Câu 1:
Bệnh còi xương ở trẻ em Việt nam chủ yếu là do:
- Di truyền.
- Thiếu vitamin D.
- Suy dinh dưỡng protein-năng lượng.
- Thiếu canxi.
- Bệnh lý thận mãn tính.
Câu 2:
Bệnh còi xương do thiếu vitamin D gặp chủ yếu ở lứa tuổi:
- < 3 tháng.
- 3-18 tháng.
- 24-36 tháng.
- 36 tháng - 5 tuổi.
- > 5 tuổi
Câu 3:
Tỷ lệ trung bình trẻ em nước ta mắc bệnh còi xương là:
- < 5%.
- 8-10%.
- 12-15%.
- 20-25%.
- >30%.
Câu 4:
Yếu tố nào sau đây không phải là yếu tố làm hạn chế sự tổng hợp vitamin D qua da:
- Khói bụi công nghiệp.
- Sương mù.
- Cửa kính.
- Đông dân cư sinh sống.
- Dân tộc da trắng.
Câu 5:
Vitamin D có chức năng:
- Tăng sự hấp thu Ca và P ở ruột.
- Giảm huy động Ca từ xương vào máu.
- Tăng thải Ca và P ở thận.
- Kích thích tuyến cận giáp sản xuất parathyroid hormon.
- Giảm sự gắn kết Ca vào xương.
Câu 6:
Ở phụ nữ mang thai, nhu cầu Ca và P tăng lên cao nhất vào thời điểm:
- Tháng đầu tiên của thai kỳ.
- 3 tháng đầu của thai kỳ
- 3 tháng giữa.
- Những tháng cuối của thai kỳ.
- Giống nhau ở mọi thời điểm.
Câu 7:
Bệnh còi xương thể cổ điển:
- Gặp nhiều nhất ở trẻ 6-18 tháng.
- Không bao giờ gặp ở trẻ suy dinh dưỡng.
- Ca++ máu thường giảm nhiều và gây cơn Tétanie.
- Biến dạng xương chủ yếu ở hộp so.
- Ít biểu hiện triệu chứng kích thích thần kinh cơ.
Câu 8:
Hình ảnh đầu xương dài bị khoét hình đáy chén trong bệnh còi xương thường gặp ở lứa tuổi:
- < 6 tháng.
- 6-18 tháng.
- 18-24 tháng.
- > 2 tuổi.
- Ở tất cả mọi lứa tuổi.
Câu 9:
Yếu tố nào sau đây không phải là nguyên nhân hay yếu tố nguy cơ của bệnh còi xương:
- Nhà ở chật chội.
- Trẻ sống ở nông thôn
- Trẻ hay bị nhiễm khuẩn tiêu hóa, hô hấp
- Trẻ sống ở vùng nhiều sương mù
- Trẻ bị tắc mật bẩm sinh.
Câu 10:
Thời gian điều trị bệnh còi xương sớm thể cổ điển chủ yếu dựa vào:
- Lượng Ca++ máu.
- Lượng Phospho máu.
- Lượng phosphatase kiềm trong máu.
- X quang xương.
- Triệu chứng lâm sàng.
Câu 11:
Các biến dạng xương hay gặp trong bệnh còi xương sớm là:
- Vòng cổ tay, cổ chân.
- Chi cong hình chữ X, chữ O.
- Tay cán vá.
- Lồng ngực hình ức gà.
- Biến dạng hộp sọ: bươú trán, bướu đỉnh.
Câu 12:
Trong bệnh còi xương Phosphatase kiềm:
- Tăng chậm và ít trong thể còi xương sớm.
- Tăng nhanh và sớm ở cả 2 thể còi xương cổ điển và còi xương sớm
- Hồi phục chậm sau điều trị Vitamin D.
- Chỉ tăng trong còi xương thể cổ điển.
- Câu B và C đúng.
Câu 13:
Liệu trình tấn công điều trị vitamin D để điều trị còi xương thể cổ điển là:
- 5000đv/ngày uống liên tục trong 2-3 tuần.
- 6000đv/tuần uống liên tục trong 3-5 tuần.
- 10.000đv/ngày uống liên tục trong 5-8 tháng.
- 1000đv/ngày uống liên tục trong 2-3 tháng.
- 100.000đv/ngày uống liên tục trong 2 tuần.
Câu 14:
Để phòng bệnh còi xương cho trẻ :
- Từ ngày thứ 7 sau sinh cho trẻ uống vitamin D 400 đv / ngày cho đến tuổi biết đi.
- Từ tháng thứ 2 cho trẻ uống vitamin D 100.000 đv/ mỗi tháng cho đến 15 tuổi.
- Từ ngay sau sinh cho trẻ uống vitamin D mỗi 6 tháng 1 liều 50.000 đv.
- Chỉ nên cho vitamin D phòng bệnh còi xương khi trẻ sinh non.
- Đối với trẻ < 1 tuổi, cho vitamin D liều 100.000 uống 1 lần duy nhất.
Câu 15:
Niêm mạc miệng trẻ em dễ bị tổn thương và dễ bị bệnh nấm là do:
- Niêm mạc thô, khô, có nhiều mạch máu.
- Niêm mạc mềm mại, ướt, có nhiều mạch máu.
- Niêm mạc mềm mại, khô, có nhiều mạch máu.
- Niêm mạc mềm mại, khô, có ít mạch máu.
- Niêm mạc thô, khô, có ít mạch máu.
Câu 16:
Bú là một phản xạ:
- Có điều kiện, không bẩm sinh, được củng cố bằng những phản xạ không điều kiện, trung tâm của nó ở hành tủy.
- Không điều kiện, bẩm sinh, được củng cố bằng những phản xạ có điều kiện, trung tâm của nó ở hành tủy.
- Không điều kiện, bẩm sinh, được củng cố bằng những phản xạ có điều kiện, trung tâm của nó ở thân não.
- Có điều kiện, không bẩm sinh, được củng cố bằng những phản xạ không điều kiện, trung tâm của nó ở cầu não.
- Không điều kiện, bẩm sinh, được củng cố bằng những phản xạ có điều kiện, trung tâm của nó ở bán cầu não.
Câu 17:
Chiều dài ống thực quản (X) được tính từ răng đến tâm vị theo công thức :
- X = 1/3 chiều cao cơ thể + 6.5 cm.
- X = 1/4 chiều cao cơ thể + 6.4 cm.
- X = 1/5 chiều cao cơ thể + 6.3 cm.
- X = 1/6 chiều cao cơ thể + 6.2 cm.
- X = 1/7 chiều cao cơ thể + 6.1 cm.
Câu 18:
Về hình thái, dạ dày trẻ em có đặc điểm:
- Thường nằm ngang và tương đối cao ở trẻ sơ sinh, đến lúc biết đi mới theo tư thế đứng dọc.
- Thường nằm ngang và tương đối thấp ở trẻ sơ sinh, đến lúc biết đi mới theo tư thế đứng dọc.
- Thường nằm dọc và tương đối cao ở trẻ sơ sinh, đến lúc biết đi mới theo tư thế nằm ngang.
- Thường nằm dọc và tương đối thấp ở trẻ sơ sinh, đến lúc biết đi mới theo tư thế nằm ngang.
- Thường nằm ngang và tương đối thấp ở trẻ sơ sinh, đến lúc biết đi mới theo tư thế chếch.
Câu 19:
Trẻ nhỏ, đặc biệt trẻ sơ sinh, dễ bị nôn trớ sau khi ăn là do:
- Cơ thắt dưới của thực quản, cơ thắt tâm vị, cơ thắt môn vị phát triển yếu và đóng không chặt.
- Cơ thắt dưới của thực quản còn non yếu, cơ thắt tâm vị phát triển yếu, cơ thắt môn vị phát triển tốt và đóng rất chặt.
- Cơ thắt dưới của thực quản phát triển mạnh, cơ thắt tâm vị phát triển yếu, cơ thắt môn vị phát triển yếu và đóng không chặt.
- Cơ thắt dưới của thực quản còn non yếu, cơ thắt tâm vị phát triển mạnh, cơ thắt môn vị phát triển yếu và đóng không chặt.
- Cơ thắt dưới của thực quản, cơ thắt tâm vị, cơ thắt môn vị phát triển tốt và đóng rất chặt.
Câu 20:
Bình thường, pH dịch vị trẻ em vào khoảng:
- 0,8 - 2,8.
- 3,8 - 5,8.
- 6,8 - 8,8.
- 9,8 - 11,8.
- 12,8 - 14,8.
Câu 21:
Ở trẻ bú mẹ, 25% sữa được hấp thụ ở dạ dày là do trong dịch vị có các men:
- Amylase, Tryptease.
- Lactase, Trypsin.
- Enterokinase, Invertin.
- Lipase, Labferment.
- Lactase, Erepsin.
Câu 22:
Những đặc điểm nào của ruột sau đây làm cho trẻ dễ bị xoắn ruột:
- Mạc treo ruột tương đối ngắn, manh tràng dài và kém di động.
- Mạc treo ruột tương đối dài, manh tràng ngắn và kém di động.
- Mạc treo ruột tương đối dài, manh tràng dài và kém di động.
- Mạc treo ruột tương đối ngắn, manh tràng ngắn và kém di động.
- Mạc treo ruột tương đối dài, manh tràng ngắn và di động.
Câu 23:
Sữa mẹ có tác dụng tốt đối với trực khuẩn bifidus và ức chế vi khuẩn E.coli trong ruột phát triển là do trong sữa mẹ có đường:
- α lactose.
- β lactose.
- δ lactose.
- φ lactose.
- θ lactose.
Câu 24:
Sữa bò thích hợp cho vi khuẩn E. coli ở ruột phát triển là do trong sữa bò có đường:
- α lactose.
- β lactose.
- δ lactose.
- φ lactose.
- θ lactose.
Câu 25:
Các vi khuẩn chí ở ruột ÔNG CÓ vai trò nào sau đây:
- Làm thành hàng rào ngăn các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập.
- Tăng quá trình tiêu hóa chất đạm, mỡ, đường.
- Hạn chế sự tan rữa sản phẩm độc.
- Tham gia tổng hợp vitamin D.
- Tham gia tổng hợp vitamin nhóm B, vitamin K.
Câu 26:
Ở trẻ từ 3-7 tuổi, trong điều kiện bình thường, có thể sờ được gan dưới bờ sườn phải:
- 1 cm.
- 2 cm.
- 3 cm.
- 4 cm.
- 5 cm.
Câu 27:
Gan trẻ em ÔNG CÓ chức phận nào sau đây:
- Tham gia trao đổi protide, glucide, lipide và các vitamin.
- Tạo ra và bài tiết mật.
- Sinh ra tế bào máu trong thời kỳ bào thai.
- Tiết ra các men trypsin, lipase, amylase, maltase.
- Sinh nhiệt cho cơ thể.
Câu 28:
Đặc điểm giải phẫu nào sau đây của ruột ÔNG phải là yếu tố thuận lợi để cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể:
- Mạc treo ruột di động nhiều.
- Niêm mạc ruột có nhiều nhung mao.
- Niêm mạc ruột có nhiều nếp nhăn.
- Niêm mạc ruột có nhiều mạch máu.
- Ruột tương đối dài so với chiều cao cơ thể
Câu 29:
Mốc giải phẫu để phân chia bộ máy hô hấp thành đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới:
- Họng.
- Khí quản.
- Nắp thanh quản.
- Thanh quản.
- Phế quản gốc.
Câu 30:
Khi trẻ em bị viêm mũi, hoạt động hô hấp của trẻ bị ảnh hưởng như thế nào:
- Không ảnh hưởng vì trẻ có thể thở bằng miệng.
- Không ảnh hưởng vì mũi thuộc về đường hô hấp trên.
- Không ảnh hưởng vì chức năng sưởi ấm và lọc sạch của mũi vẫn hoạt động tốt.
- Không ảnh hưởng do chức năng loại thải vi khuẩn, virus, bụi ở trẻ em tốt.
- Trẻ khó thở và khó bú do tình trạng xuất tiết và phù nề ở mũi.
Câu 31:
Trẻ nhỏ ít bị chảy máu cam là do:
- Lỗ mũi và ống mũi hẹp.
- Niêm mạc mũi dày và thô.
- Khả năng sát trùng của niêm dịch tốt.
- Tổ chức hang ở lớp dưới niêm mạc mũi ít phát triển.
- Tổ chức hang ở lớp dưới niêm mạc mũi phát triển mạnh.
Câu 32:
Tại sao dị vật đường thở dễ rơi vào nhánh phế quản phải:
- Nhánh phế quản phải rộng và đi sang một bên so với khí quản.
- Nhánh phế quản phải rộng và đi xuôi xuống dưới.
- Nhánh phế quản trái hẹp và đi xuôi xuống dưới.
- Nhánh phế quản trái rộng và nằm cao hơn nhánh phế quản phải.
- Nhánh phế quản phải nằm cao hơn so với nhánh phế quản trái.
Câu 33:
Đặc điểm chung của thanh khí phế quản trẻ em là:
- Lòng tương đối rộng, tổ chức đàn hồi phát triển mạnh, vòng sụn chắc và niêm mạc có ít mạch máu.
- Lòng tương đối hẹp, tổ chức đàn hồi ít phát triển, vòng sụn mềm dễ biến dạng và niêm mạc có nhiều mạch máu.
- Lòng tương đối hẹp, tổ chức đàn hồi phát triển mạnh, vòng sụn chắc và niêm mạc có ít mạch máu.
- Lòng tương đối hẹp, tổ chức đàn hồi phát triển mạnh, vòng sụn chắc và niêm mạc có nhiều mạch máu.
- Lòng tương đối rộng, tổ chức đàn hồi ít phát triển, vòng sụn chắc và niêm mạc có ít mạch máu.
Câu 34:
Đặc điểm nào sau đây phù hợp với cấu tạo phổi trẻ em:
- Có nhiều mạch máu và bạch mạch, nhiều cơ trơn, ít tổ chức đàn hồi, các cơ hô hấp chưa phát triển hoàn chỉnh.
- Có ít mạch máu và bạch mạch, ít cơ trơn, nhiều tổ chức đàn hồi, các cơ hô hấp phát triển hoàn chỉnh.
- Có nhiều mạch máu và bạch mạch, ít cơ trơn, ít tổ chức đàn hồi, các cơ hô hấp chưa phát triển hoàn chỉnh.
- Có nhiều mạch máu và bạch mạch, nhiều cơ trơn, nhiều tổ chức đàn hồi, các cơ hô hấp chưa phát triển hoàn chỉnh.
- Có nhiều mạch máu và bạch mạch, nhiều cơ trơn, ít tổ chức đàn hồi, các cơ hô hấp đã phát triển hoàn chỉnh.
Câu 35:
Số rãnh liên thùy ở phổi phải trẻ em là:
Câu 36:
Nhịp thở của trẻ sơ sinh được mô tả :
- Thở đều, có những cơn ngưng thở dài.
- Thở đều, không có những cơn ngưng thở.
- Thở không đều, có những cơn ngưng thở dài.
- Thở đều, có những cơn ngưng thở ngắn.
- Thở không đều, có những cơn ngưng thở ngắn.
Câu 37:
Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới, một trẻ sơ sinh được cho là có thở nhanh khi tần số thở của trẻ:
- ≥ 30 lần/phút.
- ≥ 40 lần/phút.
- ≥ 50 lần/phút.
- ≥ 60 lần/phút.
- ≥ 70 lần/phút.
Câu 38:
Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới, một trẻ từ 2 đến dưới 12 tháng tuổi được cho là có thở nhanh khi tần số thở của trẻ:
- ≥ 30 lần/phút.
- ≥ 40 lần/phút.
- ≥ 50 lần/phút.
- ≥ 60 lần/phút.
- ≥ 70 lần/phút.
Câu 39:
Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới, một trẻ từ 12 tháng đến 5 tuổi được cho là có thở nhanh khi tần số thở của trẻ:
- ≥ 30 lần/phút.
- ≥ 40 lần/phút.
- ≥ 50 lần/phút.
- ≥ 60 lần/phút.
- ≥ 70 lần/phút.
Câu 40:
Nếu so với người lớn thì thành phần khí ở phế nang trẻ em trong điều kiện bình thường có đặc điểm:
- Thành phần khí oxy và khí cácboníc cao hơn.
- Thành phần khí oxy và khí cácboníc thấp hơn.
- Thành phần khí oxy cao hơn và thành phần khí cácboníc thấp hơn.
- Thành phần khí oxy tương đương và thành phần khí cácboníc thấp hơn.
- Thành phần khí oxy thấp hơn và thành phần khí cácboníc cao hơn.
Câu 41:
Bình thường, áp suất riêng phần của oxy trong máu động mạch trẻ em là:
- 45 mmHg.
- 55 mmHg.
- 65 mmHg.
- 75 mmHg.
- 85 mmHg.
Câu 42:
Tuần hoàn rau thai của trẻ được hình thành từ cuối tuần thứ:
Câu 43:
Lưu lượng máu trong tuần hoàn bào thai có đặc điểm là:
- Qua thất phải nhiều hơn thất trái.
- Qua lỗ bầu dục(botal) nhiều hơn xuống thất phải.
- Qua ống động mạch ít hơn qua quai động mạch chủ.
- Qua phổi nhiều hơn qua ống động mạch.
- Tất cả đều sai
Câu 44:
Lưu lượng máu trong tuần hoàn bào thai có đặc điểm là:
- Qua thất phải ít hơn thất trái.
- Qua lỗ bầu dục (botal) nhiều hơn xuống thất phải.
- Qua ống động mạch ít hơn qua quai động mạch chủ.
- Qua phổi ít hơn qua ống động mạch.
- Tất cả đều sai
Câu 45:
Áp lực máu ở tuần hoàn trong bào thai có đặc điểm là:
- Áp lực nhĩ phải lớn hơn nhĩ trái.
- Áp lực nhĩ trái lớn hơn nhĩ phải.
- Áp lực thất phải lớn hơn thất trái.
- Áp lực thát trái lớn hơn thất phải.
- Áp lực động mạch phổi lớn hơn động mạch chủ.
Câu 46:
Trong tuần hoàn thai, độ bão hòa oxy trong máu động mạch có đặc điểm :
- Giống nhau ở mọi phần cơ thể.
- Ở động mạch chủ lên cao hơn ở động mạch chủ xuống.
- Ở động mạch phổi cao hơn ở động mạch chủ xuống.
- Ở động mạch chủ lên và động mạch chủ xuống như nhau.
- Tất cả đều sai.
Câu 47:
Trong thời kỳ bào thai, sau khi trao đổi chất dinh dưỡng và dưỡng khí ở rau thai, máu vào thai nhi qua:
- Động mạch rốn
- Tĩnh mạch rốn
- Tĩnh mạch chủ dưới
- Tĩnh mạch cửa
- ống tĩnh mạch
Câu 48:
Lỗ bầu dục(Botal) là lỗ thông giữa:
- Nhĩ phải và thất trái
- Nhĩ trái và thất phải
- Nhĩ phải và nhĩ trái
- Thất phải và thất trái
- Ðộng mạch chủ và động mạch phổi
Câu 49:
Trong nhưng tháng đầu sau sinh tim của trẻ:
- Nằm thẳng đứng
- Nằm ngang
- Nằm hơi lệch sang phải
- Chéo nghiêng
- Câu b, c đúng
Câu 50:
Tần số tim của trẻ lúc 1 tuổi là:
- Nhanh như ở trẻ lớn.
- Nhanh hơn ở trẻ 6 tháng tuổi
- Nhanh hơn trẻ lớn
- Chậm như ở trẻ lớn
- Chậm hơn ở trẻ lớn
Câu 51:
Huyết áp tối đa ở trẻ em có đặc điểm:
- Cao hơn ở người lớn
- Gần bằng người lớn
- Không thay đổi theo tuổi
- Thay đổi theo tuổi
- Thay đổi theo cân nặng
Câu 52:
Để đo huyết áp ở trẻ em cần tuân thủ:
- Trẻ phải được giữ cố định, băng quấn đo huyết áp phải không quá nhỏ
- Trẻ không vùng vẫy, băng quấn đo huyết áp phải không quá lớn
- Trẻ nằm yên, băng quấn đo huyết áp không lớn hơn 1/2 chiều dài cánh tay
- Trẻ nằm yên, băng quấn đo huyết áp bằng 2/3 chiều dài cánh tay
- Tất cả đều sai
Câu 53:
Dị tật nào dưới đây sẽ làm cho trẻ chết ngay sau sinh:
- Thân chung động mạch
- Đảo gốc động mạch kèm thông liên thất
- Đảo gốc động mạch đơn thuần
- Một tâm thất chung
- Một tâm nhĩ chung
Câu 54:
Dị tật nào dưới đây của tim luôn đi kèm với tồn tại ống động mạch sau sinh:
- Thông liên nhĩ
- Thông liên thất
- Thông sàn nhĩ thất
- Teo tịt van động mạch phổi
- Thân chung động mạch
Câu 55:
Công thức Molchanov dùng để tính huyết áp tối đa của trẻ em > 1 tuổi là:
- 80 + n (n: là số tuổi)
- 80 + 10(n-1)
- 80 + 2n
- 80 + (10-n)
- 80 + 2(n-1)
Câu 56:
Sau khi ra đời động mạch rốn thoái hoá thành:
- dây chằng động mạch
- Dây chằng liềm
- Dây chằng tròn
- Dây chằng treo bàng quang
- Tất cả đều sai
Câu 57:
Độ bão hoà oxy trong máu của thai nhi cao nhất ở tại:
- Động mạch rốn
- Động mạch phổi
- Động mạch chủ lên
- Động mạch vành
- Tĩnh mạch rốn
Câu 58:
Vị trí mỏm tim đập bình thường ở trẻ em 0-1 tuổi nằm ở:
- Gian sườn 4 trên đường vú trái
- Gian sườn 5 trên đường vú trái
- Gian sườn 4, 1-2 cm ngoài đường vú trái
- Gian sườn 5, 1-2 cm ngoài đường vú trái
- Ống tĩnh mạch Arantius
Câu 59:
Công thức Molchanov dùng để tính huyết áp tối thiểu của trẻ em > 1 tuổi là:
- Huyết áp tối đa /2
- Huyết áp tối đa /2 + 5 mmHg
- Huyết áp tối đa /2 + 10 mmHg
- Huyết áp tối đa /2 + 15 mmHg
- Huyết áp tối đa/2 + 20 mmHg
Câu 60:
Lỗ bầu dục đóng lại sau sinh là do, ngoại trừ:
- Giảm áp lực trong nhĩ phải so với trước sinh
- Tăng lượng máu qua phổi về nhĩ trái
- Tăng áp lực trong nhĩ trái so với trước sinh
- Giảm đột ngột máu lưu thông qua lỗ bầu dục
- Áp lực nhĩ trái cao hơn nhĩ phải
Câu 61:
Mạch máu trẻ em có đặc điểm: đường kính động mạch chủ:
- Luôn bằng động mạch phổi
- Luôn nhỏ hơn động mạch phổi
- Luôn lớn hơn động mạch phổi
- Có thể lớn hoặc nhỏ hơn động mạch phổi
- Tất cả đều sai