Danh sách câu hỏi
Câu 1: Trứng giun đũa khi ra khỏi cơ thể :
  • Có thể lây nhiễm sau vài giờ.
  • Tồn tại lâu ở ngoại cảnh nhờ có vỏ dày.
  • Chỉ lây khi có ấu trùng trong trứng
  • A,B đúng.
  • B,C đúng
Câu 2: Chu kỳ của giun đũa:
  • Ấu trùng giai đoạn 1 -ruột- gan-tim phải-phổi - ruột
  • Ấu trùng giai đoạn 1- ruột- tim trái -gan - phổi -ruột
  • Trứng giun - ruột - gan- tim phải -phổi - ruột
  • Trứng giun- ruột- tim trái- gan- phổi-ruột
  • Không có câu nào đúng
Câu 3: Phòng bệnh sán lá gan lớn cần:
  • Rửa tay trước khi chế biến thức ăn
  • Dùng nước sạch
  • Không ăn thịt gia súc chưa nấu chín.
  • Không ăn rau mọc dưới nước chua nấu chín
  • Không ăn gỏi cá
Câu 4: Điều trị sán dây lợn, dây bò:
  • Mebendazole 500mg liều duy nhất
  • Pyrantel 125mg, 10mg/kg, lặp lại sau 2 tuần.
  • Vermox 100mg, ngày uống 2 viên trong 3 ngày.
  • Praziquentel 75mg/kg/ ngày 3 ngày
  • Albendazol 400mg1 viên/ ngày 3 ngày.
Câu 5: Đặc điểm chung về dịch tễ giun đũa
  • Không có tính dịch địa phương
  • Tỷ lệ hiện mắc không ổn định
  • Tỷ lệ hiện mắc rất ổn định
  • Không bị tái nhiễm
  • A,D đúng
Câu 6: Hội chứng Loefler bao gồm các triệu chứng sau, ngoại trừ
  • Bệnh nhân sốt nhẹ, có thể ho ra máu
  • Phổi nghe ran rít ngáy
  • XQ phổi có đám mờ rãi rác
  • CTM có bạch cầu ưa acid tăng
  • Da nổi mẩn, mề đay.
Câu 7: Triệu chứng XQ phổi trong hội chứng Loefer biến mất sau
  • 1-2 tuần
  • <1 tuần
  • 2-3 tuần
  • >1 tháng
  • Không có câu nào đúng.
Câu 8: Biện pháp nào không có hiệu quả để phòng chống bệnh giun đũa.
  • Tẩy giun định kỳ
  • Rửa tay sau khi đi ngoài
  • Rửa tay trước khi chế biến thức ăn.
  • Vệ sinh phân nước rác
  • Sử dụng nước sạch
Câu 9: Dấu hiệu nào không phải là dấu hiệu chính của abces gan do giun.
  • Sốt kéo dài, dao động
  • Thiếu máu, phù SDD.
  • Gan cứng chắc, có u cục lổn nhổn.
  • Đau vùng hạ sườn phải
  • CTM có bạch cầu trung tính ưu thế
Câu 10: Triệu chứng của cơn đau bụng trong giun chui ống mật:
  • Đau bụng đột ngột
  • Đau bụng đột ngột, dữ dội
  • Đau bụng lâm râm vùng thượng vị
  • Đau bụng lâm râm vùng quanh rốn
  • Không có câu nào đúng.
Câu 11: Triệu chứng nào không phải là triệu chứng thường gặp của nhiễm trùng đường mật sau giun chui ống mật:
  • Sốt cao.
  • Đau bụng liên tục có cơn trội lên.
  • Điểm cạnh ức phải đau.
  • Vàng da.
  • Bạch cầu tăng, bạch cầu đa nhân trung tính ưu thế.
Câu 12: Đặc điểm của đau bụng trong bán tắc ruột do giun:
  • Đột ngột, dữ dội.
  • Đau liên tục, nôn không đỡ đau.
  • Đau lâm râm hoặc thành cơn vùng quanh rốn.
  • Đau đột ngột lan xuống hạ vị.
  • Đau lâm râm vùng thượng vị, nôn đỡ đau.
Câu 13: Yếu tố nào không phải là yếu tố thuận lợi làm xuất hiện biến chứng giun chui ống mật
  • Dùng thuốc xổ giun quá liều.
  • Sốt cao.
  • Môi trường sống của giun bị thay đổi.
  • Thiếu thức ăn.
  • Tẩy giun bằng thuốc có tác dụng yếu.
Câu 14: Giun móc có thể gây ra các triệu chứng sau:
  • Đau vùng thượng vị như loét dạ dày, tá tràng
  • Tiêu chảy lặp đi lặp lại
  • Thiếu máu
  • A,B đúng
  • A,C đúng
Câu 15: Biện pháp nào sau đây không phòng được nhiễm giun kim.
  • Không cho trẻ mặc quần hở đít
  • Cắt ngắn móng tay
  • Rửa tay trước khi ăn
  • Rửa hậu môn buổi sáng bằng nước xà phòng đặc
  • Không đi chân đất
Câu 16: Biện pháp tôt nhất để điều trị giun kim:
  • Cho 1 liều Albendazole 400mg liều duy nhất
  • Cho 1 liều Mebendazole 500mg liều duy nhất
  • Cho Pyrantel 10mg/kg sau 2 tuần lặp lại liều thứ 2
  • Cho Pyrantel 10mg/kg sau 1 tuần lặp lại liều thứ 2
  • Cho 1 liều Mebendazole 500mg, sau 1 tuần lặp lại liều thứ 2
Câu 17: Test Elisa để chẩn đoán bệnh sán lá gan lớn có hiệu giá kháng thể (+) nhỏ nhất là:
  • HGKT> 1/3200
  • HGKT> 1/2100
  • HGKT> 1/1200
  • HGKT> 1/4300
  • HGKT> 1/3500
Câu 18: Trẻ bị bệnh sán lá gan lớn là do:
  • Ăn thịt gia súc chưa nấu chín
  • Ăn gỏi cá
  • Không dùng nước sạch
  • Ăn rau mọc dưới nước nấu chưa chín
  • Ăn thịt gia cầm chưa nấu chín
Câu 19: Biện pháp nào để phòng bệnh giun móc:
  • Không dùng phân tươi để bón rau
  • Rửa tay trước khi ăn.
  • Ăn chín, uống sôi
  • Xử lý phân đúng cách
  • Sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh.
Câu 20: Các kết quả dưới đây là của thiếu máu giun móc, ngoại trừ:
  • Hồng cầu giảm
  • Bạch cầu ái toan tăng.
  • Hồng cầu lưới và hồng cầu non giảm.
  • Protide máu giảm
  • Albumin máu giảm
Câu 21: Thuốc điều trị có hiệu quả hiện nay đối với bệnh nhiễm sán lá gan lớn (Fasiola Hepatica):
  • Niclossamid.
  • Praziquantel.
  • Albendazole.
  • Emetin.
  • Mebendazole.
Câu 22: Tác dụng dược lý của Albendazol đối với giun, sán:
  • ức chế sự hấp thu Glucose của giun làm cho giun tê liệt và chết.
  • Tác dụng trên dẫn truyền thần kinh cơ của giun sán gây liệt cứng.
  • Làm tổn thương tế bào ruột của giun.
  • Ức chế hấp thu Glucose, làm cho chu trình Krebs bị tắc nghẽn đưa đến tích tụ acide lactic làm sán ngộ độc mà chết.
  • Làm tiêu protein của giun sán.
Câu 23: Tác dụng dược lý của Mebendazol đối với giun, sán:
  • ức chế sự hấp thu Glucose của giun làm cho giun tê liệt và chết.
  • Tác dụng trên dẫn truyền thần kinh cơ của giun sán gây liệt cứng.
  • Làm tổn thương tế bào ruột của giun.
  • Ức chế hấp thu Glucose, làm cho chu trình Krebs bị tắc nghẽn đưa đến tích tụ acide lactic làm sán ngộ độc mà chết.
  • Làm tiêu protein của giun sán.
Câu 24: Tác dụng dược lý của Pyrantel pamoate đối với giun:
  • ức chế sự hấp thu Glucose của giun làm cho giun tê liệt và chết.
  • Tác dụng trên dẫn truyền thần kinh cơ gây liệt cứng.
  • Làm tổn thương tế bào ruột của giun.
  • Ức chế hấp thu Glucose, làm cho chu trình Krebs bị tắc nghẽn đưa đến tích tụ acide lactic.
  • Làm tiêu protein của giun sán.
Câu 25: Tử vong do tiêu chảy ở nhóm trẻ < 2 tuổi chiếm bao nhiêu phần trăm tỷ lệ tử vong của bệnh tiêu chảy ở trẻ em:
  • 40%.
  • 50%.
  • 60%.
  • 70%.
  • 80%.
Câu 26: Theo IMCI dấu hiệu nào là của phân loại có mất nước trong bệnh tiêu chảy :
  • Kích thích vật vã.
  • Mắt rất trũng
  • Miệng và lưỡi rất khô
  • Nếp véo da mất rất chậm
  • Li bì, không uống được nước
Câu 27: Theo IMCI dấu hiệunào là của mất nước nặng trong bệnh tiêu chảy :
  • Li bì hay lơ mơ
  • Miệng và lưỡi khô
  • Uống háo hức
  • Nếp véo da mất chậm
  • Mắt trũng
Câu 28: Trẻ 3 tháng, bú sữa bò, tiêu chảy cấp có mất nước. Chế độ ăn của trẻ là:
  • Tiếp tục cho bú như cũ
  • Cho bú sữa pha loãng ½ trong 2 ngày
  • Ngừng cho bú sữa bò đến khi bù nước được 4 giờ.
  • Cho trẻ ăn cháo
  • B,C đúng
Câu 29: Tử vong trong tiêu chảy cấp ở trẻ em thường do:
  • Mất nước
  • Sốt cao
  • Hạ đường máu
  • Sốc phản vệ
  • Xuất huyết
Câu 30: Phương pháp chăm sóc trẻ nào sau đây không làm tăng nguy cơ tiêu chảy :
  • Cho ăn dặm từ 4-6 tháng đầu.
  • Cai sũa trước 18 tháng.
  • Cho trẻ bú chai.
  • Dùng nước uống bị nhiễm bẩn.
  • Không rửa tay trước khi chế biến thức ăn.
Câu 31: Trong bệnh tiêu chảy dùng có thể thất bại trong các trường hợp sau, ngoại trừ:
  • Tiêu chảy nặng, mất hơn 15ml /kg/giờ
  • Hôn mê
  • Nôn liên tục
  • Không thể uống được
  • Trẻ sơ sinh
Câu 32: Đặc điểm nào sau đây không phù hợp trong bệnh tiêu chảy kéo dài.
  • Tiêu chảy >14 ngày.
  • Là tiêu chảy mà khởi đầu là do nhiễm khuẩn.
  • Bao gồm các trường hợp ỉa chảy mãn tính.
  • Nguyên nhân gây bệnh khó xác định
  • Phân không có máu mũi.
Câu 33: Chọn câu phù hợp nhất trong các xử trí sau đây khi trẻ bắt đầu bị tiêu chảy:
  • Hạn chế nước uống vì có thể làm tiêu chảy nặng thêm
  • Cho thuốc cầm tiêu chảy
  • Dùng ngay dung dịch ORS
  • Giảm cho bú mẹ hay cho ăn
  • Cho một liều kháng sinh
Câu 34: Trẻ bị tiêu chảy khi cho uống ORS bị nôn cần phải:
  • Ngưng cho uống ORS và thay bằng nước sôi để nguội
  • Cho thuốc chống nôn
  • Chuyển sang chuyền tĩnh mạch
  • Đợi 10 phút sau và cho uống ORS chậm hơn
  • Cho uống nước cháo
Câu 35: Chỉ định kháng sinh nào sau đây là không phù hợp trong điều trị tiêu chảy:
  • Tiêu chảy do Giardia
  • Tiêu chảy do Shigella
  • Tiêu chảy do tả mất nước nặng
  • Trong tất cả các trường hợp có tiêu chảy và sốt
  • Lỵ amíp xét nghiệm có nha bào ăn hồng cầu ở trong phân
Câu 36: Hướng dẫn nào dưới đây là không phù hợp với phác đồ điều trị B cho một trẻ > 6 tháng:
  • Ước tính lượng dung dịch ORS trong 4 giờ đầu bù dịch
  • Huớng dẫn bà mẹ cách cho uống dung dịch ORS
  • Ngưng cho ăn cháo trong 4 giờ đầu.
  • Hướng dẫn điều trị tiếp tục tại nhà theo phác đồ điều trị A sau khi bù đủ lượng dịch
  • Nhịn bú mẹ nếu trẻ còn bú.
Câu 37: Phương pháp nào dưới đây không có tác dụng làm giảm tỷ lệ bệnh tiêu chảy cấp:
  • Rửa tay sau khi đi ngoài và trước khi nấu ăn.
  • Cho bú sữa mẹ hoàn toàn trong 4-6 tháng đầu.
  • Tiêm phòng bằng vacxin DPT.
  • Tiêm phòng sởi.
  • Xử lý phân đúng cách.
Câu 38: Chất nào dưới đây không có tác dụng làm tăng hiệu quả hấp thu Na ở ruột:
  • Bột gạo nấu chín.
  • Dầu thực vật.
  • Đường ăn.
  • Glucose.
  • Sữa mẹ
Câu 39: Điều trị mất nước nặng đối với trẻ < 12 tháng.
  • Cho truyền dịch 30ml/kg trong 1 giờ đầu, 70ml/kg trong 5 giờ sau.
  • Cho truyền dịch 30ml/kg trong 30 phút đầu, 70ml/kg trong 5 giờ sau.
  • Cho truyền dịch 30ml/kg trong 30 phút đầu, 70ml/kg trong 2 giờ sau.
  • Cho truyền dịch 30ml/kg trong 30 phút đầu, 70ml/kg trong 2 giờ 30 phút sau.
  • Không có câu nào đúng.
Câu 40: Dặn bà mẹ các dấu hiệu cần đưa trẻ tới trạm y tế khi điều trị tiêu chảy tại nhà:
  • Đi tiêu nhiều, phân nhiều nước,
  • ăn hoặc uống kém.
  • Li bì
  • A,B đúng.
  • A,C đúng
Câu 41: Chỉ số mắc bệnh tiêu chảy cao nhất là ở lứa tuổi:
  • Sơ sinh.
  • < 6 tháng.
  • 6-11 tháng.
  • 12-24 tháng.
  • 24-36 tháng .
Câu 42: Các yếu tố vật chủ sau đây làm tăng tính cảm thụ đối với tiêu chảy ngoại trừ:
  • Nhiễm ký sinh trùng đường ruột.
  • Suy dinh dưỡng.
  • Sởi.
  • Suy giảm miển dịch.
  • Trẻ dùng thuốc ức chế miễn dịch.
Câu 43: Yếu tố nào không phải là yếu tố thuận lợi gây bệnh ỉa chảy cho trẻ trong thời kỳ ăn dặm.
  • Thức ăn dặm để ở nhiệt độ phòng nhiều giờ không hâm lạị.
  • Thức ăn dặm có Protein và năng lượng thấp.
  • Cho trẻ ăn dặm lúc 3-4 tháng.
  • Cho trẻ bú bình
  • Cho trẻ 1 tuổi ăn 3 lần/ ngày
Câu 44: Tác nhân nào không phải là nguyên nhân thường gặp gây tiêu chảy cho trẻ nhỏ ở các nước đang phát triển:
  • Rotavirus.
  • EIEC.
  • histolitica.
  • Shigella.
  • Cryptosporidium.
Câu 45: Thành phần của dung dịch ORS:
  • NaCl 3,0g; Trisodium Citrat 2,5g; KCl 1,5g; Glucose 20g.
  • NaCl 3,50g; Trisodium Citrat 2,9g; KCl 1,5g; Glucose 20g.
  • NaCl 3,0g; Trisodium Citrat 2,5g; KCl2,5g; Glucose 25g.
  • NaCl 3,50g; Bicarbonat 2,0g; KCl 1,5g; Glucose 20g.
  • NaCl3,0g; Bicarbonat 1,5g; KCl 2.0g; Glucose 20g.
Câu 46: Sau đây là những hạn chế của bù dịch bằng đường uống trong điều trị tiêu chảy, ngoại trừ:
  • Đi tiêu trên 15ml/kg/24h.
  • Nôn nhiều trên 3 lần/h
  • Mất nước nặng
  • Từ chối uống
  • Pha và cho uống ORS không đúng cách
Câu 47: Đối với trẻ suy dinh dưỡng nặng dấu hiệu nào để đánh giá mất nước là không chính xác:
  • Nếp véo da.
  • Niêm mạc miệng lưỡi khô
  • Uống nước háo hức
  • Khát
  • Khóc có nước mắt.
Câu 48: Viêm phổi do virus xảy ra với tần suất cao nhất ở trẻ:
  • Sơ sinh - 1 tuổi.
  • 2-3 tuổi.
  • 4-5 tuổi.
  • 6-7 tuổi.
  • 8-9 tuổi
Câu 49: Viêm phổi do virus thường gặp vào mùa:
  • Nóng, khô.
  • Nóng, ẩm.
  • Lạnh, khô.
  • Lạnh, ẩm.
  • Mát, khô.
Câu 50: Cơ chế phòng vệ tại chổ nào bị thương tổn khi bị nhiễm virus đường hô hấp:
  • Cơ chế phòng vệ đường hô hấp trên.
  • Nắp thanh quản và thanh quản.
  • Phản xạ ho.
  • Hệ biểu mô có lông chuyển.
  • Đại thực bào phế nang.
Câu 51: Rối loạn nào sau đây ÔNG ĐÚNG trong cơ chế bệnh sinh của viêm phổi do virus:
  • Thâm nhiễm bạch cầu đa nhân trung tính ở lớp dưới niêm mạc.
  • Thâm nhiễm bạch cầu đơn nhân ở lớp dưới niêm mạc và khoảng quanh mạch.
  • Rối loạn hoạt động hệ biểu mô có lông chuyển.
  • Co thắt cơ trơn phế quản, tiểu phế quản.
  • Ảnh hưởng các tế bào type II phế nang gây giảm sản xuất surfactant.
Câu 52: Nguyên nhân làm cho trẻ luôn nhạy cảm với Influenzae virus A và B là do:
  • Virus thường xuyên thay đổi kháng nguyên bề mặt (hemaglutinin, neuraminidase).
  • Virus có rất nhiều typ huyết thanh.
  • Cơ thể không tạo được kháng thể sau khi bị bệnh.
  • Kháng thể được tạo ra sau khi nhiễm virus không bền vững.
  • Virus có độc lực cao.
Câu 53: Loại virus nào sau đây có thể gây viêm phổi hoại tử nặng ở trẻ nhỏ và viêm tiểu phế quản tắc nghẽn:
  • RSV.
  • Parainfluenzae virus 1, 2.
  • Parainfluenzae virus 3.
  • Influenzae virus A và B.
  • Adenovirus.
Câu 54: Tác nhân hàng đầu gây viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ em là:
  • RSV.
  • Parainfluenzae virus 1, 2.
  • Parainfluenzae virus 3.
  • Influenzae virus A và B.
  • Adenovirus.
Câu 55: Tác nhân hàng đầu gây viêm thanh quản cấp ở trẻ dưới 5 tuổi là:
  • RSV.
  • Parainfluenzae virus 1, 2.
  • Rhinovirus.
  • Influenzae virus A và B.
  • Adenovirus.
Câu 56: Đặc điểm nào sau đây ÔNG PHÙ HỢP với viêm phổi do virus:
  • Khởi đầu bằng các triệu chứng viêm long hô hấp trên trong vài ngày.
  • Sốt thường không cao.
  • Thở nhanh kèm theo rút lõm lồng ngực, cánh mũi phập phồng.
  • Có thể có tím và thở rên.
  • Triệu chứng thực thể rất đặc hiệu với hội chứng đặc phổi điển hình.
Câu 57: Trong viêm phổi do virus ở trẻ nhỏ, dấu hiệu nặng trên lâm sàng là:
  • Sốt rất cao và mệt mỏi.
  • Thở nhanh và mạch nhanh.
  • Tím và thở rên.
  • Ho nhiều kèm theo nôn.
  • Nghe phổi có nhiều ran ẩm to hạt, vừa hạt.
Câu 58: Trong trường hợp viêm phổi do virus, khám phổi thường phát hiện được:
  • Lồng ngực căng, gõ trong, rung thanh giảm, thông khí phổi giảm, nghe được ran ẩm nhỏ hạt, ran rít, ran ngáy lan toả.
  • Lồng ngực kém di động, gõ đục, rung thanh giảm, thông khí phổi giảm, nghe không có ran.
  • Lồng ngực kém di động, gõ đục, rung thanh giảm, thông khí phổi giảm, nghe được ít ran ẩm.
  • Lồng ngực bình thường, gõ đục, rung thanh tăng, thông khí phổi giảm, nghe được ran nổ.
  • Lồng ngực một bên căng, kém di động, gõ vang, rung thanh giảm, thông khí phổi giảm, nghe không có ran.
Câu 59: Hình ảnh X-quang thường thấy trong viêm phổi virus là:
  • Thâm nhiễm lan tỏa kèm theo tràn dịch màng phổi và bóng hơi.
  • Khí phế thủng kèm theo hiện tượng thâm nhiễm lan toả, đôi khi theo thùy.
  • Đặc phổi theo thùy kèm theo bóng hơi.
  • Xẹp toàn bộ một bên phổi kèm theo đặc phổi theo thùy ở phổi bên kia.
  • Tràn dịch màng phổi kèm theo tràn khí màng phổi.
Câu 60: Trong viêm phổi do virus, các xét nghiệm phản ứng viêm thường biến đổi theo hướng:
  • Số lượng bạch cầu bình thường hoặc tăng nhẹ, bạch cầu lympho ưu thế, tốc độ lắng hồng cầu, CRP bình thường hoặc tăng nhẹ.
  • Số lượng bạch cầu tăng rất cao, bạch cầu lympho ưu thế, tốc độ lắng hồng cầu, CRP bình thường hoặc tăng nhẹ.
  • Số lượng bạch cầu tăng cao, bạch cầu đa nhân trung tính ưu thế, tốc độ lắng hồng cầu tăng, CRP tăng cao.
  • Số lượng bạch cầu bình thường hoặc tăng nhẹ, bạch cầu lympho ưu thế, tốc độ lắng hồng cầu tăng cao, CRP tăng nhẹ.
  • Số lượng bạch cầu tăng nhẹ, bạch cầu đa nhân trung tính ưu thế, tốc độ lắng hồng cầu tăng nhẹ, CRP tăng cao.
Câu 61: Trong thực hành lâm sàng, loại test nào có giá trị nhất để chẩn đoán nhanh viêm phổi do virus:
  • Phân lập virus từ bệnh phẩm đường hô hấp.
  • Kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang hoặc miễn dịch enzyme.
  • Chẩn đoán huyết thanh học.
  • Cấy máu tìm tác nhân gây bệnh.
  • Phản ứng khuyếch đại chuỗi polymerase (PCR).
Câu 62: Trong trường hợp viêm phổi do virus, phương pháp chẩn đoán huyết thanh học chỉ có ý nghĩa khi có sự gia tăng hiệu giá kháng thể đối với một loại virus ở 2 mẫu huyết thanh (1 ở giai đoạn cấp và 1 ở giai đoạn lui bệnh):
  • Gấp 2 lần.
  • Gấp 3 lần.
  • Gấp 4 lần.
  • Gấp 5 lần.
  • Gấp 6 lần.
Câu 63: Ribavirin là thuốc kháng virus đặc điệu đối với:
  • Influenzae virus A và B.
  • RSV.
  • Adenovirus.
  • Rhinovirus.
  • Parainfluenzae virus 3.
Câu 64: Trong trường hợp viêm phổi do Herpes simplex virus, loại thuốc kháng virus nào sau đây được chọn lựa:
  • Rimantadin.
  • Zanamivir.
  • Oseltamivir.
  • Ganciclovir.
  • Acyclovir.
Câu 65: Trong trường hợp viêm phổi do virus cúm A H5N1, loại thuốc kháng virus nào sau đây được chọn lựa:
  • Acyclovir.
  • Ganciclovir.
  • Oseltamivir.
  • Ribavirin.
  • Zidovudine.
Câu 66: Ribavirin là thuốc kháng virus được dùng theo đường:
  • Tiêm tĩnh mạch.
  • Tiêm bắp.
  • Tiêm dưới da.
  • Phun sương.
  • Uống.
Câu 67: ÔNG CẦN THIẾT phải dùng thuốc kháng virus trong trường hợp nào sau đây:
  • Viêm phổi virus phối hợp với bệnh xơ kén tụy.
  • Viêm phổi virus phối hợp với loạn sản phế quản-phổi.
  • Viêm phổi virus phối hợp với tiêu chảy cấp.
  • Viêm phổi virus phối hợp với bệnh tim bẩm sinh.
  • Viêm phổi virus phối hợp với suy giảm miễn dịch.
Câu 68: Trong trường hợp viêm phổi do virus, nếu có chỉ định thì các thuốc kháng virus phải được sử dụng trong vòng:
  • 12 giờ đầu của thời kỳ toàn phát.
  • 24 giờ đầu của thời kỳ toàn phát.
  • 36 giờ đầu của thời kỳ toàn phát.
  • 48 giờ đầu của thời kỳ toàn phát.
  • 60 giờ đầu của thời kỳ toàn phát.
Câu 69: Biện pháp nào sau đây ÔNG THÍCH HỢP khi điều trị một trẻ bị viêm phổi nặng do virus tại một đơn vị chăm sóc tích cực:
  • Thở oxy (hoặc hô hấp hỗ trợ).
  • Theo dõi sát các thông số chức năng sống bằng monitoring.
  • Nuôi dưỡng theo đường tĩnh mạch.
  • Đảm bảo cân bằng toan-kiềm.
  • Cho kháng sinh phổ rộng theo đường uống.
Câu 70: Các di chứng nặng nề thường ÍT xảy ra sau viêm phổi do:
  • RSV.
  • Adenovirus type 3.
  • Adenovirus type 7.
  • Influenzae virus.
  • Virus sởi.
Câu 71: Bệnh cảnh nào sau đây thường ÔNG PHẢI là di chứng của viêm phổi do virus ở trẻ em:
  • Giãn phế quản.
  • Xơ hóa phổi mạn tính.
  • Viêm phổi kẻ bong vảy biểu mô.
  • Viêm tiểu phế quản tắc nghẽn.
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).
Báo lỗi
Nếu có bất kì vấn đề nào về đề thi, vui lòng liên hệ với các bộ phận thông qua các hình thức sau
Số điện thoại: 0368.201.788
Email: contact@123job.vn
Chat trực tuyến: Chat với hỗ trợ

Nhi 1 (Bmtu) - BỆNH THƯỜNG GẶP Ở TRẺ EM

Mã quiz
415
Số xu
4 xu
Thời gian làm bài
53 phút
Số câu hỏi
71 câu
Số lượt làm bài
0 lượt
Bắt đầu làm bài
Lưu tin Hủy lưu
Thông tin đề thi
Chủ đề
Y khoa
Chia sẻ đề thi
Sao chép đường dẫn
Chia sẻ qua mạng xã hội

Đề thi trắc nghiệm mới nhất

40 câu hỏi
0 lượt đã test
30 phút
Miễn phí
Xem trước
35 câu hỏi
0 lượt đã test
26 phút
Miễn phí
Xem trước
69 câu hỏi
0 lượt đã test
52 phút
4 xu
Xem trước
150 câu hỏi
0 lượt đã test
113 phút
6 xu
Xem trước
99 câu hỏi
0 lượt đã test
74 phút
5 xu
Xem trước