Danh sách câu hỏi
Câu 1: Nhận định đúng về hồng cầu rửa, Thành phần: hồng cầu và dung dịch bảo quản hay dung dịch. , đã loại bỏ thành phần huyết tương, điền từ vào chỗ trống
  • thích hợp:
  • Citrate
  • Chống đông
  • Cloramin B
  • Muối
Câu 2: Nhận định đúng về khối tiểu cầu đặc đặc, tiểu cầu với độ đậm đặc cao gồm các loại sau: từ một đơn vị máu: , ít huyết tương ≈ 40 X 10[!b!sup:$9 TC,
  • đã loại bỏ thành phần huyết tương, điền từ vào chỗ trống thích hợp:
  • Ít hồng cầu
  • Ít tiểu cầu
  • Ít bạch cầu
  • Ít huyết sắc tố
Câu 3: Các quy định về truyền máu, chọn câu sai:
  • Cơ sở lâm sàng có truyền máu phải có điều kiện để định nhóm máu, lưu giữ huyết thanh mẫu, phải có điều kiện theo dõi và xử trí tai biến truyền máu.
  • Phải định nhóm máu bệnh nhân và đơn vị máu truyền tại giường bệnh.
  • Có thể cân nhắc truyền hồng cầu có kháng nguyên vào cơ thể người nhận có kháng thể tương ứng.
  • Với hệ ABO phải theo nguyên tắc hòa hợp: khối hồng cầu nhóm O, huyết tương nhóm AB có thể cho các nhóm khác.
  • Với hệ Rh: người bệnh nhóm Rh (D) âm nhận máu (hồng cầu) Rh (D) âm
  • Cần theo dõi và ghi chép các diễn biến trong và ngay sau truyền máu, cấp cứu bệnh nhân và giải quyết thủ tục pháp lý.
Câu 4: Đặc điểm của tủa yếu tố VIII, chọn câu sai:
  • Phần tủa chứa nồng độ cao yếu tố VIII và fibrinogen.
  • Chứa yếu tố VIII, fibrinogen.
  • Bảo quản: 2 năm ở -25° C
  • Dùng cho bệnh Hemophilia B
  • Dùng trong trường hợp mất fibrinogen
  • Chứa fibrinogen
Câu 5: Phát biểu đúng về các tai biến muộn trong truyền máu, chọn câu sai?
  • Truyền máu cũng có thể làm lây truyền bệnh như viêm gan virus B, C, lây truyền HIV
  • Phòng lây bệnh do truyền máu bằng cách tuyển chọn người cho an toàn
  • Phòng lây bệnh do truyền máu bằng cách tổ chức xét nghiệm sàng lọc tốt
  • Nhiễm sắt do truyền máu nhiều: biểu hiện sạm da, mệt mỏi
  • Nhiễm sắt do truyền máu nhiều: Xét nghiệm có ferritin bình thường hoặc tăng nhẹ
  • Nhiễm sắt do truyền máu nhiều: Xử trí bằng thải sắt.
Câu 6: Đặc điểm Nhóm B biến tướng. Ngoài nhóm B bình thường, một số người có nhóm B "biến tướng", hồng cầu mang kháng nguyên...................., điền từ thích hợp vào chỗ trống:
  • B1
  • B2
  • B3
  • B4
  • Mức độ đánh giá: Hiểu (20%)
Câu 7: Nhận định đúng về các mức độ phản ứng truyền máu cấp, ngoại trừ:
  • Phản ứng truyền máu mức độ nhẹ: nổi mề đay, ngứa, có thể hơi rét run
  • Phản ứng truyền máu mức vừa: rét run, có thể sốt nhẹ, mạch nhanh, huyết áp không thay đổi hay thay đổi nhẹ (thay đổi dưới 20% số tối đa)
  • Phản ứng mức độ nặng: Ban đầu cũng có thể biểu hiện rét run nhưng bệnh nhân nhanh chóng diễn biến nặng, mạch nhanh nhỏ và không bắt được mạch, huyết áp giảm (giảm hơn 20% huyết áp trước truyền) và đến mức không đo được huyết áp
  • Phản ứng truyền máu mức độ nhẹ: Trường hợp này vẫn tiếp tục truyền, theo dõi sát và có thể dùng thuốc kháng histamin, nếu sau 15 đến 20 phút bệnh nhân hết triệu chứng có thể truyền tiếp.
  • Phản ứng truyền máu mức vừa: Xử trí trường hợp này là ngừng truyền đơn vị máu, theo dõi thật sát, có thể dùng thuốc chống dị ứng
  • Phản ứng mức độ nặng: Là phản ứng có nguy cơ đe dọa tử vong
Câu 8: Phát biểu đúng về tai biến muộn do miễn dịch trong truyền máu, ngoại trừ?
  • Bất đồng miễn dịch ngoài hệ ABO: bệnh nhân sốt dai dẳng một vài ngày sau truyền máu và thiếu máu, vàng da, truyền máu không hiệu quả
  • Gây đồng miễn dịch: truyền máu nhất là bạch cầu, tiểu cầu có thể làm người nhận sinh kháng thể kháng HLA và lần sau truyền sẽ phản ứng hay không hiệu quả.
  • Ghép chống chủ sau truyền máu: Sau truyền các chế phẩm có bạch cầu khoảng 10 ngày bệnh nhân có các ban đỏ, bong vảy, rối loạn tiêu hóa.
  • Bất đồng miễn dịch ngoài hệ ABO: Xử trí là lựa chọn đơn vị máu hòa hợp, đặc biệt không mang kháng nguyên tương ứng với kháng thể ở người nhận.
  • Ghép chống chủ sau truyền máu: Đề phòng bằng cách dùng các chế phẩm đã lọc hay tia xạ bạch cầu để truyền cho bệnh nhân giảm miễn dịch như ghép cơ quan.
  • Bất đồng miễn dịch ngoài hệ ABO: Những trường hợp này là kháng thể IgM không gây ngưng kết hồng cầu mà kết hợp lên hồng cầu và các hồng cầu này sẽ bị hủy ở hệ thống liên võng, gây tan máu sau truyền máu.
Câu 9: Đặc điểm của huyết tương tươi đông lạnh bỏ tủa, chọn câu sai:
  • Huyết tương còn lại sau lấy tủa VIII, fibrinogen.
  • Thành phần: yếu tố IX, protein, khoáng, một số yếu tố đông máu khác
  • Bảo quản: -25°C, 2 năm.
  • Dùng cho bệnh nhân Hemophilia A, suy gan, bỏng.
  • Dùng để bù protein và áp lực keo
  • Phối hợp khối hồng cầu điều trị khi bệnh nhân mất máu nhiều.
Câu 10: Nhận định đúng về các mức độ phản ứng truyền máu cấp, ngoại trừ:
  • Phản ứng truyền máu mức độ nhẹ: nổi mề đay, ngứa, có thể hơi rét run
  • Phản ứng truyền máu mức vừa: rét run, có thể sốt nhẹ, mạch nhanh, huyết áp không thay đổi hay thay đổi nhẹ (thay đổi dưới 20% số tối đa)
  • Phản ứng mức độ nặng: Ban đầu cũng có thể biểu hiện rét run nhưng bệnh nhân nhanh chóng diễn biến nặng, mạch nhanh nhỏ và không bắt được mạch, huyết áp giảm (giảm hơn 20% huyết áp trước truyền) và đến mức không đo được huyết áp
  • Phản ứng truyền máu mức độ nhẹ: Trường hợp này cần tạm dừng truyền, theo dõi sát và có thể dùng thuốc kháng histamin, nếu sau 15 đến 20 phút bệnh nhân hết triệu chứng có thể truyền tiếp.
  • Phản ứng truyền máu mức vừa: Xử trí trường hợp này là vẫn tiếp tục truyền đơn vị máu nhưng giảm tốc độ, theo dõi thật sát, có thể dùng thuốc chống dị ứng
  • Phản ứng mức độ nặng: Là phản ứng có nguy cơ đe dọa tử vong
Câu 11: Đặc điểm của huyết tương giàu tiểu cầu, chọn câu sai:
  • Huyết tương giàu tiểu cầu nghĩa làTách đơn giản từ máu toàn phần mới lấy.
  • Thành phần: Tiểu cầu (còn bạch cầu, các yếu tố huyết tương).
  • Bảo quản: 2°C; 48 giờ, lắc liên tục.
  • Chỉ định: thiếu tiểu cầu, thiếu huyết tương (sốt xuất huyết).
Câu 12: Đặc điểm của huyết tương tươi đông lạnh bỏ tủa, chọn câu sai:
  • Huyết tương còn lại sau lấy tủa VIII, fibrinogen.
  • Thành phần: yếu tố IX, protein, khoáng, một số yếu tố đông máu khác
  • Bảo quản: -25°C, 2 tháng.
  • Dùng cho bệnh nhân Hemophilia B, suy gan, bỏng.
  • Dùng để bù protein và áp lực keo
  • Phối hợp khối hồng cầu điều trị khi bệnh nhân mất máu nhiều.
Câu 13: Các quy định về truyền máu, chọn câu sai:
  • Cơ sở lâm sàng có truyền máu phải có điều kiện để định nhóm máu, lưu giữ huyết thanh mẫu, phải có điều kiện theo dõi và xử trí tai biến truyền máu.
  • Phải định nhóm máu bệnh nhân và đơn vị máu truyền tại giường bệnh.
  • Không được truyền hồng cầu có kháng nguyên vào cơ thể người nhận có kháng thể tương ứng.
  • Với hệ ABO phải theo nguyên tắc hòa hợp: khối hồng cầu nhóm O, huyết tương nhóm AB có thể cho các nhóm khác.
  • Với hệ Rh: người bệnh nhóm Rh (D) âm nhận máu (hồng cầu) Rh (D) dương
  • Cần theo dõi và ghi chép các diễn biến trong và ngay sau truyền máu, cấp cứu bệnh nhân và giải quyết thủ tục pháp lý.
Câu 14: Nhận định đúng về các tác nhân truyền bệnh thông qua truyền máu, ngoại trừ:
  • Xoắn khuẩn giang mai: truyền máu của người nhiễm xoắn khuẩn có thể làm lây bệnh cho người nhận.
  • Virus viêm gan B: Người nhiễm HBV sau 2 - 4 tuần mới có thể phát hiện được HbsAg
  • Virus viêm gan C: Người nhiễm phải 80 - 90 ngày mới có thể phát hiện được.
  • HIV: Có thể phát hiện sau nhiễm khoảng 20 ngày.
Câu 15: Nhận định đúng về hiến máu tình nguyện:
  • Người cho máu vì tiền nên che giấu bệnh tật, giấu các nguy cơ nhiễm bệnh lây qua đường truyền máu.
  • Một người cho nhiều nơi, nhiều lần nên chất lượng máu thấp, ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ người cho.
  • Người cho máu tình nguyện không lấy tiền, cho máu vì mục đích cứu người: Không dấu bệnh tật, không dấu nguy cơ mắc bệnh.
  • Người cho máu tình nguyện không lấy tiền, cho máu vì mục đích cứu người: Tự nguyện cho máu nên không dấu địa chỉ, dễ quản lý.
  • Cần có sự phối hợp tốt giữa trung tâm máu và người cho máu để tránh lấy máu có nguy cơ truyền bệnh
  • Tất cả đều đúng
Câu 16: Các tác nhân chính dễ truyền bệnh cho bệnh nhân thông qua truyền máu, ngoại trừ:
  • Viêm gan B
  • Viêm gan C
  • HIV
  • Tất cả đều sai
Câu 17: Nhận định đúng về các thành phần hữu hình trong máu, chọn câu sai:
  • Hồng cầu: giúp vận chuyển oxy từ phổi đến tổ chức và mang carbonic từ tổ chức để thải ra ngoài qua phổi
  • Bạch cầu: giúp chống lại tác nhân bên ngoài
  • Tiểu cầu: có chức năng cầm máu và tham gia đông máu
  • Tất cả đều sai
Câu 18: Đặc điểm của các nhóm máu thuộc hệ ABO, chọn câu sai?
  • Nhóm máu A: Kháng nguyên trên hồng cầu là A, kháng thể trong huyết thanh chống B
  • Nhóm máu B: Kháng nguyên trên hồng cầu là B, kháng thể trong huyết thanh chống A
  • Nhóm máu AB: Kháng nguyên trên hồng cầu là A và B, không có kháng thể trong huyết thanh
  • Nhóm máu O: Kháng nguyên trên hồng cầu là O, kháng thể trong huyết thanh chống A và B
  • 11. Mức độ đánh giá: Vận dụng (20%)
Câu 19: Đặc điểm nhóm máu hệ Rh, ngoại trừ:
  • Hệ Rh do 4 cặp alen quy định
  • Cơ thể đồng hợp tử cc chỉ có kháng nguyên c, còn dị hợp tử Cc thì có cả kháng nguyên C và c
  • Kháng nguyên D (còn gọi là Rh (+))có mặt ở người mang kiểu gen DD và Dd.
  • Người mẹ Rh (-) mang thai Rh (+) khi chuyển dạ có một ít máu thai vào tuần hoàn mẹ gây miễn dịch, sinh kháng thể kháng D.
  • 15. Mức độ đánh giá: Phân tích (20%)
Câu 20: Đặc điểm của huyết tương tươi đông lạnh, chọn câu sai:
  • Máu đã bỏ thành phần hữu hình.
  • Bảo quản: 2 năm ở -5°C.
  • Dùng cho bệnh nhân rối loạn đông máu,
  • Dùng để bù protein.
  • Dùng cho bệnh hemophilia chưa rõ A hay B.
  • Phối hợp với khối hồng cầu cho bệnh nhân mất nhiều máu.
Câu 21: Nhận định đúng về máu toàn phần, ngoại trừ:
  • Máu toàn phần lấy từ mạch máu người hiến máu, để trong dung dịch có chất chống đông và bảo quản máu (Citrate, Dextrose).
  • Máu toàn phần bảo quản ở - 4°C. Thời gian 15 hoặc 32 ngày.
  • Thành phần của máu toàn phần: hồng cầu (huyết sắc tố), 30-35g Hst (250ml), 40-50g (350ml).
  • Chỉ định máu toàn phần: mất máu khối lượng lớn ≈ 30% (≈1,5 lít).
Câu 22: Phát biểu đúng về các tai biến muộn trong truyền máu, chọn câu sai?
  • Truyền máu cũng có thể làm lây truyền bệnh như viêm gan virus B, C, lây truyền HIV
  • Phòng lây bệnh do truyền máu bằng cách tuyển chọn người cho an toàn
  • Phòng lây bệnh do truyền máu bằng cách tổ chức xét nghiệm sàng lọc tốt
  • Nhiễm sắt do truyền máu nhiều: biểu hiện sạm da, mệt mỏi
  • Nhiễm sắt do truyền máu nhiều: Xét nghiệm có ferritin tăng cao
  • Nhiễm sắt do truyền máu nhiều: Xử trí bằng cắt lách
Câu 23: Đặc điểm nhóm máu hệ Rh, ngoại trừ:
  • Đối với cặp gen Ee có cả kháng nguyên E và e
  • Cơ thể đồng hợp tử cc chỉ có kháng nguyên c, còn dị hợp tử Cc thì có cả kháng nguyên C và c
  • Kháng nguyên D (còn gọi là Rh (+)) chỉ có mặt ở người mang kiểu gen DD.
  • Người mẹ Rh (-) mang thai Rh (+) khi chuyển dạ có một ít máu thai vào tuần hoàn mẹ gây miễn dịch, sinh kháng thể kháng D.
Câu 24: Phát biểu đúng về tai biến muộn do miễn dịch trong truyền máu, ngoại trừ:
  • Bất đồng miễn dịch ngoài hệ ABO: bệnh nhân sốt dai dẳng một vài ngày sau truyền máu và thiếu máu, vàng da, truyền máu không hiệu quả
  • Gây đồng miễn dịch: truyền máu nhất là bạch cầu, tiểu cầu có thể làm người nhận sinh kháng thể kháng HLA và lần sau truyền sẽ phản ứng hay không hiệu quả.
  • Ghép chống chủ sau truyền máu: Sau truyền các chế phẩm có bạch cầu khoảng 1 tháng bệnh nhân có các ban đỏ, bong vảy, rối loạn tiêu hóa.
  • Bất đồng miễn dịch ngoài hệ ABO: Xử trí là lựa chọn đơn vị máu hòa hợp, đặc biệt không mang kháng nguyên tương ứng với kháng thể ở người nhận.
  • Ghép chống chủ sau truyền máu: Đề phòng bằng cách dùng các chế phẩm đã lọc hay tia xạ bạch cầu để truyền cho bệnh nhân giảm miễn dịch như ghép cơ quan.
  • Bất đồng miễn dịch ngoài hệ ABO: Những trường hợp này là kháng thể IgG không gây ngưng kết hồng cầu mà kết hợp lên hồng cầu và các hồng cầu này sẽ bị hủy ở hệ thống liên võng, gây tan máu sau truyền máu
Câu 25: Nhận định đúng về các thành phần hữu hình trong máu, Hồng cầu là thành phần hữu hình chủ yếu, chứa huyết sắc tố có chức năng. oxy từ phổi đến tổ chức
  • và mang carbonic từ tổ chức để thải ra ngoài qua phổi, điền từ thích hợp vào chỗ trống:
  • Cung cấp
  • Vận chuyển
  • Trao dổi
  • Đào thải
Câu 26: Nhận định đúng về khối hồng cầu (hồng cầu khối), ngoại trừ:
  • Khối hồng cầu là phần máu đã tách huyết tương
  • Thành phần hồng cầu khối: hồng cầu đậm đặc.
  • Dùng trong thiếu máu mạn, không giảm thể tích tuần hoàn.
  • Chỉ định cho bệnh nhân có giảm thể tích tuần hoàn
Câu 27: Nhận định về hồng cầu rửa, chọn câu đúng:
  • Hồng cầu rửa là khối hồng cầu loại sạch huyết tương.
  • Bảo quản: 24 giờ, 2-6°C.
  • Thành phần: hồng cầu và dung dịch bảo quản hay dung dịch muối, đã loại bỏ thành phần huyết tương.
  • Dùng cho bệnh nhân tan máu miễn dịch có hoạt hoá hệ bổ thể.
  • Dùng cho bệnh nhân cần truyền máu nhưng có phản ứng với protein huyết tương.
  • Tất cả đều đúng
Câu 28: Nhận định đúng về các thành phần hữu hình trong máu:
  • Hồng cầu: Đời sống khoảng 120 ngày
  • Bạch cầu: Đời sống vài giờ tới vài ngày.
  • Tiểu cầu: Đơi sống khoảng 6 – 11 ngày.
  • Tất cả đều đúng
Câu 29: Nhận định đúng về các tác nhân truyền bệnh thông qua truyền máu, ngoại trừ:
  • Xoắn khuẩn giang mai: truyền máu của người nhiễm xoắn khuẩn có thể làm lây bệnh cho người nhận.
  • Virus viêm gan B: Người nhiễm HBV sau 6 - 8 tuần mới có thể phát hiện được HbsAg
  • Virus viêm gan C: Người nhiễm phải 40 - 80 ngày mới có thể phát hiện được.
  • HIV: Có thể phát hiện sau nhiễm khoảng 20 ngày.
Câu 30: Nhận định đúng về các thành phần hữu hình trong máu, ngoại trừ:
  • Cũng như hồng cầu khi về già, tiểu cầu và bạch cầu bị tiêu huỷ ở hệ liên võng, chủ yếu là gan.
  • Hồng cầu: Đời sống khoảng 120 ngày
  • Bạch cầu: Đời sống vài giờ tới vài ngày.
  • Tiểu cầu: Đơi sống khoảng 6 – 11 ngày.
Câu 31: Đặc điểm của các nhóm máu thuộc hệ ABO, chọn câu sai?
  • Người mang nhóm A[!sub:$2 nếu được truyền máu A[!sub:$1 có thể sinh kháng thể chống A[!sub:$1
  • Một số người có nhóm B "biến tướng", hồng cầu mang kháng nguyên B2, Bend.
  • Người nhóm Bombay có kháng thể chống H tự nhiên chống lại hồng cầu những người nhóm O và nhóm A, B, AB.
  • Ngoài kháng thể tự nhiên nêu trên còn có kháng thể miễn dịch chống A và chống B ở người đã tiếp xúc với kháng nguyên mình không có (chửa đẻ nhiều lần, truyền nhầm nhóm máu).
Câu 32: Đặc điểm của huyết tương tươi đông lạnh bỏ tủa, chọn câu sai:
  • Huyết tương còn lại sau lấy tủa VIII, fibrinogen.
  • Thành phần: yếu tố XII, protein, khoáng, một số yếu tố đông máu khác
  • Bảo quản: -25°C, 2 năm.
  • Dùng cho bệnh nhân Hemophilia B, suy gan, bỏng.
  • Dùng để bù protein và áp lực keo
  • Phối hợp khối hồng cầu điều trị khi bệnh nhân mất máu nhiều.
Báo lỗi
Nếu có bất kì vấn đề nào về đề thi, vui lòng liên hệ với các bộ phận thông qua các hình thức sau
Số điện thoại: 0368.201.788
Email: contact@123job.vn
Chat trực tuyến: Chat với hỗ trợ

Nội BL 3 (Máu) - TAI BIẾN TRUYỀN MÁU

Mã quiz
1273
Số xu
3 xu
Thời gian làm bài
24 phút
Số câu hỏi
32 câu
Số lượt làm bài
0 lượt
Bắt đầu làm bài
Lưu tin Hủy lưu
Thông tin đề thi
Chủ đề
Y khoa
Mọi người cũng test
Chia sẻ đề thi
Sao chép đường dẫn
Chia sẻ qua mạng xã hội

Đề thi trắc nghiệm mới nhất

40 câu hỏi
0 lượt đã test
30 phút
Miễn phí
Xem trước
35 câu hỏi
0 lượt đã test
26 phút
Miễn phí
Xem trước
69 câu hỏi
0 lượt đã test
52 phút
4 xu
Xem trước
150 câu hỏi
0 lượt đã test
113 phút
6 xu
Xem trước
99 câu hỏi
0 lượt đã test
74 phút
5 xu
Xem trước