Danh sách câu hỏi
Câu 1: Trong thành phần kinh tế nhà nước thực hiện nguyên tắc phân phối nào?
  • Theo lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh, phúc lợi xã hội
  • Theo hiệu quá sản xuất kinh doanh
  • Ngoài thù lao lao động thông qua các quỹ phúc lợi xã hội và tập thể.
  • Theo năng lực, nhu cầu
Câu 2: Hãy chỉ ra trong các mệnh đề sau, đâu là một trong những giải pháp để Việt Nam chủ động hội nhập kinh tế quốc tế một cách hiệu quả?
  • Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao
  • Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
  • Đẩy mạnh quan hệ hợp tác, trao đổi
  • Đẩy mạnh quan hệ đối ngoại
Câu 3: Có những phương thức thực hiện lợi ích kinh tế như thế nào trong các quan hệ lợi ích kinh tế?
  • Theo quan hệ phân phối, cơ chế thị trường, vai trò của các tổ chức xã hội
  • Theo nguyên tắc thị trường, chính sách của nhà nước và vai trò của các tổ chức xã hội
  • Trình độ phát triển của LLSX, cơ chế thị trường, vai trò của các tổ chức xã hội và sự điều tiết của nhà nước
  • Chính sách của nhà nước và vai trò của các tổ chức xã hội
Câu 4: Cơ cấu lợi ích trong thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là gì?
  • Lợi ích nhà nước, lợi ích tập thể, lợi ích cá nhân
  • Lợi ích tập thể, lợi ích xã hội, lợi ích cá nhân
  • Lợi ích của chủ đầu tư nước ngoài, lợi ích nhà nước, lợi ích người lao động
  • Lợi ích doanh nghiệp, lợi ích xã hội, lợi ích cá nhân
Câu 5: Kết luận sau đây là của ai? "Tự do cạnh tranh đẻ ra tập trung sản xuất và sự tập trung sản xuất này khi phát triển đến mức độ nhất định, lại dẫn tới độc quyền"
  • C.Mác
  • Ph. Ăngghen
  • Lênin
  • C.Mác và Ph. Ăngghen
Câu 6: Nguyên nhân ra đời của chủ nghĩa tư bản độc quyền là gì?
  • Do cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân
  • Do sự can thiệp của nhà nước tư sản
  • Do sự tập trung sản xuất dưới tác động của cách mạng- khoa học - công nghệ
  • Cả A,B và C đều đúng
Câu 7: Vì sao các thành phần kinh tế mâu thuẫn với nhau?
  • Dựa trên các hình thức sở hữu khác nhau.
  • Có lợi ích kinh tế khác nhau
  • Có xu hướng vận động khác nhau
  • Cả A, B và C đều đúng
Câu 8: Chủ nghĩa tư bản có vai trò lịch sử gì ?
  • Tạo ra những nhân tố mới thúc đẩy phát triển kinh tế
  • Gây ra những hậu quả nặng nề cho nhân loại
  • Tạo tiền đề vật chất đầy đủ và tiền đề xã hội chín mùi cho sự ra đời của xã hội mới
  • Cả A, B và C đều đúng
Câu 9: Xuất khẩu tư bản là:
  • Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
  • Cho nước ngoài vay
  • Mang hàng hóa ra nước ngoài để thực hiện giá trị
  • Cả a và b
Câu 10: Trong CNTB độc quyền, qui luật giá trị có hình thức biểu hiện là gì ?
  • Qui luật giá cả độc quyền
  • Qui luật giá cả sản xuất
  • Qui luật lợi nhuận độc quyền
  • Qui luật lợi nhuận bình quân.
Câu 11: Mệnh đề sau đây là đúng hay sai? “Độc quyền có tác động tích cực đối với nền kinh tế, thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo hướng sản xuất lớn hiện đại”
  • Đúng
  • Sai
Câu 12: Hãy chỉ ra quan điểm đúng về quan hệ giữa cạnh tranh và độc quyền?
  • Độc quyền sinh ra từ sự cạnh tranh gay gắt, dẫn tới thủ tiêu các quan hệ cạnh tranh tự do.
  • Độc quyền thủ tiêu mọi cạnh tranh tự do.
  • Độc quyền sinh ra từ cạnh tranh tự do, độc quyền đối lập với cạnh tranh tự do
  • Độc quyền tạo ra cạnh tranh giữa các ngành sản xuất.
Câu 13: Quan hệ nào có vai trò quyết định đến quan hệ phân phối?
  • Quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất
  • Quan hệ tổ chức quản lý
  • Quan hệ xã hội, đạo đức
  • Cả A, B và C đều đúng
Câu 14: Thành phần kinh tế tư bản nhà nước ở Việt Nam hiện nay thể hiện ở:
  • Các doanh nghiệp liên doanh
  • Các liên doanh giữa Việt Nam với nước ngoài
  • Các liên doanh giữa kinh tế nhà nước với kinh tế tư bản tư nhân
  • Các liên doanh giữa nhà nước với các thành phần kinh tế khác.
Câu 15: Mô hình kinh tế khái quát trong thời kỳ quá độ ở nước ta là:
  • Kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước
  • Kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN
  • *C.Kinh tế thị trường định hướng XHCN
  • Kinh tế nhiều thành phần có sự quản lý của nhà nước
Câu 16: Cơ chế kinh tế của CNTB độc quyền nhà nước gồm:
  • Cơ chế thị trường và độc quyền tư nhân
  • Độc quyền tư nhân và sự điều tiết của nhà nước
  • Cơ chế thị trường, độc quyền tư nhân và sự can thiệp của nhà nước
  • Cơ chế thị trường và sự điều tiết của nhà nước
Câu 17: Sự thống nhất trong quan hệ lợi ích kinh tế thể hiện ở một chủ thể kinh tế có thể trở thành bộ phận cấu thành của chủ thể khác. Khẳng định này đúng hay sai?
  • Đúng
  • Sai
Câu 18: “Xây dựng nền kinh tế tự chủ phải trên cơ sở làm chủ công nghệ và chủ động, tích cực hội nhập, đa dạng hóa thị trường, nâng cao khả năng thích ứng của nền kinh tế”. Đây là quan điểm Đảng được thể hiện trong văn kiện nào sau đây?
  • Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011)
  • Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020.
  • Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021 – 2030
  • Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII
Câu 19: “Chế độ ủy nhiệm” trong cơ chế tham dự của tư bản tài chính thể hiện điều gì?
  • Đại đa số cổ đông nhiều cổ phiếu thay mặt cổ đông quyết định phương hướng hoạt động của tổ chức.
  • Cổ đông được ủy nhiệm tham gia vào hoạt động của ngân hàng.
  • Cổ đông nhỏ ủy nhiệm cổ đông lớn thâu tóm hoạt động của các công ty cổ phần
  • Đại cổ đông được ủy nhiệm quyết định phương hướng hoạt động của các công ty cổ phần.
Câu 20: Nhân tố nào quyết định lợi ích kinh tế?.
  • Quan hệ sở hữu
  • Quan hệ phân phối
  • Quan hệ trao đổi
  • Quan hệ tiêu dùng
Câu 21: Nước ta trở thành Thành Viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào năm bao nhiêu
  • Năm 2006
  • Năm 2007
  • Năm 2008
  • Năm 2009
Câu 22: Phương châm trong Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam nêu ra từ Đại hội VII (1991) là:
  • Việt Nam sẵn sàng là bạn của các nước trong cộng đồng quốctế.
  • Việt Nam muốn là bạn, là đối tác của các nước trong cộng đồng quốc tế
  • Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế
  • Việt Nam sẵn sàng là bạn tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế
Câu 23: Đặc điểm của tổ chức độc quyền Conglomerate là gì?
  • Tổ chức độc quyền đa ngành có hàng trăm doanh nghiệp.
  • Kết hợp vài ba chục hãng vừa và nhỏ không có sự liên quan nào về sản xuất và dịch vụ cho sản xuất
  • Tổ chức độc quyền gồm hàng trăm doanh nghiệp có quan hệ chặt chẽ nhau về sản xuất và dịch vụ.
  • Kết hợp nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ có quan hệ chặt chẽ về sản xuất và dịch vụ
Câu 24: Vai trò cơ bản của các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử là gì?
  • Thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất, đổi mới phương thức quản trị phát triển.
  • Thúc đẩy hoàn thiện quan hệ sản xuất, tăng năng suất lao động.
  • Thúc đẩy đổi mới phương thức quản trị phát triển.
  • Thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, nâng cao đời sống cho nhân dân
Câu 25: Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá làm cho cơ cấu lao động chuyển dịch, ý nào dưới đây không đúng?
  • Lao động nông nghiệp giảm tuyệt đối và tương đối, lao động công nghiệp tăng tuyệt đối và tươngđối.
  • Lao động nông nghiệp chỉ giảm tuyệt đối, lao động công nghiệp chỉ tăng tươngđối.
  • Lao động ngành dịch vụ tăng nhanh hơn các ngành sản xuất vậtchất.
  • Tỷ trọng lao động trí tuệ trong nền kinh tế tănglên.
Câu 26: Trong giai đoạn CNTB tự do cạnh tranh, quy luật giá trị có hình thức biểu hiện là gì?
  • Quy luật giá cả sản xuất
  • Quy luật giá cả độcquyền
  • Quy luật lợi nhuận bình quân
  • Quy luật giá cả thị trường
Câu 27: Ý kiến nào là đúng nhất về cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường?
  • Là cuộc đấu tranh giữa những người sản xuất
  • Là cuộc đấu tranh giữa những người sản xuất với người tiêu dùng
  • Là cuộc đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế với nhau
  • Là sự ganh đua giữa các đơn vị sản xuất kinh doanh
Câu 28: Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền có hình thức cạnh tranh nào trong các hình thức sau đây?
  • Cạnh tranh giữa tổ chức độc quyền với xí nghiệp ngoài độc quyền, giữa các tổ chức độc quyền và trong nội bộ độc quyền.
  • Cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với đầu sỏ tài chính
  • Cạnh tranh trong nội bộ công ty con của tổ chức độc quyền
  • Cạnh tranh giữa hai tổ chức độc quyền trong cùng một ngành
Câu 29: Trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản độc quyền quan, hệ giá trị và giá cả hàng hoá sẽ thế nào nếu xét toàn bộ hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa?
  • Tổng giá cả > tổng giá trị
  • Tổng giá cả < tổng giá trị
  • Tổng giá cả = tổng giá trị
  • Tổng giá cả và tổng giá trị là như nhau
Câu 30: Điền vào chỗ trống: “Nghị quyết 29-NQ/TW đã xác định mục tiêu tổng quát đến năm 2030 là: “Việt Nam cơ bản đạt được các tiêu chí của nước ... , là nước đang phát triển, có ... hiện đại”.
  • Công nghiệp
  • Nông nghiệp phát triển
  • Công nghiệp phát triển
  • Nông nghiệp
Câu 31: Nước nào tiến hành công nghiệp hóa đầu tiên trên thế giới?
  • Mỹ
  • Anh
  • Đức
  • Pháp
Câu 32: Cơ chế kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước bao gồm những yếu tố nào? Hãy ghép các ý sau đây thành câu trả lời đúng:
  • Sự can thiệp của nhà nước và cơ chế thị trường
  • Cơ chế thị trường, độc quyền tư nhân và sự can thiệp của nhà nước
  • Quy luật thị trường và sự điều tiết của nhà nước
  • Độc quyền tư nhân và sự can thiệp của nhà nước tư sản
Câu 33: Phát triển kinh tế - xã hội là tiêu chuẩn cơ bản để xác định phương án phát triển, lựa chọn dự án đầu tư và công nghệ trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đúng hay sai?
  • Đúng
  • Sai
Câu 34: Chọn các ý đúng về sở hữu và thành phần kinh tế?
  • Một hình thức sở hữu hình thành 1 thành phần kinh tế
  • Một hình thức sở hữu có thể hình thành nhiều thành phần kinh tế
  • Một thành phần kinh tế chỉ tồn tại thông qua 1 hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh
  • Cả A, B và C đều đúng
Câu 35: Vì sao các thành phần kinh tế thống nhất với nhau?
  • Bình đẳng với nhau và bình đẳng trước pháp luật
  • Đều nằm trong một hình thức sở hữu
  • Đều có cơ chế vận hành chung giống nau.
  • Cả A, B và C đều đúng
Câu 36: Vai trò mới của ngân hàng trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền là gì?
  • Khống chế hoạt động của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa
  • Trung tâm tín dụng
  • Trung tâm thanh toán
  • Đầu tư tư bản
Câu 37: Xác định các câu trả lời đúng về sự điều tiết vĩ mô của nhà nước ?
  • Hạn chế tác động tiêu cực của cơ chế thị trường
  • Phát huy tác động tích cực của cơ chế thị trường
  • Đảm bảo cho nền kinh tế hoạt động có hiệu quả
  • Cả A,B và C đều đúng
Câu 38: Điền cụm từ còn thiếu trong mệnh đề sau: “Trong điều kiện kinh tế thị trường, ở đâu có ..., ở đó có quan hệ lợi ích”.
  • Hoạt động kinh tế
  • Cơ chế thị trường
  • Quan hệ sản xuất
  • Hoạt động trao đổi
Câu 39: Phân phối theo lao động căn cứ vào số lượng, chất lượng lao động làm cơ sở. Chất lượng lao động biểu hiện yếu tố nào sau đây?
  • Thời gian lao động
  • Cường độ lao động
  • Năng suất lao động
  • Cả A,B và C đều đúng
Câu 40: “Tư bản tài chính là kết quả của sự hợp nhất giữa tư bản ngân hàng của một số ít ngân hàng độc quyền lớn nhất, với tư bản của những liên minh độc quyền các nhà công nghiệp”. Quan điểm này do ai chỉ ra?
  • V.I. Lênin
  • C. Mác
  • Ph. Ăngghen
  • C. Mác và Ăngnghen
Câu 41: Vì sao trong chủ nghĩa tư bản độc quyền cạnh tranh không bị thủ tiêu?
  • Vì các tổ chức độc quyền cạnh tranh với nhau
  • Vì tổ chức độc quyền cạnh tranh với các công ty ngoài độc quyền
  • Vì các xí nghiệp trong nội bộ tổ chức độc quyền cạnh tranh với nhau
  • Vì cạnh tranh là quy luật khách quan của kinh tế hàng hoá
Câu 42: Đâu là từ viết tắt của Liên minh mậu dịch tự do Bắc Mỹ?
  • FTA
  • NAFTA
  • AFTA
  • MERCOSUS
Câu 43: Về kinh tế, xuất khẩu tư bản nhà nước thường hướng vào ngành nào sau đây?
  • Ngành kết cấu hạ tầng
  • Ngành công nghệ mới
  • Ngành có lợi nhuận cao
  • Ngành có vốn chu chuyển nhanh
Câu 44: Kinh tế thị trường nói chung và kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa quan hệ với nhau thế nào?
  • Khác nhau hoàn toàn
  • Giống nhau về bản chất chỉ khác về hình thức
  • Vừa có đặc điểm chung vừa có đặc điểm riêng
  • Nội dung giống nhau, chỉ khác nhau về bản chất nhà nước
Câu 45: Mục tiêu hàng đầu của phát triển kinh tế thị trường ở nước ta là gì?
  • Để tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững
  • Giải phóng LLSX, huy động mọi nguồn lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cải thiện đời sống nhân dân
  • Để phù hợp xu thế thời đại
  • Để tạo tiền đề cho đất nước phát triển
Câu 46: Điền cụm từ còn thiếu trong khái niệm: “Nền kinh tế ... là nền kinh tế không bị lệ thuộc, phụ thuộc vào nước khác, người khác, hoặc vào một tổ chức kinh tế nào đó về đường lối, chính sách phát triển, không bị bất cứ ai dùng những điều kiện kinh tế, tài chính, thương mại, viện trợ ... để áp đặt, khống chế, làm tổn hại chủ quyền quốc gia và lợi ích cơ bản của dân tộc.”
  • Độc lập, tự chủ
  • Tự do, không hoàn lại
  • Thị trường, kinh tế
  • Tự chủ, đầu tư
Câu 47: Sự hình thành các tổ chức độc quyền dựa trên cơ sở:
  • Sản xuất nhỏ phân tán
  • Tích tụ tập trung sản xuất và sự ra đời của các xí nghiệp quy mô lớn
  • Sự xuất hiện các thành tựu mới của khoa học
  • Sự hoàn thiện QHSX -TBCN
Câu 48: Chủ nghĩa tư bản độc quyền xuất hiện vào thời kỳ lịch sử nào?
  • Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai
  • Cuối thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XIX
  • Cuối thế kỷ XVIII đến đầu XIX
  • Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
Câu 49: Những hệ lụy kinh tế gì sẽ xảy ra khi xuất hiện sự cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền?
  • Sự thỏa hiệp hoặc phá sản của một bên
  • Phân bố các nguồn lực kinh tế một cách hiệu quả
  • Kích thích tiến bộ khoa học – công nghệ.
  • Đào thải các nhân tố yếu kém, lạc hậu, trì trệ
Câu 50: Trong các luận điểm dưới đây, luận điểm nào không đúng về công nghiệp hóa?
  • Công nghiệp hóa là tất yếu đối với mọi nước lạc hậu
  • Công nghiệp hóa là tất yếu đối với các nước nghèo, kém phát triển
  • Công nghiệp hóa là tất yếu đối với mọi nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
  • Công nghiệp hóa là tất yếu đối với các nước chưa có nền sản xuất lớn, hiện đại
Câu 51: Nhà kinh điển nào sao đây nghiên cứu sâu về chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước?
  • C.Mác
  • VI.Lênin
  • C.Mác và Ănghen
  • Ph.Ănghen
Câu 52: Kinh tế thị trường nói chung và kinh tế thị trường định hướng XHCN quan hệ với nhau thế nào?
  • Khác nhau hoàn toàn
  • Giống nhau về bản chất chỉ khác về hình thức
  • Vừa có đặc điểm chung vừa có đặc điểm riêng
  • Nội dung giống nhau, chỉ khác nhau về bản chất nhà nước.
Câu 53: Chủ nghĩa tư bản độc quyền là gì?
  • Một phương thức sản xuất mới
  • Một giai đoạn phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa
  • Một hình thức kinh tế xã hội
  • Một nấc thang phát triển của lực lượng sản xuất
Câu 54: Độc quyền sinh ra từ cạnh tranh tự do. Vậy sự xuất hiện của độc quyền có làm cho quá trình cạnh tranh bị biến mất hay không?
  • Không
  • Tùy từng ngành
  • Chỉ còn tồn tại cạnh tranh giữa độc quyền và ngoài độc quyền
Câu 55: Mục đích của cạnh tranh là gì? Chọn câu trả lời đúng nhất trong câu trả lời sau:
  • Giành lợi ích tối đa cho mình
  • Nhằm thu lợi nhuận nhiều nhất
  • Nhằm mua, bán hàng hoá với giá cả có lợi nhất
  • Giành các điều kiện sản xuất thuận lợi nhất
Câu 56: Khi chủ nghĩa tư bản độc quyền ra đời dẫn tới hệ quả nào sau đây?
  • Phủ định các quy luật trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh
  • Phủ định các quy luật kinh tế của sản xuất hàng hoá
  • Làm cho các quy luật kinh tế của sản xuất hàng hoá và của chủ nghĩa tư bản có hình thức biểu hiện mới
  • Không làm thay đổi các quy luật kinh tế
Câu 57: Các tổ chức độc quyền của các quốc gia cạnh tranh trên thị trường quốc tế dẫn đến:
  • Thôn tính nhau
  • Đấu tranh không khoan nhượng
  • Thoả hiệp với nhau để hình thành các tổ chức độc quyền quốc tế
  • Cả A, B và C đều đúng
Câu 58: CNTB độc quyền là ?
  • Một phương thức sản xuất mới
  • Một giai đoạn phát triển của PTSX TBCN
  • Một hình thức kinh tế xã hội
  • Một nấc thang phát triển của LLSX
Câu 59: Nhà nước can thiệp vào các khâu nào của quá trình sản xuất?
  • Sản xuất – tiêu dùng – lưu thông – quản lý
  • Sản xuất - tiêu dùng – phân phối – tổ chức quản lý
  • Phân phối - trao đổi – lưu thông – phân bổ nguồn lực
  • Sản xuất – phân phối – trao đổi – tiêu dùng
Câu 60: Trong giai đoạn CNTB độc quyền quy luật giá trị có biểu hiện mới thành quy luật nào sau đây?
  • Quy luật giá cả sản xuất
  • Quy luật giá cả độc quyền
  • Quy luật lợi nhuận độcquyền
  • Quy luật lợi nhuận bình quân
Câu 61: Tiêu chí nào là quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả kinhtế ?
  • GNP
  • GDP
  • GNP hoặc GDP trên đầungười
  • Năng suất lao động
Câu 62: Điền vào chỗ còn thiếu trong nhận xét của V.I.Lênin về đặc điểm của chủ nghĩa tư bản độc quyền: “Bọn tư sản chia nhau thế giới, không phải do tính độc ác đặc biệt của chúng, mà do ... đã tới mức độ buộc chúng phải đi vào con đường ấy để kiếm lời”.
  • Sự tập trung
  • Quan hệ sản xuất
  • Bản chất
  • Lợi ích
Câu 63: Thực chất của CNH ở nước ta là gì?
  • Thay lao động thủ công lạc hậu bằng lao động sử dụng máy móc có NSLĐ xã hộicao.
  • Tái sản xuất mởrộng
  • Cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân.
  • Cả a, b,c
Câu 64: Trong giai đoạn CNTB độc quyền, quy luật giá trị thặng dư biểu hiện thành quy luật nào sau đây?
  • Quy luật giá cả độc quyền
  • Quy luật lợi nhuận độc quyền cao
  • Quy luật lợi nhuận bìnhquân
  • Quy luật giá cả sản xuất
Câu 65: Những nhân tố nào sau đây tác động đến quan hệ lợi ích kinh tế?
  • Lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất
  • Trình độ phát triển của LLSX, địa vị của chủ thể trong quan hệ sản xuất, chính sách phân phối thu nhập, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
  • Trình độ phát triển của LLSX, chính sách phân phối thu nhập, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
  • Trình độ phát triển của LLSX, địa vị của chủ thể trong quan hệ sản xuất, chính sách phân phối thu nhập
Câu 66: Kinh tế tư nhân, kinh tế cá thể và kinh tế tư bản tư nhân giống nhau ở điểm cơ bản nào?
  • Sử dụng lao động làm thuê, tuy mức độ khác nhau.
  • Tư hữu TLSX, tuy mức độ khác nhau
  • Sử dụng lao động bản thân và gia đình là chủ yếu.
  • Bóc lột giá trị thặng dư ở mức độ khác nhau.
Câu 67: Nhân tố nào dưới đây không ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận ?
  • Cạnh tranh
  • Tỷ suất giá trị thặng dư
  • Cấu tạo hữu cơ của tư bản
  • Tốc độ chu chuyển của tư bản
Câu 68: Kết quả cạnh tranh trong nội bộ ngành sẽ dẫn tới điều gì?
  • Hình thành giá trị thị trường
  • Hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân
  • Hình thành giá cả sản xuất
  • Hình thành lợi nhuận bình quân
Câu 69: Để phân biệt đầu tư nước ngoài và xuất khẩu tư bản. Ý nào sau đây là đúng?
  • Hai hình thức đầu tư khác nhau
  • Một hình thức đầu tư, khác nhau về tên gọi
  • Giống nhau về mục đích, khác nhau về phương thức
  • Tên gọi của đầu tư nước ngoài trong những điều kiện khác nhau
Câu 70: Sự khác biệt căn bản giữa kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa và kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là gì?
  • Có sự điều tiết của nhà nước
  • Có nhiều hình thức sở hữu đối với tư liệu sản xuất
  • Nhấn mạnh vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước
  • Có nhiều thành phần kinh tế
Câu 71: Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay. Biểu hiện nào dưới đây không đúng về vai trò chủ đạo của Nhà nước?
  • Chiếm tỷ trọng lớn
  • Nắm các ngành then chốt, các lĩnh vực quan trọng
  • Là nhân tố chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, có tác dụng chi phối các thành phần kinh tế khác.
  • Công cụ để định hướng và điều tiết kinh tế vĩ mô
Câu 72: Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá làm cho cơ cấu lao động chuyển dịch, ý nào dưới đây không đúng?
  • Lao động nông nghiệp giảm tuyệt đối và tương đối, lao động công nghiệp tăng tuyệt đối và tương đối.
  • Lao động nông nghiệp chỉ giảm tuyệt đối, lao động công nghiệp chỉ tăng tương đối
  • Lao động ngành dịch vụ tăng nhanh hơn các ngành sản xuất vật chất.
  • Tỷ trọng lao động trí tuệ trong nền kinh tế tăng lên.
Câu 73: Điền cụm từ còn thiếu trong khái niệm: “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình .... các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiễn bộ khoa học – công nghệ, nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao”.
  • Chuyển đổi căn bản
  • Chuyển đổi nhanh chóng
  • Chuyển đổi thành công
  • Chuyển đổi toàn bộ
Câu 74: Chủ nghĩa tư bản phát triển qua các giai đoạn nào?
  • Chủ nghĩa tự do cạnh tranh và chủ nghĩa tư bản độc quyền
  • Chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa đế quốc
  • Chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa kinh nghiệm
  • Chủ nghĩa tư bản bất biên và chủ nghĩa tư bản khả biến
Câu 75: Về kinh tế, xuất khẩu tư bản nhà nước nhằm mục đích gì?
  • Tạo điều kiện cho các nước nhập khẩu tư bản phát triển
  • Khống chế kinh tế các nước nhập khẩu tư bản.
  • Tạo môi trường thuận lợi cho xuất khẩu tư bản tư nhân
  • Thu nhiều lợinhuận
Câu 76: Sự kiện nào sau đây đánh dấu mốc cơ bản trong giai đoạn đầu của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam vào năm 1996?
  • Tham gia Diễn đàn Hợp tác Á – Âu (ASEM)
  • Trở thành Thành Viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)
  • Tham gia Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC)
  • Cả A, B và C đều đúng
Câu 77: Vì sao ở nước ta hiện nay tồn tại nhiều hình thức phân phối thu nhập?
  • Còn tồn tại nhiều hình thức sở hữu tư liệu sản xuất
  • Còn tồn tại nhiều thành phần kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh
  • Do lực lượng sản xuất có nhiều trình độ khácnhau.
  • Còn tồn tại nhiều kiểu quan hệ sản xuất khácnhau
Câu 78: Thực chất của công nghiệp hóa ở nước ta là gì?
  • Thay lao động thủ công lạc hậu bằng lao động sử dụng máy móc có năng suất lao động xã hội cao.
  • Tái sản xuất mở rộng
  • Cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân
  • Phát triển công nghiệp
Câu 79: Đâu là những đặc trưng cơ bản của các cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4?
  • Sử dụng năng lượng điện và động cơ điện, để tạo ra dây chuyền sản xuất hàng loạt
  • Sử dụng máy tính để để tự động hóa sản xuất
  • Sử dụng năng lượng mới để tự động hóa sản xuất
  • Sử dụng công nghệ mới, có tính đột phá áp dụng vào sản xuất
Câu 80: Điền vào chỗ trống: V.I. Lênin chỉ ra rằng: “Chủ nghĩa tư bản phát triển càng cao, nguyên liệu càng thiếu thốn, sự cạnh tranh càng gay gắt và việc tìm kiếm các nguồn nguyên liệu trên toàn thế giới càng ráo riết, thì cuộc đấu tranh ... càng quyết liệt hơn”.
  • Chiếm thuộc địa
  • Chiếm đoạt giá trị thặng dư
  • Cá lớn nuốt cá bé
  • Chia lại thị trường
Câu 81: Nhân tố nào quyết định lợi ích kinh tế ?
  • Quan hệ sở hữu
  • Quan hệ phân phối
  • Quan hệ trao đổi
  • Quan hệ tiêu dùng
Câu 82: Vì sao toàn cầu hóa kinh tế, hội nhập kinh tế là tất yếu khách quan, xu thế toàn cầu?
  • Các nước tận dụng được các thành tựu của cách mạng công nghiệp để phát triển
  • Các nước tận dụng nguồn vốn của các nước khác
  • Mở rộng mối quan hệ giao thương
  • Xây dựng nền kinh tế phát triển bền vững
Câu 83: Ý nào sau đây không thể hiện vai trò của lợi ích kinh tế đối với các chủ thể kinh tế?
  • Lợi ích kinh tế là động lực trực tiếp của các chủ thể và hoạt động kinh tế xã hội
  • Lợi ích kinh tế tạo điều kiện cho sự hình thành và thực hiện lợi ích chính trị
  • Lợi ích kinh tế thúc đẩy sự phát triển của các lợi ích khác
  • Lợi ích kinh tế thúc đẩy nhanh lực lượng sản xuất phát triển
Câu 84: Đâu là tiêu chuẩn cơ bản để xác định phương án phát triển, lựa chọn dự án đầu tư và công nghệ trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá?
  • Tăng NSLĐ
  • *B.Hiệu quả kinh tế - xã hội
  • Kết hợp kinh tế với an ninh, quốc phòng
  • Nâng cao đời sống nhân dân
Câu 85: Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, quy luật giá trị thặng dư biểu hiện thành quy luật nào sau đây?
  • Quy luật giá cả sản xuất
  • Quy luật tích luỹ tưbản
  • Quy luật tỷ suất lợi nhuận bình quân
  • Quy luật lợi nhuận độc quyềncao
Câu 86: Các tổ chức độc quyền sử dụng giá cả độc quyền để làm gì?
  • Chiếm đoạt giá trị thặng dư của ngườikhác
  • Khống chế thịtrường
  • Gây thiệt hại cho các đối thủ cạnhtranh
  • Củng cố vai trò tổ chức độc quyền
Câu 87: Đặc trưng chủ yếu của kinh tế thị trường là gì?
  • Các chủ thể kinh tế có tính độc lập, tự chủ cao, giá cả do thị trường quyết định
  • Nền kinh tế vận động theo các quy luật chung
  • Có sự điều tiết của nhà nước.
  • Nền kinh tế vận hành theo quy luật kinh tế và sự điều tiết của nhà nước Tư sản
Câu 88: Đặc điểm của tổ chức độc quyền Concern là gì?
  • Độc quyền đa ngành, có hàng trăm công ty quan hệ với nhau, phân bố ở nhiều nước
  • Độc quyền trong 1 ngành, quy mô rất lớn, ở nhiều nước
  • Độc quyền đa ngành, quy mô lớn, trong một nước
  • Độc quyền đơn ngành, quy mô lớn, ở nhiều nước
Câu 89: Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền, quy luật giá trị hoạt động như thế nào?
  • Quy luật giá trị không còn hoạt động
  • Quy luật giá trị vẫn hoạt động
  • Quy luật giá trị lúc hoạt động, lúc không hoạt động
  • Quy luật giá trị hoạt động kém hiệu quả
Câu 90: Cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra vào thời gian nào?
  • Từ cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX
  • Từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX
  • Từ đầu thế kỷ XX đến cuối thế kỷ XX
  • Từ giữa thế kỷ XX đến đầu thế kỷ XXI
Câu 91:

Nền tảng của nền kinh tế quốc dân theo định hướng XHCN là:

  • Kinh tế nhà nước
  • Kinh tế quốc doanh và tập thể
  • Kinh tế quốc doanh, tập thể và CNTB nhà nước
  • Cả A,B và C
Câu 92: Hình thức độc quyền nào mới có trong chủ nghĩa tư bản ngày nay?
  • Consortium
  • Consortium,Concern
  • Conglomerate.
  • Conglomeret và Concern.
Câu 93: Quan điểm sau đây về quan hệ lợi ích là đúng hay sai? “Nếu giữa người lao động và người sử dụng lao động nảy sinh mâu thuẫn không giải quyết được ... thì lợi ích kinh tế sẽ bị tổn hại”.
  • Đúng
  • Sai
Câu 94: Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào thể hiện đặc trưng cách mạng công nghiệp lần thứ 3?
  • Sử dụng công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất
  • Sử dụng năng lượng điện và động cơ điện để tạo ra các dây chuyền sản xuất có tính chuyên môn hóa
  • Chuyển lao động sử dụng thủ công sang lao động sử dụng máy móc
  • Cách mạng số gắn với sự phát triển của internet kết nối vạn vật
Câu 95: Đâu là động lực của công nghiệp hoá, hiện đại hoá?
  • Con người
  • Mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế
  • Khoa học – Công nghệ
  • Hiệu quả kinh tế - xã hội
Câu 96: Điền vào chỗ còn thiếu của mệnh đề sau: “Bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự kết hợp giữa tổ chức ... và nhà nước tư sản”
  • Độc quyền tư nhân
  • Tư bản độc quyền
  • Đầu sỏ tài chính
  • Tài phiệt
Câu 97: Trong các nguyên tắc phân phối dưới đây, nguyên tắc nào là chủ yếu nhất ở nước ta hiện nay?
  • Phân phối theo lao động
  • Phân phối theo giá trị sức lao động
  • Phân phối theo kết quả sản xuất kinh doanh
  • Phân phối theo vốn hay tài sản.
Câu 98: Nội dung cơ bản của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 được xác định là:
  • Về vật lý với công nghệ nội bật in 3D
  • Về công nghệ số với những công nghệ nổi bật là Internet kết nối vạn vật, dữ liệu lớn, trí thông minh nhân tạo
  • Về công nghệ sinh học với công nghệ nổi bật là gen và tế bào
  • Cả A, B và C đều đúng
Câu 99: Sự ra đời của tư bản tài chính là kết quả của sự phát triển:
  • Độc quyền ngân hàng
  • Sự phát triển của thị trường tài chính
  • Độc quyền công nghiệp
  • Quá trình xâm nhập liên kết độc quyền ngân hàng với độc quyền công nghiệp
Câu 100: Chọn các ý sai về quan hệ giá cả độc quyền với giá trị?
  • Giá cả độc quyền cao >giá trị
  • Giá cả độc quyền thấp
  • Giá cả độc quyền thoát ly giá trị
  • Giá cả độc quyền vẫn dựa trên cơ sở giá trị
Báo lỗi
Nếu có bất kì vấn đề nào về đề thi, vui lòng liên hệ với các bộ phận thông qua các hình thức sau
Số điện thoại: 0368.201.788
Email: contact@123job.vn
Chat trực tuyến: Chat với hỗ trợ

Kinh Tế Chính Trị - CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG - KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ CÁC QUAN HỆ LỢI ÍCH KINH TẾ Ở VIỆT NAM - CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

Mã quiz
1147
Số xu
5 xu
Thời gian làm bài
75 phút
Số câu hỏi
100 câu
Số lượt làm bài
0 lượt
Bắt đầu làm bài
Lưu tin Hủy lưu
Thông tin đề thi
Chủ đề
Kinh tế chính trị
Chia sẻ đề thi
Sao chép đường dẫn
Chia sẻ qua mạng xã hội

Đề thi trắc nghiệm mới nhất

40 câu hỏi
0 lượt đã test
30 phút
Miễn phí
Xem trước
35 câu hỏi
0 lượt đã test
26 phút
Miễn phí
Xem trước
69 câu hỏi
0 lượt đã test
52 phút
4 xu
Xem trước
150 câu hỏi
0 lượt đã test
113 phút
6 xu
Xem trước
99 câu hỏi
0 lượt đã test
74 phút
5 xu
Xem trước