Câu 1:
Số lượng BC bao nhiêu là dấu hiệu tiên lượng xấu của viêm phổi tụ cầu ?
- < 5000/ mm3
- 15000- 20000/ mm3
- 10000- 15000/ mm3
- > 15000/ mm3
- > 20000/ mm3.
Câu 2:
Biến chứng tại phổi nào hay gặp nhất trong viêm phổi tụ cầu ?
- Tràn khí màng phổi
- Bóng hơi
- Tràn mủ màng phổi
- Tràn khí- tràn mủ màng phổi
- Abces phổi.
Câu 3:
Biến chứng ngoài phổi nào hay gặp nhất trong viêm phổi tụ cầu ?
- A Nhiễm trùng huyết
- Viêm xương tủy xương
- Ổ abces di căn ở mô mềm
- Viêm màng ngoài tim
- Viêm màng não.
Câu 4:
Yếu tố nào ảnh hưởng đến tiên lượng viêm phổi tụ cầu, ngoại trừ :
- Suy miễn dịch
- BC> 20000
- Có kèm các biến chứng khác
- Mức độ đầy đủ của điều trị
- BC< 5000.
Câu 5:
Đối với tụ cầu nhạy cảm Methicilline, cách lựa chọn kháng sinh nào không thích hợp?
- Methicilline + Gentamycine
- Oxacilline + Gentamycine
- Cephalexine + Gentamycine
- Cefalotine + Nebcine
- Fosfomycine + Methicilline.
Câu 6:
Điều kiện nào không phải là tiêu chuẩn để cắt kháng sinh trong điều trị viêm phổi tụ cầu ?
- X quang phổi trở về bình thường
- Đủ liệu trình tối thiểu
- Hết sốt liên tục 5 ngày
- Công thức máu trở về bình thường
- VS trở về bình thường.
Câu 7:
Thời gian lưu ống dẫn lưu màng phổi trong TMMP do tụ cầu là bao lâu ?
- 3- 5 ngày
- < 5 ngày
- < 7 ngày
- 7- 10 ngày
- 10- 15 ngày.
Câu 8:
Vị trí để dẫn lưu khí trong TKMP do tụ cầu :
- Gian sườn 5- 6 trên đường trung đòn
- Gian sườn 2- 3 trên đường nách giữa
- Gian sườn 7- 8 trên đường nách sau
- Gian sườn 2- 3 trên đường trung đòn
- Gian sườn 3- 4 trên đường trung đòn.
Câu 9:
Đối với tụ cầu kháng Methicilline, cách lựa chọn kháng sinh nào không thích hợp :
- Vancomycine + Nebcine
- Vancomycine + Gentamycine
- Fosfomycine + Cefotaxime
- Fosfomycine + Nebcine.
- Oxacilline + Tobramycine.
Câu 10:
Liệu trình kháng sinh nào thích hợp trong điều trị viêm phổi tụ cầu ?
- 7 ngày
- 1- 2 tuần
- 2- 3 tuần
- 4 - 6 tuần
- 6 tuần.
Câu 11:
Kháng sinh nào không nên dùng quá 2 tuần trong điều trị viêm phổi tụ cầu ?
- Vancomycine
- Gentamycine
- Claforan
- Methicilline
- Cefaleucine.
Câu 12:
Các type vi khuẩn phế cầu hay gây bệnh ở trẻ em là:
- 1,4,6,14,18,19.
- 3,4,6,14,15,19.
- 1,2,6,14,18,19.
- 1,4,6,15,18,19.
- 3,4,7,15.
Câu 13:
Viêm phổi do phế cầu ở trẻ lớn thường có biểu hiện lâm sàng như sau, ngoại trừ?
- Hội chứng nhiễm trùng rõ.
- Hội chứng đặc phổi.
- Hội chứng tràn khí màng phổi.
- Hội chứng tràn dịch màng phổi.
- Hội chứng màng não.
Câu 14:
Viêm phổi do phế cầu ở trẻ lớn thường nhầm với các bệnh lý nào sau đây?
- Viêm đường mật.
- Viêm ruột thừa.
- Viêm màng não.
- A và C.
- B và C.
Câu 15:
Lâm sàng viêm phổi do HI có những biểu hiện nào sau đây?
- Bệnh cảnh rầm rộ, sốt cao, hội chứng đặc phổi điển hình.
- Bệnh cảnh thầm lặng, sốt vừa phải, hội chứng đặc phổi không điển hình
- Ho khan, khó thở, ran ẩm nhỏ hạt.
- A và C
- B và C.
Câu 16:
Biến chứng ngoài phổi nào hay gặp nhất trong viêm phổi do HI?
- Viêm màng ngoài tim.
- Viêm màng não mủ.
- Nhiễm trùng huyết.
- Viêm khớp mủ.
- A và C.
Câu 17:
Kháng sinh nào thường dùng trong viêm phổi do HI, ngoại trừ?
- Chloramphenicol.
- Cefotaxime.
- Ceftriazone.
- Cefuroxime.
- Penicilline.
Câu 18:
Đối với tụ cầu kháng Methicilline, cách lựa chọn kháng sinh nào sau đây là không thích hợp :
- Vancomycine + Nebcine
- Rifampicine+ Lincosanide
- Cloxacilline + Tobramycine
- Fosfomycine + Cefotaxime
- Fosfomycine + Rifampicine
Câu 19:
Đối với tụ cầu nhạy cảm Methicilline, cách lựa chọn kháng sinh nào sau đây không thích hợp
- Methicilline + Gentamycine
- Oxacilline + Gentamycine
- Cephalexine + Gentamycine
- Rifampicine+ Amikacine
- Cefalotine + Nebcine
Câu 20:
Viêm phổi do H. influenzae thường hay gặp ở trẻ :
- Dưới 1 tuổi
- Trên 1 tuổi
- Trên 4 tuổi
- Trên 5 tuổi
- Mọi độ tuổi như nhau
Câu 21:
Ổ nhiểm trùng đầu tiên dẫn đến viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu khuẩn xuất phát ở:
- Thận hoặc bàng quang
- Khớp hoặc tim
- Da hoặc họng
- Phổi hoặc ruột
- Tổ chức quanh thận
Câu 22:
Liên cầu khuẩn gây viêm cầu thận cấp thuộc nhóm và týp sau:
- Anpha nhóm A, týp 25 và týp 14
- Beta nhóm A, týp 12 và týp 49
- Beta nhóm B, týp 12 và týp 25
- Anpha nhóm B, týp 14 và týp 49.
- Anpha nhóm A, týp 12 và týp 14
Câu 23:
Viêm cầu thận cấp thường gặp ở lứa tuổi :
- Sơ sinh
- Bú mẹ
- Trẻ nhỏ < 5 tuổi
- Trẻ lớn > 5 tuổi
- Mọi tuổi
Câu 24:
Lâm sàng của viêm cầu thận cấp gồm những triệu chứng sau, ngoại trừ một :
- Sốt cao
- Tiểu ít
- Huyết áp cao
- Phù ở mặt
- Đái máu
Câu 25:
Protein niệu trong viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu khuẩn thường ở khoảng:
- 0,5gr / lít - 1gr / lít
- 0,5gr / 24giờ - 1 gr / 24giờ
- > 1gr / lít - 3gr / lít
- > 1gr / 24giờ - 3gr / 24giờ
- 1gr / lít / 24giờ - 3gr / lít / 24giờ
Câu 26:
Trong viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu khuẩn, triệu chứng thiếu máu thuộc loại:
- Nhẹ và nhược sắc
- Vừa và nhược sắc
- Nặng và nhược sắc
- Nặng và đẳng sắc
- Nhẹ và đẳng sắc
Câu 27:
Diễn tiến đái máu đại thể trong viêm cầu thận cấp thường kéo dài khoảng:
- 7 - 10 ngày
- 11 - 15 ngày
- 16 - 20 ngày
- 21- 25 ngày
- 26 - 30 ngày
Câu 28:
Những kháng thể sau đây là bằng cớ chứng tỏ nhiễm liên cầu khuẩn, ngoại trừ :
- Antistreptolysine O
- Antistreptokinase
- Antinuclease
- Antihyaluronidase
- Antistreptodornase
Câu 29:
Trong viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu khuẩn, tiến triển của bệnh phổ biến là:
- Tái phát nếu điều trị không đúng phác đồ
- Lành hoàn toàn cho dù có hoặc không điều trị
- Suy thận cấp nếu không điều trị hoặc điều trị không đúng
- Suy thận mãn do viêm cầu thận mãn sau này.
- Đưa đến viêm cầu thận bán cấp và tử vong rất cao
Câu 30:
Trong các thể lâm sàng của viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu khuẩn, thể lâm sàng nào gây nhiều biến chứng đe dọa sự sống của bệnh nhi:
- Thể cao huyết áp
- Thể đái máu kéo dài
- Thể phối hợp thận hư - thận viêm
- Thể thiểu- vô niệu
- Thể não
Câu 31:
Chế độ ăn hạn chế muối trong viêm cầu thận cấp thể thông thường là :
- Tuyệt đối và kéo dài ít nhất là 1 tuần.
- Tương đối và kéo dài ít nhất là 3 tuần.
- Tương đối và kéo dài ít nhất là 1 tuần
- Tuyệt đối và kéo dài ít nhất là 6 tuần.
- Tuyệt đối và kéo dài ít nhất là 3 tuần
Câu 32:
Kháng sinh điều trị trong viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu khuẩn được chọn là:
- Chloramphenicol
- Erythromycine
- Bactrime
- Penicilline
- Cephalosporine
Câu 33:
Thời gian ủ bệnh của Viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu khuẩn đối với nhiễm trùng da thường là:
- < 9 ngày
- Từ 9-11 ngày
- Sau 1-2 tuần
- Sau 2- 3 tuần
- Không câu nào đúng
Câu 34:
Về tính phổ biến, theo Hội Thận học Quốc tế thì nhiễm khuẩn đường tiểu ở trẻ em là một bệnh:
- Đứng hàng thứ 3 sau nhiểm trùng đường hô hấp và tiêu hóa
- Đứng hàng đầu trong các bệnh nhiểm trùng
- Đứng hàng thứ 2 sau nhiểm trùng đường tiêu hóa
- Đứng hàng thứ 2 sau nhiểm trùng đường hô hấp
- Hiếm gặp
Câu 35:
Theo nhiều tác giả (Jones, Viện Nhi) thì nguyên nhân phổ biến nhất gây nhiễm khuẩn đường tiểu ở trẻ em là :
- Pseudomonas . aeruginosa (Trực khuẩn mủ xanh)
- Staphylococcus (Tụ cầu khuẩn)
- Proteus
- coli.
- Streptococcus (Liên cầu khuẩn)
Câu 36:
Để gây nhiễm khuẩn đường tiểu, vi khuẩn thường xâm nhập vào hệ tiết niệu qua :
- Máu (Đường từ trên đi xuống)
- Từ niệu đạo đi vào (Đường từ dưới đi lên trên
- Bạch mạch
- Từ ruột
- Đặt xông tiểu
Câu 37:
Yếu tố nào sau đây đóng vai trò chính trong sự tăng sinh vi khuẩn tại đường tiểu :
- Bám dính của vi khuẩn tại đường tiểu
- Kháng thể IgA tại niệu đạo giảm
- Sự ứ trệ nước tiểu, trào ngược bàng quang-niệu đạo
- Cơ địa như trong hội chứng thận hư, đái đường
- Xử dụng kháng sinh bừa bải
Câu 38:
Triệu chứng nổi bật trong viêm bàng quang cấp ở trẻ lớn là :
- Sốt cao và đau vùng bụng dưới (hạ vị)
- Sốt cao và đái máu đại thể
- Đái buốt đái rát
- Sốt rét run, đau lưng
- Đái máu và đái ít
Câu 39:
Trong viêm thận - bể thận cấp, triệu chứng lâm sàng biểu hiện:
- Kín đáo, nghĩa là có khi không có triệu chứng hoặc triệu chứng nghèo nàn
- Phối hợp, nghĩa là vừa có dấu hiệu toàn thân vừa có dấu hiệu tại chổ
- Đơn thuần, chỉ có dấu hiệu toàn thân , không có dấu hiệu tại chổ
- Đơn thuần, chỉ có dấu hiệu tại chổ, không có dấu hiệu toàn thân
- Bất thường, nghĩa là có khi có triệu chứng có khi không có triệu chứng
Câu 40:
Nước tiểu để xét nghiệm về vi khuẩn học phải đảm bảo vô khuẩn, được lấy vào:
- Buổi sáng, ngay dòng nước tiểu đầu tiên
- Buổi chiều và hứng nước tiểu giữa dòng
- Buổi tối và hứng nước tiểu cuối dòng
- Buổi sáng và hứng nước tiểu giữa dòng
- Lúc nào cũng được và không kể hứng nước tiểu đầu hay cuối
Câu 41:
Tiêu chuẩn KASS để chẩn đoán nhiểm khuẩn đường tiểu ở trẻ em là :
- Vi khuẩn niệu > 10 5 / ml và bạch cầu niệu > 10 tế bào / mm3
- Vi khuẩn niệu > 10 4 / ml và bạch cầu niệu > 10 tế bào / mm3
- Vi khuẩn niệu > 10 5 / ml và bạch cầu niệu > 10 tế bào / ml
- Vi khuẩn niệu > 10 4 / ml và bạch cầu niệu > 10 tế bào / ml
- Vi khuẩn niệu > 10 / ml và bạch cầu niệu > 10 tế bào / ml
Câu 42:
Để phát hiện chẩn đoán nhanh nhiểm khuẩn đường tiểu, người ta dùng giấy thử nhúng nước tiểu, kết luận nhiểm khuẩn đường tiểu khi:
- Có vi khuẩn niệu và bạch cầu niệu
- Có bạch cầu niệu và protein niệu dương tính
- Có bạch cầu niệu và pH kiềm
- Có hồng cầu và bạch cầu nhiều
- Có bạch cầu niệu và nitrite dương tính
Câu 43:
Biến chứng trong nhiểm khuẩn đường tiểu có thể gặp; ngoại trừ một trường hợp :
- Nhiểm trùng máu.
- Ápxe thận
- Viêm thận - bể thận mãn
- Viêm cầu thận cấp
- Viêm tấy quanh thận
Câu 44:
Một trong những nguyên tắc xử dụng kháng sinh trong nhiểm trùng đường tiểu là:
- Điều trị ngay sau khi có kết quả vi trùng (nhuộm Gram)
- Điều trị ngay khi lâm sàng có triệu chứng gợi ý nhiểm trùng đường tiểu
- Điều trị ngay sau khi lấy nước tiểu xét nghiệm vi trùng học
- Đợi kết quả nuôi cấy và kháng sinh đồ
- Tùy biểu hiện lâm sàng để điều trị kháng sinh hay không
Câu 45:
Trong điều trị viêm bàng quang cấp, uống kháng sinh thời gian từ :
- 5-7 ngày
- 7-10 ngày
- 10-15 ngày
- 15- 17 ngày
- 17-20 ngày
Câu 46:
Hiệu quả điều trị trong nhiễm khuẩn đường tiểu được xác định bằng xét nghiệm tế bào-vi khuẩn sau khi ngừng điều trị, theo qui định sớm nhất là vào ngày thứ :
Câu 47:
Nguyên nhân chính gây mù lòa trẻ em ở các nước đang phát triển là:
- Sởi
- Thiếu vitamin A
- Chấn thương ở mắt
- Mắt hột
- Suy dinh dưỡng
Câu 48:
Hãy tìm 1 yếu tố không phải là nguyên nhân của thiếu vitamin A:
- Trẻ không được bú sữa mẹ.
- Ỉa chảy kéo dài.
- Thiếu máu.
- Tắc mật.
- Suy dinh dưỡng.
Câu 49:
Ở Việt Nam thiếu vitamin A thường gặp ở trẻ:
- < 12 tháng tuổi
- 13 - 24 tháng tuổi
- 25 - 36 tháng tuổi
- 36 - 48 tháng tuổi
- > 48 tháng tuổi
Câu 50:
Loại thức ăn nào sau đây có chứa nhiều vitamin A
- Mỡ động vật.
- Gan cá thu.
- Củ cải đỏ.
- Gạo.
- Khoai tây.
Câu 51:
Triệu chứng xuất hiện đầu tiên của bệnh thiếu vitamin A là:
- Sợ ánh sáng
- Quáng gà
- Vệt Bitôt
- Khô giác mạc
- Khô kết mạc
Câu 52:
Khi trẻ bị quáng gà thì trẻ:
- Nhắm mắt lại khi ra nắng
- Nhắm mắt lại khi trời tối
- Thị lực giảm khi trời tối
- Thích nhìn vào đèn
- Sợ bóng tối
Câu 53:
Nguyên nhân thiếu vitamin A ở trẻ các nước đang phát triển là:
- Thiếu cung cấp đạm để chuyên chở vitamin A
- Chế độ ăn nghèo vitamin A và ít đường
- Bị nhiễm trùng tái diễn ở một trẻ có chế độ ăn thiếu chất dinh dưỡng
- Cai sữa sớm
- Trẻ không bú mẹ.
Câu 54:
Theo phác đồ điều trị mới, tổng liều vitamin A ở trẻ dưới 1 tuổi là:
- 100. 000 đơn vị.
- 200. 000 đơn vị.
- 300. 000 đơn vị.
- 400. 000 đơn vị
- 600. 000 đơn vị
Câu 55:
Biện pháp nào sau đây là tốt nhất để phòng thiếu vitamin A:
- Thực hiện tốt tiêm chủng mở rộng, đặc biệt sởi
- Bú mẹ sớm và kéo dài, ăn dặm đứng phương pháp
- Phòng chống ỉa chảy, nhất là tiêu chảy kéo dài
- Thức ăn có nhiều lipid, nhất là dầu thực vật
- Phòng chống những bệnh lý ở gan.
Câu 56:
Một trong các dấu hiệu sau đây không phải là biểu hiện của thiếu vitamin A:
- Quáng gà.
- Đục thuỷ tinh thể.
- Khô kết mạc.
- Khô giác mạc.
- Vệt Bitot.
Câu 57:
Khi trẻ có biểu hiện thiếu vitamin A cần:
- Điều chỉnh chế độ ăn cho trẻ.
- Cho trẻ uống liều phòng bệnh mỗi 6 tháng.
- Cho trẻ tắm nắng hàng ngày.
- Cho uống vitamin A liều cao 200.000 đv hàng ngày trong vòng 1 tuần
- Cho nhập viện để điều trị tấn công và theo dõi diễn tiến của bệnh
Câu 58:
Biểu hiện tại mắt nào sau đây đặc hiệu cho thiếu vitamin A
- Khô giác mạc
- Khô kết mạc.
- Vệt Bitot
- Mờ giác mạc.
- Nhuyễn giác mạc
Câu 59:
Cách xử trí nào sau đây là sai trong trường hợp trẻ có biểu hiện viêm loét tại mắt do thiếu vitamin A
- Nhỏ thuốc chloramphenicol vào mắt bị tổn thương.
- Cho dùng thuốc atropin nhỏ vào mắt
- Nhỏ thuốc cortisone vào mắt bị tổn thương.
- Đắp mắt bằng gạc ấm có chứa nước muối sinh lý.
- Cho trẻ uống viên dầu cá
Câu 60:
Viêm phổi tụ cầu thường gặp ở lứa tuổi nào?
- Sơ sinh
- < 1 tuổi
- > 1 tuổi
- > 2 tuổi
- 2-5 tuổi
Câu 61:
Trong viêm phổi do tụ cầu, thời gian từ một nhiễm trùng đầu tiên đến khu trú tại phổi màng phổi là bao lâu ?
- 3-5 ngày.
- 5-8 ngày.
- 8-10 ngày
- 10 - 15 ngày
- > 15 ngày.
Câu 62:
Độc tố hay loại men nào sau đây quyết định độc lực của tụ cầu khuẩn ?
- Leucocidine
- Staphylokinase
- Coagulase
- Enterotoxine
- Hemolysine
Câu 63:
Men nào sau đây do tụ cầu sản xuất ra làm biến đổi Fibrinogene thành Fibrine?
- Staphylokinase
- Streptokinase
- Penicillinase
- * Lactamase
- Coagulase
Câu 64:
Tiêu chuẩn nào sau đây không phải là tiêu chuẩn của một tụ cầu gây bệnh ?
- Khả năng sản xuất enterotoxine
- Khả năng sản xuất Hemolysine
- Khả năng sản xuất men Coagulase
- Làm lên men Manitol trên môi trường Chapmann
- Trên Geloza nhuộm Cristal Violet khuẩn lạc có màu tím
Câu 65:
Loại men hay độc tố nào sau đây của tụ cầu tác động lên màng tế bào và gây hoại tử tổ chức ?
- Coagulase
- Leucocidine
- Staphylokinase
- Hemolysine
- Enterotoxine
Câu 66:
Đặc điểm nào sau đây không phải của bóng hơi tụ cầu ?
- Thường để lại di chứng.
- Hình tròn, to nhỏ không đều.
- Bờ mỏng , rõ nét.
- Khó phát hiện trên lâm sàng.
- Biến mất nhanh hoặc tồn tại lâu.
Câu 67:
Đặc trưng tổn thương của viêm phổi do tụ cầu là :
- PQPV lan tỏa.
- Xuất huyết hoại tử 2 bên phổi.
- Xuất huyết hoại tử lan tỏa
- Xuất huyết hoại tử lan tỏa và nang hóa không đồng đều.
- Xuất huyết hoại tử lan tỏa và nang hóa đồng đều.
Câu 68:
Dấu chứng nào sau đây đặc trưng của viêm phổi tụ cầu ?
- Khó thở chậm
- Khó thở kiểu Kussmaul
- Khó thở ậm ạch
- Khó thở vào
- Khó thở nhanh.