Câu 1:
Điều hoà bài tiết hormon của tinh hoàn: GnRH có tác dụng gián tiếp điều hoà bài tiết testosteron trong thời kỳ bào thai.
Câu 2:
Điều hoà bài tiết hormon của tinh hoàn: Testosteron cũng có tác dụng điều hoà bài tiết testosteron.
Câu 3:
Điều hoà bài tiết hormon của tinh hoàn: LH của tiền yên có tác dụng chính điều hoà bài tiết của tế bào Leydig.
Câu 4:
Tác dụng của testosteron: Testosteron được bài tiết trong thời kỳ bào thai có tác dụng đưa tinh hoàn xuống bìu.
Câu 5:
Tác dụng của testosteron: Hiện tượng trứng cá ở nam và nữ lúc dậy thì là do tăng bài tiết androgen.
Câu 6:
Tác dụng của testosteron: Testosteron do tế bào kẽ bài tiết từ tuổi dậy thì có tác dụng biệt hoá phương thức điều hoà chức năng sinh sản.
Câu 7:
Tác dụng của testosteron: Làm xuất hiện và duy trì đặc tính sinh dục thứ phát từ tuổi sơ sinh.
Câu 8:
Tác dụng của testosteron: Tham gia vào quá trình sản sinh tinh trùng.
Câu 9:
Các tác dụng sau đây đều là của HCG, trừ:
- Dinh dưỡng hoàng thể trong 4 tháng đầu của thời kỳ có thai.
- Kích thích hoàng thể sản xuất estrogen và progesteron.
- Kích thích buồng trứng thai nhi bài tiết estrogen.
- Kích thích tinh hoàn thai nhi bài tiết testosteron.
Câu 10:
HCG được bài tiết:
- Từ lúc trứng được thụ tinh, nồng độ tăng dần và cao nhất vào tháng cuối rồi giảm trước khi đẻ.
- Từ ngày thứ 8 kể từ ngày rụng trứng, nồng độ tăng dần, cao nhất vào tháng thứ 2-3 sau đó giảm dần cho đến khi đẻ.
- Từ ngày thứ 8 kể từ ngày rụng trứng, nồng độ tăng dần, cao nhất vào tháng thứ 4-5 sau đó giảm dần cho đến khi đẻ.
- Từ ngày thứ 8 kể từ ngày rụng trứng, nồng độ tăng dần, cao nhất vào tháng thứ 2-3 sau đó giảm dần đến tháng thứ 4-5 nồng độ còn rất thấp và mất đi ít ngày trước khi đẻ.
Câu 11:
Đặt dụng cụ tử cung có tác dụng tránh thai vì các tác dụng sau đây, trừ:
- Tập trung bạch cầu để thực bào trứng đã thụ tinh.
- Kích thích sản xuất prostaglandin làm tăng co bóp cơ tử cung và vòi tử cung do đó ngăn cản trứng đã thụ tinh di chuyển vào buồng tử cung.
- Kích thích sản xuất prostaglandin làm tăng co bóp cơ tử cung do đó trứng không gắn được vào tử cung và bị đẩy ra ngoài.
- Có vật lạ làm thay đổi cấu trúc- chức năng của niêm mạc tử cung do đó niêm mạc tử cung không chấp nhận trứng làm tổ.
- Gây hiện tượng viêm teo niêm mạc tử cung do ion đồng khuếch tán vào niêm mạc tử cung.
Câu 12:
Tác dụng của estrogen lên chuyển hoá protein là:
- Tăng tổng hợp DNA ở các mô của cơ thể.
- Tăng quá trình sao chép RNAm ở các mô của cơ thể.
- Tăng tổng hợp protein ở các mô của cơ thể.
- Tăng tổng hợp protein ở một số cơ quan đích.
Câu 13:
Estrogen làm phát triển cơ quan sinh dục từ:
- Thời kỳ bào thai.
- Sau khi sinh đến tuổi trưởng thành.
- Tuổi dậy thì đến mãn kinh.
- Tuổi dậy thì và khi có thai.
Câu 14:
Sau đây là các tác dụng của estrogen lên cơ tử cung, trừ:
- Tăng co bóp cơ tử cung.
- Tăng hàm lượng actomyosin ở cơ tử cung.
- Tăng lưu lượng máu đến cơ tử cung.
- Giảm tính nhậy cảm của cơ tử cung với oxytocin.
Câu 15:
Estrogen là một steroid có:
- 17 carbon.
- 18 carbon.
- 19 carbon.
- 21 carbon.
Câu 16:
Tác dụng của estrogen trên xương là:
- Tăng hoạt tính của huỷ cốt bào.
- Tăng hoạt tính của tạo cốt bào.
- Tăng nồng độ ion Ca++ trong máu.
- Tăng hấp thu ion Ca++ ở ruột.
Câu 17:
Tác dụng của estrogen trên tuyến vú:
- Phát triển hệ thống ống tuyến.
- Phát triển mô đệm và lớp mỡ.
- Phát triển bọc tuyến.
- A+B.
- A+B+C.
Câu 18:
Tác dụng của estrogen lên tuyến cổ tử cung làm tăng bài tiết:
- Dịch nhày kiềm.
- Dịch nhày loãng, mỏng.
- Dịch nhày quánh, kiềm.
- Dịch nhày loãng, kiềm.
Câu 19:
Receptor tiếp nhận estrogen nằm ở:
- Trên màng tế bào đích.
- Trong bào tương.
- Trên màng nhân.
- Trên chuỗi DNA.
Câu 20:
Cơ chế tác dụng của estrogen tại tế bào đích là:
- Hoạt hoá adenylcyclase.
- Hoạt hoá phospholipase C.
- Hoạt hoá kênh Ca++.
- Hoạt hoá sao chép RNAm.
Câu 21:
Hormon có tác dụng kích thích trực tiếp bài tiết estrogen trong chu kỳ kinh nguyệt là:
Câu 22:
Bản chất hoá học của progesteron là steroid có:
- 17 carbon.
- 18 carbon.
- 19 carbon.
- 21 carbon.
Câu 23:
Progesteron là hormon dưỡng thai vì:
- Kích thích tuyến phát triển dài và sát gần nhau.
- Kích thích mạch máu phát triển dài, xoắn.
- Kích thích bài tiết niêm dịch và glycogen.
- Có khả năng gây phản ứng màng rụng.
- A+B+C+D.
Câu 24:
Tác dụng của progesteron lên tuyến vú:
- Phát triển ống tuyến vú.
- Phát triển nang tuyến, thuỳ tuyến.
- Phát triển mô đệm.
- Phát triển mô mỡ.
- Phát triển ống tuyến, nang tuyến.
Câu 25:
Progesteron có các tác dụng sau đây, trừ:
- Tăng thoái hoá protein.
- Tăng thân nhiệt.
- Tăng tổng hợp lipid.
- Tăng tái hấp thu ion Na+ ở ống lượn xa khi nồng độ cao.
Câu 26:
Tác dụng của progesteron lên cổ tử cung:
- Tăng bài tiết dịch nhày loãng, mỏng.
- Tăng bài tiết dịch nhày kiềm.
- Tăng bài tiết dịch nhày quánh.
- Tăng bài tiết dịch nhày quánh, dày.
Câu 27:
Ở người phụ nữ bình thường, nơi bài tiết progesteron chủ yếu là:
- Nang noãn.
- Hoàng thể.
- Rau thai.
- Vỏ thượng thận.
Câu 28:
Trong chu kỳ kinh nguyệt hormon trực tiếp kích thích bài tiết progesteron là:
Câu 29:
Độ dài trung bình của chu kỳ kinh nguyệt ở người phụ nữ bình thường là:
- 25-28 ngày.
- 25-30 ngày.
- 28-30 ngày.
- 28-32 ngày.
Câu 30:
Chu kỳ kinh nguyệt 35 ngày thì noãn sẽ được phóng vào ngày thứ:
Câu 31:
Trước lúc phóng noãn nồng độ các hormon đều tăng cao, trừ:
- Estrogen.
- Progesteron.
- FSH.
- LH.
Câu 32:
Cơ chế dậy thì:
- Vùng dưới đồi và tuyến yên phát triển hoàn thiện và có khả năng bài tiết hormon.
- Tuyến sinh dục và tuyến yên có các receptor để tiếp nhận hormon tuyến yên và vùng dưới đồi.
- Hệ limbic trưởng thành có khả năng kích thích vùng dưới đồi bài tiết GnRH và phát động hoạt động của trục vùng dưới đồi - tuyến yên - tuyến sinh dục.
- Vùng dưới đồi giảm tính nhậy cảm với tác dụng ức chế của hormon sinh dục do tuyến thượng thận bài tiết.
Câu 33:
Dấu hiện thể hiện dậy thì hoàn toàn ở nữ là:
- Tuyến vú phát triển.
- Lớn nhanh.
- Kinh nguyệt.
- Mọc lông mu, lông nách.
Câu 34:
Dấu hiệu chính thể hiện thời kỳ mãn kinh là:
- Hết kinh nguyệt.
- Teo tuyến vú.
- Loãng xương.
- Tính tình thay đổi.
Câu 35:
Dấu hiệu thể hiện tuổi dậy thì bắt đầu ở nữ là:
- Lớn nhanh.
- Tuyến vú bắt đầu phát triển.
- Mọc lông nách, lông mu.
- Kinh nguyệt.
Câu 36:
Chẩn đoán có thai dựa vào sự xuất hiện của:
- Relaxin.
- HCS.
- HCG.
- Progesteron.
- Estrogen.
Câu 37:
Các biện pháp tránh thai sau đây đều là biện pháp tạm thời, trừ:
- Bao cao su.
- Thắt ống dẫn trứng.
- Thuốc tránh thai.
- Dụng cụ tử cung.
Câu 38:
Biện pháp tránh thai can thiệp vào giai đoạn làm tổ của trứng đã thụ tinh là:
- Thuốc tránh thai dạng viên kết hợp.
- Viên prostaglandin đặt tại âm đạo.
- Dụng cụ tử cung.
- Nạo thai.
Câu 39:
Sự hình thành và hoàn thiện về giới tính của thai phụ thuộc vào các yếu tố sau, trừ:
- Nhiễm sẵc thể giới tính của noãn.
- Nhiễm sắc thể giới tính của tinh trùng.
- Sự kết hợp giữa nhiễm sắc thể giới tính của noãn và tinh trùng.
- Sự có mặt của testosteron trong máu của bào thai 7 - 8 tuần tuổi.
Câu 40:
Estrogen được bài tiết chủ yếu từ:
- Tế bào lớp cầu của tuyến thượng thận.
- Tế bào ở nang noãn chưa phát triển.
- Tế bào hạt lớp áo trong của nang noãn và hoàng thể.
- Tế bào tuyến kẽ của tinh hoàn.
Câu 41:
Mô bài tiết progesteron chủ yếu là:
- Nang noãn.
- Hoàng thể.
- Tinh hoàn.
- Lớp lưới của vỏ thượng thận.
Câu 42:
Estrogen có tác dụng:
- Kích thích tuyến niêm mạc tử cung bài tiết niêm dịch.
- Làm xuất hiện trứng cá lúc dậy thì.
- Phát triển tầm vóc và đặc tính sinh dục thứ phát.
- Phát triển nang tuyến vú.
Câu 43:
Progesteron có tác dụng:
- Tăng kích thước tử cung.
- Phát triển lớp niêm mạc nền của tử cung.
- Làm giảm co bóp cơ tử cung đang mang thai.
- Phát triển hệ thống ống dẫn sữa.
Câu 44:
Hormon kích thích bài tiết estrogen:
- FSH.
- Relaxin.
- Prolactin.
- LH.
Câu 45:
Sự thụ tinh xảy ra tại:
- Buồng tử cung.
- Sừng tử cung.
- 1/3 ngoài ống dẫn trứng.
- 1/3 trong ống dẫn trứng.
Câu 46:
Rau thai bài tiết hormon:
- LH.
- HCG.
- Gonadotropin.
- Oxytocin.
- Testosteron.
Câu 47:
Các hormon sau đây đều do rau thai bài tiết, trừ:
- Estrogen
- Progesteron
- HCG
- Gonadotropin.
Câu 48:
Nguyên lý chẩn đoán thai là tìm:
- LH trong máu và nước tiểu.
- FSH trong máu và nước tiểu.
- HCG trong máu và nước tiểu.
- Prolactin trong máu và nước tiểu.
Câu 49:
Hormon có tác dụng tới hoạt động của tuyến vú:
- Estrogen.
- Testosteron.
- Progesteron.
- Prolactin.
- HCG.
Câu 50:
Progesteron là hormon dưỡng thai vì:
- Phát triển niêm mạc tử cung trong phù hợp để trứng đã thụ tinh dễ làm tổ ở niêm mạc tử cung.
- Phát triển mạch máu do đó làm tăng lượng máu đến nuôi thai.
- Giảm co bóp cơ tử cung.
- Bài tiết dịch có nhiều chất dinh dưỡng nuôi thai.
Câu 51:
Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai:
- Uống progesteron để ngăn cản phóng noãn.
- Tiêm progesteron để ngăn cản biệt hoá tinh trùng.
- Giao hợp tránh xa ngày rụng trứng.
- Ngăn cản tinh trùng gặp trứng.
- Thắt (cắt) ống dẫn trứng hay ống dẫn tinh.
Câu 52:
Estrogen được bài tiết từ: Buồng trứng trong suốt chu kỳ kinh nguyệt (CKKN).
Câu 53:
Estrogen được bài tiết từ: Noãn nang trong suốt CKKN.
Câu 54:
Estrogen được bài tiết từ: Hoàng thể trong suốt CKKN.
Câu 55:
Estrogen được bài tiết từ: Lớp áo trong của noãn nang trong nửa đầu CKKN.
Câu 56:
Estrogen được bài tiết từ: Hoàng thể trong nửa sau CKKN.
Câu 57:
Progesteron được bài tiết với lượng cao từ: Buồng trứng trong suốt CKKN.
Câu 58:
Progesteron được bài tiết với lượng cao từ: Tuyến thượng thận.
Câu 59:
Progesteron được bài tiết với lượng cao từ: Lớp áo trong của noãn nang và hoàng thể.
Câu 60:
Progesteron được bài tiết với lượng cao từ: Hoàng thể ở nửa sau CKKN.
Câu 61:
Progesteron được bài tiết với lượng cao từ rau thai trong thời kỳ có thai.
Câu 62:
Nơi bài tiết các hormon sinh dục nữ: Rau thai bài tiết estrogen và progesteron với lượng cao ngay từ những ngày đầu và duy trì nồng độ đó cho tới lúc sinh.
Câu 63:
Nơi bài tiết các hormon sinh dục nữ: Rau thai bài tiết estrogen và progesteron với lượng tăng dần và cao nhất vào tháng thứ 9.
Câu 64:
Nơi bài tiết các hormon sinh dục nữ: Rau thai bài tiết estrogen và progesteron ngay từ tuần thứ nhất tuổi thai và lượng bài tiết tăng dần cho tới ngày sinh.
Câu 65:
Nơi bài tiết các hormon sinh dục nữ: Rau thai bài tiết estrogen và progesteron từ tháng thứ 4 với lượng tăng dần và cao nhất vào tháng thứ 9.
Câu 66:
Nơi bài tiết các hormon sinh dục nữ: Rau thai bài tiết estrogen và progestreron từ tháng thứ 4 với lượng tăng dần, cao nhất vào tháng thứ 9, gần đến ngày sinh lượng progesteron giảm trước.
Câu 67:
Tác dụng của estrogen lên cơ quan sinh dục: Phát triển các cơ quan sinh dục trong thời kỳ bào thai.
Câu 68:
Tác dụng của estrogen lên cơ quan sinh dục: Phát triển các cơ quan sinh dục trong thời kỳ sau khi sinh đến tuổi trưởng thành.
Câu 69:
Tác dụng của estrogen lên cơ quan sinh dục: Phát triển cơ quan sinh dục từ tuổi dậy thì đến hết đời.
Câu 70:
Tác dụng của estrogen lên cơ quan sinh dục: Phát triển cơ quan sinh dục trong thời kỳ dậy thì.
Câu 71:
Tác dụng của estrogen lên cơ quan sinh dục: Phát triển cơ quan sinh dục trong thời kỳ có thai.
Câu 72:
Tác dụng của estrogen lên tử cung: Phát triển niêm mạc tử cung trong nửa đầu CKKN.
Câu 73:
Tác dụng của estrogen lên tử cung: Làm cho động mạch xoắn phát triển ngoằn nghoèo.
Câu 74:
Tác dụng của estrogen lên tử cung: Làm cho các tuyến niêm mạc tử cung bài tiết.
Câu 75:
Tác dụng của estrogen lên tử cung: Làm co cơ tử cung.
Câu 76:
Tác dụng của estrogen lên tử cung: Làm dày cơ tử cung khi mang thai.
Câu 77:
Tác dụng của estrogen lên chuyển hoá protein: Tăng tổng hợp DNA ở tất cả các mô.
Câu 78:
Tác dụng của estrogen lên chuyển hoá protein: Tăng quá trình sao chép RNAm ở tất cả các mô.
Câu 79:
Tác dụng của estrogen lên chuyển hoá protein: Tăng tổng hợp protein ở tử cung, vú, khung xương.
Câu 80:
Tác dụng của estrogen lên chuyển hoá protein: Tăng tổng hợp protein ở một số cơ quan đặc hiệu.
Câu 81:
Tác dụng của estrogen lên chuyển hoá protein: Tăng tổng hợp protein ở toàn thân.
Câu 82:
Tác dụng của estrogen trên xương: Tăng hoạt tính của huỷ cốt bào.
Câu 83:
Tác dụng của estrogen trên xương: Tăng hoạt tính của tạo cốt bào.
Câu 84:
Tác dụng của estrogen trên xương: Tăng nồng độ ion Ca++ trong máu.
Câu 85:
Tác dụng của estrogen trên xương: Tăng lắng đọng calci ở xương.
Câu 86:
Tác dụng của estrogen trên xương: Tăng hấp thu calci ở ruột.
Câu 87:
Tác dụng của estrogen trên tuyến vú: Phát triển ống tuyến vú.
Câu 88:
Tác dụng của estrogen trên tuyến vú: Phát triển mô đệm và lớp mỡ.
Câu 89:
Tác dụng của estrogen trên tuyến vú: Phát triển bọc tuyến vú.
Câu 90:
Tác dụng của estrogen trên tuyến vú: Gây bài tiết sữa.
Câu 91:
Tác dụng của estrogen trên tuyến vú: Gây bài xuất sữa.
Câu 92:
Tác dụng của estrogen trên tử cung: Phát triển cơ tử cung trong CKKN.
Câu 93:
Tác dụng của estrogen trên tử cung: Phát triển cơ tử cung khi có thai.
Câu 94:
Tác dụng của estrogen trên tử cung: Tăng lượng máu đến tử cung.
Câu 95:
Tác dụng của estrogen trên tử cung: Giảm co bóp cơ tử cung khi mang thai.
Câu 96:
Tác dụng của estrogen trên tử cung: Giảm tính nhậy cảm của cơ tử cung với oxytocin.
Câu 97:
Tác dụng của progesteron lên tử cung: Phát triển niêm mạc tử cung trong suốt CKKN.
Câu 98:
Tác dụng của progesteron lên tử cung: Bài tiết niêm dịch và glycogen trong suốt CKKN.
Câu 99:
Tác dụng của progesteron lên tử cung: Phát triển tuyến niêm mạc dài ra và ngoằn nghoèo.
Câu 100:
Tác dụng của progesteron lên tử cung: Bài tiết niêm dịch và glycogen trong nửa sau CKKN.
Câu 101:
Tác dụng của progesteron lên tử cung: Gây phản ứng màng rụng ở niêm mạc.
Câu 102:
Phân chia giảm nhiễm xảy ra trong giai đoạn:
- Từ tinh nguyên bào nhóm A thành tinh nguyên bào nhóm B.
- Từ tinh nguyên bào nhóm B thành tinh bào I.
- Từ tinh bào I thành tinh bào II.
- Từ tinh bào II thành tiền tinh trùng.
Câu 103:
Enzym hyaluronidase được chứa ở:
- Đầu tinh trùng.
- Cổ tinh trùng.
- Cực đầu tinh trùng.
- Bộ Golgi của cực đầu tinh trùng.
Câu 104:
Tinh trùng có khả năng di động và thụ tinh khi ở:
- Phần đầu ống mào tinh ngay khi vừa rời khỏi ống sinh tinh.
- Trong ống mào tinh sau 24h kể từ khi rời ống sinh tinh.
- Trong dịch ống phóng tinh.
- Bất kỳ nơi nào khi tinh trùng đã được sản sinh và có đủ đầu, cổ, đuôi.
Câu 105:
Các yếu tố sau đây đều làm giảm sản sinh và hoạt động của tinh trùng, trừ:
- Nhiệt độ 37-38oC
- pH môi trường hơi kiềm.
- Nhiễm virus quai bị.
- Nhiễm chất phóng xạ.
Câu 106:
Mỗi lần thụ tinh thường chỉ có một tinh trùng thâm nhập vào noãn là vì những lý do sau đây, trừ:
- Khi có một tinh trùng thâm nhập vào noãn, tế bào vỏ noãn sẽ tiết một enzym giết hết các tinh trùng còn lại.
- Khi có một tinh trùng thâm nhập vào noãn, tế bào vỏ noãn tiết ra một chất thấm vào tất cả các phần của vùng trong noãn và ngăn cản tinh trùng khác thâm nhập tiếp tục.
- Khi có một tinh trùng thâm nhập vào noãn nó sẽ tiếp xúc với noãn gây khử cực màng đẩy xa các tinh trùng khác.
- Tốc độ di chuyển của các tinh trùng khác nhau do vậy sẽ có một tinh trùng khoẻ nhất di chuyển nhanh nhất đến trước để thâm nhập vào noãn.
Câu 107:
Các tác dụng sau đây là do testosteron gây ra trong thời kỳ bào thai, trừ:
- Biệt hoá trung tâm hướng sinh dục của vùng dưới đồi theo kiểu nam.
- Phát triển ống sinh dục trung tính thành đường sinh dục trong của giới nam.
- Phát triển và hoàn thiện cơ quan sinh dục nam.
- Kích thích tinh hoàn di chuyển từ bụng xuống bìu.
Câu 108:
Nơi bài tiết testosteron chủ yếu là:
- Tuyến vỏ thượng thận.
- Tế bào Leydig của tinh hoàn.
- Tế bào lớp áo trong noãn nang.
- Tế bào hạt của hoàng thể.
Câu 109:
Các tác dụng sau đây đều là của testosteron, trừ:
- Tăng tổng hợp protein của cơ.
- Tăng tổng hợp protein của các phủ tạng.
- Tăng tổng hợp protein của khung xương.
- Tăng chuyển hoá cơ sở.
Câu 110:
Tác dụng của testosteron đối với cơ quan sinh dục là:
- Làm phát triển cơ quan sinh dục từ bào thai.
- Làm phát triển cơ quan sinh dục từ sau khi sinh.
- Làm phát triển và hoàn thiện cơ quan sinh dục từ tuổi dậy thì.
- Làm phát triển và hoàn thiện cơ quan sinh dục từ tuổi trưởng thành.
Câu 111:
Tác dụng của testosteron lên đặc tính sinh dục nam thứ phát:
- Làm xuất hiện đặc tính sinh dục nam từ tuổi dậy thì.
- Làm xuất hiện đặc tính sinh dục nam từ tuổi trưởng thành.
- Làm xuất hiện và duy trì đặc tính sinh dục nam từ tuổi trưởng thành.
- Làm xuất hiện và duy trì đặc tính sinh dục nam từ tuổi dậy thì.
Câu 112:
Tác dụng của testosteron lên xương:
- Tăng hoạt động của tạo cốt bào.
- Tăng lắng đọng calci ở xương.
- Tăng chiều dài của xương.
- Tăng bề dày của xương.
- Cả A, B, C, D.
Câu 113:
FSH có các tác dụng sau đây, trừ:
- Kích thích ống sinh tinh phát triển.
- Kích thích sản sinh tinh trùng ở giai đoạn đầu.
- Kích thích tế bào Leydig bài tiết hormon.
- Kích thích tế bào Sertoli bài tiết chất dinh dưỡng cho tế bào dòng tinh.
Câu 114:
LH có tác dụng:A. Kích thích tinh hoàn phát triển và bài tiết hormon.
- Kích thích tế bào Leydig phát triển và bài tiết hormon.
- Kích thích ống sinh tinh phát triển và sản sinh tinh trùng.
- Kích thích tế bào Sertoli phát triển và bài tiết chất dinh dưỡng.
Câu 115:
Tinh hoàn hoạt động từ:
- Thời kỳ bào thai cho đến hết đời.
- Sau khi sinh cho đến hết đời.
- Tuổi dậy thì cho đến hết đời.
- Thời kỳ bào thai và tuổi dậy thì cho đến hết đời.
Câu 116:
Testosteron được bài tiết từ:
- Tế bào Sertoli của tinh hoàn.
- Tế bào Leydig của tinh hoàn.C. Tế bào mầm của ống sinh tinh.
- Tế bào lớp bó của tuyến thượng thận.
- Tế bào áo trong của nang noãn phát triển.
Câu 117:
Nơi có khả năng sản xuất tinh trùng:
- Tuyến kẽ của tinh hoàn.
- Ống dẫn tinh.
- Ống sinh tinh.D. Mào tinh hoàn.
- Tuyến tiền liệt.
Câu 118:
Vai trò testosteron trong thời kỳ bào thai:
- Tạo feedback âm điều hoà bài tiết testosteron.
- Kích thích ống Wolf phát triển thành đường sinh dục nam.
- Biệt hoá tinh trùng giai đoạn cuối.
- Làm xuất hiện đặc tính sinh dục thứ phát.
- Dinh dưỡng thai.
Câu 119:
Tác dụng chính của testosteron sau dậy thì:
- Phát triển cơ quan sinh dục.
- Thúc đẩy biệt hoá tinh trùng giai đoạn cuối.
- Thúc đẩy biệt hoá tinh trùng giai đoạn đầu.
- Đưa tinh hoàn từ ổ bụng xuống bìu.
- Làm xuất hiện và duy trì đặc tính sinh dục nam thứ phát.
Câu 120:
Hormon nào điều hoà bài tiết testosteron sau dậy thì:
- HCG.
- FSH.
- LH.
- Prolactin.
- Progesteron.
Câu 121:
Hormon điều hoà sản sinh tinh trùng:
Câu 122:
Tế bào Sertoli có vai trò quan trọng trong quá trình sản sinh tinh trùng do có các tác dụng sau, trừ:
- Bài tiết inhibin có tác dụng kích thích tuyến yên bài tiết FSH.
- Bài tiết các chất dinh dưỡng cung cấp cho quá trình sản sinh tinh trùng.
- Sản xuất ra một protein có có khả năng gắn và vận chuyển testosteron vào lòng ống sinh tinh.
- Tạo thành sườn chống đỡ cho các tế bào dòng tinh và tránh sự xâm nhập của các kháng thể vào ống sinh tinh.
Câu 123:
Các hormon sau đây ảnh hưởng đến sản sinh tinh trùng, trừ:A. LH.
- FSH.Testosteron.
- GH
- T3 - T4
Câu 124:
Sản sinh tinh trùng: Tinh nguyên bào nhóm A phân chia 2 lần tạo thành 8 tinh nguyên bào nhóm B.
Câu 125:
Sản sinh tinh trùng: Tinh nguyên bào nhóm A phân chia giảm nhiễm để thành tinh nguyên bào nhóm B.
Câu 126:
Sản sinh tinh trùng: Tinh bào I được tạo thành từ tinh nguyên bào nhóm B.
Câu 127:
Sản sinh tinh trùng: Từ tinh bào I thành tinh bào II có hiện tượng phân chia giảm nhiễm.
Câu 128:
Sản sinh tinh trùng: Quá trình phân chia từ tinh bào II thành tinh trùng là quá trình phân chia giảm nhiễm.
Câu 129:
Các hormon tham gia điều hoà sinh sản tinh trùng: FSH kích thích phát triển ống sinh tinh.
Câu 130:
Các hormon tham gia điều hoà sinh sản tinh trùng: LH kích thích sản sinh tinh trùng ở giai đoạn đầu.
Câu 131:
Các hormon tham gia điều hoà sinh sản tinh trùng: FSH kích thích tế bào Sertoli bài tiết chất dinh dưỡng cho tế bào dòng tinh.
Câu 132:
Các hormon tham gia điều hoà sinh sản tinh trùng: Testosteron cần cho sự phát triển và phân chia tinh nguyên bào để tạo tinh trùng.
Câu 133:
Các hormon tham gia điều hoà sinh sản tinh trùng: Inhibin làm tăng sản sinh tinh trùng.
Câu 134:
Chức năng của túi tinh và tuyến tiền liệt: Túi tinh chỉ là nơi chứa đựng tinh trùng.
Câu 135:
Chức năng của túi tinh và tuyến tiền liệt: Túi tinh bài tiết dịch quánh chứa chất dinh dưỡng.
Câu 136:
Chức năng của túi tinh và tuyến tiền liệt: Túi tinh đổ dịch vào ống phóng tinh trong giai đoạn phóng tinh.
Câu 137:
Chức năng của túi tinh và tuyến tiền liệt: Tuyến tiền liệt bài tiết dịch chứa men đông đặc và tiền fibrinolysin.
Câu 138:
Tinh trùng di chuyển vào đường sinh dục nữ nhờ: Dịch chứa men đông đặc tiết từ tuyến tiền liệt để giữ tinh trùng tập trung quanh cổ tử cung.
Câu 139:
Tinh trùng di chuyển vào đường sinh dục nữ nhờ: Prostaglandin có trong dịch tuyến tiền liệt làm tăng nhu động tử cung và vòi tử cung.
Câu 140:
Tinh trùng di chuyển vào đường sinh dục nữ nhờ: pH kiềm của dịch tuyến tiền liệt làm trung hoà dịch acid của âm đạo.
Câu 141:
Tinh trùng di chuyển vào đường sinh dục nữ nhờ: Fibrinolysin của tuyến tiền liệt làm tiêu fibrinogen làm dịch loãng ra và tinh trùng hoạt động trở lại.
Câu 142:
Những biến đổi của tinh trùng trong đường sinh dục nữ: Trở nên hoạt động mạnh hơn.
Câu 143:
Những biến đổi của tinh trùng trong đường sinh dục nữ: Mất các lớp cholesterol bọc cực đầu.
Câu 144:
Những biến đổi của tinh trùng trong đường sinh dục nữ: Phần cổ tinh trùng giải phóng enzym hyaluronidase.
Câu 145:
Những biến đổi của tinh trùng trong đường sinh dục nữ: Ion calci thấm qua màng của phần cổ tinh trùng.
Câu 146:
Chức năng sản xuất tinh trùng: FSH có tác dụng điều hoà sản sinh tinh trùng.
Câu 147:
Chức năng sản xuất tinh trùng: Tế bào Leydig vừa có khả năng dinh dưỡng tinh trùng vừa có khả năng bài tiết testosteron.
Câu 148:
Chức năng sản xuất tinh trùng: Cả chất lượng và số lượng tinh trùng đều có ý nghĩa quyết định trong thụ thai.
Câu 149:
Chức năng sản xuất tinh trùng: Thân nhiệt bình thường (36,8oC) là điều kiện tối thuận cho quá trình tạo tinh trùng.
Câu 150:
Chức năng sản xuất tinh trùng: Testosteron là hormon duy nhất ảnh hưởng tới sự biệt hoá tinh trùng.
Câu 151:
Chức năng ngoại tiết của tinh hoàn: Bình thường mỗi lần xuất tinh chứa 35- 200 triệu tinh trùng.
Câu 152:
Chức năng ngoại tiết của tinh hoàn: LH có tác dụng chính trong điều hoà sinh sản tinh trùng.
Câu 153:
Chức năng ngoại tiết của tinh hoàn: Thể tích tinh dịch mỗi lần xuất tinh là 2-3 ml.
Câu 154:
Chức năng ngoại tiết của tinh hoàn: Tế bào mầm của ống sinh tinh được biệt hoá thành tinh trùng từ cuối thời kỳ bào thai.
Câu 155:
Chức năng ngoại tiết của tinh hoàn: Tế bào Sertoli vừa có tác dụng dinh dưỡng tinh trùng vừa có tác dụng bài tiết inhibin để điều hoà sản sinh tinh trùng.
Câu 156:
Điều hoà bài tiết hormon của tinh hoàn: Vùng dưới đồi ở nam giới không có hai trung tâm điều hoà chức năng sinh sản.
Câu 157:
Điều hoà bài tiết hormon của tinh hoàn: HCG có tác dụng kích thích tế bào Leydig tiết progesteron từ tuổi dậy thì.