Danh sách câu hỏi
Câu 1: Suy tim trái có thể gây:
  • Khó thở chỉ lúc gắng sức
  • Khó thở chỉ khi nằm ở tư thế Fowler
  • Cơn hen tim, phù phổi cấp
  • Phù hai chi dưới
  • Khó thở chậm thì thở ra
Câu 2: Tìm một ý SAI trong câu: Triệu chứng của khó thở thanh quản gồm:
  • Dấu co kéo
  • Khó thở vào với tiếng hít vào mạnh và ồn ào
  • Thì hít vào kéo dài hơn bình thường
  • Ran rống hay ran ngáy
  • Khó thở thì hít vào
Câu 3: Tìm một ý SAI : Phù phổi tổn thương gồm có các đặc điểm sau
  • Tổn thương màng phế nang-mao mạch
  • Thường do nhiễm trùng máu vi khuẩn gram âm
  • Do suy tim trái cấp
  • Suy hô hấp cấp và nặng
  • Có cơ chế sinh bệnh khác với phù phổi cấp huyết động
Câu 4: Khó thở thanh quản ít khi gặp trong:
  • Liệt dây thần kinh quặt ngược
  • Viêm đường hô hấp trên
  • Co thắt thanh quản
  • Phù nề sụn nắp thanh quản
  • Dị vật thanh quản
Câu 5: Khó thở do liệt cơ hô hấp ÔNG có một đặc điểm sau đây:
  • Nhịp thở chậm < 10 lần/phút
  • Dấu co kéo rõ
  • Vã mồ hôi
  • Biên độ hô hấp giảm
  • Tím môi
Câu 6: Liệt cơ hô hấp ÔNG gặp trong:
  • Chấn thương tuỷ sống cổ
  • Liệt dây thần kinh trong hội chứng Guilain Barré
  • Bệnh nhược cơ
  • Chèn ép tuỷ cổ
  • Viêm tuỷ cổ cắt ngang
Câu 7: Tìm một ý không đúng khi sơ cứu khó thở:
  • Cho bệnh nhân nằm tư thế 45 độ
  • Nằm nghiêng đầu an toàn
  • Khai thông đường hô hấp
  • Cho thở oxy
  • Thở oxy liều cao và kéo dài
Câu 8: Triệu chứng cơ năng sau đây có giá trị chẩn đoán tràn dịch màng phổi
  • Đau vùng sau xương ức lan lên vai trái
  • Ho và khạc nhiều đàm loãng
  • Ho khi thay đổi tư thế
  • Khó thở từng cơn khi nghiêng bên tràn dịch
  • Khó thở vào, khó thở chậm
Câu 9: Tính chất ho trong tràn dịch màng phổi là
  • Ho từng cơn và khạc nhiều đàm loãng
  • Ho khi dẫn lưu tư thế và khạc nhiều đàm mủ
  • Ho và khạc đàm nhiều vào buổi sáng
  • Ho khan, ho khi thay đổi tư thế
  • Ho và khạc đàm mủ khi nằm nghiêng bên tràn dịch
Câu 10: Trong tràn mủ màng phổi có các tính chất sau
  • Lồng ngực bên tràn dịch sưng đỏ, đau, có tuần hoàn bàng hệ
  • Phù áo khoác, có tuần hoàn bàng hệ
  • Lồng ngực hẹp lại, hạn chế cử động vì đau
  • Lồng ngực dãn lớn, gõ vang, âm phế bào giảm
  • Lồng ngực hình ức gà, có cọ màng phổi
Câu 11: Trong tràn dịch màng phổi nghe được
  • Ran nổ và âm thổi màng phổi
  • Âm phế bào giảm hay mất
  • Ran ấm to hạt, âm dê
  • Ran ấm vừa và nhỏ hạt
  • Ran ấm dâng lên nhanh như thủy triều
Câu 12: Chẩn đoán có giá trị trong tràn dịch màng phổi là
  • Gõ đục ở đáy phổi
  • Âm phế bào giảm ở đáy phổi
  • Hình ảnh mờ không đều ở đáy phổi trên X.Quang
  • Rung thanh giảm nhiều ở đáy phổi
  • Chọc dò màng phổi có dịch
Câu 13: Triệu chứng nào sau đây không có trong tràn mủ màng phổi
  • Đau ở đáy ngực nhiều
  • Thở nhanh, nông
  • Vùng ngực sưng đỏ và có tuần hoàn bàng hệ
  • Nghe nhiều ran ấm
  • X.Quang phổi thấy mức dịch nằm ngang
Câu 14: Điểm khác nhau quan trọng trong tràn dịch thanh tơ huyết và tràn mủ màng phổi là
  • Biến dạng lồng ngực
  • Mức độ khó thở
  • Đau ngực, phù nề lồng ngực
  • Tuổi và giới
  • Phản ứng Rivalta
Câu 15: Dịch màng phổi có nhiều tế bào nội mo gặp trong
  • Suy tim ứ dịch
  • Hội chứng thận hư
  • Lao màng phổi
  • Tràn mủ màng phổi
  • K.màng phổi
Câu 16: Tràn dịch màng phổi khu trú thường gặp trong
  • K.màng phổi
  • Viêm màng phổi có dày dính màng phổi
  • Tràn dịch kèm tràng khí màng phổi
  • Hội chứng Meig’s
  • Suy tim toàn bộ
Câu 17: Vách hóa màng phổi gặp trong
  • Tràn dịch màng phổi do virus
  • Tràn dịch màng phổi do K
  • Lao màng phổi
  • Viêm màng mủ phổi
  • Tràn dịch kèm tràn khí màng phổi
Câu 18: Khi Protein < 30 g/l mà Rivalta (+) thì
  • Kết quả sai
  • Do giảm Protein máu
  • Phản ứng viêm không nặng
  • Do vi khuẩn hủy Protein dịch màng phổi
  • Do số lượng tế bào không cao
Câu 19: Tràn mủ màng phổi thường ít xảy ra sau
  • Áp xe phổi
  • Áp xe gan (dưới cơ hoành)
  • Giảm phế quản
  • Viêm phổi
  • Nhiễm trùng huyết
Câu 20: Tràn dịch màng phổi (T) có thể do
  • Viêm đường mật trong gan
  • Viêm tụy cấp
  • Viêm thận, bể thận (T)
  • Thủng tạng rỗng
  • Viêm túi mật cấp
Câu 21: Tràn dịcg màng phổi thể khu trú, chẩn đoán xác định dựa vào
  • Tiền sử, bệnh sử
  • Triệu chứng cơ nắng là chính
  • Triệu chứng thực thể là chính
  • Phim X.Quang phổi
  • Nội soi phế quản
Câu 22: Tiếng cọ màng phổi nghe được khi
  • Tràn dịch màng phổi khu trú
  • Giai đoạn lui bệnh của tràn dịch màng phổi
  • Tràn dịch màng phổi thể tự do, mức trung bình
  • Tràn dịch kèm đông đặc phổi
  • Tràn dịch kèm tràn khí màng phổi
Câu 23: Trong tràn mủ màng phổi đến muộn thì chọc dò
  • Ở vùng thấp nhất của tràn dịch
  • Chọc màng phổi ở đường nách sau tư thế nằm
  • Ở phần trên của dịch
  • Chọc dò ở đường nách giữa tư thế ngồi
  • Không có chỉ định chọc dò
Câu 24: Vách hóa màng phổi thường xảy ra do
  • Tràn máu màng phổi
  • Tràn dưỡng trấp màng phổi
  • Tràn dịch thanh tơ huyết
  • Tràn mủ màng phổi
  • Tràn dịch kèm tràn khí
Câu 25: Nếu bệnh nhân không thể ngồi, muốn chọc dò màng phổi thì
  • Chống chỉ định chọc dò màng phổi
  • Nằm tư thế Fowler, chọc ở đường nách giữa
  • Nằm nghiêng về phía đối diện, chọc ở đường nách sau
  • Nằm nghiêng về phía tràn dịch, chọc ở đường nách trước
  • Nằm ngửa, đầu hơi thấp, chọc ở đường nách giữa
Câu 26: Nguyên nhân nào gây tràn dịch màng phổi dịch tiết
  • Suy dinh dưỡng
  • Do lao
  • Suy tim nặng
  • Suy thận giai đoạn cuối
  • Suy gan có bốn mê gan
Câu 27: Nguyên nhân nào gây tràn dịch màng phổi dịch thấm
  • Suy tim phải giai đoạn 3
  • Do lao
  • Do vi khuẩn mủ
  • Do K nguyên phát mang phổi
  • Do K thứ phát màng phổi thấy
Câu 28: Tràn dịch kèm tràn khí màng phổi thì X.Quang
  • Thấy vách hóa màng phổi rõ
  • Tràn dịch màng phổi thể khu trú
  • Hình ảnh đường cong Damoiseau điển hình
  • Hình ảnh bóng mờ - bóng sáng xen kẽ
  • Mức dịch nằm ngang
Câu 29: Tràn dịch màng phổi P kèm u buồng trứng gặp trong b/c:
  • Katagener
  • Monnier-Kulin
  • Meigh’s
  • Paucoat-Tobias
  • Piere Marie
Câu 30: Tràn dịch đáy phổi T kèm đau vùng thượng vị và có phản ứng màng bụng thường nghĩ đến nhiều nhất là
  • Thủng dạ dày
  • Viêm tụy cấp
  • Áp xe gan vỡ vào phổi
  • Sỏi mật - áp xe mật quản
  • Viêm đài bể thận T
Câu 31: Gluose trong dịch màng phổi rất thấp thường gặp trong
  • Ung thư màng phổi
  • Lao màng phổi
  • Viêm mủ màng phổi
  • Suy tim, suy thận
  • Tất cả các nguyên nhân trên
Câu 32: Lồng ngực phù nề, đỏ đau và có tuần hoàn bàng hệ là do
  • Viêm màng phổi mủ
  • Ung thư màng phổi
  • U trung thất
  • Lao màng phổi
  • Viêm màng phổi do virus
Câu 33: Triệu chứng cơ năng quan trọng nhất gợi ý tràn khí màng phổi là
  • Tụt HA đột ngột
  • Khó thở cấp kèm ho ra máu
  • Đau vùng sau xương ức lan lên vai trái và trong cánh tràng trái
  • Cơn đau ở ngực đột ngột sau gắng sức kèm khó thở cấp
  • Cơn khó thở vào đột ngột kèm tím.
Câu 34: Người đầu tiên phát hiện tràn khí màng phổi là
  • Laennec
  • Galliard
  • Sattler
  • Salmeron
  • Claude Bernard
Câu 35: Tràn khí màng phổi do Lao chiếm khoảng
  • 10%
  • 20%
  • 40%
  • 75%
  • 90%
Câu 36: Tràn khí màng phổi nguyên phát thường gặp
  • Người trẻ
  • Nam > Nữ
  • Do vỡ bóng khí phế
  • Viêm phế nang do virus
  • Tất cả các yếu tố trên
Câu 37: Yếu tố nào ít gây tràn khí màng phổi nhất
  • Ho mạnh
  • Gắng sức
  • Stress
  • Tiền sử hút thuốc lá
  • Dùng thuốc giãn phế quản
Câu 38: Tỉ lệ tràn khí màng phổi giữa Nam/Nữ là
  • 1/1
  • 1/2
  • 1/3
  • 1/4
  • 1/6
Câu 39: Tỉ lệ tràn khí màng phổi tái phát trên 5 năm khoảng
  • 10%
  • 20%
  • 50%
  • 80%
  • > 95%
Câu 40: Tràn khí màng phổi thứ phát ít gặp trong các bệnh sau
  • Lao phổi
  • Nhiễm khuẩn Phế quản - Phổi
  • Hen phế quản
  • U trung thất
  • COPD
Câu 41: Nguyên nhân hàng đầu gây tràn khí màng phổi là
  • Lao phổi
  • K phổi di căn
  • Giãn phế quản
  • Viêm phế quản mạn
  • Viêm màng phổi do virus
Câu 42: Thủ thuật nào ít gây tràn khí màng phổi
  • Chọc tĩnh mạch dưới đòn
  • Đẫn lưu mang phổi
  • Sinh thiết màng phổi
  • Chọc dò màng phổi
  • Chọc dò màng tim
Câu 43: Bình thường áp lực trong khoang màng phổi là
  • > +5 cm H2O
  • 0 đến +5 cm H2O
  • -3 đến -5 cm H2O
  • < -10 cm H2O
  • thay đổi tùy tuổi, tình trạng phổi và nhịp thở
Câu 44: Trong tràn khí màng phổi thì do chức năng hô hấp thấy yếu tố nào ít thay đổi
  • Dung tích sống
  • Dung tích toàn phần
  • Dung tích cặn
  • FEV1 (VEMS)
  • Tỉ số Tiffneau
Câu 45: Tràn khí màng phổi khu trú là
  • Do lổ dò tràn khí được bít lại sớm
  • Do có dày dính màng phổi cũ
  • Gặp trong trường hợp gắng sức
  • Do ung thư di căn màng phổi
  • Do chọc dò màng phổi
Câu 46: Tràn khí màng phổi có van là do nguyên nhân
  • Lao phổi
  • COPD
  • Vỡ phế nang
  • Chọc dò màng phổi
  • Không liên quan các nguyên nhân trên
Câu 47: Tính chất đau trong tràn khí màng phổi là
  • Đau đột ngột càng lúc càng tăng và kéo dài
  • Đau đột ngột dữ dội kèm suy hô hấp cấp sau đó giảm dần
  • Đau đột ngột sau đó đau từng cơn, huyết áp hạ, mạch nhanh
  • Đau tăng lên từ từ,và sau đó giảm từ từ kèm khó thở vào
  • Không đau nhưng có suy hô hấp cấp
Câu 48: Cơn đau xóc ngực đột ngột dữ dội như dao đâm ở đáy ngực lan lên vai kèm theo suy hô hấp cấp là cơn đau
  • Nhồi máu cơ tim
  • Thủng dạ dày
  • Quặn thận
  • Quặn gan
  • Tràn khí màng phổi
Câu 49: Triệu chứng thực thể nào không phù hợp với tràn khí màng phổi
  • Lồng ngực bên tổn thương gồ cao
  • Phù nề và tuần hoàn bàng hệ ở ngực bên tổn thương
  • Gõ vang như trống
  • Âm phế bào mất
  • Nghe có tiếng thổi vò
Câu 50: Triệu chứng nào có giá trị chẩn đoán tràn khí màng phổi nhất
  • Âm phế bào giảm
  • Lồng ngực gồ cao
  • Gian sườn rộng, ít di động theo nhịp thở
  • Gõ một phổi vang như trống
  • Rung thanh giảm
Câu 51: Tam chứng Galliard gồm
  • Đau ngực, khó thở, gõ vang
  • Đau ngực, mạch nhanh, huyết áp hạ
  • Lồng ngực gồ, gõ vang, âm phế bào giảm
  • Gõ vang, rung thanh giảm, âm phế bào giảm
  • Rang thanh giảm, âm phế bào giảm, X.Quang phổi sáng
Câu 52: Xét nghiệm cận lâm sàng ccần thiết để chẩn đoán tràn khí màng phổi là
  • Khí máu
  • Thăm dò chức năng hô hấp
  • X.Quang phổi thường
  • Siêu âm lồng ngực
  • Chụp cắt lớp vi tính
Câu 53: X.Quang phổi trong trường hợp tràn khí màng phổi tự do hoàn toàn là
  • Phổi sáng toàn bộ hai bên, rốn phổi đậm, hai cơ hoành hạ thấp
  • Phổi sáng, rốn phổi đậm, trung thất bị kéo
  • Phổi sáng, các phế huyết quản rõ, các phế bào giảm
  • Phổi sáng, nhu mô phổi bị xẹp co lại ở rón phổi, tim bị đẩy sang phía kia
  • Phổi mờ, trung thất bị đẩy về phía đối diện
Câu 54: X.Quang phổi trong tràn khí màng phổi có góc sường hoành tù là do
  • Dày dính màng phổi
  • Tràn khí không hoàn toàn
  • Tràn khí sau tràn dịch
  • Chảy máu sau tràn dịch
  • Tràn khí màng phổi do thủ thuật
Câu 55: Tràn khí màng phổi im lặng có đặc điểm sau
  • Không đau ngực
  • Không khó thở
  • Âm phế bào giảm nhẹ
  • Dấu thực thể không điển hình
  • Tất cả các triệu chứng trên
Câu 56: Tràn khí màng phổi khu trú cần phân biệt với
  • Khí phế thủng toàn thể
  • Áp xe phổi giai đoạn nung mủ hở
  • Hang lao
  • Kén phổi
  • Vách màng phổi
Câu 57: Biến chứng của tràn khí màng phổi thường gặp là
  • Tràn máu, dịch màng phổi
  • Nhiễm trùng mủ màng phổi
  • Suy tim phải cấp, suy hô hấp cấp
  • Tràn khí màng phổi có van
  • Tất cả các biến chứng trên
Câu 58: Di chứng của tràn khí màng phổi thường gặp là
  • Dày dính màng phổi
  • Tràn khí màng phổi mạn
  • Tràn khí màng phổi tái phát sau nhiều năm
  • Xẹp phổi
  • Tất cả các di chứng trên
Câu 59: Kháng sinh chọn lựa phòng nhiễm khuẩn trong tràn khí màng phổi là
  • Nhóm Aminozide
  • Nhóm Cefalosporin III
  • Nhóm Macrolid
  • Nhóm Metronidazol
  • Không có chỉ định kháng sinh
Câu 60: Tràn khí màng phổi cần can thiệp cấp cứu là
  • Tràn khí màng phổi đóng
  • Tràn khí màng phổi mở
  • Tràn khí màng phổi có van
  • Tràn khí màng phổi kèm tràn dịch
  • Tất cả các tràn khí màng phổi trên
Câu 61: Dùng kim và bơm tiêm lấy khí màng phổi khi
  • Tràn khí màng phổi đóng sau 3 - 4 ngày không hấp thu hết
  • Tràn khí màng phổi mở
  • Tràn khí màng phổi có van
  • Tràn khí màng phổi khu trú
  • Tất cả các tràn khí màng phổi
Câu 62: Theo dõi diễn tiến của tràn khí màng phổi thường dùng là
  • Triệu chứng cơ năng và triệu chứng toàn thân
  • X.Quang phổi chuẩn
  • Siêu âm lồng ngực
  • Triệu chứng thực thể
  • Thăm dò chức năng hô hấp
Câu 63: Nguyên nhân thường gặp nhất gây ho ra máu ở Việt Nam là:
  • Viêm phế quản
  • Áp xe phổi
  • Lao phổi
  • Ung thư phổi
  • Giãn phế quản
Câu 64: Đuôi khái huyết là:
  • Ho ra máu có hình sợi như cái đuôi
  • Có nhiều sợi máu lẫn trong đàm
  • Máu ho ra có hình dạng của phế quản
  • Máu có số lượng giảm dần và sẫm dần
  • Máu ho ra có màu đỏ tươi và đỏ sẫm xen kẽ
Câu 65: Nguyên nhân ho ra máu do nguyên nhân ngoài phổi thường gặp nhất là:
  • Bệnh bạch cầu cấp
  • Hẹp van 2 lá
  • Suy tim phải
  • Suy chức năng gan
  • Sốt rét
Câu 66: Triệu chứng nào sau đây không liên quan đến mức độ ho ra máu:
  • Đau ngực
  • Khó thở
  • Móng tay khum
  • Mạch nhanh
  • Lượng nước tiểu
Câu 67: Triệu chứng sớm có giá trị nhất để đánh giá mức độ ho ra máu là:
  • Số lượng máu mất
  • Số lượng hồng cầu
  • Thể tích hồng cầu (Hct)
  • Mạch nhanh
  • Móng tay móng chân
Câu 68: Triệu chứng nào sau đây không có giá trị đánh giá mức độ ho ra máu cấp:
  • Huyết áp
  • Mạch
  • Nhịp thở
  • Tinh thần kinh
  • Móng tay móng chân
Câu 69: Triệu chứng quan trọng nhất giúp phân biệt ho ra máu và nôn ra máu là:
  • số lượng máu mất
  • Số lượng hồng cầu
  • Màu sắc của máu
  • Đuôi khái huyết
  • Biểu hiện tim đập
Câu 70: Khi bệnh nhân ho ra máu cấp, thái độ đầu tiên của thầy thuốc là:
  • Để bệnh nhân nằm yên nghỉ, khám xét nhanh để đánh giá độ trầm trọng
  • Hỏi bệnh sử và khám xét thật kĩ
  • Làm đầy đủ xét nghiệm để xác định chẩn đoán
  • Chuyển lên tuyến trên sớm để giải quyết
  • Chuyền ngay Glucose hay Manitol ưu tương để bù dịch
Câu 71: Động tác không nên làm ngay khi có ho ra máu nặng:
  • Để bệnh nhân nằm yên nghỉ nơi thoáng mát
  • Khám xét nhanh và đánh giá mức độ xuất huyết
  • Phải làm đầy đủ xét nghiệm cao cấp để xác định nguyên nhân sớm
  • Phải bảo đảm thông khí và thở Oxy nếu cần
  • Chuyền dung dịch mặn đằng trương để bảo đảm lưu lượng tuần hoàn
Câu 72: Mức độ ho ra máu không có liên quan đến
  • Số lượng máu mất
  • Số lượng hồng cầu
  • Toàn trạng bệnh nhân
  • Nguyên nhân gây xuất huyết
  • Thời gian xuất huyết
Câu 73: Nếu bạn gặp một bệnh nhân ho ra máu mức độ nặng ở tuyến cơ sở thì bạn sẽ xử trí cấp cứu:
  • Để bệnh nhân yên nghỉ, chuyền dịch mặn đẳng trương
  • Để bệnh nhân yên nghỉ, chuyền dịch ngột ưu trương
  • Cho thuốc cầm máu và chuyển đi tuyến trên ngay
  • Chuyển đi tuyến trên càng sớm càng tốt
  • Làm các xét nghiệm cần thiết rồi chuyển đi tuyến trên.
Câu 74: Hen phế quản gặp ở mọi lứa tuổi với tỷ lệ người lớn/trẻ em là:
  • 2/1
  • 1/2
  • 1/3
  • 1/ 2,5
  • 1/ 5,2
Câu 75: Trong hen phế quản dị ứng không nhiễm khuẩn, nguyên nhân thường gặp nhất là:
  • Dị ứng nguyên hô hấp
  • Dị ứng nguyên thực phẩm
  • Dị ứng nguyên thuốc
  • Dị ứng nguyên phẩm màu
  • Dị ứng nguyên chất giữ thực phẩm
Câu 76: Trong hen phế quản, dị ứng nguyên hô hấp thường gặp nhất là:
  • Bụi nhà
  • Bụi chăn đệm
  • Các lông các gia súc
  • Phấn hoa
  • Bụi xưởng dệt
Câu 77: Trong hen phế quản dị ứng nhiễm khuẩn, những virus thường gấy bệnh nhất là:
  • Adénovirus, virus Cocsackie
  • Virus hợp bào hô hấp, virus Parainflunenza
  • Virus quai bị. ECHO virus
  • Virus hợp bào hô hấp, virus cúm
  • Virus hợp bào hô hấp, virus parainflunza, virus cúm
Câu 78: Thuốc gây hen phế quản do thuốc hay gặp nhất là:
  • Penicillin
  • Kháng viêm không steroid
  • Aspirin
  • Phẩm nhuộm màu
  • Chất giữ thực phẩm
Câu 79: Nguyên nhân gây hen phế quản không do dị ứng hay gặp nhất là:
  • Di truyền
  • Rối loạn nội tiết
  • Lạnh
  • Gắng sức
  • Tâm lý
Câu 80: Trong hen phế quản cơ chế sinh bệnh chính là:
  • Viêm phế quản
  • Co thắt phế quản
  • Phù nề phế phế quản
  • Giảm tính thanh thải nhầy lông
  • Tăng phản ứng phế quản
Câu 81: Khi dị ứng nguyên lọt vào cơ thể tạo ra phản ứng dị ứng thông qua vai trò kháng thể:
  • IgG
  • IgE
  • IgM
  • IgA
  • Cả 4 đều đúng
Câu 82: Co thắt phế quản do tác dụng của:
  • Chất trung gian hóa học gây viêm
  • Hệ cholinergic
  • Hệ adrenergic
  • Hệ không cholinergic không adrenergic.
  • Cả 4 đều đúng
Câu 83: Cơn hen phế quản thường xuất hiện:
  • Vào buổi chiều
  • Vào ban đêm, nhất là nửa đêm trước sáng
  • Vào ban đêm, nhất là nửa đêm về sáng
  • Suốt ngày
  • Vào buổi sáng
Câu 84: Trong hen phế quản điển hình có biến chứng nhiễm trùng phế quản phổi, cơn khó thở có đặc tính sau:
  • Khó thở nhanh, cả hai kỳ
  • Khó thở chậm, chủ yếu kỳ thở ra
  • Khó thở chậm, chủ yếu kỳ hít vào
  • Khó thở chậm, cả hai kỳ
  • Khó thở nhanh kèm đàm bọt màu hồng
Câu 85: Trong hen phế quản rối loạn thông khí hô hấp quan trọng nhất là:
  • PEF
  • FEV1
  • FEF 25-75%
  • FVC
  • RV
Câu 86: Hen phế quản khó chẩn đoán phân biệt với:
  • Phế quản phế viêm
  • Hen tim
  • Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
  • Giãn phế quản
  • Viêm thanh quản
Câu 87: Khó thở trong hen phế quản có đặc điểm quan trọng nhất là:
  • Có tính cách hồi qui
  • Có tính cách không hồi qui
  • Thường xuyên
  • Khi nằm
  • Khi gắng sức
Câu 88: Trong hen phế quản dị ứng, xét nghiệm nào sau đây quan trọng nhất:
  • Tìm kháng thể IgA, IgG
  • Định lượng IgE toàn phần và IgE đặc hiệu
  • Test da
  • Trong công thức máu tìm bạch cầu ái toan tăng
  • Tìm bạch cầu ái toan trong đàm
Câu 89: Trong chẩn đoán xác định hen phế quản, tét phục hồi phế quản dương tính sau khi sử dụng đồng vận beta 2 khi:
  • FEV1 > 100ml và FEV1/FVC > 10%
  • FEV1 > 200ml và FEV1/FVC > 15%
  • FEV1 > 150ml và FEV1/FVC > 13%
  • FEV1 > 120ml và FEV1/FVC > 11%
  • FEV1 > 140ml và FEV1/FVC > 12%
Câu 90: Chẩn đoán bậc 1 của hen phế quản, căn cứ vào các triệu chứng sau đây, trừ:
  • Những triệu chứng xảy ra < 1 lần / tuần.
  • Không có đợt bộc phát .
  • Những triệu chứng ban đêm < 2 lần / tháng.
  • FEV1 hay PEF ( 80% so với lý thuyết
  • PEF hay FEV1 biến thiên < 20%
Câu 91: Chẩn đoán bậc 2 của hen phế quản, căn cứ vào các triệu chứng sau đây, trừ:
  • Những triệu chứng xảy ra > 1 lần / tuần, nhưng < 1 lần / ngày
  • Những có đợt bộc phát ngắn
  • Những triệu chứng ban đêm < 2 lần / tháng.
  • FEV1 hay PEF ( 80% so với lý thuyết
  • PEF hay FEV1 biến thiên 20% - 30%
Câu 92: Chẩn đoán bậc 3 của hen phế quản, căn cứ vào các triệu chứng sau đây, trừ:
  • Những triệu chứng xảy ra 2 lần / ngày
  • Những đợt bộc phát ảnh hưởng đến hoạt động và giấc ngủ.
  • Những triệu chứng ban đêm > 1 lần / tuần
  • Hàng ngày phải sử dụng thuốc khí dung đồng vận (2 tác dụng ngắn
  • FEV1 hay PEF 60 - 80% so với lý thuyết và PEF hay FEV1 biến thiên > 30%
Câu 93: Chẩn đoán bậc 4 của hen phế quản, căn cứ vào các triệu chứng sau đây, trừ:
  • Những triệu chứng xảy ra hằng ngày.
  • Những đợt bộc phát ảnh hưởng đến hoạt động và giấc ngủ.
  • Những triệu chứng thường xảy ra ban đêm.
  • Giới hạn những hoạt động thể lực.
  • FEV1 hay PEF ( 60% so với lý thuyết và PEF hay FEV1 biến thiên > 30%.
Câu 94: Trong hen phế quản cấp nặng, triệu chứng sau đây báo hiệu ngưng tuần hoàn:
  • Mạch nhanh > 140lần/phút
  • Mạch chậm
  • Mạch nghịch lý
  • Tâm phế cấp
  • Huyết áp tăng
Câu 95: Trong hen phế quản cấp nặng, triệu chứng phát hiện được khi nghe là :
  • Im lặng
  • Ran rít rất nhiều
  • Ran rít kèm ran ẩm to hạt
  • Ran rít nhiều hơn ran ngáy
  • Ran rít kèm ran nổ.
Câu 96: Trong hen phế quản cấp nặng, tình trạng nguy cấp hô hấp được chẩn đoán căn cứ vào triệu chứng sau đây:
  • Tím
  • Vả mồ hôi
  • Khó thở nhanh nông
  • Co kéo các cơ hô hấp
  • Cả 4 đều đúng
Câu 97: Khó thở cấp tính và kịch phát thường gặp nhất trong:
  • Lao phổi
  • Tràn khí màng phổi tự do và toàn bộ một phổi.
  • Tràn khí màng phổi khu trú
  • Tràn dịch màng phổi do lao
  • Viêm phổi thuỳ
Câu 98:

Khó thở thì hít vào gặp trong:

  • Hen phế quản
  • Viêm phổi
  • Hẹp thanh quản
  • Tràn dịch màng phổi
  • Suy tim
Câu 99: Tìm một nguyên nhân ÔNG gây khó thở:
  • U thanh quản
  • U trong lòng phế quản gốc
  • Dị vật thanh quản
  • Hẹp thanh quản do dị vật
  • Hai amydal lớn
Câu 100: Khó thở thì thở ra gặp trong:
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính(COPD)
  • Tràn khí màng phổi tự do
  • Dị vật thanh quản
  • Hen phế quản
  • Hen tim
Câu 101: Khó thở chậm khi:
  • Tần số thở < 25 lần/phút
  • Tần số thở < 20 lần/phút
  • Tần số thở < 15 lần/phút
  • Tần số thở < 10 lần/phút
  • Tần số thở < 5 lần/phút
Câu 102: Khó thở nhanh thường gặp nhất trong:
  • Phù phổi cấp
  • Cơn hen phế quản nhẹ
  • Liệt cơ hô hấp
  • Bệnh nhược cơ
  • Liệt cơ hoành
Câu 103: Khó thở chậm gặp trong:
  • Dị vật thanh quản
  • Tràn khí màng phổi
  • Nhược cơ
  • Liệt cơ hô hấp
  • Nhược cơ và liệt cơ hô hấp
Câu 104: “Tiếng hít vào mạnh và ồn ào” gặp trong:
  • Viêm phổi
  • Khó thở do liệt cơ hô hấp
  • U hay dị vật thanh quản
  • Hen phế quản
  • Tràn khí màng phổi
Báo lỗi
Nếu có bất kì vấn đề nào về đề thi, vui lòng liên hệ với các bộ phận thông qua các hình thức sau
Số điện thoại: 0368.201.788
Email: contact@123job.vn
Chat trực tuyến: Chat với hỗ trợ

Nội cơ sở - Hô hấp

Mã quiz
940
Số xu
5 xu
Thời gian làm bài
78 phút
Số câu hỏi
104 câu
Số lượt làm bài
0 lượt
Bắt đầu làm bài
Lưu tin Hủy lưu
Thông tin đề thi
Chủ đề
Y khoa
Mọi người cũng test
Nội cơ sở - Tim mạch
85 câu 64 phút 0 lượt thi
Nội cơ sở - Tiêu hoá - Thận - Khớp
235 câu 176 phút 0 lượt thi
Nội cơ sở - Nội tiết
61 câu 46 phút 0 lượt thi
Chia sẻ đề thi
Sao chép đường dẫn
Chia sẻ qua mạng xã hội

Đề thi trắc nghiệm mới nhất

40 câu hỏi
0 lượt đã test
30 phút
Miễn phí
Xem trước
35 câu hỏi
0 lượt đã test
26 phút
Miễn phí
Xem trước
69 câu hỏi
0 lượt đã test
52 phút
4 xu
Xem trước
150 câu hỏi
0 lượt đã test
113 phút
6 xu
Xem trước
99 câu hỏi
0 lượt đã test
74 phút
5 xu
Xem trước