Câu 1:
Vị trí số (2) là
- Thần kinh IV
- Thần kinh V
- Thần kinh VI
- Thần kinh XII
Câu 2:
Vị trí số (3) là
- Thần kinh IV
- Thần kinh VI
- Thần kinh V
- Thần kinh X
Câu 3:
Chi tiết (a) là
- Thần kinh vận nhãn
- Thần kinh ròng rọc
- Thần kinh vận nhãn ngoài
- Thần kinh hàm trên
Câu 4:
Chi tiết (b) là
- Thần kinh ròng rọc
- Thần kinh vận nhãn
- Thần kinh hàm dưới
- Thần kinh hàm trên
Câu 5:
Chi tiết (c) là
- Thần kinh ròng rọc
- Thần kinh vận nhãn
- Thần kinh vận nhãn ngoài
- Thần kinh hàm trên
Câu 6:
Chi tiết (d) là
- Thần kinh ròng rọc
- Thần kinh vận nhãn
- Thần kinh vận nhãn ngoài
- Thần kinh hàm trên
Câu 7:
Thần kinh mặt:
1. Không chi phối vận động cho các cơ thuộc hòm nhĩ
2. Đi qua lỗ tai trong thuộc phần đá xương thái dương
3. Ở vùng cổ, bắt chéo động mạch mặt từ ngoài vào trong
4. Chi phối vận động cho các cơ bám da mặt
- Nếu 1, 2, 3 đúng
- Nếu 1, 3 đúng
- Nếu 2, 4 đúng
- Nếu chỉ có 4 đúng
Câu 8:
Thần kinh quặt ngược thanh quản
1. Là nhánh của thần kinh lang thang
2. Ở vùng cổ, bắt chéo động mạch cảnh trong từ ngoài vào trong
3. Chi phối vận động hầu hết các cơ nội tại thanh quản
4. Chi phối cảm giác vùng hầu
- Nếu 1, 2, 3 đúng
- Nếu 1, 3 đúng
- Nếu 2, 4 đúng
- Nếu chi có 4 đúng
Câu 9:
Thần kinh quặt ngược thanh quản có thể bị tổn thương trong phẫu thuật tuyến giáp, Vì: (II): Thần kinh này chi phối hầu hết các cơ nội tại thanh quản
- Nếu (I) đúng, (II) đúng, (I) và (II) có liên quan nhân quà
- Nếu (I) đúng, (II) đúng, (I) và (II) không có liên quan nhân quả
- Nếu (I) đúng, (II) sai
- Nếu (I) sai, (II) đúng
Câu 10:
(I): Thần kinh mặt có thể bị tổn thương khi gãy xương thái dương, Vì: (II): Thần kinh mặt có đoạn đi trong phần đá xương thái dương
- Nếu (I) đúng, (II) đúng, (I) và (II) có liên quan nhân quà
- Nếu (I) đúng, (II) đúng, (I) và (II) không có liên quan nhân quả
- Nếu (I) đúng, (II) sai
- Nếu (I) sai, (II) đúng
Câu 11:
Eo tuyến giáp nằm phía trước sụn nào?
- Sụn giáp
- Sụn nhẫn
- Sụn khí quản 2-3
- Sụn khí quản 4-5
Câu 12:
Cấu trúc nào sau đây đi phía trong tuyến giáp?
- Thần kinh thanh quản quặt ngược
- Thần kinh lang thang
- Động mạch cảnh trong
- Tĩnh mạch cảnh trong
Câu 13:
Động mạch giáp dưới xuất phát từ đâu?
- Động mạch cảnh ngoài
- Động mạch cổ sâu
- Thân giáp cổ của động mạch dưới đòn
- Thân sườn cổ của động mạch dưới đòn
Câu 14:
Về liên quan giữa, bao cảnh và tuyến giáp, câu nào sau đây đúng?
- Bao cảnh ở trong tuyến giáp
- Bao cảnh ở trước ngoài tuyến giáp
- Bao cảnh ở sau tuyến giáp
- Bao cảnh ở sau ngoài tuyến giáp
Câu 15:
Thành dưới ổ mắt liên quan với cấu trúc nào sau đây?
- Xoang hàm trên
- Tuyến lệ
- Cánh lớn xương bướm
- Cánh nhỏ xương bướm
Câu 16:
Thành ngoài ổ mắt được tạo bởi xương bướm và xương nào?
- Xương trán
- Xương gò má
- Xương hàm trên
- Xương thái dương
Câu 17:
Thành phần nào sau đây qua ống thị giác?
- Thần kinh mắt
- Động mạch mắt
- Nhánh gò má của thần kinh hàm trên
- Thần kinh ròng rọc
Câu 18:
Thần kinh nào sau đây chi phối cảm giác ống tai ngoài?
- Thần kinh hàm trên và thần kinh hàm dưới
- Thần kinh hàm dưới và thần kinh lang thang
- Thần kinh lang thang và thần kinh thiệt hầu
- Thần kinh thiệt hầu và thần kinh hàm dưới
Câu 19:
Phía trước ống tai ngoài liên quan với?
- Tuyến nước bọt mang tai
- Mỏm gò má xương thái dương
- Mỏm trán xương gò má
- Khớp thái dương hàm
Câu 20:
Dây thần kinh gai sống sau khi chui qua lỗ gian đốt sống thi chia thành những cấu trúc nào?
- Rễ trước và rễ sau
- Rễ cảm giác và rễ vận động
- Nhánh trước và nhánh sau
- Nhánh cảm giác và nhánh vận động
Câu 21:
Trong số 31 đôi dây thần kinh gai sống thì số đôi dây cổ là gì?
Câu 22:
Đám rối thần kinh cổ được hình thành từ đâu?
- Nhánh trước của 4 dây thần kinh cổ từ cổ 1 đến cổ 4
- Nhánh sau của 4 dây thần kinh ta từ cổ 1 đến cổ 4
- Nhánh trước của 3 dây thần kinh cổ từ cổ 1 đến cổ 3
- Nhánh sau của 3 dây thần kinh ta từ ta 1 đến cổ 3
Câu 23:
Đám rồi thần kinh cổ cho ba loại nhánh sau là gì?
- Nhánh cảm giác, nhánh vận động, nhánh giao cảm
- Nhánh cảm giác, nhánh vận động, nhánh đối giao cảm
- Nhánh vận động, nhánh cảm giác, nhánh nối
- Nhánh cảm giác, nhánh giao cảm, nhánh nối
Câu 24:
Thần kinh hoành được hình thành từ các dây thần kinh nào?
- Cổ 1, cổ 2, cổ 3
- Cổ 2, cổ 3, cổ 4
- Cổ 3, cổ 4, cổ 5
- Cổ 4, cổ 5, cổ 6
Câu 25:
Một trong những đặc điểm giúp ta xác định thần kinh hoành là gì?
- Đi trước cơ bậc thang trước
- Đi trước cơ bậc thang giữa
- Đi trước cơ ức đòn chũm
- Đi trước cơ nâng vai
Câu 26:
Các nhánh thần kinh sau đây thuộc đám rối cổ nông, ngoại trừ?
- Thần kinh tai lớn
- Thần kinh tai thái dương
- Thần kinh trên đòn
- Thần kinh ngang cổ
Câu 27:
Quai cổ thường được tìm thấy trong tam giác cổ nào sau đây?
- Tam giác cảnh
- Tam giác vai đòn
- Tam giác chẩm
- Tam giác cơ
Câu 28:
Thần kinh hoành có đặc điểm nào sau đây?
- Được tạo bởi thần kinh gai sống cổ 3, cổ 4, cổ 5 và cổ 6
- Đi giữa cơ bậc thang trước và cơ bậc thang giữa
- Khi xuống ngực, đi phía sau cuống phổi
- Trong ngực, thần kinh hoành phải đi bên phải tâm nhĩ phải
Câu 29:
Cơ nào sau đây được chi phối bởi quai cổ?
- Cơ vai móng
- Cơ cằm móng
- Cơ hàm móng
- Cơ giáp móng
Câu 30:
Thần kinh nào sau đây không thuộc đám rối cổ sâu?
- Thần kinh cơ bậc thang sau
- Thần kinh cơ trám
- Thần kinh cơ nâng vai
- Thần kinh cơ ức đòn chũm
Câu 31:
Cảm giác da vùng cổ được chi phối chủ yếu bởi các nhánh thần kinh từ?
- Đám rối cổ nông
- Đám rối cổ sâu
- Thần kinh sinh ba
- Thần kinh phụ
Câu 32:
Đám rối cổ cho nhánh nối với các thần kinh sau đây, ngoại trừ?
- Thần kinh mặt
- Thần kinh thiệt hầu
- Thần kinh giao cảm
- Thần kinh phụ
Câu 33:
Ở vùng cổ, thần kinh hoành đi như thế nào?
- Bắt chéo phía trước tĩnh mạch dưới đòn
- Bắt chéo phía sau động mạch dưới đòn
- Đi giữa cơ bậc thang giữa và cơ bậc thang sau
- Bắt chéo phía trước cơ bậc thang trước
Câu 34:
Thân dưới đám rối thần kinh cánh tay được tạo bởi nhánh trước các dây thần kinh gai sống nào?
- Cổ 5 và cổ 6
- Cổ 6 và cổ 7
- Cổ 7 và cổ 8
- Cổ 8 và ngực 1
Câu 35:
Bó ngoài đám rối thần kinh cánh tay được tạo bởi thành phần nào?
- Ngành trước của thân trên và thân giữa
- Ngành trước của thân giữa và thân dưới
- Ngành sau của thân trên và thân giữa
- Ngành sau của thân giữa và thân dưới
Câu 36:
Thần kinh nào sau đây vận động cơ răng trước?
- Thần kinh ngực ngoài
- Thần kinh ngực trong
- Thần kinh ngực lưng
- Thần kinh ngực dài
Câu 37:
Thần kinh nào sau đây vận động cơ ngực lớn?
- Thần kinh ngực ngoài
- Thần kinh ngực trong
- Thần kinh ngực lưng
- Thần kinh ngực dài
Câu 38:
Thần kinh nào sau đây vận động cơ trên gai và cơ dưới gai?
- Thần kinh lưng vai
- Thần kinh trên vai
- Thần kinh ngực lưng
- Thần kinh ngực ngoài
Câu 39:
Thần kinh nào sau đây tách từ bó trong đám rối cánh tay?
- Thần kinh cơ bì
- Thần kinh quay
- Thần kinh trụ
- Thần kinh nách
Câu 40:
Khi phẫu tích vùng cánh tay, ta thấy một dây thần kinh đi xuyên qua cơ quạ cánh tay. Dây thần kinh đó có tên là gì?
- Thần kinh cơ bì
- Thần kinh giữa
- Thần kinh nách
- Thần kinh quay
Câu 41:
Các cơ sau đây được vận động bởi thần kinh quay, ngoại trừ?
- Cơ dạng ngón cái dài
- Cơ dạng ngón cái ngắn
- Cơ duỗi ngón cái dài
- Cơ duỗi cổ tay quay ngắn
Câu 42:
Thần kinh nào sau đây điều khiển động tác sấp bàn tay?
- Thần kinh quay
- Thần kinh trụ
- Thần kinh giữa
- Thần kinh cơ bì
Câu 43:
Các cơ sau đây được vận động bởi thần kinh giữa, ngoại trừ?
- Cơ gan tay dài
- Cơ gấp các ngón nông
- Cơ gấp cổ tay quay
- Cơ khép ngón cái
Câu 44:
Các cơ sau đây được vận động bởi thần kinh quay, ngoại trừ?
- Cơ cánh tay quay
- Cơ cánh tay
- Cơ duỗi cánh tay quay dài
- Cơ dạng ngón cái dài
Câu 45:
Các cơ sau đây được vận động bởi thần kinh trụ, ngoại trừ?
- Cơ gan tay ngắn
- Cơ đối ngón út
- Cơ khép ngón cái
- Cơ đối ngón cái
Câu 46:
Ở bàn tay, thần kinh trụ có các đặc điểm sau đây, ngoại trừ?
- Đi vào bàn tay giữa xương đậu và xương móc
- Chia làm hai nhánh: nhánh nông và nhánh sâu
- Cho nhánh nối với thần kinh giữa
- Vận động tất cả các cơ của bản tay
Câu 47:
Về thần kinh giữa ở bàn tay, điều nào sau đây sai?
- Đi phía sau mạc giữ gân gấp
- Đi phía trước cân gan tay
- Chi phối cảm giác ba ngón rưỡi ngoài mặt gan tay
- Cho nhánh nối với thần kinh trụ
Câu 48:
Thần kinh quay không vận động cho cơ nào?
- Cơ dạng ngón cái dài
- Cơ duỗi ngón cái ngắn
- Cơ gấp ngón cái ngắn
- Cơ duỗi cổ tay quay dài
Câu 49:
Cảm giác vùng cẳng tay sau được chi phối bởi thần kinh nào?
- Thần kinh bì cẳng tay trong, thần kinh quay, thần kinh cơ bì
- Thần kinh bì cẳng tay trong, thần kinh quay, thần kinh trụ
- Thần kinh quay, thần kinh trụ, thần kinh cơ bì
- Thần kinh quay, thần kinh trụ, thần kinh giữa
Câu 50:
Về thần kinh giữa, điểm nào sau đây sai?
- Không cho nhánh ở vùng cánh tay
- Khi đến khuỷu, đi phía ngoài động mạch cánh tay
- Khi xuống bàn tay, đi phía sau mạc giữ gân gấp
- Ở bàn tay cho nhánh vận động lẫn cảm giác
Câu 51:
Các cơ sau đây được vận động bởi thần kinh trụ, ngoại trừ?
- Cơ duỗi cổ tay trụ
- Cơ gan tay ngắn
- Cơ dạng ngón út
- Cơ khép ngón cái
Câu 52:
Ở vùng cẳng tay trước, thần kinh trụ vận động cho cơ gấp cổ tay trụ và cơ nào?
- Cơ sấp vuông
- Cơ gan tay dài
- Nửa trong cơ gấp các ngón nông
- Nửa trong cơ gấp các ngón sâu
Câu 53:
Ở cẳng tay, thần kinh gian cốt sau là nhánh của thần kinh nào?
- Thần kinh giữa
- Thần kinh cơ bì
- Thần kinh trụ
- Thần kinh quay
Câu 54:
Ở cánh tay, thần kinh nào sau đây bắt chéo động mạch cánh tay từ ngoài vào trong?
- Thần kinh bì cánh tay trong
- Thần kinh bì cẳng tay trong
- Thần kinh giữa
- Thần kinh trụ
Câu 55:
Khi gãy thân xương cánh tay, thần kinh dễ bị tổn thương là gì?
- Thần kinh giữa
- Thần kinh nách
- Thần kinh trụ
- Thần kinh quay
Câu 56:
Ở vùng nách, khi mới hình thành, thần kinh giữa ở phía nào?
- Trong động mạch nách
- Ngoài động mạch nách
- Trong tĩnh mạch nách
- Sau tĩnh mạch nách
Câu 57:
Ở đoạn dưới cơ ngực bé, động mạch nách liên quan phía ngoài với thành phần nào?
- Thần kinh giữa
- Thần kinh trụ
- Thần kinh quay
- Thần kinh nách
Câu 58:
Cơ đen-ta được vận động bởi thần kinh nào?
- Thần kinh nách
- Thần kinh dưới vai
- Thần kinh ngực lưng
- Thần kinh trên vai
Câu 59:
Thần kinh nào sau đây tách từ bó ngoài đám rối cánh tay?
- Thần kinh nách
- Thần kinh cơ bì
- Thần kinh ngực lưng
- Thần kinh quay
Câu 60:
Thần kinh nào sau đây tách từ bó sau đám rối cánh tay?
- Thần kinh nách
- Thần kinh giữa
- Thần kinh bì cẳng tay sau
- Thần kinh bì cẳng tay trong
Câu 61:
Dây thần kinh lớn nhất cơ thể?
- Thần kinh ngồi
- Thần kinh lang thang
- Thần kinh quay
- Thần kinh mông dưới
Câu 62:
Thần kinh nào sau đây được tạo thành từ đám rối thần kinh thắt lưng?
- Thần kinh thẹn
- Thần kinh bì đùi sau
- Thần kinh bì đùi ngoài
- Thần kinh ngồi
Câu 63:
Thần kinh đùi được hình thành từ các nhánh trước của các dây thần kinh gai sống nào?
- Thắt lưng 1, thắt lưng 2, thắt lưng 3
- Thắt lưng 2, thắt lưng 3, thắt lưng 4
- Thắt lưng 3, thắt lưng 4, thắt lưng 5
- Thắt lưng 4, thắt lưng 5, cùng 1
Câu 64:
Thần kinh ngồi được hình thành từ các nhánh trước của các dây thần kinh gai sống nào?
- Thắt lưng 3, 4, 5 và cùng 1
- Thắt lưng 3, 4, 5 và cùng 1, 2
- Thắt lưng 4, 5, cùng 1, 2
- Thắt lưng 4, 5, cùng 1, 2, 3
Câu 65:
Trong trường hợp gãy cổ xương mác, thần kinh nào sau đây có khả năng tổn thương nhất?
- Thần kinh chày
- Thần kinh mác chung
- Thần kinh ngồi
- Thần kinh hiển
Câu 66:
Thần kinh não sau đây chỉ có chức năng cảm giác?
- Thần kinh cơ bì
- Thần kinh hiển
- Thần kinh trụ
- Thần kinh quay
Câu 67:
Ở bàn chân, cơ dạng ngón cái do thần kinh nào sau đây vận động?
- Thần kinh gan chân trong
- Nhánh sâu thần kinh gan chân ngoài
- Thần kinh mác nông
- Thần kinh mác sâu
Câu 68:
Các cơ sau đây được chi phối bởi thần kinh bịt, ngoại trừ?
- Cơ lược
- Cơ khép dài
- Cơ bịt ngoài
- Cơ thon
Câu 69:
Thần kinh gan chân ngoài vận động các cơ sau đây, ngoại trừ?
- Cơ vuông gan chân
- Cơ khép ngón cái
- Cơ gấp ngón út ngắn
- Cơ gấp các ngón ngắn
Câu 70:
Khi đến góc trên trám khoeo, thần kinh ngồi chia hai nhánh là thần kinh mác chung và thần kinh nào sau đây?
- Thần kinh mác sâu
- Thần kinh mác nông
- Thần kinh chày
- Thần kinh bắp chân
Câu 71:
Các cơ ở khoang trước vùng cẳng chân trước được vận động bởi thần kinh nào?
- Thần kinh mác sâu
- Thần kinh hiển
- Thần kinh mác nông
- Thần kinh bắp chân
Câu 72:
Mô tả thần kinh cảm giác ở cẳng chân và bàn chân, câu nào sau đây sai?
- Thần kinh mác nông chi phối cảm giác cho vùng cẳng chân trước và phần lớn mu chân
- Thần kinh mác sâu chi phối cảm giác cho vùng cẳng chân trước và kẽ ngón chân 1, 2
- Thần kinh hiển cũng tham gia chi phối cảm giác cho vùng cẳng chân trước
- Cảm giác vùng gan chân được chi phối bởi các nhánh của thần kinh chày
Câu 73:
Thần kinh ngồi vận động cho cơ nào sau đây?
- Cơ mông lớn
- Cơ căng mạc đùi
- Cơ hình lê
- Cơ bán gân
Câu 74:
Thần kinh đùi có đặc điểm nào sau đây?
- Thuộc đám rối thần kinh cùng
- Không có chức năng cảm giác
- Vận động cho các cơ khu trước vùng đùi trước
- Cho các nhánh xuyên ra sau để vận động cho các cơ vùng đùi sau
Câu 75:
Các cơ sau đây được vận động bởi thần kinh đùi, ngoại trừ?
- Cơ thẳng đùi
- Cơ nhị đầu đùi
- Cơ lược
- Cơ may
Câu 76:
Thần kinh hiển có các đặc điểm sau, ngoại trừ?
- Không có chức năng vận động
- Đi trong ống cơ khép
- Cho các nhánh cảm giác mặt trong cẳng chân
- Tận hết ở mu bàn chân bằng thần kinh bì mu chân trong
Câu 77:
Trong thoát vị lỗ bịt, bệnh nhân sẽ có cảm giác đau ở đầu?
- Vùng đùi trong
- Vùng đùi trước
- Vùng đùi sau
- Vùng mông
Câu 78:
Thần kinh bịt có các đặc điểm sau đây, ngoại trừ?
- Được hình thành từ các nhánh trước thần kinh thắt lưng 2, 3, 4
- Chia thành hai nhánh kẹp lấy cơ khép lớn
- Vận động cho các cơ khép ở đùi
- Chi phối cảm giác mặt trong đùi
Câu 79:
Thần kinh nào sau đây là thần kinh chính điều khiển động tác khép đùi?
- Thần kinh thẹn
- Thần kinh đùi
- Thần kinh hiển
- Thần kinh bịt
Câu 80:
Thần kinh ngồi có đặc điểm nào?
- Xuất phát từ đám rối thần kinh thắt lưng
- Ở vùng mông, thần kinh đi ra tại bờ dưới cơ hình lê
- Khi xuống đùi, thần kinh đi ở mặt ngoài đùi
- Chia thành thần kinh chày và thần kinh mác chung ở đỉnh dưới trám khoeo
Câu 81:
Thần kinh bịt vận động cho các cơ sau đây, ngoại trừ?
- Cơ khép lớn
- Cơ rộng trong
- Cơ thon
- Cơ khép ngắn
Câu 82:
Thần kinh mông trên có đặc điểm sau đây, ngoại trừ?
- Được tạo bởi thần kinh thắt lưng 4, thắt lưng 5, cùng 1
- Đi qua khuyết ngồi lớn
- Nằm sâu hơn động mạch mông trên
- Vận động cho cơ mông lớn
Câu 83:
Thần kinh bì đùi sau có các đặc điểm sau đây, ngoại trừ?
- Ở vùng mông xuất hiện ở bờ trên cơ hình lê
- Đi phía trong thần kinh ngồi
- Cho nhánh bì mông dưới
- Cho nhánh cảm giác cho cơ quan sinh dục ngoài
Câu 84:
Về thần kinh ngồi, điều nào sau đây sai?
- Hình thành từ các dây thần kinh thắt lưng 4, 5 và cùng 1, 2, 3
- Gồm hai thành phần: thần kinh chày và thần kinh mác chung
- Xuất hiện ở bờ dưới cơ hình lê
- Vận động cho các cơ vùng mông
Câu 85:
Thần kinh mông trên vận động cho cơ nào?
- Cơ căng mạc đùi, cơ mông lớn, cơ hình lê
- Cơ căng mạc đùi, cơ mông nhỡ, cơ mông bé
- Cơ mông nhỡ, cơ mông bé, cơ hình lê
- Cơ mông lớn, cơ mông nhỡ, cơ hình lê
Câu 86:
Thần kinh ngồi có các đặc điểm sau, ngoại trừ?
- Ở vùng mông, thường đi bên ngoài thần kinh bì đùi sau
- Đi phía trước cơ mông nhỡ và cơ mông bé
- Thường tách làm hai thành phần ở vùng khoeo
- Chi phối vận động lẫn cảm giác cho phần lớn chi dưới
Câu 87:
Phẫu tích vào ống cổ tay, chúng ta có thể tìm thấy thần kinh nào sau đây?
- Thần kinh cơ bì
- Thần kinh giữa
- Thần kinh bì cẳng tay trong
- Thần kinh quay
Câu 88:
Bệnh nhân bị tai nạn giao thông. Sau chấn thương, bệnh nhân gãy 1/3 giữa thân xương cánh tay. Thần kinh nào sau đây có khả năng tổn thương nhất?
- Thần kinh cơ bì
- Thần kinh giữa
- Thần kinh quay
- Thần kinh trụ
Câu 89:
Bệnh nhân không duỗi được cổ tay (bàn tay rũ) như hình bên dưới. Thần kinh nào sau đây có khả năng bị tổn thương trên bệnh nhân này?
- Thần kinh quay
- Thần kinh trụ
- Thần kinh giữa
- Thần kinh cơ bì
Câu 90:
Lỗ lớn xương chẩm có các cấu trúc sau đây đi qua, ngoại trừ?
- Hành não
- Động mạch đốt sống
- Thần kinh hạ thiệt
- Rễ gai của thần kinh phụ
Câu 91:
Thần kinh nào sau đây không đi qua khe ổ mắt trên?
- Thần kinh hàm trên
- Thần kinh vận nhãn
- Thần kinh ròng rọc
- Thần kinh vận nhãn ngoài
Câu 92:
Lỗ tĩnh mạch cảnh ở nền sọ có tĩnh mạch cảnh trong đi qua cùng với?
- Thần kinh VIII, thần kinh IX, thần kinh X
- Thần kinh IX, thần kinh X, thần kinh XI
- Thần kinh X, thần kinh XI, thần kinh XII
- Thần kinh VII, thần kinh X, thần kinh XI
Câu 93:
Thần kinh hàm dưới đi qua lỗ nào sau đây để ra khỏi hộp sọ?
- Lỗ bầu dục
- Lỗ gai
- Lỗ tròn
- Lỗ tai trong
Câu 94:
Dây thần kinh nào sau đây đi qua lỗ tròn ở nền sọ?
- Thần kinh hàm trên
- Thần kinh hàm dưới
- Thần kinh mắt
- Thần kinh thiệt hầu
Câu 95:
Dây thần kinh nào sau đây đi qua lỗ trâm chũm?
- Dây thần kinh sọ số VI
- Dây thần kinh sọ số VII
- Dây thần kinh sọ số IX
- Dây thần kinh sọ số X
Câu 96:
Dây thần kinh nào sau đây vận động cho cơ chân bướm trong và cơ chân bướm ngoài?
- Thần kinh hàm dưới
- Thần kinh mặt
- Thần kinh hạ thiệt
- Thần kinh phụ
Câu 97:
Cảm giác thân thể 2/3 trước lưỡi được chi phối bởi thần kinh nào sao đây?
- Thần kinh trung gian
- Thần kinh hạ thiệt
- Thần kinh lưỡi
- Thần kinh thiệt hầu
Câu 98:
Về liên quan giữa thần kinh lang thang và động mạch dưới đòn, câu nào sau đây đúng?
- Thần kinh đi phía trước đoạn trong cơ bậc thang của động mạch dưới đòn
- Thần kinh đi phía sau đoạn trong cơ bậc thang của động mạch dưới đòn
- Thần kinh đi phía trước đoạn ngoài cơ bậc thang của động mạch dưới đòn
- Thần kinh đi phía sau đoạn sau cơ bậc thang của động mạch dưới đòn
Câu 99:
Cơ nào sau đây được vận động bởi thần kinh mặt lẫn thần kinh hàm dưới?
- Cơ mút
- Cơ vai móng
- Cơ giáp móng
- Cơ hai thân
Câu 100:
Tổn thương thần kinh nào sau đây có thể gây liệt bụng sau cơ hai thân?
- Thần kinh phụ
- Thần kinh mặt
- Thần kinh sinh ba
- Thần kinh thiệt hầu
Câu 101:
Thành phần nào sau đây đi qua khe ổ mắt trên rồi đi qua vòng gân chung?
- Thần kinh trán
- Thần kinh lệ
- Thần kinh ròng rọc
- Thần kinh vận nhãn ngoài
Câu 102:
Cơ nâng mi trên được vận động bởi
- Thần kinh mắt
- Thần kinh vận nhãn
- Thần kinh ròng rọc
- Thần kinh vận nhãn ngoài
Câu 103:
Thần kinh sọ nào dưới đây không có các sợi thần kinh của hệ đối giao cảm mượn đường?
- Thần kinh V
- Thần kinh IX
- Thần kinh X
- Thần kinh VII
Câu 104:
Các dây thần kinh nào sau đây thoát ra ở rãnh hành cầu?
- V, VI, VII
- VII, VIII
- VI, VII, VIII
- VIII, IX, X
Câu 105:
Các cơ vận động nhãn cầu được chi phối bởi các dây thần kinh nào?
- III, IV, V
- III, IV, VI
- III, VII, IX
- II, III, IV
Câu 106:
Cảm giác xúc giác da vùng mi trên của mắt được chi phối bởi thần kinh nào?
- Thần kinh sọ số I
- Thần kinh sọ số IV
- Thần kinh sọ số V
- Thần kinh sọ số VI
Câu 107:
Các sợi đối giao cảm chi phối phản xạ ánh sáng đồng tử sẽ đi cùng thần kinh nào?
- Thần kinh mắt
- Thần kinh thị giác
- Thần kinh vận nhãn
- Thần kinh ròng rọc
Câu 108:
Thần kinh nào sau đây thuộc nhóm thần kinh vận động đơn thuần?
- Thần kinh hạ thiệt
- Thần kinh phụ
- Thần kinh thiệt hầu
- Thần kinh lang thang
Câu 109:
Về chức năng, nhóm thần kinh hỗn hợp gồm các dây thần kinh nào?
- II, IV, VI, VIII
- V, VII, X, XI
- V, VII, IX, X
- V, VII, IX, XI
Câu 110:
Về chức năng, nhóm thần kinh giác quan gồm các dây thần kinh nào?
- I, II, VIII
- I, VI, XI
- V, VII, X
- V, IX, XII
Câu 111:
Nói về các dây thần kinh sọ, chi tiết nào sau đây sai?
- Thần kinh đi ra (hoặc đi vào) hộp sọ qua các lỗ/khe ở nền sọ
- Nguyên ủy hư là nơi dây thần kinh xuất hiện ở bề mặt của não
- Nguyên ủy thật của các dây vận động là các nhân xám trung ương
- Các dây hỗn hợp có chức năng cảm giác, vận động và giao cảm
Câu 112:
Thần kinh khứu giác có đặc điểm nào sau đây?
- Có nguyên uỷ thật tại hành khứu
- Có nguyên ủy hư tại vùng khứu lớp niêm mạc mũi
- Thân tế bào có hai loại nhánh: sợi ngoại biên và sợi trung ương
- Các sợi trung ương đi xuyên qua thành xoang bướm để vào não
Câu 113:
Thần kinh nào sau đây đi ở thành ngoài xoang hang?
- Thần kinh III
- Thần kinh VII
- Thần kinh IX
- Thần kinh XI
Câu 114:
Tại xoang hang, thần kinh nào sau đây đi giữa thành ngoài xoang hang và động mạch cảnh trong?
- Thần kinh IV
- Thần kinh VI
- Thần kinh VIII
- Thần kinh X
Câu 115:
Thần kinh mặt đi vào xương thái dương qua?
- Lỗ tròn
- Lỗ bầu dục
- Lỗ gai
- Lỗ tai trong
Câu 116:
Thần kinh mặt ra khỏi hộp sọ qua?
- Lỗ tròn
- Lỗ bầu dục
- Lỗ tĩnh mạch cảnh
- Lỗ trâm chũm
Câu 117:
Thần kinh ròng rọc chi phối cho cơ nào sau đây?
- Cơ thẳng trên
- Cơ thẳng dưới
- Cơ chéo trên
- Cơ chéo dưới
Câu 118:
Thần kinh ròng rọc có đặc điểm nào sau đây?
- Có nguyên ủy thật là bờ của hãm màng tủy trên
- Vận động cho cơ chéo dưới
- Trên đường đi, chui vào thành ngoài xoang hang
- Chui qua khe ổ mắt trên rồi vào vòng gân chung
Câu 119:
Khi tổn thương thần kinh hàm dưới, vận động của cơ nào sau đây sẽ bị ảnh hưởng?
- Cơ thái dương
- Cơ hạ môi dưới
- Cơ hạ góc miệng
- Cơ gò má lớn
Câu 120:
Thần kinh nào sau đây đi qua lỗ tròn ở nền sọ?
- Thần kinh hàm trên
- Thần kinh đá lớn
- Thần kinh vận nhãn
- Thần kinh mặt
Câu 121:
Mô tả về thần kinh sinh ba, chi tiết nào sau đây sai?
- Nguyên ủy thật phần vận động là nhân vận động nằm ở cầu não
- Nguyên ủy hư ở mặt trước bên cầu não
- Cho ba nhánh: thần kinh trán, thần kinh hàm trên và thần kinh hàm dưới
- Các nhánh lần lượt chui qua khe ổ mắt trên, lỗ tròn, lỗ bầu dục ở nền sọ
Câu 122:
Khi khám bệnh, bác sĩ phát hiện bệnh nhân mất nếp nhăn trán một bên. Thần kinh nào sau đây có khả năng bị tổn thương trên bệnh nhân này?
- Thần kinh V
- Thần kinh VII
- Thần kinh IX
- Thần kinh XI
Câu 123:
Cảm giác da vùng cằm và môi dưới được chi phối bởi thần kinh nào?
- Thần kinh số V1
- Thần kinh số V2
- Thần kinh số V3
- Thần kinh số VII
Câu 124:
Dây thần kinh vận động các cơ ở lưỡi là thần kinh nào sau đây?
- Thần kinh lưỡi
- Thần kinh thiệt hầu
- Thần kinh hạ thiệt
- Thần kinh lang thang
Câu 125:
Nguyên ủy hư của thần kinh thiệt hầu là
- Rãnh trong cuống đại não
- Mặt trước bên cầu não
- Bắt chéo tháp
- Rãnh bên sau của hành não
Câu 126:
Cảm giác vị giác 2/3 trước của lưỡi được chi phối bởi thần kinh nào?
- Thần kinh lưỡi
- Thần kinh thiệt hầu
- Thần kinh hạ thiệt
- Thần kinh trung gian
Câu 127:
Nhân nào sau đây là nguyên ủy thật của các dây thần kinh IX, X, XI
- Nhân bó đơn độc
- Nhân hoài nghi
- Nhân gai
- Nhân nước bọt
Câu 128:
Cơ nhẫn giáp được chi phối bởi thần kinh nào sau đây?
- Nhánh ngoài thần kinh thanh quản trên
- Nhánh trong thần kinh thanh quản trên
- Thần kinh quặt ngược thanh quản
- Nhánh hầu của thần kinh lang thang
Câu 129:
Các thành phần của thần kinh sinh ba đi ra khỏi hộp sọ qua các lỗ (hoặc khe) nào sau đây?
- Khe ổ mắt trên, lỗ tròn và lỗ rách
- Khe ổ mắt trên, lỗ tròn và lỗ bầu dục
- Khe ổ mắt trên, lỗ bầu dục và lỗ gai
- Khe ổ mắt trên, lỗ bầu dục và lỗ rách
Câu 130:
Nguyên ủy hư của thần kinh thị giác là
- Thể gối ngoài và thể gối trong
- Lồi não trên và lồi não dưới
- Thể gối ngoài và lồi não trên
- Thể gối trong và lồi não trên
Câu 131:
Thần kinh nào sau đây có nguyên ủy hư tại rãnh hành cầu?
- Thần kinh vận nhãn (III)
- Thần kinh ròng rọc (IV)
- Thần kinh sinh ba (V)
- Thần kinh vận nhãn ngoài (VI)
Câu 132:
Thần kinh lưỡi là nhánh của thần kinh nào sau đây?
- Thần kinh mặt
- Thần kinh hàm dưới
- Thần kinh thiệt hầu
- Thần kinh hạ thiệt
Câu 133:
Nhánh thần kinh nào sau đây không phải là nhánh tận của thần kinh mặt?
- Nhánh má
- Nhánh gò má
- Nhánh tai thái dương
- Nhánh cổ
Câu 134:
Dây thần kinh nào sau đây có nguyên ủy thật vừa ở hành não vừa ở tủy cổ?
- Thần kinh thiệt hầu
- Thần kinh phụ
- Thần kinh lang thang
- Thần kinh hạ thiệt
Câu 135:
Đặc điểm nào sau đây đúng với thần kinh mắt?
- Đi qua khe ổ mắt trên ở sàn sọ
- Chi phối vận động cho cơ vòng mắt
- Chi phối cảm giác cho vùng môi trên
- Cho các nhánh tận là nhánh lều tiểu não
Câu 136:
Đặc điểm nào sau đây đúng với thần kinh hàm trên?
- Là nhánh nhỏ nhất của thần kinh sinh ba
- Đi qua lỗ tròn ở sàn sọ
- Chi phối cảm giác cho vùng môi dưới
- Cho nhánh tận là nhánh lều tiểu não
Câu 137:
Đặc điểm nào sau đây đúng với thần kinh hàm dưới?
- Là thần kinh hỗn hợp
- Đi qua lỗ tròn ở nền sọ
- Chi phối cảm giác cho vùng mi mắt
- Cho nhánh thần kinh ống chân bướm
Câu 138:
Thần kinh nào sau đây cho nhánh màng não quặt ngược qua lỗ gai để vào hố sọ giữa?
- Thần kinh dưới ổ mắt
- Thần kinh mũi mi
- Thần kinh ống chân bướm
- Thần kinh hàm dưới
Câu 139:
Cơ chân bướm ngoài được vận động bởi thần kinh nào sau đây?
- Thần kinh cằm
- Thần kinh hàm dưới
- Thần kinh lang thang
- Thần kinh má
Câu 140:
Mô tả về thần kinh mặt, chi tiết nào sau đây sai?
- Vận động các cơ bám da mặt
- Nguyên ủy hư là rãnh bên sau hành não
- Cho nhánh thần kinh cơ bàn đạp
- Chi phối cảm giác 2/3 trước lưỡi
Câu 141:
Mô tả về thần kinh thanh quản quặt ngược, chi tiết nào sau đây sai?
- Đi trong rãnh khí quản - thực quản
- Đến thanh quản, đổi tên thành thần kinh thanh quản dưới
- Bên phải, thần kinh quặt ngược dưới cung động mạch chủ
- Vừa có chức năng vận động vừa có chức năng cảm giác
Câu 142:
Các thành phần sau đây đi qua lỗ tĩnh mạch cảnh, ngoại trừ?
- Thần kinh lang thang
- Thần kinh phụ
- Thần kinh thiệt hầu
- Thần kinh hạ thiệt
Câu 143:
Mô tả về thần kinh lang thang, chi tiết nào sau đây sai?
- Trong bao cảnh, đi phía sau động mạch và tĩnh mạch
- Cho nhánh màng não
- Cho nhánh vận động các cơ nhai
- Là dây thần kinh sọ duy nhất đi ra khỏi vùng cổ và đến các tạng ở ngực, bụng
Câu 144:
Khám bệnh nhân ghi nhận yếu cơ ức đòn chũm và cơ thang, có thể nghĩ thần kinh sọ nào sau đây bị tổn thương?
- Thần kinh VI
- Thần kinh X
- Thần kinh IX
- Thần kinh XI
Câu 145:
Thần kinh vận động cho cơ vòng miệng là
- Thần kinh hàm trên
- Thần kinh hàm dưới
- Thần kinh mặt
- Thần kinh thiệt hầu
Câu 146:
Cảm giác da vùng gò má do thần kinh nào sau đây chi phối?
- Thần kinh mặt
- Thần kinh hàm trên
- Thần kinh lang thang
- Thần kinh hàm dưới
Câu 147:
Thần kinh sọ số IX tên là gì?
- Thần kinh thiệt hầu
- Thần kinh lang thang
- Thần kinh tiền đình ốc tai
- Thần kinh hạ thiệt
Câu 148:
Thần kinh sinh ba cho ba nhánh. Nhánh V1 của thần kinh sinh ba có tên là gì?
- Thần kinh trán
- Thần kinh mắt
- Thần kinh huyệt răng trên
- Thần kinh hàm dưới
Câu 149:
Tổn thương thần kinh nào sau đây có thể gây liệt bụng trước cơ hai thân?
- Thần kinh thiệt hầu
- Thần kinh mặt
- Thần kinh sinh ba
- Thần kinh phụ
Câu 150:
Bệnh nhân nhập viện vì đỏ mắt trái. Bác sĩ khám thầy có dấu hiệu cương tụ kết mạc mắt trái, sụp mi trái, giãn đồng từ trái, dị cảm vùng trán trái, liệt các dây thần kinh vận động nhãn cầu. Tổn thương có thể nằm ở vị trí nào sau đây?
- Xoang ngang
- Xoang thẳng
- Xoang xích ma
- Xoang hang
Câu 151:
Thần kinh nào sau đây là nhánh vận động của đám rối thần kinh cổ?
- Thần kinh hoành
- Thần kinh tai lớn
- Thần kinh chẩm nhỏ
- Thần kinh trên đòn
Câu 152:
Là dây thần kinh hỗn hợp, có chức năng vận động cơ thái dương
- Thần kinh sọ số III
- Thần kinh sọ số V
- Thần kinh sọ số VII
- Thần kinh sọ số XI
Câu 153:
Là dây thần kinh có đoạn đi trong phần đá xương thái dương
- Thần kinh sọ số III
- Thần kinh sọ số V
- Thần kinh sọ số VII
- Thần kinh sọ số XI
Câu 154:
Là dây thần kinh vận động đơn thuần, vận động cơ ức đòn chũm
- Thần kinh sọ số III
- Thần kinh sọ số V
- Thần kinh sọ số VII
- Thần kinh sọ số XI
Câu 155:
Là dây thần kinh hỗn hợp, đi qua lỗ tĩnh mạch cảnh ở nền sọ
- Thần kinh sọ số III
- Thần kinh sọ số V
- Thần kinh sọ số VII
- Thần kinh sọ số XI
Câu 156:
Là dây thần kinh vận động hầu hết các cơ nhãn cầu
- Thần kinh sọ số III
- Thần kinh sọ số V
- Thần kinh sọ số VII
- Thần kinh sọ số XI
Câu 157:
Vị trí số (1) là
- Thần kinh IV
- Thần kinh VI
- Thần kinh VIII
- Thần kinh X