Danh sách câu hỏi
Câu 1: Tỉ lệ ác tính hay xảy ra nhất với loại u buồng trứng nào sau đây?
  • U tiết dịch nhầy.
  • U tiết dịch trong.
  • U dạng bì.
  • U nang hoàng tuyến.
Câu 2: Thai nhi sinh ra có cân nặng từ 500-900g được gọi là:
  • Sẩy thai.
  • Sanh cực non.
  • Sanh non.
  • Già tháng.
Câu 3: Khi có cơn sản giật, nhóm thuốc đầu tiên cần sử dụng là:
  • diazepam
  • Magie sulfat
  • Thuốc hạ huyết áp
  • Thuốc an thần
Câu 4: Nguyên nhân thường gặp gây thiếu máu mẹ trong thai nghén là:
  • Nhiễm giun móc
  • Nhiễm giun đũa
  • Ăn uống kém
  • Ra huyết bất thường
Câu 5: Trong thai kỳ, khối lượng máu tăng lên tối đa vào khoảng thời gian nào?
  • Tháng thứ 6.
  • Tháng thứ 7.
  • Tháng thứ 8.
  • Tháng thứ 9.
Câu 6: Một bệnh nhân 30 tuổi đến bệnh viện khám vì rong huyết kéo dài. Khám thực thể không thấy gì bất thường, siêu âm phát hiện có nang ở buồng trứng trái kích thước 40mm thành mỏng chứa dịch trong. Hãy khoanh tròn cách xử trí đúng nhất dưới đây:
  • Để theo dõi trong vòng 1 tháng
  • Chọc hút nang qua đường bụng
  • Cho vòng kinh nhân tạo trong vòng 3 tháng
  • Mổ cắt u nang buồng trứng
Câu 7: Xét nghiệm cận lâm sàng chỉ định trong viêm phần phụ là:
  • Công thức máu
  • VSS, fibrin máu, CRP.
  • Huyết thanh chẩn đoán
  • A,B,C,D đúng.
Câu 8: Tuần tự các giai đoạn của một cơn sản giật điển hình là:
  • Co giật - xâm nhiễm - co cứng - hôn mê.
  • Co cứng - co giật - xâm nhiễm - hôn mê.
  • Xâm nhiễm - co cứng - co giật - hôn mê.
  • Xâm nhiễm - co giật - co cứng - hôn mê.
Câu 9: Triệu chứng thường gặp nhất của viêm lộ tuyến cổ tử cung là
  • Ra khí hư
  • Đau
  • Ngứa
  • Tất cả đều đúng
Câu 10: Thuốc chọn lọc trong điều trị nhiễm khuẩn âm đạo do Gardnerella là:
  • Doxycyclin.
  • Clotrimazol.
  • Quinolone.
  • Metronidazol
Câu 11: Chỉ định dùng Forceps kéo thai qua ngả âm đạo, điều kiện cần có để tránh gây sang chấn cho thai:
  • Cổ tử cung mở trọn, ối vỡ hoặc bấm.
  • Đầu thai đã lọt
  • Ngôi và kiểu thế phải được xác định rõ.
  • Cân nặng thai và khung chậu mẹ cân xứng.
Câu 12: Đái tháo đường thai kỳ là:
  • Bệnh lý RLCH đường trong cơ thể làm tăng glucose huyết trong thời kỳ mang thai.
  • Bệnh lý RLCH đường trong cơ thể làm tăng glucose huyết nặng lên trong thời kỳ mang thai.
  • RLCH đường trong cơ thể làm tăng glucose huyết trong thời kỳ mang thai trên bệnh nhân có tiền sử đái tháo đường.
  • Bệnh lý rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể trong thời kỳ mang thai.
Câu 13: Chọn cách xử trí đúng với thai > 36 tuần không dị dạng mà có tình trạng cạn ối:
  • Bấm ối gây chuyển dạ.
  • Chờ đợi khi đủ tháng ≥ 38 tuần gây chuyển dạ.
  • đánh giá chỉ số Bishop để chọn phương pháp chấm dứt thai kỳ
  • Mổ lấy thai
Câu 14: Điều trị tốt nhất cho tình trạng viêm cổ tử cung mãn là:
  • Đốt cổ tử cung
  • Rửa âm đạo với nước giấm hàng ngày
  • Mổ cắt tử cung toàn phần
  • Khoét chóp cổ tử cung.
Câu 15: Triệu chứng thường thấy trong viêm âm đạo do nấm là:
  • Huyết trắng loãng có nhiều bọt.
  • Huyết trắng bốc mùi hôi khi nhỏ vào 1 giọt KOH
  • Niêm mạc âm đạo lấm tấm đỏ
  • Âm hộ - âm đạo đỏ bóng.
Câu 16: Biến chứng nào hiếm gặp nhất của u xơ tử cung:
  • Xoắn
  • Hoại tử vô trùng
  • Thoái hóa ác tính
  • Chèn ép bàng quang, niệu quản
Câu 17: Yếu tố thuận lợi gây tổn thương nghịch sản cổ tử cung là:
  • Quan hệ tình dục
  • Rối loạn nội tiết
  • Sang chấn sản khoa
  • Do HPV
Câu 18: Sau đẻ thai lưu cần phải kiểm soát tử cung vì:
  • Tránh sót nhau.
  • Kiểm tra ven toàn buồng tử cung.
  • Kiểm tra xem tử cung có bị dị dạng.
  • Làm hạn chế đờ tử cung sau sanh.
Câu 19: Hệ tuần hoàn và tim mạch ở người có thai bị bệnh tim:
  • Tăng khối lượng tuần hoàn lên 40%, chủ yếu là tăng huyết tương.
  • Huyết áp động mạch tăng cao.
  • Tư thế của tim không thay đổi.
  • Vận tốc tuần hoàn không thay đổi.
Câu 20: Xét nghiệm nào sau đây là quan trọng nhất để tìm tình trạng rối loạn đông máu trong thai lưu:
  • Số lượng hồng cầu và Hct.
  • Thời gian máu chảy và máu đông.
  • Số lượng và độ tập trung tiểu cầu.
  • Fibrinogen.
Câu 21: Mục đích dùng thuốc chống tăng huyết áp trong điều trị tiền sản giật-sản giật nhằm
  • Đưa huyết áp về trị số huyết áp ban đầu
  • Đưa huyết áp về trị số ổn định 140-150/90-100 mmHg
  • Đưa huyết áp về <140/90 mmHg
  • Đưa huyết áp về 120/80 mmHg
Câu 22: Loại u xơ tử cung nào dưới đây cho hình ảnh chụp buồng tử cung bình thường:
  • U xơ L5
  • U xơ L0
  • U Xơ L1
  • U xơ ở cổ tử cung
Câu 23: Đa ối thường không kèm theo bệnh lý nào sau đây:
  • Dị dạng thai.
  • Bất thường nhiểm sắc thể.
  • Mẹ bị bệnh tim.
  • Mẹ suy dinh dưỡng.
Câu 24: Mục đích của thủ thuật Tsovyanov trong đỡ sanh ngôi mông đủ:
  • Giữ hai chân thai nhi không sổ ra sớm quá.
  • Giúp cho tầng sinh môn có thời gian được nong giãn thật tốt.
  • Giúp cho đầu hậu thai nhi cúi tốt hơn.
  • Giúp cho cổ tử cung mở thật tốt.
Câu 25: Theo FIGO-2011, nguyên nhân gây chảy máu tử cung bất thường nào sau đây không thuộc nhóm cấu trúc:
  • Polyp buồng tử cung
  • Bệnh tuyến cơ tử cung (Adenomyosis).
  • U sợi cơ tử cung (Leiomyoma).
  • Khối u nội tiết buồng trứng gây tăng sinh Estrogen.
Câu 26: Ung thư có tổn thương lâm sàng khu trú ở cổ tử cung, kích thước sang thương < 4cm thì được xếp vào giai đoạn nào?
  • Ia1.
  • Ia2.
  • Ib1
  • Ib2.
Câu 27: Giai đoạn sổ rau, người bị bệnh tim thường gặp nguy cơ:
  • Tai biến tim sản
  • Tắc mạch.
  • Sót rau.
  • Chảy máu.
Câu 28: Nguyên nhân gây rong kinh-rong huyết cơ năng là:
  • Hay gặp ở người có u xơ tử cung.
  • Tiền sử nạo hút buông tử cung nhiều lần.
  • Hay gặp ở tuổi dậy thì hoặc tuổi tiền mãn kinh.
  • Hay gặp ở những người có bệnh về máu.
Câu 29: Biến chứng sản khoa thường gặp nhất của một u buồng trứng thực thể là:
  • Khối u tiền đạo.
  • Sẩy thai.
  • Sanh non.
  • Thai kém phát triển.
Câu 30: Đa ối được định nghĩa khi lượng nước ối nhiều hơn:
  • 500 ml.
  • 1000 ml.
  • 1500 ml.
  • 2000 ml.
Câu 31: Một phụ nữ 36 tuổi đã có 2 con, khám tử cung to bằng thai 1 tháng, chắc, không đau bụng, có rối loạn kinh nguyệt, hướng điều trị là:
  • Theo dõi định kỳ 3 tháng 1 lần.
  • Nạo sinh thiết niêm mạc tử cung.
  • Điều trị nội tiết bằng progesteron.
  • Mổ cắt tử cung.
Câu 32: Các cơ vùng chậu chủ yếu liên quan đến sa tạng chậu là:
  • Cơ ngồi hang và cơ nâng hậu môn.
  • Cơ hành xốp và cơ ngang nông
  • Cơ nâng hậu môn và cơ vòng hậu môn
  • Các cơ hoành chậu và cơ nâng hậu môn.
Câu 33: Thai già tháng khi tuổi thai vượt quá:
  • 40 tuần hoặc quá 280 ngày
  • 41 tuần hoặc quá 287 ngày
  • 42 tuần hoặc quá 294 ngày
  • 43 tuần hoặc quá 301 ngày
Câu 34: Bệnh nhân 22 tuổi chưa có gia đình, kinh nguyệt đều, được chuyển đến viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, vã mồ hôi, nôn. Khám thấy bụng có phản ứng, phần phụ phải có khối kích thước 8 cm, di động hạn chế không ra máu âm đạo, siêu âm thấy khối u ở phần phụ bên phải kích thước 9 cm âm vang không đồng nhất. Chẩn đoán:
  • U nang buồng trứng xoắn
  • Chửa ngoài tử cung
  • Viêm ruột thừa
  • Viêm phần phụ
Câu 35: Nguyên nhân chính gây ra bệnh thiếu máu hồng cầu khổng lồ là do:
  • Thiếu Folat
  • Thiếu Vitamin B1
  • Thiếu Vitamin B6
  • Thiếu Vitamin B12
Câu 36: Điều nào sau đây được xem như một yếu tố nguy cơ của bệnh lý lành tính tuyến vú:
  • Không cho con bú.
  • Dậy thì muộn.
  • Quá sản và loạn sản tuyến sản.
  • Tất cả các câu trên đều đúng.
Câu 37: Tiền sản giật không có dấu hiệu nặng gồm các triệu chứng:
  • Huyết áp tâm trương từ 90-110 mmHg.
  • Protein niệu (+) hoặc (++).
  • Các enzym của gan tăng rất ít.
  • Cả 3 dấu hiệu trên cùng thể hiện triệu chứng của tiền sản giật nhẹ.
Câu 38: Biện pháp nào sau đây đề phòng chảy máu sau đẻ:
  • Mổ lấy thai sớm, không để chuyển dạ kéo dài.
  • Giúp thai sổ bằng forceps nhằm tránh rặn lâu.
  • Hạn chế dùng thuốc giảm go trong đẻ.
  • Xử trí tích cực giai đoạn III chuyển dạ.
Câu 39: Trong sa sinh dục, phẫu thuật Crossen là:
  • Cắt tử cung hoàn toàn + tái tạo thành trước và thành sau âm đạo.
  • Cắt tử cung bán phần + tái tạo thành trước và thành sau âm đạo.
  • Treo tử cung vào mõm nhô + tái tạo thành trước và thành sau âm đạo.
  • Cắt cụt cổ tử cung + tái tạo thành trước và thành sau âm đạo.
Câu 40: Yếu tố nào sau đây không phải là yếu tố nguy cơ cao gây tổn thương CIN- tiền ung thư cổ tử cung:
  • Nghiện rượu
  • Nghiện thuốc lá
  • Nhiễm vi rut HPV
  • Nhiễm vi rút HIV
Câu 41: Loại u xơ tử cung thường gây rối loạn kinh nguyệt là:
  • U dưới phúc mạc.
  • U dưới niêm mạc.
  • U kẽ.
  • U ở eo tử cung.
Câu 42: Trong thai quá ngày, nếu non-stress test không đáp ứng, hướng xử trí tiếp theo là:
  • Làm lại non stress test sau 3-5 ngày.
  • Làm oxytocin test.
  • Chọc dò ối.
  • Giục sanh chấm dứt thai kỳ.
Câu 43: Trong thai quá ngày, nếu non-stress test không đáp ứng, hướng xử trí tiếp theo là
  • Làm lại non stress test sau 3-5 ngày.
  • Làm oxytocin test.
  • Chọc dò ối.
  • Giục sanh chấm dứt thai kỳ.
Câu 44: Sử dụng thuốc kháng retrovirus cho bà mẹ bị nhiễm HIV (Human immuno-deficiency virus) trong giai đoạn nào của thai kỳ sẽ làm giảm tần suất lây truyền HIV từ mẹ sang con:
  • Tuổi thai trước 18 tuần.
  • Tuổi thai trước 22 tuần.
  • Tuổi thai trước 30 tuần.
  • Trước đẻ 4 tuần.
Câu 45: Trên siêu âm, gọi là đa ối khi chỉ số nước ối (AFI) lớn hơn:
  • 15cm
  • 20cm
  • 25cm
  • 30cm
Câu 46: Chỉ định mổ lấy thai tuyệt đối cho trường hợp nào sau đây:
  • Mẹ có sẹo mổ chửa ngoài tử cung ở đoạn eo.
  • Mẹ có sẹo mổ khâu thủng tử cung.
  • Tiền sử mổ lấy thai 2 lần.
  • Mẹ có sẹo mổ u nang buồng trứng.
Câu 47: Tuổi nào sau đây của phụ nữ chưa có kinh lần đầu gọi là vô kinh nguyên phát, mặc dù đã trưởng thành và phát triển các dấu hiệu sinh dục thứ phát bình thường
  • Sau 13 tuổi
  • Sau 16 tuổi
  • Sau 18 tuổi
  • Sau 25 tuổi
Câu 48: Đối với sản phụ sanh non, sau khi thai ra phải kiểm soát tử cung mặc dù đủ nhau và màng nhau với mục đích:
  • Tránh sót nhau và sót màng
  • Để phát hiện dị dạng hoặc bất thường tại tử cung
  • Kích thích tử cung bằng tay để phòng băng huyết
  • Để phát hiện vỡ tử cung
Câu 49: Hiện tượng biểu mô hóa có thể thực hiện theo cơ chế sau:
  • Biểu mô tuyến mọc chồm lên biểu mô lát.
  • Các tế bào dự trữ của biểu mô tuyến biến thành mô bì lát
  • Sự tăng sinh nhiều lớp với nhiều tế bào trưởng thành già cỗi.
  • Biểu mô lát biến thành mô bì trụ do tác dụng của estrogen.
Câu 50: Trong đỡ đẻ ngôi ngược, mục đích của thủ thuật Mauriceau là để:
  • Giúp cổ tử cung mở hết
  • Giúp hạ tay và vai thuận lợi
  • Giúp đầu cúi tốt
  • Giúp sản phụ rặn tốt
Câu 51: Một bệnh nhân đến khám vì đái buốt và ra nhiều khí hư. Khám thấy: khí hư nhiều lẫn mủ, âm hộ - âm đạo sưng đỏ. Nguyên nhân viêm âm đạo được nghĩ tới là:
  • Tạp khuẩn
  • Trùng roi.
  • Nấm.
  • Lậu cầu.
Câu 52: Đo huyết áp được tiến hành:
  • Sản phụ phải được nghỉ ngơi ít nhất 15 phút, đo 2 lần, mỗi lần cách nhau 2-4 giờ.
  • Đo 2 lần cách nhau 30 phút
  • Chỉ cần đo 1 lần ngay khi sản phụ đến khám.
  • Đo 2 lần ngay sau khi đến khám và sau 30 phút
Câu 53: Ba triệu chứng cơ năng chính của viêm ruột thừa ở 3 tháng đầu thời kỳ thai nghén:
  • Đau - sốt - bí trung đại tiện
  • Đau - nôn, buồn nôn - bí trung đại tiện
  • Đau - nôn, buồn nôn - ỉa lỏng
  • Đau - buồn nôn - bí trung đại tiện
Câu 54: Xét nghiệm nào sau đây có thể làm bất kỳ lúc nào để chẩn đoán suy sớm buồng trứng mà không lệ thuộc vào chu kỳ kinh nguyệt:
  • FSH, LH
  • AMH (Anti Muler Hormone)
  • GnRH
  • Estrogen, progesterone
Câu 55: Ở phụ nữ mãn kinh, bề dày lớp nội mạc tử cung đo được trên siêu âm là bao nhiêu thì có thể kết luận là có tăng sinh nội mạc tử cung:
  • Trên 4 mm.
  • Trên 6 mm.
  • Trên 8 mm
  • Trên 10 mm.
Câu 56: Hình ảnh giải phẫu bệnh trong tổn thương lành tính cổ tử cung là:
  • Cấu trúc biểu mô bị đảo lộn.
  • Cấu trúc tế bào bị đảo lộn.
  • Hình thể tế bào bị thay đổi
  • Cấu trúc của biểu mô và tế bào không gây đảo lộn.
Câu 57: Điều trị u xơ cơ tử cung được cá thể hóa và dựa trên vấn đề chủ. Vấn đề nào sau đây là không phải là vấn đề chủ:
  • Xuất huyết tử cung bất thường.
  • Chèn ép và đau.
  • Ảnh hưởng thai sản.
  • Ảnh hưởng đến sinh hoạt, lao động
Câu 58: Yếu tố nào sau đây thuận lợi cho nguy cơ xuất hiện bệnh đái tháo đường trong khi có thai?
  • Béo phì, cân nặng của mẹ vượt quá 85kg.
  • Tiền sử sanh non.
  • Trong gia đình có người bị bệnh đái tháo đường.
  • Tiền sử đẻ con to (4500 g), thai lưu, dị tật bẩm sinh, đa ối
Câu 59: Oxytocin tác động lên tổ chức nào để chuyển sữa từ tiểu thùy về phía núm vú:
  • Tế bào thượng mô cơ bao quanh ống dẫn sữa và các sợi đàn hồi.
  • Các cơ trơn trên ống dẫn sữa.
  • Các cơ vòng của ống dẫn sữa
  • Gây co bóp trực tiếp lên tiểu thùy tuyến sữa
Câu 60: Hội chứng HELLP về cơ bản gồm các triệu chứng sau:
  • Tan máu vi thể.
  • Tăng các men gan (SGOT; SGPT).
  • Số lượng tiểu cầu giảm (<100.000/mm3 máu).
  • Cả 3 dấu hiệu trên kết hợp với dấu hiệu tiền sản giật nặng.
Câu 61: U xơ tử cung tồn tại đến tuổi mãn kinh thường có xu hướng:
  • Nhỏ đi
  • To lên
  • Kích thước không thay đổi
  • K hóa
Câu 62: Theo phân loại của WHO-2014, đẻ rất non là tuổi thai khi đẻ (theo kinh cuối cùng):
  • Từ 22-25 tuần + 6 ngày.
  • Từ 26-27 tuần + 6 ngày.
  • Từ 28-31 tuần + 6 ngày.
  • Từ 32-33 tuần + 6 ngày.
Câu 63: Loại dị dạng thai nhi nào sau đây có khả năng gây đa ối nhiều nhất:
  • Sứt môi.
  • Bất sản sụn.
  • Thoát vị của cột sống.
  • Phì đại môn vị.
Câu 64: Theo tiêu chuẩn Hager, triệu chứng nào sau đây thuộc nhóm bắt buộc phải có để chẩn đoán viêm vùng chậu:
  • Sốt > 380C.
  • Bạch cầu > 15.000/mm3.
  • VS hoặc CRP tăng cao
  • Đau khi lắc cổ tử cung.
Câu 65: Mục đích của tiêm Magnesium sulfat trong tiền sản giật nặng là:
  • Cắt cơn giật.
  • Dự phòng cơn giật.
  • Đề phòng tổn thương não trẻ sơ sinh sau này.
  • Làm hạ huyết áp.
Câu 66: Một bệnh nhân đã được chẩn đoán xác định là u xơ tử cung mà khối u to bằng thai hai tháng, hướng điều trị cho bệnh nhân là:
  • Cho đơn nội tiết, hẹn khám lại
  • Tiêm tăng co, cầm máu, cho đơn thuốc
  • Khuyên bệnh nhân theo dõi sát, nếu sờ thấy khối u ngày càng to lên thì tới nhập viện.
  • Khuyên bệnh nhân nên chờ đợi, chỉ phẫu thuật khi khối u có biến chứng
Câu 67: Thử nghiệm oxytocine trong thai quá ngày được dùng để xác định:
  • Tình trạng trưởng thành của cổ tử cung và độ mềm của nó.
  • Tình trạng sức khỏe thai trong tử cung trước khi chuyển dạ.
  • Sự trưởng thành của thai.
  • Tất cả các câu trên đều sai.
Câu 68: Ngoài lậu cầu, tác nhân gây viêm cổ tử cung thường gặp nhất là:
  • Escherichia coli.
  • Staphylococcus.
  • Chlamydia.
  • Gardnerella.
Câu 69: Rong kinh là số ngày có kinh trong một chu kỳ kinh kéo dài:
  • Trên 4 ngày
  • Trên 5 ngày
  • Trên 7 ngày
  • Trên 10 ngày
Câu 70: Chụp X quang bụng không chuẩn bị có thể phát hiện được u nang:
  • U nang nước
  • U nang nhầy
  • U nang bì
  • Cả 3 loại u nang trên
Câu 71: Các nguyên nhân nào sau đây không gây thai lưu,
  • Thai già tháng.
  • Dây rốn bị thắt nút.
  • Thai ngoài tử cung.
  • Bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con.
Câu 72: Gọi là vết mổ lấy thai sớm trong trường hợp nào sau đây:
  • Tiền sử mổ lấy thai dưới 12 tháng.
  • Tiền sử mổ lấy thai dưới 24 tháng.
  • Mang thai lại sau mổ dưới 12 tháng.
  • Mang thai lại sau mổ dưới 24 tháng.
Câu 73: Biến chứng lên thai nhi của tình trạng thiểu ối trong thai kỳ là:
  • Thiểu sản gan.
  • Thiểu sản đường tiêu hóa.
  • Thiểu sản thận.
  • Thiểu sản phổi.
Câu 74: Những nguyên nào sau đây của ối vỡ non có thể phòng ngừa được:
  • Đa ối
  • Ngôi bất thường
  • Viêm màng ối
  • Song thai
Câu 75: Một bệnh nhân đến viện vì lý do đau dữ dội vùng hạ vị. Để chẩn đoán xác định bệnh, triệu chứng nào sau đây có giá trị nhất để giúp cho chẩn đoán.
  • Hỏi tiền sử kinh nguyệt
  • Hỏi tính chất đau
  • Thăm khám thực thể
  • Hỏi các triệu chứng về tiết niệu
Câu 76: Điều trị nội khoa một trường hợp u xơ cơ tử cung thường là:
  • Estrogen.
  • Các thuốc loại chống phân bào (anti-mitotic).
  • Progesterone hay các progestogen.
  • Danazol
Câu 77: Một cặp vợ chồng chung sống bình thường, không áp dụng biện pháp tránh thai nào, sau bao lâu không có thai được gọi là vô sinh.
  • Sau 6 tháng
  • Sau 12 tháng
  • Sau 18 tháng
  • Sau 2 năm
Câu 78: Trong các loại tăng sinh nội mạc tử cung dưới đây, loại nào có tiên lượng xấu nhất:
  • Tăng sinh nội mạc.
  • Tăng sinh nội mạc đa polyp.
  • Tăng sinh nội mạc không điển hình.
  • Tăng sinh nội mạc đơn giản.
Câu 79: Một phụ nữ bị bệnh đái tháo đường có thể dùng biện pháp ngừa thai nào?
  • Viên thuốc ngừa thai dạng phối hợp
  • Viên thuốc ngừa thai chỉ có progesterone
  • Dụng cụ tránh thai
  • Có thể dùng bất kỳ phương pháp nào kể trên
Câu 80: Cơ chế bệnh sinh của u xơ tử cung là:
  • Thiểu năng estrogen.
  • Cường estrogen.
  • Mất cân bằng estrogen và progesteron.
  • Cường androgene.
Câu 81: U nang thực thể buồng trứng có thể
  • Chỉ tồn tại vào ngày phóng noãn
  • Chỉ tồn tại vài ngày trước khi hành kinh
  • Chỉ tồn tại vài ngày sau khi hành kinh
  • Tồn tại kéo dài và không tự khỏi
Câu 82: Fetal Fibronectin (fFN) là 1 loại glycoprotein ngoại bào, có trong dịch tiết cổ tử cung (CTC) trong giai đoạn sớm của thai kỳ và khi thai gần đủ tháng. Câu nào sau đây không đúng.
  • Có nhiệm vụ gắn kết các màng thai & màng rụng.
  • Có giá trị dự báo âm sinh non rất thấp.
  • Có giá trị dự báo âm sinh non rất cao.
  • Nồng độ fFN gia tăng trong dịch tiết CTC trong trường hợp chuyển dạ sinh non.
Câu 83: Bệnh lý đáng sợ nhất ở trẻ sơ sinh non tháng là:
  • Hạ đường huyết.
  • Vàng da kéo dài.
  • Xuất huyết tiêu hoá.
  • Bệnh màng trong.
Câu 84: Chọn câu đúng về nghiệm pháp tăng cường đường huyết bằng đường uống của WHO:
  • Cần phải nhịn đói > 8 tiếng.
  • Uống 100gr đường Glucose.
  • Lấy 4 mẫu máu.
  • 2 giờ sau khi uống 75 gr đường mà đường huyết ≥140 mg thì chẩn đoán xác định
Câu 85: Sản phụ 30 tuổi mang thai 32 tuần siêu âm chỉ số AFI = 2 cm hướng xử trí là
  • mổ lấy thai
  • hỗ trợ phổi rồi mổ lấy thai
  • Stresstest
  • Nonstresstest để đánh giá bước tiếp theo
Câu 86: Tuổi trung bình của thời kỳ mãn kinh:
  • Từ 40 – 45 tuổi
  • Từ 45 – 50 tuổi.
  • Từ 40 – 50 tuổi.
  • Từ 45 – 55 tuổi.
Câu 87: Chảy máu bất thường ở tử cung do tổn thương thực thể ở cơ quan sinh dục cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh sau:
  • U xơ tử cung
  • Lạc nội mạc trong cơ tử cung
  • Dị dạng tử cung
  • Tất cả các câu trên
Câu 88: Chỉ định mổ nào dưới đây là chỉ định mổ vì nguyên nhân của thai.
  • Ngôi ngang
  • Sa dây rau
  • Thiểu ối
  • Rối loạn cơn co tử cung
Câu 89: Tác dụng phụ nào sau đây không phải do Salbutamol gây ra (trong điều trị doạ đẻ non):
  • Tăng đường máu
  • Hạ Kali máu
  • Nhịp tim nhanh
  • Hạ huyết áp
Câu 90: Triệu chứng thường gặp nhất của viêm lộ tuyến cổ tử cung là
  • Ra khí hư
  • Đau
  • Ngứa
  • Chảy máu
Câu 91: Thuốc nào sau đây được dùng để trị bệnh mồng gà
  • 5 FU.
  • Podophyllotoxine.
  • Penicillin.
  • Acyclovir.
Câu 92: Triệu chứng cơ năng điển hình nhất cho hình thức viêm bàng quang trong thai kỳ:
  • Nước tiểu đục
  • Tiểu khó
  • Tiểu buốt cuối dòng
  • Đau vùng hông lưng
Câu 93: Gọi là dậy thì sớm khi bắt đầu hành kinh từ:
  • Trước 10 tuổi
  • Từ 10 đến 12 tuổi
  • Từ 13 đến 16 tuổi
  • Khi chưa phát triển đầy đủ tuyến vú
Câu 94: Thái độ xử trí đối với thai trên 20 tuần bị lưu (tử cung không có sẹo mổ cũ)
  • Hút thai bằng bơm hút 2 van.
  • Nong cổ tử cung và gắp thai.
  • Tiến hành cắt tử cung cả khối.
  • Gây chuyển dạ bằng oxytocin hay prostaglandin.
Câu 95: Dấu hiệu nào sau đây có giá trị nhất để chẩn đoán ối vỡ sớm nếu sau khi khám mỏ vịt không thấy có nước ối đọng trong âm đạo.
  • Sản phụ có sốt.
  • Đặt băng vệ sinh theo dõi thấy thấm ướt liên tục.
  • Siêu âm thấy lượng nước ối ít.
  • Bề cao tử cung nhỏ lại so với lần khám trước.
Câu 96: Yếu tố tạo nên môi trường pH âm đạo là:
  • Do vi khuẩn Ecoli trong âm đạo.
  • Do progesteron.
  • Do nấm men trong môi trường âm đạo.
  • Do trực khuẩn Doderlein trong môi trường âm đạo.
Câu 97: Tình trạng thai nghén được gọi là thiếu máu khi:
  • Hb <7g/dL
  • Hb <8g/dL
  • Hb <9g/dL
  • Hb <10g/dL
Câu 98: Trong trường hợp mổ lấy thai cấp cứu do chảy máu trước đẻ như rau tiền đạo, rau bong non, rối loạn đông-chảy máu, … , phương pháp vô cảm nào sau đây không có chống chỉ định:
  • Gây mê nội khí quản.
  • Gây tê tủy sống.
  • Gây tê ngoài màng cứng.
  • Gây tê vùng (gây tê tủy sống, gây tê ngoài màng cứng)
Câu 99: Chu kỳ kinh được tính từ lúc:
  • Ngày sạch kinh của kỳ kinh này đến ngày đầu của kỳ kinh sau.
  • Ngày bắt đầu có kinh của kỳ kinh này đến ngày sạch kinh của kỳ kinh sau.
  • Ngày bắt đầu có kinh của kỳ kinh này đến ngày bắt đầu có kinh của kỳ kinh sau.
  • Ngày sạch kinh của kỳ kinh này đến ngày sạch kỳ kinh sau.
Câu 100: Khi khám vú thấy khối u dính, đau, thay đổi màu sắc da, cần nghĩ nhiều nhất tới bệnh:
  • Ung thư vú.
  • Viêm tuyến vú.
  • Viêm tắc tuyến vú.
  • Nhân xơ tuyến vú
Báo lỗi
Nếu có bất kì vấn đề nào về đề thi, vui lòng liên hệ với các bộ phận thông qua các hình thức sau
Số điện thoại: 0368.201.788
Email: contact@123job.vn
Chat trực tuyến: Chat với hỗ trợ

SẢN 1 + SẢN 2

Mã quiz
796
Số xu
5 xu
Thời gian làm bài
75 phút
Số câu hỏi
100 câu
Số lượt làm bài
0 lượt
Bắt đầu làm bài
Lưu tin Hủy lưu
Thông tin đề thi
Chủ đề
Y khoa
Mọi người cũng test
Chia sẻ đề thi
Sao chép đường dẫn
Chia sẻ qua mạng xã hội

Đề thi trắc nghiệm mới nhất

40 câu hỏi
0 lượt đã test
30 phút
Miễn phí
Xem trước
35 câu hỏi
0 lượt đã test
26 phút
Miễn phí
Xem trước
69 câu hỏi
0 lượt đã test
52 phút
4 xu
Xem trước
150 câu hỏi
0 lượt đã test
113 phút
6 xu
Xem trước
99 câu hỏi
0 lượt đã test
74 phút
5 xu
Xem trước