Câu 1:
Điều trị thay thế thận suy (thận nhân tạo, ghép thận) trong suy thận mạn :
- Ngay khi bắt đầu chẩn đoán suy thận mạn.
- Giai đoạn IIIa trở đi.
- Giai đoạn IIIb trở đi.
- Giai đoạn IV trở đi.
- Tùy thuộc vào cơ thể người bệnh.
Câu 2:
Dự phòng cấp 1 của suy thận mạn là:
- Loại trừ yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh lý thận tiết niệu.
- Phát hiện sớm bệnh lý thận tiết niệu.
- Điều trị triệt để bệnh lý thận tiết niệu.
- Điều trị tốt nguyên nhân của suy thận mạn.
- Loại trừ các yếu tố làm nặng nhanh suy thận mạn.
Câu 3:
Điều trị thay thế thận suy khi suy thận mạn có hệ số thanh thải créatinin:
- < 30ml/phút
- < 20ml/phút
- < 15ml/phút
- < 10ml/phút
- < 5ml/phút
Câu 4:
Điều trị kháng sinh trên bệnh nhân suy thận mạn cần tính đến:
- Phổ khuẩn rộng
- Tác động chủ yếu lên gram âm
- Thải qua thận
- Không độc cho thận
- Tất cả đều đúng.
Câu 5:
Thuốc có hiệu quả nhất trong điều trị tăng huyết áp do suy thận mạn trước giai đoạn cuối là:
- Lợi tiểu
- Ưc chế canxi
- Ức chế men chuyển
- Dãn mạch
- Ức chế thần kinh trung ương.
Câu 6:
Tai biến nguy hiểm, thường gặp nhất của thuốc Erythropoietin trong điều trị thiếu máu của suy thận mạn là:
- Abcès tại chỗ tiêm
- Tăng huyết áp nặng
- Tụt huyết áp
- Choáng phản vệ
- Tăng hồng cầu rất nhanh.
Câu 7:
Trong suy thận cấp, yếu tố nguy cơ làm nặng thêm bệnh là:
- Bệnh nguyên.
- Tuổi già.
- Cơ địa suy yếu.
- Suy các tạng khác kèm theo.
Câu 8:
Suy thận cấp do mất nước, điện giải là loại suy thận cấp:
- Tăc nghẽn.
- Chức năng.
- Thực thể.
- Phối hợp.
- Phản xạ.
Câu 9:
Suy thận cấp tại thận là loại suy thận cấp:
- Chức năng
- Thực thể
- Tắc nghẽn
- Nguyên phát
- Phối hợp.
Câu 10:
Suy thận cấp sau thận còn được gọi là :
- Suy thận cấp chức năng
- Suy thận cấp thực thể
- Suy thận cấp tắc nghẽn
- Suy thận cấp nguyên phát
- Suy thận cấp phối hợp
Câu 11:
Nguyên nhân nào sau đây không phải của suy thận cấp trước thận:
- Suy tim nặng
- Mất nước điện giải qua đường tiêu hóa
- Mất máu cấp
- Bỏng nặng
- Sốt rét đái huyết cầu tố.
Câu 12:
Nguyên nhân suy thận cấp sau thận thường gặp nhất ở Việt nam là:
- Sỏi niệu quản.
- U xơ tuyến tiền liệt.
- Ung thư tuyến tiền liệt.
- Các khối u vùng tiểu khung.
- Lao tiết niệu làm teo hẹp niệu quản.
Câu 13:
Thời gian của giai đoạn khởi đầu trong suy thận cấp phụ thuộc vào:
- Cơ địa bệnh nhân.
- Tuổi người bệnh.
- Nguyên nhân gây suy thận cấp.
- Đáp ứng miễn dịch của người bệnh.
- Tất cả các yếu tố trên.
Câu 14:
Thời gian trung bình của giai đoạn thiểu niệu trong suy thận cấp là:
- 10 - 20 giờ.
- 1 - 2 ngày.
- 5 - 7 ngày.
- 1 - 2 tuần.
- 4 tuần.
Câu 15:
Biểu hiện chính trong giai đoạn thiểu, vô niệu của suy thận cấp là:
- Hội chứng tán huyết.
- Hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc nặng.
- Hội chứng tăng Urê máu.
- Hội chứng phù.
- Hội chứng thiếu máu.
Câu 16:
Bệnh nhân suy thận cấp kèm với vàng mắt vàng da thường gặp trong:
- Choáng do xuất huyết tiêu hóa.
- Choáng sau hậu phẩu.
- Choáng do chấn thương.
- Sốt rét đái huyết sắc tố.
- Sỏi niệu quản hai bên.
Câu 17:
Tổn thương thường gặp nhất trong suy thận cấp là:
- Viêm cầu thận cấp thể tiến triển nhanh
- Viêm ống thận cấp
- Viêm thận bể thận cấp nặng
- Viêm thận kẽ cấp nặng
- Hẹp động mạch thận nặng.
Câu 18:
Rối loạn điện giải thường gặp nhất trong suy thận cấp là:
- Tăng Natri máu.
- Hạ Natri máu.
- Tăng kali máu.
- Hạ Kali máu.
- Tăng Canxi máu.
Câu 19:
Biến chứng nguy hiểm nhất trong giai đoạn tiểu nhiều của suy thận cấp là:
- Nhiễm trùng.
- Suy tim.
- Mất nước, điện giải.
- Viêm tắc tĩnh mạch.
- Tiểu máu đại thể.
Câu 20:
Trong các chức năng dưới đây, chức năng hồi phục chậm nhất sau khi bị suy thận cấp là:
- Lọc cầu thận.
- Bài tiết nước tiểu.
- Cô đặc nước tiểu.
- Tạo máu qua men Erythropoietin.
- Chuyển hóa Canxi, Phospho.
Câu 21:
Đặc điểm quan trọng khi theo dõi bệnh nhân suy thận cấp là:
- Không hồi phục.
- Có thể hồi phục.
- Diễn tiến thành mạn tính.
- Luôn dẫn đến tử vong
- Có nguy cơ chuyển thành bán cấp
Câu 22:
Kali máu trong suy thận cấp tăng nhanh gặp trong nguyên nhân:
- Nhiễm trùng nặng
- Huyết tán
- Chấn thương nặng
- Hoại tử
- Tất cả đều đúng.
Câu 23:
Trong suy thận cấp, tăng kali máu nặng thêm thường do:
- Toan máu
- Giảm canxi máu
- Giảm natri máu
- Chỉ A và B đúng
- A, B và C đúng
Câu 24:
Trong suy thận cấp tiên lượng nặng thường do nguyên nhân:
- Viêm tuỵ cấp
- Sau phẫu thuật kèm nhiễm trùng
- Viêm phúc mạc
- Đa chấn thương
- Tất cả các nguyên nhân trên.
Câu 25:
Đặc tính của suy giảm chức năng thận để chẩn đoán Suy thận cấp là:
- Xảy ra một cách từ từ, ngày càng nặng dần.
- Xảy ra một cách đột ngột, nhanh chóng.
- Xảy ra từng đợt ngắt quảng.
- Xảy ra một cách tiềm tàng không biết chắc khi nào.
- Luôn luôn xảy ra ở một người mà trước đó không có suy thận.
Câu 26:
Chẩn đoán suy thận cấp ở người có Créatinin máu căn bản trước đây trên 250*mol/l khi Créatinin máu tăng:
- >25 *mol/l
- >50 *mol/l
- >75 *mol/l
- >100 *mol/l
- >150 *mol/l.
Câu 27:
Chẩn đoán nguyên nhân nào dưới đây là của suy thận cấp do rối loạn huyết động tại thận:
- Xuất huyết tiêu hoá nặng
- Hẹp động mạch thận
- Suy thận cấp chức năng chuyển sang
- Do sử dụng thuốc ức chế men chuyển, AINS
- Tất cả đều đúng.
Câu 28:
Triệu chứng có giá trị để chẩn đoán suy thận cấp:
- Thiểu, vô niệu
- Tăng kali máu
- Toan máu
- Tăng urê, Créat máu
- Tất cả đều đúng
Câu 29:
Triệu chứng nào dưới đây là quan trọng nhất để chẩn đoán gián biệt giữa suy thận cấp và suy thận mạn:
- Thiếu máu.
- Tăng huyết áp.
- Phù.
- Tăng Urê máu cao.
- Kích thước thận.
Câu 30:
Mục đích của Chẩn đoán thể bệnh suy thận cấp chức năng và suy thận cấp thực thể là để phục vụ:
- Tiên lượng
- Điều trị
- Theo dõi
- Đánh giá độ trầm trọng
- Tìm nguyên nhân
Câu 31:
Hội chứng thận hư không đơn thuần là hội chứng thận hư kết hợp với:
- Cả 3 triệu chứng tăng huyết áp, tiểu máu và suy thận
- Ít nhất 2 trong 3 triệu chứng tăng huyết áp, tiểu máu và suy thận
- Ít nhất 1 trong 3 triệu chứng tăng huyết áp, tiểu máu và suy thận
- Tiểu đạm không chọn lọc
- Tất cả đều đúng
Câu 32:
Biến chứng tắc mạch trong hội chứng thận hư:
- Do cô đặc máu
- Do mất Anti-Thrombin III qua nước tiểu
- Do tăng tiểu cầu trong máu
- Do tăng Fibrinogene máu
- Tất cả các loại trên
Câu 33:
Trong hội chứng thận hư không đơn thuần ở người lớn, khi sinh thiết thận thường gặp nhất là:
- Bệnh cầu thận màng
- Bệnh cầu thận do lắng đọng IgA
- Viêm cầu thận ngoài màng
- Bệnh cầu thận thoái hóa ổ đoạn
- Bệnh cầu thận lắng đọng IgA
Câu 34:
Các cơ chế gây phù chính trong hội chứng thận hư:
- Giảm áp lực keo, tăng áp lực thủy tĩnh
- Giảm áp lực keo, tăng Aldosterone
- Giảm áp lực keo, tăng tính thấm thành mạch
- Tăng áp lực thủy tĩnh, tăng Aldosterone
- Tăng Aldosterone, tăng tính thấm thành mạch
Câu 35:
Các thuốc ức chế miễn dịch được chỉ định trong hội chứng thận hư khi:
- Chống chỉ định Corticoides
- Đề kháng Corticoides
- Phụ thuộc Corticoides
- Câu A và B đúng
- Cả 3 câu đều đúng.
Câu 36:
Hai triệu chứng lâm sàng của hội chứng thận hư đơn thuần:
- Phù và tiểu ít.
- Phù và tăng huyết áp
- Phù và Proteine niệu > 3,5 g/24 giờ
- Phù và giảm Protid máu
- Phù và giảm chức năng thận
Câu 37:
Trong hội chứng thận hư:
- Áp lực thủy tĩnh máu thường tăng
- Khả năng tổng hợp Albumin của gan thường giảm
- Giảm khả năng tái hấp thu của ống thận
- Cả 3 câu trên đều sai
- Cả 3 câu trên đều đúng
Câu 38:
Trong hội chứng thận hư không đơn thuần, sinh thiết thận thường thấy tổn thương:
- Ở cầu thận và ống thận
- Ở cầu thận và mạch máu thận
- Ở cầu thận và tổ chức kẽ thận
- Ở cầu thận
- Cả 4 câu trên đều đúng
Câu 39:
Điều trị lợi tiểu trong hội chứng thận hư:
- Nên dùng sớm, liều cao để tránh biến chứng suy thận
- Là phương pháp quan trọng nhất để giảm phù
- Rất có lợi vì giải quyết được tình trạng tăng thể tích máu trong hội chứng thận hư
- Tất cả đều sai
- Tất cả đều đúng
Câu 40:
Tần suất hội chứng thận hư ở người lớn:
- 2/ 3.000.
- 2/ 30.000.
- 2/ 300.000.
- 1/ 3.000.000.
- 2/ 3.000.000.
Câu 41:
Tỷ lệ % hội chứng thận hư xảy ra ở tuổi dưới 16:
Câu 42:
Dấu chứng Protein niệu trong hội chứng thận hư:
- Do rối loạn Lipid máu gây nên.
- Do phù toàn.
- Do giảm Protid máu gây nên.
- Do tăng tính thấm mao mạch cầu thận gây nên.
- Do tăng tổng hợp Albumin ở gan.
Câu 43:
Rối loạn Protein máu trong hội chứng thận hư:
- Albumin giảm, Globulin *1 tăng, *2 ,* giảm.
- Albumin giảm, *2, * Globulin tăng, tỉ A/G giảm.
- Albumin giảm, *2, * Globulin giảm, tỉ A/G tăng.
- Albumin tăng, *2, * Globulin giảm, tỉ A/G giảm.
- Albumin tăng, *2, * Globulin tăng, tỉ A/G tăng.
Câu 44:
Trong hội chứng thận hư:
- Ở hội chứng thận hư đơn thuần thường là Protein niệu không lọc.
- Bổ thể trong máu thường tăng.
- Tổng hợp Albumin ở gan thường giảm.
- Giảm bổ thể, giảm IgG trong máu.
- Áp lực keo máu giảm thường do tăng Albumin máu.
Câu 45:
Triệu chứng phù trong hội chứng thận hư:
- Xuất hiện từ từ.
- Thường khởi đầu bằng tràn dịch màng bụng.
- Không bao giờ kèm tràn dịch màng tim.
- Không liên quan đến Protein niệu.
- Thường kèm theo tiểu ít.
Câu 46:
Nước tiểu trong hội chứng thận hư:
- Thường khoảng 1,2 đến 1,5 lít/ 24h.
- Nhiều tinh thể Oxalat.
- Urê và Créatinin trong nước tiểu luôn giảm.
- Có Lipid niệu.
- Protein niệu luôn luôn trên 3,5 g/l.
Câu 47:
Rối loạn thể dịch trong hội chứng thận hư đơn thuần:
- Gamma Globulin thường tăng.
- Albumin máu giảm dưới 60g/l.
- Cholesterol máu tăng, Phospholipid giảm.
- Tăng tiểu cầu và Fibrinogen.
- Phospholipid tăng, Triglyxerit giảm.
Câu 48:
Tiêu chuẩn phụ để chẩn đoán xác định hội chứng thận hư:
- Protein niệu > 3.5 g/24h.
- Protein máu giảm, Albumin máu giảm.
- Sinh thiết thận thấy tổn thương đặc hiệu.
- Phù nhanh, trắng, mềm
- Albumin máu giảm, *2, * Globulin máu tăng.
Câu 49:
Tiêu chuẩn chính chẩn đoán hội chứng thận hư:
- Lipid máu tăng, Cholesterol máu tăng.
- Phù.
- Protid máu giảm, Albumin máu giảm, *2,* Globulin máu tăng.
- Câu a và b đúng.
- Câu a và c đúng.
Câu 50:
Chẩn đoán phân biệt hội chứng thận hư đơn thuần hay kết hợp:
- Dựa vào mức độ suy thận.
- Dựa vào huyết áp, lượng nước tiểu và cân nặng.
- Dựa vào việc đáp ứng với điều trị bằng Corticoid.
- Dựa vào huyết áp, tiểu máu và suy thận.
- Phân biệt dựa vào sinh thiết thận.
Câu 51:
Trong hội chứng thận hư:
- Mất Lipid qua nước tiểu, giảm Lipid máu.
- Mất Lipid qua nước tiểu, tăng Lipid máu.
- Không mất Lipid qua nước tiểu, giảm Lipid máu.
- Không mất Lipid qua nước tiểu, Tăng Lipid máu.
- Tất cả đều sai.
Câu 52:
Cái nào không phải là biến chứng nhiễm trùng thường gặp của hội chứng thận hư:
- Viêm mô tế bào.
- Viêm phúc mạc tiên phát.
- Nhiễm trùng nước tiểu.
- Viêm phổi.
- Viêm não.
Câu 53:
Cái nào không phải là biến chứng của hội chứng thận hư:
- Cơn đau bụng do hội chứng thận hư.
- Xuất huyết do rối loạn chức năng đông máu.
- Nhiễm trùng do giảm sức đề kháng.
- Tắc mạch.
- Thiếu dinh dưỡng do mất nhiều Protein niệu.
Câu 54:
Lứa tuổi thường gặp nhất trong viêm khớp dạng thấp là :
- 15 - 30
- 30 - 50
- 50 - 70
- 70
- 5 - 15
Câu 55:
Ở Việt Nam, trong nhân dân viêm khớp dạng thấp chiếm tỷ lệ :
Câu 56:
Tác nhân gây bệnh trong viêm khớp dạng thấp là :
- Virut
- Chưa biết rõ
- Xoắn khuẩn
- Vi khuẩn
- Siêu kháng nguyên
Câu 57:
Tính chất viêm khớp không phù hợp với viêm khớp dạng thấp là :
- Đối xứng
- Di chuyển
- Cứng khớp buổi sáng
- Đau nhiều về đêm gần sáng
- Dính biến dạng khớp
Câu 58:
Trong viêm khớp dạng thấp, xuất hiện sớm là khớp :
- Khuỷu tay
- Vai
- Háng
- Cổ tay
- Ức đòn
Câu 59:
Viêm khớp dạng thấp khởi phát đột ngột với các dấu hiệu viêm cấp chiếm tỷ lệ
Câu 60:
Nốt thấp trong viêm khớp dạng thấp thường gặp ở :
- Khớp ngón chân cái
- Gần khớp cổ tay
- Khớp ức đòn
- Mỏm khuỷu trên xương trụ
- Vùng cổ
Câu 61:
Trong viêm khớp dạng thấp xuất hiện muộn là khớp :
- Cổ chân
- Bàn ngón chân
- Gối
- Vai
- Cổ tay
Câu 62:
Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp của Hội thấp học Mỹ 1987 không có nhóm khớp
- Bàn ngón chân
- Cổ tay
- Khuỷu
- Vai
- Gối
Câu 63:
Phản ứng Waaler-Rose dương tính khi ngưng kết với độ pha loãng huyết thanh từ:
Câu 64:
Trong viêm khớp dạng thấp, tế bào hình nho được tìm thấy:
- Khi sinh thiết màng hoạt dịch
- Trong máu bệnh nhân
- Trong dịch khớp
- Khi sinh thiết hạt dưới da
- Trong dịch tủy sống
Câu 65:
Trong viêm khớp dạng thấp, làm xét nghiệm acid uric máu là để phân biệt với
- Hội chứng Reiter
- Thấp khớp phản ứng
- Bệnh thống phong
- Viêm cột sống dính khớp
- Thấp khớp phản ứng
Câu 66:
Điều trị viêm khớp dạng thấp thể nhẹ, không có chỉ định
- Aspirin
- Chloroquin
- Điều trị vật lý
- Corticoide
- Thuốc dân tộc
Câu 67:
Trong giai đoạn toàn phát của viêm khớp dạng thấp, viêm nhiều khớp thường gặp:
- Các khớp ở chi, trội ở xa gốc
- Các khớp gần gốc
- Các khớp cột sống
- Xu hướng lan ra 2 bên và đối xứng
- A, D đúng
Câu 68:
Biến dạng hình thoi trong viêm khớp dạng thấp thường thấy ở:
- Khớp ngón tay cái
- Khớp các ngón 2 và ngón 3
- Khớp bàn ngón tay
- Khớp ngón chân
- Khớp cổ tay
Câu 69:
Chẩn đoán xác định viêm khớp dạng thấp theo tiêu chuẩn của Hội thấp học Mỹ 1987
- Gồm 7 điểm, trong đó tiêu chuẩn từ 1 đến 4 phải có thời gian ít nhất 6 tuần
- Gồm 7 điểm, trong đó tiêu chuẩn từ 1 đến 4 phải có thời gian dưới 6 tuần
- Chẩn đoán dương tính cần ít nhất 4 tiêu chuẩn
- Chẩn đoán dương tính cần ít nhất 5 tiêu chuẩn
- A, C đúng
Câu 70:
Bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có yếu tố HLA - DR4 chiếm tỷ lệ là :
- 50 - 60%
- 60 - 70%
- 70 - 80%
- 80 - 90%
- 90 - 100%
Câu 71:
Trong viêm khớp dạng thấp dấu cứng khớp buổi sáng có giá trị chẩn đoán khi kéo dài trên:
- 20 phút
- 30 phút
- 40 phút
- 50 phút
- 60 phút
Câu 72:
Hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp thường có kích thước :
- 0,5 - 2cm
- < 0,5cm
- 3 - 5cm
- > 2cm
- Chỉ vài mm
Câu 73:
Viêm khớp dạng thấp gặp ở mọi nơi trên thế giới, chiếm tỷ lệ:
- 0,5 - 3%
- 2 - 5%
- 5 - 10%
- 1 - 2%
- 0,5 - 1%
Câu 74:
Trong Viêm khớp dạng thấp, biểu hiện viêm gân thường gặp ở gân:
- Cơ tứ đầu đùi
- Achille
- Cơ liên sườn
- Cơ liên đốt bàn tay
- Cơ liên đốt bàn chân
Câu 75:
Bệnh nhân 35 tuổi, nữ, vào viện với đau, đỏ, nóng, sưng nhẹ các khớp bàn tay, ngón tay, cổ tay, cổ chân 2 bên, đau dai dẳng chỉ từ 1 tháng nay, uống thuốc giảm đau thì triệu chứng ở khớp giảm nhưng không hết. Khám lâm sàng và hởi bệnh sử, tiền sử không có gì đặc biệt. Hướng chẩn đoán nào sau đây ưu tiên nhất:
- Lao khớp
- Viêm khớp dạng thấp
- Thấp tim
- Viêm khớp do lậu cầu
- Viêm khớp do bệnh hệ thống
Câu 76:
Khi báng lượng vừa, vị trí thường dùng để chọc dò:
- 1/3 ngoài đường nối rốn- gai chậu trước trên phải
- 1/3 ngoài đường nối rốn- gai chậu trước trên trái.
- Trên và dưới rốn trên đường trắng.
- Cạnh rốn trên đường trắng.
- Bất kỳ chổ nào trên nữa bụng bên trái.
Câu 77:
Trong xơ gan, dịch báng thành lập:
- Do áp lưc keo huyết tương giảm.
- Do tăng áp tĩnh mạch cửa.
- Do tăng áp các tĩnh mạch tạng.
- do tăng aldosterone.
- Các câu trên đều đúng.
Câu 78:
Các đặc điểm nào sau đây là của báng dịch tiết: 5.1. Protein dịchbáng> 30g/l. 5.2. Tỷ trọng dịch báng >1,016. 5.3. Phản ứng Rivalta(-). 5.4. Tế bào< 250/mm3, đa số nội mô. 5.5. SAAG>1,1g/dl.
- 1,2,3 đúng.
- 1,2, đúng.
- 1,5 đúng.
- 3,4,5 đúng
- 2,4,5 đúng.
Câu 79:
Đặc điểm nào sau đây là của dịch báng trong bệnh xơ gan:
- LDH> 250Ul
- Tế bào > 250/mm3.
- Màu vàng trong, Rivalta(-).
- Tỷ trọng dịch báng >1,016.
- SAAG<1,1g/dl.
Câu 80:
Dịch báng thấm thường gặp trong bệnh lý nào sau đây:
- Lao màng bụng.
- Ung thư dạ dày di căn.
- U Krukenberg.
- Suy tim nặng.
- Vỡ bạch mạch.
Câu 81:
Báng tự do gặp trong trường hợp: 9.1. Lao màng bụng. 9.2. Ung thư màng bụng. 9.3. Xơ gan. 9.4. Hội chứng thận hư.
- 2,3 đúng.
- 1,2,3,4 đúng.
- 3,4 đúng.
- 2,3,4 đúng.
- 1,2 ,3 đúng.
Câu 82:
Một bệnh nhân có dịch ổ bụng với tính chất dịch thấm, ta có thể:
- Chẩn đoán ngay là xơ gan mất bù có cổ trướng.
- Chỉ chẩn đoán được là có tăng áp tĩnh mạch cửa
- Có thể do giảm tính thấm mao mạch
- Có thể do giảm áp lực keo trong lòng mạch.
- Không thể khẳng định ngay nguyên nhân, cần tiến hành khám kỹ lâm sàng và tiến hành một số xét nghiệm cần thiết nữa mới có thể xác định được nguyên nhân.
Câu 83:
Có dịch ổ bụng lượng ít được phát hiện trên lâm sàng bằng cách khám bệnh nhân ở tư thế:
- Nằm ngữa.
- Nghiêng trái.
- Nghiêng phải.
- Tư thế bò sấp (quỳ gối, chống hai tay)
- Thăm trực tràng.
Câu 84:
Dịch ổ bụng ở bệnh nhân phù toàn thân phản ảnh:
- Tình trạng giảm áp lực keo trong lòng mạch.
- Một bệnh lý về thận.
- Suy tim toàn bộ
- Xơ gan mất bù
- Tất cả các câu trên đều đúng
Câu 85:
Dịch tiết trong ổ bụng gặp trong trường hợp:
- Viêm phúc mạc
- Thủng tạng rỗng làm các chất trong lòng tạng tiết ra ngoài
- Nhồi máu mạc treo
- Nhiễm trùng báng
- Tất cả các câu trên đều đúng.
Câu 86:
Khi dịch ổ bụng toàn máu, nguyên nhân thường gặp là:
- Thủng tạng rỗng.
- Nhồi máu mạc treo
- Vỡ tạng đặc như vỡ lách.
- Viêm phúc mạc xung huyết
- Tất cả các câu trên đều đúng.
Câu 87:
Dịch dưỡng trấp ổ bụng gặp trong trường hợp:
- Bệnh giun chỉ
- Ung thư hạch bạch huyết
- Vỡ hệ bạch mạch mạc treo
- Tắc ống ngực.
- Viêm tụy cấp.
Câu 88:
Vị trí chọc dò dịch báng toàn thể tốt nhất là:
- Hố chậu phải
- Hố hông trái
- Hố hông phải
- Hố chậu trái
- Bất kỳ vị trí nào ở bụng có dịch báng.
Câu 89:
Dịch báng kèm với dấu chứng đầu sứa nói lên:
- Tắc tĩnh mạch trên gan.
- Nhồi máu tĩnh mạch cửa
- Có shunt cửa chủ do tuần hòan hệ cửa bị cản trở.
- Nhồi máu mạc treo.
Câu 90:
Chẩn đoán nguyên nhân báng chỉ cần:
- Phân tích thành phần dịch báng.
- Khám lâm sàng tỷ mỷ.
- Kết hợp cả hai: lâm sàng và phân tích dịch báng.
- Phải kết hợp rất nhiều lãnh vực: lâm sàng, sinh hoá, vi sinh, giải phẫu bệnh, hình ảnh học... mới xác định được nguyên nhân.
- Chỉ cần siêu âm ổ bụng.
Câu 91:
Trường hợp dịch ổ bụng ít, có thể phát hiện nhờ vào :
- Chụp phim ổ bụng.
- Khám lâm sàng ở tư thế gối ngực.
- Siêu âm bụng
- Chọc dò ổ bụng
- Chọc dò dưới hướng dẫn của siêu âm
Câu 92:
Đường dẫn mật trong gan gồm có:
- Ống gan phải, ống gan trái
- Ống trong tiểu thuỳ và ống gan phải, ống gan trái
- Ống trong tiểu thuỳ
- Ống quanh tiểu thuỳ.
- Câu C và D đúng
Câu 93:
Đường dẫn mật ngoài gan bao gồm:
- Túi mật, ống túi mật, ống gan phải, ống gan trái, ống gan chung, ống mật chủ
- Ống mật chủ, ống gan chung, ống quanh tiểu thuỳ
- Ống túi mật, túi mật, ống gan phải, ống gan trái
- Ống trong tiểu thuỳ, ống mật chủ, ống gan chung
- Câu B và D đúng
Câu 94:
Bilirubin được tạo ra do:
- Sự thoái biến của Hem chỉ do từ hồng cầu tạo ra
- Sự thoái biến của Hem từ hồng cầu tạo ra hoặc không.
- Từ sự thoái biến của Bạch cầu tạo ra
- Từ sự thoái biến của tiểu cầu.
- Từ tế bào gan tiết ra.
Câu 95:
Bilirubin không kết hợp được vận chuyển trong huyết tương là nhờ:
- Hồng cầu
- Bạch cầu
- Albumin
- Tiểu cầu
- Lipid
Câu 96:
Khi vào tế bào gan Bilirubin không kết hợp (Bilirubin gián tiếp) sẽ được liên hợp ở
- khoản cửa
- Tiểu mật quản
- Trong dịch gian bào
- Trong mao mạch
- Trong lưới nội mô bào tương
Câu 97:
Đặc điểm của Bilirubin trực tiếp là:
- Không thải được qua nước tiểu
- Không phân cực
- Hoà tan được trong nước
- Được hấp thu ở ruột ruột
- Không hoà tan được trong nước.
Câu 98:
Tại ruột, Bilirubin trực tiếp (Bilirubin kết hợp) sẽ :
- Được Oxy hoá
- Được hấp thu
- Tạo thành sắc tố trong phân
- Câu A và B đúng
- Câu A và C đúng.
Câu 99:
Các yếu tố chẩn đoán vàng da do tăng Bilirubin cần loại trừ:
- Bệnh tán huyết
- Sốt rét
- Viêm gan siêu vi
- Tẩm nhuận sắc tố vàng da
- Sỏi mật
Câu 100:
Khi hỏi một bệnh nhân vàng da do tăng Bilirubin máu cần lưu ý:
- Bệnh đái tháo đường
- Cơ địa và tiền sử
- Bệnh lao phổi
- Béo phì
- Suy dinh dưỡng.
Câu 101:
Khám bệnh nhân tăng Bilirubin máu về lâm sàng cần khám kỷ:
- Dấu suy tế bào gan, túi mật lớn
- Dấu tăng áp cửa, gan lớn.
- Túi mật lớn, suy tim phải
- Câu A và B đúng
- Câu B và C đúng.
Câu 102:
Xét nghiệm nào sau đây rất quan trọng trong xác định tăng Bilirubin máu:
- Siêu âm gan mật tuỵ
- Chụp cắt lớp vi tính (CT). gan mật tuỵ
- Xét nghiệm sinh hoá và huyết học
- Chụp MRI gan mật tuỵ
- Chụp đường mật ngược dòng qua nội soi
Câu 103:
Vàng da do nguyên nhân trước gan phần lớn gặp:
- Người trẻ, xuất hiện từng đợt
- Chỉ gặp ở người lớn tuổi, vàng da tiến triển kéo dài.
- Gặp ở người có bệnh gan mạn tính.
- Gặp ở người có bệnh máu ác tính
- Gặp ở người suy thận mạn
Câu 104:
Bệnh vàng da nào sau đây không phải là vàng da do nguyên nhân tại gan:
- Bệnh Dubin – Johnson.
- Viêm gan siêu vi
- Viêm gan cấp do rượu
- Sỏi mật
- Viêm gan do thuốc
Câu 105:
Bệnh nào sau đây gây tăng Bilirubin gián tiếp nhưng không do tán huyết:
- Sốt rét
- Do thuốc
- Truyền nhầm nhóm máu
- Bệnh Hannot
- Bệnh Gilbert.
Câu 106:
Triệu chứng nào sau đây không phải là triệu chứng của vàng da do tán huyết:
- Thiếu máu
- Cơn đau quặn gan.
- Sốt
- gan lớn
- Lách lớn
Câu 107:
Tại gan Bilirubin gián tiếp được thu nhận ở:
- Nhân tế bào gan
- Tiểu quản mật
- Màng xoang hang
- khoảng cửa
- Tế bào nội mô
Câu 108:
Bilirubin trực tiếp hoà tan được trong nước nhờ:
- Tính phân cực.
- Gắn với Albumin
- Ester hoá với acide Glycuronique
- Nhờ men UDP
- Tính không liên hợp.
Câu 109:
Bình thường nồng độ Bilirubin trong máu khoảng :
- 0,4 – 0,8 mg%
- o,8 – 1,2mg%
- 1,2 – 1,6mg%.
- 1,6 – 2mg%
- > 2mg%
Câu 110:
Vàng da, vàng mắt xuất hiện trên lâm sàng khi Bilirubin trong máu là:
- Trên 20 mmol/l
- Trên 25 mmol/l
- Trên 30 mmol/l
- Trên 35 mmol/l
- Trên 40mmol/l.
Câu 111:
Khi tăng Bilirubin kết mạc mắt dễ phát hiện vàng vì:
- Đồng tử rất có ái lực với Bilirubin
- Thuỷ tinh thể bắt giữ Bilirubin rất mạnh
- Mạn lưới mao mạch đáy mắt rất có ái lực với Bilirubin.
- Các sợi Elastin rất vó ái lực với Bilirubin.
- Bilirubin dễ xâm nhập vào đáy mắt.
Câu 112:
Yếu tố nào sau đây gây vàng da không phải do tăng Bilirubin máu:
- Viêm gan do rượu
- U đầu tụy
- Bệnh Leptospirose.
- Ngộ độc Chloroquin
- Tăng Carotene.
Câu 113:
Bilirubin gián tiếp không thải qua nước tiểu vì:
- Khối lượng phân tử lớn không qua được màng đáy của cầu thận
- Không tan trong nước
- Do có tính phân cực
- Do không hấp thu vào máu
- Câu B và C đúng
Câu 114:
Ung thư đầu tuỵ thường gặp:
- Bệnh nhân là nam giới trên 60 tuổi
- Chỉ gặp ở người nghiện rượu
- Gặp ở nữ, lớn tuổi.
- Gặp ở cả hai giới nam và nữ lớn tuổi.
- Gặp ở người có tiền sử viêm tuỵ mạn.
Câu 115:
Ung thu bóng Vater ngoài triệu chứng giống u đầu tuỵ hoặc sỏi mật có thể kèm theo dấu chứng:
- Túi mật to
- Chèn ép cuống gan
- Xuất huyết tiêu hoá
- Viêm tuỵ cấp
- Dấu hiệu bụng ngoại khoa.
Câu 116:
Chẩn đoán xác định ung thư túi mật dựa vào:
- Chụp đường mật tuỵ ngược dòng.
- Siêu âm
- Chụp CT
- Câu A và C đúng
- Câu B và C đúng
Câu 117:
Xơ gan ứ mật tiên phát là bệnh do:
- Viêm gan siêu vi
- Sỏi mật
- Ung thư đường mật
- U đầu tuỵ
- Viêm tự miễn của hệ thống đường mật trong gan.
Câu 118:
Xét nghiệm đặc biệt gợi ý của viêm gan cấp do rượu là:
- Men Transaminase tăng cao gấp 5 lần bình thường
- Albumin giảm còn < 40%
- Gamma GT tăng >400
- Tỷ Prothrombin giảm còn <50%
- Tăng Bilirubin gián tiếp
Câu 119:
Bệnh Dubin – Johnson là do:
- Giảm hoạt tính của UDP Glycuronyltransferase.
- Rối loạn thải trừ Bilirubin kết hợp
- Giảm thải Bilirubin tự do
- Do khiếm khuyết trong thu nhận và dự trữ Bilirubin
- Do huỷ hồng cầu
Câu 120:
Câu nào sau đây kgông đúng trong vàng da do thiếu máu huyết tán bẩm sinh hoặc mắc phải:
- Huỷ hồng cầu do phá huỷ trực tiếp màng tế bào
- Huỷ hồng cầu do sốt rét.
- Giảm sức bền hồng cầu thứ phát do biến dưỡng.
- Do suy tuỷ
- Do biến dạng hồng cầu trong bệnh Drépanocyte.
Câu 121:
Triệu chứng nào au đây không phù hợp trong bệnh Gilbert:
- Tăng Bilirun trực tiếp
- Cơn đau bụng kịch phát.
- Gan không lớn, nước tiể trong
- Không có huyết tán
- Không có rối loạn sinh học ở gan
Câu 122:
Cơ chế phù chính trong hội chứng thận hư:
- Tăng áp lực thủy tĩnh
- Giảm áp lực keo.
- Tăng tính thấm thành mạch
- Câu A và câu B đúng
Câu 123:
Cơ chế gây phù chủ yếu trong suy tim:
- Giảm áp lực keo
- Tăng tính thấm thành mạch
- Tăng áp lực thủy tĩnh
- Giảm lọc cầu thận
Câu 124:
Cơ chế gây phù chính trong phù do dị ứng:
- Giảm áp lực keo máu
- Tăng áp lực thủy tĩnh máu
- Tăng tính thấm thành mạch
- Câu A và C đúng
Câu 125:
Hai cơ chế gây phù chính trong hội chứng thận hư:
- Giảm áp lực thủy tĩnh và giảm áp lực keo
- Tăng Aldosterone và tăng áp lực thẩm thấu
- Giảm áp lực keo và tăng Aldosterone
- Giảm áp lực keo và giảm áp lực thẩm thấu
- Giảm áp lực keo và tăng tính thấm thành mạch
Câu 126:
Các cơ chế gây phù trong xơ gan:
- Tăng áp lực thủy tĩnh
- Giảm áp lực keo.
- Tăng tính thấm thành mạch
- Cả 3 cơ chế trên
Câu 127:
Phù do hội chứng thận hư thường xuất hiện đầu tiên ở vị trí:
- Mắt cá chân
- Các đầu chi
- Mặt trước xương chày.
- Mặt
Câu 128:
Phù trong suy tim giai đoạn đầu thường xuất hiện ở vị trí:
- Mặt
- Màng phổi, màng tim
- Màng bụng
- Chân
Câu 129:
Phù áo khoác thường do nguyên nhân chèn ép ở vị trí:
- Động mạch chủ ngực
- Động mạch chủ bụng
- Tĩnh mạch chủ dưới
- Tĩnh mạch chủ trên
Câu 130:
Nguyên nhân phù do hệ bạch huyết ở nước ta thường gặp nhất là:
- Ung thư
- Viêm
- Nhiễm virus
- Nhiếm ký sinh trùng
Câu 131:
Theo dõi diễn biến của phù trên lâm sàng tốt nhất nên dựa vào:
- Dấu ấn lõm Godet
- Khám báng
- Dấu hiệu phù ở mi mắt
- Lượng nước tiểu / 24 giờ
- Cân nặng
Câu 132:
Phù chi dưới trong thai kỳ do cơ chế:
- Tăng áp lực thủy tĩnh
- Giảm áp lực keo
- Tăng tính thấm thành mạch
- Tăng Aldosterone
- Tăng tiết ADH
Câu 133:
Khám phù bằng dấu ấn lõm nên thực hiện ở vị trí:
- Mắt
- Đùi
- Trán
- Bàn chân
- Tất cả đều sai
Câu 134:
Trường hợp phù không làm giảm lượng nước tiểu:
- Suy tim
- Suy thận
- Viêm bạch mạch
- Hội chứng thận hư
- Xơ gan
Câu 135:
Phù kèm với dấu hiệu tuần hoàn bàng hệ ở hạ sườn và thượng vị thường do nguyên nhân:
- Chèn ép tĩnh mạch chủ trên
- Suy tim
- Chèn ép tĩnh mạch chủ dưới
- Xơ gan
- Suy thận
Câu 136:
Phù kèm với tuần hoàn bàng hệ ở ngực thường do nguyên nhân:
- Suy tim
- Hội chứng trung thất
- Tắc tĩnh mạch trên gan
- Hẹp động mạch chủ
- Xơ gan
Câu 137:
Nguyên nhân thường gặp nhất của phù toàn thân:
- Bệnh tim
- Bệnh thận
- Bệnh gan
- Suy dinh dưỡng
- Dị ứng
Câu 138:
Đặc điểm của phù nội tiết:
- Thường gặp ở người lớn tuổi
- Mức độ phù thường nhẹ
- Ở phụ nữ mãn kinh
- Liên quan đến thời tiết
- Nam giới gặp nhiều hơn nữ
Câu 139:
Phù trong bệnh Bêri - Bêri:
- Thường phù ở mặt.
- Thường kèm tràn dịch màng phổi
- Liên quan với chế độ ăn nhạt
- Nghỉ ngơi sẽ giúp giảm phù
- Thường kèm giảm, mất phản xạ gân gối
Câu 140:
Nguyên nhân thưường gặp của phù một chi dưới:
- Xơ gan
- Viêm tắc tĩnh mạch
- Suy thận
- Bệnh Bêri - Bêri
- Có thai
Câu 141:
Chế độ ăn nhạt thường tốt cho điều trị phù do nguyên nhân:
- Viêm cầu thận cấp
- Hội chứng trung thất
- Bệnh giun chỉ
- Bệnh Bêri - Bêri
- Duy dinh dưỡng
Câu 142:
Phù trong xơ gan thường xuất hiện đầu tiên ở:
Câu 143:
Vị trí thường gặp của phù trong bệnh Bêri - Bêri:
- Tay
- Bụng
- Mặt
- Chân
- Toàn thân
Câu 144:
Cơ chế chính của phù viêm:
- Tăng áp lực thủy tĩnh
- Giảm áp lực keo
- Tăng tính thấm thành mạch
- Cả 3 câu trên đều đúng
Câu 145:
Phù do viêm tắc tĩnh mạch sâu chi dưới có đặc điểm:
- Thường phù toàn
- Thường phù 2 chi dưới
- Thường kèm tuần hoàn bàng hệ vùng hạ sườn và thượng vị
- Tất cả đều sai
Câu 146:
Cường Aldosterone thứ phát có thể gặp trong các trường hợp phù do:
- Xơ gan
- Suy dinh dưỡng
- Bệnh Bêri - Bêri
- Viêm tắc tĩnh mạch
- Viêm tắc bạch mạch
Câu 147:
Phù do giảm áp lực keo máu có thể gặp do nguyên nhân:
- Suy dinh dưỡng
- Hội chứng thận hư
- Xơ gan
- Câu A và C đúng
- Cả 3 câu đều đúng
Câu 148:
Trong các nguyên nhân dưới đây, nguyên nhân nào có thể gây phù qua cơ chế tăng tính thấm thành mạch:
- Bệnh Bêri – Bêri
- Suy thận
- Hội chứng thận hư
- Dị ứng
- Chèn ép tĩnh mạch chủ dưới
Câu 149:
Trường hợp nào phù thường kèm theo báng nhất:
- Suy thận cấp
- Suy tim
- Có thai
- Xơ gan
- Viêm bạch mạch
Câu 150:
Phù do nguyên nhân do giun chỉ thường có đặc điểm:
- Liên quan đến tư thế người bệnh
- Liên quan đến chế độ ăn nhạt
- Có yếu tố di truyền
- Thường do cơ chế tăng áp lực thủy tĩnh phối hợp với giảm áp lực keo
- Có yếu tố dịch tể
Câu 151:
Phù do suy dinh dưỡng thường có đặc điểm:
- Phù nhiều về chiều, sau khi hoạt động nặng
- Phù ở ngọn chi
- Phù xuất hiện đột ngột buổi sáng, ở mặt
- Phù liên quan đến chế độ ăn nhạt
- Thường do cơ chế giãn mạch tăng tính thấm thành mạch gây ra.
Câu 152:
Trên lâm sàng, đái máu đại thể cần phải chẩn đoán phân biệt với:
- Đái ra dưỡng trấp.
- Đái ra Myoglobin.
- Tụ máu quanh thận.
- Xuất huyết niệu đạo
- Đái ra mủ lượng nhiều.
Câu 153:
Nguyên nhân không do nhiễm trùng của đái ra máu đại thể:
- Lao thận.
- Viêm bàng quang xuất huyết.
- Sỏi thận.
- Viêm thận bể thận cấp.
- Tất cả đều sai.
Câu 154:
Nguyên nhân nhiễm trùng của đái máu:
- Ung thư thận.
- Chấn thương thận.
- Lao thận.
- Polype bàng quang.
- Viêm cầu thận mạn.
Câu 155:
Nguyên nhân của đái máu đầu bãi:
- Viêm cầu thận cấp.
- Viêm đài bể thận cấp.
- Viêm bàng quang xuất huyết.
- Viêm niệu đạo xuất huyết.
- Cả 4 loại trên.
Câu 156:
Chẩn đoán xác định đái máu vi thể dựa vào:
- Nghiệm pháp 3 cốc.
- Nghiệm pháp 2 cốc.
- Nghiệm pháp pha loãng nước tiểu.
- Nghiệm pháp cô đặc nước tiểu.
- Phương pháp đếm cặn Addis.
Câu 157:
Yếu tố quan trọng nhất để xác định đái máu từ cầu thận:
- Bệnh nhân phù to.
- Protein niệu dương tính.
- Trụ hồng cầu.
- Tăng huyết áp.
- Đái máu vi thể.
Câu 158:
Đái máu do nguyên nhân viêm cầu thận mạn:
- Thường có máu cục.
- Tiểu máu đại thể.
- Thường do di chuyển của sỏi tiết niệu sau khi gắng sức.
- Hay xảy ra trong đợt cấp của viêm đài bể thận mạn.
- Tất cả đều sai.
Câu 159:
Trong nghiệm pháp 3 cốc, chỉ có nước tiểu ở cốc đầu tiên đỏ thì tiêu điểm chảy máu:
- Từ cầu thận.
- Từ đài bể thận.
- Từ niệu quản.
- Từ bàng quang.
- Từ niệu đạo.
Câu 160:
Trong nghiệm pháp 3 cốc, chỉ có nước tiểu ở cốc cuối cùng đỏ thì tiêu điểm chảy máu:
- Từ cầu thận.
- Từ đài bể thận.
- Từ niệu quản.
- Từ bàng quang.
- Từ niệu đạo.
Câu 161:
Trong nghiệm pháp 3 cốc, nước tiểu ở cả 3 cốc đều đỏ thì tiêu điểm chảy máu hay gặp nhất là:
- Thận.
- Niệu quản.
- Bàng quang.
- Niệu đạo.
- Tiền liệt tuyến.
Câu 162:
Phương pháp thích hợp nhất để chẩn đoán xác định đái máu vi thể ở tuyến cơ sở:
- Đốt nước tiểu.
- Giấy thử nước tiểu.
- Đếm cặn Addis.
- Quay ly tâm nước tiểu.
- Đếm hồng cầu trên kính hiển vi.
Câu 163:
Trụ hồng cầu trong nước tiểu chứng tỏ rằng đái máu do:
- Tổn thương ống thận cấp.
- Viêm đài bể thận cấp.
- Tổn thương bàng quang - niệu đạo.
- Tổn thương cầu thận.
- Chấn thương thận.
Câu 164:
Bình thường, kết quả hồng cầu trong phương pháp đếm cặn Addis:
- < 1000 HC/phút.
- < 2000 HC/phút.
- < 3000 HC/phút.
- < 5000 HC/phút.
- < 10000 HC/phút.
Câu 165:
Chẩn đoán xác định đái máu có thể dựa vào:
- Giấy thử nước tiểu.
- Tìm hồng cầu trong nước tiểu qua soi kính hiển vi.
- Đếm cặn Addis.
- B và C đúng.
- Cả A, B, C đều đúng.
Câu 166:
Chẩn đoán xác định đái máu vi thể bằng phương pháp đếm cặn Addis:
- > 1000 HC/phút.
- > 2000 HC/phút.
- > 5000 HC/phút.
- > 10000 HC/phút.
- > 50000 HC/phút.
Câu 167:
Uống thuốc nào sau đây không thể gây ra nước tiểu có màu đỏ:
- Phenol Sunfol Phtalein
- Đại hoàng.
- Rifampicin.
- Vitamin A.
- Metronidazol.
Câu 168:
Phương pháp thăm dò hình thái nào sau đây không cần thiết trong chẩn đoán đái máu hiện nay:
- Siêu âm hệ tiết niệu.
- Chụp X quang hệ tiết niệu không chuẩn bị.
- Chụp UIV.
- Chụp bàng quang - bể thận ngược dòng.
- Chụp bơm hơi sau phúc mạc.
Câu 169:
Ba vị trí thường gặp hay gây đái máu đại thể là:
- Thận - Niệu quản - Bàng quang.
- Thận - Niệu quản - Niệu đạo.
- Thận - Bàng quang - Niệu đạo.
- Niệu quản - Bàng quang - niệu đạo.
- Tất cả đều sai.
Câu 170:
Nguyên nhân tổn thương thận có tính di truyền có thể gây đái máu đại thể:
- Sỏi thận.
- Thận đa nang.
- Ung thư thận.
- Lao thận.
- Tắc mạch thận.
Câu 171:
Các thuốc không gây đái máu:
- Heparin nhanh.
- Heparin trong lượng phân tử thấp.
- Vitamin K.
- Dicoumarol.
- Sintrom.
Câu 172:
Nguyên nhân chủ yếu nhất của đái máu vi thể:
- Viêm cầu thận cấp, mạn.
- Viêm đài bể thận cấp, mạn.
- Chấn thương thận.
- Viêm nội tâm mạc bán cấp.
- Viêm thận kẻ cấp do thuốc.
Câu 173:
Đặc điểm của đái máu do lao thận:
- Thường xảy ra sau cơn đau quặn thận.
- Khám thấy thận lớn.
- Đái máu thường kèm đái ra dưỡng trấp.
- Đái máu thường kèm đái ra mủ.
- Xảy ra bất kỳ lúc nào, cả khi nghỉ ngơi.
Câu 174:
Đái máu có hồng cầu nhỏ, méo mó không đều là đặc điểm của:
- Ung thư thận.
- Viêm thận bể thận.
- Viêm cầu thận.
- Polype bàng quang.
- Ung thư tiền liệt tuyến.
Câu 175:
Đái ra máu không thuộc nguồn gốc niệu học:
- Viêm cầu thận cấp.
- Viêm đài bể thận cấp.
- Viêm Bàng quang cấp.
- Sỏi niệu quản.
- Polype bàng quang.
Câu 176:
Đếm hồng cầu trong nước tiểu bằng kính hiển vi, chẩn đoán đái máu khi:
- > 5 hồng cầu / mm¬3 nước tiểu.
- > 10 hồng cầu / mm¬3 nước tiểu.
- > 50 hồng cầu / mm¬3 nước tiểu.
- > 1000 hồng cầu / mm¬3 nước tiểu.
- > 5000 hồng cầu / mm¬3 nước tiểu.
Câu 177:
Một bệnh nhân tiểu máu đại thể, khám thấy cả 2 thận lớn không đều. Xét nghiệm thăm dò ưu tiên:
- Chụp UIV.
- Chụp cắt lớp vi tính thận.
- Định lượng Ure, creatinin máu.
- Siêu âm bụng.
- Sinh thiết thận.
Câu 178:
Đặc điểm của đái máu do ung thư thận:
- Xảy ra sau khi gắng sức.
- Thường gặp ở người trẻ, có thận lớn.
- Đái máu tự nhiên, nhiều lần.
- Đái máu thường kèm đái mủ.
- Đái máu thường kèm đái dưỡng trấp.
Câu 179:
Một bệnh nhân đái đỏ toàn bãi, gầy sút, có hội chứng kích thích bàng quang, thận không lớn. Chẩn đoán có khả năng nhất là:
- Ung thư thận.
- Viêm cầu thận mạn.
- Thận đa nang.
- Viêm bàng quang cấp.
- Lao thận.
Câu 180:
Đặc điểm đái máu trong chấn thương thận kín:
- Đái ra máu cuối bãi.
- Có thể tiểu ra máu cục.
- Có trụ hồng cầu trong nước tiểu.
- Hồng cầu biến dạng, không đều.
- Câu B và C đúng.
Câu 181:
Xét nghiệm cần thiết nhất để thăm dò một đái máu cuối bãi:
- Siêu âm thận.
- Chụp UIV.
- Sinh thiết thận.
- Định lượng Ure máu.
- Soi bàng quang.
Câu 182:
Viêm cầu thận mạn là một bệnh:
- Tiến triển kéo dài từ 1 năm đến vài chục năm.
- Có biểu hiện của thận teo.
- Có giảm chức năng thận.
- Thường có tăng huyết áp.
- Các ý trên đều đúng.
Câu 183:
Về phương diện dịch tể học, viêm cầu thận mạn chiếm khoảng:
- 10% suy thận mạn.
- 25% suy thận mạn.
- 50% suy thận mạn.
- 75% suy thận mạn.
- 80% suy thận mạn.
Câu 184:
Phân loại viêm cầu thận tiến triển theo Wilson:
- Nhóm 1: Có giai đoạn bắt đầu không rõ, hồi phục 5 -10%.
- Nhóm 2: Có giai đoạn bắt đầu rõ, hồi phục 80 -90%.
- Nhóm 1: Có giai đoạn bắt đầu không rõ, thường chết do nhiễm trùng, tăng huyết áp, tăng Urê máu.
- Nhóm 2: Có giai đoạn bắt đầu không rõ, hồi phục 5 -10%, giai đoạn cuối có tăng huyết áp, Urê máu cao.
- Cả 4 ý trên đều sai.
Câu 185:
Trong các loại sau, loại nào thuộc viêm cầu thận mạn nguyên phát;
- Hội chứng thận hư.
- Viêm cầu thận ngoài màng.
- Viêm cầu thận thể màng tăng sinh.
- Viêm cầu thận mạn với ứ đọng IgA ở gian bào.
- Tất cả các loại trên.
Câu 186:
Loại nào không thuộc viêm cầu thận mạn nguyên phát:
- Viêm cầu thận thể màng tăng sinh.
- Hội chứng thận hư.
- Hội chứng Goodpasture.
- Viêm cầu thận mạn với ứ đọng IgA ở gian bào.
- Viêm cầu thận ngoài màng.
Câu 187:
Loại nào không phải là viêm cầu thận mạn thứ phát:
- Viêm cầu thận do Schlein-Henoch.
- Hội chứng Goodpasture.
- Tổn thương cầu thận trong bệnh Amylose.
- Viêm cầu thận mạn với ứ đọng IgA ở gian bào.
- Hội chứng Kimmelstiel-Wilson.
Câu 188:
Tổn thương cầu thận trong đái tháo đường không bao gồm:
- Thường có Protein niệu, đái máu vi thể.
- Tổn thương xơ hóa cầu thận lan tỏa.
- Có tổn thương các mạch máu nhỏ ở thận.
- Tổn thương do sự hiện diện của các chất Amyloid.
- Tổn thương dày màng đáy cầu thận với ứ đọng trong nội mạc.
Câu 189:
Protein niệu trong viêm cầu thận mạn:
- Luôn luôn trên 3,5 g/24 h.
- Là Protein niệu chọn lọc.
- Thường từ 2 - 3 g/24 h.
- Chỉ ở dạng vết.
- Tồn tại ở dạng MicroAlbumin niệu.
Câu 190:
Tỷ lệ có tăng huyết áp trong viêm cầu thận mạn:
- Trên 20%.
- Trên 40%.
- Trên 50%.
- Trên 60%.
- Trên 80%.
Câu 191:
Trong viêm cầu thận mạn:
- Hồng cầu niệu ít có, thường có đái máu đại thể.
- Hồng cầu niệu ít có, ít có đái máu đại thể.
- Hồng cầu niệu thường có, thường có đái máu đại thể.
- Hồng cầu niệu thường có, ít có đái máu đại thể.
- Cả bốn câu trên đều sai.
Câu 192:
Trụ niệu có thể gặp trong viêm cầu thận mạn:
- Trụ hồng cầu.
- Trụ hạt.
- Trụ trong.
- Cả 3 loại trên.
- Không có loại nào trong 3 loại trên.
Câu 193:
Trong viêm cầu thận mạn khi đã có suy thận:
- Hai thận thường lớn, bờ gồ ghề.
- Hai thận thường lớn, bờ không gồ ghề.
- Hai thận thường bé, bờ gồ ghề.
- Hai thận thường bé, bờ không gồ ghề.
- Một thận bé, thận kia kích thước bình thường.
Câu 194:
Biến chứng nào không phải của viêm cầu thận mạn:
- Suy tim.
- Nhiễm trùng.
- Hội chứng gan thận.
- Phù phổi cấp.
- Phù não.
Câu 195:
Giải phẩu bệnh của viêm cầu thận mạn, về đại thể:
- Thận lớn, màu tím, vỏ khó bóc tách.
- Thận lớn, màu trắng xám, vỏ dễ bóc tách.
- Thận nhỏ, màu tím, vỏ dễ bóc tách.
- Thận nhỏ, màu trắng xám, vỏ khó bóc tách.
- Thận nhỏ, màu trắng xám, vỏ dễ bóc tách.
Câu 196:
Khi sinh thiết thận ở viêm cầu thận mạn, có thể gặp tổn thương:
- Thể màng.
- Thể thoái hóa ổ, đoạn.
- Tăng sinh tế bào nội mạc và gian bào.
- Viêm cầu thận tăng sinh ngoài thành mạch.
- Tất cả các loại trên.
Câu 197:
VCTM trong các bệnh hệ thống sau ngoại trừ 1.
- Viêm mạch xuất huyết
- Viêm nút quanh động mạch
- Viêm khớp dạng thấp
- Xơ cứng bì
- Xơ tuỷ
Câu 198:
VCTM nguyên phát với biểu hiện hội chứng thận hư có tổn thương giải phẫu bệnh là.
- Tổn thương cầu thận tối thiểu
- Không mất các tế bào có chân
- Ứ đọng immunoglobulin miễn dịch
- Ứ đọng bộ thể
- Tất cả đều đúng
Câu 199:
Điều trị duy trì hội chứng thận hư ở VCTM nguyên phát với prednisolon từ tuần:
- 1 - 2
- 2 – 4
- 4 - 6
- 6 - 8
- 8 - 10
Câu 200:
Loại corticoid thường dùng nhất trong VCTM nguyên phát có hội chứng thận hư là:
- Dexa methazon
- Beta methazon
- Cortizon
- Methyl prednisolon
- Prednisolon
Câu 201:
VCTM nguyên phát với tổn thương viêm cầu thận màng bệnh có thể sống tới năm:
Câu 202:
VCTM nguyên phát với tổn thương thể màng tăng sinh thường có các biểu hiện sau:
- Protein niệu
- Tiểu hồng cầu
- Tiểu bạch cầu
- Suy thận
- Tăng huyết áp
Câu 203:
VCTM với ứ đọng IgA ở gian bào.
- Thường đái máu đại thể
- Thường đái máu vi thể
- Protein niệu trung bình
- Ứ đọng trong mao mạch IgA
- Ứ đọng trong mao mạch IgA với IgG ở gian bào
Câu 204:
VCTM thứ phát sau lupus ban đỏ gặp ở tỷ lệ (%).
Câu 205:
VCTM thứ phát sau lupus ban đỏ điều trị Corticoid với liều sau (mg/kg/24giờ):
- 0,5 - 1
- 1 - 2
- 2 - 3
- 3 - 4
- 4 - 5
Câu 206:
VCTM thứ phát trong bệnh Amylose (bột thận) thường gặp:
- Viêm cốt tuỷ
- Viêm khớp cấp
- Thoái khớp
- Viêm quanh khớp
- Đa u tuỷ xương
Câu 207:
VCTM thứ phát sau các hội chứng (trừ 1):
- Moschowicz
- Wegenes
- Angio keratose Familiale
- Defabry
- Goutte
Câu 208:
Triệu chứng về nước tiểu trong viêm cầu thận mạn:
- Glucose niệu (+).
- Urê niệu tăng cao.
- Tiểu máu đại thể thường gặp
- Tiểu máu vi thể thường gặp
- Bạch cầu niệu (+)
Câu 209:
Các phương tiện chẩn đoán hình ảnh thường được áp dụng trong chẩn đoán viêm cầu thận mạn hiện nay:
- Siêu âm, UIV, CT Scanner.
- Siêu âm, nội soi bàng quang, soi ổ bụng.
- UIV, chụp thận ngược dòng, chụp thận bằng phóng xạ
- CT Scanner, MRI, chụp thận bơm hơi sau phúc mạc.
- CT Scanner, Chụp thận bằng phóng xạ, chụp bơm hơi sau phúc mạc.
Câu 210:
Phương pháp có giá trị nhất trong chẩn đoán nguyên nhân viêm cầu thận mạn:
- Urê, Creatinin máu.
- Xét nghiệm 10 thông số nước tiểu.
- Chụp CT-Scanner thận.
- Siêu âm thận và UIV.
- Sinh thiết thận.
Câu 211:
Ở người lớn, thể bệnh viêm cầu thận mạn nguyên phát nào sau đây có tiên lượng xấu nhất :
- Tổn thương tối thiểu
- Thoái hóa ổ, đoạn.
- Bệnh cầu thận thể màng
- Bệnh cầu thận tăng sinh màng
- Cả 4 loại trên
Câu 212:
Suy thận mạn là một hội chứng do giảm sút Néphron chức năng một cách:
- Đột ngột.
- Nhanh chóng.
- Từ từ.
- Từng đợt.
- Hồi phục.
Câu 213:
Tỷ lệ mắc suy thận mạn trong dân có khuynh hướng:
- Giảm dần
- Ổn định
- Tăng dần
- Đột biến
- Xảy ra theo dịch.
Câu 214:
Những biểu hiện lâm sàng trong suy thận mạn có đặc điểm :
- Xảy ra đột ngột
- Biểu hiện rầm rộ
- Biểu hiện âm thầm, kín đáo
- Diễn tiến nặng nhanh
- Không có triệu chứng đặc hiệu
Câu 215:
Trong suy thận mạn, suy giảm chức năng thận liên quan đến:
- Cầu thận
- Tái hấp thu ống thận
- Bài tiết ống thận
- Nôi tiết
- Tất cả các chức năng trên
Câu 216:
Cơ chế của giảm canxi máu trong suy thận mạn là do:
- Giảm phosphate máu
- Giảm men 1 - ( hydroxylase.
- Giảm Calcitriol
- Chỉ B, C đúng.
- Tất cả đều đúng.
Câu 217:
Ở Việt Nam, nhóm nguyên nhân nào gây suy thận mạn gặp với tỷ lệ cao nhất:
- Viêm thận kẻ do thuốc.
- Viêm thận bể mạn do vi trùng.
- Bệnh lý mạch thận.
- Bệnh thận bẩm sinh do di truyền.
- Bệnh thận thứ phát sau các bệnh hệ thống.
Câu 218:
Nguyên nhân của Ngứa trong suy thận mạn là do lắng đọng dưới da:
- Urê .
- Créatinin .
- Canxi.
- Phosphat.
- Kali.
Câu 219:
Yếu tố thuận lợi thường gặp nhất trong suy thận mạn do viêm thận bể thận mạn là:
- Thận đa nang
- Sỏi thận - tiết niệu
- Xông tiểu
- Đái tháo đường
- Hẹp niệu quản bẩm sinh.
Câu 220:
Nguyên nhân chính của thiếu máu trong suy thận mạn là:
- Đời sống hồng cầu giảm
- Xuất huyết tiêu hoá âm ỉ
- Thiếu men erythropoietin
- Có quá trình viêm mạn
- Do thiếu sắt.
Câu 221:
Nguyên nhân xảy ra đợt cấp của suy thận mạn khi có yếu tố thuận lợi:
- Nhiễm trùng
- Tăng huyết áp nặng
- Hạ huyết áp
- Dùng thuốc độc cho thận
- Tất cả đều đúng.
Câu 222:
Nguyên nhân của Chuột rút trong suy thận mạn là do:
- Giảm natri, tăng canxi máu
- Tăng natri, giảm canxi máu
- Giảm natri, giảm canxi máu
- Tăng natri, tăng canxi máu
- Không liên hệ đến natri và canxi máu
Câu 223:
Mức độ thiếu máu có liên quan đến mức độ của suy thận mạn chỉ trừ trong trường hợp do nguyên nhân:
- Viêm cầu thận mạn
- Hội chứng thận hư
- Viêm thận bể thận mạn do vi trùng
- Viêm thận kẻ mạn do thuốc
- Thận đa nang
Câu 224:
Phù trong suy thận mạn là một triệu chứng:
- Luôn luôn có.
- Thường gặp trong viêm thận bể thận mạn.
- Thường gặp trong viêm cầu thận mạn.
- Chỉ gặp trong giai đoạn đầu của suy thận mạn.
- Chỉ gặp sau khi được điều trị bằng thận nhân tạo.
Câu 225:
Trong suy thận mạn thiếu máu là triệu chứng:
- Có giá trị để chẩn đoán nguyên nhân.
- Có giá trị để chẩn đoán xác định suy thận mạn.
- Có liên quan đến mức độ suy thận mạn.
- Ít có giá trị để phân biệt với suy thận cấp.
- Tất cả các ý trên đều đúng.
Câu 226:
Tăng huyết áp trong suy thận mạn là một triệu chứng:
- Giúp chẩn đoán xác định suy thận mạn.
- Giúp chẩn đoán nguyên nhân suy thận mạn.
- Khó kiểm soát tốt bằng thuốc.
- Ít có giá trị tiên lượng bệnh.
- Có thể làm chức năng thận suy giảm thêm.
Câu 227:
Suy tim trên bệnh nhân suy thận mạn là:
- Không có liên quan với nhau.
- Tùy thuộc vào nguyên nhân gây suy thận mạn.
- Không liên quan với mức độ suy thận.
- Một biến chứng sớm.
- Do tăng huyết áp, thiếu máu và giữ muối, nước.
Câu 228:
Protein niệu trong suy thận mạn là:
- Luôn luôn có.
- Tùy thuộc vào nguyên nhân gây suy thận mạn.
- Có giá trị để chẩn đoán giai đoạn suy thận mạn.
- Protein niệu chọn lọc.
- (2 microglobulin niệu.
Câu 229:
Để chẩn đoán xác định suy thận mạn kết quả xét nghiệm nào dưới đây có giá trị nhất :
- Tăng Urê máu.
- Tăng Créatinin máu.
- Giảm hệ số thanh thải Créatinin.
- Hạ Canxi máu.
- Tăng Kali máu.
Câu 230:
Triệu chứng nào dưới đây là quan trọng nhất để chẩn đoán suy thận mạn do viêm đài bể thận mạn:
- Tăng huyết áp.
- Phù.
- Thiếu máu.
- Tăng Urê, Créatinin máu.
- Bạch cầu và vi khuẩn niệu.
Câu 231:
Triệu chứng nào dưới đây là có giá trị nhất để chẩn đoán đợt cấp của suy thận mạn :
- Phù to, nhanh.
- Thiếu máu nặng.
- Tăng huyết áp nhiều.
- Tỷ lệ Urê máu / Créatinin máu > 40.
- Hội chứng tăng Urê máu trên lâm sàng nặng nề.
Câu 232:
Triệu chứng lâm sàng có giá trị để hướng dẫn chẩn đoán suy thận mạn do viêm cầu thận mạn là:
- Dấu véo da dương + tăng huyết áp
- Dấu véo da dương + hạ huyết áp
- Phù + tăng huyết áp
- Phù + hạ huyết áp
- Phù + tiểu đục.
Câu 233:
Suy thận mạn được chẩn đoán xác định khi độ lọc cầu thận giảm, còn lại so với mức bình thường:
- < 75%.
- < 60%.
- < 50%.
- < 40%.
- < 20%.
Câu 234:
Triệu chứng nào nói lên tính chất mạn của suy thận mạn:
- Tăng huyết áp
- Thiếu máu
- Rối loạn chuyển hoá canxi, phốtpho
- Chỉ A, B đúng
- A, B và C đúng.
Câu 235:
Trị số có giá trị nhất trong theo dõi diễn tiến của suy thận mạn:
- Urê máu
- Créatinin máu
- Hệ số thanh thải créatinin
- Hệ số thanh thải urê
- 1/Créatinin máu