Câu 1:
Cấu hình bảo vệ chính đường dây trên không hoặc cáp ngầm truyền tin bằng cáp quang theo quy định 2896 gồm những chức năng bảo vệ gì ?
- 87L, 21/21N, 67/67N, 50/51, 50/51N, 50BF, 85, 74
- 87L, 21/21N, 67/67N,50/51, 50/51N, 50BF, 25, 74
- 87L, 21/21N, 67/67N, 50/51, 50/51N, 50BF, 59, 74
- 87L, 21/21N, 67/67N, 50/51N, 50BF, 27, 74
Câu 2:
Cấu hình bảo vệ dự phòng đường dây trên không hoặc cáp ngầm truyền tin bằng cáp quang theo quy định 2896 gồm những chức năng bảo vệ gì ?
- 67/67N,50/51, 50/51N, 50BF, 85, 74
- 67/67N,50/51, 50/51N, 50BF, 74
- 67/67N, 50/51, 50/51N, 50BF, 59, 74
- 67/67N, 50/51N, 50BF, 27, 74
Câu 3:
Cấu hình bảo vệ chính đường dây trên không hoặc cáp ngầm không có truyền tin bằng cáp quang theo quy định 2896 gồm những chức năng bảo vệ gì ?
- 21/21N, 67/67N,50/51, 50/51N, 50BF, 59, 74
- 21/21N, 67/67N, 50/51, 50/51N, 50BF, 85, 74
- 21/21N, 67/67N, 50/51, 50/51N, 50BF, 27, 74
- 87L, 21/21N, 67/67N, 50/51, 50/51N, 50BF, 27, 74
Câu 4:
Cấu hình bảo vệ chính cho MBA 110kV theo quy định 2896 gồm những chức năng bảo vệ gì (không bao gồm bảo vệ công nghệ MBA) ?
- Tích hợp các chức năng bảo vệ 87T, 49, 64, 50/51, 50/51N, 29/57 tín hiệu dòng điện được lấy từ ngăn máy cắt đầu vào các phía MBA
- Tích hợp các chức năng bảo vệ 87T, 49, 64, 50/51, 50/51N, tín hiệu dòng điện được lấy từ ngăn máy cắt đầu vào các phía MBA
- Tích hợp các chức năng bảo vệ 87T, 49, 64 tín hiệu dòng điện được lấy từ ngăn máy cắt đầu vào các phía MBA
- Tích hợp các chức năng bảo vệ 87T, 49, 50/51, 50/51N, tín hiệu dòng điện được lấy từ ngăn máy cắt đầu vào các phía MBA
Câu 5:
Cấu hình hệ thống role bảo vệ cho ngăn máy cắt trung áp trung tính trực tiếp nối đất đối với lưới không có nguồn cấp ngược ?
- Hợp bộ được tích hợp từ các chức năng bảo vệ 67/67N, 50/51, 50/51N, 50BF, 81, 79, 74, 27/59
- Hợp bộ được tích hợp từ các chức năng bảo vệ 50/51, 50/51N, 50BF, 81, 74, 27/59
- Hợp bộ được tích hợp từ các chức năng bảo vệ 50/51, 50/51N, 50BF, 79, 74, 27/59
- Hợp bộ được tích hợp từ các chức năng bảo vệ 50/51, 50/51N, 50BF, 81, 79, 74, 27/59
Câu 6:
Cấu hình hệ thống role bảo vệ cho ngăn máy cắt trung áp trung tính cách ly:
- Hợp bộ được tích hợp từ các chức năng bảo vệ 67Ns, 50/51, 50/51N, 50BF, 81, 79, 74, 27/59
- Hợp bộ được tích hợp từ các chức năng bảo vệ 67/67N, 50/51, 50/51N, 50BF, 81, 79, 74, 27/59
- Hợp bộ được tích hợp từ các chức năng bảo vệ 67/67N, 67Ns, 50/51, 50/51N, 50BF, 81, 79, 74, 27/59
- Hợp bộ được tích hợp từ các chức năng bảo vệ 50/51, 50/51N, 50BF, 81, 79, 74, 27/59
Câu 7:
Cấu hình hệ thống role bảo vệ cho ngăn máy cắt phân đoạn 110kV:
- Hợp bộ được tích hợp từ các chức năng bảo vệ 67/67N, 50/51, 50/51N, 50BF, 79, 74, 27/59
- Hợp bộ được tích hợp từ các chức năng bảo vệ 67/67N, 50/51, 50/51N, 50BF, 81, 79, 74, 27/59
- Hợp bộ được tích hợp từ các chức năng bảo vệ 21/21N, 67/67N, 50/51, 50/51N, 50BF, 74, 27/59
- Hợp bộ được tích hợp từ các chức năng bảo vệ 21/21N, 67/67N, 50/51, 50/51N, 50BF, 81, 79, 74, 27/60
Câu 8:
Ký hiệu bằng số của rơle dòng điện cắt nhanh:
Câu 9:
Ký hiệu bằng số của rơle dòng điện có thời gian:
Câu 10:
Ký hiệu bằng số nào sau đây chỉ rơle điện áp thấp
Câu 11:
Ký hiệu bằng số nào sau đây chỉ rơle quá điện áp?
Câu 12:
Phạm vi tác động của bảo vệ so lệch dọc máy biến áp?
- Từ máy biến dòng ba phía MBA được lấy từ ngăn máy cắt, cung cấp nguồn dòng cho rơ le bảo vệ so lệch
- Trong cuộn dây máy biến áp
- Giữa các máy cắt ở các phía của máy biến áp
- Trong máy biến áp, giữa các sứ đầu ra của máy biến áp
Câu 13:
Trong những trường hợp sau trường hợp nào bảo vệ so lệch MBA không tác động?
- Tất cả các trường hợp
- Ngắn mạch một số vòng dây cùng một cuộn dây
- Ngắn mạch gần điểm trung tính hoặc đỉnh cuộn tam giác
- Chạm đất cuộn dây đấu tam giác
Câu 14:
Trong các dạng sự cố sau đây dạng nào chỉ có bảo vệ hơi làm việc?
- Tất cả các trường hợp đều đúng
- Chập một số vòng dây trong cuộn dây của 1 pha
- Chập các pha ở gần điểm trung tính
- Lọt khí vào dầu, mức dầu thấp
Câu 15:
Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào gây cho rơ le hơi tác động nhầm ?
- Cả ba trường hợp
- Sau khi lọc, bơm dầu máy biến áp
- Ngắn mạch gần phía thứ cấp máy biến áp
- Động đất, rung động lớn hoặc chạm chập mạch nhị thứ
Câu 16:
Trường hợp sự cố nổ đầu cáp phía trong tủ hợp bộ máy cắt tổng trung áp (mạch dòng bảo vệ so lệch lấy từ TI ngoài các phía), bảo vệ nào sẽ tác động ?
- Bảo vệ so lệch máy biến áp
- Bảo vệ rơ le hơi
- Bảo vệ quá dòng tổng phía 110kV
- Bảo vệ quá dòng lộ tổng phía trung áp
Câu 17:
Dòng điện khởi động của rơle là:
- Dòng điện nhỏ nhất đi qua cuộn dây rơle làm cho rơle khởi động
- Dòng điện nhỏ nhất đi qua cuộn dây rơle làm cho tiếp điểm rơle trở về vị trí ban đầu
- Dòng điện lớn nhất đi qua cuộn dây rơle làm cho rơle khởi động
- Dòng điện lớn nhất đi qua cuộn dây rơle làm cho tiếp điểm rơle trở về vị trí ban đầu
Câu 18:
BVQD có thời gian chọn dòng điện khởi động theo giá trị:
- Dòng điện phụ tải cực đại qua chỗ đặt bảo vệ
- Dòng điện ngắn mạch cực đại qua chỗ đặt bảo vệ khi ngắn mạch ngoài
- Dòng điện mở máy của các phụ tải động cơ
- Dòng điện cho phép chạy trên dây dẫn của đường dây
Câu 19:
BVCN đảm bảo tính chọn lọc dựa trên nguyên tắc: Khi bảo vệ càng đặt gần về phía nguồn cung cấp thì:
- Dòng điện khởi động của bảo vệ càng lớn
- Dòng điện khởi động của bảo vệ càng nhỏ
- Thời gian làm việc của bảo vệ càng lớn
- Thời gian làm việc của bảo vệ càng nhỏ
Câu 20:
Trong các loại bảo vệ dưới đây, bảo vệ nào có tính chọn lọc cao nhất?
- Bảo vệ so lệch
- Bảo vệ khoảng cách
- BVQD có thời gian
- BVQD cắt nhanh
Câu 21:
Trong các loại bảo vệ dưới đây, bảo vệ nào có tính chọn lọc tương đối?
- Quá dòng có thời gian, khoảng cách
- Quá dòng cắt nhanh, khoảng cách
- Quá dòng có thời gian, so lệch
- Quá dòng cắt nhanh, so lệch
Câu 22:
Bảo vệ so lệch tác động dựa trên nguyên tắc:
- So sánh dòng điện thứ cấp của các máy biến dòng đặt ở các phía của phần tử được bảo vệ
- So sánh điện áp thứ cấp của các máy biến dòng đặt ở các phía của phần tử được bảo vệ
- So sánh điện áp thứ cấp của các máy biến điện áp đặt ở các phía của phần tử được bảo vệ
- So sánh dòng điện và điện áp giữa các cuộn dây trong máy biến áp được bảo vệ
Câu 23:
Rơle tổng trở của bảo vệ khoảng cách lấy tín hiệu là đại lượng:
- Điện áp và dòng điện
- Điện trở tác dụng và dòng điện
- Tổng trở và điện áp
- Tổng trở
Câu 24:
Thời gian loại trừ sự cố thực tế được tính bằng:
- Bằng tổng thời gian cắt của hệ thống rơle bảo vệ và thời gian cắt của máy cắt
- Thời gian cắt của hệ thống rơle bảo vệ
- Khoảng thời gian từ khi hệ thống rơle bảo vệ ra lệch cắt đến khi máy cắt cắt được sự cố ra
Câu 25:
Hãy nêu những yêu cầu đối với hệ thống rơle bảo vệ ?
- Tác động nhanh, chọn lọc, tin cậy và độ nhạy cao
- Chọn lọc, tin cậy, độ nhạy và độ dự trữ
- Chọn lọc, tin cậy, độ nhạy và độ sẵn sàng
Câu 26:
Chức năng hãm theo thành phần sóng hài bậc 2 có vai trò như thế nào khi đóng xung kích máy biến áp.
- Để bảo vệ so lệch máy biến áp không bị tác động nhầm khi thành phần sóng hài bậc hai ở một trong 3 pha nhỏ hơn giá trị đặt trong setting
- Để bảo vệ so lệch không tác động nhầm khi đóng xung kích máy biến áp
- Để bảo vệ so lệch máy biến áp không tác động nhầm khi thành phần sóng hài bậc hai ở 1 trong 3 pha lớn hơn giá trị cài đặt
Câu 27:
Những bảo vệ nào sau đây của MBA 110kV khi tác động cho tín hiệu đi cắt cả 3 phía MBA?
- Bảo vệ rơ le hơi, dòng dầu
- Bảo vệ so lệch MBA
- Bảo vệ quá dòng tổng phía 110kV
- Tất cả các câu trả lời đều đúng
Câu 28:
Bảo vệ chính của máy biến áp là những bảo vệ nào ?
- Bảo vệ hơi, bảo vệ dòng dầu và bảo vệ so lệch
- Bảo vệ so lệch và bảo vệ quá dòng
- Bảo vệ hơi và bảo vệ quá dòng 110kV
Câu 29:
Bảo vệ nhiệt độ dầu của máy biến áp dùng để làm gì?
- Dùng để khởi động quạt làm mát MBA và tác động cắt MBA khi nhiệt độ dầu vượt quá giá trị cho phép
- Dùng để khởi động quạt làm mát MBA khi nhiệt độ dầu vượt quá giá trị cho phép
- Dùng để tác động cắt MBA khi nhiệt độ dầu vượt quá giá trị cho phép
Câu 30:
Nguyên lý tính dòng checkzone trong rơ le bảo vệ so lệch thanh cái có tính dòng điện đi qua ngăn liên lạc (ngăn 112…) hay không?
- Lúc tính, lúc không tùy từng trường hợp.
- Có.
- Không bao giờ.
Câu 31:
Trong sơ đồ 2 thanh cái khi sự cố xảy ra trên thanh cái 1, ngăn liên lạc đang đóng. Rơle bảo vệ so lệch thanh cái sẽ làm việc như thế nào?
- Rơle bảo vệ so lệch thanh cái sẽ gửi lệnh cắt tất cả các máy cắt của các ngăn lộ có dao cách ly đang đóng vào thanh cái 1
- Rơle bảo vệ so lệch thanh cái sẽ gửi lệnh cắt tất cả các máy cắt của các ngăn lộ có dao cách ly đang đóng vào thanh cái 1 và thanh cái 2
- Rơle bảo vệ so lệch thanh cái sẽ gửi lệnh cắt tất cả các máy cắt của các ngăn lộ có dao cách ly đang đóng vào thanh cái 1 và máy cắt ngăn liên lạc
Câu 32:
Bảo vệ nào đi khởi động chức năng chống hư hỏng máy cắt 50BF trong bảo vệ đường dây?
- Bảo vệ khoảng cách, bảo vệ quá dòng
- Bảo vệ so lệch dọc, bảo vệ khoảng cách
- Tất cả các chức năng bảo vệ đi cắt máy cắt đường dây
Câu 33:
Chức năng TOR (trip on reclose) trong rơle bảo vệ khoảng cách tác động khi nào?
- Khi có đóng lặp lại vào đường dây đang mang điện
- Khi đóng lặp lại vào vùng sự cố
- Khi có tín hiệu đóng máy cắt bằng tay (manual close) đồng thời rơle bắt được sự cố trong vùng zone2 hoặc zone3 sau 1 khoảng thời gian delay
Câu 34:
Nguyên tắc tác động của bảo vệ quá dòng điện có hướng?
- Bảo vệ sẽ tác động nếu dòng điện vượt quá giá trịnh định trước và góc pha giữa dòng điện và điện áp đưa vào rơ le theo chiều cài đặt trong rơle
- Bảo vệ sẽ tác động nếu điện áp vượt quá giá trịnh định trước và góc pha phù hợp với trường hợp ngắn mạch
- Bảo vệ so sánh sự chênh lệch của các dòng điện và hướng công suất để tác động
- Tất cả các ý đều đúng
Câu 35:
Khi có dao động lưới thì bảo vệ khoảng cách có được tác động hay không?
- Không được phép tác động
- Được phép tác động
- Tùy từng trường hợp
Câu 36:
Người thí nghiệm có được dùng cuộn mạch dòng có cấp chính xác 0,5 của TI cho rơle bảo vệ không?
- Có được dùng trong trường hợp TI không có đủ cuộn mạch dòng
- Không được dùng vì cuộn dòng này có điểm bão hòa sớm hơn nên khi xảy ra sự cố giá trị đo lường ghi nhận được sẽ không chính xác
Câu 37:
Các tín hiệu đầu vào Rơ le hơi trong MBA 110kV tác động tách MBA ra khỏi lưới điện khi ?
- Nếu lượng khí thoát ra nhiều, lượng khí tích tụ trong rơle đủ lớn làm cả 2 phao chìm xuống đưa đi báo tín hiệu và cắt máy cắt các phía MBA
- khi có sự cố trong thùng MBA làm phát sinh dòng dầu và bọt khí có tốc độ nhanh di chuyển từ thùng dầu chính lên bình dầu phụ khiến phao 2 lật xuống đi cắt máy cắt các phía của MBA
- Khi có sự cố làm mức dầu trong thùng dầu chính giảm xuống, mức dầu trong rơle hơi tụt thấp làm 2 phao chìm xuống đưa đi báo tín hiệu và cắt máy cắt các phía MBA
- Cả 3 đáp án đúng
Câu 38:
Rơ le dòng dầu trong MBA 110kV tác động cô lập MBA ra khỏi lưới điện khi ?
- Khi sự cố trong thùng điều áp dưới tải > dầu phụt lên bình dầu phụ > làm rơ le khép tiếp điểm > đi cắt MC các phía MBA
- Khi sự cố trong thùng điều áp dưới tải > làm rơ le khép tiếp điểm > dầu phụt lên bình dầu phụ > đi cắt MC các phía MBA
- Khi sự cố trong thùng điều áp dưới tải > đi cắt MC các phía MBA > dầu phụt lên bình dầu phụ > làm rơ le khép tiếp điểm
- Khi sự cố trong thùng điều áp dưới tải > dầu phụt lên bình dầu phụ > đi cắt MC các phía MBA > làm rơ le khép tiếp điểm
Câu 39:
Chỉ số SAIDI là :
- Chỉ số về số lần mất điện trung bình của lưới điện phân phối.
- Chỉ số về số lần mất điện thoáng qua trung bình của lưới điện phân phối.
- Chỉ số về thời gian mất điện trung bình của lưới điện phân phối.
- Chỉ số về số lần mất điện kéo dài trung bình của lưới điện phân phối.
Câu 40:
Các trường hợp nào sau đây được xem là tình huống khẩn cấp trên hệ thống điện phân phối ?
- Sự cố hoặc rã lưới toàn bộ hoặc một phần hệ thống điện truyền tải gây ảnh hưởng đến chế độ vận hành bình thường của hệ thống điện phân phối.
- Sự cố trên hệ thống điện truyền tải dẫn đến một phần hệ thống điện phân phối vận hành trong tình trạng tách đảo.
- Sự cố trên đường dây hoặc trạm biến áp phân phối cấp điện áp 110kV gây mất điện trên diện rộng trong hệ thống điện phân phối.
- Cả 3 phương án.
Câu 41:
Các chỉ số: Số lần mất điện trung bình của lưới điện phân phối, Số lần mất điện thoáng qua trung bình của lưới điện phân phối và Thời gian mất điện trung bình của lưới điện phân phối được viết tắt tương ứng là:
- SAIDI, SAIFI, MAIFI
- MAIFI, SAIDI, SAIFI
- SAIFI, MAIFI, SAIDI
- SAIDI, MAIFI, SAIFI
Câu 42:
Tổng công ty Điện lực phải hoàn thành dự báo nhu cầu phụ tải điện hàng năm theo quy định và cung cấp cho Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia:
- Trước ngày 01 tháng 7 hàng năm.
- Trước ngày 15 tháng 7 hàng năm.
- Trước ngày 01 tháng 8 hàng năm.
- Trước ngày 15 tháng 8 hàng năm.
Câu 43:
Tổng công ty Điện lực phải hoàn thành dự báo nhu cầu phụ tải điện 2 tuần tới và cung cấp cho Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia:
- Trước 08h00 ngày thứ Ba hàng tuần.
- Trước 10h00 ngày thứ Ba hàng tuần.
- Trước 11h00 ngày thứ Ba hàng tuần.
- Trước 15h00 ngày thứ Ba hàng tuần.
Câu 44:
Máy cắt thực hiện thao tác tại điểm đấu nối giữa nhà máy điện với lưới điện phân phối?
- Phải được trang bị tự đóng lại.
- Không được trang bị tự đóng lại.
- Phải được trang bị hệ thống kiểm tra đồng bộ.
- Không bắt buộc trang bị hệ thống kiểm tra đồng bộ.
Câu 45:
Tổ máy phát điện của nhà máy thủy điện và nhà máy nhiệt điện (bao gồm cả các nhà máy điện sinh khối, khí sinh học và nhà máy điện sử dụng chất thải rắn) có tổng công suất lắp đặt từ 30 MW trở xuống đấu nối vào lưới điện phân phối phải có khả năng phát và nhận liên tục công suất phản kháng với hệ số công suất?
- 0,8 (ứng với chế độ phát công suất phản kháng) đến 0,9 (ứng với chế độ nhận công suất phản kháng) ứng với công suất định mức.
- 0,85 (ứng với chế độ phát công suất phản kháng) đến 0,9 (ứng với chế độ nhận công suất phản kháng) ứng với công suất định mức.
- 0,9 (ứng với chế độ phát công suất phản kháng) đến 0,95 (ứng với chế độ nhận công suất phản kháng) ứng với công suất định mức.
- 0,95 (ứng với chế độ phát công suất phản kháng) đến 1,0 (ứng với chế độ nhận công suất phản kháng) ứng với công suất định mức.
Câu 46:
Sự cố nghiêm trọng là?
- Các sự cố dẫn đến đường dây hoặc trạm biến áp phân phối cấp điện áp 110 kV bị tách ra khỏi vận hành gây mất điện trên diện rộng trong hệ thống điện phân phối.
- Tình huống hệ thống điện phân phối bị sự cố, đe doạ sự cố. hoặc các thông số vận hành nằm ngoài dải cho phép.
- Các thông số vận hành vượt ngoài dải cho phép 110%.
- Cả 3 phương án.
Câu 47:
Sa thải phụ tải theo lệnh là sa thải ?
- Theo yêu cầu của Cấp điều độ có quyền điều khiển trong trường hợp thiếu nguồn hoặc có sự cố trên hệ thống điện để đảm bảo an ninh cung cấp điện.
- Theo yêu cầu của đơn vị truyền tải điện khi có nguy cơ đe dọa sự cố hoặc sự cố trên lưới điện truyền tải.
- Theo yêu cầu của đơn vị quản lý lưới điện cao thế khi có nguy cơ đe dọa sự cố hoặc sự cố trên lưới điện cao thế.
- Theo yêu cầu của khách hàng lớn nhằm đảm bảo chất lượng điện năng phục vụ sản xuất.
Câu 48:
Trường hợp phần hệ thống điện phân phối bị tách đảo không có khả năng hòa đồng bộ với phần hệ thống điện đã được phục hồi, Cấp điều độ có quyền điều khiển?
- Được phép đóng phi đồng bộ với hệ thống để tránh mất điện phụ tải.
- Phải tách các nhà máy điện đấu nối với phần lưới điện phân phối bị tách đảo để khôi phục cung cấp điện cho vùng bị tách đảo từ hệ thống điện đã được phục hồi, sau đó khôi phục vận hành các nhà máy điện đã bị tách.
- Tiếp tục duy trì vận hành tách đảo cho đến khi không thể vận hành tiếp.
- Ngừng bớt các nhà máy trong đảo để tránh dao động khi đóng phi đồng bộ với hệ thống.
Câu 49:
Hệ số chạm đất ?
- Hệ số chạm đất là tỷ số giữa giá trị điện áp của pha bị sự cố sau khi xảy ra ngắn mạch chạm đất với giá trị điện áp của pha đó trước khi xảy ra ngắn mạch chạm đất (áp dụng cho trường hợp ngắn mạch 1 pha hoặc ngắn mạch 2 pha chạm đất).
- Hệ số chạm đất là tỷ số giữa giá trị điện áp của pha không bị sự cố trước khi xảy ra ngắn mạch chạm đất với giá trị điện áp của pha đó sau khi xảy ra ngắn mạch chạm đất (áp dụng cho trường hợp ngắn mạch 1 pha hoặc ngắn mạch 2 pha chạm đất).
- Hệ số chạm đất là tỷ số giữa giá trị điện áp của pha bị sự cố trước khi xảy ra ngắn mạch chạm đất với giá trị điện áp của pha không bị sự cố (áp dụng cho trường hợp ngắn mạch 1 pha hoặc ngắn mạch 2 pha chạm đất).
- Hệ số chạm đất là tỷ số giữa giá trị điện áp của pha không bị sự cố sau khi xảy ra ngắn mạch chạm đất với giá trị điện áp của pha đó trước khi xảy ra ngắn mạch chạm đất (áp dụng cho trường hợp ngắn mạch 1 pha hoặc ngắn mạch 2 pha chạm đất).
Câu 50:
Theo Thông tư Quy định hệ thống điện phân phối, quy định trường hợp sự cố trên hệ thống điện truyền tải làm ảnh hưởng tới chế độ vận hành bình thường hoặc mất điện trên lưới điện phân phối, Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm:
- Liên hệ ngay với Cấp điều độ có quyền điều khiển, Đơn vị truyền tải điện để biết thông tin về thời gian dự kiến ngừng cung cấp điện và phạm vi ảnh hưởng đến phụ tải của hệ thống điện phân phối do sự cố này;
- Áp dụng các biện pháp điều khiển phụ tải và các biện pháp vận hành khác để giảm thiểu phạm vi ảnh hưởng do sự cố trên hệ thống điện truyền tải gây ra.
- Tiến hành tách lưới phân phối khỏi hệ thống quốc gia để tránh bị ảnh hưởng.
- Phương án 1 và 2.
Câu 51:
Theo Thông tư Quy định hệ thống điện phân phối, quy định trường hợp rã lưới toàn bộ hoặc một phần hệ thống điện truyền tải làm ảnh hưởng tới chế độ vận hành bình thường hoặc mất điện trên lưới điện phân phối, Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm:
- Tuân thủ Quy định khởi động đen và khôi phục hệ thống điện quốc gia và Quy định hệ thống điện truyền tải do Bộ Công Thương ban hành.
- Tách lưới điện phân phối thuộc quyền quản lý của đơn vị thành các vùng phụ tải riêng biệt theo Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành.
- Khôi phục phụ tải theo thứ tự ưu tiên tuân thủ phương thức đã được Cấp điều độ có quyền điều khiển phê duyệt trong phạm vi quản lý.
- Cả 3 phương án.
Câu 52:
Theo Thông tư Quy định hệ thống điện phân phối, quy định Đơn vị phân phối điện được ngừng cung cấp điện không theo kế hoạch trong các trường hợp nào sau đây:
- Do có sự cố xảy ra trên lưới điện cấp điện cho khách hàng; sự cố trong hệ thống điện gây mất điện mà bên bán điện không kiểm soát được.
- Theo yêu cầu của Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia khi hệ thống điện thiếu công suất dẫn đến đe dọa sự an ninh cung cấp điện của hệ thống điện quốc gia.
- Có nguy cơ gây sự cố, mất an toàn nghiêm trọng cho người, thiết bị và hệ thống điện.
- Cả 3 phương án.
Câu 53:
Theo Thông tư Quy định hệ thống điện phân phối, quy định Sau khi sa thải phụ tải tự động hoặc sa thải phụ tải theo lệnh của Cấp điều độ có quyền điều khiển, Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm:
- Thông báo cho Cấp điều độ có quyền điều khiển về công suất, thời gian, khu vực phụ tải bị sa thải và các mức sa thải phụ tải theo giá trị cài đặt tác động của rơ le tần số.
- Khôi phục phụ tải bị sa thải khi có lệnh của Cấp điều độ có quyền điều khiển.
- Khôi phục phụ tải sa thải khi thấy tần số hệ thống phục hồi 50 ± 0,2 Hz.
- Phương án 1 và 2.
Câu 54:
Theo Thông tư Quy định hệ thống điện phân phối, trong chế độ vận hành bình thường độ lệch điện áp vận hành cho phép tại thanh cái trên lưới điện phân phối của Đơn vị phân phối điện là?
- + 05 % và – 05 % so với điện áp danh định.
- + 05 % và – 10 % so với điện áp danh định.
- + 10 % và – 10 % so với điện áp danh định.
- + 10 % và – 05 % so với điện áp danh định.
Câu 55:
Theo Thông tư Quy định hệ thống điện phân phối, Trong chế độ vận hành bình thường Độ lệch điện áp vận hành cho phép tại điểm đấu nối của Khách hàng sử dụng điện là?
- + 05 % và – 05 % so với điện áp danh định.
- + 05 % và – 10 % so với điện áp danh định.
- + 10 % và – 10 % so với điện áp danh định.
- + 10 % và – 05 % so với điện áp danh định.
Câu 56:
Theo Thông tư Quy định hệ thống điện phân phối, Trong chế độ vận hành bình thường Độ lệch điện áp vận hành cho phép tại điểm đấu nối của nhà máy điện là?
- + 05 % và – 05 % so với điện áp danh định.
- + 05 % và – 10 % so với điện áp danh định.
- + 10 % và – 10 % so với điện áp danh định.
- + 10 % và – 05 % so với điện áp danh định.
Câu 57:
Theo Thông tư Quy định hệ thống điện phân phối, Trong chế độ sự cố HTĐ hoặc khôi phục sau sự cố, cho phép mức dao động điện áp trên lưới điện phân phối là?
- + 05 % và – 05 % so với điện áp danh định.
- + 05 % và – 10 % so với điện áp danh định.
- + 10 % và – 10 % so với điện áp danh định.
- + 10 % và – 05 % so với điện áp danh định.
Câu 58:
Theo Thông tư Quy định hệ thống điện phân phối, Quy định nhà máy điện gió, nhà máy điện mặt trời có công suất lớn hơn 1MW đấu nối vào lưới điện phân phối từ cấp điện áp trung áp trở lên tại mọi thời điểm đang nối lưới phải có khả năng duy trì vận hành phát điện trong thời gian tối thiểu tương ứng với dải tần số của hệ thống từ 47,5 Hz đến 48 Hz là?
- 01 phút.
- 10 phút.
- 30 phút.
- Phát liên tục.
Câu 59:
Theo Thông tư Quy định hệ thống điện phân phối, quy định nguồn điện mặt trời, điện gió đấu nối vào lưới điện trung áp có công suất từ 01 MW trở xuống tại mọi thời điểm đang nối lưới phải có khả năng duy trì vận hành phát điện trong thời gian tối thiểu tương ứng với dải tần số của hệ thống từ 48 Hz đến 49 Hz là?
- 01 phút.
- 10 phút.
- 30 phút.
- Phát liên tục.
Câu 60:
Theo Thông tư Quy định hệ thống điện phân phối, quy định sa thải phụ tải theo lệnh là?
- Sa thải theo yêu cầu của Cấp điều độ có quyền điều khiển trong trường hợp thiếu nguồn hoặc có sự cố trên hệ thống điện để đảm bảo an ninh cung cấp điện.
- Sa thải theo yêu cầu của đơn vị truyền tải điện khi có nguy cơ đe dọa sự cố hoặc sự cố trên lưới điện truyền tải.
- Sa thải theo yêu cầu của đơn vị quản lý lưới điện cao thế khi có nguy cơ đe dọa sự cố hoặc sự cố trên lưới điện cao thế.
- Sa thải theo yêu cầu của khách hàng lớn nhằm đảm bảo chất lượng điện năng phục vụ sản xuất.
Câu 61:
Theo Quy trình điều tra sự cố trong các nhà máy điện, lưới điện và hệ thống điện (Quyết định số 736/QĐ-EVN ngày 09/6/2021). Phân loại sự cố theo mức độ hư hỏng thiết bị, thời gian khắc phục và hậu quả gây ra có mấy cấp gồm mấy cấp:
- 2 cấp: Sự cố nhà máy điện, sự cố lưới điện.
- 3 cấp: Sự cố nhà máy điện, sự cố lưới điện, sự cố hệ thống điện
- 4 cấp: Sự cố nhà máy điện, sự cố lưới điện, sự cố hệ thống điện, hiện tượng bất thường.
- 3 cấp : Sự cố cấp 1, sự cố cấp 2, sự cố cấp 3.
Câu 62:
Theo Quy trình điều tra sự cố trong các nhà máy điện, lưới điện và hệ thống điện (Quyết định số 736/QĐ-EVN ngày 09/6/2021). Quy định phân loại sự cố theo nguyên nhân là:
- Sự cố nhà máy điện, sự cố lưới điện, sự cố hệ thống điện
- Sự cố khách quan
- Sự cố chủ quan
- Đáp án 2 và 3
Câu 63:
Theo Quy trình điều tra sự cố trong các nhà máy điện, lưới điện và hệ thống điện (Quyết định số 736/QĐ-EVN ngày 09/6/2021). Quy định phân loại sự cố theo quy mô là:
- Sự cố nhà máy điện
- Sự cố hệ thống điện
- Sự cố lưới điện
- Cả 3 đều đúng.
Câu 64:
Quy trình điều tra sự cố trong các nhà máy điện, lưới điện và hệ thống điện (Quyết định số 736/QĐ-EVN ngày 09/6/2021) dựa theo nguyên tắc chung nào sau đây?
- Tất cả sự cố đều phải được ghi nhận, phân tích hoặc điều tra xác định được đúng nguồn gốc nguyên nhân gây ra sự cố, đề ra các giải pháp phòng ngừa sự cố lặp lại. Các bất thường phải được kịp thời phát hiện và có giải pháp khắc phục để tránh phát triển thành sự cố.
- Mọi hình thức che giấu, không cung cấp đủ thông tin, cung cấp thông tin sai, khai báo không đúng sự thật hoặc cản trở công tác điều tra sự cố, bất thường sẽ bị xử lý vi phạm theo quy chế quản lý nội bộ của EVN.
- Đơn vị quản lý vận hành, Cấp điều độ có quyền điều khiển phải tiến hành phân tích sự cố trong thời hạn sớm nhất có thể sau khi có đủ các thông tin cần thiết về sự cố. Đối với sự cố liên quan đến tai nạn lao động, ngoài việc thực hiện theo Quy trình này, các đơn vị phải tuân thủ theo quy định tại Luật An toàn, vệ sinh lao động và các văn bản hướng dẫn.
- Cả 3 đều đúng.
Câu 65:
Theo Quy trình điều tra sự cố trong các nhà máy điện, lưới điện và hệ thống điện (Quyết định số 736/QĐ-EVN ngày 09/6/2021). Nguyên tắc xác định là sự cố hoặc bất thường như sau:
- Xác định là sự cố hoặc bất thường được xét đối với đường dây, thiết bị đang vận hành;
- Đường dây, thiết bị đang dự phòng nhưng huy động không được và dẫn đến ngừng, giảm mức cung cấp điện cho khách hàng cũng xét là sự cố
- Đường dây, thiết bị tách ra khỏi vận hành để sửa chữa nhưng đưa vào muộn so với kế hoạch, dẫn đến ngừng, giảm mức cung cấp điện cho khách hàng mà không có lý do khách quan cũng xét là sự cố.
- Cả 3 đều đúng.
Câu 66:
Theo Quy trình điều tra sự cố trong các nhà máy điện, lưới điện và hệ thống điện (Quyết định số 736/QĐ-EVN ngày 09/6/2021). Không xác định là sự cố đối với các trường hợp sau đây?
- Các tổ máy phát nhiệt điện đã ngừng dự phòng thời gian quá 30 ngày, khởi động không thành công do Cấp điều độ có quyền điều khiển thông báo huy động muộn hơn thời gian thỏa thuận giữa hai bên theo Thông tư quy định quy trình điều độ HTĐ quốc gia.
- Hư hỏng các thiết bị mới hoặc thiết bị sau đại tu đang trong giai đoạn chạy thử, nghiệm thu (thời gian chạy thử, nghiệm thu theo đăng ký của đơn vị và đã được phê duyệt)
- Ngừng, giảm mức cung cấp điện cho khách hàng, vi phạm chế độ vận hành bình thường nhưng đã thông báo trước theo kế hoạch.
- Cả 3 đều đúng.
Câu 67:
Theo Quy trình điều tra sự cố trong các nhà máy điện, lưới điện và hệ thống điện (Quyết định số 736/QĐ-EVN ngày 09/6/2021). Quy định cách tính sự cố như thế nào:
- Sự cố do lỗi của đơn vị nào gây ra thì tính sự cố cho đơn vị đó. Trường hợp thuê quản lý vận hành, trách nhiệm của đơn vị được thuê quản lý vận hành khi xảy ra sự cố thực hiện theo quy định của hợp đồng dịch vụ quản lý vận hành đã được ký kết
- Trường hợp sự cố xảy ra do nguyên nhân ban đầu của Đơn vị quản lý vận hành, dẫn đến mở rộng sự cố ra các Đơn vị quản lý vận hành khác thì được tính là sự cố của Đơn vị quản lý vận hành gây ra sự cố ban đầu. Sự cố đó có được tính cho các Đơn vị quản lý vận hành khác hay không phải dựa trên kết quả phân tích, điều tra sự cố
- Trường hợp một đường dây do nhiều Đơn vị quản lý vận hành, khi xảy ra sự cố trên đoạn đường dây thuộc phạm vi quản lý của Đơn vị quản lý vận hành nào thì tính sự cố cho Đơn vị quản lý vận hành đó; Nếu điểm sự cố chưa xác định được thì cho phép các Đơn vị quản lý vận hành kiểm tra chéo lẫn nhau để thống nhất sự cố thuộc đơn vị nào tuân thủ theo Quy trình phối hợp vận hành đã được ký kết giữa các Đơn vị quản lý vận hành
- Cả 3 đều đúng.
Câu 68:
Theo Quy trình điều tra sự cố trong các nhà máy điện, lưới điện và hệ thống điện (Quyết định số 736/QĐ-EVN ngày 09/6/2021). Quy định sự cố nào sau đây không phải là sự cố cấp 1:
- Sự cố gây rã lưới HTĐ quốc gia, Sự cố gây mất nguồn điện với tổng công suất trên 10% tổng công suất phát của HTĐ quốc gia tại thời điểm đó.
- Tần số HTĐ quốc gia nằm ngoài dải từ 49 Hz đến 51 Hz và thời gian kéo dài quá 10 giây; Điện áp thanh cái 500 kV thấp hơn 450kV thời gian kéo dài quá 30 phút; Sự cố hệ thống viễn thông dùng riêng gây mất toàn bộ thông tin liên lạc tại A0 hoặc Ax.
- Sự cố gây cháy hoặc hư hỏng phải thay mới MBA cấp điện áp từ 110kV trở lên; Sự cố cháy nội bộ trạm điện dẫn đến nhảy (bật) MBA cấp điện áp từ 220 kV trở lên; Sự cố cháy nội bộ trạm điện cấp điện áp 110 kV có từ 02 MBA trở lên dẫn đến phải cô lập toàn trạm điện này.
- Sự cố không huy động được lò, tổ máy phát điện có thời gian khắc phục trên 07 ngày đến 14 ngày đối với Nhà máy nhiệt điện, trên 03 ngày đến 07 ngày đối với NMĐ loại hình khác.
Câu 69:
Theo Quy trình điều tra sự cố trong các nhà máy điện, lưới điện và hệ thống điện (Quyết định số 736/QĐ-EVN ngày 09/6/2021). Quy định sự cố nào sau đây không phải là sự cố cấp 1:
- Điện áp thanh cái 500 kV thấp hơn 450kV thời gian kéo dài quá 30 phút
- Điện áp thanh cái 500 kV thấp hơn 450kV thời gian kéo dài quá 60 phút
- Sự cố gây cháy hoặc hư hỏng phải thay mới MBA cấp điện áp từ 110kV trở lên
- Sự cố liên quan đến tai nạn lao động chết người hoặc tai nạn lao động nặng.
Câu 70:
Theo Quy trình điều tra sự cố trong các nhà máy điện, lưới điện và hệ thống điện (Quyết định số 736/QĐ-EVN ngày 09/6/2021). Quy định như thế nào là hiện tượng bất thường trong vận hành?
- Thiết bị phụ trợ trong quá trình vận hành nếu xảy ra hư hỏng hoặc có hiện tượng hư hỏng cần phải ngừng vận hành mà không gây sự cố làm ngừng thiết bị chính.
- Thiết bị chính vận hành không bình thường hoặc có hiện tượng hư hỏng nhưng vẫn còn duy trì vận hành được cho đến kỳ sửa chữa kế tiếp hoặc đến khi Cấp điều độ có quyền điều khiển cho phép ngừng vận hành theo kế hoạch.
- Các vi phạm chế độ công nghệ lò, tuabin, máy phát nhưng chưa dẫn đến sự cố.
- Cả 3 đều đúng.
Câu 71:
Theo Quy trình điều tra sự cố trong các nhà máy điện, lưới điện và hệ thống điện (Quyết định số 736/QĐ-EVN ngày 09/6/2021). Quy định như thế nào là hiện tượng bất thường trong vận hành ?
- Tần số HTĐ quốc gia ra ngoài dải cho phép vận hành bình thường;
- Điện áp thanh cái các cấp điện áp ra ngoài dải cho phép vận hành bình thường;
- Sự cố mất thông tin liên lạc, mất SCADA trạm điện/NMĐ nhưng không ảnh hưởng đến vận hành an toàn HTĐ.
- Cả 3 đều đúng.
Câu 72:
Theo Quy trình điều tra sự cố trong các nhà máy điện, lưới điện và hệ thống điện (Quyết định số 736/QĐ-EVN ngày 09/6/2021). Quy định như thế nào là hiện tượng bất thường trong vận hành ?
- Đường dây, thiết bị điện bị phát nhiệt hoặc nguyên nhân khác dẫn đến phải giảm công suất so với định mức; Các vi phạm chế độ vận hành bình thường của thiết bị nhưng chưa dẫn đến sự cố
- Đường dây, thiết bị điện có hiện tượng hư hỏng nhưng vẫn còn duy trì vận hành được cho đến khi Cấp điều độ có quyền điều khiển cho phép sửa chữa theo kế hoạch
- Đường dây, thiết bị điện bị sự cố, trước đó đã đăng ký kế hoạch tách sửa chữa để ngăn ngừa sự cố nhưng chưa được Cấp điều độ có quyền điều khiển phê duyệt
- Cả 3 đều đúng.
Câu 73:
Theo Quy trình điều tra sự cố trong các nhà máy điện, lưới điện và hệ thống điện (Quyết định số 736/QĐ-EVN ngày 09/6/2021). Quy định nào sau đây là sự cố cấp 1:
- Sự cố gây mất nguồn điện với tổng công suất trên 10% tổng công suất phát của HTĐ quốc gia tại thời điểm đó
- Sự cố lưới điện gây mất điện trên 10% đến 30% phụ tải của thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh tại thời điểm đó hoặc mất điện từ 02 quận/huyện/thị xã trở lên thuộc địa bàn thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh
- Sự cố đường dây 500 kV với thời gian khắc phục đến 24 giờ; Sự cố đường dây 220 kV với thời gian khắc phục đến 36 giờ; Sự cố đường dây 110 kV với thời gian khắc phục đến 48 giờ
- Sự cố lưới điện gây mất điện trên 30% phụ tải của thành phố Hà Nội hoặc thành phố Hồ Chí Minh tại thời điểm đó
- Đáp án 1, 4
- Đáp án 2, 3
Câu 74:
Theo Quy trình điều tra sự cố trong các nhà máy điện, lưới điện và hệ thống điện (Quyết định số 736/QĐ-EVN ngày 09/6/2021). Quy định nào sau đây là sự cố cấp 2:
- Tần số HTĐ quốc gia nằm ngoài dải từ 49 Hz đến 51 Hz và thời gian kéo dài không quá 10 giây
- Sự cố hệ thống viễn thông dùng riêng gây mất toàn bộ thông tin liên lạc của Bx.
- Sự cố dẫn đến nhảy (bật) nhiều MBA gây mất liên kết giữa các cấp điện áp tại một trạm điện cấp điện áp từ 110kV trở lên; Sự cố liên quan đến tai nạn lao động nhẹ.
- Cả 3 đều đúng.
Câu 75:
Theo Quy trình điều tra sự cố trong các nhà máy điện, lưới điện và hệ thống điện (Quyết định số 736/QĐ-EVN ngày 09/6/2021). Quy định nào sau đây là sự cố cấp 3:
- Điện áp thanh cái cấp điện áp 110kV thấp hơn 99kV thời gian kéo dài quá 30 phút; Điện áp thanh cái lưới điện ở các cấp điện áp vượt quá +10% so với điện áp danh định thời gian kéo dài quá 30 phút
- Sự cố lưới điện trung, hạ áp gây mất điện khách hàng; Sự cố một MBA cấp điện áp từ 110 kV trở lên tại trạm điện, các MBA còn lại vận hành bình thường
- Sự cố thiết bị đóng cắt, thiết bị đo lường gây mất điện thanh cái hoặc đường dây hoặc MBA
- Cả 3 đều đúng.
Câu 76:
Theo Quy trình điều tra sự cố trong các nhà máy điện, lưới điện và hệ thống điện (Quyết định số 736/QĐ-EVN ngày 09/6/2021). Quy định sự cố nào sau đây không phải là sự cố cấp 2:
- Sự cố cháy nổ thiết bị đóng cắt, đo lường cấp điện áp từ 110kV trở lên
- Sự cố liên quan đến tai nạn lao động nhẹ.
- Sự cố hệ thống viễn thông dùng riêng gây mất toàn bộ thông tin liên lạc của Bx
- Sự cố nội bộ dẫn đến ngừng vận hành trạm điện có 01 MBA 110kV
Câu 77:
Theo Quy trình điều tra sự cố trong các nhà máy điện, lưới điện và hệ thống điện (Quyết định số 736/QĐ-EVN ngày 09/6/2021). Quy định sự cố nào sau đây không phải là sự cố cấp 3:
- Điện áp thanh cái cấp điện áp 110kV thấp hơn 99kV thời gian kéo dài quá 30 phút
- Điện áp thanh cái lưới điện ở các cấp điện áp vượt quá +10% so với điện áp danh định thời gian kéo dài quá 30 phút
- Sự cố lưới điện trung, hạ áp gây mất điện khách hàng
- Đường dây, thiết bị điện bị phát nhiệt hoặc nguyên nhân khác dẫn đến phải giảm công suất so với định mức
Câu 78:
Theo Quy trình điều tra sự cố trong các nhà máy điện, lưới điện và hệ thống điện (Quyết định số 736/QĐ-EVN ngày 09/6/2021). Quy định sự cố xảy ra do nguyên nhân nào sau đây là sự cố chủ quan:
- Do lãnh đạo đơn vị chỉ đạo, điều hành trong sản xuất gây ra
- Do nhân viên vận hành gây ra do không thực hiện đúng các quy trình, quy định.
- Do nhân viên sửa chữa và thí nghiệm gây ra.
- Cả 3 đều đúng.
Câu 79:
Theo Quy trình điều tra sự cố trong các nhà máy điện, lưới điện và hệ thống điện (Quyết định số 736/QĐ-EVN ngày 09/6/2021). Quy định sự cố xảy ra do nguyên nhân nào sau đây không phải là sự cố chủ quan:
- Lãnh đạo đơn vị chỉ đạo, điều hành trong sản xuất gây ra.
- Sự cố do bắn súng , nổ mìn, cháy rừng, ném bất kỳ vật gì vào đường dây.
- Bỏ qua hạng mục sửa chữa, thí nghiệm hoặc làm không đảm bảo chất lượng, không phát hiện hết các hư hỏng của thiết bị
- Đấu sai mạch, sai quy cách kỹ thuật, đọc nhầm thông số thí nghiệm. Chỉnh định, cài đặt chế độ hoạt động của thiết bị sai so với phiếu chỉnh định đã được đơn vị có thẩm quyền phê duyệt
Câu 80:
Theo Quy trình điều tra sự cố trong các nhà máy điện, lưới điện và hệ thống điện (Quyết định số 736/QĐ-EVN ngày 09/6/2021), công tác lập phương thức vận hành, tổ chức vận hành không hợp lý gây sự cố được xác định là ?
- Sự cố khách quan.
- Bất thường.
- Sự cố chủ quan.
- Không xác định là sự cố.
Câu 81:
Theo Quy trình điều tra sự cố trong các nhà máy điện, lưới điện và hệ thống điện (Quyết định số 736/QĐ-EVN ngày 09/6/2021). Đối với lưới điện, sự cố đường dây 110kV thuộc cấp 2 khi thời gian khắc phục sự cố?
- Trên 24 giờ.
- Trên 36 giờ.
- Trên 48 giờ.
- Trên 72 giờ.
Câu 82:
Theo Quy trình điều tra sự cố trong các nhà máy điện, lưới điện và hệ thống điện (Quyết định số 736/QĐ-EVN ngày 09/6/2021). Thông tin nào sau đây không thuộc trách nhiệm thu thập của Cấp điều độ có quyền điều khiển?
- Thời điểm xảy ra sự cố.
- Điều kiện thời tiết khu vực xảy ra sự cố.
- Các phần tử bị sự cố.
- Các thông số vận hành của thiết bị ngay sau sự cố.
Câu 83:
Theo Quy trình điều tra sự cố trong các nhà máy điện, lưới điện và hệ thống điện (Quyết định số 736/QĐ-EVN ngày 09/6/2021). Nội dung nào sau đây không thuộc trách nhiệm phân tích sự cố của Cấp điều độ có quyền điều khiển?
- Phối hợp với Đơn vị quản lý vận hành tiến hành kiểm tra, chuẩn xác và thu thập bổ sung các thông tin sự cố nếu cần thiết.
- Chủ trì thực hiện phân tích sự cố dựa trên các thông tin thu thập được, xác định nguyên nhân, đánh giá công tác vận hành thiết bị.
- Đánh giá mức độ tin cậy, an toàn của các thiết bị nhất thứ, nhị thứ, rơle bảo vệ và thiết bị tự động, chất lượng của công tác vận hành hệ thống, tính toán trị số chỉnh định rơle bảo vệ.
- Trong trường hợp kết quả phân tích sự cố của Cấp điều độ có quyền điều khiển có sự khác biệt so với kết quả phân tích của Đơn vị quản lý vận hành, cần tiến hành trao đổi, thảo luận với đơn vị để đảm bảo chính xác của việc phân tích sự cố.
Câu 84:
Theo Quy trình điều tra sự cố trong các nhà máy điện, lưới điện và hệ thống điện (Quyết định số 736/QĐ-EVN ngày 09/6/2021). Phân cấp tổ chức điều tra sự cố cấp 3, bất thường đối với lưới điện 110kV, lưới điện trung áp thuộc phạm vi quản lý vận hành do đơn vị nào thực hiện?
- Đội QLVH LĐCT
- Công ty Điện lực tỉnh, thành phố
- Điện lực quận, huyện
- Công ty truyền tải điện miền
Câu 85:
Theo Quy trình điều tra sự cố trong các nhà máy điện, lưới điện và hệ thống điện (Quyết định số 736/QĐ-EVN ngày 09/6/2021). Sự cố một MBA cấp điện áp từ 110 kV trở lên tại trạm điện, các MBA còn lại vận hành bình thường thuộc loại sự cố nào?
- Sự cố nặng
- Sự cố cấp 2
- Sự cố cấp 3
- Sự cố nghiêm trọng
Câu 86:
Ký hiệu bằng số của rơle tổng trở:
Câu 87:
Ký hiệu bằng số của rơle quá dòng có hướng: