Câu 1:
Khi một tinh trùng đã vào được bên trong của noãn, chất nào sau đây được xem là có tác dụng thay đổi cấu trúc màng bao noãn khiến cho các tinh trùng khác không qua được nữa?
- Men Hyaluronidase
- Men Protease
- Chất Fertilysine
- Chất Pré-albumine
Câu 2:
Loại men hoặc chất nào có khả năng giúp tinh trùng xuyên qua các tế bào hạt và màng trong bao quanh noãn để xâm nhập vào bên trong noãn là:
- Hyaluronidase
- Neuramidase
- Phospholipidase
- Chất Fertilysine
Câu 3:
Vào cuối thai kỳ, pH của nước ối vào khoảng:
- 4,5 - 5,2
- 5,5 - 5,8
- 6,0 - 6,5
- 7,1 - 7,3
Câu 4:
Mô tả nào sau đây đúng nhất cho một bánh nhau và dây rốn bình thường, ở thai đủ ngày:
- Phân thành múi ở phía con, nặng 800 g, có ba mạch máu rốn
- Phân thành múi ở phía mẹ, nặng 350 g, có ba mạch máu rốn
- Phân thành múi ở phía con, nặng 500 g, có ba mạch máu rốn
- Phân thành múi ở phía mẹ, nặng 500 g, có ba mạch máu rốn
Câu 5:
Yếu tố nào sau đây không thể qua được hàng rào gai rau:
- Các chất có trọng lượng phân tử dưới 500
- Siêu vi khuẩn
- Kháng thể loại IgG
- Kháng thể loại IgM
Câu 6:
Để có thể thụ tinh, số lượng tinh trùng dị dạng tinh trùng cho phép tối đa là:
Câu 7:
Tất cả các bộ phận của thai được hình thành từ:
- 1 lá thai
- 3 lá thai
- 2 lá thai
Câu 8:
Trung sản mạc được tạo thành từ:
- Các tế bào mầm to
- Các tế bào mầm nhỏ
- Các tế bào của lá thai ngoài
- Các tế bào của lá thai trong
Câu 9:
Cấu tạo của một gai rau gồm:
- Một loại tế bào
- Hai loại tế bào
- Ba loại tế bào
- Bốn loại tế bào
Câu 10:
Trong hồ huyết có:
- Một loại gai rau
- Hai loại gai rau
- Ba loại gai rau
- Bốn loại gai rau
Câu 11:
Sau khi thụ tinh, trứng làm tổ vào niêm mạc tử cung vào khoảng thời gian:
- Ngày thứ 12 -13 của vòng kinh
- Ngày thứ 17-18 của vòng kinh
- Ngày thứ 20- 22 của vòng kinh
- Ngày thứ 25 - 26 của vòng kinh
Câu 12:
Chức năng của nước ối là, NGOẠI TRỪ:
- Bảo vệ thai nhi tránh những va chạm, sang chấn
- Làm trơn đường sinh dục sau khi ối vỡ giúp cuộc đẻ dễ dàng
- Giúp ngôi thai bình chỉnh
- Chống nhiễm khuẩn cho thai nhi
Câu 13:
Chọn một câu SAI khi nói về nước ối:
- Sau tuần lễ thứ 20, nước ối được tái hấp thu một phần do thai nhi nuốt
- Nước ối cũng được tái hấp thu qua da thai nhi
- Nước ối có một phần nguồn gốc từ khí - phế quản thai nhi
- Nước ối do niêm mạc tử cung người mẹ sản xuất ra.
Câu 14:
Chọn một câu SAI sau đây về tế bào màu da cam:
- Là những tế bào không có nhân
- Tế bào bắt màu cam khi nhuộm với xanh Nil (Bleu de Nil)
- Bắt đầu xuất hiện rất sớm ngay từ tuần thứ tư của thai kỳ
- Là một yếu tố có thể giúp xác định độ trưởng thành của thai
Câu 15:
Thóp sau của ngôi chỏm, chọn câu SAI:
- Có hình chữ lam da ( λ )
- Sờ thấy thóp sau ở giữa lỗ CTC là ngôi cúi tốt
- Thóp sau là mốc của ngôi chỏm.
- Thóp sau có hình tứ giác.
Câu 16:
Đường kính hạ chẩm – thóp trước được xác định là:
- Đường kính lọt của ngôi đầu.
- Đường kính xuống của ngôi chỏm
- Đường kính lớn nhất của ngôi chỏm
- Đường kính nhỏ nhất của ngôi chỏm
Câu 17:
Xác đinh số đo của đường kính hạ chẩm – thóp trước dài:
- 8,5 cm
- 11 cm
- 9,5 cm
- 10,5 cm.
Câu 18:
Đầu quan trọng trong cơ chế đẻ vì:
- To
- Rắn
- To và rắn nhất
- Có chứa não bộ
Câu 19:
Thóp trước có hình dạng
- Tam giác
- Tứ giác
- Ngũ giác
- Lục giác
Câu 20:
Thóp sau có hình dạng:
- Tam giác
- Tứ giác
- Ngũ giác
- Lục giác
Câu 21:
Đường kính trung bình của bánh rau đủ tháng:
Câu 22:
Mạch máu trong cuống rốn bình thường gồm có:
- Một động mạch, một tĩnh mạch.
- 2 động mạch, 1 tĩnh mạch.
- 2động mạch, 2 tĩnh mạch.
- 3 động mạch, 1 tĩnh mạch.
Câu 23:
Chọn câu chỉ nói về các ngôi thai có thể đẻ được đường âm đạo:
- Ngôi chỏm, ngôi mặt cằm trước, ngôi trán, ngôi thóp trước.
- Ngôi chỏm, ngôi mặt cằm trước, ngôi ngược.
- Ngôi chỏm, ngôi mặt cằm sau, ngôi ngang
- Ngôi mặt cằm sau, ngôi ngang, ngôi mông
Câu 24:
Sự tái tạo nước ối, chỉ ra câu SAI:
- Do nội sản mạc tiết ra
- Do thấm từ máu mẹ qua màng ối vào
- Do thai nhi bài tiết
- Do da thai nhi sản xuất ra với khối lượng lớn
Câu 25:
Về vai trò của nước ối, các câu sau đều đúng, NGOẠI TRỪ:
- Bảo vệ thai nhi khỏi sang chấn
- Nguồn dinh dưỡng chính cho thai
- Nước ối giúp thai cân bằng nước, điện giải, nuôi dây rau
- Chống sự chèn ép của thai vào dây rốn và bánh rau
Câu 26:
Dây rốn có đường kính trung bình bằng:
Câu 27:
Chọn câu đúng nhất khi nói về dây rốn: Dây rốn có độ dài trung bình là:
- 40-60cm
- 50 -70cm
- 60 -70cm
- 70-80cm
Câu 28:
Máu trong hệ thống tuần hoàn thai nhi hầu hết là pha trộn máu động mạch và máu tĩnh mạch. NGOẠI TRỪ máu ở:
- Tĩnh mạch rốn
- Tĩnh mạch cửa
- Tĩnh mạch chủ trên
- Động mạch chủ
Câu 29:
Chọn câu ĐÚNG nhất khi thai nhi đủ tháng có tuổi thai là:
- 38 – 39 tuần
- 38 - 40 tuần
- 38 - 42 tuần
- 38 – 43 tuần
Câu 30:
Màng thai nào sau đây có nguồn gốc từ nội mạc tử cung:
- Nội sản mạc
- Màng ối
- Trung sản mạc
- Ngoại sản mạc
Câu 31:
Xác đinh câu ĐÚNG về pH của nước ối:
- Toan
- 7,1 – 7,3
- Trung tính
- Khi toan, khi kiềm tùy theo tuổi thai
Câu 32:
Đường kính nào của đầu thai nhi có kích thước là 8,5cm:
- Hạ chẩm - Thóp trước
- Hạ cằm - Thóp trước
- Lưỡng thái dương
- Lưỡng đỉnh
Câu 33:
Trong ngôi chỏm, đường kính trước sau nào nhỏ nhất khi đầu thai nhi cúi tối đa là:
- Thượng chẩm - Cằm
- Chẩm - Cằm
- Hạ chẩm - Thóp trước
- Hạ cằm - Thóp trước
Câu 34:
Các protein đi qua gai rau dưới hình thức:
- Gluco-protein
- Axit amin
- Lipo-protein
- Glucoza
Câu 35:
Bệnh chảy máu do giảm tỷ lệ prothrombin ở trẻ sơ sinh là do thiếu vitamin:
- Vitamin A
- Vitamin D
- Vitamin E
- Vitamin K.
Câu 36:
Thời điểm có thể phát hiện hCG bắt đầu từ khi:
- Có hiện tượng làm tổ (Từ 8 -9 ngày sau thụ tinh)
- Thai được 1 tháng
- Thai được 2 tháng
- Thai được 2 tháng rưỡi
Câu 37:
Đặc điểm tuần hoàn thai nhi khác với người trưởng thành là:
- Hai tâm nhĩ thông với nhau bởi lỗ Botal
- Động mạch chủ thông với động mạch phổi
- Máu từ tâm thất phải lên phổi qua động mạch phổi sau đó trở về nhĩ trái qua tĩnh mạch phổi
- Có lỗ Botal và ống động mạch
Câu 38:
Thai nhi đủ tháng có trọng lượng trung bình là:
Câu 39:
Đầu thai nhi có thể uốn khuôn vì:
- Có bộ não nên mềm
- Có các đường kính khác nhau
- Là phần cứng nhất khi đi qua ống đẻ.
- Có thể thu nhỏ các đường kính.
Câu 40:
Sau khi trẻ ra đời, các mạch máu rốn có hiện tượng:
- Giãn nở
- Co lại
- Lúc co - lúc giãn
- Co lại và tắc mạch
Câu 41:
Diện tích trao đổi trung bình của các gai rau là:
- 8-9m2
- 12-14m2
- 18-20m2
- 20-22m2
Câu 42:
Xác định một CÂU SAI khi nói về sự trao đổi O2 và CO2 giữa máu mẹ và con:
- Áp lực máu mẹ ở hồ huyết thấp hơn máu con và chảy chậm.
- Nồng độ CO2 thấp hơn nhưng nồng độ O2 cao hơn máu con.
- Hemobglobin của thai có khả năng gắn O2 cao.
- Phổi thai nhi hoạt động có hiệu quả
Câu 43:
Nước ối luôn được đổi mới theo chu kỳ:
- 3 giờ/ lần
- 6 giờ/ lần
- 12 giờ/ lần
- 24 giờ/ lần
Câu 44:
Một trẻ sơ sinh nặng 3500g thì trọng lượng của bánh rau sẽ nặng khoảng:
Câu 45:
Trong một thai kỳ bình thường, tỷ lệ giữa thể tích nước ối so với thể tích của thai nhi lớn nhất khi tuổi thai là:
- 13 - 16 tuần
- 18 - 24 tuần
- 28 - 36 tuần
- 38 - 42 tuần
Câu 46:
Lượng nước ối trung bình vào tuần 12 của thai kỳ:
- 10 ml
- 50 ml
- 150 ml
- 300 ml
Câu 47:
Hiện tượng thụ tinh thường xảy ra nhất ở vị trí nào:
- Bề mặt buồng trứng, nơi noãn được phóng thích
- 1/3 ngoài vòi tử cung
- 1/3 giữa vòi tử cung
- Trong buồng tử cung
Câu 48:
Thời gian để trứng di chuyển vào buồng tử cung khoảng:
- 1 - 2 ngày
- 3 - 4 ngày
- 5 - 7 ngày
- 10 ngày
Câu 49:
Thời điểm trứng làm tổ trong buồng tử cung tương ứng với diễn biến nội tiết nào sau đây:
- Trùng với thời điểm LH lên cao nhất
- Trùng với thời điểm FSH lên cao nhất
- Trùng với thời điểm nồng độ estrogen lên cao nhất
- Trùng với thời điểm nồng độ progestérone lên cao nhất
Câu 50:
Khi trứng vào tới buồng tử cung và sẵn sàng để làm tổ thì nó đang ở giai đoạn:
- Có 4 tế bào
- Có 8 tế bào
- Phôi dâu
- Phôi nang
Câu 51:
Sự phát triển của bào thai chia làm hai giai đoạn: giai đoạn phôi thai và giai đoạn thai nhi. Giai đoạn phôi thai kéo dài:
- 3 tuần lễ đầu sau thụ tinh
- Từ tuần thứ 3 đến tuần thứ 8 sau thụ tinh
- 3 tháng đầu sau thụ tinh
- Cho đến khi nghe được tiếng tim thai
Câu 52:
Sự làm tổ của trứng ở nội mạc tử cung thường xảy ra vào khoảng:
- 12 ngày sau rụng trứng
- 2 ngày sau thụ tinh
- 6 ngày sau thụ tinh
- 12 ngày sau thụ tinh
Câu 53:
Điểm cốt hóa ở đầu dưới xương đùi thai nhi bắt đầu xuất hiện vào thời điểm nào?
- Tuần thứ 28
- Tuần thứ 32
- Tuần thứ 36
- Tuần thứ 38
Câu 54:
Trọng lượng trung bình của bánh rau bình thường ở thai đủ tháng là:
Câu 55:
Tại bánh nhau, sự trao đổi O2 và CO2 giữa máu mẹ và máu thai chủ yếu được thực hiện qua cơ chế:
- Khuếch tán đơn giản
- Khuếch tán gia tăng
- Vận chuyển chủ động
- Hiện tương thực bào
Câu 56:
Một chất có trọng lượng phân tử bao nhiêu thì có thể khuếch tán qua màng gai rau dễ dàng?
- Dưới 500
- 1000 - 1500
- 2000 - 3000
- 5000
Câu 57:
Xác định loại kích thích tố không do rau thai tiết ra là:
- hCG
- Estriol
- Progestérone
- Prolactin
Câu 58:
Thai nhi thực hiện trao đổi chất với mẹ qua:
- Tuần hoàn người mẹ
- Tuần hoàn thai nhi
- Tuần hoàn rau thai
- Tuần hoàn nước ối
Câu 59:
Mỗi loại giao tử đều chứa bộ nhiễm sắc thể:
- Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội
- Bộ nhiễm sắc thể đơn bội
- Bộ nhiễm sắc thể tam bội
- Nhiễm sắc thể giống tế bào cơ thể
Câu 60:
Sự sinh tinh bắt đầu vào lứa tuổi nào của nam giới:
- Bắt đầu từ giai đoạn phôi
- Bắt đầu từ giai đoạn thai
- Bắt đầu từ tuổi dậy thì
- Khởi sự sau khi trẻ ra đời
Câu 61:
Sự sinh noãn bắt đầu vào lứa tuổi nào của người phụ nữ:
- Khởi sự sau khi bé ra đời
- Khởi sự từ tuổi dậy thì
- Bắt đầu từ giai đoạn phôi
- Bắt đầu từ giai đoạn thai
Câu 62:
Chọn câu đúng nhất khi nói về nhiễm sắc thể giới tính của tinh trùng:
- Chỉ có loại chứa nhiễm sắc thể giới tính X
- Có cả hai loại chứa nhiễm sắc thể giới tính X hoặc Y
- Chỉ có loại chứa nhiễm sắc thể giới tính Y
- Nhiễm sắc thể có thể phân chia được
Câu 63:
Chọn câu đúng nhất khi nói về nhiễm sắc thể giới tính của noãn:
- Có cả nhiễm sắc thể giới tính X và Y
- Chỉ có nhiễm sắc thể giới tínhX
- Mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội
- Nhiễm sắc thể có thể phân chia
Câu 64:
Sự thụ tinh thực chất là:
- Sự đứng sát nhau của 2 nhân
- Sự hoà lẫn 2 bộ nhiễm sắc thể noãn và tinh trùng
- Sự phá vỡ hoàn toàn màng bọc noãn
- Sự hoà trộn bào tương noãn và bào tương tinh trùng
Câu 65:
Vị trí của nội sản mạc:
- Lót mặt trong nang niệu
- Lót mặt trong buồng ối
- Lót bề mặt niêm mạc tử cung
- Lót bề mặt bánh rau
Câu 66:
Xác định câu đúng khi nói về vị trí của ngoại sản mạc:
- Là phần niêm mạc tử cung phía trên vị trí trứng làm tổ
- Ngoại sản mạc tử cung - rau là phần ngoại sản mạc nằm giữa lớp cơ tử cung và trứng
- Ngoại sản mạc tử cung là phần ngoại sản mạc lót mặt trong tử cung và bề mặt của trứng đã làm tổ.
- Bvà C đúng.Ngoại sản mạc chỉ có ở bánh rau
Câu 67:
Tế bào trước khi biệt hóa thành tinh trùng có bộ nhiễm sắc thể là:
- Tinh nguyên bào: 46 XY
- Tinh bào I: 23 X hoặc 23 Y
- Tinh bào II: 23 X hoặc 23 Y
- Ở tinh nguyênbào là 46XY và ở tinh bào II là 23X hoặc 23Y
Câu 68:
Xác định câu đúng về nơi giải phóng ra noãn bào: Noãn bào được phóng ra từ:
- Nang hoàng tuyến
- Nang De Graaf
- Nang hoàng thể
- Nang naboth
Câu 69:
Sau khi phóng noãn, noãn bào được hút vào vòi tử cung là do:
- Tác động phối hợp của nhu động vòi tử cung và các nhung mao trong vòi tử cung
- Có luồng dịch trong ổ bụng luôn chuyển động về hướng loa vòi
- Sự co thắt cơ trơn của vòi tử cung, vai trò nội tiết tố
- Do sự phối hợp nhiều yếu tố tác động ở vòi tử cung và nội tiết
Câu 70:
Chọn câu đúng nhất khi xác định: Sự thụ tinh bình thường xảy ra khi:
- Nhiều tinh trùng cùng chui qua màng trong suốt của noãn và cùng được thụ tinh
- Từ một đến hai tinh trùng chui qua màng trong suốt của noãn và cùng được thụ tinh
- Từ một đến ba tinh trùng chui qua màng trong suốt của noãn và cùng được thụ tinh
- Chỉ có một tinh trùng chui qua màng trong suốt của noãn và được thụ tinh
Câu 71:
Đầu tinh trùng chui vào noãn sẽ trở thành tiền nhân đực có bộ nhiễm sắc thể gồm:
- n nhiễm sắc thể
- 2n nhiễm sắc thể
- n nhiễm sắc thể và một nhiễm sắc thể giới tính Y
- n nhiễm sắc thể và một nhiễm sắc thể giới tính Y hoặc X
Câu 72:
Khi nói về sự làm tổ của trứng, chọn một câu SAI:
- Khi trứng làm tổ thì niêm mạc tử cung đã phát triển đầy đủ để đón trứng
- Trứng tiết ra một chất men làm tan loãng liên bào của niêm mạc tử cung để chìm vào niêm mạc tử cung
- Sau khi làm tổ xong, trung sản mạc biệt hóa thành nhiều lớp tế bào và hình thành những gai rau đầu tiên
- Sau khi làm tổ xong phôi thai bắt đầu phát triển
Câu 73:
Khi trứng làm tổ, niêm mạc tử cung phát triển thành:
- Nội sản mạc
- Trung sản mạc
- Ngoại sản mạc tử cung
- Các gai rau
Câu 74:
Nội sản mạc phát triển từ:
- Một số tế bào của lớp lá thai ngoài
- Một số tế bào của lớp lá thai giữa
- Một số tế bào của lớp lá thai trong
- Cả 3 câu trên đều đúng
Câu 75:
Trong thời kỳ sắp xếp tổ chức của thai, người ta phân biệt ngoại sản mạc:
- Ngoại sản mạc chỉ liên quan đến trứng
- Ngoại sản mạc chỉ liên quan đến tử cung
- Ngoại sản mạc tử cung- rau xen kẽ giữa cơ tử cung và trứng
- Ngoại sản mạc tử cung, ngoại sản mạc trứng, ngoại sản mạc tử cung – rau.
Câu 76:
Trong thời kỳ hoàn chỉnh tổ chức, thai nhi được nuôi dưỡng nhờ hệ tuần hoàn:
- Hệ tuần hoàn nang rốn
- Hệ tuần hoàn nang niệu
- 2 hệ tuần hoàn trên
- Hệ tuần hoàn thứ 3
Câu 77:
Một phụ nữ khỏe mạnh, kinh nguyệt đều đặn, chu kỳ kinh 36 ngày. Theo lý thuyết, ngày rụng trứng của cô ta có thể xảy ra vào ngày thứ mấy của chu kỳ kinh?
- Ngày thứ 16
- Ngày thứ 18
- Ngày thứ 20
- Ngày thứ 22
Câu 78:
Chức năng sinh lý của hCG là để:
- Khởi phát hành kinh
- Duy trì hoạt động hoàng thể, kích tích sản xuất các steroide sinh dục
- Duy trì hoạt động của bánh nhau
- Ức chế tuyến yên
Câu 79:
Chất gây bắt đầu xuất hiện trên da thai nhi vào khoảng thời điểm nào của thai kỳ?
- Từ tuần lễ thứ 16 - 18
- Từ tuần lễ thứ 20 - 28
- Sau tuần lễ thứ 32
- Sau tuần lễ thứ 38
Câu 80:
Trong sự phát triển của bào thai, bộ phận sinh dục ngoài của thai nhi có thể được nhận thấy qua siêu âm rõ rệt từ thời điểm nào trở đi?
- Tuần thứ 8
- Tuần thứ 12
- Tuần thứ 16
- Tuần thứ 20
Câu 81:
Từ tuần lễ thứ 28 của thai kỳ, trung bình mỗi tháng trọng lượng thai nhi tăng bao nhiêu?
Câu 82:
Trong thai kỳ, lượng estrogen và progestérone chủ yếu do nhau thai tiết ra từ thời điểm nào?
- Ngay từ những tuần đầu của thai kỳ
- Bắt đầu từ ba tháng giữa của thai kỳ
- Từ ba tháng cuối
- Estrogen và progestérone chỉ do hoàng thể thai nghén tiết ra
Câu 83:
hCG là chữ viết tắt của:
- Hypophyseal Chorionic Gonadotropin
- Human Chorionic Gonadotropin
- Hormone Cytotrophoblastique de la Grossesse
- Human Cytotrophoblastic Gonadotropin
Câu 84:
Loại immunoglobulin nào qua nhau được để gây miễn nhiễm thụ động cho thai?
Câu 85:
Trong thai kỳ, nguồn gốc chính của estriol trong nước tiểu thai phụ là:
- Hợp bào nuôi rau thai (Syncytiotrophoblaste)
- Đơn bào nuôi rau thai (Cytotrophoblaste)
- Tuyến thượng thận thai nhi
- Buồng trứng của người mẹ
Câu 86:
Trứng di chuyển được là do:
- Trứng tự di chuyển
- Trứng được cơ vòi tử cung co bóp và đẩy đi.
- Trứng được luồng dịch từ phía loa vòi tử cung đẩy vào phía buồng tử cung.
- Trứng được cơ, niêm mạc vòi tử cung và luồng dịch từ phía loa vòi tử cung đẩy vào buồng tử cung.
Câu 87:
Bình thường ở lỗ trong cổ tử cung màng thai có:
- Ngoại sản mạc
- Trung sản mạc
- Nội sản mạc
- Trung sản mạc và nội sản mạc
Câu 88:
Về vị trí,tinh trùng được sản sinh ra từ:
- Từ tinh hoàn
- Từ mào tinh
- Từ các ống sinh tinh
- Từ túi tinh
Câu 89:
Thời gian tinh trùng sống tối đa trong đường sinh dục nữ:
- 2 giờ
- 1 ngày
- 2-3ngày
- 2-5 ngày
Câu 90:
Người mẹ cảm nhận được cử động của thai bắt đầu vào khoảng thời gian nào của tuổi thai
- Thai 14 tuần
- Thai 15 tuần
- Thai ≥16 tuần
- Thai 20 tuần
Câu 91:
Xác định thành phần nào dưới đây có khả năng thụ tinh:
- Noãn bào cấp I
- Noãn bào cấp II
- Cực cầu I
- Cực cầu II
Câu 92:
Theo lý thuyết, từ túi cùng sau âm đạo, tinh trùng phải mất một khoảng thời gian bao lâu để đến được nơi thụ tinh (1/3 ngoài vòi tử cung)?
- 20 - 40 phút
- 40 - 60 phút
- 90 - 120 phút
- 2 giờ - 4 giờ