Câu 1:
Mô tả về màng phổi tạng, chi tiết nào sau đây sai?
- Dính chặt vào nhu mô phổi
- Lách vào các khe gian thùy
- Không liên tục với màng phổi thành
- Tham gia tạo thành dây chằng phối
Câu 2:
Đặc điểm nào sau đây của màng phổi và ổ màng phổi là đúng?
- Áp suất trong ổ màng phổi nhỏ hơn áp suất khí trời
- Ổ màng phổi chứa nhiều dịch giúp nuôi dưỡng màng phổi
- C Màng phổi thành lách vào khe gian thùy phổi
- Giới hạn dưới của phổi cũng là giới hạn dưới của màng phổi
Câu 3:
Mô là về hình thể ngoài của phổi, chi tiết nào sau đây sai?
- Gồm một đỉnh, một đáy, hai mặt và hai bờ
- Phổi phải có khe chếch và khe ngang
- Mặt trong phổi bên phải có rãnh động mạch chủ ngực
- Đáy phổi liên quan với cơ hoành
Câu 4:
Ở đường cạnh cột sống, bờ dưới phổi và màng phổi lần lượt ở ngang mức các xương sườn
- 6 và 8
- 7 và 9
- 8 và 10
- 10 và 12
Câu 5:
Câu nào sau đây mô tả đúng về liên quan giữa động mạch phổi và phế quản chính bên trái?
- Động mạch phổi ở trên phế quản chính
- Động mạch phổi ở dưới phế quản chính
- Động mạch phổi ở trước phế quản chính
- Động mạch phổi ở sau phế quản chính
Câu 6:
Câu nào sau đây mô tả đúng về liên quan giữa động mạch phổi và phế quản chính ở bên phải?
- Động mạch phổi ở trên phế quản chính
- Động mạch phổi ở dưới phế quản chính
- Động mạch phổi ở trước phế quản chính
- Động mạch phổi ở sau phế quản chính
Câu 7:
Chi tiết nào sau đây không có mặt trong phổi trái?
- Rãnh động mạch dưới đòn
- Rãnh động mạch chủ ngực
- Rãnh tĩnh mạch đơn
- Rãnh thực quản
Câu 8:
Chi tiết nào sau đây không có ở mặt trong phổi phải?
- Rãnh động mạch dưới đòn
- Rãnh thực quản
- Rãnh tĩnh mạch tay đầu
- Rãnh động mạch chủ ngực
Câu 9:
Trước khi vào rốn phổi, động mạch phổi bên phải đi
- Phía trước tĩnh mạch chủ trên
- Phía sau tĩnh mạch chủ trên
- Phía trên tĩnh mạch chủ trên
- Phía dưới tĩnh mạch chủ trên
Câu 10:
Động mạch phế quản trái thường xuất phát từ động mạch nào?
- Động mạch gian sườn sau bên trái
- Động mạch phổi trái
- Động mạch chủ ngực
- Động mạch màng ngoài tim hoành
Câu 11:
Thân động mạch phổi chia thành động mạch phổi phải và động mạch phổi trái ở vị trí ngang với vị trí nào?
- Góc ức
- Nền xương ức
- Bờ trên xương đòn trái
- Bờ trên xương sườn 1
Câu 12:
Bờ trước của phổi là ranh giới giữa các cấu trúc nào?
- Mặt trước và mặt trong
- Đáy phổi và màng phổi
- Rãnh động mạch chủ và rãnh tĩnh mạch chủ
- Thùy trên và thùy dưới
Câu 13:
Tĩnh mạch phế quản bên phải thường đổ về tĩnh mạch nào?
- Tĩnh mạch ngực trong
- Tĩnh mạch đơn
- Tĩnh mạch bán đơn
- Tĩnh mạch gian sườn
Câu 14:
Cơ nào sau đây không tham gia vào động tác thở ra gắng sức?
- Cơ hoành
- Các chéo bụng trong
- Cơ thẳng bụng
- Cơ ức đòn chũm
Câu 15:
Cơ nào sau đây không tham gia vào động tác hít vào gắng sức?
- Cơ chéo bụng ngoài
- Cơ ức đòn chũm
- Các cơ gian sườn
- Cơ ngực lớn
Câu 16:
Cơ nào sau dây không hoạt động góp phần tham gia vào động tác hít vào gắng sức?
- Cơ ức đòn chũm
- Cơ chéo bụng trong
- Các cơ gian sườn
- Cơ ngực lớn
Câu 17:
Cơ nào sau đây có tác dụng làm tăng đường kính ngang của lồng ngực?
- Cơ hoành
- Cơ ngực lớn
- Cơ ngực bé
- Cơ gian sườn ngoài
Câu 18:
Cơ hoành là giới hạn dưới của lồng ngực đồng thời ngăn cách lồng ngực với ổ bụng. Đi xuyên qua cơ hoành có các thành phần sau, ngoại trừ?
- Động mạch chủ
- Tĩnh mạch chủ dưới
- Thần kinh lang thang
- Chuỗi hạch giao cảm ngực
Câu 19:
Cơ nào sau đây đóng vai trò quan trọng nhất trong cả quá trình hô hấp bình thường và hô hấp gắng sức?
- Cơ ngực lớn
- Cơ thẳng bụng
- Cơ hoành
- Cơ ức đòn chũm
Câu 20:
Các hiện tượng sau đây xảy ra ở đầu thì hít vào, ngoại trừ?
- Cơ hoành bắt đầu giãn nghi
- Áp suất khoang ngực giảm xuống
- Áp suất khoang bụng căng lên
- Thể tích khoang bụng giảm xuống
Câu 21:
Cơ nào sau đây có tác dụng hỗ trợ động tác thở ra?
- Cơ ức đòn chũm
- Cơ gian sườn ngoài
- Cơ ngực bé
- Cơ thẳng bụng
Câu 22:
Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi cơ hoành co?
- Vòm hoành nhô cao
- Áp suất khoang ngực tăng
- Áp suất khoang bụng giảm
- Thể tích khoang ngực tăng
Câu 23:
Cơ nào sau đây có tác dụng làm tăng áp suất khoang ngực ở thì thở ra?
- Cơ ức đòn chũm
- Cơ hoành
- Cơ thẳng bụng
- Cơ gian sườn ngoài
Câu 24:
Đường hô hấp trên gồm thành phần nào?
- Mũi và hầu
- Mũi, hầu và thanh quản
- Mũi, hầu, thanh quản và khí quản
- Mũi, hầu, thanh quản và khí quản gốc
Câu 25:
Một bệnh nhân đến khám vì bị khàn tiếng, nếu nghi ngờ bệnh ở đường hô hấp thì cơ quan nào sau đây nghĩ đến nhiều nhất?
- Hầu
- Phế quản
- Khí quản
- Thanh quản
Câu 26:
Xương nào sau đây góp phần tạo nên vách mũi?
- Xương bướm
- Xương khẩu cái
- Xương lá mía
- Xương hàm trên
Câu 27:
Phần trên của vách mũi được tạo bởi xương nào sau đây?
- Xương sàng
- Xương bướm
- Xương khẩu cái
- Xương hàm trên
Câu 28:
Thành trong ổ mũi được tạo bởi các thành phần sau đây, ngoại trừ?
- Sụn vách mũi
- Sụn cánh mũi lớn
- Xương khẩu cái
- Xương lá mía
Câu 29:
Xương xoăn mũi dưới
- Là phần thấp nhất của xương sàng
- Tạo nên phần dưới của vách mũi
- Góp phần tạo nên thành ngoài ổ mũi
- Tạo nên ngách mũi giữa với thành ngoài ổ mũi
Câu 30:
Các xương sau đây có xoang đổ vào ổ mũi ngoại trừ?
- Xương thái dương
- Xương bướm
- Xương sàng
- Xương hàm trên
Câu 31:
Xương nào sau đây không có xoang?
- Xương trán
- Xương mũi
- Xương khẩu cái
- Xương hàm trên
Câu 32:
Ngách mũi trên có lỗ đổ của
- Xoang trán, xoang bướm
- Xoang bướm, xoang sàng sau
- Xoang sàng sau, xoang hàm
- Xoang bướm, xoang hàm
Câu 33:
Vách mũi được tạo bởi
- Xương lá mía, xương sàng, sụn vách mũi, sụn cánh mũi lớn
- Xương khẩu cái, xương bướm, sụn vách mũi, sụn cánh mũi nhỏ
- Mành trong móm chân bướm, xương sàng, sụn vách mũi
- Mành ngoài mỏm chân bướm, xương sàng, sụn vách mũi, sụn cánh mũi lớn
Câu 34:
Ngách mũi giữa có lỗ đổ của xoang sàng trước và
- Xoang hàm trên, xoang trán
- Xoang bướm, xoang sàng sau
- Xoang sàng giữa, xoang sàng sau
- Xoang bướm, xoang hàm trên
Câu 35:
Các phát biểu sau về ổ mũi là đúng, ngoại trừ?
- Các xương xoăn mũi ở thành ngoài của ổ mũi
- Xương sàng góp phần tạo nên trần, thành trong, thành ngoài ổ mũi
- Phần trước nền ổ mũi được tạo bởi xương khẩu cái
- Một phần thành trên được tạo nên bởi xương lá mía
Câu 36:
Điểm mạch (nơi thường hay chảy máu mũi ở một số bệnh nhi) ở vách mũi là nhánh của động mạch nào sau đây?
- Nhánh vách của động mạch sàng trước
- Động mạch bướm khẩu cái
- Nhánh bên của động mạch sàng trước
- Động mạch khẩu cái lớn
Câu 37:
Điểm mạch (nơi thường hay chảy máu mũi ở một số bệnh nhi) là nhánh của động mạch bướm khẩu cái và nằm ở
- Thành ngoài ổ mũi
- Quanh lỗ mũi sau
- Vách mũi
- Trần ổ mũi
Câu 38:
Điểm mạch (nơi thường hay chảy máu mũi ở một số bệnh nhi) là nhánh nào của động mạch bướm khẩu cái?
- Nhánh ngoài trước
- Nhánh ngoài sau
- Nhánh vách mũi trước
- Nhánh vách mũi sau
Câu 39:
Xoang nào sau đây đổ vào ngách mũi trên ở thành ngoài của ổ mũi?
- Xoang trán
- Xoang sàng trước
- Xoang hàm trên
- Xoang bướm
Câu 40:
Xoang cạnh mũi nào sau đây có lỗ đổ vào ngách mũi trên?
- Xoang trán
- Xoang chũm
- Xoang hàm
- Xoang sàng sau
Câu 41:
Xoang nào sau đây không đổ vào ngách mũi giữa?
- Xoang trán
- Xoang sàng trước
- Xoang hàm
- Xoang bướm
Câu 42:
Khí quản chia thành hai phế quản chính trái và phải ở ngang đốt sống nào?
- Đốt sống cổ 6 - cổ 7
- Đốt sống ngực 4 - ngực 5
- Đốt sống ngực 8 - ngực 9
- Đốt sống ngực 10 - ngực 11
Câu 43:
(I): Khi viêm xoang hàm trên có thể thấy dịch chảy vào ổ mũi vì: (II): Lỗ xoang hàm trên thông với ngách mũi giữa
- Nếu (I) đúng, (II) đúng, (I) và (II) có liên quan nhân quả:
- Nếu (I) đúng, (II) đúng, (I) và (II) không có liên quan nhân quả;
- Nếu (I) đúng, (II) sai
- Nếu (I) sai, (II) đúng
Câu 44:
Hố hạnh nhân là một hố nằm giữa hai nếp của khẩu cái mềm trong ổ miệng chính, nếp phía trước là
- Lưỡi gà khẩu cái
- Cung khẩu cái- hầu
- Cung khẩu cái - lưỡi
- Nếp khẩu cái-hầu
Câu 45:
Tuyến hạnh nhân khẩu cái nằm trong hố hạnh nhân, hố hạnh nhân nằm ở vị trí nào?
- Ngay sau eo họng
- Ngay trước eo họng
- Cạnh lỗ hầu vòi tai
- Trong khẩu cái mềm
Câu 46:
Khi mô tả về hầu, câu nào sau đây sai?
- Tỵ hầu nằm ngay phía sau lỗ mũi sau và phía trên khẩu cái mềm
- Khẩu hầu nằm phía sau ổ miệng, phía trên thanh hầu
- Thanh hầu ngay phía sau thanh quản, là cửa ngõ đi vào thực quản
- D .Khoang sau mở vào lồng ngực qua trung thất sau
Câu 47:
Về ngách hình lê, mô tả nào sau đây đúng?
- Nằm vùng tiền đỉnh thanh quản, cạnh dây thanh âm
- Giới hạn bên ngoài là sụn giáp và màng giáp móng
- Giới hạn bên trong là nếp phễu nắp, sụn giáp và sụn phễu
- Là ổ dưới thanh môn, bên cạnh khe tiền đình
Câu 48:
Thành phần nào sau đây đi qua khe giữa cơ khít hầu dưới và cơ khít hầu giữa?
- Động mạch giáp dưới
- Động mạch thanh quản dưới
- Thần kinh thanh quản dưới
- Nhánh trong thần kinh thanh quản trên
Câu 49:
Khi mô tả về khoang sau hầu, điểm nào sau đây sai?
- Là khoang đóng kín phía trên bởi nền sọ
- Là khoang mở thông vào bên dưới qua trung thất trên
- Có thành trước là lá trước cột sống của mạc cổ
- Mạc má hầu tham gia tạo nên khoang sau hầu
Câu 50:
Về hầu, mô tả nào sau đây sai?
- Các cơ hầu thuộc loại cơ vân
- Phía sau hầu có khoang sau hầu mở vào trung thất
- Phần khẩu hầu có lỗ hầu vòi tai thông với hòm nhĩ
- Chỗ nối với thực quản là chỗ hẹp nhất của hầu
Câu 51:
Cơ nào sau đây là cơ có nhiệm vụ mở thanh môn?
- Cơ nhẫn phễu sau
- Cơ giáp phễu
- Cơ phễu ngang
- Cơ nhẫn giáp
Câu 52:
Cơ nào sau đây có nhiệm vụ đóng thanh môn?
- Cơ nhẫn phễu bên
- Cơ giáp phễu
- Cơ phễu chéo
- Cơ giáp nhẫn
Câu 53:
Tổn thương đoạn tủy cổ nào sau đây có thể gây liệt cơ hoành?
- Tủy cổ 5
- Tuỷ cổ 6
- Tủy cổ 7
- Tủy cổ 8
Câu 54:
Cơ nhẫn phễu bên được chi phối bởi thần kinh nào sau đây?
- Thần kinh hoành
- Thần kinh thanh quản trên
- Thần kinh thiệt hầu
- Thần kinh thanh quản dưới
Câu 55:
Về khí quản, câu nào sau đây sai?
- Được tạo bởi các vòng sụn hình chữ C
- Đi từ cổ vào trung thất trên
- Ở ngực, đi phía trước cung động mạch chủ
- Chia thành hai phế quản ở khoảng gian đốt sống ngực 4 - ngực 5
Câu 56:
Nhu mô phổi được cấp máu bởi động mạch nào sau đây?
- Động mạch phổi
- Động mạch phế quản
- Động mạch cảnh trong
- Động mạch dưới đòn
Câu 57:
Ở đường nách giữa, bờ dưới phổi và màng phổi lần lượt ở ngang mức các xương sườn nào?
- 6 và 8
- 7 và 9
- 8 và 10
- 9 và 11
Câu 58:
So với lồng ngực, đỉnh phổi nằm ở vị trí nào sau đây?
- Ở ngang với mặt dưới xương đòn
- Ở phía trên xương đòn khoảng 3cm
- Ở phía trên xương sườn 1 khoảng 3cm
- Ở phía dưới xương sườn 1
Câu 59:
Thông thường, thùy giữa phổi phải có bao nhiêu phân thùy?
- 1 phân thùy
- 2 phân thùy
- 3 phân thùy
- 4 phân thùy
Câu 60:
Về mô tả phổi, câu nào sau đây sai?
- Phổi phải có ba thùy, phổi trái có 2 thùy
- Rốn phổi nằm ở nằm trong của phổi
- Đỉnh phổi nằm ngay phía dưới xương đòn
- Đáy phổi lõm và liên quan mặt trên cơ hoành
Câu 61:
Thành phần nào sau đây không đi qua rốn phổi?
- Phế quản chính
- Tĩnh mạch phổi
- Dây chằng phổi
- Động mạch phế quản
Câu 62:
Thùy dưới phổi phải thường có mấy phân thùy?
- Hai phân thùy
- Ba phân thùy
- Bốn phân thùy
- Sáu phân thùy
Câu 63:
Thông thường, thùy dưới phổi trái có mấy phân thùy?
- Hai phân thủy
- Ba phân thùy
- Bốn phân thùy
- Sáu phân thùy
Câu 64:
Chọn câu đúng:
- Động mạch phế quản xuất phát từ động mạch dưới đòn
- Tĩnh mạch phế quản đổ vào tĩnh mạch dưới đòn
- Dây chằng phổi tạo bởi hai lá màng phổi sát vào nhau
- Phế quản chính bên phải dài hơn phế quản chính bên trái
Câu 65:
Mô tả về màng phổi thành, chi tiết nào sau đây đúng
- Lách vào các khe gian thùy
- Dính chặt vào nhu mô phổi
- Đỉnh màng phổi luôn thấp hơn xương sườn 1
- Ngách sườn hoành tương ứng mức xương sườn 10 ở đường nách giữa