Câu 1:
Sau đây là cấu tạo giải phẫu , sinh lý của tủy sống . Nêu ra một điểm không phù hợp :
- Chất trắng của tủy nằm ở bên ngoài .
- Chất trắng đóng vai trò dẫn truyền thần kinh đi lên não hoặc từ não đi xuống .
- Chất xám nằm ở bên trong có hình cánh bướm .
- Chất xám tạo thành sừng trước , sừng sau và sừng bên .
- Chất xám không có vai trò trung tâm của các phản xạ tủy .
Câu 2:
Tính chất của dịch não tủy sơ sinh thể hiện như sau . Chỉ ra điểm nào không phù hợp :
- Thể tích dịch não tủy trẻ sơ sinh khoảng 120 ml .
- Phần lớn màu sắc dịch não tủy sơ sinh có màu vàng trong .
- Phản ứng Pandy (+) đối với dịch não tủy sơ sinh .
- Tế bào dao động trong khoảng 20 - 30 tân bào / mm3 .
- Phản ứng Pandy (+) .
Câu 3:
Dịch não tủy được bài tiết và lưu thông như sau . Nêu lên diểm nào không phù hợp :
- Được tiết ra chủ yếu ở các đám rối mạng mạch trong não thất .
- Dịch từ 2 não thất bên theo lỗ Mổn đổ vào não thất III .
- Từ não thất III theo cống Sylvius vào não thất IV .
- Từ não thất IV đổ vào rảnh Rolando để vào thùy trán .
- Tại não thất IV dịch theo lỗ Magendie đi vào khoang dưới nhện .
Câu 4:
Chu vi hộp sọ của trẻ phát triển như sau , ngoại trừ một điểm không đúng :
- Lúc mới sinh khoảng 31 - 34 cm .
- Trong 3 tháng đầu mỗi tháng tăng 3 - 5 cm .
- Trong 3 tháng kế tiếp , mỗi tháng tăng 1 cm .
- Và sau đó , mỗi tháng tăng 0,5 cm .
- Đến 1 tuổi chu vi vòng đầu khoảng 45 - 47 cm .
Câu 5:
Về phương diện đặc điểm giải phẫu , đại não được diễn tả như sau , ngoại trừ :
- Đại não gồm 2 bán cầu .
- Hai bán cầu cách nhau bởi rãnh gian bán cầu .
- Đại não nằm ở hố sau .
- Mỗi bán cầu đại não có lớp chất xám .
- Lớp chất xám bao bọc xung quanh dày 2 - 4 mm .
Câu 6:
Võ não bắt đầu phát triển vào những thời điểm sau :
- Khi phôi 2 tháng .
- Từ tháng thứ 3 của phôi và kéo dài đến khi thai nhi chào đời .
- Phôi 6 tháng .
- Phôi được 18 ngày .
- Ngay từ tuần đầu .
Câu 7:
Võ não có màu xám bởi vì :
- Tập trung nhiều thân nơ ron .
- Võ não bị nhuộm nhiều Bilirubin gián tiếp .
- Tập trung nhiều tế bào ái toan .
- Tập trung nhiều tế bào Lympho .
- Tập trung nhiều đại thực bào .
Câu 8:
Trọng lượng của não phát triển như sau :
- Phát triển chậm trong năm đầu .
- Từ 7 - 8 tuổi phát triển rất nhanh .
- Nhanh trong năm đầu và 7 - 8 tuổi phát triển chậm .
- Từ 30 - 40 tuổi phát triển từ từ .
- Không phát triển sau 1 tuổi .
Câu 9:
Câu nào sau đây không đúng về tiêm chủng vắc-xin?
- Là quá trình gây miễn dịch chống lại 1 loại bệnh đặc hiệu
- Giúp cơ thể tạo ra những kháng thể chống lại mầm bệnh
- Có tác dụng 1 tháng sau tiêm chủng
- Hầu hết các bệnh thường gặp ở trẻ em có thể phòng ngừa bằng tiêm chủng
Câu 10:
Thành phần nào sau đây không có trong vắc-xin?
- Kháng nguyên
- Kháng sinh
- Muối nhôm
- Bột mì
Câu 11:
Văc-xin nào dưới đây là văc-xin sống giảm động lực?
- Sởi, bạch hầu, quai bị, rubella
- Sởi, lao, rotavirus, bại liệt uống
- Bạch cầu, ho gà, uốn ván, bại liệt uống
- Viêm gan b, bạch hầu, ho gà, uốn ván
Câu 12:
Yếu tố nào dưới đây là chống chỉ định lâu dài của tiêm chủng vắc-xin?
- Viêm màng não
- Viêm phổi
- Bệnh bạch cầu cấp
- Hội chứng Down
Câu 13:
Yếu tố nào dưới đây không phải là chống chỉ định tạm thời (tạm hoãn) của tiêm chủng văcxin?
- Viêm phổi
- Sởi
- Tiêu chảy mất nước nặng
- Bệnh tim bẩm sinh
Câu 14:
Nguyên tắc tiêm văc-xin nào dưới đây là không đúng?
- Chống chỉ định tiêm nhiều vắc-xin cùng lúc
- Hai vắc-xin sống dạng tiêm phải tiêm cách nhau ít nhất 4 tuần
- Tăng khoảng cách giữa các liều làm giảm hiệu quả bảo vệ của vắc-xin
- Giảm khoảng cách giữa các liều làm giảm lượng kháng thể tạo ra đáp ứng miễn dịch
Câu 15:
Yếu tố nào là chống chỉ định lâu dài của tiêm chủng vắc-xin sống giảm động lực
- Bạch hầu
- Viêm phổi
- Suy giảm miễn dịch bẩm sinh
- Tim bẩm sinh
Câu 16:
Trường hợp nào cần tạm hoãn tiêm vắc-xin sống giảm động lực?
- Trẻ dùng kháng huyết thanh viêm gan B trong vòng 3 tháng
- Trẻ đang điều trị corticoid liều cao (tương đương prednisolone > hoặc = 2mg/kg/ngày
- Trẻ mới dùng các sản phẩm immunoglobin miễn dịch trong vòng 6 tháng
- Trẻ có hoá trị hoặc xạ trị trong vòng 3 tháng
Câu 17:
Thời kỳ thai là thời kỳ:
- Từ lúc noãn được thụ tinh cho đến khi sinh
- Từ tháng thứ 3 đến lúc sinh
- Từ tháng thứ 2 đến lúc sinh
- Từ tháng thứ 4 đến lúc sinh
- Không câu nào đúng
Câu 18:
Thời kỳ bú mẹ hay nhũ nhi bắt đầu từ lúc trẻ 1 tháng cho đến khi:
- trẻ ngưng bú mẹ
- trẻ được 18 tháng tuổi
- trẻ được 12 tháng tuổi
- trẻ được 24 tháng tuổi
- trẻ được 3 tuổi
Câu 19:
Trẻ sinh ra dễ bị các dị tật nếu trong ba tháng đầu của thai kỳ mẹ bị nhiễm các chất độc hoặc nhiễm một số các loại virus vì:
- Nhau thai trong giai đoạn này rất dễ bị chất độc và các loại virus thâm nhập
- Phôi đang trong quá trình biệt hoá
- Phôi đang trong quá trình lớn lên
- Chỉ câu A và B đúng
- Tất cả đều đúng
Câu 20:
Tác nhân nào sau đây không thuộc vào nhóm các tác nhân hay gây dị tật cho thai nhi trong 3 tháng đầu (TORCH):
- Toxoplasma
- Virus gây bệnh sởi Đức
- Retrovirus
- Cytomegalovirus
- Herpes simplex
Câu 21:
Lý do khiến các bà mẹ lớn tuổi dễ sinh con bị các dị hình nhiễm sắc thể là:
- Hiện tượng đột biến gen gia tăng theo tuổi
- Sức đề kháng của mẹ đối với các loại virus gây dị dạng cho thai nhi bị giảm
- Các điều kiện về nội mạc tử cung và hóc môn không còn phù hợp cho phôi
- Trứng chịu nhiều nguy cơ do phơi nhiễm lâu dài với các yếu tố có hại*
- Tất cả đều đúng
Câu 22:
Trong thời kỳ thai, yếu tố cần quan tâm hàng đầu đối với bà mẹ là:
- Tránh bị nhiễm các tác nhân trong nhóm TORCH
- Tránh uống kháng sinh
- Tránh tiếp xúc với tia X
- Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ và tăng cân đúng quy định
- Tất cả đều đúng
Câu 23:
Biến đổi chủ yếu để trẻ sơ sinh thích nghi được với cuộc sống ngoài tử cung là:
- Trẻ bắt đầu thở bằng phổi
- Võ não luôn trong trạng thái ức chế
- Tuần hoàn chính thức thay cho tuần hoàn rau thai
- Tất cả đêù đúng
- Các câu A và C đúng
Câu 24:
Trong giai đoạn mới sinh, trẻ được miễn dịch khá tốt đối với các bệnh do virus là nhờ:
- Trẻ nhận được IgM từ mẹ truyền qua rau thai
- Trẻ nhận được nhiều interferon từ mẹ tryền qua rau thai
- Trẻ nhận được nhiều IgG từ mẹ truyền qua rau thai
- Trẻ nhận được nhiều IgA trong sữa mẹ
- Tất cả đều đúng
Câu 25:
Trong thời kỳ bú mẹ, sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ vì:
- Nhu cầu về thức ăn cao hơn ở người lớn trong khi đó chức năng của bộ máy tiêu hoá còn yếu, các men tiêu hoá còn kém
- Sữa mẹ có tác dụng bảo vệ trẻ chống lại bệnh tật
- Sữa mẹ cung cấp cho trẻ nhiều acid amin thiết yếu
- Tất cả đều đúng
- các câu A và B đúng
Câu 26:
Trong 6 tháng đầu đời, trẻ ít bị các bệnh như sởi,bạch hầu vì:
- Lượng IgG từ mẹ truyền sang vẫn còn ở mức độ khá cao
- Lượng IgM từ mẹ truyền sang vẫn còn ở mức độ khá cao
- Lượng Interforon từ mẹ truyền sang vẫn còn ở mức độ khá cao
- Lượng IgGA từ mẹ truyền sang vẫn còn ở mức độ khá cao
- Lượng IgE từ mẹ truyền sang vẫn còn ở mức độ khá cao
Câu 27:
Trẻ nhũ nhi không có khả năng chống nóng như người lớn vì:
- Trung tâm điều nhiệt chưa hoàn chỉnh
- Da của trẻ có ít tuyến mồ hôi
- Diện tích da của trẻ tương đối rộng hơn người lớn
- Các tuyến mồ hôi chưa hoạt động hoàn chỉnh
- Không câu nào đúng
Câu 28:
Trong thời kỳ răng sữa, các bệnh lý hay gặp ở trẻ là:
- Các bệnh dị ứng
- Các bệnh nhiễm trùng sởi, ho gà, bạch hầu
- Suy dinh dưỡng
- Tất cả đêù đúng
- Các câu A, B đúng
Câu 29:
Chỉ ra một điểm không đúng trong số các đặc điểm thời kỳ phôi :
- Là 3 tháng đầu của thai kỳ
- Noãn được biệt hoá nhanh chóng để thành thai nhi
- Nếu mẹ bị nhiễm các hoá chất độc thì con dễ bị dị tật
- Mẹ không đủ dinh dưỡng trong giai đoạn này trẻ sinh ra dễ có cân nặng thấp lúc sinh E. Nếu mẹ bị nhiễm các virus (TORCH) thì con dễ bị dị tật
Câu 30:
Đặc điểm của thời kỳ thai là:
- Tính từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 9
- Dinh dưỡng của thai nhi được cung cấp từ người mẹ qua rau thai
- Mẹ không đủ dinh dưỡng hay tăng cân kém trong giai đoạn này làm cho trẻ sinh ra sẽ bị chậm phát triển trí tuệ
- Mẹ tăng cân qua nhiều trong giai đoạn này trẻ sinh ra dễ bị đái đường
- Tất cả đều đúng
Câu 31:
Nếu mẹ bị nhiễm loại virus nào sau đây sau trong thời kỳ phôi thì con dễ bị dị tật bẩm sinh:
- Toxoplasma
- Virus gây bệnh sởi
- Retrovirus
- Coronavirus
- HIV
Câu 32:
Đặc điểm nào sau đây không phù hợp với thời kỳ sơ sinh:
- sự thay đổi chức năng của một số cơ quan như hô hấp và tuần hoàn để thích nghi với cuộc sống mới
- trẻ bắt đầu thở bằng phổi
- vỏ não trong trạng thái hưng phấn nên trẻ ngủ nhiều để tự điều chỉnh
- vòng tuần hoàn chính thức thay cho tuần hoàn rau thai
- trẻ bú mẹ và bộ máy tiêu hoá cũng bắt đầu làm việc
Câu 33:
Điểm không đúng của vòng tuần hoàn trẻ sơ sinh là:
- Lỗ Botal đóng lại
- Máu động mạch phổi bắt đầu đi qua phổi
- Máu giàu oxy từ các tĩnh mạch phổi đổ vào nhỉ trái
- Máu trong thất trái là một hỗn hợp giữa máu đen và máu đỏ
- Ống động mạch bị đóng lại
Câu 34:
Đặc điểm của thời kỳ nhũ nhi là:
- Trẻ lớn rất nhanh và cần 200 - 230 calo/kg cơ thể/ngày
- Hệ thần kinh rất phát triển
- Trẻ dễ bị tiêu chảy và suy dinh dưỡng nhất là khi không được nuôi bằng sữa mẹ
- Tuyến mồ hôi chưa phát triển nên dễ bị hạ thân nhiệt
- Trung tâm điều nhiệt chưa hoàn chỉnh nên dễ bị sốt cao
Câu 35:
Đặc điểm nào sau đây không phù hợp cho thời kỳ răng sữa:
- Trẻ tiếp tục lớn và phát triển nhưng chậm lại
- Chức năng vận động phát triển nhanh
- Ngôn ngữ phát triển
- Trẻ rất dễ bị các rối loạn tiêu hoá, còi xương, các bệnh về thể tạng
- Miễn dịch thụ động từ người mẹ chuyền sang còn nhiều nên trẻ ít mắc các bệnh như cúm, ho gà, bạch hầu
Câu 36:
Điểm nào sau đây không phù hợp với các đặc điểm của thời kỳ thiếu niên:
- Trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng cấp
- Trẻ dễ mắc các bệnh do tư thế sai lệch như gù vẹo cột sống
- Sự cấu tạo và chức phận của các cơ quan hoàn chỉnh
- Trẻ hay mắc các bệnh có tính chất dị ứng như hen phế quản, nổi mề đay, viêm cầu thận cấp
- Răng vĩnh viễn thay dần cho răng sữa
Câu 37:
Thời kỳ dậy thì ở trẻ gái:
- bắt đầu 15 - 16 tuổi
- kết thúc lúc 19 - 20 tuổi
- thường xảy ra sự mất ổn định trong các chức năng của hệ giao cảm - nội tiết
- dễ mắc các bệnh do tư thế sai lệch như vẹo cột sống, gù...
- dễ mắc các bệnh nhiễm trùng cấp
Câu 38:
Trẻ sơ sinh và nhũ nhi dễ bị các nhiễm khuẩn gram âm do:
- Lượng IgG từ mẹ truyền sang con không đủ
- Lượng IgA mẹ truyền sang con không đầy đủ
- Lượng IgE của trẻ còn thấp
- Lượng IgM của trẻ rất thấp do không thể đi qua hàng rào rau thai
- Tất cả đều sai
Câu 39:
Trong thời kỳ thai, biện pháp nào sau đây phù hợp trong việc chăm sóc bà mẹ:
- Không tiếp xúc với các hoá chất độc vì có thể gây dị tật cho trẻ
- Tránh cho mẹ khỏi tiếp xúc với các loại siêu vi có tiềm năng gây dị tật (TORCH)
- Đảm bảo cho bà mẹ đủ dinh dưỡng và tăng cân đúng theo quy định
- Tránh lao động và nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt
- Tất cả đều đúng
Câu 40:
Trước một bệnh nhiễm khuẩn nặng ở trẻ sơ sinh chưa xác định rõ tác nhân gây bệnh, các kháng sinh nào sau đây là thích hợp nhất:
- Cephalosporin thế hệ 2
- Cephalosporin thế hệ 3 + aminoglycosid+ ampicillin
- Cephalosporin thế hệ 1+ ampicillin
- Cephalosporin thế hệ 1+ ampicillin + aminoglycosid
- Tất cả đều đúng
Câu 41:
Câu nào đúng về đặc điểm da của sơ sinh:
- Mỏng xốp, chứa ít nước và muối vô cơ
- Các sợi cơ và đàn hồi rất phát triển
- Tuyến mồ hôi chưa có nên trẻ không có mồ hôi
- Mỏng xốp, chứa nhiều nước
Câu 42:
Nhận định nào sau đây về chức năng sinh lí của da không đúng:
- Da trẻ mỏng nên dễ bị tổn thương và nhiễm trùng
- Diện tích da so với trọng lượng cơ thể trẻ em lớn hơn người lớn
- Sự điều hoà nhiệt ở trẻ em kém hơn người lớn
- Sự hô hấp qua da biểu hiện rất kém
Câu 43:
Câu nào đúng về đặc điểm cấu tạo hệ cơ của trẻ em?
- Cơ trẻ em chứa nhiều nước và chất béo, ít đạm và muối vô cơ
- Chứa nhiều nước, ít đạm, chất béo, và muối vô cơ.
- Chứa nhiều muối vô cơ, ít nước giống người trưởng thành
- Cơ trẻ em chiếm 42% trọng lượng cơ thể
Câu 44:
Nhận định nào sau đây không đúng về đặc điểm nhận định chất gây?
- Là lớp mỡ màu xám hoặc màu vàng nhạt xuất hiện trên da trẻ lúc mới sinh
- Chất gây gồm lớp mỡ và lớp thượng bì bong ra
- Chất gây có tính chất miễn dịch, là sản phẩm dinh dưỡng của da.
- Nên rửa sạch chất gây đi trong 24h sau đẻ để tránh nhiễm trùng
Câu 45:
Đặc điểm da trẻ sơ sinh, nhận định nào sau đây sai?
- 10% trẻ sơ sinh có hiện tượng vàng da sinh lý
- Vàng da sinh lý xuất hiện ngày thứ 2-5 sau sinh
- Hiện tượng đỏ da sinh lý biểu hiện rõ hơn ở trẻ đẻ non
- Vàng da sinh lý có thể kép dài tới 3-4 tuần ở trẻ đẻ non
Câu 46:
Nhận định nào không đúng về đặc điểm sinh lý của hệ cơ?
- Cơ lực tay thuận mạnh hơn tay không thuận
- Cơ lực ở trẻ trai mạnh hơn trẻ gái
- Tăng trương lực cơ sinh lý ở chi trên kéo dài 3-4 tháng
- Hiện tượng tăng trương lực cơ sinh lý chi dưới kéo dài hơn chi trên
Câu 47:
Câu nào sau đây không đúng?
- Xương của trẻ em mềm, chun giãn và ít gãy hơn người lướn
- Mảng xương trẻ em mỏng và phát triển yếu
- Xương trẻ sơ sinh có nhiều nước và ít muối khoáng
- Xương bán nguyệt cốt hoá vào khoảng 4-6 tuổi
Câu 48:
Đặc điểm nào đúng về xương sọ của trẻ em?
- Xương sọ phần đầu dài hơn phần mặt
- Thóp trước đống khi trẻ em 8 tháng và muộn nhất vào 12 tháng tuổi
- Xoang sàng và xoang trán phát triển mạnh ở trẻ dưới 3 tuổi
- Thóp sau đóng khi trẻ 6-12 Tháng
Câu 49:
Đặc điểm nào không đúng về xương trẻ em?
- Xương trẻ em hầu hết là tổ chức sụn
- Mảng xương mỏng nên trẻ thường gãy xương theo kiểu cành tươi
- Trẻ sơ sinh có hiện tương cong chi sinh lý
- Quá trình tạo cốt và huỷ cốt tiến triển nhanh nên xương bị gãy nhanh liền
Câu 50:
Nhận định nào đúng về đặc điểm hệ xương của trẻ em?
- Ở trẻ nhỏ, lồng ngực dẹt hơn, đường kính ngang lớn hơn đường kính trước sau
- Lồng ngực trẻ nhỏ di động tốt hơn người lớn
- Dưới 12 tháng tuổi, xương chậu của bé trai và bé gái giống nhau
- Xương sống có nhiều tổ chức sụn nên dễ bị biến dạng
Câu 51:
Da của trẻ sơ sinh:
- Mỏng xốp, chứa ít nước và muối vô cơ.
- Mỏng xốp, chứa nhiều nước.
- Các sợi cơ và đàn hồi rất phát triển.
- Tuyến mồ hôi chưa có nên trẻ không có mồ hôi.
- Câu B và D đúng.
Câu 52:
Lớp mỡ dưới da được hình thành:
- Ngay từ những tháng đầu tiên của bào thai.
- Từ tháng thứ 4-5 của thời kỳ bào thai.
- Từ tháng thứ 7-8 của thời kỳ bào thai.
- Chỉ được hình thành vào tháng cuối cùng của thai kỳ khi trẻ đủ tháng.
- Không phụ thuộc vào tuổi thai
Câu 53:
Cấu tạo lớp mỡ dưới da ở trẻ em:
- Chứa nhiều acid béo no và ít acid béo không no.
- Chứa nhiều acid béo không no hơn người lớn.
- Có nhiều acid béo no hơn người lớn.
- Không có gì khác biệt so với người lớn.
- Chỉ khác biệt so với người lớn ở trẻ suy dinh dưỡng và đẻ non.
Câu 54:
Một nhận định sau đây về chức năng sinh lý của da là không đúng:
- Da trẻ em mỏng do đó dễ bị tổn thương và nhiễm trùng.
- Diện tích da so với trọng lượng cơ thể ở trẻ em lớn hơn người lớn.
- Sự điều hoà nhiệt ở trẻ em kém hơn so với người lớn.
- Ở trẻ nhỏ sự hô hấp ngoài da biểu hiện rất kém.
- Da trẻ có vai trò quan trọng trong sự tham gia chuyển hóa vitamin D.
Câu 55:
Đặc điểm cấu tạo hệ cơ của trẻ em:
- Cơ trẻ em chiếm khoảng 42% trọng lượng cơ thể.
- Chứa nhiều nước và chất béo, ít đạm và muối vô cơ
- Chứa nhiều nước, ít đạm, mỡ và muối vô cơ.
- Chứa ít nước, nhiều đạm và mỡ.
- Chứa nhiều muối vô cơ, ít nước giống người trưởng thành.
Câu 56:
Đặc điểm về sự phát triển cơ ở trẻ em:
- Phát triển đồng đều ở mọi cơ lớn cũng như cơ nhỏ, từ 6 tuổi trở lên hệ cơ của trẻ mới phát triển
- Phát triển không đồng đều: ở trẻ < 6 tuổi thì các cơ lớn như cơ đùi, cơ vai phát triển trước, cơ nhỏ như cơ ở lòng bàn tay phát triển sau.
- Phát triển không đồng đều: các cơ lớn như cơ đùi, cơ vai phát triển sau khi trẻ có hoạt động thể lực, cơ nhỏ như cơ ở lòng bàn tay phát triển sớm nhất.
- Sự phát triển cơ phụ thuộc vào giới và hoạt động thể lực của trẻ
- Ở trẻ > 10 tuổi các cơ đã phát triển đầy đủ và trẻ có khả năng làm được tất cả các động tác khéo léo như người lớn.
Câu 57:
Các nhận định sau đây về đặc điểm sinh lý của hệ cơ trẻ em là đúng, ngoại trừ :
- Cơ lực trẻ em yếu hơn so với người lớn.
- Cơ lực ở tay phải mạnh hơn tay trái.
- Cơ lực của con trai mạnh hơn con gái.
- Tăng trương lực cơ sinh lý ở chi trên kéo dài đến 3-4 tháng thì hết
- Hiện tượng tăng trương lực cơ sinh lý ở chi trên hết trước so với chi dưới.
Câu 58:
Nhận định nào sau đây là không đúng:
- Xương trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chứa ít nước, nhiều muối khoáng.
- Xương thai nhi hầu hết là tổ chức sụn.
- Xương trẻ em mềm và có độ chun dãn hơn xương người lớn.
- Hệ xương trẻ em có sự tạo cốt và hủy cốt nhanh.
- Màng ngoài xương dày, nên trẻ thường bị gãy xương theo dạng cành tươi.
Câu 59:
Đặc điểm về xương sọ của trẻ em:
- Ở trẻ em xương sọ phần đầu dài hơn phần mặt.
- Hộp sọ trẻ em tương đối nhỏ so với kích thước của cơ thể so với người lớn.
- Hộp sọ phát triển nhanh trong 3 năm đầu.
- Thóp trước sẽ đóng kín khi trẻ được 8 tháng và muộn nhất là 24 tháng.
- Thóp sau sẽ đóng kín khi trẻ được 5 tháng và muộn nhất là 10 tháng.
Câu 60:
Chọn 1 nhận định sai về thời gian xuất hiện điểm cốt hoá
- 3-4 tháng: xuất hiện điểm cốt hoá ở xương mác.
- 3 tuổi : xuất hiện điểm cốt hoá ở đầu dưới xương chầy.
- 4-6 tuổi: xuất hiện điểm cốt hoá ở xương bán nguyệt và xương thang.
- 5-7 tuổi: xuất hiện điểm cốt hoá ở xương thuyền
- 10-13 tuổi: xuất hiện điểm cốt hoá ở xương đậu.
Câu 61:
Đặc điểm về xương lồng ngực của trẻ em:
- Trẻ nhỏ, đường kính trước - sau của lồng ngực nhỏ hơn đường kính ngang.
- Trẻ nhỏ, đường kính trước - sau của lồng ngực lớn hơn đường kính ngang.
- Ở trẻ nhỏ xương sườn nằm theo đường dốc nghiêng..
- Tuổi đi học xương sườn nằm theo chiều ngang.
- Trẻ càng lớn lồng ngực càng dẹt, xương sườn nằm chếch theo chiều dốc nghiêng.
Câu 62:
Về đặc điểm giải phẫu, sinh lý vùng hạ đồi và tuyến yên, câu nào sau đây không đúng:
- Vùng dưới đồi nằm từ ngay sau thể vú tới cực trước giao thị
- Các tế bào thần kinh nội tiết ở vùng hạ đồi tạo thành nhân xám, tổng hợp hormon kinh hạ đồi
- Thuỳ trước tuyến yên (tuyến yên tuyến) bài tiết ra hormon kiểm soát của hormon vùnghạ đồi
- Thuỳ sau tuyến yên (tuyến yên - thần kinh) bài tiết hormon ADH
Câu 63:
Tuyến giáp có hình dạng và vị trí cố định tại thời điểm nào của bào thai?
- Tuần lễ thứ 3
- Tuần lễ thứ 6
- Tuần lễ thứ 9
- Tuần lễ thứ 12
Câu 64:
Các vị trí thường gặp của tuyến giáp lạc chỗ, chọn câu sai?
- Dưới lưỡi
- Ổ bụng
- Xương móng
- Trung thất
Câu 65:
Nhận định nào đúng về quá trình phát triển trong thời kì bào thai?
- Tuyến giáp bắt đầu hoạt động vào cuối tháng 5 của bào thai
- Giai đoạn đầu thai kì, tuyến giáp hoạt động phụ thuộc trục hạ đồi - tuyến yên
- Giai đoạn sau thai kì, tuyến giáp hoạt động không phụ thuộc trục hạ đồi - tuyến yên
- Mầm giáp phát triển từ chỗ dày lên của liên bào nền hầu vào tuần lễ thứ 3 của bào thai
Câu 66:
Vỏ thượng thận tăng sản xuất cortisol vào thời điểm nào của bào thai?
- Tuần thứ 30
- Tuần thứ 32
- Tuần thứ 35
- Tuần thứ 37
Câu 67:
Bào thai phân biệt được giới tính vào thời điểm nào?
- Tuần thứ 3
- Tuần thứ 5
- Tuần thứ 7
- Tuần thứ 9
Câu 68:
Câu nào đây sai khi nói về quá trình biệt hoá cơ quan sinh dục nam?
- Tinh hoàn được biệt hoá đầu tiên ở tuần phôi thứ 7 do yếu tố SRY quyết định
- Tinh hoàn di chuyển xuống dưới dọc theo dây bìu bắt đầu vào tháng thứ 3
- Tinh hoàn ở vị trí bình thường vào cuối tháng thứ 8 (32 tuần thai)
- Sự di chuyển của tinh hoàn thưch hiện được nhờ hormon cortisol
Câu 69:
Buồng trứng biệt hoá vào khoảng thời gian nào của thai kì?
- Tuần thứ 7-8
- Tuần thứ 10-11
- Tuần thứ 13-15
- Tuần thứ 15-18
Câu 70:
Thành phần nào sẽ biệt hoá và phát triển thành đường sinh dục nam?
- Ống Muller
- Ống Wolff
- Các dây sinh dục trung tính
- Các yêú tố SRY ( Sex determining region on Y chromosome)
Câu 71:
N guyên nhân nào gây rối loạn phát triển giới tính 46XX DSD?
- Loạn sản tinh hoàn
- Bất thường chuyển hoá testosterol
- Bất thường thụ thể androgen
- Tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh.
Câu 72:
Về não bộ ở trẻ em, câu nào không đúng?
- Sự myelin hoá bắt đầu từ tháng thứ 4 của thời kì bào thai
- Các dây thần kinh bó tháp bắt đầu được bọc myelin khi trẻ 4 tuổi.
- Não trẻ em chứa nhiều nước, protid và ít lipid
- Não trẻ em có khoảng 100 tỷ tế bào như người lớn
Câu 73:
Não bộ phát triển nhanh nhất trong giai đoạn nào?
- Sơ sinh (dưới 1 tháng tuổi)
- Nhũ nhi (dưới 1 tuổi)
- Tuổi mẫu giáo (dưới 6 tuổi)
- Tuổi đi học (từ 6 tuổi)
Câu 74:
Sự myelin hoá tế bào thần kinh diễn ra nhanh nhất vào thời gian nào?
- Sơ sinh
- 2 năm đầu
- 5 năm đầu
- 10 năm đầu
Câu 75:
Sự biệt hoá các tế bào thần kinh của vỏ bán cầu tiểu não kết thúc vào khoảng thời gian nào?
- Tháng thứ 7-8
- Tháng thứ 9-11
- Tháng thứ 13-15
- Tháng thứ 15-18
Câu 76:
Chọn câu sai: Chức năng của tiểu não là điều hoà tự động với:
- Vận động
- Trương lực cơ
- Thăng bằng
- Điều hoà thân nhiệt
Câu 77:
Chóp cùng tuỷ sống ở trẻ sơ sinh có vị trí ngang đốt sống nào?
- Thắt lưng 1
- Thắt lưng 2
- Thắt lưng 3
- Thắt lưng 4
Câu 78:
Câu nào sau đây không đúng về dịch não tuỷ ở trẻ sơ sinh?
- Số lượng khoảng 15-20 ml
- Màu sắc có thể trong hoặc hơi vàng
- Protein dịch não tuỷ cao nên phản ứng Pandy có thể dương tính nhẹ
- Không quá 5 bạch cầu/ mm3 dịch não tuỷ
Câu 79:
Đặc điểm sinh lý hệ thần kinh ở trẻ sơ sinh, câu nào không đúng?
- Phản ứng của vỏ não có xu hướng lan toả
- Khả năng hưng phấn của vỏ não cao
- Các hoạt động dưới võ não chiếm ưu thế.
- Dây thần kinh ngoại biên, dây thần kinh thị giác được myelin hoá nhưng chưa hoàn toàn
Câu 80:
Câu nào không đúng về đặc điểm sinh lý hệ thần kinh ở trẻ em?
- Nhu cầu về oxy và tuần hoàn não ở trẻ em thấp hơn người lớn
- Trên 4 tuổi, điện não ở trẻ em tương tự người lớn
- Phản xạ Babinski có thể dương tính ở trẻ nhỏ
- Trẻ sơ sinh có thể có các biểu hiện vận động ngoại tháp như múa vờn,vận động bất thường
Câu 81:
Câu nào không đúng về đặc điểm hệ thần kinh ở trẻ em?
- Mao mạch kém nhạy cảm với hiện tượng thiếu oxy nên dễ xảy ra xuất huyết não
- Vỏ não trẻ sơ sinh dễ bị kích thích nên dễ bị co dật
- Vỏ não trẻ sơ sinh dễ bị ức chế nên trẻ dễ hôn mê
- Não sơ sinh nhiều nước nên dễ bị phù não
Câu 82:
Điểm nào không phù hợp về mặt giải phẫu của hành não :
- Là phần thần kinh trung ương nối tiếp với tủy sống .
- Nằm ở phần thấp nhất của hộp sọ .
- Nằm ngay sát lỗ chẫm .
- Nằm sát cạnh thùy trán .
- Trong khu vực của thân não .
Câu 83:
Chỉ ra một điểm sai về sự phát triển trọng lượng của tủy sống :
- Mới sinh : 2 - 6 gam .
- Đến 5 tuổi gấp 10 lần so với lúc mới sinh .
- Khoảng 14 - 15 tuổi gấp 5 lần so với lúc sinh .
- 15 tuổi giống như người lớn .
- Trọng lượng là 24 - 30 gam ở tuổi 14 - 15 .