Danh sách câu hỏi
Câu 1: Các cơ sau đây thuộc vùng cẳng tay, ngoại trừ?
  • Cơ sấp vuông
  • Cơ duỗi các ngón
  • Cơ gan tay dài
  • Cơ khép ngón cái
Câu 2: Cơ nào sau đây nằm ở lớp sâu vùng cẳng tay sau?
  • Cơ gấp cổ tay quay
  • Cơ dạng ngón cái dài
  • Cơ duỗi cổ tay quay dài
  • Cơ duỗi các ngón
Câu 3: Ở vùng cẳng tay trước có tám cơ xếp thành ba lớp, cơ nào sau đây thuộc lớp giữa?
  • Cơ gấp các ngón nông
  • Cơ gấp ngón cái dài
  • Cơ gấp cổ tay trụ
  • Cơ gấp cổ tay quay
Câu 4: Cơ nào sau đây được vận động bởi thần kinh quay?
  • Cơ sấp tròn
  • Cơ sấp vuông
  • Cơ gan tay dài
  • Cơ ngừa
Câu 5: Lồi củ quay là nơi bám của
  • Gân cơ nhị đầu cánh tay
  • Gân cơ tam đầu cánh tay
  • Gân cơ cánh tay
  • Gân cơ cánh tay quay
Câu 6: Trong trường hợp đứt gân gấp các ngón sâu ở bàn tay, động tác nào sau đây có thể không thực hiện được?
  • Gấp đốt gần ngón tay
  • Gấp đốt giữa ngón tay
  • Gấp đốt xa ngón tay
  • Gấp cổ tay
Câu 7: Chi tiết nào sau đây giúp ta xác định hướng trước - sau của xương hông nhanh nhất?
  • Đường cung
  • Ổ cối
  • Khuyết ngồi lớn
  • Rãnh bịt
Câu 8: Ở người trưởng thành, điểm cao nhất của mào chậu tương ứng với?
  • Đốt sống thắt lưng 2
  • Đốt sống thắt lưng 3
  • Đốt sống thắt lưng 4
  • Đốt sống thắt lưng 5
Câu 9: Ở xương hông, cấu trúc nào sau đây có sự tham gia của cả xương chậu, xương mu và xương ngồi?
  • Mào chậu
  • Ổ cối
  • C . Khuyết ngồi lớn
  • Đường cung
Câu 10: Chi tiết nào sau đây ở mặt ngoài phần cánh xương chậu?
  • Mào chậu
  • Đường cung
  • Diện nhĩ
  • Ba đường mông
Câu 11: Chi tiết nào sau đây tạo nên giới hạn trên của tiểu khung?
  • Ụ nhô xương cùng và đường cung xương chậu
  • Đỉnh của hai ụ ngồi xương ngồi
  • Bờ trên khớp mu
  • Đỉnh của hai gai xương ngồi
Câu 12: Ở hai bên, eo chậu dưới được giới hạn bởi cấu trúc nào sau đây?
  • Gai ngồi
  • Ụ ngồi
  • Khuyết ổ cối
  • Đường cung
Câu 13: Chi tiết nào sau đây không có ở bờ sau xương hông?
  • Khuyết ngồi lớn
  • Gai chậu sau trên
  • Mào chậu
  • Gai ngồi
Câu 14: Để định hướng trong - ngoài của xương hông nhanh và chính xác nhất, ta dựa vào
  • Lỗ bịt
  • Ổ cối
  • Ụ ngồi
  • Mào chậu
Câu 15: Chi tiết nào sau đây ở mặt trong xương hông?
  • Đường cung
  • Diện nguyệt
  • C . Hồ ổ cối
  • Ổ cối
Câu 16: Diện nguyệt là một chi tiết trên xương nào?
  • Xương hông
  • Xương vai
  • Xương đùi
  • Xương bánh chè
Câu 17: Eo chậu trên là mặt phẳng đi qua mỏm nhô xương cùng, mào lược xương mu và bộ phận nào?
  • Đường mông trên
  • Rãnh bịt
  • Gai ngồi
  • Đường cung
Câu 18: Gai chậu trước trên của xương chậu tương ứng với đốt sống nào?
  • Thắt lưng 2
  • Thắt lưng 3
  • Cùng 1
  • Cùng 2
Câu 19: Gai chậu sau trên của xương chậu tương ứng với đốt sống nào?
  • Thắt lưng 5
  • Cùng 1
  • Cùng 2
  • Cùng 3
Câu 20: Các thành phần sau đây ở bờ sau xương chậu, ngoại trừ?
  • Gò chậu mu
  • Khuyết ngồi bé
  • Gai ngồi
  • Gai chậu sau dưới
Câu 21: Xương hông có các đặc điểm sau đây, ngoại trừ?
  • Về hình dạng, được xếp vào nhóm xương dẹt
  • Cấu tạo chủ yếu bởi mô xương xốp
  • Có ý nghĩa quan trọng về sản khoa
  • Khớp với cột sống thắt lưng tạo nên khung chậu
Câu 22: Mạc nông ở vùng mông bọc lấy cơ nào sau đây?
  • Cơ mông lớn
  • Cơ mông nhờ
  • Cơ hình lê
  • Cơ bịt trong
Câu 23: Khi phẫu tích vào vùng mông người ta thấy bó mạch và thần kinh ở đây chia thành hai nhóm khá rõ ràng do vị trí của chúng so với cơ nào?
  • Cơ bịt trong
  • Cơ hình lê
  • Cơ mông nhỡ
  • Hai cơ sinh đôi
Câu 24: Về nguyên ủy-bám tận, cơ nào sau đây thuộc nhóm cơ ụ ngồi-xương mu-mấu chuyển?
  • Cơ mông nhỡ
  • Cơ vuông đùi
  • Cơ căng mạc đùi
  • Cơ hình lê
Câu 25: Các cơ sau đây bám vào mấu chuyển lớn xương đùi, ngoại trừ:
  • Cơ mông lớn
  • Cơ mông nhờ
  • Cơ mông bé
  • Cơ bịt trong
Câu 26: Ở vùng mông, lớp nông gồm cơ mông lớn và cơ gì?
  • Cơ bịt ngoài
  • Cơ mông nhờ
  • Cơ căng mạc đùi
  • Cơ vuông đùi
Câu 27: Cơ nào sau đây thuộc nhóm cơ chậu-mấu chuyển?
  • Cơ hình lê
  • Cơ sinh đôi
  • Cơ vuông đùi
  • Cơ bịt ngoài
Câu 28: Cơ nào sau đây bám vào hố mấu chuyển xương đùi?
  • Cơ bịt trong
  • Cơ vuông đùi
  • Cơ khép ngắn
  • Cơ lược
Câu 29: Cơ nào sau đây nằm trong hai lá của mạc nông ở vùng mông?
  • Cơ bịt ngoài
  • Cơ căng mạc đùi
  • Cơ sinh đôi trên
  • Cơ vuông đùi
Câu 30: Cơ nào sau đây vận động bởi thần kinh mông dưới?
  • Cơ hình lê
  • Cơ mông nhỡ
  • Cơ mông lớn
  • Cơ bịt ngoài
Câu 31: Cơ nào sau đây thuộc nhóm cơ làm chức năng duỗi, dạng và xoay đùi?
  • Cơ mông lớn
  • Cơ vuông đùi
  • Cơ căng mạc đùi
  • Cơ cơ bịt trong
Câu 32: Vùng mông được cấp máu bởi động mạch mông trên và động mạch mông dưới, hai động mạch này đều là nhánh của động mạch nào?
  • Động mạch đùi sâu
  • Động mạch chậu ngoai
  • Động mạch chậu trong
  • Động mạch mũ chậu nông
Câu 33: Mạch máu và thần kinh vùng mông xuất phát từ trong chậu hông, để đi ra vùng mông, chúng phải đi qua đâu?
  • Các lỗ cùng sau
  • Khuyết ngồi lớn
  • Khuyết ngồi bé
  • Lỗ bịt
Câu 34: Khi phẫu tích vùng mông, ta xác định được thần kinh mông trên lại bờ trên cơ hình lê, từ đó ta có thể tìm động mạch mông trên ở đâu?
  • Phía sau thần kinh
  • Phía trước thần kinh
  • Phía trong thần kinh
  • Phía ngoài thần kinh
Câu 35: Để xác định hướng trước - sau của xương đùi nhanh và chính xác nhất, ta dựa vào?
  • Cổ xương đùi
  • Chỏm đùi
  • Mấu chuyển bé
  • Đường ráp
Câu 36: Ở xương đùi, chi tiết nào sau đây có thể sờ và nhận biết được dưới da?
  • Đường ráp
  • Mấu chuyển lớn
  • Mào gian mấu
  • Diện khoeo
Câu 37: Để xác định hướng trong - ngoài của xương đùi nhanh và chính xác nhất, ta dựa vào
  • Chỏm đùi
  • Đường gian mấu
  • Đường ráp
  • Mào gian mấu
Câu 38: Điểm yếu nhất của xương đùi nằm ở
  • Cổ xương đùi
  • Đường lược
  • Đường gian mấu
  • Mào gian mấu
Câu 39: Chi tiết nào sau đây ở đầu dưới xương đùi?
  • Đường ráp
  • Cổ xương đùi
  • Đường gian mấu
  • Hố gian lồi cầu
Câu 40: Diện bánh chè nằm ở đâu?
  • Mặt trước đầu dưới xương đùi
  • Mặt trước xương bánh chè
  • Mặt sau xương bánh chè
  • Mặt trên đầu trên xương chày
Câu 41: Cổ xương đùi có các đặc điểm sau đây, ngoại trừ
  • Không thẳng trục với thân xương đùi
  • Phía thân xương rộng hơn phía chỏm đùi
  • Toàn bộ nằm trong bao khớp
  • Là vị trí yếu nhất của xương đùi
Câu 42: Đầu trên xương đùi được cấp máu chủ yếu bởi động mạch mũ đùi ngoài và động mạch mũ đùi trong. Các động mạch này là nhánh của động mạch gì?
  • Động mạch đùi
  • Động mạch đùi sâu
  • Động mạch bịt
  • Động mạch mông trên
Câu 43: Diện khoeo là một mặt phẳng có hình tam giác ở đâu?
  • Mặt sau phần dưới thân xương đùi
  • Mặt trước đầu dưới xương đùi
  • Giữa hai lồi cầu xương đùi
  • Ở mặt ngoài mấu chuyển lớn xương đùi
Câu 44: Đường ráp xương đùi là có đặc điểm nào sau đây?
  • Đường nối giữa hai mấu chuyển
  • Nơi bám của cơ lược
  • Đường giới hạn ngoài của diện khoeo
  • Bờ sau thân xương đùi
Câu 45: Gân cơ khép lớn bám vào củ cơ khép. Củ cơ khép nằm ở đâu?
  • Ở phía trong lồi cầu trong xương đùi
  • Ở phía ngoài lồi cầu trong xương đùi
  • Ở phía trong lồi cầu ngoài xương đùi
  • Ở phía ngoài lồi cầu ngoài xương đùi
Câu 46: Lồi củ mông nằm ở đâu?
  • Mặt ngoài xương chậu
  • Mặt trong xương chậu
  • Bờ sau xương chậu
  • Đầu trên xương đùi
Câu 47: Ở khớp hông, dây chằng nào sau đây nằm trong bao khớp?
  • Dây chằng vòng
  • Dây chằng chỏm đùi
  • Dây chằng mu đùi
  • Dây chằng ngồi đùi
Câu 48: Ở khớp hông, dây chằng nào chắc nhất?
  • Dây chằng chậu đùi
  • Dây chằng mu đùi
  • Dây chằng chỏm đùi
  • Dây chằng ngồi đùi
Câu 49: Dây chằng nào sau đây có chức năng hạn chế sự duỗi quá mức của khớp hông?
  • Dây chằng chậu đùi
  • Dây chằng mu đùi
  • Dây chằng chỏm đùi
  • Dây chằng ngồi đùi
Câu 50: Dây chằng nào sau đây có chức năng hạn chế sự dạng quá mức của khớp hông?
  • Dây chằng chậu đùi
  • Dây chằng mu đùi
  • Dây chằng chỏm đùi
  • Dây chằng ngồi đùi
Câu 51: Vùng đùi chia thành ba khoang nhưng ranh giới giữa các khoang không thực sự rõ ràng. Cơ nào sau đây từ khoang trong liên tục ra khoang sau?
  • Cơ khép lớn
  • Cơ khép dài
  • Cơ lược
  • Cơ thon
Câu 52: Ở đùi, cơ nào sau đây từ khoang trong liên tục ra khoang trước?
  • Cơ khép lớn
  • Cơ khép dài
  • Cơ lược
  • Cơ thon
Câu 53: Ống cơ khép được hình thành từ các cơ sau đây, ngoại trừ:
  • Cơ may
  • Cơ khép lớn
  • Cơ rộng trong
  • Cơ lược
Câu 54: Cơ nào sau đây được xem là cạnh trong tam giác đùi?
  • Co thon
  • Cơ lược
  • Cơ khép ngắn
  • Cơ khép dài
Câu 55: Cơ nào sau đây được xem là cạnh ngoài tam giác đùi?
  • Cơ may
  • Cơ rộng ngoài
  • Cơ rộng trong
  • Cơ thẳng đùi
Câu 56: Đáy của tam giác đùi là cấu trúc nào?
  • Mào chậu
  • Dây chằng bẹn
  • Mào lược xương mu
  • Dây chằng khuyết
Câu 57: Đỉnh của tam giác đùi là nơi có các cơ nào bắt chéo nào?
  • Cơ may bắt chéo cơ khép dài
  • Cơ khép dài bắt chéo cơ thon
  • Cơ khép lớn bắt chéo cơ may
  • Cơ may bắt chéo cơ thon
Câu 58: Tam giác đùi được hình thành bởi các cấu trúc nào?
  • Cơ rộng trong, cơ may, cơ lược
  • Dây chằng bẹn, cơ thẳng đùi, cơ khép dài
  • Dây chằng bẹn, cơ rộng trong, cơ khép dài
  • Dây chằng bẹn, cơ may, cơ khép dài
Câu 59: Mô tả về tam giác đùi, câu nào sau đây đúng?
  • Bờ trong là cơ khép dài
  • Bờ ngoài là cơ khép lớn
  • Thành sau là khớp hông
  • Thành trước là cơ thắt lưng chậu
Câu 60: Cơ nào sau đây có động tác khép đùi?
  • Cơ may
  • Cơ lược
  • Cơ rộng trong
  • Cơ rộng giữa
Câu 61: Cơ nào sau đây thuộc vùng đùi sau?
  • Cơ lược
  • Cơ nhị đầu đùi
  • Cơ khép dài
  • Cơ thon
Câu 62: Các cơ sau đây thuộc khu trong vùng đùi trước, ngoại trừ?
  • Cơ rộng trong
  • Cơ khép ngắn
  • Cơ lược
  • Cơ khép dài
Câu 63: Cơ nào sau đây không thuộc cơ tứ đầu đùi?
  • Cơ vuông đùi
  • Cơ thẳng đùi
  • Cơ rộng giữa
  • Cơ rộng trong
Câu 64: Vùng đùi sau có ba cơ là cơ nào?
  • Cơ nhị đầu đùi, cơ bán gân, cơ thon
  • Cơ nhị đầu đùi, cơ bán gân, cơ bán màng
  • Cơ bán màng, cơ cơ khép dài, cơ thon
  • Cơ bám gân, cơ khép lớn, cơ rộng trong
Câu 65: Cơ nào sau đây thuộc vùng đùi trước?
  • Cơ vuông đùi
  • Cơ bán gân
  • Cơ thẳng đùi
  • Cơ nhị đầu đùi
Câu 66: Cơ nào sau đây thực hiện được cùng lúc động tác gấp đùi và gấp cẳng chân?
  • Cơ thon
  • Cơ tứ đầu đùi
  • Cơ rộng giữa
  • Cơ may
Câu 67: “Chân ngồng” hay “gân cơ chân ngỗng” là từ để chỉ sự hòa lẫn các gân của các cơ nào sau đây?
  • Cơ may, cơ thon, cơ bán gân
  • Cơ may, cơ thon, cơ khép dài
  • Cơ khép dài, cơ thon, cơ bán gân
  • Cơ khép dài, cơ may, cơ bán gân
Câu 68: Lỗ cơ khép, nơi có động mạch đùi chui qua, được giới hạn bởi xương đùi và gân của cơ nào?
  • Cơ khép dài
  • Cơ khép lớn
  • Cơ khép ngắn
  • Cơ khép dài và cơ khép lớn
Câu 69: Thần kinh bịt vận động các cơ sau đây, ngoại trừ?
  • Cơ khép dài
  • Cơ khép ngắn
  • Cơ lược
  • Cơ thon
Câu 70: Mô tả về ống cơ khép, câu nào sau đây sai?
  • Bắt đầu từ đỉnh tam giác đùi đến nơi bám của gân cơ khép lớn
  • Nằm giữa cơ may, cơ khép dài, cơ khép lớn, cơ rộng trong
  • Phía trước được che bởi xương đùi và vách gian cơ trong
  • Bên trong có chứa động mạch đùi, tĩnh mạch đùi
Câu 71: Cơ nào sau đây tạo nên thành trước trong của ống cơ khép?
  • Cơ khép dài
  • Cơ khép lớn
  • Cơ thon
  • Cơ may
Câu 72: Ống cơ khép còn có tên là gì?
  • Ống dưới cơ thẳng đùi
  • Ống dưới dây chằng bẹn
  • Ống dưới cơ may
  • Ống trên cơ lược
Câu 73: Cơ nào sau đây tạo nên thành trước ngoài của ống cơ khép?
  • Cơ may
  • Cơ rộng trong
  • Cơ khép dài
  • Cơ khép lớn
Câu 74: Thành phần nào sau đây không có trong ống cơ khép?
  • Động mạch đùi
  • Tĩnh mạch đùi
  • Tĩnh mạch hiển lớn
  • Thần kinh hiển
Câu 75: Ở sau dây chằng bẹn, động mạch đùi đi trong bao đùi cùng tĩnh mạch đùi và thành phần nào?
  • Thần kinh đùi
  • Các hạch bạch huyết
  • Cơ lược
  • Thần kinh bịt
Câu 76: Khi phẫu tích vùng tam giác đùi ta gặp một thần kinh bắt chéo phía trước động mạch đùi từ ngoài vào trong, đó là thần kinh nào?
  • Thần kinh bì đùi trước trong
  • Thần kinh sinh dục đùi
  • Thần kinh bịt
  • Thần kinh hiển
Câu 77: Trong ống cơ khép, thành phần nào sau đây bắt chéo phía trước động mạch đùi từ ngoài vào trong?
  • Thần kinh sinh dục đùi
  • Thần kinh bịt
  • Thần kinh hiển
  • Thần kinh cơ rộng trong
Câu 78: Thần kinh bịt chia hai nhánh trước và sau, hai nhánh này kẹp lấy cơ nào sau đây?
  • Cơ khép dài
  • Cơ khép ngắn
  • Cơ lược
  • Cơ may
Câu 79: Thần kinh ngồi hình thành từ trong chậu hông và đi ra vùng mông qua cấu trúc nào sau đây?
  • Lỗ bịt
  • Khuyết ngồi bé
  • Khuyết ngồi lớn
  • Lỗ cùng sau
Câu 80: Dây chằng bánh chè đi từ gân cơ tứ đầu đùi đến bám vào gì?
  • Đỉnh xương bánh chè
  • Mặt trước xương bánh chè
  • Lồi củ chày xương chày
  • Đinh xương mác
Câu 81: Ở khớp gối, dây chằng bên trong bám từ mỏm trên lồi cầu trong xương đùi đến bộ phận nào?
  • Lồi cầu trong và mặt trong đầu trên xương chày
  • Mặt trong đầu trên xương đùi và bờ trong xương bánh chè
  • Mặt trong chôm mác và quanh cổ xương mác
  • Diện khớp trong của mặt trên xương chày và sụn chêm trong
Câu 82: Dây chằng nào sau đây của khớp gối có vai trò quan trọng trong việc giữ cho khớp gối không bị trật theo chiều trước sau?
  • Dây chằng bánh chè và mạc giữ bánh chè
  • Dây chằng chéo trước và dây chằng chéo sau
  • Dây chằng khoeo chéo và dây chằng khoeo cung
  • Dây chằng bên chày và dây chằng bên mác
Câu 83: Ở khớp gối, dây chằng trong bao khớp gồm những dây chằng nào?
  • Dây chằng khoeo chéo và dây chằng khoeo cung
  • Dây chằng bên chày và dây chằng bên mác
  • Dây chằng bánh chè và dây chằng bên trong
  • Dây chằng chéo trước và dây chằng chéo sau
Câu 84: Dây chằng nào sau đây ngăn đầu dưới xương đùi trật ra trước và ngăn khớp gối gập quá mức?
  • Dây chằng khoeo chéo
  • Dây chằng chéo trước
  • Dây chằng chéo sau
  • Dây chằng bánh chè
Câu 85: Dây chằng nào sau đây ngăn đầu dưới xương đùi trật ra sau và ngăn khớp gối duỗi quá mức?
  • Dây chằng khoeo cung
  • Dây chằng chéo trước
  • Dây chằng chéo sau
  • Dây chằng bánh chè
Câu 86: Cơ nào sau đây tạo nên cạnh trong tam giác trên của hố khoeo?
  • Cơ bán gân, cơ bán màng
  • Cơ bán gân, cơ nhị đầu đùi
  • Cơ bán màng, cơ nhị đầu đùi
  • Cơ khép lớn, cơ may
Câu 87: Cơ nào sau đây tạo nên cạnh trên ngoài của hố khoeo?
  • Cơ bán gân
  • Cơ bán màng
  • Cơ nhị đầu đùi
  • Cơ khoeo
Câu 88: Cạnh trên trong của trám khoeo, cơ nằm ở lớp sâu là:
  • Cơ khoeo
  • Cơ nhị đầu đùi
  • Cơ bán gân
  • Cơ bán màng
Câu 89: Cạnh trên ngoài của trám khoeo, cơ nằm ở lớp nông là
  • Cơ bán màng
  • Cơ bán gân
  • Đầu ngắn cơ nhị đầu dùi
  • Đầu dài cơ nhị đầu đùi
Câu 90: Thành phần nào sau đây góp phần tạo nên thành trước hố khoeo?
  • Cơ bán màng
  • Mạc sâu
  • Cơ bán gân
  • Cơ khoeo
Câu 91: Các cấu trúc sau đây ở thành trước (hay sàn hố khoeo), ngoại trừ?
  • Diện khoeo xương đùi
  • Dây chằng khoeo chéo
  • Mạc khoeo
  • Cơ khoeo
Câu 92: Động mạch khoeo bắt đầu từ vòng gân cơ khép và tận hết bằng cách chia thành động mạch chày trước và động mạch chày sau ở vị trí nào?
  • Đỉnh trên trám khoeo
  • Đỉnh dưới trám khoeo
  • Bờ trên cơ khoeo
  • Bờ dưới cơ khoeo
Câu 93: Phía trước, động mạch khoeo liên quan với cấu trúc nào sau đây?
  • Mạc cơ khoeo
  • Mạc khoeo
  • Cơ gan chân
  • Tĩnh mạch khoeo
Câu 94: Trong hố khoeo, động mạch khoeo, tĩnh mạch khoeo và thần kinh chày sắp xếp theo thứ tự từ sau ra trước và từ ngoài vào trong là các thành phần nào?
  • Thần kinh chày, động mạch khoeo, tĩnh mạch khoeo
  • Thần kinh chày, tĩnh mạch khoeo, động mạch khoeo
  • Động mạch khoeo, tĩnh mạch khoeo, thần kinh chày
  • Động mạch khoeo, thần kinh chày, tĩnh mạch khoeo
Câu 95: Thành phần nào sau đây góp phần tạo nên thành sau hố khoeo?
  • Mạc sâu
  • Cơ khoeo
  • Diện khoeo xương đùi
  • Dây chằng khoeo chéo
Câu 96: Chi tiết nào sau đây ở đầu dưới xương chảy?
  • Lồi cầu ngoài
  • Khuyết mác
  • Lồi cầu trong
  • Diện khớp mắt cá
Câu 97: Đường cơ dép là nơi bám của cơ dép, đường cơ dép nằm ở đâu?
  • Bờ ngoài xương chày
  • Bờ trong xương chày
  • Mặt trong xương chày
  • Mặt sau xương chày
Câu 98: Diện khớp dưới của đầu dưới xương chày khớp với xương nào?
  • Xương sên
  • Xương mác
  • Xương gót
  • Xương hộp
Câu 99: Thần kinh nào sau đây vận động các cơ khoang trước cẳng chân?
  • Thần kinh chày
  • Thần kinh mác sâu
  • Thần kinh mác nông
  • Thần kinh bắp chân
Câu 100: Thần kinh nào sau đây vận động các cơ khoang sau cẳng chân?
  • Thần kinh chày
  • Thần kinh mác sâu
  • Thần kinh mác nông
  • Thần kinh bắp chân
Câu 101: Thần kinh nào sau đây vận động cơ mác dài và cơ mác ngắn?
  • Thần kinh bắp chân
  • Thần kinh chày
  • Thần kinh mác sâu
  • Thần kinh mác nông
Câu 102: Khoang sau cẳng chân chia thành hai lớp nông và sâu bởi
  • Màng gian cốt
  • Mạc sâu cẳng chân
  • Mạc nông cẳng chân
  • Vách gian cơ sau
Câu 103: Trường hợp nào sau đây có thể gây tổn thương thần kinh mác chung?
  • Gãy đầu trên xương chày
  • Gãy thân xương mác
  • Gãy cổ xương mác
  • Gãy mắt cá ngoài
Câu 104: Cơ nào sau đây thuộc nhóm cơ ụ ngồi - cẳng chân?
  • Cơ hình lê
  • Cơ căng mạc đùi
  • Cơ bán gân
  • Cơ mông lớn
Câu 105: Chi tiết nào sau đây ở đầu dưới xương chày?
  • Lồi củ chày
  • Đường cơ dép
  • Khuyết mác
  • Vùng gian lồi cầu sau
Câu 106: Xương nào sau đây được xem là một xương vừng?
  • Xương chêm giữa
  • Xương bánh chè
  • Xương sên
  • Xương hộp
Câu 107: Các cơ sau đây thuộc khoang trước vùng cẳng chân, ngoại trừ?
  • Cơ chày trước
  • Cơ mác ngắn
  • Cơ duỗi ngón cái dài
  • Cơ duỗi các ngón chân dài
Câu 108: Cơ nào sau đây thuộc khoang ngoài vùng cẳng chân?
  • Cơ chày trước
  • Cơ duỗi ngón cái dài
  • Cơ mác ba
  • Cơ mác dài
Câu 109: Cơ nào sau đây thuộc nhóm cơ ụ ngồi - cẳng chân?
  • Cơ khép lớn
  • Cơ hình lê
  • Cơ tam đầu cẳng chân
  • Cơ nhị đầu đùi
Câu 110: Gân của các cơ nào sau đây hợp thành gân gót?
  • Cơ bụng chân và cơ dép
  • Cơ dép và cơ chày sau
  • Cơ chày sau và cơ bụng chân
  • Cơ bụng chân và cơ gan chân
Câu 111: Mô tả các cấu trúc giải phẫu vùng cẳng chân, câu nào sau đây sai?
  • Các cơ chia thành ba khoang là khoang trước, khoang sau, khoang ngoài
  • Động mạch chày sau và động mạch mác đều đi ở khoang sau
  • Thần kinh mác nông và thần kinh mác sâu đều đi ở khoang trước
  • Các cơ gấp được vận động bởi thần kinh chày
Câu 112: Ở cổ chân, cấu trúc nào sau đây bắt chéo phía trước động mạch chày trước từ ngoài vào trong?
  • Gân cơ chày trước
  • Gân cơ duỗi ngón cái dài
  • Thần kinh mác sâu
  • Thần kinh mác nông
Câu 113: Cơ nào sau đây thuộc lớp nông ở khoang sau cẳng chân?
  • Cơ chày sau
  • Cơ gấp các ngón chân dài
  • Cơ dép
  • Cơ gấp ngón cái dài
Câu 114: Cơ nào sau đây thuộc lớp sâu ở khoang sau cẳng chân?
  • Cơ chày sau
  • Cơ gan chân
  • Cơ dép
  • Cơ bụng chân
Câu 115: Cấu trúc nào sau đây khi xuống cổ chân thi đi phía trước mạc giữ gân duỗi trên?
  • Gân cơ chày trước
  • Thần kinh mác nông
  • Thần kinh mác sâu
  • Động mạch chày trước
Câu 116: Ở cổ chân, mạc giữ gân gấp cùng xương chày và xương gối tạo thành một cấu trúc gọi là ống cổ chân. Các thành phần sau đây đi trong ống cổ chân, ngoại trừ?
  • Thần kinh chày
  • Động mạch chày sau
  • Gân cơ chày sau
  • Gân cơ mác dài
Câu 117: Ở mu bàn chân, cảm giác vùng kẽ ngón I và II được chi phối bởi thần kinh nào?
  • Thần kinh mác sâu
  • Thần kinh mác nông
  • Thần kinh bắp chân
  • Thần kinh hiển
Câu 118: Thần kinh nào sau đây vận động cơ duỗi các ngón chân ngắn?
  • Thần kinh mác nông
  • Thần kinh mác sâu
  • Thần kinh bắp chân
  • Thần kinh hiển
Câu 119: Cơ nào dưới đây thuộc lớp giữa vùng gan chân?
  • Cơ gấp các ngón chân ngắn
  • Cơ dạng ngón cái
  • Cơ dạng ngón út
  • Cơ vuông gan chân
Câu 120: Cơ nào sau đây do thần kinh gan chân ngoài vận động?
  • Cơ dạng ngón cái
  • Cơ gấp các ngón chân ngắn
  • Cơ khép ngón cái
  • Cơ gấp ngón cái ngắn
Câu 121: Ở mu chân, ta có thể tìm thấy động mạch mu chân dựa vào đặc điểm nào sau đây?
  • Động mạch mu chân ngay phía ngoài nhánh trong thần kinh mác sâu
  • Động mạch mu chân ngay phía ngoài gân cơ duỗi ngón cái dài
  • Động mạch mu chân ngay phía ngoài bờ trong gân cơ duỗi các ngón chân dài
  • Động mạch mu chân ngay phía ngoài bờ ngoài gân cơ duỗi các ngón chân dài
Câu 122: Ở cổ chân, gân cơ nào sau đây nằm ngay sau mắt cá trong?
  • Gân cơ chày sau
  • Gân cơ duỗi ngón cái dài
  • Gân cơ duỗi các ngón chân dài
  • Gân cơ mác ngắn
Câu 123: Các xương sau đây thuộc khối xương sọ, ngoại trừ?
  • Xương sàng
  • Xương chẩm
  • Xương lá mía
  • Xương trán
Câu 124: Các chi tiết sau đây thuộc xương sàng, ngoại trừ?
  • Xương xoăn mũi trên cùng
  • Xương xoăn mũi trên
  • Xương xoăn mũi giữa
  • Xương xoăn mũi dưới
Câu 125: Phần nào sau đây của xương sàng chứa xoang sàng?
  • Mảnh sàng
  • Mê đạo sàng
  • Mảnh thẳng
  • Phễu sảng
Câu 126: Xương nào sau đây không tham gia tạo nên sàn sọ?
  • Xương bướm
  • Xương thái dương
  • Xương khẩu cái
  • Xương chẩm
Câu 127: Hố sọ trước được tạo chủ yếu bởi cấu trúc nào sau đây?
  • Mảnh sàng của xương sàng
  • Mảnh ngang xương khẩu cái
  • Phần ổ mắt xương trán
  • Phần trai xương thái dương
Câu 128: Về xương thái dương, điều nào sau đây sai?
  • Phần trai tạo nên thành ngoài hố sọ giữa
  • Mỏm trâm mọc ra từ nền của phần đá
  • Đi qua lỗ trâm chũm có thần kinh thiệt hầu
  • Phần nhĩ tạo thành một phần của ống tai ngoài
Câu 129: Lỗ trên ổ mắt thuộc xương nào sau đây?
  • Xương trán
  • Xương lệ
  • Xương bướm
  • Xương sàng
Câu 130: Xương nào sau đây có rãnh xoang dọc trên?
  • Xương trán
  • Xương lệ
  • Xương bướm
  • Xương sàng
Câu 131: Xương nào sau đây là xương chính tạo nên trần ổ mắt?
  • Xương lệ
  • Xương bướm
  • Xương trán
  • Xương sàng
Câu 132: Rãnh xoang tĩnh mạch xích-ma nằm ở đâu?
  • Xương thái dương
  • Xương chẩm
  • Xương bướm
  • Xương sàng
Câu 133: Khe ổ mắt trên thuộc xương nào sau đây?
  • Xương thái dương
  • Xương trán
  • Xương bướm
  • Xương sàng
Câu 134: Một trường hợp chấn thương và được ghi nhận là vỡ xương thành dưới ổ mắt. Xương nào sau đây có khả năng là xương bị tổn thương nhất?
  • Xương gò má
  • Xương hàm trên
  • Xương bướm
  • Xương lệ
Câu 135: Ở nền sọ, thần kinh hàm dưới đi qua
  • Khe ổ mắt trên
  • Lỗ bầu dục
  • Lỗ gai
  • Lỗ tròn
Câu 136: Thành phần nào sau đây đi qua lỗ tròn ở nền sọ?
  • Thần kinh hàm trên
  • Thần kinh hàm dưới
  • Thần kinh mắt
  • Thần kinh thiệt hầu
Câu 137: Thành phần nào sau đây đị qua lỗ trâm chũm?
  • Dây thần kinh sọ số V
  • Dây thần kinh sọ số VII
  • Dây thần kinh sọ số IX
  • Dây thần kinh sọ số X
Câu 138: Lỗ gian đốt sống là gì?
  • Lỗ giữa thân đốt sống và cuống cung đốt sống
  • Lỗ giữa khuyết sống trên và khuyết sống dưới
  • Lỗ ở mỏm ngang các đốt sống
  • Lỗ bao quanh tủy gai
Câu 139: Ở đốt sống, chi tiết nào sau đây có thể sờ và nhận biết được dưới da?
  • Mỏm khớp trên
  • Mỏm khớp dưới
  • Mỏm gai
  • Mỏm ngang
Câu 140: Đoạn nào của cột sống có đĩa gian đốt sống dày nhất?
  • Đoạn cổ
  • Đoạn ngực
  • Đoạn thắt lưng
  • Đoạn cùng
Câu 141: Đĩa gian đốt sống ở đoạn nào ở phía trước dày hơn phía sau?
  • Đoạn cổ
  • Đoạn ngực
  • Đoạn thắt lưng
  • Đoạn ngực và đoạn thắt lưng
Câu 142: Dây chằng vàng bám vào vị trí nào sau đây?
  • Bám ở mặt trước thân đốt sống và các đĩa gian đốt sống (dây chằng dọc trước)
  • Bám ở mặt sau thân đốt sống và các đaĩ gian đốt sống (dây chằng dọc sau)
  • Bám ở mãnh cung giữa hai đốt sống liên tiếp
  • Bám ở đỉnh mỏm gai giữa hai đốt sống liên tiếp (dây chằng trên gai)
Câu 143: Dây chằng nào sau đây giúp cột sống hạn chế gập quá mức?
  • Dây chằng dọc trước
  • Dây chằng liên gai
  • Dây chằng liên mỏm ngang
  • Dây chằng vàng
Câu 144: Điểm nào sau đây không đúng với các cơ vùng đầu mặt?
  • Các cơ mặt còn được gọi là cơ bám da mặt
  • Các cơ bám da khi co tạo nên những nếp nhăn ở da mặt
  • Các cơ nhai bám vào xương hàm dưới
  • Các cơ vùng đầu mặt đều do thần kinh mặt vận động
Câu 145: Cơ nào sau đây không nằm trong nhóm cơ làm động tác nhai?
  • Cơ chân bướm ngoài
  • Cơ chân bướm trong
  • Cơ hạ góc miệng
  • Cơ thái dương
Câu 146: Cơ nào sau đây là cơ khỏe nhất trong các cơ nhai?
  • Cơ cắn
  • Cơ thái dương
  • Cơ chân bướm trong
  • Cơ chân bướm ngoài
Câu 147: Cơ nào sau đây có tác dụng mở hàm dưới?
  • Cơ cắn
  • Cơ thái dương
  • Cơ chân bướm trong
  • Cơ chân bướm ngoài
Câu 148: Tổn thương bao khớp của khớp thái dương hàm có thể ảnh hưởng đến cơ nào sau đây?
  • Cơ cắn
  • Cơ thái dương
  • Cơ chân bướm trong
  • Cơ chân bướm ngoài
Câu 149: Cơ nào sau đây có động tác đưa hàm dưới ra trước?
  • Cơ chân bướm trong
  • Cơ chân bướm ngoài
  • Cơ cắn
  • Cơ thái dương
Câu 150: Cơ nào sau đây làm động tác duỗi cổ?
  • Cơ ức đòn chũm
  • Cơ thang
  • Cơ bậc thang trước
  • Cơ bậc thang sau
Câu 151: Khi hai cơ ức đòn chũm cùng co sẽ gây ra động tác gì?
  • Duỗi cổ
  • Ngửa đầu ra sau
  • Cúi đầu ra trước
  • Gập cổ và cúi đầu ra trước
Câu 152: Các cơ sau đây làm động tác gấp cổ, ngoại trừ?
  • Cơ ức đòn chũm
  • Cơ thang
  • Cơ bậc thang trước
  • Cơ bậc thang sau
Câu 153: Các cơ sau đây thuộc nhóm cơ dưới móng, ngoại trừ?
  • Cơ ức móng
  • Cơ vai móng
  • Cơ cằm móng
  • Cơ giáp móng
Câu 154: Cơ nào sau đây thuộc nhóm cơ trên móng?
  • Cơ hai thân
  • Cơ vai móng
  • Cơ ức đòn chũm
  • Cơ bậc thang trước
Câu 155: Tam giác cổ trước được giới hạn bởi cấu trúc nào sau đậy?
  • Cơ ức đòn chũm, xương hàm dưới, đường giữa cổ
  • Cơ ức đòn chũm, xương hàm dưới, cơ hai thân
  • Cơ ức đòn chũm, cơ hai thân, đường giữa cổ
  • Cơ ức đòn chũm, cơ hai thân, cơ vai móng
Câu 156: Cơ nào sau đây là ranh giới giữa tam giác cổ trước và tam giác cổ sau?
  • Cơ vai móng
  • Cơ ức đòn chũm
  • Cơ bậc thang trước
  • Cơ hai thân
Câu 157: Tam giác cảnh được giới hạn bởi cấu trúc nào sau đây?
  • Cơ ức đòn chũm, đường giữa cổ, xương hàm dưới
  • Cơ ức đòn chũm, cơ hai thân, đường giữa cổ
  • Cơ ức đòn chũm, cơ hai thân, cơ vai móng
  • Cơ ức đòn chũm, cơ vai móng, đường giữa cổ
Câu 158: Tam giác dưới hàm được giới hạn bởi cấu trúc nào sau đây?
  • Xương hàm dưới, cơ hai thân
  • Cơ ức đòn chũm, cơ hai thân
  • Xương hàm dưới, cơ vai móng
  • Cơ hai thân, đường giữa cổ
Câu 159: Thành phần nào sau đây nằm trong tam giác dưới hàm?
  • Động mạch giáp trên
  • Động mạch mặt
  • Tĩnh mạch cảnh ngoài
  • Thân giao cảm cổ
Câu 160: Tam giác cơ (của tam giác cổ trước) được giới hạn bởi cấu trúc nào sau đây?
  • Bụng trên cơ vai móng, cơ ức đòn chũm, đường giữa cổ
  • Bụng dưới cơ vai móng, cơ ức đòn chũm, đường giữa có
  • Bụng dưới cơ vai móng, cơ ức đòn chũm, xương đòn
  • Bụng trên cơ vai móng, cơ thang, xương đòn
Câu 161: Trong tam giác cơ (của tam giác cổ trước) có chứa các thành phần sau, ngoại trừ?
  • Tuyến giáp
  • Cơ ức giáp
  • Thần kinh hạ thiệt
  • Cơ ức móng
Câu 162: Tam giác cổ sau được giới hạn bởi
  • Cơ ức đòn chũm, cơ thang, xương đòn
  • Cơ ức đòn chũm, cơ vai móng, xương đòn
  • Cơ ức đòn chũm, cơ vai móng, cơ thang
  • Cơ ức đòn chũm, cơ thang, đường giữa cổ
Câu 163: Tam giác cổ sau chia thành tam giác chẩm và tam giác vai đòn bởi
  • Bụng trên cơ vai móng
  • Bụng dưới cơ vai móng
  • Bờ trước cơ ức đòn chũm
  • Bờ sau cơ ức đòn chũm
Câu 164: Các thành phần sau đây có thể tìm thấy ở tam giác cổ sau, ngoại trừ?
  • Thần kinh phụ
  • Thần kinh lang thang
  • Đám rối cổ
  • Đám rối cánh tay
Câu 165: Về tam giác cổ sau, điều nào sau đây sai?
  • Giới hạn sau là bờ trước cơ thang
  • Có chứa bụng trước cơ vai móng
  • Có chứa thần kinh phụ
  • Có chứa động mạch chẩm
Câu 166: Đáy chậu được giới hạn phía trước bởi khớp mu, phía sau bởi xương cụt và hai bên là?
  • Gai ngồi
  • Ụ ngồi
  • Ổ cối
  • Lỗ bịt
Câu 167: Hoành chậu hông được tạo bởi hai cơ nào sau đây?
  • Cơ nâng hậu môn và cơ cụt
  • Cơ ngang đáy chậu nông và cơ ngang đáy chậu sâu
  • Cơ nâng hậu môn và cơ thắt ngoài hậu môn
  • Cơ thắt ngoài hậu môn và cơ cụt
Câu 168: Chi tiết nào sau đây thuộc xương vai?
  • Mỏm quạ
  • Củ nón
  • Củ lớn
  • Mỏm trên lồi cầu
Câu 169: Đầu ngoài của xương đòn khớp với vị trí nào?
  • Củ trên ổ chảo
  • Mỏm cùng vai
  • Mỏm quạ
  • Củ lớn xương cánh tay
Câu 170: Mỏm quạ là nơi bám của gân cơ nào sau đây?
  • Đầu ngắn gân cơ nhị đầu cánh tay
  • Đầu dài gân cơ nhị đầu cánh tay
  • Đầu dài gân cơ tam đầu cánh tay
  • Đầu ngắn gân cơ tam đầu cánh tay
Câu 171: Củ trên ổ chảo xương vai là nơi bám của
  • Cơ cánh tay
  • Đầu dài gân cơ nhị đầu cánh tay
  • Cơ quạ cánh tay
  • Đầu dài gân cơ tam đầu cánh tay
Câu 172: Trong gãy xương do chấn thương, ở đầu trên xương cánh tay vị trí gãy thường gặp nhất là cấu trúc nào?
  • Củ lớn
  • Rãnh gian củ
  • Cổ giải phẫu
  • Cổ phẫu thuật
Câu 173: Chi tiết nào sau đây giúp ta định hướng trong - ngoài xương vai nhanh nhất ?
  • Gai vai
  • Ổ chảo
  • Hố dưới vai
  • Hố trên gai
Câu 174: Chi tiết nào sau đây ở mặt sau đầu dưới xương cánh tay?
  • Rãnh thần kinh quay
  • Hố vẹt
  • Hồ khuỷu
  • Rãnh gian củ
Câu 175: Củ nón là một chi tiết giải phẫu trên của xương nào?
  • Xương quay
  • Xương đòn
  • Xương vai
  • Xương trụ
Câu 176: Chi tiết nào sau đây ở thân xương cánh tay?
  • Củ bé
  • Rãnh gian củ
  • Lồi củ đen-ta
  • Ròng rọc
Câu 177: Chi tiết nào sau đây có thể giúp ta xác định chiều trước - sau của xương vai một cách nhanh và chính xác nhất?
  • Ổ chảo
  • Củ dưới ổ chảo
  • Khuyết vai
  • Gai vai
Câu 178: Trong khớp vai, dây chằng nào là dây chằng khỏe nhất?
  • Dây chằng nón
  • Dây chằng quạ - cánh tay
  • Dây chằng cùng - đòn
  • Dây chằng quạ - đòn
Câu 179: Cơ nào sau đây không thuộc khối cơ xoay?
  • Cơ trên gai
  • Cơ dưới gai
  • Cơ tròn bé
  • Cơ tròn lớn
Câu 180: Cơ nào sau đây thực hiện động tác đưa cánh ra trước và đập mạnh xuống nước trong bơi lội?
  • Cơ ngực lớn
  • Cơ lưng rộng
  • Cơ đen-ta
  • Cơ tam đầu cánh tay
Câu 181: Động tác đưa tay lên cao và với ra trước để ném hoặc đầy được thực hiện chủ yếu bởi cơ nào?
  • Cơ đen-ta
  • Cơ nhị đầu cánh tay
  • Cơ răng trước
  • Cơ ngực lớn
Câu 182: Cơ nào sau đây thực hiện động tác đưa cánh tay ra sau để chuẩn bị ném bowling?
  • Cơ ngực bé
  • Cơ ngực lớn
  • Cơ lưng rộng
  • Cơ nhị đầu cánh tay
Câu 183: Lỗ tam giác cánh tay tam đầu được giới hạn bởi những cơ nào?
  • Cơ tròn bé, cơ tròn lớn, bờ ngoài xương vai
  • Cơ tròn bé, đầu dài cơ tam đầu cánh tay, xương cánh tay
  • Cơ tròn lớn, cơ lưng rộng, xương cánh tay
  • Cơ tròn lớn, đầu dài cơ tam đầu cánh tay, xương cánh tay
Câu 184: Lỗ tam giác vai tam đầu được giới hạn bởi
  • Cơ tròn bé, cơ tròn lớn, bờ ngoài xương vai
  • Cơ tròn bé, cơ tròn lớn, đầu dài cơ tam đầu cánh tay
  • Cơ tròn bé, cơ tròn lớn, xương cánh tay
  • Cơ tròn lớn, cơ lưng rộng, đầu dài cơ tam đầu cánh tay
Câu 185: Thành phần nào sau đây đi qua lỗ tam giác cánh tay tam đầu?
  • Động mạch cánh tay và thần kinh giữa
  • Động mạch cánh tay và thần kinh quay
  • Động mạch cánh tay sâu và thần kinh quay
  • Động mạch cánh tay sâu và thần kinh giữa
Câu 186: Động mạch nào sau đây đi quanh cổ phẫu thuật xương cánh tay?
  • Động mạch mũ vai và động mạch ngực lưng
  • Động mạch mũ vai và động mạch mũ cánh tay sau
  • Động mạch mũ vai và động mạch mũ cánh tay trước
  • Động mạch mũ cánh tay trước và động mạch mũ cánh tay sau
Câu 187: Động tác gấp khuỷu được thực hiện bởi những cơ nào?
  • Cơ nhị đầu cánh tay và cơ quạ cánh tay
  • Cơ nhị đầu cánh tay và cơ cánh tay
  • Cơ tam đầu cánh tay và cơ nhị đầu cánh tay
  • Cơ cánh tay và cơ quạ cánh tay
Câu 188: Mạch và thần kinh vùng cánh tay đi trong ống cánh tay. Thành sau ống cánh tay được tạo bởi thành phần nào?
  • Cơ tam đầu cánh tay
  • Xương cánh tay
  • Vách gian cơ trong
  • Vách gian cơ ngoài
Câu 189: Mạch và thần kinh vùng cánh tay đi trong ống cánh tay. Thành trong ống cánh tay được tạo bởi
  • Da và tổ chức dưới da
  • Xương cánh tay
  • Vách gian cơ trong
  • Vách gian cơ ngoài
Câu 190: Về phía trước, ống cánh tay được tạo bởi cấu trúc nào sau đây?
  • Da và tổ chức dưới da
  • Các cơ vùng cánh tay trước
  • Vách gian cơ trong
  • Vách gian cơ ngoài
Câu 191: Trên thiết đồ cắt ngang qua 1/3 dưới cánh tay, thành phần nào sau đây hiện diện trong ống cánh tay?
  • Động mạch cánh tay, thần kinh giữa, thần kinh trụ
  • Động mạch cánh tay, thần kinh quay, thần kinh trụ
  • Động mạch cánh tay sâu, thần kinh giữa
  • Động mạch cánh tay, thần kinh giữa
Câu 192: Trên thiết đồ cắt ngang qua 1/3 trên cánh tay, thành phần nào sau đây hiện diện trong ống cánh tay?
  • Động mạch cánh tay, thần kinh giữa
  • Động mạch cánh tay sâu, thần kinh giữa
  • Động mạch cánh tay, thần kinh giữa, thần kinh trụ
  • Động mạch cánh tay, thần kinh quay, thần kinh trụ
Câu 193: Cấu trúc nào sau đây trong ống cánh tay chọc qua vách gian cơ trong để ra sau?
  • Thần kinh giữa
  • Động mạch cánh tay
  • Động mạch bên trụ dưới
  • Thần kinh trụ
Câu 194: Khuyết ròng rọc nằm ở
  • Mặt trước đầu trên xương trụ
  • Mặt sau đầu trên xương trụ
  • Mặt trong đầu dưới xương quay
  • Mặt trong đầu trên xương quay
Câu 195: Chi tiết nào sau đây không thuộc xương trụ?
  • Mỏm vẹt
  • Khuyết ròng rọc
  • Khuyết trụ
  • Khuyết quay
Câu 196: Về xương trụ, điều nào sau đây sai?
  • Dài hơn xương quay và nằm phía ngoài xương quay
  • Mỏm khuỷu nằm trong hố khuỷu khi khuỷu duỗi
  • Mỏm vẹt nằm trong hố vẹt khi khuỷu gấp
  • Có khuyết ròng rọc khớp với ròng rọc xương cánh tay
Câu 197: Chi tiết nào sau đây không phải của xương quay?
  • Chỏm quay
  • Lồi củ quay
  • Khuyết quay
  • Vành quay
Câu 198: Xương nào sau đây khớp với đầu dưới xương quay?
  • Xương thuyền
  • Xương cá
  • Xương thang
  • Xương móc
Câu 199: Rãnh thần kinh trụ là một rãnh nằm ở vị trí nào sau đây?
  • Giữa mỏm trên lồi cầu trong xương cánh tay và mỏm khuỷu xương trụ
  • Giữa thân xương trụ và thân xương quay
  • Mặt sau đầu dưới xương trụ
  • Giữa đầu dưới xương trụ và đầu dưới xương quay
Câu 200: Các xương sau đây thuộc hàng trên xương cổ tay, ngoại trừ?
  • Xương nguyệt
  • Xương thang
  • Xương tháp
  • Xương thuyền
Câu 201: Ở xương vai, diện khớp khớp với xương cánh tay có tên là gì?
  • Ổ chảo
  • Hố ổ cối
  • Hố dưới vai
  • Diện nguyệt
Câu 202: Chi tiết nào sau đây trên xương quay khớp với chỏm xương trụ?
  • Mỏm vẹt
  • Khuyết quay
  • Khuyết trụ
  • Rãnh thần kinh quay
Câu 203: Các chi tiết sau đây thuộc xương quay, ngoại trừ?
  • Chỏm quay
  • Vành quay
  • Rãnh thần kinh quay
  • Lồi củ quay
Câu 204: Xương vai có các đặc điểm sau đây, ngoại trừ?
  • Bờ trong có mỏm quạ
  • Bờ trên có khuyết vai
  • Hồ dưới vai nằm ở mặt sườn
  • Gai vai liên tục với mỏm cùng vai
Câu 205: Xương quay khớp với các xương sau đây, ngoại trừ?
  • Xương thuyền
  • Xương trụ
  • Xương nguyệt
  • Xương cả
Câu 206: Xương trụ có các đặc điểm sau, ngoại trừ?
  • Đầu dưới to hơn đầu trên
  • Đầu trên có mỏm vẹt và mỏm khuỷu
  • Bờ sau có thể sờ được dưới da
  • Bờ ngoài còn gọi là bờ gian cốt
Câu 207: Đặc điểm nào sau đây đúng với xương quay?
  • Dài hơn xương trụ
  • Đầu trên có lồi củ quay
  • Bờ ngoài còn gọi là bờ gian cốt
  • Đầu dưới khớp với xương thang
Câu 208: Chi tiết nào sau đây ở đầu dưới xương quay?
  • Chỏm quay
  • Mỏm trâm quay
  • Vành quay
  • Cổ xương quay
Câu 209: Ở rãnh gian củ xương cánh tay có thành phần nào đi qua?
  • Đầu ngắn gân cơ nhị đầu cánh tay
  • Đầu dài gân cơ nhị đầu cánh tay
  • Cơ quạ cánh tay
  • Đầu dài gân cơ tam đầu cánh tay
Câu 210: Xương nào sau đây không thuộc nhóm xương cổ tay?
  • Xương móc
  • Xương thê
  • Xương hộp
  • Xương thuyền
Câu 211: Một phụ nữ 56 tuổi vấp ngã ở tư thế chống bàn tay phải xuống đất. Sau đó người này thấy sưng đau cổ tay phải, bàn tay hơi lệch trục so với cẳng tay. Nếu có gãy xương ở bệnh nhân này thì khả năng cao nhất là gì?
  • Gãy đầu dưới xương trụ
  • Gãy đầu dưới xương quay
  • Gãy nền các xương bàn
  • Gãy một hoặc nhiều xương cổ tay
Câu 212: Một phụ nữ 56 tuổi vấp ngã ở tư thế vùng vai, cánh tay bên phải chạm đất. Sau đó người này thấy đau vùng vai và cánh tay phải, không cử động được tay phải. Nếu có gãy xương ở bệnh nhân này thì khả năng cao nhất là gì?
  • Gãy cổ xương vai
  • Gãy cổ giải phẫu xương cánh tay
  • Gãy cổ phẫu thuật xương cánh tay
  • Gãy mỏm quạ xương vai
Câu 213: Thành phần nào sau đây không nằm trong ống cổ tay?
  • Gân cơ gấp cổ tay trụ
  • Gân cơ gấp các ngón nông
  • Gân cơ gan tay dài
  • Gân cơ gấp ngón cái dài
Câu 214: Khi bàn tay làm động tác sấp - ngửa sẽ có sự tham gia của các khớp nào sau đây?
  • Khớp cánh tay quay, khớp quay - trụ dưới
  • Khớp cánh tay quay, khớp quay - trụ trên, khớp quay - trụ dưới
  • Khớp cánh tay quay, khớp quay - trụ trên, khớp cổ tay - quay
  • Khớp cánh tay quay, khớp quay - trụ dưới, khớp cổ tay - quay
Câu 215: Trong khớp khuỷu có
  • Hai khớp
  • Ba khớp
  • Bốn khớp
  • Năm khớp
Câu 216: Dây chằng nào sau đây là dây chằng của khớp quay trụ trên?
  • Dây chằng vòng
  • Dây chằng bên quay
  • Dây chằng bên trụ
  • Dây chằng sau
Câu 217: Cơ nào sau đây được cho là cơ tùy hành của động mạch trụ?
  • Cơ duỗi cổ tay trụ
  • Cơ gấp cổ tay trụ
  • Cơ gấp các ngón nông
  • Cơ gấp các ngón sâu
Câu 218: Cơ nào sau đây được cho là cơ tùy hành của động mạch quay?
  • Cơ gấp cổ tay quay
  • Cơ duỗi cổ tay quay dài
  • Cơ duỗi cổ tay quay ngắn
  • Cơ cánh tay quay
Câu 219: Cơ nào sau đây không có ở vùng cẳng tay trước?
  • Cơ gấp ngón cái dài
  • Cơ ngửa
  • Cơ sấp vuông
  • Cơ gan tay dài
Câu 220: Cơ nào sau đây thuộc nhóm ngoài lớp nông vùng cẳng tay sau?
  • Cơ duỗi cổ tay quay ngắn
  • Cơ duỗi ngón cái ngắn
  • Cơ dạng ngón cái dài
  • Cơ duỗi ngón cái dài
Câu 221: Các cơ vùng cẳng tay trước được vận động bởi?
  • Thần kinh quay và thần kinh trụ
  • Thần kinh quay và thần kinh giữa
  • Thần kinh giữa và thần kinh trụ
  • Thần kinh trụ và thần kinh cơ bì
Câu 222: Mô tả về các cơ vùng cẳng tay sau, câu nào sau đây sai?
  • Hầu hết có nguyên ủy ở mỏm trên lồi cầu ngoài xương cánh tay
  • Được chia thành hai lớp: lớp nông và lớp sâu
  • Động tác chính là duỗi, dạng và ngừa
  • Được vận động bởi thần kinh quay và thần kinh cơ bì
Câu 223: Cơ nào sau đây giới hạn ngoài của rãnh nhị đầu ngoài?
  • Cơ sấp tròn
  • Cơ nhị đầu cánh tay
  • Cơ cánh tay
  • Cơ cánh tay quay
Câu 224: Gân cơ nào sau đây nằm giữa rãnh nhị đầu ngoài và rãnh nhị đầu trong?
  • Gân cơ sấp tròn
  • Gân cơ nhị đầu cánh tay
  • Gân cơ cánh tay quay
  • Gân cơ gấp cổ tay trụ
Câu 225: Khi phẫu tích vào vùng khuỷu trước và đã xác định được gân cơ nhị đầu cánh tay, lúc này chúng ta sẽ tìm thấy động mạch cánh tay
  • Ở phía trước gân cơ nhị đầu cánh tay
  • Ở phía sau gân cơ nhị đầu cánh tay
  • Ở phía trong gân cơ nhị đầu cánh tay
  • Ở phía ngoài gân cơ nhị đầu cánh tay
Câu 226: Khi phẫu tích vào vùng khuỷu trước và đã xác định được thần kinh giữa, lúc này chúng ta sẽ tìm thấy động mạch cánh tay ở vị trí nào?
  • Ở phía trước thần kinh giữa
  • Ở phía sau thần kinh giữa
  • Ở phía trong thần kinh giữa
  • Ở phía ngoài thần kinh giữa
Báo lỗi
Nếu có bất kì vấn đề nào về đề thi, vui lòng liên hệ với các bộ phận thông qua các hình thức sau
Số điện thoại: 0368.201.788
Email: contact@123job.vn
Chat trực tuyến: Chat với hỗ trợ

GIẢI PHẪU YDS - Module XƯƠNG ĐẦU MẶT - Module CƠ XƯƠNG KHỚP

Mã quiz
260
Số xu
6 xu
Thời gian làm bài
170 phút
Số câu hỏi
226 câu
Số lượt làm bài
0 lượt
Bắt đầu làm bài
Lưu tin Hủy lưu
Thông tin đề thi
Chủ đề
Y khoa
Chia sẻ đề thi
Sao chép đường dẫn
Chia sẻ qua mạng xã hội

Đề thi trắc nghiệm mới nhất

40 câu hỏi
0 lượt đã test
30 phút
Miễn phí
Xem trước
35 câu hỏi
0 lượt đã test
26 phút
Miễn phí
Xem trước
69 câu hỏi
0 lượt đã test
52 phút
4 xu
Xem trước
150 câu hỏi
0 lượt đã test
113 phút
6 xu
Xem trước
99 câu hỏi
0 lượt đã test
74 phút
5 xu
Xem trước