Danh sách câu hỏi
Câu 1: Bạn hãy cho biết thai ngoài tử cung chiếm tỷ lệ bao nhiêu phần trăm của thai nghén:
  • 3 - 5%
  • 2 - 4%
  • 1 - 2%
  • 0,5 - 1%
Câu 2: Vị trí giải phẫu thường gặp nhất của thai ngoài tử cung là:
  • Đoạn eo của vòi tử cung
  • Đoạn bóng của vòi tử cung
  • Đoạn kẽ của vòi tử cung
  • Ở buồng trứng
Câu 3: Yếu tố nào không là nguyên nhân của thai ngoài tử cung:
  • Tiền sử viêm vòi tử cung
  • Vòi tử cung dài bất thường
  • Các xơ dính do hậu quả phẫu thuật vùng bụng trước đó
  • Tiền sử sinh đẻ nhiều lần
Câu 4: Yếu tố nào trong những yếu tố sau đây không phải là nguy cơ của thai ngoài tử cung:
  • Kích thích rụng trứng
  • Tiền sử phẫu thuật vòi tử cung
  • Dùng thuốc tránh thai viên phối hợp
  • Mang DCTC
Câu 5: Phụ nữ nào sau đây dễ có nguy cơ thai ngoài tử cung nhất:
  • Đang sử dụng viên thuốc tránh thai
  • Có tiền sử viêm vòi tử cung
  • Có tiền sử lạc nội mạc tử cung
  • Có chu kỳ kinh không đều
Câu 6: Dấu hiệu nào sau đây có giá trị nhất để chẩn đoán thai trong ổ bụng?
  • Thử nghiệm thai dương tính
  • Ngôi thai bất thường
  • Có cơn go tử cung sau khi cho oxytocine
  • X quang bụng nghiêng thấy cột sống lưng của mẹ nằm vắt qua các phần thai
Câu 7: Khi bạn nghi ngờ một bệnh nhân bị thai ngoài tử cung, những xét nghiệm
  • cận lâm sàng nào bạn sẽ chỉ định đầu tiên: bạn chỉ định làm đầu tiên:
  • Siêu âm và chụp buồng tử cung
  • Siêu âm và thử ß-HCG nước tiểu
  • Định lượng ß-HCG trong máu
  • Công thức máu và nội soi ổ bụng
  • Nội soi buồng tử cung
Câu 8: Chọc dò túi cùng Douglas: (chọn 1 câu sai)
  • Chỉ giúp ta khẳng định chẩn đoán thai ngoài tử cung vỡ khi hút ra có máu đen loãng, không đông
  • . Nếu muốn truyền máu hoàn hồi thì không nên chọc dò túi cùng Douglas vì dễ gây nhiễm khuẩn
  • Nếu hút không có máu thì chưa loại trừ được thai ngoài tử cung
  • D Chọc dò túi cùng Douglas có mục đích giải quyết tình trạng máu tràn ngập ổ bụng
Câu 9: Thái độ xử trí đối với thai ngoài tử cung chưa có biến chứng chảy máu trong ổ bụng ở tuyến xã là (chọn một câu đúng nhất):
  • Nếu bệnh nhân chưa có con thì nên theo dõi và điều trị dưỡng thai bằng Progesterone
  • Theo dõi sát, điều trị nội khoa, khi có biến chứng thì chuyển ngay lên tuyến trên
  • Tư vấn và chuyển ngay lên tuyến trên, nơi có khả năng phẫu thuật
  • Cho thuốc giảm đau, cầm máu và chuyển ngay lên tuyến trên để phẫu thuật
Câu 10: Về điều trị nội khoa thai ngoài tử cung, chọn câu sai:
  • Được chỉ định trong trường hợp thai ngoài tử cung ít triệu chứng, ít tiến triển, chẩn đoán sớm,
  • Thuốc thường được sử dụng nhất để điều tri nội khoa thai ngoài tử cung là Methotrexate
  • Có thể tránh được phẫu thuật, bệnh nhân nhanh chóng phục hồi khả năng sinh sản
  • Đường kính khối thai ngoài tử cung đo trên siêu âm trên 4 cm
Câu 11: Về tiên luợng thai ngoài tử cung, khi đã vỡ và ngập máu ổ bụng, tỷ lệ tử vong có thể là (chọn một câu đúng nhất):
  • 1 - 1,5%
  • 1 - 2,5%
  • 2 - 2,5%
  • 3 - 3,5%
  • 4 - 4,5%
Câu 12: Về tiên luợng thai ngoài tử cung, tỷ lệ có thai lại bình thường sau khi bị thai ngoài tử cung là khoảng (chọn một câu đúng nhất):
  • 20%
  • 30%
  • 35%
  • 50%
Câu 13: Về tiên luợng thai ngoài tử cung, tỷ lệ tái phát thai ngoài tử cung ở các lần có thai sau là khoảng:
  • 40%
  • 30%
  • 20%
  • 10%
Câu 14: Về tiên luợng thai ngoài tử cung, tỷ lệ bị vô sinh sau khi được mổ thai ngoài tử cung là khoảng:
  • 50%
  • 40%
  • 30%
  • 20%
Câu 15: Chọn câu đúng nhất trong định nghĩa chửa ngoài tử cung là trứng làm tổ và phát triển ở:
  • Vòi trứng
  • Ngoài buồng tử cung
  • Ống cổ tử cung
  • Buồng trứng
Câu 16: Những nguyên nhân nào sau đây có thể gây chửa ngoài tử cung:
  • Tiền sử viêm nhiễm vòi trứng
  • Khối u phần phụ hoặc dị dạng bẩm sinh vòi trứng
  • Những phẫu thuật trên vòi trứng
  • Tất cả những câu trên đều đúng
Câu 17: Chửa ngoài tử cung chưa vỡ có các triệu chứng sau:
  • Tắt kinh hoặc rối loạn kinh nguyệt
  • Đau bụng hạ vị âm ỉ, có thể đau thành cơn
  • Bụng chướng, gõ đục vùng thấp
  • Câu A và B đúng
Câu 18: Đối với chửa ngoài tử cung vỡ, câu nào sau đây không đúng:
  • Có biểu hiện sốc điển hình hay không điển hình phụ thuộc vào mức độ mất máu
  • Có những cơn đau bụng hạ vị dữ dội, đột ngột
  • Sốt cao, môi khô, lưỡi bẩn
  • Túi cùng sau phồng, động vào bệnh nhân đau chói
Câu 19: Chẩn đoán chửa ngoài tử cung vỡ dựa vào các dấu hiệu sau:
  • Chậm kinh hoặc rối loạn kinh nguyệt
  • Đau bụng hạ vị đột ngột, dữ dội, làm bệnh nhân choáng váng hoặc ngất đi
  • Toàn thân có biểu hiện tình trạng choáng
  • Cả câu A, B và C đều đúng
Câu 20: Phần lớn chửa ngoàI tử cung nằm ở vị trí:
  • Đoạn kẽ.
  • Đoạn eo.
  • Đoạn bóng.
  • Buồng trứng
Câu 21: Khi đã chẩn đoán xác định là chửa ngoài tử cung:
  • Nên mổ sớm
  • Cắt bỏ toàn bộ khối chửa và buồng trứng cùng bên
  • Nếu bọc thai đã sảy qua loa vào ổ bụng, có thể điều trị nội khoa
  • Tiêm Metrothexate trực tiếp vào khối thai ngoài
Câu 22: Chửa ngoài tử cung thể huyết tụ thành nang:
  • Chỉ cần điều trị nội khoa
  • Dùng kháng sinh liều cao và phối hợp, bệnh sẽ khỏi
  • Bệnh thường không nguy hiểm vì khối máu tụ được ruột và mạc nối bao vây lại
  • Phẫu thuật lấy khối thai và khối máu tụ
Câu 23: Có chỉ định mổ bụng khi chọc dò túi cùng Douglas:
  • Ra máu đen loãng không đông.
  • Ra máu đỏ loãng.
  • Ra máu đỏ đông.
  • Ra dịch vàng chanh
Câu 24: Trong chửa ngoài tử cung chưa vỡ, định lượng HCG 2 lần cách nhau 48 giờ sẽ có kết quả:
  • Nồng độ HCG không thay đổi.
  • Nồng độ HCG tăng lên.
  • Nồng độ HCG giảm xuống.
  • Nồng độ hCG âm tính
Câu 25: Chọn câu sai. Chửa ngoài tử cung là trứng làm tổ ở:
  • Niêm mạc tử cung
  • 1/3 ngoài vòi trứng
  • Bóng và loa vòi trứng
  • Eo và kẽ vòi trứng
Câu 26: Chọn câu sai về hướng xử trí chửa ngoài tử cung thể huyết tụ thành nang là:
  • Mổ sớm để tránh vỡ thứ phát
  • Điều trị nội khoa
  • Mổ lấy khối huyết tụ và khối thai
  • Mổ lấu khối huyếtt tụ và khâu ép kín
Câu 27: Nguyên nhân không gây ra chửa ngoài tử cung:
  • Viêm nhiễm vòi tử cung.
  • Sau phẫu thuật tái tạo vòi tử cung.
  • Vòi tử cung bị chèn ép bởi khối u buồng trứng.
  • Tử cung đôi.
Câu 28: Triệu chứng sau không thường gặp trong chửa ngoài tử cung chưa vỡ:
  • Chậm kinh, ra huyết.
  • Đau bụng âm ỉ, có khi trội thành cơn ở hạ vị.
  • Thăm khám âm đạo thấy khối cạnh tử cung chạm vào rất đau.
  • Chọc dò túi cùng Douglas có máu loãng không đông.
Câu 29: Phương pháp vừa có tác dụng chẩn đoán vừa có tác dụng điều trị chửa ngoài tử cung là:
  • Điều trị bằng hoá chất.
  • Dùng thuốc giảm đau và theo dõi.
  • Nạo niêm mạc tử cung.
  • Nội soi ổ bụng.
Câu 30: Một biện pháp tránh thai nào có nguy cơ gây chửa ngoài tử cung:
  • Bao cao su
  • Đặt vòng tránh thai
  • Triệt sản
  • Thuốc tránh thai phối hợp
Câu 31: Khám lâm sàng, trịêu chứng nghi ngờ chửa ngoài tử cung là:
  • Tử cung nhỏ hơn tuổi thai, khối cạnh tử cung di động, không đau.
  • Tử cung nhỏ hơn tuổi t hai, không rõ khối cạnh tử cung.
  • Tử cung mềm, khối cạnh tử cung ấn đau
  • Tử cung mềm, sờ thấy khối cạnh tử cung, chắc, không đau
Câu 32: Siêu âm hình ảnh có ý nghĩa nhất trong chửa ngoài tử cung:
  • Khối âm vang không đồng nhất cạnh tử cung
  • Không có túi thai trong tử cung
  • Nang cạnh tử cung
  • Dịch cùng đồ
  • A và B đúng
Câu 33: Nguyên nhân của chửa ngoài tử cung là:
  • Viêm nhiễm vòi tử cung
  • Vòi tử cung cứng giảm nhu động
  • Viêm niêm mạc tử cung
  • U ở ngoài chèn vào vòi tử cung
  • Viêm cổ tử cung
  • A, B, D đúng
Câu 34: Triệu chứng của chửa ngoài tử cung hình thái chưa vỡ là:
  • Đau bụng dữ dội
  • Có cảm ứng phúc mạc hoặc phản ứng thành bụng
  • Thăm âm đạo: cạnh tử cung thấy khối mềm, ranh giới không rõ ấn đau
  • Siêu âm: trong buồng tử cung không có túi ối,bên cạnh có
  • khối âm vang không đồng nhất
  • Xét nghiệm HCG dương tính
  • C,D,E đúng
Câu 35: Triệu chứng của chửa ngoài tử cung vỡ là:
  • Ra huyết đen ít một đường âm đạo
  • Bụng căng chướng có cảm ứng phúc mạc hoặc phản ứng thành bụng
  • Gõ trong toàn ổ bụng
  • Chọc dò Douglas có máu loãng không đông
  • Thăm âm đạo tử cung ít di động không đau
  • A, B, D đúng
Câu 36: Triệu chứng của chửa ngoài tử cung thể huyết tụ là:
  • Không có chậm kinh hoặc rối loạn kinh nguyệt
  • Không ra huyết đen âm đạo
  • Toàn thân có biểu hiện thiếu máu
  • Thăm âm đạo thấy khối u ở một bên hố chậu ranh giới không rõ ấn đau dính với tử cung thành một khối
  • Chọc dò Douglas có máu đen
  • C,D,E đúng
Câu 37: Triệu chứng của chửa trong ổ bụng là:
  • Không đau bụng
  • Có biểu hiện bán tắc ruột
  • Hình thể tử cung bình thường
  • Sờ nắn thấy y hai ngay dưới da bụng
  • Thăm âm đạo tử cung tương xứng với tuổi thai
  • B,D đúng
Câu 38: Tỷ lệ làm tổ lạc chỗ của thai lần lượt là:
  • Đoạn bóng là 65%, Đoạn eo là 15%
  • Đoạn bóng là 55%, Đoạn eo là 25%
  • Đoạn bóng là 25%, Đoạn eo là 55%
  • Đoạn bóng là 70%, Đoạn eo là 10%
Câu 39: Trường hợp nghi ngờ thai ngoài tử cung chưa vỡ mà khám lâm sàng chưa phát hiện bất thường, nên làm gì tiếp theo:
  • Hẹn bệnh nhân 15 ngày sau tới khám lại
  • Nạo sinh thiết buồng tử cung
  • Định lượng Beta- HCG và siêu âm vùng tiểu khung
  • Mổ thăm dò ngay
Câu 40: Triệu chứng sớm của thai ngoài tử cung là:
  • Rong huyết
  • Ngập máu ổ bụng
  • Đau dữ dội vùng hạ vị
  • Nghén ít hơn bình thường
Câu 41: Nếu chửa ở vòi trứng đã vỡ, cách xử trí thường nhất là:
  • Mổ kẹp cắt vòi trứng bên có khối chửa đến sát góc tử cung và lau sạch ổ bụng
  • Mổ kẹp cắt phần phụ (vòi trứng + buồng trứng) bên có thai làm tổ
  • Lấy hết tổ chức rau thai ở vòi tử cung rồi khâu cầm máu
  • Rạch bờ tự do vòi tử cung, hút hoặc lấy khối chửa và cầm máu
Câu 42: Tiên lượng của thai ngoài tử cung, chọn câu đúng nhất sau đây:
  • Tỷ lệ tử vong chung lên đến 10%
  • Tỷ lệ tái phát thai ngoài tử cung khoảng 30%
  • Chỉ có khoảng 10% trường hợp là có thể có thai bình thường trở lại sau khi đã mổ thai ngoài tử cung
  • Tỷ lệ vô sinh sau mổ thai ngoài tử cung vào khoảng 50%
Câu 43: Một xét nghiệm nào sau đây không được chỉ định khi theo dõi điều trị nội khoa thai ngoài tử cung:
  • Công thức máu
  • Định lượng nồng độ Estrogène trong máu
  • Siêu âm
  • Định lượng ß - HCG trong máu
Câu 44: Các xét nghiệm nào sau đây được chỉ định khi theo dõi điều trị nội khoa thai ngoài tử cung. Chọn một câu đúng nhất:
  • Siêu âm ,công thức máu ,giải phẫu bệnh lý
  • Siêu âm, định lượng nồng độ Estrogene trong máu, công thức máu
  • Siêu âm, định lượng ß - hCG và/hoặc nồng độ progesteron / máu
  • Siêu âm, Định lượng nồng độ Progesteron và Estrogène trong máu
Câu 45: Chọn câu đúng nhất về thái độ xử trí thai ngoài tử cung thể huyết tụ thành nang:
  • Cắt phần phụ bên có khối máu tụ
  • Lúc mổ phải tìm cách vào ổ máu tụ, nhẹ nhàng bóc tách lấy hết khối máu tụ ở
  • trong,tìm thấy vòi tử cung bị vỡ thì kẹp cắt, lau bụng.
  • Nên đổ kháng sinh vào ổ bụng để tránh nhiễm trùng
  • Khi mổ nên dẫn lưu ổ bụng.
Câu 46: Thai trong ổ bụng phát triển lớn hơn 7 tháng có thể chờ đợi và mổ khi thai khoảng 36-38 tuần, sản phụ phải được nhập viện và theo dõi nghiêm ngặt. Thái độ xử trí nên ưu tiên cứu mẹ trước vì tỷ lệ tử vong mẹ cao tới:
  • 15,85%.
  • 14,85%.
  • 12,85%.
  • 0,85%.
Câu 47: Các biện pháp sau đều góp phần làm giảm tỷ lệ thai ngoài tử cung. Chọn câu sai.
  • Hạn chế các trường hợp phải nạo phá thai
  • Phòng ngừa viêm nhiễm sinh dục
  • Khám thai sớm ngay những ngày đầu chậm kinh để có thể kịp thời phát hiện các tai
  • biến sớm của thai nghén, trong đó có chửa ngoài tử cung
  • Ăn uống đủ chất dinh dưỡng trong khi mang thai
Câu 48: Xử trí chửa ngoài tử cung tại tuyến xã:
  • Nếu nghi ngờ chửa ngoài tử cung chưa vỡ, cần theo dõi thêm, không nên vội vàng chuyển tuyến chuyên khoa
  • Chửa ngoài tử cung vỡ, huyết áp tụt cần chuyển tuyến trên càng nhanh càng tốt
  • Chửa ngoài tử cung vỡ, cần giải thích cho gia đình kết hợp chuyển tuyến trên
  • Chửa ngoài tử cung vỡ, hồi sức chống choáng và chuyển tuyến trên có nhân viên y tế đi kèm
Câu 49: Sử dụng đơn độc nội tiết nào sau đây có thể làm tăng nguy cơ chửa ngoài tử cung:
  • Estrogen.
  • Progesteron.
  • Androgen.
  • Growth hormone
Câu 50: Hướng xử trí chửa ngoài tử cung vỡ tràn ngập máu ổ bụng là:
  • Mổ ngay không trì hoãn
  • Hồi sức tích cực bằng dịch, máu
  • Mổ song song với hồi sức tích cực
  • Soi ổ bụng chẩn đoán xác định rồi mới mổ
Câu 51: Triệu chứng nào gợi ý đến chửa ngoài tử cung:
  • Chậm kinh, nghén nhiều, mệt mỏi
  • Chậm kinh, đau bụng, sốt
  • Chậm kinh, ra máu, đau bụng
  • Rong kinh, đau bụng
Câu 52: Khi chậm kinh 2 tuần, đau bụng, ra máu, tử cung kích thước bình thường phải nghĩ tới:
  • U nang buồng trứng và thai
  • U xơ tử cung + thai nghén
  • Chửa ngoài tử cung
  • Chửa trứng
Câu 53: Sau nạo sinh thiết nội mạc tử cung ở thai ngoài tử cung, mẫu mô được cho vào dung dịch nước muối sinh lý sẽ:
  • . Chìm xuống nếu là rau.
  • Chìm xuống nếu là màng rụng.
  • Nằm lơ lửng trong dung dịch.
  • Nổi lên trên nếu là rau.
Câu 54: Siêu âm nếu thấy túi thai và tim thai nằm cạnh tử cung hướng xử trí tiếp theo là:
  • Định lượng progesterone.
  • B Định lượng hCG
  • Điều trị nội khoa bằng MTX
  • Nội soi ổ bụng ngay
Câu 55: Thai ngoài tử cung vỡ có dấu hiệu xuất huyết nội, Mạch 100l/ph, Huyết áp 80/50mmHg. Xử trí nên:
  • Mổ bụng .
  • Truyền máu hồi sức sau đó nội soi.
  • Nâng thể trạng đồng thời mở bụng cấp cứu.
  • Mổ nội soi hoặc mở bụng đều được.
Câu 56: Điều trị bảo tồn thai ngoài tử cung ở vòi tử cung nghĩa là:
  • Nội soi lấy khối thai ngoài tử cung.
  • Điều trị nội khoa bằng MTX.
  • Nội soi lấy khối thai ngoài tử cung và điều trị MTX.
  • A, B, C đều đúng.
Câu 57: Thai ngoài tử cung ở đoạn vòi đã vỡ, cách xử trí thường gặp nhất là:
  • Kẹp cắt vòi tử cung bên có bọc thai đến sát góc tử cung.
  • Mổ kẹp cắt hai phần phụ.
  • Mổ kẹp cắt phần phụ bên có thai làm tổ.
  • Lấy sạch tổ chức rau thai ở vòi trứng rồi khâu cầm máu.
Câu 58: Trường hợp thai ngoài tử cung vỡ, ngập máu ổ bụng, có choáng cần phải hồi sức tích cực chống choáng cho đến khi bệnh nhân ổn định mới mổ giải quyết nguyên nhân
  • Đúng
  • Sai
Câu 59: Mọi trường hợp được chẩn đoán là thai ngoài tử cung cần phải mổ cấp cứu ngay
  • Đúng
  • Sai
Câu 60: Sau mổ chửa ngoài tử cung, không còn khả năng bị chửa ngoài tử cung tái phát
  • Đúng
  • Sai
Câu 61: Xử trí chửa ngoài tử cung vỡ tại tuyến chuyên khoa mổ ngay vừa mổ vừa hồi sức tích cực
  • Đúng
  • Sai
Câu 62: Xử trí nào không nên làm trong trường hợp thai trong ổ bụng:
  • Nếu thai chết, phải mổ lấy thai sớm, tránh biến chứng rối loạn đông máu cho mẹ.
  • Nếu thai còn sống dưới 7 tháng, chờ đợi và mổ khi thai khoảng 36-38 tuần
  • Có thể thúc đẩy quá trình tự huỷ của nhau còn sót lại sau mổ bằng Métrothexate
  • Không nên bóc hết nhau ra khi mổ vì có thể gây chảy máu nhiều
Câu 63: Triệu chứng của chửa ngoài tử cung thể huyết tụ thành nang:
  • Do vòi trứng bị rạn nứt hoặc bọc thai bị sẩy bong dần gây chảy máu ồ ạt vào ổ bụng
  • Thể trạng mệt mỏi, gầy sút, sốt nhẹ, niêm mạc hơi nhợt
  • Thăm âm đạo thấy có khối tròn, căng, ranh giới rõ di động dễ dàng
  • Đau tức vùng hạ vị kèm theo dấu hiệu chèn ép như: táo bón, đái khó
Câu 64: Nếu nghi ngờ thai ngoài tử cung, sau khi xét nghiệm -hCG 2000mIU/ml, siêu âm đầu dò âm đạo không có túi thai trong tử cung, theo dõi -hCG không thay đổi, hướng xử trí tiếp là:
  • Nội soi ổ bụng.
  • Mổ thăm dò.
  • Nạo sinh thiết buồng tử cung gửi GPBL.
  • Chờ khi có triệu chứng rõ thai ngoài tử cung vỡ thì mổ cấp cứu.
Báo lỗi
Nếu có bất kì vấn đề nào về đề thi, vui lòng liên hệ với các bộ phận thông qua các hình thức sau
Số điện thoại: 0368.201.788
Email: contact@123job.vn
Chat trực tuyến: Chat với hỗ trợ

SẢN 1 FULL - 22. THAI NGOÀI TỬ CUNG

Mã quiz
791
Số xu
4 xu
Thời gian làm bài
48 phút
Số câu hỏi
64 câu
Số lượt làm bài
0 lượt
Bắt đầu làm bài
Lưu tin Hủy lưu
Thông tin đề thi
Chủ đề
Y khoa
Chia sẻ đề thi
Sao chép đường dẫn
Chia sẻ qua mạng xã hội

Đề thi trắc nghiệm mới nhất

40 câu hỏi
0 lượt đã test
30 phút
Miễn phí
Xem trước
35 câu hỏi
0 lượt đã test
26 phút
Miễn phí
Xem trước
69 câu hỏi
0 lượt đã test
52 phút
4 xu
Xem trước
150 câu hỏi
0 lượt đã test
113 phút
6 xu
Xem trước
99 câu hỏi
0 lượt đã test
74 phút
5 xu
Xem trước