Danh sách câu hỏi
Câu 1: Tài liệu kỹ thuật hệ thống rơ-le bảo vệ bao gồm:
  • Sơ đồ nối điện chính, sơ đồ nhất thứ một sợi phần điện; Sơ đồ nhị thứ của hệ thống rơ-le bảo vệ, tự động hóa và điều khiển.
  • Sơ đồ nguyên lý, thiết kế của hệ thống rơ-le bảo vệ, tự động hóa và điều khiển thể hiện rõ các máy cắt, máy biến dòng, máy biến điện áp, chống sét, dao cách ly, mạch logic thao tác đóng cắt liên động theo trạng thái máy cắt / dao cách ly / dao tiếp đất;
  • Tài liệu hướng dẫn chỉnh định rơ-le bảo vệ, tự động hóa, phần mềm chuyên dụng để giao tiếp và chỉnh định rơ-le bảo vệ kỹ thuật số có bản quyền không giới hạn thời gian.
  • Cả 3 đáp án.
Câu 2: Yêu cầu đối với sơ đồ, bản vẽ trong kiểm soát công tác cung cấp tài liệu kỹ thuật hệ thống rơ-le bảo vệ ?
  • Phải là bản vẽ hoàn công.
  • Bản vẽ hoàn công hoặc bản vẽ thiết kế
  • Bản vẽ hoàn công, hoặc bản vẽ thiết kế được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các văn bản pháp lý sửa đổi, thay thế liên quan gần nhất đến thời điểm cung cấp tài liệu kỹ thuật
  • Các sơ đồ, bản vẽ trong tài liệu kỹ thuật hệ thống rơ-le bảo vệ phải là bản vẽ hoàn công. Trong trường hợp chưa có bản vẽ hoàn công có thể sử dụng bản vẽ thiết kế được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các văn bản pháp lý sửa đổi, thay thế liên quan gần nhất đến thời điểm cung cấp tài liệu kỹ thuật
Câu 3: Thời hạn cung cấp tài liệu kỹ thuật hệ thống rơ-le bảo vệ đối với thiết bị rơ-le và thiết bị nhất thứ sẽ đóng điện lần đầu?
  • Chậm nhất 15 ngày trước ngày dự kiến đưa đường dây, trạm điện vào vận hành thử lần đầu đối với công trình mới.
  • Chậm nhất 01 tháng trước ngày dự kiến đưa đường dây, trạm điện vào vận hành thử lần đầu đối với công trình mới.
  • Chậm nhất 02 tháng trước ngày dự kiến đưa đường dây, trạm điện vào vận hành thử lần đầu đối với công trình mới.
  • Chậm nhất 03 tháng trước ngày dự kiến đưa đường dây, trạm điện vào vận hành thử lần đầu đối với công trình mới.
Câu 4: Thời hạn cung cấp tài liệu kỹ thuật hệ thống rơ-le bảo vệ đối với thiết bị rơ-le mới sẽ đưa vào vận hành để bảo vệ thiết bị nhất thứ đã vận hành?
  • Chậm nhất 10 ngày trước ngày dự kiến đưa đường dây, trạm điện vào vận hành thử lần đầu đối với công trình mới.
  • Chậm nhất 15 ngày trước ngày dự kiến đưa đường dây, trạm điện vào vận hành thử lần đầu đối với công trình mới.
  • Chậm nhất 01 tháng trước ngày dự kiến đưa đường dây, trạm điện vào vận hành thử lần đầu đối với công trình mới.
  • Chậm nhất 02 tháng trước ngày dự kiến đưa đường dây, trạm điện vào vận hành thử lần đầu đối với công trình mới.
Câu 5: Yêu cầu đối với ban hành phiếu chỉnh định rơ-le bảo vệ?
  • Phiếu chỉnh định bao gồm cả bảo vệ vệ điện và bảo vệ công nghệ, cho mỗi phần tử hệ thống điện.
  • Phiếu chỉnh định phải được ban hành riêng cho từng thiết bị rơ-le bảo vệ được trang bị độc lập với thiết bị nhất thứ (bao gồm cả bảo vệ điện và công nghệ).
  • Phiếu chỉnh định phải được ban hành riêng cho từng thiết bị rơ-le bảo vệ được trang bị độc lập với thiết bị nhất thứ (chỉ bao gồm bảo vệ về điện)
  • Phiếu chỉnh định phải được ban hành riêng cho từng thiết bị rơ-le bảo vệ được trang bị độc lập với thiết bị nhất thứ. Bảo vệ công nghệ cấp phiếu khi có thỏa thuận khác giữa Đơn vị và Cấp điều độ có quyền điều khiển
Câu 6: Phiếu chỉnh định phải được ban hành ở dạng nào?
  • Dạng bản in, có đủ chữ ký của người lập phiếu, chữ ký và con dấu của Cấp điều độ có quyền điều khiển.
  • Dạng bản in, có đủ chữ ký của người lập phiếu, chữ ký và con dấu của Cấp điều độ có quyền điều khiển (kể cả dấu giáp lai tất cả các trang phiếu).
  • Dạng điện tử
  • Dạng điện tử, có đủ chữ ký của người lập phiếu, chữ ký và con dấu của Cấp điều độ có quyền điều khiển
Câu 7: Thời hạn ban hành phiếu chỉnh định đối với phiếu cho rơ-le mới / thiết bị mới, phiếu cho rơ-le cũ / thiết bị khác, phiếu cho rơ-le cũ / thiết bị thay thế:
  • Chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ tài liệu
  • Chậm nhất 10 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ tài liệu
  • Chậm nhất 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ tài liệu
  • Chậm nhất 01 tháng kể từ khi nhận đủ tài liệu
Câu 8:

Thời hạn ban hành phiếu chỉnh định đối với phiếu cho rơ-le mới / thiết bị cũ ?

  • Chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ tài liệu
  • Chậm nhất 10 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ tài liệu
  • Chậm nhất là 05 ngày làm việc trước thời điểm dự kiến đưa rơ-le mới vào vận hành, trừ khi có thỏa thuận khác giữa Đơn vị và Cấp điều độ có quyền điều khiển
  • Chậm nhất là 05 ngày trước thời điểm dự kiến đưa rơ-le mới vào vận hành, trừ khi có thỏa thuận khác giữa Đơn vị và Cấp điều độ có quyền điều khiển
Câu 9: Thời hạn ban hành phiếu chỉnh định đối với phiếu cho rơ-le cũ / thiết bị cũ khi yêu cầu ban hành phiếu xuất phát từ Đơn vị ?
  • Đơn vị phải thông báo tới Cấp điều độ có quyền điều khiển. Thời hạn ban hành phiếu do Cấp điều độ có quyền điều khiển quyết định dựa trên yêu cầu của Đơn vị và mục tiêu đảm bảo vận hành an toàn, ổn định.
  • Chậm nhất 10 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu từ phía đơn vị
  • Chậm nhất 05 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu từ phía đơn vị
  • Chậm nhất 05 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu từ phía đơn vị và chậm nhất 05 ngày trước thời điểm dự kiến thực hiện theo yêu cầu của đơn vị
Câu 10: Công tác cài đặt giá trị chỉnh định trên phiếu vào rơ-le bảo vệ ?
  • Việc cài đặt các giá trị chỉnh định trên phiếu vào rơ-le bảo vệ phải được Đơn vị đăng ký với Cấp điều độ có quyền điều khiển
  • Việc cài đặt các giá trị chỉnh định trên phiếu vào rơ-le bảo vệ không cần đăng ký với Cấp điều độ có quyền điều khiển
  • Việc cài đặt các giá trị chỉnh định trên phiếu vào rơ-le bảo vệ phải được Đơn vị đăng ký với Cấp điều độ có quyền điều khiển, trừ trường hợp cài đặt theo phiếu cho rơ-le mới / thiết bị mới
  • Việc cài đặt các giá trị chỉnh định trên phiếu vào rơ-le bảo vệ cần đăng ký với Cấp điều độ có quyền điều khiển trong mọi trường hợp
Câu 11: Xác nhận hoàn thành cài đặt giá trị chỉnh định rơ-le bảo vệ nếu có giá trị trên phiếu không cài đặt được vào rơ-le hoặc cài đặt theo phiếu thì kết quả thí nghiệm cho thấy rơ-le hoạt động không đúng theo tác động ghi trên phiếu ?
  • Đơn vị phải đánh dấu vào ô “Không theo phiếu” trên bìa phiếu
  • Đơn vị phải đánh dấu vào ô “Không theo phiếu” trên bìa phiếu và ghi cụ thể các giá trị thực tế đã cài đặt trên rơ-le (không theo phiếu) vào trang 2 của phiếu, hoặc đề nghị ban hành lại chỉnh định cho giá trị đã ghi chú “Không cài đặt”
  • Người chỉnh định đánh dấu vào ô “Không theo phiếu” trên bìa phiếu
  • Người chỉnh định đánh dấu vào ô “Không theo phiếu” trên bìa phiếu và ghi cụ thể các giá trị thực tế đã cài đặt trên rơ-le (không theo phiếu) vào trang 2 của phiếu, hoặc đề nghị ban hành lại chỉnh định cho giá trị đã ghi chú “Không cài đặt”
Câu 12: Xử lý thông tin xác nhận hoàn thành cài đặt giá trị chỉnh định đối với phiếu chỉnh định có xác nhận “Không theo phiếu” và Người chỉnh định đề xuất cài đặt các giá trị chỉnh định. Nếu không thống nhất với ý kiến của Người chỉnh định, Cấp điều độ có quyền điều khiển phải làm gì?
  • Yêu cầu Đơn vị (bằng văn bản hoặc lệnh điều độ) khoá và không vận hành rơ-le này
  • Yêu cầu Đơn vị (bằng văn bản hoặc lệnh điều độ) tiếp tục sử dụng rơ le này, và sử dụng trí số chỉnh định của Cấp Điều độ có quyền điều khiển
  • Yêu cầu Đơn vị (bằng văn bản hoặc lệnh điều độ) không vận hành rơ-le này và phối hợp với Đơn vị để quyết định giải pháp xử lý phù hợp nhằm đảm bảo an toàn vận hành.
  • Yêu cầu Đơn vị (bằng văn bản hoặc lệnh điều độ) thay thế rơ le mới và cung cấp tài liệu theo đúng quy định
Câu 13: Xử lý thông tin xác nhận hoàn thành cài đặt giá trị chỉnh định đối với phiếu chỉnh định có xác nhận “Không theo phiếu” và Người chỉnh định không đề xuất cài đặt các giá trị chỉnh định. Nếu không thống nhất với ý kiến của Người chỉnh định, Cấp điều độ có quyền điều khiển phải làm gì?
  • Cấp điều độ có quyền điều khiển yêu cầu Đơn vị (bằng văn bản hoặc lệnh điều độ) không vận hành rơ-le này
  • Cấp điều độ có quyền điều khiển yêu cầu Đơn vị (bằng văn bản hoặc lệnh điều độ) không vận hành rơ-le này và phối hợp với Đơn vị để quyết định giải pháp xử lý phù hợp nhằm đảm bảo an toàn vận hành.
  • Yêu cầu Đơn vị (bằng văn bản hoặc lệnh điều độ) thay thế rơ le mới và cung cấp tài liệu theo đúng quy định
  • Yêu cầu Đơn vị (bằng văn bản hoặc lệnh điều độ) tiếp tục sử dụng rơ le này, và sử dụng trí số chỉnh định của Cấp Điều độ có quyền điều khiển
Câu 14: Thẩm quyền quyết định việc cô lập hoặc đưa các thiết bị rơ le bảo vệ tự động hoặc chức năng bảo vệ, tự động vào vận hành là của đơn vị nào?
  • Đơn vị quản lý vận hành thiết bị
  • Cấp Điều độ có quyền điều khiển
  • Cấp Điều độ có quyền kiểm tra
  • Cục điều tiết Điện lực
Câu 15: Quy định về việc cho phép phần tử tử hệ thống điện vận hành thiếu rơ le bảo vệ công nghệ?
  • Quy định của nhà sản xuất cho phép
  • Khi Đơn vị QLVH đảm bảo việc tách các bảo vệ này không ảnh hưởng đến việc vận hành an toàn của các phần tử hệ thống điện
  • Cả đáp án 1 và 2
  • Không cho phép
Câu 16: Khi tách thiết bị rơ le bảo vệ hoặc chức năng bảo vệ dự phòng của phần tử hệ thống điện ra khỏi vận hành, có cho phép phần tử hệ thống điện vận hành?
  • Luôn cho phép
  • Không cho phép
  • Cho phép vận hành khi các chức năng bảo vệ chính của phần tử hệ thống điện vẫn đảm bảo làm việc bình thường
Câu 17: Khi tách thiết bị rơ le bảo vệ hoặc chức năng 79/25 ra khỏi vận hành?
  • Không cho phép
  • Cho phép vận hành
  • Cho phép vận hành (lưu ý đối với trường hợp thiếu chức năng 25: chỉ cho phép trong trường hợp các thiết bị đóng cắt lân cận có khả năng kiểm tra hoà hoặc khép vòng để đưa phần tử hệ thống điện vào vận hành trở lại).
Câu 18: Phần tử được trang bị 02 thiết bị rơ le bảo vệ có được tách 01 thiết bị rơ le ra khỏi vận hành với?
  • Không cho phép
  • Cho phép vận hành
  • Cho phép vận hành khi thiết bị bảo vệ còn lại vẫn đáp ứng tính chọn lọc, phạm vi bảo vệ và thời gian loại trừ sự cố theo quy định.
Câu 19: Phần tử được trang bị 02 chức năng bảo vệ chính có được tách 01 chức năng bảo vệ chính ra khỏi vận hành với?
  • Không cho phép
  • Cho phép vận hành
  • Cho phép vận hành khi chức năng bảo vệ còn lại vẫn đáp ứng tính chọn lọc, phạm vi bảo vệ và thời gian loại trừ sự cố theo quy định.
Câu 20: Trong thời hạn bao lâu kể từ thời điểm cấp Điều độ có quyền điều khiển cho phép vận hành tạm thời phần tử hệ thống điện thiếu rơ le bảo vệ, tự động, Đơn vị QLVH có trách nhiệm thông báo cho cấp Điều độ có quyền điều khiển thời điểm dự kiến khắc phục?
  • 1 ngày
  • 2 ngày
  • 3 ngày
  • 1 tuần
Câu 21: Theo Quy trình Dự báo nhu cầu phụ tải hệ thống điện quốc gia (Quyết định số 07/QĐ-ĐTĐL ngày 14/3/2013) (Quyết định số 07/QĐ-ĐTĐL ngày 14/3/2013), dự báo nhu cầu phụ tải điện hệ thống điện quốc gia là:
  • Dự báo nhu cầu cho toàn bộ phụ tải điện được cung cấp điện từ hệ thống điện phân phối.
  • Dự báo nhu cầu cho toàn bộ phụ tải điện được cung cấp điện từ hệ thống điện truyền tải.
  • Dự báo nhu cầu cho toàn bộ phụ tải điện được cung cấp điện từ hệ thống điện truyền tải, trừ các phụ tải điện có nguồn cung cấp điện riêng không nhận điện từ hệ thống điện quốc gia.
  • Cả 3 phương án đều sai.
Câu 22: Theo Quy trình Dự báo nhu cầu phụ tải hệ thống điện quốc gia (Quyết định số 07/QĐ-ĐTĐL ngày 14/3/2013), dự báo nhu cầu phụ tải điện hệ thống điện quốc gia bao gồm:
  • Dự báo nhu cầu phụ tải điện năm, tháng tới.
  • Dự báo nhu cầu phụ tải điện tháng, tuần tới.
  • Dự báo nhu cầu phụ tải điện ngày và giờ tới.
  • Dự báo nhu cầu phụ tải điện năm, tháng, tuần, ngày và giờ tới
Câu 23: Theo Quy trình Dự báo nhu cầu phụ tải điện hệ thống điện quốc gia, các phương pháp dự báo nhu cầu phụ tải điện được sử dụng bao gồm những phương pháp nào?
  • Phương pháp mạng nơron nhân tạo; Phương pháp tương quan - xu thế; Phương pháp chuyên gia; Các phương pháp khác.
  • Phương pháp hệ số đàn hồi; Phương pháp mạng nơron nhân tạo.
  • Phương pháp ngoại suy; Phương pháp hồi quy; Phương pháp hệ số đàn hồi; Phương pháp mạng nơron nhân tạo; Phương pháp tương quan - xu thế; Phương pháp chuyên gia; Các phương pháp khác.
  • Phương pháp ngoại suy; Phương pháp hồi quy.
Câu 24: Theo Quy trình Dự báo nhu cầu phụ tải điện hệ thống điện quốc gia, việc lựa chọn phương pháp dự báo nhu cầu phụ tải điện phải xem xét các yếu tố nào sau đây?
  • Phương pháp có khả năng thực hiện được với các số liệu sẵn có;
  • Phương pháp có khả năng phân tích các yếu tố bất định;
  • Đảm bảo sai số thực tế của dự báo nằm trong giớihạn quy định tại Điều 13 Quy trình Dự báo nhu cầu phụ tải điện hệ thống điện quốc gia.
  • Cả 3 phương án
Câu 25: Theo Quy trình Dự báo nhu cầu phụ tải hệ thống điện quốc gia (Quyết định số 07/QĐ-ĐTĐL ngày 14/3/2013), Số liệu phụ tải điện quá khứ sử dụng cho phương pháp ngoại suy đối với dự báo nhu cầu phụ tải điện tuần là:
  • Các số liệu thống kê về công suất, điện năng tiêu thụ trong ít nhất 01 tuần trước gần nhất;
  • Các số liệu thống kê về công suất, điện năng tiêu thụ trong ít nhất 02 tuần trước gần nhất;
  • Các số liệu thống kê về công suất, điện năng tiêu thụ trong ít nhất 03 tuần trước gần nhất;
  • Các số liệu thống kê về công suất, điện năng tiêu thụ trong ít nhất 04 tuần trước gần nhất;
Câu 26: Theo Quy trình Dự báo nhu cầu phụ tải hệ thống điện quốc gia (Quyết định số 07/QĐ-ĐTĐL ngày 14/3/2013), Số liệu phụ tải điện quá khứ sử dụng cho phương pháp ngoại suy đối với dự báo nhu cầu phụ tải điện ngày là:
  • Các số liệu thống kê về công suất, điện năng tiêu thụ trong ít nhất 07 ngày trước. Trường hợp ngày lễ, tết phải sử dụng các số liệu của các ngày lễ, tết năm trước;
  • Các số liệu thống kê về công suất, điện năng tiêu thụ trong ít nhất 06 ngày trước. Trường hợp ngày lễ, tết phải sử dụng các số liệu của các ngày lễ, tết năm trước;
  • Các số liệu thống kê về công suất, điện năng tiêu thụ trong ít nhất 05 ngày trước. Trường hợp ngày lễ, tết phải sử dụng các số liệu của các ngày lễ, tết năm trước;
  • Các số liệu thống kê về công suất, điện năng tiêu thụ trong ít nhất 04 ngày trước. Trường hợp ngày lễ, tết phải sử dụng các số liệu của các ngày lễ, tết năm trước;
Câu 27: Theo Quy trình Dự báo nhu cầu phụ tải hệ thống điện quốc gia (Quyết định số 07/QĐ-ĐTĐL ngày 14/3/2013), Số liệu phụ tải điện quá khứ sử dụng cho phương pháp ngoại suy đối với dự báo nhu cầu phụ tải điện giờ là:
  • Các số liệu thống kê về công suất, điện năng tiêu thụ trong ít nhất 12 giờ cùng kỳ tuần trước.
  • Các số liệu thống kê về công suất, điện năng tiêu thụ trong ít nhất 24 giờ cùng kỳ tuần trước.
  • Các số liệu thống kê về công suất, điện năng tiêu thụ trong ít nhất 36 giờ cùng kỳ tuần trước.
  • Các số liệu thống kê về công suất, điện năng tiêu thụ trong ít nhất 48 giờ cùng kỳ tuần trước.
Câu 28: Theo Quy trình Dự báo nhu cầu phụ tải hệ thống điện quốc gia (Quyết định số 07/QĐ-ĐTĐL ngày 14/3/2013), dự báo nhu cầu phụ tải điện theo phương pháp hệ số đàn hồi xác định mối tương quan nào?
  • Xác định mối tương quan giữa nhu cầu tiêu thụ điện (công suất, điện năng) của phụ tải với các yếu tố ảnh hưởng quan trọng (tăng trưởng kinh tế, giá điện, thời tiết, tỷ giá…).
  • Xác định mối tương quan giữa nhu cầu tiêu thụ điện (công suất, điện năng) của phụ tải với tăng trưởng kinh tế (hệ số đàn hồi giữa nhu cầu điện và GDP, tăng trưởng công nghiệp, thương mại, hệ số tiết kiệm năng lượng...).
  • Cả 2 phương án 1, 2 đều đúng.
  • Cả 2 phương án 1, 2 đều sai.
Câu 29: Theo Quy trình Dự báo nhu cầu phụ tải hệ thống điện quốc gia (Quyết định số 07/QĐ-ĐTĐL ngày 14/3/2013). Khi dự báo phụ tải năm, tháng, tuần: sai số thực tế (sai số tuyệt đối) được quy định như thế nào?
  • Sai số trong giới hạn ±1%
  • Sai số trong giới hạn ±2%
  • Sai số trong giới hạn ±3%
  • Sai số trong giới hạn ±4%
Câu 30: Theo Quy trình Dự báo nhu cầu phụ tải hệ thống điện quốc gia (Quyết định số 07/QĐ-ĐTĐL ngày 14/3/2013). Khi dự báo phụ tải ngày, giờ: sai số thực tế (sai số tuyệt đối) được quy định như thế nào?
  • Sai số trong giới hạn ±1%
  • Sai số trong giới hạn ±2%
  • Sai số trong giới hạn ±3%
  • Sai số trong giới hạn ±4%
Câu 31: Theo Quy trình Dự báo nhu cầu phụ tải hệ thống điện quốc gia (Quyết định số 07/QĐ-ĐTĐL ngày 14/3/2013), Số liệu đầu vào phục vụ dự báo nhu cầu phụ tải điện tháng gồm những nội dung nào?
  • Số liệu dự báo nhu cầu phụ tải điện từng tuần vềđiện năng, công suất cực đại, công suất cực tiểu của Đơn vị phân phối điện và Khách hàng sử dụng điện nhận điện trực tiếp từ lưới điện truyền tải bao gồm: Số liệu tại từng trạm biến áp 110kV; Số liệu tổng hợp của toàn đơn vị.
  • Dự báo biểu đồ phụ tải ngày điển hình của ngày làm việc, ngày Thứ Bảy, Chủ Nhật từng tuần, các ngày lễ và ngày có các sự kiện đặc biệt của Đơnvị phân phối điện, Khách hàng sử dụng điện nhận điện trực tiếp từ lưới điện truyền tải.
  • Số liệu dự báo về điện năng, công suất cực đại, công suất cực tiểu từng tuần của các nhà máy điện có công suất đặt từ 30 MW trở xuống đấu nối vào lưới điện phân phối của Đơn vị phân phối điện; Số liệu dự báo nhu cầu điện xuất, nhập khẩu từng tuần gồm điện năng, công suất cực đại, công suất cực tiểu và biểu đồ phụ tải ngày điển hình tại các điểm đấu nối vào lưới điện truyền tải do Đơn vị bán buôn điện cung cấp.
  • Cả 3 phương án
Câu 32: Theo Quy trình Dự báo nhu cầu phụ tải hệ thống điện quốc gia (Quyết định số 07/QĐ-ĐTĐL ngày 14/3/2013), Đơn vị phân phối điện, Đơn vị bán buôn điện và Khách hàng sử dụng điện nhận điện trực tiếp từ lưới điện truyền tải có trách nhiệm gửi cho Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện các số liệu về dự báo nhu cầu phụ tải điện tháng tới theo quy định tại Điều 17 Quy trình Dự báo nhu cầu phụ tải điện hệ thống điện quốc gia ?
  • Trước ngày 05 hàng tháng
  • Trước ngày 10 hàng tháng
  • Trước ngày 15 hàng tháng
  • Trước ngày 20 hàng tháng
Câu 33: Theo Quy trình Dự báo nhu cầu phụ tải hệ thống điện quốc gia (Quyết định số 07/QĐ-ĐTĐL ngày 14/3/2013), Trường hợp Đơn vị phân phối điện, Đơn vị bán buôn điện và Khách hàng sử dụng điện nhận điện trực tiếp từ lưới điện truyền tải không gửi số liệu về dự báo nhu cầu phụ tải điện tháng tới theo quy định tại Điều 17 Quy trình Dự báo nhu cầu phụ tải điện hệ thống điện quốc gia đúng thời hạn quy định, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có quyền sử dụng số liệu về dự báo nhu cầu phụ tải điện thời gian nào để dự báo phụ tải nhu cầu phụ tải điện?
  • 06 tháng đầu năm hiện tại
  • Năm hiện tại
  • Năm trước
  • Cả 3 phương án đều sai
Câu 34: Theo Quy trình Dự báo nhu cầu phụ tải hệ thống điện quốc gia (Quyết định số 07/QĐ-ĐTĐL ngày 14/3/2013), Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm tính toán, dự báo nhu cầu phụ tải điện cho tháng tới (tháng M+1) ?
  • Trước ngày 15 hàng tháng (tháng M),
  • Trước ngày 20 hàng tháng (tháng M),
  • Trước ngày 25 hàng tháng (tháng M),
  • Trước ngày 30 hàng tháng (tháng M),
Câu 35: Theo Quy trình Dự báo nhu cầu phụ tải hệ thống điện quốc gia (Quyết định số 07/QĐ-ĐTĐL ngày 14/3/2013), Dự báo nhu cầu phụ tải điện tuần tới được thực hiện bằng phương pháp nào?
  • Phương pháp ngoại suy theo quy định tại Điều 7 Quy trình Dự báo nhu cầu phụ tải điện hệ thống điện quốc gia
  • Phương pháp hồi quy theo quy định tại Điều 8 Quy trình Dự báo nhu cầu phụ tải điện hệ thống điện quốc gia
  • Phương pháp mạng nơron nhân tạo theo quy định tại Điều 10 Quy trình Dự báo nhu cầu phụ tải điện hệ thống điện quốc gia
  • Phương pháp tương quan - xu thế theo quy định tại Điều 11 Quy trình Dự báo nhu cầu phụ tải điện hệ thống điện quốc gia
Câu 36: Theo Quy trình Dự báo nhu cầu phụ tải hệ thống điện quốc gia (Quyết định số 07/QĐ-ĐTĐL ngày 14/3/2013). Khi dự báo nhu cầu phụ tải điện tuần, số liệu đầu vào cho tuần đầu tiên (tuần W+1) gồm nội dung nào?
  • Số liệu dự báo nhu cầu phụ tải điện từng ngày vềđiện năng, công suất cực đại, công suất cực tiểu của Đơn vị phân phối điện và Khách hàng sử dụng điện nhận điện trực tiếp từ lưới điện truyền tải bao gồm: Số liệu tại từng trạm biến áp 110kV; Số liệu tổng hợp của toàn đơn vị.
  • Dự báo biểu đồ phụ tải từng ngày của Đơn vị phân phối điện, Khách hàng sử dụng điện nhận điện trực tiếp từ lưới điện truyền tải;
  • Cả 2 phương án 1, 2 đều sai.
  • Cả 2 phương án 1, 2 đều đúng.
Câu 37: Theo Quy trình Dự báo nhu cầu phụ tải hệ thống điện quốc gia (Quyết định số 07/QĐ-ĐTĐL ngày 14/3/2013). Khi dự báo nhu cầu phụ tải điện tuần, số liệu đầu vào về các ngày lễ, Tết và ngày có các sự kiện đặc biệt có thể gây biến động lớn đến nhu cầu phụ tải điện trong bao nhiêu tuần tới?
  • 08 tuần tới.
  • 09 tuần tới.
  • 10 tuần tới.
  • 11 tuần tới.
Câu 38: Theo Quy trình Dự báo nhu cầu phụ tải hệ thống điện quốc gia (Quyết định số 07/QĐ-ĐTĐL ngày 14/3/2013), Đơn vị phân phối điện và Khách hàng sử dụng điện nhận điện trực tiếp từ lưới điện truyền tải có trách nhiệm cung cấp cho Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện: Dự báo nhu cầu phụ tải điện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 21 Quy trình Dự báo nhu cầu phụ tải điện hệ thống điện quốc gia; Thống kê nhu cầu phụ tải điện tổng hợp của toàn đơn vị và nhu cầu phụ tải tại từng trạm biến áp 110kV trong tuần trước (tuần W-1)?
  • Trước 8h00 ngày thứ Hai hàng tuần (tuần W),
  • Trước 8h00 ngày thứ Ba hàng tuần (tuần W),
  • Trước 8h00 ngày thứ Tư hàng tuần (tuần W),
  • Trước 8h00 ngày thứ Năm hàng tuần (tuần W),
Câu 39: Theo Quy trình Dự báo nhu cầu phụ tải hệ thống điện quốc gia (Quyết định số 07/QĐ-ĐTĐL ngày 14/3/2013), Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm tính toán, dự báo phụ tải nhu cầu phụ tải điện tuần?
  • Trước 13h00 ngày thứ Năm hàng tuần.
  • Trước 14h00 ngày thứ Năm hàng tuần.
  • Trước 15h00 ngày thứ Năm hàng tuần.
  • Trước 16h00 ngày thứ Năm hàng tuần.
Câu 40: Theo Quy trình Dự báo nhu cầu phụ tải hệ thống điện quốc gia (Quyết định số 07/QĐ-ĐTĐL ngày 14/3/2013), Kết quả dự báo nhu cầu phụ tải điện tuần của hệ thống điện quốc gia, hệ thống điện miền, từng Đơn vị phân phối điện và Khách hàng sử dụng điện nhận điện trực tiếp từ lưới điện truyền tải bao gồm các nội dung nào sau đây?
  • Cho tuần đầu tiên: Điện năng, công suất cực đại,công suất cực tiểu từng ngày theo quy định tại Phụ lục 5D Quy trình Dự báo nhu cầu phụ tải điện hệ thống điện quốc gia; Biểu đồ phụ tải từng ngày.
  • Cho 07 tuần tiếp theo: Điện năng, công suất cực đại và công suất cực tiểu từng tuần theo quy định tại Phụ lục 5C Quy trình Dự báo nhu cầu phụ tải điện hệ thống điện quốc gia; Biểu đồ phụ tải điển hình ngày làm việc, ngày Thứ Bảy, Chủ Nhật của từng tuần, các ngày lễ và ngày có các sự kiện đặc biệt theo quy định tại Phụ lục 3 Quy trình Dự báo nhu cầu phụ tải điện hệ thống điện quốc gia.
  • Cả 2 phương án 1, 2 đều dúng.
  • Cả 2 phương án 1, 2 đều sai.
Câu 41: Theo Quy trình Dự báo nhu cầu phụ tải hệ thống điện quốc gia (Quyết định số 07/QĐ-ĐTĐL ngày 14/3/2013), Dự báo nhu cầu phụ tải điện ngày tới được thực hiện bằng phương pháp nào?
  • Phương pháp mạng nơron nhân tạo theo quy định tại điều 10 Quy trình Dự báo nhu cầu phụ tải điện hệ thống điện quốc gia.
  • Phương pháp ngoại suy theo quy định tại điều 7 Quy trình Dự báo nhu cầu phụ tải điện hệ thống điện quốc gia.
  • Phương pháp hồi quy theo quy định tại điều 8 Quy trình Dự báo nhu cầu phụ tải điện hệ thống điện quốc gia.
  • Phương pháp tương quan - xu thế theo quy định tại điều 11 Quy trình Dự báo nhu cầu phụ tải điện hệ thống điện quốc gia.
Câu 42: Theo Quy trình Dự báo nhu cầu phụ tải hệ thống điện quốc gia (Quyết định số 07/QĐ-ĐTĐL ngày 14/3/2013), Số liệu đầu vào phục vụ dự báo nhu cầu phụ tải điện ngày gồm:
  • Các số liệu dự báo nhu cầu phụ tải điện từng ngày của dự báo tuần đã công bố; Các số liệu thống kê trong quá khứ: Điện năng, công suất cực đại, công suất cực tiểu của hệ thống điện quốc gia, hệ thống điện miền trong 07 ngày trước gần nhất (trường hợp ngày lễ, tết phải sử dụng các số liệu của các ngày lễ tết năm trước), tình hình thời tiết (nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa) trong 07 ngày trước gần nhất của ba miền (Bắc, Trung, Nam); Dự báo thời tiết các ngày tới của ba miền (Bắc, Trung, Nam); Các ngày lễ, Tết và ngày có các sự kiện đặc biệt có thể gây biến động lớn đến nhu cầu phụ tải điện các ngày tới; Kết quả đánh giá sai số dự báo nhu cầu phụ tải điện ngày trước (mức sai số, nguyên nhân gây sai số …).
  • Các số liệu dự báo nhu cầu phụ tải điện từng ngày của dự báo tuần đã công bố; Các ngày lễ, Tết và ngày có các sự kiện đặc biệt có thể gây biến động lớn đến nhu cầu phụ tải điện các ngày tới.
  • Các số liệu dự báo nhu cầu phụ tải điện từng ngày của dự báo tuần đã công bố; Các số liệu thống kê trong quá khứ: Điện năng, công suất cực đại, công suất cực tiểu của hệ thống điện quốc gia, hệ thống điện miền trong 07 ngày trước gần nhất.
  • Dự báo thời tiết các ngày tới của ba miền (Bắc, Trung, Nam); Các ngày lễ, Tết và ngày có các sự kiện đặc biệt có thể gây biến động lớn đến nhu cầu phụ tải điện các ngày tới.
Câu 43: Theo Quy trình Dự báo nhu cầu phụ tải hệ thống điện quốc gia (Quyết định số 07/QĐ-ĐTĐL ngày 14/3/2013), Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm tính toán, dự báo phụ tải nhu cầu phụ tải điện ngày:
  • Trước 7h00 hàng ngày.
  • Trước 8h00 hàng ngày.
  • Trước 9h00 hàng ngày.
  • Trước 10h00 hàng ngày.
Câu 44: Theo Quy trình Dự báo nhu cầu phụ tải hệ thống điện quốc gia (Quyết định số 07/QĐ-ĐTĐL ngày 14/3/2013), Dự báo nhu cầu phụ tải điện giờ tới được thực hiện bằng phương pháp nào?
  • Phương pháp mạng nơron nhân tạo theo quy định tại Điều 10 Quy trình Dự báo nhu cầu phụ tải điện hệ thống điện quốc gia
  • Phương pháp ngoại suy theo quy định tại Điều 7 Quy trình Dự báo nhu cầu phụ tải điện hệ thống điện quốc gia
  • Phương pháp hồi quy theo quy định tại Điều 8 Quy trình Dự báo nhu cầu phụ tải điện hệ thống điện quốc gia
  • Phương pháp tương quan - xu thế theo quy định tại Điều 11 Quy trình Dự báo nhu cầu phụ tải điện hệ thống điện quốc gia
Câu 45: Theo Quy trình Dự báo nhu cầu phụ tải hệ thống điện quốc gia (Quyết định số 07/QĐ-ĐTĐL ngày 14/3/2013), Số liệu đầu vào phục vụ dự báo nhu cầu phụ tải điện giờ gồm nội dung nào sau đây?
  • Các số liệu dự báo nhu cầu phụ tải điện từng giờ của dự báo ngày đã công bố.
  • Các số liệu công suất, điện năng thực tế của hệ thống điện trong 48 giờ cùng kỳ tuần trước.
  • Dự báo thời tiết tại thời điểm gần nhất; Các thông tin cần thiết khác.
  • Cả 3 phương án đều đúng
Câu 46: Theo Quy trình An toàn điện điều nào sau đây không thuộc trách nhiệm của đơn vị điều độ?
  • Lập, duyệt phương thức vận hành, lịch cắt điện công tác tuần (tháng), thông báo và gửi lịch cắt điện đã được duyệt cho các ĐVQLVH có liên quan đến công việc;
  • B Chỉ huy thao tác cắt điện, bàn giao thiết bị cho ĐVQLVH theo đúng quy định và thời gian được phê duyệt; Treo thẻ đánh dấu ĐVCT trên sơ đồ vận hành theo số lượng ĐVQLVH đăng ký cắt điện;
  • Khôi phục lại thiết bị khi ĐVQLVH đã khoá hết PCT, giao trả nơi làm việc và phải yêu cầu ĐVQLVH kiểm tra, xem xét kỹ lưỡng, đảm bảo tuyệt an toàn.
  • Xây dựng kế hoạch thực hiện các BPAT điện để đưa vào phương thức kết dây lưới điện của cấp điều độ giữ quyền điều khiển.
Câu 47: Theo Quy trình An toàn điện thì trách nhiệm của đơn vị điều độ trong việc triển khai thực hiện phương thức vận hành khi có ĐVCT thực hiện công việc là ?
  • Lập, duyệt phương thức vận hành ngày, lịch cắt điện công tác tuần (tháng), thông báo và gửi lịch cắt điện cho các đơn vị quản lý vận hành có liên quan đến công việc;
  • Lập, duyệt phương thức vận hành tuần, lịch cắt điện công tác tuần (tháng), thông báo lịch cắt điện cho các đơn vị quản lý vận hành có liên quan đến công việc;
  • Lập, duyệt phương thức vận hành tháng, lịch cắt điện công tác tuần (tháng), thông báo cắt điện cho các đơn vị quản lý vận hành có liên quan đến công việc;
  • Lập, duyệt phương thức vận hành, lịch cắt điện công tác tuần (tháng), thông báo và gửi lịch cắt điện đã được duyệt cho các đơn vị quản lý vận hành có liên quan đến công việc.
Câu 48: Theo Quy trình An toàn điện thì trách nhiệm của đơn vị điều độ trong việc chỉ huy thao tác khi có ĐVCT thực hiện công việc là ?
  • Chỉ huy thao tác cắt điện, bàn giao thiết bị cho đơn vị quản lý vận hành theo đúng quy định và thời gian được phê duyệt;
  • Chỉ huy thao tác đóng điện, bàn giao thiết bị cho đơn vị công tác sẽ tiến hành công việc theo đúng quy định và thời gian được phê duyệt;
  • Chỉ huy thao tác cắt điện, bàn giao thiết bị cho ĐVLCV theo đúng quy định và thời gian được phê duyệt;
  • Chỉ huy thao tác cắt điện, bàn giao thiết bị cho ĐVCT theo đúng quy định và thời gian được phê duyệt
Câu 49: Theo Quy trình An toàn điện thì trách nhiệm của đơn vị điều độ trong việc treo thẻ khi có ĐVCT thực hiện công việc là ?
  • Treo thẻ đánh dấu đơn vị công tác trên sơ đồ vận hành theo số lượng ĐVLCV đăng ký cắt điện;
  • Treo thẻ đánh dấu đơn vị công tác trên sơ đồ vận hành theo số lượng đơn vị quản lý vận hành đăng ký cắt điện;
  • Treo thẻ đánh dấu ĐVLCV trên sơ đồ vận hành theo số lượng đơn vị quản lý vận hành đăng ký cắt điện;
  • Treo thẻ đánh dấu ĐVQLVH trên sơ đồ vận hành theo số lượng ĐVQLVH đăng ký cắt điện;
Câu 50: Theo Quy trình An toàn điện thì trách nhiệm của đơn vị điều độ trong việc khôi phục thiết bị, đường dây khi ĐVCT đã thực hiện xong công việc là ?
  • Khôi phục lại thiết bị khi các ĐVLCV đã khoá hết PCT, giao trả nơi làm việc và phải yêu cầu đơn vị quản lý vận hành kiểm tra, đảm bảo tuyệt đối an toàn.
  • Khôi phục lại thiết bị khi các ĐVCT đã khoá hết PCT, giao trả nơi làm việc và phải yêu cầu đơn vị quản lý vận hành kiểm tra, đảm bảo tuyệt đối an toàn.
  • Khôi phục lại thiết bị khi đơn vị quản lý vận hành đã khoá hết PCT, giao trả nơi làm việc và phải yêu cầu đơn vị quản lý vận hành kiểm tra, đảm bảo tuyệt đối an toàn.
  • Khôi phục lại thiết bị khi đơn vị quản lý vận hành đã khoá hết PCT, giao trả nơi làm việc và phải yêu cầu các ĐVCT kiểm tra, đảm bảo tuyệt đối an toàn.
Câu 51: Sau khi làm việc xong, muốn đóng điện lại vào thiết bị đã cắt điện thì phải thỏa mãn các điều kiện nào sau đây?
  • Đã khóa phiếu công tác, nếu thiết bị đóng điện có liên quan đến nhiều đơn vị công tác thì phải khóa tất cả các phiếu công tác, đảm bảo thiết bị sẽ đóng điện tuyệt đối an toàn.
  • Nơi làm việc đã tháo biển báo và rào chắn tạm thời khi làm việc (nếu có), đặt lại rào chắn cố định.
  • Tại nơi trực vận hành của đơn vị quản lý vận hành đã tháo hết các dấu hiệu báo có đơn vị công tác làm việc trên sơ đồ. Được phép đóng điện của cấp có quyền điều khiển thiết bị theo quy định.
  • Tất cả các đáp án trên (dưới) đều đúng
Câu 52: Thanh cái, thiết bị điện tại nhà máy, trạm điện cho phép không cần nối đất di động nếu đủ điều kiện?
  • Đã được cách ly hoàn toàn
  • Đã khóa thiết bị đóng cắt liên quan để tránh thao tác nhầm.
  • Đã được nối đất/tiếp địa cố định.
  • Tất cả các đáp án trên (dưới) đều đúng
Câu 53: Trách nhiệm của đơn vị Điều độ trong Biện pháp tổ chức thực hiện công việc?
  • Chỉ huy thao tác cắt điện, bàn giao đường dây, thiết bị điện cho Đơn vị quản lý vận hành theo đúng quy định và thời gian được phê duyệt.
  • Gắn nhãn, đánh dấu hoặc các hình thức khác để nhận biết được đơn vị công tác đang thực hiện công việc trên đường dây, thiết bị điện.
  • Khôi phục lại đường dây, thiết bị điện khi Đơn vị quản lý vận hành đã kết thúc công tác, thực hiện thủ tục giao nhận đường dây, thiết bị điện để đưa vào vận hành theo quy định.
  • Tất cả các đáp án trên (dưới) đều đúng
Câu 54: Trường hợp khẩn cấp không thể trì hoãn được (cháy hoặc có nguy cơ đe dọa đến tính mạng con người hoặc an toàn thiết bị), cho phép nhân viên vận hành thao tác 01 người với điều kiện nào sau đây?
  • Không cần điều kiện, nhưng sau khi thao tác xong phải báo cáo ngay cho nhân viên vận hành cấp trên biết.
  • Phải báo cáo cho nhân viên vận hành cấp trên biết và thực hiện theo mệnh lệnh.
  • Thao tác bằng điều khiển từ xa thông qua mạch nhị thứ hoặc màn hình điều khiển, các thao tác này không có nguy cơ gây tai nạn cho nhân viên vận hành, sau khi xử lý xong phải báo ngay cho nhân viên vận hành cấp trên trực tiếp.
  • Không được thao tác 01 người trong bất cứ trường hợp nào.
Câu 55: Trường hợp khẩn cấp không thể trì hoãn được (cháy hoặc có nguy cơ đe dọa đến tính mạng con người hoặc an toàn thiết bị), cho phép nhân viên vận hành thao tác 01 người với điều kiện nào sau đây?
  • Trường hợp thao tác tại chỗ thiết bị điện, thiết bị chữa cháy hoặc thiết bị phụ trợ khác được hỗ trợ giám sát thao tác từ xa thông qua hệ thống camera giám sát vận hành. Người giám sát phải quan sát được toàn bộ thiết bị (phải kiểm tra lại xem tên thiết bị có đúng với tên thiết bị cần thao tác không) và người thao tác, giữ liên lạc liên tục với người thao tác trong quá trình thực hiện (người giám sát đọc lệnh, người thao tác trực tiếp nhắc lại lệnh và thực hiện bước thao tác theo lệnh).
  • Không cho phép thao tác tại chỗ thiết bị trong bất cứ trường hợp nào.
  • Không cần điều kiện, nhưng sau khi thao tác xong phải báo cáo ngay cho nhân viên vận hành cấp trên biết.
  • Phải báo cáo cho nhân viên vận hành cấp trên biết và thực hiện theo mệnh lệnh.
Câu 56: Khi thực hiện thao tác xa, sau khi kiểm tra đủ điều kiện cần thực hiện thao tác, người giám sát và người thao tác thực hiện như thế nào là đúng?
  • Người giám sát đọc tất cả các lệnh tháo tác xong, người thao tác tiến hành thực hiện xong trên màn hình HMI/SCADA. thì báo cáo lại.
  • Người giám sát đọc lệnh thao tác (tên thiết bị cần thao tác), người thao tác tiến hành thực hiện xong trên màn hình HMI/SCADA. thì báo cáo lại.
  • Người giám sát đọc lệnh (tên phiếu thao tác hoặc tên đường dây, thiết bị điện cần thao tác), người thao tác nhắc lại lệnh và thực hiện thao tác đường dây, thiết bị điện trên màn hình HMI/SCADA.
  • Không cần người giám sat, người thao tác tự xem và thực hiện xong thì báo cáo lại.
Câu 57: Cho phép dùng dao cách ly để tiến hành các thao tác có điện khi dòng điện thao tác nhỏ hơn dòng điện cho phép theo quy trình vận hành dao cách ly do đơn vị quản lý vận hành ban hành trong các trường hợp nào sau đây?
  • Đóng và cắt dao cách ly nối tắt thiết bị.
  • Đóng và cắt không tải máy biến điện áp, máy biến dòng điện.
  • Đóng và cắt điểm trung tính của các máy biến áp, kháng điện.
  • Tất cả các đáp án trên (dưới) đều đúng
Câu 58: Những việc nào sau đây cho phép nhân viên vận hành không cần lập phiếu thao tác nhưng phải ghi chép đầy đủ các bước thao tác vào sổ nhật ký vận hành trước khi thực hiện thao tác?
  • Ý 1 - Xử lý sự cố.
  • Ý 2 - Khi thực hiện lệnh thao tác của Điều độ viên để cô lập trạm biến áp trung gian.
  • Ý 3 - Thao tác đơn giản có số bước thao tác không quá 04 (bốn) bước.
  • Cả Ý 1 và Ý 3 đều đúng.
Câu 59: Phải xác định được trạng thái máy cắt, dao cách ly đang cắt thông qua chỉ thi trạng thái tại trung tâm điều khiển hoặc qua hệ thống Camera giám sát?
  • Người được giao nhiệm vụ của Đơn vị quản lý vận hành viết phiếu, người duyệt phiếu là Lãnh đạo đơn vị hoặc người được ủy quyền, Điều độ cấp Công ty Điện lực đương ca trực cho phép trước khi thao tác.
  • Đội trưởng/Tổ trưởng viết phiếu, giám đốc Điện lực duyệt phiếu và cho phép.
  • Cán bộ ký thuật đơn vị quản lý vận hành viết phiếu, Giám đốc đơn vị quản lý vận hành duyệt phiếu, Điều độ cấp Công ty Điện lực cho phép.
  • Điều độ cấp Công ty Điện lực viết phiếu, duyệt phiếu và cho phép đơn vị quản lý vận hành thao tác.
Câu 60: Cho phép tạm ngừng thao tác trong các trường hợp nào dưới đây ?
  • Trường hợp 1 - Thao tác phải thực hiện trong điều kiện thời tiết xấu.
  • Trường hợp 2 - Đang thao tác thì xảy ra sự cố hoặc có cảnh báo hiện tượng bất thường tại trạm điện, nhà máy điện hoặc trên hệ thống điện.
  • Trường hợp 3 - Tạm ngừng thao tác cho tới khi xử lý xong sự cố.
  • Cả trường hợp 2, 3 đều đúng
Câu 61: Trong trường hợp khẩn cấp, không thể trì hoãn được như cháy nổ hoặc có nguy cơ đe dọa đến tính mạng con người và an toàn thiết bị ở nhà máy điện, trạm điện hoặc trung tâm điều khiển. Nhân viên vận hành?
  • Được tiến hành thao tác cô lập phần tử sự cố theo quy trình vận hành và xử lý sự cố nhà máy điện, trạm điện hoặc trung tâm điều khiển nhưng phải xin phép Cấp điều độ có quyền điều khiển.
  • Báo cáo cho Điều độ có quyền điều khiển về tình trạng sự cố và thao tác cô lập sự cố theo lệnh của Điều độ có quyền điều khiển.
  • Báo cáo lãnh đạo đơn vị xin ý kiến chỉ đạo.
  • Được tiến hành thao tác cô lập phần tử sự cố theo quy trình vận hành và xử lý sự cố nhà máy điện, trạm điện hoặc trung tâm điều khiển nhưng không phải xin phép Cấp điều độ có quyền điều khiển và phải chịu trách nhiệm về thao tác xử lý sự cố của mình. Sau khi xử lý xong nhân viên vận hành nhà máy điện, trạm điện, trung tâm điều khiển báo cáo ngay cho nhân viên vận hành cấp trên có quyền điều khiển các thiết bị bị sự cố.
Câu 62: Để bảo đảm an toàn cho thiết bị điện, người thao tác tại chỗ, cần thực hiện?
  • Thực hiện thao tác thử đóng cắt máy cắt, dao cách ly, chuyển nấc máy biến áp bằng điều khiển từ xa nếu thời gian không thao tác kéo dài quá 12 tháng và không gây gián đoạn cung cấp điện cho khách hàng.
  • Định kỳ ít nhất 3 tháng thực hiện 01 lần thao tác tại chổ hoặc từ xa thiết bị để kiểm tra tình trạng thiết bị.
  • Chỉ kiểm tra và thao tác khi có thay dổi phương thức hay trạng thái vận hành thiết bị để không không gây gián đoạn cung cấp điện cho khách hàng.
  • Khi kiểm tra định kỳ phải thực hiện thao tác tại chổ và từ xa để kiểm tra tình trạng thiết bị.
Câu 63: Cho phép nhân viên vận hành không cần lập Phiếu thao tác nhưng phải ghi chép đầy đủ các bước thao tác vào sổ nhật ký vận hành trước khi thực hiện thao tác trong các trường hợp sau đây?
  • Trường hợp 1 - Xử lý sự cố.
  • Trường hợp 2 - Thao tác đơn giản có số bước thao tác không quá 03 bước và được thực hiện tại các cấp điều độ, trung tâm điều khiển hoặc thao tác bằng điều khiển từ xa.
  • Trường hợp 3 - Thao tác thay dổi phương thức kết lưới theo lệnh của Điều độ có quyền điều khiển.
  • Cả hai trường hợp 1, 2 đều đúng
Câu 64: Khi thao tác đóng, cắt điện ở thiết bị điện cao áp cần bao nhiêu người?
  • Ý 1 - Tùy thiết bị mà cử số người phù hợp.
  • Ý 2 - Chỉ cần 1 người thực hiện bằng điều khiển từ xa thông qua mạch nhị thứ hoặc màn hình điều khiển, các thao tác này không có nguy cơ gây tai nạn cho nhân viên vận hành.
  • Ý 3 - Ít nhất phải do hai người thực hiện (trừ trường hợp thiết bị được trang bị đặc biệt và có quy trình thao tác riêng).
  • Cả Ý 2 và Ý 3 đều đúng.
Câu 65: Theo quy định, người thao tác và người giám sát thao tác phải có bậc an toàn điện tối thiểu bao nhiêu?
  • Cả hai người đều phải có bậc 3.
  • Cả hai người đều phải có bậc 4.
  • Người thao tác phải có bậc 3, người giám sát phải có bậc 4.
  • Người thao tác phải có bậc 4, người giám sát phải có bậc 3.
Câu 66: Trong mọi trường hợp thao tác thiết bị điện- trách nhiệm thuộc về những người nào sau đây?
  • Người thao tác và Người giám sát.
  • Người giám sát.
  • Người thao tác.
  • Người thao tác, người giám sát và người ra lệnh thao tác.
Câu 67: Khi phát hiện sự bất thường trong thao tác thì phải xử lý như thế nào?
  • Ý 1 - Nếu nghi ngờ động tác vừa thực hiện thì phải ngừng ngay công việc để kiểm tra lại toàn bộ, nếu không có bất thường thì mới tiếp tục tiến hành.
  • Ý 2 - Nếu thao tác sai hoặc gây sự cố thì phải ngừng ngay việc thực hiện theo phiếu thao tác và báo cho người ra lệnh.
  • Cả Ý 1 và Ý 2 đều đúng.
  • Cả Ý 1 và Ý 2 đều sai.
Câu 68: Khi giao nhận đường dây, thiết bị điện thuộc quyền điều khiển giữa điều độ viên với đơn vị quản lý vận hành, đơn vị điều độ có trách nhiệm?
  • Ý 1 - Chỉ huy thao tác cắt điện, bàn giao đường dây, thiết bị điện cho Đơn vị quản lý vận hành theo đúng quy định và thời gian được phê duyệt.
  • Ý 2 - Gắn nhãn, đánh dấu hoặc các hình thức khác để nhận biết được đơn vị công tác đang thực hiện công việc trên đường dây, thiết bị điện.
  • Ý 3 - Bàn giao đường dây cho đơn vị quản lý vận hành sau khi Người cho phép của đơn vị quản lý vận hành đã kiểm tra đúng và đủ các biện pháp an toàn do người cho phép thực hiện.
  • Cả Ý 1 và Ý 2 đều đúng
Câu 69: Khi sự có sự cố thiết bị tại trạm biến áp phụ tải, đơn vị chịu trách nhiệm chỉ huy xử lý sự cố?
  • Ý 1 - Điều độ Công ty Điện lực chỉ huy xử lý sự cố, đơn vị quản lý vận hành thực hiện xử lý sự cố theo chỉ huy của đơn vị điều độ Công ty Điện lực.
  • Ý 2 - Thiết bị trạm biến áp phụ tải thuộc quyền điều khiển của Điện lực thì Điện lực có trách nhiệm chỉ huy xử lý sự cố trên thiết bị trạm biến áp.
  • Ý 3 - Trong khi xử lý sự cố, Đơn vị quản lý vận hành Điện lực được quyền thay đổi chế độ làm việc của các thiết bị trong trạm biến áp phụ tải trước khi báo cáo cho Cấp điều độ có quyền kiểm tra thiết bị này.
  • Cả Ý 1 và Ý 2 đều đúng
Câu 70: Đặc điểm, yêu cầu của Lệnh chỉ huy xử lý sự cố?
  • Lệnh chỉ huy xử lý sự cố được truyền đi bằng lời nói hoặc bằng tín hiệu điều khiển.
  • Lệnh chỉ huy xử lý sự cố phải chính xác, ngắn gọn và rõ ràng. Điều độ viên cấp trên ra lệnh phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về lệnh của mình trong quá trình xử lý sự cố.
  • Trong thời gian xử lý sự cố, nghiêm cấm sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc phục vụ điều độ vào các mục đích khác.
  • Tất cả các đáp án trên (dưới) đều đúng
Câu 71: Sau khi tiếp nhận hiện trường từ đơn vị công tác, người cho phép thực hiện tháo đõ các biện pháp an toàn do người cho phép làm và bàn giao lưới điện cho ?
  • Đội/Tổ trực tiếp quản lý vận hành để liên hệ với đơn vị điều độ có quyền điều khiển thực hiện các bước thao tác khôi phục lưới điện
  • Bàn giao trực tiếp cho đơn vị điều độ có quyền điều khiển để chỉ huy thao tác khôi phục tình trạng vận hành đường dây, thiết bị điện
  • Bàn giao cho đơn vị quản lý vận hành là trực thao tác lưu động và xử lý sự cố đương ca
  • Tất cả các đáp án trên (dưới) đều sai.
Câu 72: Khi phát hiện sự bất thường trong thao tác thì phải xử lý như thế nào?
  • Ý 1 - Nếu nghi ngờ động tác vừa thực hiện thì phải ngừng ngay công việc để kiểm tra lại toàn bộ, nếu không có bất thường thì mới tiếp tục tiến hành.
  • Ý 2 - Nếu thao tác sai hoặc gây sự cố thì phải ngừng ngay việc thực hiện theo phiếu thao tác và báo cho người ra lệnh.
  • Ý 3 - Tiếp tục thực thao tác , sự cố chỉ là nguyên nhân khách quan vì phiếu thao tác được kiểm tra và duyệt trước khi ban hành.
  • Cả Ý 1 và Ý 2 đều đúng
Câu 73: Nội dung báo cáo giao trả đường dây phải bao gồm?
  • Công việc trên đường dây (ghi tên đường dây và mạch), thiết bị (ghi tên thiết bị của ngăn xuất tuyến tại trạm điện hoặc nhà máy điện) theo phiếu (số thứ tự) đã thực hiện xong.
  • Người của các đơn vị công tác đã rút hết.
  • Tất cả các tiếp địa di động tại hiện trường đã tháo hết.
  • Tất cả các đáp án trên (dưới) đều đúng
Câu 74: Quy định chung về an toàn thao tác thiết bị điện bao gồm?
  • Trong chế độ vận hành bình thường, thao tác thiết bị điện cao áp phải thực hiện theo Thông tư quy định quy trình thao tác trong hệ thống điện quốc gia của Bộ Công Thương.
  • Trong chế độ sự cố, thao tác khôi phục đường dây, thiết bị điện bị sự cố thực hiện theo Thông tư quy định quy trình xử lý sự cố trong hệ thống điện quốc gia của Bộ Công Thương.
  • Các thiết bị đóng cắt của đường dây, thiết bị điện có bố trí công tác cắt điện phải được khóa (lock) hoặc kéo ra khỏi vị trí vận hành để tránh thao tác nhầm, phải treo biển “Cấm đóng điện! Có người đang làm việc” tại chỗ thiết bị đóng cắt, phải cử Người cảnh giới nếu không thực hiện được biện pháp khóa thiết bị đóng cắt.
  • Tất cả các đáp án trên (dưới) đều đúng
Câu 75: An toàn thao tác tại chỗ thiết bị điện được phép làm việc nào sau đây?
  • Không cho phép thao tác tại chỗ thiết bị đóng cắt ngoài trời trong điều kiện thời tiết xấu (ngoài trời có mưa tạo thành dòng chảy trên thiết bị điện, giông sét, ngập lụt, gió từ cấp 06 trở lên).
  • Thao tác tại chỗ, kéo ra/đưa vào vị trí vận hành thiết bị đóng cắt cao áp phải mang găng tay cách điện cao áp và đi ủng cách điện cao áp hoặc mang găng tay cách điện cao áp và đứng trên ghế/thảm cách điện phù hợp với cấp điện áp.
  • Chỉ được thao tác thiết bị đóng cắt trên cột với cấp điện áp đến 35 kV bằng sào cách điện khi điều kiện khoảng cách từ phần dẫn điện thấp nhất của các thiết bị điện này đến người thao tác không nhỏ hơn 3 m, trong trường hợp này người thao tác phải mang găng tay cách điện.
  • Tất cả các đáp án trên (dưới) đều đúng
Câu 76: Đối với máy cắt, quy định nào sau đây là đúng?
  • Cấm cắt máy cắt bằng nút thao tác tại chỗ trong trường hợp đã cắt từ xa nhưng máy cắt không cắt hoặc không cắt hết các cực. Không cho phép ấn nút thao tác tại chỗ trong trường hợp máy cắt đã chắc chắn không có điện.
  • Tiến hành thử đóng, cắt máy cắt trong quá trình sửa chữa hoặc thí nghiệm phải được sự đồng ý của Điều độ viên.
  • Cấm sửa chữa ở máy cắt đang vận hành.
  • Đối với tủ máy cắt hợp bộ: cho phép vào làm việc trong khoang ngăn máy cắt nếu vẫn có điện hàm trên hoặc hàm dưới. Phải đóng và khóa cánh cửa tủ ngăn máy cắt đó sau khi kéo máy cắt ra ngoài, treo biển “Cấm vào. Điện cao áp nguy hiểm chết người” cả phía trước và phía sau tủ máy cắt.
Câu 77: Việc đóng cắt thử máy cắt được thực hiện khi đảm bảo được một trong các yêu cầu sau?
  • Các dao cách ly hai phía của máy cắt được cắt hoàn toàn.
  • Dao tiếp địa chỉ đóng ở 1 phía hoặc tiếp địa di động ở một phía của máy cắt này.
  • Nếu máy cắt hợp bộ thì máy cắt đã được đưa ra vị trí thí nghiệm/sửa chữa.
  • Tất cả các đáp án trên (dưới) đều đúng
Câu 78: Trình tự thao tác cắt điện đường dây nào sau đây đúng?
  • Cắt máy cắt xa nguồn, tiếp theo cắt máy cắt gần nguồn, tiếp theo cắt các Dao cách ly đầu đường dây và nhánh rẽ, tiếp theo đóng các dao tiếp địa chặn nguồn.
  • Cắt máy cắt đầu nguồn, tiếp theo cắt máy cắt xa nguồn, tiếp theo cắt các Dao cách ly đầu đường dây và nhánh rẽ, tiếp theo đóng các dao tiếp địa chặn nguồn.
  • Cắt máy cắt đầu nguồn, tiếp theo cắt Dao cách lý đầu nguồn, tiếp theo cắt các Dao cách ly đầu đường dây và nhánh rẽ, tiếp theo đóng các dao tiếp địa chặn nguồn
  • Cắt máy cắt đầu nguồn, tiếp theo cắt Dao cách lý đầu nguồn, tiếp theo c tiếp theo đóng các dao tiếp địa chặn nguồn. Máy cắt xa nguồn bàn giao cho đơn vị vận hành thao tác tùy theo tính chất công việc.
Câu 79: Quy định chung về an toàn thao tác thiết bị điện bao gồm?
  • Ý 1 - Các thiết bị đóng cắt của đường dây, thiết bị điện có bố trí công tác cắt điện phải được khóa (lock) hoặc kéo ra khỏi vị trí vận hành để tránh thao tác nhầm, phải treo biển “Cấm đóng điện! Có người đang làm việc” tại chỗ thiết bị đóng cắt, phải cử Người cảnh giới nếu không thực hiện được biện pháp khóa thiết bị đóng cắt.
  • Ý 2 - Khóa chọn chế độ điều khiển từ xa/tại chỗ (Remote/Local) của thiết bị đóng cắt phải được chuyển về vị trí tại chỗ (Local) trong thời gian có người công tác trên thiết bị đóng cắt này hoặc đường dây, thiết bị điện liên quan.
  • Ý 3 - Trong chế độ vận hành bình thường, thao tác thiết bị điện cao áp phải thực hiện theo Thông tư quy định quy trình xử lý sự cố trong hệ thống điện quốc gia của Bộ Công Thương.
  • Cả Ý 1 và Ý 2 đều đúng
Câu 80: An toàn thao tác tại chỗ thiết bị điện được phép làm việc nào sau đây?
  • Không cho phép thao tác tại chỗ thiết bị đóng cắt ngoài trời trong điều kiện thời tiết xấu (ngoài trời có mưa tạo thành dòng chảy trên thiết bị điện, giông sét, ngập lụt, gió từ cấp 08 trở lên).
  • Thao tác tại chỗ, kéo ra/đưa vào vị trí vận hành thiết bị đóng cắt cao áp phải mang găng tay cách điện cao áp và đi ủng cách điện cao áp hoặc mang găng tay cách điện cao áp và đứng trên ghế/thảm cách điện phù hợp với cấp điện áp.
  • Chỉ được thao tác thiết bị đóng cắt trên cột với cấp điện áp đến 3 kV bằng sào cách điện khi điều kiện khoảng cách từ phần dẫn điện thấp nhất của các thiết bị điện này đến người thao tác không nhỏ hơn 2m, trong trường hợp này người thao tác phải mang găng tay cách điện.
  • Tất cả các đáp án trên (dưới) đều đúng
Câu 81: Trường hợp khẩn cấp không thể trì hoãn được (cháy hoặc có nguy cơ đe dọa đến tính mạng con người hoặc an toàn thiết bị) tại nhà máy điện hoặc lưới điện, cho phép Nhân viên vận hành tiến hành thao tác 01 (một) người với quy định nào sau đây là đúng?
  • Ý 1 - Thao tác được thực hiện bằng điều khiển từ xa thông qua mạch nhị thứ hoặc màn hình điều khiển, các thao tác này không có nguy cơ gây tai nạn cho Nhân viên vận hành. Sau khi xử lý xong, Nhân viên vận hành phải báo cáo ngay cho Nhân viên vận hành cấp trên trực tiếp.
  • Ý 2 - Thao tác tại chỗ thiết bị điện, thiết bị chữa cháy hoặc thiết bị phụ trợ khác được hỗ trợ giám sát thao tác từ xa thông qua hệ thống camera giám sát vận hành. Người giám sát phải quan sát được một phần thiết bị và người thao tác, giữ liên lạc liên tục với người thao tác trong quá trình thực hiện.
  • Ý 3 - Tại vị trí giám sát từ xa, người giám sát phải kiểm tra lại xem tên thiết bị có đúng với thiết bị cần thao tác không.
  • Cả Ý 1 và Ý 3 đều đúng.
Câu 82: Khi làm việc với tụ điện, quy định nào sau đây là sai?
  • Khi phóng điện tích dư của tụ điện phải có điện trở hạn chế, sau đó mới phóng trực tiếp xuống đất để tránh hư hỏng tụ.
  • Khi cắt tụ điện để sửa chữa thì phải phóng điện (xả điện tích) các tụ điện theo quy định, quy trình của Đơn vị quản lý vận hành.
  • Cấm dùng dao cách ly để đóng, cắt các tụ điện cao áp và lấy mẫu dầu khi tụ điện đang vận hành.
  • Khi máy cắt của bộ tụ điện cắt do bảo vệ tác động (hoặc chì bị cháy, đứt), được phép đóng lại 01 lần để kiểm tra.
Câu 83: Không cho phép dùng dao cách ly để tiến hành các thao tác có điện trong các trường hợp nào sau đây?
  • Đóng và cắt điểm trung tính của các máy biến áp, kháng điện.
  • Đóng và cắt không tải thanh cái hoặc đoạn thanh dẫn.
  • Đóng cắt không tải đường cáp ngầm.
  • Đóng và cắt không tải máy biến điện áp, máy biến dòng điện.
Câu 84: Đối với thiết bị GIS công việc nào sau đây là sai?
  • Ý 1 - Trường hợp vận hành bình thường, mọi thao tác phải thực hiện bằng điều khiển từ xa thông qua giao diện người máy (HMI) hoặc hệ thống giám sát điều khiển và thu thập dữ liệu (SCADA). Thao tác tại chỗ được phép thực hiện khi GIS có điện.
  • Ý 2 - Phải kiểm tra áp lực khí SF6, tình trạng rò SF6 trong quá trình vận hành hoặc sửa chữa. Khi phát hiện rò rỉ phải có biện pháp ngăn chặn và xử lý.
  • Ý 3 - Khi cách ly thiết bị theo từng phân đoạn, tại mỗi điểm cách ly đều phải khóa và treo biển cảnh báo.
  • Cả Ý 2 và Ý 3.
Câu 85: Theo Quy trình An toàn điện, quy định về kiểm tra không còn điện đối với thiết bị điện tại nhà máy điện, trạm điện, GIS, tủ hợp bộ hoặc thiết bị kiểu kín như thế nào?
  • Cho phép kiểm tra không còn điện thông qua chỉ thị tại chỗ thiết bị đóng cắt (3 pha, tất cả các phía) và thông số điện áp (nếu có)
  • Không cho phép căn cứ vào tín hiệu , đèn, đồng hồ, rơ le...
  • Dùng sào gõ nhẹ vào đường dây, thanh cái...
  • Cả 03 đáp án đều sai
Câu 86: Theo Quy trình An toàn điện quy định biện pháp an toàn cụ thể khi thao tác MC là ?
  • Phải có kế hoạch và phương án kỹ thuật thi công
  • Mọi thao tác đóng cắt máy cắt phải điều khiển từ xa. Cấm ấn nút thao tác ở ngay hộp điều khiển tại máy cắt khi đang có điện (trừ sự cố hoặc tai nạn).
  • Phải có PCT; phải cắt các cầu dao cách ly trước và sau máy ngắt.Treo biển: “Cấm đóng điện! Có người đang làm việc” vào khoá điều khiển máy ngắt.
  • Phải có PTT và tiếp đất di động hai phía MC.
Câu 87: Theo Quy trình An toàn điện thì điều nào sau đây không cấm khi thao tác và vận hành tụ điện?
  • Cấm dùng dao cách ly để đóng, cắt các tụ điện cao áp và lấy mẫu dầu khi tụ điện đang vận hành.
  • Khi cắt tụ điện để sửa chữa thì phải phóng điện (xả điện tích) các tụ điện theo quy định, quy trình của Đơn vị QLVH.
  • Cấm đặt tụ điện chung với TBA trong mọi trường hợp
  • Khi phóng điện tích dư của tụ điện phải có điện trở hạn chế, sau đó mới phóng trực tiếp xuống đất để tránh hư hỏng tụ.
Câu 88: Theo Quy trình An toàn điện (Quyết định số 959/QĐ-EVN ngày 26/7/2021, Điều 89). Quy định công việc nào sau đây cho phép làm việc khi thiết bị điện cao áp đang mang điện?
  • Lấy mẫu dầu máy biến áp (chú ý kiểm tra nối đất vỏ máy trước); Tiến hành lọc dầu ở những máy biến áp đang vận hành; Kiểm tra độ rung của thanh cái bằng sào thao tác;
  • Đo dòng điện bằng ampe kìm; đo thử, kiểm tra đồng vị pha và đo góc lệch pha giữa 02 nguồn khác nhau bằng dụng cụ chuyên dùng; Vệ sinh cách điện từ 35 kV trở xuống bằng dụng cụ chuyên dùng đã được kiểm tra và thử nghiệm định kỳ theo đúng quy định hiện hành;
  • Giám sát dầu trực tuyến, giám sát phóng điện cục bộ, kiểm tra nhiệt độ mối nối, kiểm tra hệ thống đo đếm,…; Công việc đo độ cao dây dẫn bằng sào chuyên dùng
  • Tất cả đáp án trên (dưới)
Câu 89: Theo Quy trình An toàn điện (Quyết định số 959/QĐ-EVN ngày 26/7/2021, Điều 87). Quy định ai chịu trách nhiệm hướng dẫn những người vào tham quan, nghiên cứu tại trạm biến áp?
  • Do lãnh đạo Đơn vị QLVH (hoặc kỹ thuật viên) hướng dẫn
  • Do nhân viên tổ TTLĐ
  • Do người bảo vệ trạm điện
  • Không cần người hướng dẫn
Câu 90: Theo Quy trình An toàn điện (Quyết định số 959/QĐ-EVN ngày 26/7/2021, Điều 73). Quy định đơn vị Điều độ có trách nhiệm nào sau đây khi thực hiện công việc?
  • Lập, duyệt phương thức vận hành, lịch cắt điện công tác tuần (tháng), thông báo và gửi lịch cắt điện đã được duyệt cho các Đơn vị QLVH có liên quan đến công việc;
  • Chỉ huy thao tác cắt điện, bàn giao ĐD, thiết bị điện cho Đơn vị QLVH theo đúng quy định và thời gian được phê duyệt;
  • Gắn nhãn, đánh dấu hoặc các hình thức khác để nhận biết được đơn vị công tác đang thực hiện công việc trên ĐD, thiết bị điện;
  • Khôi phục lại ĐD, thiết bị điện khi Đơn vị QLVH đã kết thúc công tác, thực hiện thủ tục giao nhận ĐD, thiết bị điện để đưa vào vận hành theo quy định;
  • Tất cả đáp án đều đúng.
Câu 91: Theo Quy trình An toàn điện (Quyết định số 959/QĐ-EVN ngày 26/7/2021, Điều 88). Quy định kiểm tra định kỳ đối với trạm điện không người trực?
  • Ít nhất 01 lần/tuần, Nhân viên trực thao tác lưu động phải đến nhà máy điện, trạm điện để kiểm tra tình trạng vận hành, phát hiện những bất thường của các hệ thống thiết bị điện, hệ thống chữa cháy, các hệ thống phụ trợ khác. Đơn vị QLVH phải lập danh sách thiết bị, thông số cần kiểm tra để Nhân viên trực thao tác lưu động đánh dấu xác nhận đã kiểm tra, kèm theo hình ảnh chụp tại hiện trường.
  • Ít nhất 01 lần/tháng, Nhân viên trực thao tác lưu động phải đến nhà máy điện, trạm điện để kiểm tra phát nhiệt, phóng điện bề mặt cách điện. Đơn vị QLVH phải lập danh sách các điểm tiếp xúc cần kiểm tra phát nhiệt, sứ cách điện cần kiểm tra phóng điện bề mặt để Nhân viên trực thao tác lưu động đánh dấu xác nhận đã kiểm tra, kèm theo hình ảnh chụp tại hiện trường.
  • Cả đáp án 1 và 2
  • Cả đáp án 2 và 3
  • Ít nhất 01 lần/ngày, Nhân viên trực thao tác lưu động phải đến nhà máy điện, trạm điện để kiểm tra tình trạng vận hành, phát hiện những bất thường của các hệ thống thiết bị điện, hệ thống chữa cháy, các hệ thống phụ trợ khác. Đơn vị QLVH phải lập danh sách thiết bị, thông số cần kiểm tra để Nhân viên trực thao tác lưu động đánh dấu xác nhận đã kiểm tra, kèm theo hình ảnh chụp tại hiện trường.
Câu 92: Trách nhiệm của nhân viên thao tác ?
  • Ý 1 - Đọc kỹ Phiếu thao tác và kiểm tra Phiếu thao tác phải phù hợp với mục đích thao tác.
  • Ý 2 - Nhận được phiếu thao tác phải thực hiện thao tác ngay để kịp thời gian công tác theo lịch cắt điện đăng ký đã được duyệt, ký vào phiếu thao tác.
  • Ý 3 - Khi thấy có điều không hợp lý hoặc không rõ ràng trong Phiếu thao tác cần đề nghị người ra Lệnh thao tác hoặc người duyệt phiếu giải thích và chỉ được thực hiện thao tác khi đã hiểu rõ các bước thao tác.
  • Cả Ý 1 và Ý 3 đều đúng.
Câu 93: Yêu cầu đối với người ra Lệnh thao tác?
  • Ý 1 - Nắm rõ tình trạng vận hành và nguyên tắc hoạt động của các thiết bị đóng cắt; rơ le bảo vệ, thiết bị tự động; cuộn dập hồ quang, điểm trung tính nối đất; thiết bị đo lường, điều khiển và tín hiệu từ xa.
  • Ý 2 - Nắm rõ Sơ đồ kết dây hiện tại của hệ thống điện, lưới điện khu vực, nhà máy điện, trạm điện cần thao tác.
  • Ý 3 - Nắm rõ xu hướng thay đổi phụ tải, công suất, điện áp hệ thống điện trong và sau khi thực hiện thao tác, đồng thời phải có biện pháp điều chỉnh thích hợp để tránh quá tải, điện áp thấp hoặc quá áp theo quy định về điều chỉnh điện áp.
  • Cả Ý 2 và Ý 3 đều đúng.
Câu 94: Yêu cầu thao tác xa dao nối đất?
  • Không được thao tác xa.
  • Được thao tác xa khi mạch khóa liện động của dao tiếp địa (mạch logic liên động giữa dao tiếp địa với dao cách ly) đã được thí nghiệm hiệu chỉnh, nghiệm thu đua vào vận hành.
  • Phải xác định được đường dây hoặc thiết bị điện đã mất điện căn cứ thông số dòng điện hoặc xác nhận của nhân viên vận hành có mặt tại nhà máy điện, trạm điện.
  • Phải xác định được trạng thái máy cắt, dao cách ly đang cắt thông qua chỉ thi trạng thái tại trung tâm điều khiển hoặc qua hệ thống Camera giám sát.
Câu 95: Cho phép tạm ngừng thao tác trong các trường hợp sau?
  • Trường hợp 1 - Thao tác phải thực hiện trong điều kiện thời tiết xấu.
  • Trường hợp 2 - Đang thao tác thì xảy ra sự cố hoặc có cảnh báo hiện tượng bất thường tại trạm điện, nhà máy điện hoặc trên hệ thống điện.
  • Trường hợp 3 - Trong quá trình thao tác nếu có xuất hiện cảnh báo hoặc có những trục trặc về thiết bị và những hiện tượng bất thường, phải ngừng thao tác để kiểm tra và tìm nguyên nhân trước khi thực hiện các thao tác tiếp theo.
  • Cả trường hợp 2, 3 đều đúng
Câu 96: Theo Quy trình An toàn điện quy định nào không đúng (không phù hợp) trong biện pháp an toàn khi làm việc ở MC hợp bộ?
  • Cho phép vào làm việc trong khoang ngăn MC khi còn điện hàm trên hoặc hàm dưới nhưng phải cử người GSATĐ.
  • Không cho phép vào làm việc trong khoang ngăn MC nếu vẫn có điện hàm trên hoặc hàm dưới.
  • Phải đóng và khóa cánh cửa tủ ngăn MC đó sau khi kéo MC ra ngoài.
  • Treo biển “Cấm vào! Điện cao áp nguy hiểm chết người” cả phía trước và phía sau tủ máy cắt.
Câu 97: Theo Quy định về quản lý, khai thác Hệ thống thông tin trong Tổng công ty Điện lực miền Bắc, Cấp vận hành tại các đơn vị có nhiệm vụ gì?
  • Quản lý phòng POP, phòng máy TTĐK tại đơn vị đảm bảo các điều kiện: Môi trường, an ninh, phòng chống cháy nổ, an toàn điện... theo quy định.
  • Trực vận hành: Giám sát tập trung toàn bộ Hệ thống thông tin của Tổng công ty và các đơn vị thành viên từ Tổng công ty.
  • Tổ chức trực QLVH Hệ thống thông tin để giám sát, kịp thời thông báo, tiếp nhận và phối hợp xử lý sự cố với các đơn vị liên quan.
  • Điều hành xử lý sự cố ở mức cao nhất đối với tất cả các đơn vị vận hành liên quan đến Hệ thống thông tin để đảm bảo hệ thống hoạt động thông suốt, an toàn và ổn định.
Câu 98: Theo Quy định về quản lý, khai thác Hệ thống thông tin trong Tổng công ty Điện lực miền Bắc, Điện lực có trách nhiệm gì?
  • Chủ trì QLVH các tuyến cáp quang đi trên lưới điện trung, hạ thế thuộc địa phận Điện lực quản lý và thiết bị VT&CNTT (Switch, Modem...) lắp đặt tại các vị trí thuộc phạm vi quản lý của Điện lực (tại Điện lực, các TBA trung, hạ thế...).
  • Trực vận hành: Giám sát tập trung toàn bộ Hệ thống thông tin của Tổng công ty và các đơn vị thành viên từ Tổng công ty.
  • Tổ chức trực QLVH Hệ thống thông tin để giám sát, kịp thời thông báo, tiếp nhận và phối hợp xử lý sự cố với các đơn vị liên quan.
  • Điều hành xử lý sự cố ở mức cao nhất đối với tất cả các đơn vị vận hành liên quan đến Hệ thống thông tin để đảm bảo hệ thống hoạt động thông suốt, an toàn và ổn định.
Câu 99: Theo Quy định về quản lý, khai thác Hệ thống thông tin trong Tổng công ty Điện lực miền Bắc, Đội QLVH LĐCT có trách nhiệm gì?
  • Chủ trì QLVH các tuyến cáp quang OPGW, các tuyến cáp quang ADSS đi cùng đường dây 110kV, các tuyến cáp quang nhập trạm 110kV vào đến ODF; các thiết bị VT&CNTT đặt tại các TBA 110kV.
  • Chủ trì QLVH các tuyến cáp quang đi trên lưới điện trung, hạ thế thuộc địa phận Điện lực quản lý và thiết bị VT&CNTT (Switch, Modem...) lắp đặt tại các vị trí thuộc phạm vi quản lý của Điện lực (tại Điện lực, các TBA trung, hạ thế...).
  • Tổ chức trực QLVH Hệ thống thông tin để giám sát, kịp thời thông báo, tiếp nhận và phối hợp xử lý sự cố với các đơn vị liên quan.
  • Điều hành xử lý sự cố ở mức cao nhất đối với tất cả các đơn vị vận hành liên quan đến Hệ thống thông tin để đảm bảo hệ thống hoạt động thông suốt, an toàn và ổn định.
Câu 100: Theo Quy định về quản lý, khai thác Hệ thống thông tin trong Tổng công ty Điện lực miền Bắc, Trường hợp nào là sự cố nghiêm trọng?
  • Tất cả các trường hợp trên.
  • Mất kênh truyền kết nối với EVNNRLDC của từ 02 TTĐK trở lên (trong trường hợp này, NPCIT thực hiện báo cáo).
  • Mất đồng thời kênh truyền kết nối trực tiếp với EVNNRLDC của từ 10 TBA110kV trở lên.
  • Mất kết nối thông tin từ 02 TBA trở lên về TTĐK.
Câu 101: Theo Quy định về quản lý, khai thác Hệ thống thông tin trong Tổng công ty Điện lực miền Bắc, Trường hợp nào là sự cố nặng?
  • Tất cả các trường hợp trên.
  • Mất kênh truyền kết nối với EVNNRLDC của 01 TTĐK
  • Mất đồng thời kênh truyền kết nối trực tiếp với EVNNRLDC của từ 5 ÷ 9 TBA110kV
  • Mất kết nối thông tin 01 TBA về TTĐK
Câu 102: Theo Quy định về quản lý, khai thác Hệ thống thông tin trong Tổng công ty Điện lực miền Bắc, Trường hợp nào là sự cố nhẹ?
  • Tất cả các trường hợp trên.
  • Mất kênh SCADA dưới 02 TBA110kV về EVNNRLDC
  • Mất kết nối thông tin từ 01 Điện lực về CTĐL
  • Các sự cố VT&CNTT khác ngoài “sự cố viễn thông nghiêm trọng” và “sự cố viễn thông nặng
Câu 103: Theo Quy định về quản lý, khai thác Hệ thống thông tin trong Tổng công ty Điện lực miền Bắc, Thời gian yêu cầu đối với việc xử lý sự cố nghiêm trọng?
  • Không quá 02 giờ (không bao gồm sự cố đối với cáp OPGW) tính từ thời điểm xảy ra sự cố.
  • Không quá 03 giờ (không bao gồm sự cố đối với cáp OPGW) tính từ thời điểm xảy ra sự cố.
  • Không quá 04 giờ (không bao gồm sự cố đối với cáp OPGW) tính từ thời điểm xảy ra sự cố.
  • Không quá 05 giờ (không bao gồm sự cố đối với cáp OPGW) tính từ thời điểm xảy ra sự cố.
Câu 104: Theo Quy định về quản lý, khai thác Hệ thống thông tin trong Tổng công ty Điện lực miền Bắc, Thời gian yêu cầu đối với việc xử lý sự cố nặng?
  • Không quá 05 giờ (không bao gồm sự cố đối với cáp OPGW) tính từ thời điểm xảy ra sự cố.
  • Không quá 04 giờ (không bao gồm sự cố đối với cáp OPGW) tính từ thời điểm xảy ra sự cố.
  • Không quá 03 giờ (không bao gồm sự cố đối với cáp OPGW) tính từ thời điểm xảy ra sự cố.
  • Không quá 02 giờ (không bao gồm sự cố đối với cáp OPGW) tính từ thời điểm xảy ra sự cố.
Câu 105: Theo Quy định về quản lý, khai thác Hệ thống thông tin trong Tổng công ty Điện lực miền Bắc, Thời gian yêu cầu đối với việc xử lý sự cố nhẹ?
  • Không quá 24 giờ kể từ thời điểm xảy ra sự cố.
  • Không quá 30 giờ kể từ thời điểm xảy ra sự cố
  • Không quá 36 giờ kể từ thời điểm xảy ra sự cố
  • Không quá 48 giờ kể từ thời điểm xảy ra sự cố
Câu 106: Theo Quy định về quản lý, khai thác Hệ thống thông tin trong Tổng công ty Điện lực miền Bắc, an ninh, bảo mật hệ thống mạng OT được quy định như thế nào?
  • Thực hiện đầy đủ các yêu cầu trên.
  • Cách ly hoàn toàn mạng IP của hệ thống điều khiển với mạng internet, mạng nội bộ của đơn vị.
  • Các kết nối với hệ thống TTĐK khác phải qua tường lửa (Firewall).
  • Không cho phép cài đặt bất cứ phần mềm nào khác vào các máy tính chủ, máy tính trạm ngoài các phần mềm chuyên dùng cho TTĐK. Không cho phép nối bất cứ thiết bị nào vào các máy tính chủ, máy tính trạm của TTĐK như: thẻ nhớ, USB storage, ổ cứng di động, máy điện thoại, máy ảnh, máy nghe nhạc...
Câu 107: Phần lớn các TBA 110kV của Tổng công ty hiện nay đang sử dụng thiết bị truyền dẫn nào để kết nối SCADA/ĐKX về các TTĐK?
  • Switch L3/Routers
  • Thiết bị SDH
  • Thiết bị DWDM
  • Thiết bị Firewall
Câu 108: Chức năng chính của Switch L3 là gì?
  • Là thiết bị chuyển mạch, hoạt động như một công tắc để kết nối các thiết bị trong cùng một hệ thống mạng LAN ảo (VLAN) với tốc độ rất nhanh và được tích hợp định tuyến IP.
  • Là thiết bị ghép kênh phân chia theo bước sóng dày đặc, là một công nghệ phức tạp cho phép gửi nhiều luồng dữ liệu qua một sợi quang duy nhất sử dụng các màu ánh sáng khác nhau, còn được gọi là bước sóng.
  • Dùng để bảo vệ mạng và hệ thống máy tính khỏi các mối đe dọa từ mạng bên ngoài.
  • Là thiết bị chuyển mạch hoạt động tại tầng liên kết dữ liệu Data Link Layer - tầng thứ hai trong mô hình OSI, dùng để kết nối các thiết bị đầu cuối, cung cấp kết nối mạng đến các thiết bị khác như: máy tính để bàn, laptop, máy in, máy fax, camera, server,...
Câu 109: Chức năng chính của thiết bị tường lửa (firewall) là gì?
  • Là thiết bị dùng để bảo vệ mạng và hệ thống máy tính khỏi các mối đe dọa từ mạng bên ngoài. Nó hoạt động như một người bảo vệ đứng giữa mạng nội bộ và Internet, kiểm soát và giám sát lưu lượng mạng đi qua nó dựa trên các quy tắc được cấu hình trước.
  • Là thiết bị ghép kênh phân chia theo bước sóng dày đặc, là một công nghệ phức tạp cho phép gửi nhiều luồng dữ liệu qua một sợi quang duy nhất sử dụng các màu ánh sáng khác nhau, còn được gọi là bước sóng.
  • Là thiết bị chuyển mạch, hoạt động như một công tắc để kết nối các thiết bị trong cùng một hệ thống mạng LAN ảo (VLAN) với tốc độ rất nhanh và được tích hợp định tuyến IP.
  • Là thiết bị chuyển mạch hoạt động tại tầng liên kết dữ liệu Data Link Layer - tầng thứ hai trong mô hình OSI, dùng để kết nối các thiết bị đầu cuối, cung cấp kết nối mạng đến các thiết bị khác như: máy tính để bàn, laptop, máy in, máy fax, camera, server,...
Câu 110: Kênh truyền kết nối rơ le bảo vệ F87-L hiện nay tại Tổng công ty hiện nay như thế nào?
  • Đa phần sử dụng sợi quang trắng.
  • Sử dụng thiết bị STM1.
  • Sử dụng thiết bị DWDM.
  • Thuê kênh nhà mạng.
Câu 111: Thiết bị thông tin (máy tính Gateway - HMI, máy tính kỹ sư) trang bị theo các dự án điện (ĐZ và TBA 110kV) đầu tư xây dựng mới khi kết nối vào mạng OT của Tổng công ty có phải thực hiện rà quét mã độc không?
  • Phải thực hiện rà quét mã độc, việc thực hiện phải được giám sát bởi bộ phận phụ trách ATTT các Công ty Điện lực.
  • Không nhất thiết phải thực hiện.
  • Không cần thực hiện.
  • Tùy theo yêu cầu của đơn vị quản lý vận hành.
Câu 112: Kênh truyền SCADA/ĐKX từ các TBA 110kV về TTĐK hiện nay Tổng công ty yêu cầu tối thiểu bao nhiêu hướng kết nối?
  • Tối thiểu 2 hướng kết nối
  • Tối thiểu 3 hướng kết nối
  • Tối thiểu 4 hướng kết nối
  • Chỉ cần 1 hướng kết nối
Câu 113: Các nhà máy thủy điện, các TBA 110kV chuyên dùng của khách hàng khi kết nối vào TTĐK có cần thực hiện các biện pháp đảm bảo ATTT theo quy định của Tổng công ty và EVN không?
  • Phải thực hiện đầy đủ các quy định về đảm bảo ATTT.
  • Không nhất thiết phải thực hiện.
  • Không cần thực hiện.
  • Tùy theo yêu cầu của đơn vị quản lý vận hành.
Câu 114: Các thiết bị dưới đây, những thiết bị nào thuộc hệ thống OT?
  • Bao gồm các thiết bị VT&CNTT sử dụng để kết nối các TBA, máy cắt/recloser, LBS, RMU, các thiết bị cảnh báo của hệ thống điện về TTĐK để phục vụ việc điều khiển, giám sát, đóng cắt xa…
  • Bao gồm các thiết bị VT&CNTT, cáp quang phục vụ sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.
  • Các Switch Access đặt tại các TBA110kV và các Switch đặt tại các Điện lực, tổ điện.
  • Toàn bộ thiết bị thuộc Hệ thống thông tin tại đơn vị theo tài sản được giao quản lý vận hành.
Câu 115: Đâu là địa chỉ truy cập hệ thống QLVH hệ thống VT&CNTT của Tổng công ty?
  • https://noc.npc.com.vn
  • https://noc.evnnpc.com.vn
  • https://npc.com.vn/noc
  • https://evnnpc.com.vn/noc
Câu 116: Độ dài của mật khẩu mạnh nên ở mức nào?
  • Đối với tài khoản thông thường, mật khẩu cần có độ dài từ 8 đến 11 ký tự, bao gồm cả chữ và số; đối với tài khoản có tính chất quan trọng, mật khẩu cần có độ dài trên 15 ký tự gồm cả chữ hoa, chữ thường, số và ký tự đặc biệt.
  • 6 ký tự
  • 8 ký tự
  • Dài ngắn đều được
Câu 117: Theo Quy định về quản lý, khai thác Hệ thống thông tin trong Tổng công ty Điện lực miền Bắc, Cấp điều hành Tổng công ty trách nhiệm gì?
  • Chịu trách nhiệm trực tiếp trước lãnh đạo EVNNPC về toàn bộ hoạt động của Hệ thống thông tin trong Tổng công ty.
  • Trực vận hành: Giám sát tập trung toàn bộ Hệ thống thông tin của Tổng công ty và các đơn vị thành viên từ Tổng công ty.
  • Tổ chức trực QLVH Hệ thống thông tin để giám sát, kịp thời thông báo, tiếp nhận và phối hợp xử lý sự cố với các đơn vị liên quan.
  • Thực hiện bảo trì, bảo dưỡng thiết bị VT&CNTT, các tuyến cáp quang theo quy định.
Câu 118:

Theo Quy định về quản lý, khai thác Hệ thống thông tin trong Tổng công ty Điện lực miền Bắc, Cấp vận hành tại Trung tâm có nhiệm vụ gì?

  • Trực vận hành: Giám sát tập trung toàn bộ Hệ thống thông tin của Tổng công ty và các đơn vị thành viên từ Tổng công ty.
  • Cả 3 đáp án đều đúng.
  • Tổ chức trực QLVH Hệ thống thông tin để giám sát, kịp thời thông báo, tiếp nhận và phối hợp xử lý sự cố với các đơn vị liên quan.
  • Quản lý phòng POP, phòng máy TTĐK tại đơn vị đảm bảo các điều kiện: Môi trường, an ninh, phòng chống cháy nổ, an toàn điện... theo quy định.
Báo lỗi
Nếu có bất kì vấn đề nào về đề thi, vui lòng liên hệ với các bộ phận thông qua các hình thức sau
Số điện thoại: 0368.201.788
Email: contact@123job.vn
Chat trực tuyến: Chat với hỗ trợ

Bài test quản lý và vận hành điện 4

Mã quiz
311
Số xu
5 xu
Thời gian làm bài
89 phút
Số câu hỏi
118 câu
Số lượt làm bài
0 lượt
Bắt đầu làm bài
Lưu tin Hủy lưu
Thông tin đề thi
Chủ đề
Điện lực
Mọi người cũng test
Chia sẻ đề thi
Sao chép đường dẫn
Chia sẻ qua mạng xã hội

Đề thi trắc nghiệm mới nhất

40 câu hỏi
0 lượt đã test
30 phút
Miễn phí
Xem trước
35 câu hỏi
0 lượt đã test
26 phút
Miễn phí
Xem trước
69 câu hỏi
0 lượt đã test
52 phút
4 xu
Xem trước
150 câu hỏi
0 lượt đã test
113 phút
6 xu
Xem trước
99 câu hỏi
0 lượt đã test
74 phút
5 xu
Xem trước