Câu 1:
Những yếu tố thuận lợi gây rau tiền đạo, NGOẠI TRỪ:
- Đẻ nhiều lần.
- Tiền sử nạo, hút thai nhiều lần.
- Tử cung bất thường (dị dạng,
- Thai to
Câu 2:
Rau tiền đạo bán trung tâm là:
- Khi khám, sờ thấy cả màng ối và rau.
- Chỉ sờ thấy toàn rau, chảy máu nhiều.
- Khi thai 20 tuần, siêu âm thấy mép bánh rau cách lỗ trong cổ tử cung 3 cm.
- Kết hợp giữa B và C.
Câu 3:
Chẩn đoán rau tiền đạo khi đã chuyển dạ:
- Ra máu đỏ, máu loãng lẫn máu cục, nếu rau tiền đạo trung tâm hoặc bán trung tâm thì máu ra rất nhiều.
- Toàn trạng sản phụ suy sụp, dấu hiệu choáng.
- Sờ thấy múi rau hoặc múi rau và ối hoặc mép bánh rau.
- Kết hợp A, B, C .
Câu 4:
Xử trí rau tiền đạo khi chuyển dạ:
- Rau tiền đạo trung tâm hoàn toàn: mổ lấy thai.
- Các thể lâm sàng khác của rau tiền đạo: Bám ối, xé rộng màng ối. Nếu vẫn chảy máu thì mổ lấy thai.
- Đẻ đường âm đạo mà chảy máu phải bóc rau và kiểm soát tử cung, thuốc co tử cung. Nếu thất bại phải cắt tử cung.
- Trẻ sơ sinh cần được chăm sóc tốt.
- ..
Câu 5:
Việc làm đầu tiên Xử trí cầm máu trong rau tiền đạo khi mổ lấy thai:
- Khâu diện rau bám ( chữ U, X)
- Thắt động mạch tử cung .
- Cắt tử cung .
- Thắt động mạch hạ vị
Câu 6:
Đặc điểm của Rau tiền đạo trung tâm hoàn toàn là:
- Có chỉ định mổ lấy thai tuyệt đối.
- Bánh rau chỉ che lấp một phần lỗ trong cổ tử cung.
- Chảy máu âm đạo trong 3 tháng cuối thai kỳ.
- Thai nhi bị suy nặng.
Câu 7:
Ra máu âm đạo trong Rau tiền đạo, chọn câu đúng nhất:
- Luôn đi kèm với cơn go tử cung.
- Máu bầm đen.
- Đôi khi gây nên một tình trạng suy thai trầm trọng và chết thai.
- Xuất hiện từ từ và chấm dứt từ từ.
- Chỉ có rau tiền đạo trung tâm mới gây chảy máu trầm trọng
Câu 8:
Thái độ xử trí rau tiền đạo ra máu khi chưa chuyển dạ là:
- Dặn dò bệnh nhân chu đáo và cho đơn thuốc điều trị
- Theo dõi tại cơ sở y tế
- Tuỳ thuộc vào số lượng máu ra sẽ có thái độ xử trí
- Chủ động mổ lấy thai khi ra máu đe doạ tính mạng người mẹ
Câu 9:
Rau tiền đạo gây chảy máu ở thời kỳ sau đẻ do:
- Diện rau bám rộng.
- Cầm máu diện rau bám kém
- Tử cung co hồi kém.
- Sót rau
Câu 10:
Liệt kê 4 bệnh cần chẩn đoán phân biệt với rau tiền đạo:
- Doạ đẻ non hoặc vỡ tử cung ở người có sẹo mổ cũ ở tử cung.
- Polype cổ tử cung chảy máu.
- Ung thư cổ tử cung chảy máu.
- Rau bong non hoặc đứt mạch dây rốn.
- ...
Câu 11:
Thái độ xử trí rau tiền đạo bám thấp trong chuyển dạ:
- Bấm ối, theo dõi đẻ đường âm đạo nếu không chảy máu.
- Bấm ối, mổ lấy thai nếu vẫn còn chảy máu.
- Hồi sức truyền máu, theo dõi để đường âm đạo.
- A và B đúng.
Câu 12:
Chọn một câu sai trong xử trí rau tiền đạo trung tâm:
- Mổ lấy thai dù thai sống hay thai chết
- Đôi khi do chảy máu không cầm được phải cắt tử cung
- Nếu mất máu nhiều, phải bù đủ máu, hồi sức tốt rồi mới mổ
- Cách xử trí chủ yếu dựa vào mức độ mất máu
Câu 13:
Mục đích chỉ định bấm ối trong rau tiền đạo là để:
- Cầm máu
- Giảm áp lực buồng ối
- Giúp ngôi thai lọt
- Rút ngắn giai đoạn chuyển dạ
Câu 14:
Gọi là chảy máu sau đẻ khi lượng máu mất trên (chọn câu đúng nhất):
- 300 ml
- 400 ml
- 500 ml
- 700 ml
Câu 15:
Nguyên nhân thường nhất của băng huyết sau đẻ không đáp ứng với oxytocin và xoa bóp tử cung là:
- Rách âm đạo.
- Tử cung co hồi kém.
- Vỡ tử cung.
- Rối loạn đông máu.
Câu 16:
Thuốc nào không làm tăng co bóp cơ tử cung trong điều trị đờ tử cung
- Oxytocin
- Ergometrin
- Prostaglandin
- Buscopan
Câu 17:
Chảy máu sau đẻ thường xảy ra:
- 6 giờ đầu sau đẻ
- 12 giờ sau đẻ
- 24 giờ sau đẻ
- Những ngày sau đẻ
Câu 18:
Triệu chứng nào dưới đây không phải là đờ tử cung còn hồi phục:
- Tử cung co hồi kém
- Tử cung co hồi kém còn đáp ứng với các thuốc tăng co bóp tử cung
- Tử cung co hồi kém còn đáp ứng với kích thích cơ học
- Cơ tử cung không còn đáp ứng với mọi kích thích
Câu 19:
Tần suất chảy máu sau đẻ có thể gặp:
Câu 20:
Nguyên nhân thông thường nhất của chảy máu sau đẻ là:
- Vỡ tử cung
- Đờ tử cung
- Rách cổ tử cung
- Rách âm đạo
Câu 21:
Chảy máu trong chuyển dạ và sau đẻ được tính từ khi:
- Chuyển dạ cho đến 4 giờ sau sổ thai
- Chuyển dạ cho đến 6 giờ sau sổ thai
- Chuyển dạ cho tới 12 giờ sau sổ thai
- Chuyển dạ tới 24 giờ sau sổ thai
Câu 22:
Ra máu âm đạo trong rau bong non thường đi kèm:
- Cơn co tử cung mau và mạnh
- Tăng trương lực cơ bản cơ tử cung
- Cơn co tử cung không đồng bộ
- Cơn co tử cung thưa
Câu 23:
Rau bong non thường hay gặp ở bệnh nhân:
- Béo phì
- Tiểu đường
- Tiền sản giật và sản giật
- Cao huyết áp từ trước khi có thai
Câu 24:
Ra máu âm đạo trong chuyển dạ của rau tiền đạo thường có tính chất:
- Đỏ tươi, lẫn máu cục
- Lờ lờ máu cá
- Đen, ít một
- Đỏ sẫm.
Câu 25:
Chỉ định mổ cắt tử cung trong trường hợp băng huyết sau đẻ nào sau đây:
- Đờ tử cung.
- Rách cổ tử cung.
- Sót nhau.
- Rau cài răng lược.
Câu 26:
Một trong các yếu tố sau đây ít có nguy cơ gây băng huyết sau đẻ:
- Gây mê sâu.
- Chuyển dạ kéo dài.
- Đẻ quá nhanh.
- Suy thai trong tử cung.
Câu 27:
Các triệu chứng sau không gặp trong đờ tử cung
- Tử cung nhão
- Tử cung co hồi tốt nhưng máu vẫn chảy
- Không thành lập cầu an toàn
- Câu A, C đúng
Câu 28:
Rau cài răng lược
- Là rau bám rộng, lan xuống vào đoạn dưới tử cung
- Là rau bị cầm tù trong buồng tử cung sau đẻ
- Là rau bám trực tiếp vào cơ tử cung,
- Câu B và C đúng
Câu 29:
Triệu chứng của rau cài răng lược toàn phần:
- Sau khi thai sổ > 1 giờ, rau không bong, chảy máu ít hoặc không chảy máu
- Sau khi thai sổ > 1 giờ, rau vẫn không bong, chảy máu nhiều
- Đưa tay vào buồng tử cung có thể bóc được toàn bộ bánh rau
- Câu A và C đúng
Câu 30:
Chẩn đoán rách tầng sinh môn dựa vào các dấu hiệu sau
- Sau đẻ tử cung co hồi kém
- Ra máu sau khi sổ thai hoặc sau sổ nhau
- Kiểm tra âm đạo thấy vết rách
- A, B và C đều đúng
Câu 31:
Băng huyết muộn sau đẻ thường do:
- Đờ tử cung.
- Vỡ tử cung.
- Rách âm đạo.
- Rối loạn đông máu.
Câu 32:
Xử trí rách TSM theo phác đồ sau:
- Dùng kháng sinh + làm thuốc âm hộ.
- Khâu hồi phục + dùng kháng sinh.
- Khâu hồi phục + dùng kháng sinh + nghỉ ngơi.
- Khâu hồi phục + dùng kháng sinh + làm thuốc âm hộ + nghỉ ngơi.
Câu 33:
Chảy máu trong thời kỳ bong rau là chảy máu từ:
- Buồng tử cung.
- Cổ tử cung.
- Âm đạo.
- Diện rau bám.
Câu 34:
Phương pháp xử lý đúng nhất băng huyết sau đẻ là:
- Tăng co + xoa đáy tử cung.
- Kiểm soát tử cung+ tăng co.
- Dựa vào tính chất và nguyên nhân băng huyết để chọn biện pháp thích hợp.
- Kiểm soát tổn thương đường sinh dục.
Câu 35:
Triệu chứng có giá trị nhất để chẩn đoán sót rau sau đẻ là:
- Chảy nhiều máu đỏ và máu cục ở âm đạo.
- Huyết áp tụt.
- Tử cung có cầu an toàn.
- Kiểm tra bánh rau thấy khuyết múi rau.
Câu 36:
Sang chấn đường sinh dục không gồm trường hợp sau
- Vỡ tử cung.
- Khối huyết tụ âm đạo.
- Đờ tử cung.
- Rách cổ tử cung.
Câu 37:
Chẩn đoán mức độ mất máu không dựa vào
- Quan sát tình trạng chảy máu ra âm đạo.
- Xét nghiệm công thức máu.
- Toàn trạng bệnh nhân.
- Xét nghiệm máu chảy, máu đông.
Câu 38:
Nguyên nhân gây đờ tử cung do:
- Chuyển dạ kéo dài.
- Tử cung có sẹo mổ cũ.
- Thai non tháng.
- Ngôi bất thường.
Câu 39:
Triệu chứng nào sau đây không gặp trong đờ tử cung:
- Tử cung nhão.
- Tử cung co hồi tốt nhưng máu vẫn chảy.
- Không thành lập cầu an toàn.
- Máu chảy từ âm đạo đỏ sẫm lẫn cục.
Câu 40:
Băng huyết muộn trong giai đoạn hậu sản thường do:
- Đờ tử cung
- Sót rau
- Rách âm đạo
- Rối loạn đông máu
Câu 41:
Bệnh lý nào sau đây không phải là biến chứng trực tiếp của băng huyết sau sanh:
- Hội chứng Sheehan
- Hội chứng Leventhal
- Nhiễm trùng hậu sản
- Suy thận
Câu 42:
Nguyên nhân thường gặp nhất ở sản phụ lớn tuổi đa sản bị băng huyết:
- Rách đường sinh dục dưới
- Sót rau, sót màng rau
- Đờ tử cung
- Rau tiền đạo trung tâm hoàn toàn
Câu 43:
Sau khi sanh để theo dõi có bị băng huyết sau sanh hay không, nên để sản phụ nằm tại phòng sanh trong thời gian:
- 10 - 30 phút
- 40 - 60 phút
- 60 - 120 phút
- 120 - 240 phút
Câu 44:
Nghĩ đến nguyên nhân nào sau đây nếu sau khi sổ rau nắn thấy tử cung co không tốt, máu âm đạo ra nhiều:
- Sót rau, sót màng
- Còn bánh rau phụ
- Chấn thương đường sinh dục
- Đờ tử cung
Câu 45:
Băng huyết sau đẻ không đáp ứng với Oxytocine và xoa tử cung, thường là do:
- Rách âm đạo
- Sót rau
- Đờ tử cung
- Bệnh rối loạn đông máu
Câu 46:
Băng huyết sau đẻ được định nghĩa là:
- Máu mất từ nơi nhau bám > 500g trong vòng 2 giờ đầu sau sổ nhau
- Mất máu > 500g, bất kể nguồn gốc chảy từ đâu
- Mất máu > 500g trong vòng 24 giờ đầu sau đẻ
- Ra máu nhiều sau sổ thai, ảnh hưởng đến tổng trạng sản phụ.
Câu 47:
Chảy máu sau đẻ là chảy máu là chảy máu trong vòng mấy giờ sau đẻ:
Câu 48:
Trong những dấu hiệu nào sau đây, dấu hiệu nào không đặc trưng cho rối loạn đông máu của chảy máu sau đẻ:
- Chảy máu không đông
- Cục máu đông nhỏ tan nhanh
- Chảy máu đỏ liên tục
- Chảy ít máu đen
Câu 49:
Một yếu tố sau đây không phải là nguy cơ đờ tử cung sau đẻ:
- Nhược cơ do chuyển dạ kéo dài.
- Sinh non
- Tử cung giãn quá mức do song thai
- Đờ tử cung do sử dụng thuốc giảm co
Câu 50:
Nguyên nhân nào dưới đây được xếp vào nhóm rối loạn co bóp tử cung:
- Rau cài răng lược
- Đờ tử cung sau đẻ, tăng trương lực tử cung
- Rau tiền đạo
- Rau bong non
Câu 51:
Biểu hiện của chảy máu do rối loạn đông máu:
- Chảy máu đỏ tươi liên tục
- Chảy máu kèm mót rặn
- Chảy máu loãng không đông
- Chảy máu từng đợt ngắt quãng
Câu 52:
Xử trí tích cực giai đoạn III bao gồm các điểm sau đây, NGOẠI TRỪ:
- Tiêm Oxytoxin
- Kéo nhẹ dây rốn có kiểm soát
- Xoa tử cung
- Bóc rau bằng tay
Câu 53:
Dấu hiệu đặc hiệu để chẩn đoán đờ tử cung sau đẻ:
- Mạch nhanh
- Huyết áp hạ
- Tử cung không có khối an toàn
- Chảy máu đỏ và máu cục ở âm đạo
Câu 54:
Triệu chứng nào sau đây không phải của đờ tử cung ?
- Chảy máu từ lòng tử cung ra
- Tử cung nhão, không co hồi tốt
- Không thành lập cầu an toàn sau khi sổ rau
- Đau bụng kèm mót rặn
Câu 55:
Khi chẩn đoán xác định vỡ tử cung phải:
- Mổ ngay
- Hồi sức xong mới mổ
- Vừa hồi sức vừa mổ ngay
- Có thể điều trị nội khoa bằng thuốc co cơ tử cung
Câu 56:
Ở những bệnh nhân không có sẹo mổ cũ tại tử cung thì trước khi vỡ tử cung bao giờ cũng có dấu hiệu:
- Cơn co tử cung mau và mạnh
- Bệnh nhân kêu đau nhiều
- Ra máu âm đạo
- Dấu hiệu Bandl-Formelle
Câu 57:
Sau khi sổ rau xong mà thấy chảy máu âm đạo thì bắt buộc phải tiến hành ngay:
- Truyền oxytoxin
- Tiêm oxytoxin vào cơ tử cung
- Kiểm soát buồng tử cung
- Kiểm tra cổ tử cung, âm đạo
Câu 58:
Nếu sau sổ rau mà chảy máu cần phải xác định xem
- Màu sắc của máu ra
- Khối an toàn của tử cung
- Toàn trạng bệnh nhân
- Số lượng máu mất
Câu 59:
Lộn tử cung thường gặp trong các trường hợp:
- Đẻ con rạ
- Đẻ con lần đầu
- Chuyển dạ kéo dài
- Do kéo và đỡ rau thô bạo
Câu 60:
Một yếu tố sau đây không phải là nguy cơ gây đờ tử cung sau đẻ:
- Đẻ non.
- Chuyển dạ kéo dài.
- Nhiễm trùng ối.
- Tình trạng suy nhược cơ thể của sản phụ.
Câu 61:
Biến chứng nào không là biến chứng muộn của băng huyết sau đẻ:
- Suy thận.
- Hội chứng Sheehan.
- Nhiễm trùng hậu sản.
- Dính buồng tử cung
Câu 62:
Rau cài răng lược là tình trạng các gai rau bám sâu vào cơ tử cung thường gặp trong:
- Rau bong non.
- Đa ối.
- Rau tiền đạo.
- Tử cung dị dạng.
Câu 63:
Chọn câu đúng về nguyên nhân thường gây băng huyết sau đẻ là:
- Đờ tử cung và nhiễm trùng ối.
- Đờ tử cung và rách phần mềm.
- Đờ tử cung và sót nhau.
- Rách phần mềm và sót nhau.
Câu 64:
Dấu hiệu nào sau đây không thuộc hội chứng Sheehan:
- .Rụng lông vùng nách và trên vệ.
- Suy thượng thận.
- Tiết sữa nhiều.
- Vô kinh.
Câu 65:
Sau sinh, máu chảy ra đỏ tươi mặc dù tử cung co hồi tốt, nguyên nhân nào thường được nghĩ đến nhất:
- Đờ tử cung.
- Sót nhau.
- Rách phần mềm.
- Nhiễm trùng ối.
Câu 66:
Chẩn đoán chắc chắn là rau cài răng lược dựa vào:
- Máu âm đạo chảy ra ngày càng nhiều
- Sau khi thai sổ > 1 giờ mà rau chưa bong
- Tử cung co hồi kém
- Bóc rau nhân tạo thấy 1 phần hoặc toàn bộ bánh rau không thể bóc được
Câu 67:
Rách cổ tử cung có thể xảy ra khi:
- Cổ tử cung phù nề do thăm khám nhiều
- Rặn đẻ khi cổ tử cung chưa mở hết
- Cổ tử cung xơ chai
- Tất cả các câu trên đều đúng
Câu 68:
Khi theo dõi chuyển dạ, để đề phòng chảy máu sau đẻ tại tuyến xã:
- Không cần dùng biểu đồ chuyển dạ
- Chuyển tuyến chuyên khoa tất cả những trường hợp con rạ đẻ nhiều lần
- Kiểm soát tử cung tất cả mọi trường hợp
- Kiểm tra cổ tử cung cho tất cả mọi trường hợp
Câu 69:
Yếu tố không là nguy cơ gây rau bám chặt
- Do viêm, teo niêm mạc tử cung.
- Nạo hút thai nhiều lần.
- Sẹo mổ bóc nhân xơ dưới phúc mạc.
- Sẹo cắt vách ngăn tử cung.
Câu 70:
Những trường hợp tăng huyết sau đẻ nào sau đây là khó khăn trong kiểm soát bệnh lý hơn cả:
- Đờ tử cung
- Rách cổ tử cung
- Rách TSM, âm đạo
- Rối loạn đông máu
Câu 71:
Nguyên nhân gây băng huyết sau đẻ theo thứ tự từ thường gặp đến ít gặp là:
- Đờ tử cung – chấn thương sinh dục – rối loạn đông máu.
- Đờ tử cung – rối loạn đông máu – chấn thương sinh dục.
- Chấn thương sinh dục – đờ tử cung – rối loạn đông máu.
- Chấn thương sinh dục – rối loạn đông máu – đờ tử cung.
Câu 72:
Điều không nên làm trong đề phòng băng huyết sau đẻ:
- Tránh chuyển dạ kéo dài.
- Chỉ cho sản phụ rặn khi cổ tử cung đã mở hết
- Bóc rau nhân tạo sớm cho các trường hợp có nguy cơ băng huyết sau đẻ.
- Tiêm oxytocin dự phòng cho các trường hợp có nguy cơ ngay khi đầu thai vừa sổ.
Câu 73:
Đìêu không nên làm khi xử trí đờ tử cung
- Phải khẩn trương
- Phục hồi chức năng co bóp của tử cung
- Hồi sức tích cực
- Mổ cắt tử cung ngay
Câu 74:
Thái độ xử trí sai đối với rau không bong sau đẻ:
- Nếu sau khi thai sổ >1 giờ mà rau chưa bong thì trước tiên phải bóc rau nhân tạo và kiểm soát tử cung
- Nếu sau khi thai sổ mà chảy máu nhiều từ buồng tử cung ra thì phải bóc rau và kiểm soát tử cung ngay
- Khi bóc rau, nếu là rau cài răng lược thì cố gắng bóc hết bánh rau và làm sạch buồng tử cung
- Nếu phải mổ cắt tử cung vì rau cài răng lược thì hồi sức trước trong và sau mổ là rất quan trọng
Câu 75:
Xử trí rách tầng sinh môn và cổ tử cung
- Khâu phục hồi ngay sau khi rau sổ
- Khâu phục hồi sau khi đã chắc chắn buồng tử cung sạch
- Chỉ cần dùng kháng sinh
- Chỉ cần dùng thuốc co tử cung
Câu 76:
Chọn câu sai về xử trí đờ tử cung sau đẻ:
- Kiểm soát tử cung lấy hết máu cục, máu loãng.
- Tiêm vào cơ tử cung 5-10 đơn vị oxytocin.
- Xoa bóp tử cung qua thành bụng.
- Truyền máu.
- Chèn gạc vào âm đạo, cổ tử cung.
Câu 77:
Chọn câu sai về cách khâu TSM là:
- Thông tiểu trước khâu cho tất cả mọi trường hợp
- Không chồng mép.
- Không để lại đường hầm.
- Dùng kháng sinh.
Câu 78:
Để chẩn đoán sớm chảy máu sau đẻ cần làm:
- Theo dõi mạch 15 phút/ lần trong vòng 2 tiếng.
- Sờ và ấn đáy tử cung 15 phút/ lần trong vòng 2 tiếng.
- Theo dõi huyết áp 15 phút/ lần trong vòng 2 tiếng.
- Theo dõi số lượng máu chảy ra ngoài trong vòng 2 tiếng.
Câu 79:
Điều không nên làm ngay trong dự phòng băng huyết sau đẻ
- Đảm bảo tử cung sạch.
- Kích thích cho tử cung co bóp.
- Tiêm oxytocin.
- Tiêm ergotamin ngay sau khi sổ thai.
Câu 80:
Một sản phụ bị băng huyết hậu sản, nguyên nhân nào sau đây ít nghĩ đến nhất:
- Sót rau, màng rau
- Tử cung co hồi kém
- Nội mạc tử cung mỏng
- Tử cung bị viêm nhiễm
Câu 81:
Một sản phụ tiền sử sanh lần trước bị băng huyết nặng, lần sanh đó không có sữa, sau đó vú teo dần, cho đến nay đã được 2 năm không có kinh, bộ phận sinh dục khô teo và giảm tình dục. Hiện tại thử HCG âm tính. Bạn nghĩ đến hội chứng nào sau đây:
- Tuner
- Sheehan
- Mayer - Rokitansky – Krester
- Tinh hoàn nữ hóa
Câu 82:
Triệu chứng ra máu điển hình của rau tiền đạo là:
- Ra máu đỏ tươi kèm với triệu chứng đau bụng ngầm.
- Ra máu đột ngột, máu bầm đen, không đau bụng.
- Ra máu đỏ tươi, tự cầm, có xu hướng tái phát nhiều lần.
- Chỉ ra máu đỏ tươi khi có cơn co chuyển dạ.
Câu 83:
Phương pháp cận lâm sàng chính xác và an toàn nhất giúp chẩn đoán rau tiền đạo là:
- Chụp X quang phần mềm.
- Chụp X quang động mạch.
- Đồng vị phóng xạ.
- Siêu âm.
Câu 84:
Chẩn đoán rau tiền đạo sau đẻ dựa vào:
- Đo diện tích bánh rau.
- Đo chiều dầy bánh rau.
- Xem sự co hồi của đoạn dưới tử cung.
- Kiểm tra và quan sát màng rau.
Câu 85:
Rau tiền đạo là:
- Rau cản trở đường ra của thai nhi.
- Rau gây chảy máu khi có cơn tử cung.
- Khi rau không bám hoàn toàn vào thân tử cung, một phần hay toàn bộ bánh rau bám vào đoạn dưới tử cung.
- Bánh rau bịt kín toàn bộ cổ tử cung.
Câu 86:
Tỷ lệ nhau tiền đạo trong thai nghén là:
Câu 87:
Trên lâm sàng, rau tiền đạo chảy máu nhẹ là khi lượng máu của mẹ mất:
- <10% thể tích máu tuần hoàn
- B <15% thể tích máu tuần hoàn
- <20% thể tích máu tuần hoàn
- <25% thể tích máu tuần hoàn
Câu 88:
Trên lâm sàng, rau tiền đạo chảy máu trung bình là khi lượng máu mất:
- 10-15% thể tích máu tuần hoàn
- 25-30% thể tích máu tuần hoàn
- 30-40% thể tích máu tuần hoàn
- 40-50% thể tích máu tuần hoàn
Câu 89:
Trên lâm sàng, rau tiền đạo chảy máu nặng khi lượng máu mất:
- >15% thể tích máu tuần hoàn
- >20% thể tích máu tuần hoàn
- >30% thể tích máu tuần hoàn
- >40% thể tích máu tuần hoàn
Câu 90:
Ra máu âm đạo trong rau tiền đạo, chọn câu đúng nhất:
- Luôn luôn đi kèm với cơn co tử cung
- Máu đen loãng,
- Có thể ra mấu ồ ạt gây nguy hiểm cho tính mạng của thai phụ
- Xuất hiện từ từ và chấm dứt từ từ
Câu 91:
Trong trường hợp ra máu ít, ngoài triệu chứng ra máu âm đạo, triệu chứng nào dưới đây gợi ý nhiều nhất đến chẩn đoán rau tiền đạo:
- Tim thai khó nghe hoặc không nghe thấy
- Thai phụ đau bụng quằn quại
- Nước ối có lẫn máu
- Ngôi thai cao hoặc ngôi bất thường
Câu 92:
Dựa vào những dấu hiệu sau để chẩn đoán rau tiền đạo, tìm một câu sai
- Ra máu vào 3 tháng cuối của thai kỳ
- Cổ tử cung phù nề
- Ngôi thai bất thường
- Thăm âm đạo thấy một lớp đệm dày giữa tay và ngôi thai
Câu 93:
Triệu chứng không có trong rau tiền đạo là:
- Ra máu tự nhiên
- Toàn trạng có biểu hiện thiếu máu cấp hoặc mãn
- Tim thai có biểu hiện suy
- Tử cung co cứng như gỗ
Câu 94:
Đây không phải là cơ chế chảy máu trong rau tiền đạo:
- Do quá trình hình thành đoạn dưới tử cung
- Do bánh rau và màng rau bị co kéo
- Ngôi thai chèn ép vào bánh rau
- Do một phần màng rau và bánh rau bị bong ra
Câu 95:
Rau tiền đạo là một bệnh lý sản khoa gây chảy máu ở:
- 3 tháng đầu của thời kỳ thai nghén.
- 3 tháng giữa của thời kỳ thai nghén.
- 3 tháng cuối của thời kỳ thai nghén.
- Bất kỳ thời điểm nào của thời kỳ thai nghén.
Câu 96:
Khi mép bánh rau bám sát lỗ trong cổ tử cung, đây là hình thái rau tiền đạo:
- Bám thấp.
- Bám bên.
- Bám mép.
- Bám bán trung tâm.
Câu 97:
Chẩn đoán hồi cứu rau tiền đạo, khi kiểm tra bánh rau đo khoảng cách từ lỗ màng rau đến bờ gần nhất của bánh rau là:
- 0 – 10 cm.
- 10 – 12 cm.
- 12 – 15 cm.
- 15 – 20 cm.
Câu 98:
Tất cả các câu sau đây về tính chất chảy máu trong rau tiền đạo đều đúng, ngoại trừ:
- Chảy máu tự nhiên.
- Chảy máu tái phát.
- Máu loãng không đông.
- Chảy máu tự cầm.
Câu 99:
Một thai phụ có thai 36 tuần, tự nhiên ra ít huyết màu đỏ tươi, cách xử trí tại tuyến xã là:
- Thăm khám âm đạo để xác định nguyên nhân chảy máu.
- Cho dùng thuốc cầm máu.
- Tư vấn và chuyển tuyến.
- Theo dõi và điều trị tại trạm.
Câu 100:
Phương pháp chẩn đoán tiện lợi nhất trong rau tiền đạo là:
- Khám âm đạo
- Siêu âm xác định vị trí rau
- Chụp X quang buồng ối
- Chụp tĩnh mạch bằng Doppler
Câu 101:
Nguyên nhân ra huyết âm đạo hay gặp nhất ở những tháng cuối của thai kỳ:
- Vỡ tử cung
- Sanh non
- Chữa trứng
- Rau tiền đạo
Câu 102:
Liên quan đến rau tiền đạo, câu nào sau đây đúng:
- Ra máu âm đạo, kèm theo đau bụng
- Tần suất gặp không liên quan đến tuổi bà mẹ
- Ra máu lần đầu thường ở 3 tháng cuối thai kỳ
- Có liên quan đến rối loạn cao huyết áp thai kỳ
Câu 103:
Tỷ lệ tử vong của thai nhi trong rau tiền đạo là:
- 10 - 20%
- 30 - 40%
- 50 - 60%
- 70 - 80%
Câu 104:
Theo vị trí giải phẩu loại rau tiền đạo nào sau đây không có khả năng đẻ đường âm đạo:
- Rau bám thấp
- Rau bám bên
- Rau bám mép
- Rau bám bán trung tâm
Câu 105:
Trong rau tiền đạo, yếu tố chính gây gia tăng tử vong và bệnh tật cho trẻ sơ sinh là:
- Suy dinh dưỡng trong tử cung.
- Non tháng.
- Thiếu máu.
- Sang chấn sản khoa.
Câu 106:
Tất cà những câu sau đây về rau tiền đạo đều đúng, NGOẠI TRỪ:
- Thể nhau tiền đạo trung tâm thường gây chảy máu trầm trọng hơn thể nhau bámthấp.
- Ngoài gây chảy máu trước sanh, còn có nguy cơ gây băng huyết sau sanh.
- Thường gặp ở các sản phụ lớn tuổi, đa sản, có tiền căn nạo thai nhiều lần.
- Nói chung, tỉ lệ sanh ngả âm đạo trong nhau tiền đạo cao hơn tỉ lệ mổ lấy thai.
Câu 107:
Chọn một câu đúng về rau tiền đạo:
- Tất cả nhau bám mép sau tuần lễ thứ 37 đề phải mổ lấy thai.
- Khám âm đạo có chống chỉ định tuyệt đối trong trường hợp nghi ngờ nhau tiền đạo.
- Nhau tiền đạo bám mặt tước nguy hiểm hơn nhiều nhau tiền đạo bám mặt sau.
- Nhau tiền đạo có thể hoàn toàn không có triệu chứng, chỉ phát hiện tình cờ bởi siêu âm.
Câu 108:
Trong nhau tiền đạo, lý do chính khiến chỉ ra máu trong 3 tháng cuối của thai kỳ là do khoảng thời gian này có đặc điểm:
- Nhau phát triển to, lan xuống đoạn dưới.
- Đoạn dưới dãn nhanh gây bong rau.
- Các xoang tĩnh mạch chỉ được thành lập vào thời điểm này.
- Thai cử động mạnh gây bong rau..
Câu 109:
Trong các thai phụ sau, người nào có nguy cơ bị rau tiền đạo cao nhất?
- 24 tuổi, para 1001, ngôi mông.
- 34 tuổi, para 3013, ngôi chỏm.
- 36 tuổi, para 6006, ngôi ngang.
- 28 tuổi, para 1011, ngôi mông.