buồng tử cung.
Câu 64: Để đề phòng nhiễm khuẩn hậu sản cần phải:
  • Kiểm soát tử cung 100% trường hợp sau đẻ
  • Dùng thuốc co hồi tử cung sau đẻ
  • Đỡ đẻ sạch, tránh sót rau, , vận động sớm sau đẻ.
  • Nếu ối vỡ non, vỡ sớm mà sản phụ phải mổ lấy thai thì cắt tử cung ngay sau khi lấy thai và rau
Câu 65: Viêm tắc tĩnh mạch có các biểu hiện sau:
  • Xét nghiệm thấy máu tăng đông.
  • Đau tại nơi tĩnh mạch bị tắc.
  • Thường xảy ra vào ngày thứ 17, 18 sau đẻ.
  • A, B, C. đều đúng
Câu 66: Trong viêm tắc tĩnh mạch sau đẻ, vi khuẩn tiết ra một loại men nào sau đây có tính chất làm tan cục máu:
  • Hyaluronidase
  • Streptokinase
  • Peptidase
  • Oxytocinase
  • Amilase
Câu 67: Nhiễm trùng âm hộ âm đạo không do nguyên nhân nào sau đây:
  • Vệ sinh thai nghén kém
  • Bỏ quên gạc ấu
  • Đở đẻ sạch
  • Ối vỡ sớm
Câu 68:

Để chẩn đoán viêm niêm mạc tử cung dựa vào:

  • Bụng có phản ứng thành bụng hoặc cảm ứng phúc mạc.
  • Nắn tử cung sản phụ kêu đau.
  • Sản dịch hôi, lẫn máu, tử cung co hồi chậm.
  • B và C đúng.
  • A và B đúng.
Câu 69: Khi nhiễm trùng niêm mạc tử cung do sót rau, việc cần làm trước tiên là:
  • Dùng kháng sinh
  • Dùng thuốc tăng co bóp tử cung
  • Nạo buồng tử cung
  • Lau buồng tử cung
Câu 70:

Điều trị nhiễm khuẩn tầng sinh môn gồm:

  • Chăm sóc TSM tại chỗ: Rửa bằng thuốc sát trùng.
  • Cắt chỉ khi có mưng mủ, rắc bột kháng sinh tại chỗ nếu cần thiết.
  • Đóng khố gạc vô khuẩn theo dõi.
  • Kháng sinh toàn thân liều cao, kết hợp.
  • Tất cả đáp án trên đều đúng
Câu 71: Triệu chứng đầy đủ của viêm nội mạc tử cung bao gồm:
  • Sốt cao, mạch nhanh, tử cung co hồi chậm, bí tiểu
  • Sốt cao, tử cung co hồi chậm, sản dịch hôi, bụng chướng
  • Sốt cao, mạch nhanh, tử cung co hồi chậm, sản dịch hôi
  • Sốt cao, mạch nhanh, tử cung mềm, tiểu gắt buốt
Câu 72: Dấu hiệu nào sau đây không là triệu chứng của nhiễm khuẩn tầng sinh môn:
  • Sưng tấy tầng sinh môn.
  • Mưng mủ tại chỗ khâu.
  • Sốt nhẹ.
  • Tử cung co hồi kém.
Câu 73: Nhiễm trùng hậu sản xẩy ra trong vòng mấy tuần sau sanh:
  • 1 tuần
  • 2 tuần
  • 4 tuần
  • 6 tuần
Câu 74: Dấu hiệu giúp chẩn đoán sớm nhiễm trùng tầng sinh môn là:
  • Sốt
  • Đau tầng sinh môn khi đi lại
  • Tầng sinh môn chẩy mủ
  • Tầng sinh môn nề đỏ
Câu 75: Chọn câu sai về các biện pháp phòng nhiễm trùng hậu sản:
  • Tôn trọng nguyên tắc vô khuẩn trong sản khoa
  • Không để sót rau sau đẻ, sau nạo
  • Điều trị kháng sinh đúng và đủ
  • Nếu sót rau phải nạo lại buồng tử cung ngay sau đó dùng kháng sinh
  • Hạn chế tổn thương phần mềm của mẹ
Câu 76: Điều trị viêm nội mạc tử cung nguyên nhân do sót rau thì tiến hành nạo buồng tử cung:
  • Càng sớm càng tốt.
  • Sau khi dùng kháng sinh.
  • Sau khi dùng thuốc co hồi tử cung.
  • Khi đã dùng thuốc và bệnh nhân hết sốt.
Câu 77: Điều trị ban đầu của viêm tắc tĩnh mạch sau đẻ:
  • Bất động, kháng sinh toàn thân, thuốc chống đông.
  • Phẫu thuật lấy cục đông gây viêm tắc
  • Mang tất chật để ép tĩnh mạch sâu
  • Xoa bóp 2 chi dưới
Câu 78: Điều trị nào không có ích lợi trong viêm phúc mạc khu trú:
  • Nghỉ ngơi tuyệt đối
  • Chườm đá vùng hạ vị
  • Mổ dẫn lưu túi mủ
  • Kháng sinh liều cao
  • Dẫn lưu mủ đường âm đạo
Câu 79: Nhiễm khuẩn vết khâu tầng sinh môn có các biểu hiện sau:
  • Tại chỗ sưng, nóng, đỏ, đau.
  • Tử cung co hồi chậm, sản phụ rét run và sốt cao dao động.
  • Bí tiểu tiện.
  • Bí đại tiện
Câu 80: Yếu tố nào sau đây là nguy cơ nhiều nhất dẫn đến nhiễm khuẩn hậu sản:
  • Dinh dưỡng kém
  • Thiếu axitfolique
  • Tổn thương phần mềm của mẹ
  • Mẹ bị nhiễm trùng tiểu trước đó
Câu 81: Khi nhiễm trùng tầng sinh môn có chảy mủ, việc cần làm trước tiên là:
  • Dùng kháng sinh tại chỗ
  • Cắt chỉ vết may toàn bộ hoặc ngắt quãng
  • Vệ sinh tầng sinh môn bằng thuốc sát khuẩn
  • Khâu lại tầng sinh môn
Câu 82: Nguyên nhân nào sau đây ít được nghĩ đến nhất trong băng huyết hậu sản?
  • Sót rau.
  • Sót màng rau.
  • Khả năng tái tạo lớp nội mạc kém do thiếu estrogen.
  • Nhiễm trùng tử cung.
Câu 83: Vi khuẩn gây bệnh viêm tắc tĩnh mạch sau đẻ thường gặp:
  • Tụ cầu khuẩn vàng
  • Liên cầu khuẩn kỵ khí
  • Lậu cầu khuẩn
  • Coli
Câu 84: Nguyên nhân của nhiễm khuẩn máu. Chọn câu đúng nhất:
  • Sót màng nhau.
  • Bóc nhau nhân tạo
  • Nhiễm khuẩn ối.
  • Nạo buồng tử cung sau đẻ.
Báo lỗi
Nếu có bất kì vấn đề nào về đề thi, vui lòng liên hệ với các bộ phận thông qua các hình thức sau
Số điện thoại: 0368.201.788
Email: contact@123job.vn
Chat trực tuyến: Chat với hỗ trợ

Test Sản - Nhiễm khuẩn hậu sản

Mã quiz
667
Số xu
4 xu
Thời gian làm bài
63 phút
Số câu hỏi
84 câu
Số lượt làm bài
0 lượt
Bắt đầu làm bài
Lưu tin Hủy lưu
Thông tin đề thi
Chủ đề
Y khoa
Chia sẻ đề thi
Sao chép đường dẫn
Chia sẻ qua mạng xã hội

Đề thi trắc nghiệm mới nhất

40 câu hỏi
0 lượt đã test
30 phút
Miễn phí
Xem trước
35 câu hỏi
0 lượt đã test
26 phút
Miễn phí
Xem trước
69 câu hỏi
0 lượt đã test
52 phút
4 xu
Xem trước
150 câu hỏi
0 lượt đã test
113 phút
6 xu
Xem trước
99 câu hỏi
0 lượt đã test
74 phút
5 xu
Xem trước