Danh sách câu hỏi
Câu 1: Hiện tượng lọt của ngôi chỏm được định nghĩa chính xác là:
  • Khi ngôi thai đi ngang qua eo trên
  • Khi ngôi thai xuống ngang với hai gai hông
  • Khi đường kính lưỡng đỉnh của đầu thai đi qua mặt phẳng eo trên
  • Khi đường kính lưỡng đỉnh của đầu thai ngang với hai gai hông
Câu 2: Chọn một câu đúng nhất về ý nghĩa của nghiệm pháp lọt:
  • Là nghiệm pháp đánh giá có bất tương xứng đầu - chậu không
  • Dùng để xem ngôi thai có sinh được đường âm đạo không
  • Là nghiệm pháp áp dụng trong trường hợp bất tương xứng đầu - chậu
  • Là nghiệm pháp đánh giá ngôi thai có qua được eo trên không trong trường hợp nghi ngờ bất tương xứng thai nhi và khung chậu
Câu 3: Khi có triệu chứng nào sau đây phải ngưng làm nghiệm pháp lọt?
  • Cơn co mau
  • Tim thai chậm
  • Phát hiện sa dây rốn
  • Xuất hiện vòng Bandl
  • ...
Câu 4: Những yếu tố nào sau đây cần phải để ý đến khi đánh giá kết quả nghiệm
  • pháp lọt?
  • Độ xóa mở cổ tử cung
  • Độ lọt ngôi thai
  • Cơn co tử cung
  • Nhịp tim thai
  • ...
Câu 5: Cơ chế đẻ của ngôi chỏm được trình bày theo trình tự:
  • Đẻ mông, đẻ đầu và đẻ thân.
  • Đẻ thân, đẻ đầu và đẻ mông.
  • Đẻ đầu, đẻ vai và đẻ mông.
  • Đẻ đầu, đẻ mông và đẻ thân.
Câu 6: Khi đẻ đầu của ngôi chỏm (kiểu thế CCTT) ngôi sẽ lọt theo đường kính nào của khung chậu người mẹ:
  • Đường kính chéo phải của eo trên tiểu khung.
  • Đường kính chéo trái của eo trên.
  • Đường kính ngang của eo trên.
  • Đường kính trước sau của eo trên.
Câu 7: Giai đoạn đẻ vai, đường kính lưỡng mỏm vai sẽ đi qua đường kính nào của khung chậu người mẹ:
  • Đường kính chéo phải của eo trên.
  • Đường kính chéo trái của eo trên.
  • Đường kính ngang của eo trên.
  • Đường kính trước sau của eo trên.
Câu 8: Giai đoạn sổ đầu, đường kính lọt của ngôi đi qua đường kính nào của khung chậu người mẹ:
  • Đường kính chéo trái của eo dưới.
  • Đường kính chéo phải của eo dưới.
  • Đường kính ngang của eo dưới.
  • Đường kính trước sau của eo dưới.
Câu 9: Nếu ngôi chỏm có thóp sau ở vị trí 2 giờ, xác định kiểu thế của ngôi là:
  • Chẩm chậu trái trước
  • Chẩm chậu phải trước
  • Chẩm chậu trái sau
  • Chẩm chậu phải sau
Câu 10: Nếu ngôi chỏm có thóp sau ở vị trí 7 giờ thì xác định kiểu thế của ngôi sẽ là:
  • Chẩm chậu phải trước
  • Chẩm chậu trái trước
  • Chẩm chậu trái sau
  • Chẩm chậu phải sau
Câu 11: Nếu ngôi chỏm có thóp sau ở vị trí 5 giờ thì xác định kiểu thế của ngôi sẽ là:
  • Chẩm chậu phải sau
  • Chẩm chậu trái sau
  • Chẩm chậu trái trước
  • Chẩm chậu phải trước
Câu 12: Nếu ngôi chỏm có thóp sau ở vị trí 11 giờ thì xác định kiểu thế của ngôi sẽ là:
  • Chẩm chậu phải trước
  • Chẩm chậu phải sau
  • Chẩm chậu trái trước
  • Chẩm chậu trái sau
Câu 13: Để xác định kiểu thế, phần nào của ngôi chỏm dùng để chẩn đoán mối liên quan với khung chậu người mẹ:
  • Cằm
  • Mỏm vai
  • Thóp sau
  • Thóp trước
Câu 14: Mốc của ngôi chỏm:
  • Thóp trước
  • Thóp sau
  • Gốc mũi
  • Cằm
Câu 15: Xác đinh số lượng đưòng kính của khung châụ lớn (đại khung):
  • Khung chậu lớn không liên quan đến tiểu khung nên không liên quan đến cơ chế đẻ
  • Khung chậu lớn có 3 đường kính ngang và 2 đường kính trước sau
  • 2 đường kính trước sau của khung chậu lớn là trước sau eo trên và trước sau eo dưới
  • Khung chậu lớn có 3 đường kính ngang và 1 đường kính trước sau (đường kính Beaudeloque)
Câu 16: Tiểu khung: xác định câu đúng về phần quan trọng của tiểu khung khi sổ thai:
  • Tiểu khung quan trọng trong cơ chế đẻ và chia làm 2 eo: eo trên và eo dưới
  • Eo trên là mặt phẳng sổ: phía trước qua bờ trên khớp vệ, phía sau là mỏm cùng cụt
  • Eo dưới là mặt phẳng sổ: phía trước qua bờ dưới khớp vệ, phía sau qua đỉnh xương cụt
  • Đường kính quan trọng nhất của eo dưới là lưỡng ụ ngồi 10.5 –11 cm
Câu 17: Trong ngôi chỏm kiểu thế chẩm chậu trái trước, hiện tượng lọt xảy ra khi:
  • Đường kính chẩm - trán trình diện trước eo trên
  • Đường kính hạ chẩm - trán trình diện trước eo trên
  • Đường kính hạ chẩm - thóp trước trùng vào mặt phẳng eo trên
  • Đường kính hạ chẩm -thóp trước song song với đường kính chéo trái của eo trên
Câu 18: Trên lâm sàng xác định đầu đã lọt khi:
  • Sờ nắn ngoài chỉ còn thấy bướu trán trên vệ
  • Sờ nắn ngoài chỉ còn thấy bướu chẩm trên vệ
  • Sờ được 2 bướu đỉnh đã nằm trong âm đạo
  • Thăm âm đạo: 2 ngón tay sờ được tới đốt sống cùng II khó khăn
Câu 19: Chọn thì đúng nhất cho cơ chế đẻ vai trong ngôi chỏm, kiểu thế chẩm chậu trái trước:
  • Thì lọt: Sau khi thu nhỏ đường kính lưỡng mỏm vai (so vai) đi qua mặt phẳng eo trên
  • Thì xuống: Vai xuống theo đường kính chéo phải để đi vào mặt phẳng eo dưới
  • Thì quay: Vai quay 45 độ thuận chiều kim đồng hồ ngay sau khi lọt
  • Thì sổ: vai trên sổ trước, vai sau ra khỏi âm hộ nhờ sức rặn của mẹ
Câu 20: Trong kỹ thuật đỡ đầu của ngôi chỏm, kiểu thế chẩm chậu trái trước, cần giữ cho đầu cúi tới khi:
  • Chẩm sổ và quay về vị trí trái trước
  • Cắt tầng sinh môn xong
  • Toàn bộ bướu chẩm đã thoát ra khỏi âm hộ
  • Hạ chẩm tỳ bờ dưới khớp vệ
Câu 21: Ngôi chỏm đầu cúi không tốt có triệu chứng:
  • Đầu di động.
  • Sờ được thóp sau.
  • Sờ được 2 thóp: thóp sau, thóp trước.
  • Sờ được thóp trước.
Câu 22: Ngôi lọt là đường kính lớn nhất của ngôi đi qua mặt phẳng của:
  • Eo trên.
  • Eo giữa.
  • Eo dưới.
  • Lưỡng ụ ngồi.
Câu 23: Mặt phẳng sổ là mặt phẳng đi qua giới hạn của:
  • Eo trên.
  • Eo giữa.
  • Eo dưới.
  • Lưỡng ụ ngồi.
Câu 24: Trong cơ chế đẻ, để đánh giá độ lọt của ngôi trên lâm sàng ta lấy mốc là đường kính:
  • Lưỡng ụ ngồi.
  • Lưỡng ụ đùi.
  • Liên gai hông.
  • Nhô - hậu vệ.
Câu 25: Trong ngôi chỏm nếu độ lọt chúc, khám ngoài sẽ thấy có dấu hiệu sau đây: NGOẠI TRỪ:
  • Di động đầu thai sang 2 bên hạn chế
  • Không sờ được bướu chẩm, bướu trán
  • Nghe tim thai trên xương vệ 7 cm
  • Sờ được một phần bướu chẩm và bướu trán
Câu 26: Khám thấy ngôi chỏm có thóp sau ở vị trí 3 giờ thì kiểu thế là:
  • Chẩm chậu trái trước
  • Chẩm chậu trái sau
  • Chẩm chậu trái ngang
  • Chẩm chậu phải ngang
Câu 27: Trong ngôi chỏm, kiểu lọt đối xứng là:
  • 2 bướu đỉnh xuống cùng một lúc
  • 2 bướu đỉnh xuống không cùng một lúc
  • Bướu đỉnh ở phía sau xuống trước bướu đỉnh ở phía trước
  • Bướu đỉnh ở phía trước sẽ xuống trước bướu đỉnh ở phía sau
Câu 28: Trong trường hợp chuyển dạ bình thường không có bất tương xứng giữa xương chậu và thai nhi, thì loại ngôi thai nào sau đây có thể đẻ ở tuyến cơ sở:
  • Ngôi thóp trước
  • Ngôi ngang
  • Ngôi mặt cằm sau
  • Ngôi chỏm
Câu 29: Trong ngôi chỏm, kiểu thế chẩm chậu trái trước, sổ kiểu chẩm vệ, đến thì sổ vai, vai sẽ xoay theo kiểu nào?
  • 45 độ theo chiều kim đồng hồ
  • 45 độ ngược chiều kim đồng hồ
  • 135 độ theo chiều kim đồng hồ
  • 135 độ ngược chiều kim đồng hồ
Câu 30: Trong ngôi chỏm, kiểu thế chẩm chậu phải sau, để sổ theo kiểu chẩm vệ, đầu thai phải xoay như thế nào?
  • 45 độ theo chiều kim đồng hồ
  • 135 độ theo chiều kim đồng hồ
  • 45 độ ngược chiều kim đồng hồ
  • 135 độ ngược chiều kim đồng hồ
Câu 31: Trong cơ chế đẻ mỗi phần thai sẽ trải qua 4 thì theo thứ tự:
  • Xuống, lọt, quay, sổ.
  • Lọt, xuống, quay, sổ.
  • Quay, xuống, lọt, sổ.
  • Xuống, quay, lọt, sổ.
Câu 32: Dấu hiệu lâm sàng để chẩn đoán ngôi chỏm đầu lọt ở mức độ thấp là:
  • Hai bướu đỉnh trên mức 2 gai hông.
  • Hai bướu đỉnh ngang mức 2 gai hông.
  • Hai bướu đỉnh dưới mức 2 gai hông.
  • Hai bướu đỉnh nằm trong âm đạo.
Câu 33: Ngôi chỏm cúi tốt, có đường kính lọt là:
  • Thượng chẩm – cằm.
  • Hạ chẩm – trán.
  • Hạ chẩm – thóp trước.
  • Chẩm – trán.
Câu 34: Trong chuyển dạ ngôi chỏm có thể nhầm với ngôi nào khi khám âm đạo:
  • Ngôi mặt.
  • Ngôi trán.
  • Ngôi thóp trước.
  • Ngôi ngược hoàn toàn.
Câu 35: Đường kính hữu dụng của eo trên là:
  • Cụt - hạ vệ.
  • Nhô - hậu vệ.
  • Nhô - hạ vệ.
  • Cùng - hạ vệ.
Câu 36: Đường kính lớn nhất của đầu thai nhi là:
  • Hạ chẩm thóp trước
  • Lưỡng đỉnh
  • Hạ cầm thóp trước
  • Thượng chẩm cằm
Câu 37: Trong thủ thuật sinh ngôi chỏm, cần giữ đầu cúi cho đến khi:
  • Đầu xuống đến vị trí +3
  • Sau khi ụ chẩm của đầu thai đã sổ ra khỏi âm hộ
  • Hạ chẩm của đầu thai tỳ vào bờ dưới khớp vệ
  • Luôn giữ đầu cúi cho đến khi cả đầu và mặt thai đã ra khỏi âm hộ
Câu 38: Để đánh giá ngôi chỏm đã lọt, khi ấn ngón cái vào môi lớn nếu chạm được đầu của thai nhi, dấu hiệu này có tên là:
  • Farabeuf
  • Piszkaczek
  • Hégar
  • Tarnier
Câu 39: Trong thì sổ đầu, chỉ cắt tầng sinh môn khi có chỉ định và đủ điều kiện. Vị trí cắt tầng sinh môn thường ở (Nếu người đỡ đẻ thuận tay phải):
  • 10 giờ
  • 8 giờ
  • 7 giờ
  • 5 giờ
Câu 40: Xác định câu đúng khi nói về các yếu tố quan trọng trong quá trình chuyển dạ:
  • Khung chậu và thai nhi
  • Khung chậu và cơn co tử cung
  • Cơn co tử cung và sức rặn của mẹ
  • 3 yếu tố chính: khung chậu, thai nhi và cơn co tử cung
Câu 41: Ngôi chỏm là 1 ngôi hay gặp trong chuyển dạ, chiếm tỉ lệ:
  • 94%.
  • 95%.
  • 96%.
  • 97%.
Câu 42: Trong cơ chế đẻ ngôi chỏm thì đẻ vai khi chuẩn bị lọt, đường kính lưỡng mỏm vai thu nhỏ lại còn:
  • 9cm.
  • 9.5cm.
  • 10cm.
  • 10.5cm.
Câu 43: Xác định độ lọt trong ngôi chỏm có phân theo 4 mức độ là:
  • Cao lỏng - chúc - chặt - lọt
  • Cao lỏng - chặt - chúc - lọt
  • Chúc - chặt - cao lỏng - lọt
  • Chặt - cao lỏng - chúc - lọt
Câu 44: Đường kính ngang hữu dụng của eo trên có số đo bằng:
  • 13 cm
  • 12,5 cm
  • 11 cm
  • 10,5 cm
Câu 45: Đường kính ngang eo giữa có trị số trung bình là:
  • 8,5 cm
  • 9 cm
  • 10 cm
  • 10,5 cm
Câu 46: Chọn một câu ĐÚNG sau đây về cơn co tử cung trong chuyển dạ:
  • Được gọi là cơn co Braxton - Hicks
  • Có tần số không thay đổi trong suốt cuộc chuyển dạ
  • Thường xuất phát từ một sừng tử cung, sau đó lan khắp thân tử cung
  • Áp lực trung bình trong buồng tử cung lúc có cơn co vào khoảng 8 - 10mmHg
Câu 47: Trong chuyển dạ, vòng thắt sinh lý của tử cung nằm ở:
  • Lỗ trong cổ tử cung
  • Lỗ ngoài cổ tử cung
  • Vị trí bám vào tử cung của dây chằng tròn
  • Ranh giới giữa vùng thân trên và đoạn dưới của tử cung
Câu 48: Chọn câu đúng khi nói về giai đoạn I của chuyển dạ (giai đoạn xoá mở cổ tử cung):
  • Từ khi cổ tử cung bắt đầu xóa cho đến khi mở hết
  • Từ khi cổ tử cung bắt đầu xoá cho đến khi mở 3 cm
  • Từ khi cổ tử cung xoá hết cho đến khi mở 3 cm
  • Từ khi cổ tử cung 3 cm cho đến khi mở hết
Câu 49: Triệu chứng nào sau đây có giá trị chẩn đoán chuyển dạ :
  • Cơn co tử cung tần số 3
  • Thay đổi CTC
  • Thành lập đầu ối
  • Ra nhầy hồng
  • ..
Câu 50: Trong chuyển dạ bình thường, nhịp tim thai cơ bản là:
  • 120 - 160 lần/ phút
  • 120 - 170 lần/ phút
  • 100 - 160 lần/ phút
  • 120 - 180 lần/ phút
Câu 51: Hiệu lực cơn co tử cung là:
  • Cơn co ở thời điểm đạt cường độ cao nhất
  • Cường độ cơn co đạt cao nhất trừ đi cường độ cơn co lúc thấp nhất
  • Trung bình cộng của cường độ cao nhất và cường độ thấp nhất
  • Cường độ cơn co trừ đi trương lực cơ bản của cơ tử cung
Câu 52: Theo dõi cơn co tử cung trong chuyển dạ ít nhất trong 10 phút là để:
  • Xác định được thời gian kéo dài mỗi cơn co
  • Xác định được khoảng cách giữa các cơn co
  • Đánh giá mức độ đều đặn của cơn co có phù hợp với giai đoạn chuyển dạ
  • Tất cả a, b, c đều đúng
Câu 53: Theo chuẩn Quốc gia Việt nam tuổi thai tối thiểu của một cuộc chuyển dạ đẻ non bằng:
  • 22 tuần
  • 28 tuần
  • 30 tuần
  • 36 tuần
Câu 54: Ở giai đoạn rặn đẻ số cơn co tử cung trong 10 phút thường là:
  • 3 cơn
  • 4 cơn
  • 5 cơn
  • 6 cơn
Câu 55: Khi cổ tử cung mở 2 cm, theo dõi sau 10 phút, tần số cơn co nào sau đây đã được coi là cường tính
  • 2 cơn
  • 3 cơn
  • 4 cơn
  • 5 cơn
Câu 56: Chuyển dạ đẻ đủ tháng là chuyển dạ đẻ xảy ra ở tuổi thai:
  • 22- 28 tuần
  • 28- 36 tuần.
  • 38 - 42 tuần.
  • > 42 tuần.
Câu 57: Đẻ non là chuyển dạ đẻ xảy ra ở tuổi thai:
  • 20- 22 tuần
  • 22- 37 tuần .
  • 37 - 41 tuần .
  • > 42 tuần.
Câu 58: Thời gian chuyển dạ trung bình ở người con so là:
  • 8 – 12 giờ.
  • 12 – 16 giờ.
  • 16 – 24 giờ.
  • 24 – 26 giờ.
Câu 59: Ra dịch nhầy âm đạo khi chuyển dạ là do:
  • Tiết dịch nhầy âm đạo.
  • Đoạn dưới thành lập.
  • Xoá mở cổ tử cung, nút nhầy cổ tử cung bật ra.
  • Dịch ối chảy ra lẫn dịch tiết âm đạo
Câu 60: Đoạn dưới tử cung khi thành lập hoàn toàn có độ dài:
  • 8 cm
  • 10 cm
  • 12 cm
  • 14 cm
Câu 61: Tất cả những câu sau nói về ưu điểm phẫu thuật mổ lấy thai qua đoạn dưới so với mổ thân tử cung lấy thai đều đúng, NGOẠI TRỪ:
  • Lớp phúc mạc dễ bóc tách có thể che phủ được vết mổ.
  • Dễ lấy thai.
  • Ít gây chẩy máu.
  • Sẹo mềm.
Câu 62: Chuyển dạ gồm 3 giai đoạn:
  • (xoá mở cổ tử cung)
  • Sổ thai
  • (sổ rau)
  • ..
Câu 63: Chọn câu hợp lý nhất về thời gian trung bình của một cuộc chuyển dạ sinh con so:
  • Giai đoạn 1 : 12 giờ - Giai đoạn 2 : 80 phút - Giai đoạn 3 : 30 phút
  • Giai đoạn 1 : 6 giờ - Giai đoạn 2 : 80 phút - Giai đoạn 3 : 5 phút
  • Giai đoạn 1 : 4 giờ - Giai đoạn 2 : 20 phút - Giai đoạn 3 : 20 phút
  • Giai đoạn 1 : 12 giờ - Giai đoạn 2 : 40 phút - Giai đoạn 3 : 10 phút
Câu 64: Áp lực trong buồng tử cung khi có cơn co chuyển dạ vào khoảng:
  • 20 - 40mmHg
  • 10 - 20mmHg
  • 50 - 80mmHg
  • 100 - 120mmHg
Câu 65: Ở người con rạ, thời gian sổ thai trung bình bao lâu thì được xem là sinh lý:
  • 15 phút
  • 45 phút
  • 30 phút
  • 60 phút
Câu 66: Chọn câu đúng nhất khi nói về thời gian tối đa cho phép giai đoạn III (giai đoạn bong và sổ rau).
  • Giai đoạn sổ rau kéo dài 15  30 phút
  • Giai đoạn sổ rau kéo dài 1 giờ.
  • Giai đoạn sổ rau có thể chờ cho đến khi rau sổ không cần can thiệp nếu không chảy máu.
  • Giai đoạn sổ rau từ khi sổ thai đến khi rau sổ tối đa 1 giờ.
Câu 67: Trong chuyển dạ, yếu tố nào sau đây có ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhiều nhất?
  • Cơn co tử cung
  • Tình trạng ối chưa vỡ
  • Tình trạng ối vỡ
  • Tư thế của mẹ
Câu 68: Giảm lưu lượng máu tử cung - rau thường gặp trong các tình huống sau, NGOẠI TRỪ:
  • Tư thế nằm ngửa
  • Gây tê ngoài màng cứng
  • Cơn co tử cung
  • Sử dụng thuốc an thần.
  • ...
Câu 69: Yếu tố nào sau đây có vai trò cơ bản nhất để đóng ống ARANTIUS
  • Đóng ống động mạch
  • Đóng lỗ Botal
  • Sự thông khí phổi
  • Cắt đứt tuần hoàn rau thai.
Câu 70: Trong khi chuyển dạ, trương lực cơ bản của tử cung từ:
  • 12-13 mmHg
  • 20-25 mmHg
  • 25-30 mmHg
  • 30-35 mmHg
Câu 71: Sự hình thành đoạn dưới tử cung trong thai kỳ xảy ra vào thời điểm nào:
  • Tháng thứ 7
  • Tháng thứ 8
  • Cuối thời kỳ thai nghén của con so, bắt đầu chuyển dạ ở con rạ.
  • Trong giai đoạn xoá mở CTC.
Câu 72: Chọn một câu đúng nhất trong những câu sau về nguyên nhân gây ra chuyển dạ:
  • Chuyển dạ xảy ra là do sự căng quá mức của cơ tử cung
  • Nguyên nhân chính gây ra chuyển dạ là sự giảm đột ngột của 2 nội tiết Estrogen và Progesteron
  • Các chất Prostaglandin có vai trò chính gây ra chuyển dạ
  • Các chất Prostaglandin có vai trò cơ bản trong một chuỗi các cơ chế gây chuyển dạ
Câu 73: Câu nào dưới đây là SAI về hiện tượng xoá mở cổ tử cung và thành lập đoạn dưới tử cung:
  • Thời điểm thành lập đoạn dưới tử cung không khác nhau giữa người con so và người con rạ
  • Hiện tượng xoá mở cổ tử cung khác nhau giữa con so và con rạ
  • Người con so cổ tử cung xoá hết, mới mở
  • Người con rạ cổ tử cung vừa xoá vừa mở
Câu 74: Trong chuyển dạ, hậu quả của rối loạn giảm cơn co tử cung là:
  • Cổ tử cung xóa mở chậm
  • Ối vỡ non
  • Băng huyết
  • Thai suy
Câu 75: Mornitoring sản khoa( CTG) cho phép theo dõi:
  • Cơn co tử cung và tình trạng người mẹ trong chuyển dạ.
  • Tim thai và tình trạng người mẹ trong chuyển dạ.
  • Cơn co tử cung, tim thai và ảnh hưởng của cơn co tử cung đến tim thai.
  • Cơn co tử cung và tim thai.
Câu 76: Đơn vị Monte Video là:
  • Số cơn co tử cung trong 10 phút
  • Số cơn co tử cung trong 1 phút nhân với cường độ cơn co.
  • Cường độ cơn co nhân với thời gian để có 10 cơn co
  • Số cơn co tử cung trong 10 phút nhân với cường độ cơn co
Câu 77: Sự sản xuất prostaglandin trong thai kỳ đạt tỷ lệ cao nhất vào thời điểm:
  • Trong 3 tháng đầu
  • Trong 3 tháng giữa
  • Trong 3tháng cuối
  • Bắt đầu chuyển dạ
Câu 78: Lúc cực điểm của cơn co tử cung, tuần hoàn rau - thai gián đoạn trong khoảng thời gian:
  • 15 -60 giây
  • 10 giây
  • 2 phút
  • 3 phút
Câu 79: Chuyển dạ bình thường phụ thuộc vào những yếu tố nào sau đây, chọn câu trả lời đúng:
  • Phụ thuộc vào mẹ
  • Phụ thuộc vào thai nhi
  • Phụ thuộc vào rau thai
  • Phụ thuộc vào dây rốn
  • Phụ thuộc vào mẹ, cơn co tử cung, thai, phần phụ của thai
Câu 80: Trong chuyển dạ, khi xuất hiện cơn co tử cung, lưu lượng máu trong động mạch tử cung giảm khoảng:
  • 30%
  • 40%
  • 50%
  • 60%
Câu 81: Ở người con so, trong pha hoạt động của chuyển dạ, cổ tử cung mở trung bình:
  • 1cm/1h
  • 2cm/1h
  • 3cm/1h
  • 4cm/1h
Câu 82: Trong các câu sau, hãy chỉ ra câu nào là ĐÚNG:
  • Lúc cực điểm của cơn co tử cung tuần hoàn rau thai gián đoạn 15 - 60giây
  • Lưu lượng động mạch tử cung hạ thấp 30% trong cơn co tử cung
  • Người ta quan sát thấy có hiện tượng giảm Oxy với cơn co tử cung bình thường về cường độ và tần số khi có suy thai
  • Lưu lượng động mạch tử cung giảm 30% trong cơn co tử cung và có hiện tượng giảm ôxy máu thai nhi với cơn co tử cung bình thường.
Câu 83: Bình thường nhịp tim thai thay đổi như thế nào do ảnh hưởng cua cơn co tử cung:
  • Bắt đầu cơn co tim thai nhanh lên sau đó trở lại bình thường cho tới khi cơn co kết thúc
  • Bắt đầu cơn co tim thai chậm lại rồi nhanh lên và trở lại bình thường khi hết cơn co
  • Bắt đầu cơn co tim thai nhanh lên rồi chậm lại và trở về bình thường khi hết cơn co
  • Bắt đầu cơn co tim thai bình thường rồi nhanh lên khi cơn co đạt cường độ cao nhất và trở lại bình thường khi hết cơn co
Báo lỗi
Nếu có bất kì vấn đề nào về đề thi, vui lòng liên hệ với các bộ phận thông qua các hình thức sau
Số điện thoại: 0368.201.788
Email: contact@123job.vn
Chat trực tuyến: Chat với hỗ trợ

Sản vutm - NGÔI CHỎM VÀ CƠ CHẾ ĐẺ NGÔI CHỎM - SINH LÝ CHUYỂN DẠ

Mã quiz
815
Số xu
4 xu
Thời gian làm bài
62 phút
Số câu hỏi
83 câu
Số lượt làm bài
0 lượt
Bắt đầu làm bài
Lưu tin Hủy lưu
Thông tin đề thi
Chủ đề
Y khoa
Chia sẻ đề thi
Sao chép đường dẫn
Chia sẻ qua mạng xã hội

Đề thi trắc nghiệm mới nhất

40 câu hỏi
0 lượt đã test
30 phút
Miễn phí
Xem trước
35 câu hỏi
0 lượt đã test
26 phút
Miễn phí
Xem trước
69 câu hỏi
0 lượt đã test
52 phút
4 xu
Xem trước
150 câu hỏi
0 lượt đã test
113 phút
6 xu
Xem trước
99 câu hỏi
0 lượt đã test
74 phút
5 xu
Xem trước