Câu 1:
Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021 quy định về việc lập Phương án như thế nào.
- ĐVLCV là đơn vị lập Phương án Nếu ĐVLCV cũng là ĐVQLVH thì Đội trưởng (phó), trạm trưởng (phó), tổ trưởng (phó) là người lập Phương án
- ĐVQLVH là đơn vị lập Phương án Những đối tượng sau đây sẽ là người lập PA. Đội trưởng (phó), trạm trưởng (phó), tổ trưởng (phó) là người lập Phương án
- ĐVLCV là đơn vị lập Phương án Nếu ĐVLCV cũng là ĐVQLVH thì lãnh đạo ĐVQLVH, Phòng KHKTAT, Đội trưởng (phó), trạm trưởng (phó) là người lập PA
- Bộ phận trực vận hành là đơn vị lập Phương án Nếu ĐVLCV cũng là ĐVQLVH thì Đội trưởng (phó), trạm trưởng (phó), tổ trưởng (phó) là người lập Phương án
Câu 2:
Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021 quy định về các công việc không phải lập Phương án như thế nào.
- Tổng công ty quy định và lập danh mục các công việc không phải lập Phương án
- Các đơn vị cơ sở (cấp Điện lực) có quy định và lập danh mục các công việc không phải lập PA
- Các đơn vị (cấp Công ty) có quy định và lập danh mục các công việc không phải lập Phương án
- Không cần xây dựng quy định và lập danh mục các công việc không phải lập Phương án
Câu 3:
Yêu cầu kỹ thuật của dây nối đất di động đối với lưới điện cấp điện áp đến 35 kV.
- Làm bằng đồng hoặc hợp kim nhiều sợi, mềm, có tiết diện không được nhỏ hơn 16mm2
- Làm bằng đồng hoặc hợp kim cứng, có tiết diện không được nhỏ hơn 16mm2
- Làm bằng đồng hoặc hợp kim nhiều sợi, mềm, có tiết diện không được nhỏ hơn 25mm2
- Làm bằng đồng hoặc hợp kim cứng, có tiết diện không được nhỏ hơn 25mm2
Câu 4:
Luật PCCC số 27/2001/QH10, qui định lực lượng dân phòng và lực lượng PCCC cơ sở được hưởng chế độ chính sách của Chính phủ trong trường hợp nào sau đây .
- Trong thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ và khi trực tiếp tham gia chữa cháy theo quy định của Chính phủ;
- Chỉ được hưởng khi trực tiếp tham gia chữa cháy;
- Chỉ được hưởng chế độ chính sách trong thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ;
- Cả 3 câu trên đều đúng
Câu 5:
Cho phép dùng dao cách ly để tiến hành các thao tác có điện khi dòng điện thao tác nhỏ hơn dòng điện cho phép theo quy trình vận hành dao cách ly do đơn vị quản lý vận hành ban hành trong các trường hợp nào sau đây.
- Đóng và cắt dao cách ly nối tắt thiết bị
- Đóng và cắt không tải máy biến điện áp, máy biến dòng điện
- Đóng và cắt điểm trung tính của các máy biến áp, kháng điện
- Cả a, b và c đều đúng
Câu 6:
Trao trả nơi làm việc, ký xác nhận ở Mục 6 (mục Kết thúc công tác) của Phiếu công tác theo thứ tự.
- Người cho phép →Người chỉ huy trực tiếp→Người lãnh đạo công việc
- Người chỉ huy trực tiếp→Người cho phép→Người cấp phiếu
- Người cho phép→Người chỉ huy trực tiếp→Người cấp phiếu
- Người chỉ huy trực tiếp →người cho phép→Người lãnh đạo công việc
Câu 7:
Luật PCCC số 27/2001/QH10, qui định khi xảy ra cháy tại một cơ sở những người sau đây có mặt ở đám cháy thì ai là người chỉ huy chữa cháy .
- Người đứng đầu cơ sở;
- Đội trưởng đội chữa cháy cơ sở;
- Tổ trưởng tổ sản xuất;
- Tổ trưởng tổ bảo vệ
Câu 8:
Luật PCCC số 27/2001/QH10, qui định một trong những biện pháp cơ bản đầu tiên trong công tác phòng cháy là gì.
- Quản lý chặt chẽ và sử dụng an toàn các chất cháy, chất nổ, nguồn lửa nguồn nhiệt, thiết bị và dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt, chất sinh lửa, sinh nhiệt; đảm bảo các điều kiện an toàn về phòng cháy;
- Quản lý chặt chẽ về sử dụng an toàn các chất cháy, chất nổ, nguồn lửa nguồn nhiệt; đảm bảo các điều kiện an toàn trong sản xuất kinh doanh;
- Sử dụng an toàn các chất cháy, chất nổ, nguồn lửa nguồn nhiệt, thiết bị và dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt, chất sinh lửa, sinh nhiệt;
- Định kỳ tự tổ chức kiểm tra công tác an toàn PCCC
Câu 9:
Thời hạn thí nghiệm định kỳ găng cách điện hạ áp là bao nhiêu.
- 3 tháng
- 6 tháng
- 9 tháng
- 12 tháng
Câu 10:
Trách nhiệm của đơn vị Điều độ trong Biện pháp tổ chức thực hiện công việc.
- Chỉ huy thao tác cắt điện, bàn giao đường dây, thiết bị điện cho Đơn vị quản lý vận hành theo đúng quy định và thời gian được phê duyệt
- Gắn nhãn, đánh dấu hoặc các hình thức khác để nhận biết được đơn vị công tác đang thực hiện công việc trên đường dây, thiết bị điện
- Khôi phục lại đường dây, thiết bị điện khi Đơn vị quản lý vận hành đã kết thúc công tác, thực hiện thủ tục giao nhận đường dây, thiết bị điện để đưa vào vận hành theo quy định
- Cả a, b và c đều đúng
Câu 11:
Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021 quy định nội dung lập và duyệt PA của NPSC và NPCETC.
- Chỉ phải đưa vào PA các nội dung BPKT, BPAT về điện để trình các ĐVQLVH duyệt (hoặc tự duyệt, nếu làm việc trên lưới điện khách hàng có ủy quyền QLVH)
- PA phải lập đầy đủ các nội dung BPKT, BPAT về điện và cơ họcđể trình các Công ty Điện lực duyệt (hoặc tự duyệt, nếu làm việc trên lưới điện khách hàng có ủy quyền QLVH
- PA phải lập đầy đủ các nội dung BPKT, BPAT về điện và cơ họcđể trình khách hàng duyệt (hoặc tự duyệt, nếu làm việc trên lưới điện khách hàng có ủy quyền QLVH
- PA phải lập đầy đủ các nội dung BPKT, BPAT về điện và cơ họcđể trình các ĐVQLVH duyệt toàn bộ PA (hoặc tự duyệt, nếu làm việc trên lưới điện khách hàng có ủy quyền QLVH)
Câu 12:
Nghiêm cấm làm việc trên cao trong trường hợp nào sau đây.
- Người lao động làm việc trên cao đã có chứng nhận đủ sức khỏe của Cơ quan y tế có thẩm quyền
- Người lao động làm việc trên trên giàn giáo cao ngoài trời có gió cấp 4
- Người đang ốm đau hoặc đã sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn
- Cả a và c đều đúng
Câu 13:
Thời gian kiểm tra định kỳ của thang.
- 6 tháng
- Hàng năm
- Hàng quý
- Hàng tháng
Câu 14:
Khi thi công kéo dây gần đường dây 110 kV đang vận hành, khoảng cách nhỏ nhất cho phép giữa dây cáp thép (cáp hãm, kẹp) và dây chằng thép tới dây dẫn của đường dây đang có điện là bao nhiêu.
- Bằng chiều cao cột của đường đây 110 kV
- 3,0 m
- 4,0 m
- 6,0 m
Câu 15:
Các biện pháp cần áp dụng ngay để cứu chữa nạn nhân sau khi tách người bị điện giật ra khỏi mạch điện (nạn nhân đã tắt thở, tim ngừng đập).
- Đưa nạn nhân ra chỗ thoáng khí
- Nới rộng quần, áo, thắt lưng, moi rớt rãi trong mồm và kéo lưỡi (nếu lưỡi thụt vào)
- Tiến hành làm hô hấp nhân tạo, hà hơi thổi ngạt ngay, phải làm liên tục, kiên trì cho đến khi nạn nhân tỉnh hoặc có ý kiến của y, bác sĩ quyết định mới thôi
- Cả a, b và c đều đúng
Câu 16:
Khi chỉ làm việc tại dây dẫn một pha của đường dây trên không (đi chung cột với đường dây cao áp khác đang vận hành) điện áp 110kV thì tại vị trí làm việc chỉ cần nối đất (để chống điện áp cảm ứng) dây dẫn của pha đó với điều kiện bảo đảm khoảng cách giữa các dây dẫn gần nhất của 2 mạch nhỏ nhất là bao nhiêu.
Câu 17:
Đơn vị công tác phải gửi giấy đăng ký công tác đến đơn vị nào.
- Phòng điều độ của Trung tâm điều độ hệ thống điện miền…
- Đơn vị quản lý vận hành
- Phòng điều độ công ty điện lực
- Cả a, b và c đều đúng
Câu 18:
Người cấp phiếu công tác là người nào sau đây.
- Người của đơn vị điều độ được giao nhiệm vụ
- Người của đơn vị công tác tại các thiết bị điện, đường dây dẫn điện được giao nhiệm vụ
- Người của đơn vị quản lý vận hành được giao nhiệm vụ
- Người của đơn vị thao tác được giao nhiệm vụ
Câu 19:
Khi lắp đặt ở trên cột của đường dây điện trên không cao áp nhiều mạch đang vận hành, các vật tư, dụng cụ nhỏ được kéo lên cột hoặc thả xuống đất bằng phương pháp nào.
- Các vật tư, dụng cụ nhỏ được kéo lên hoặc thả xuống bằng dây có khả năng chịu lực, có biện pháp đảm bảo dây không bị bung, văng lên đường dây đang mang điện
- Cho phép tung ném các vật tư, dụng cụ nhỏ lên cao nhưng phải đảm bảo không va trúng đường dây
- Các chi tiết nhỏ và dụng cụ làm việc phải dùng dây thừng vô tận khi kéo lên cột hoặc thả xuống đất, chỉ được phép tháo ra khỏi dây này sau khi đã được đặt vào vị trí và bắt chặt vào cột Dụng cụ, đồ nghề phải đựng trong túi chuyên dùng
- Cả a, b và c đều đúng
Câu 20:
Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, đối với những công việc có liên quan đến việc thực hiện các BPAT của nhiều ĐVQLVH thì việc duyệt Phương án quy định như thế nào.
- ĐVQLVH có ĐVLCV làm việc trên thiết bị, đường dây sẽ chủ trì duyệt PA, các ĐVQLVH khác phối hợp cùng duyệt
- Tất cả các ĐVQLVH sẽ duyệt vào 01 bản Phương án, các ĐVQLVH liên quan thực hiện BPAT (theo GBG) đã thống nhất trong BBKSHT và Phương án đã duyệt
- ĐVQLVH nào có ĐVLCV làm việc trên thiết bị, đường dây sẽ duyệt PA, các ĐVQLVH khác thực hiện BPAT (theo GBGPH) đã thống nhất trong BBKSHT và PA đã duyệt
- Cấp trên của ĐVQLVH nào có ĐVLCV làm việc trên thiết bị, đường dây sẽ duyệt PA, các ĐVQLVH cùng thực hiện BPAT (theo GBG) đã thống nhất trong BBKSHT và PA đã duyệt
Câu 21:
Nội dung nào sau đây không phải là trách nhiệm của Người cấp phiếu.
- Chuẩn bị phiếu công tác với đầy đủ các nội dung, biện pháp an toàn phải thực hiện phù hợp với Đăng ký công tác, ký cấp phiếu và giao phiếu cho Người cho phép, Người Chỉ huy trực tiếp
- Chỉ dẫn cho Người cho phép những yêu cầu cụ thể, các yếu tố nguy hiểm về an toàn tại nơi làm việc để hướng dẫn cho Đơn vị công tác khi thực hiện cho phép làm việc
- Chỉ dẫn cho Người Chỉ huy trực tiếp những yêu cầu cụ thể và yếu tố nguy hiểm về an toàn tại nơi làm việc để hướng dẫn cho Nhân viên đơn vị công tác khi thực hiện công việc
- Kiểm tra hoàn thành phiếu công tác
Câu 22:
Khi thử nghiệm cáp ngầm bằng phóng điện cao áp 1 chiều Để đảm bảo an toàn khi thử xong phải phòng xả điện tích dư các cầu cáp thì phải.
- Sử dụng điện trở xả thích hợp để xả điện tích đã nạp trong điện môi của cáp
- Cho phép xả cáp trực tiếp xuống dây nối đất vì đã đảm bảo nối đất tốt
- Không cần xả điện tích dư sau khi phóng cáp bằng điện cao áp 1 chiều
- Không cần phải đấu đất toàn bộ các đầu cáp của các sợi cáp chưa được thử nghiệm
Câu 23:
Khi nhiều Đơn vị công tác cùng làm việc trên một công trình điện lực thực hiện các biện pháp an toàn.
- Khi làm việc tại một công trình điện lực có nhiều Đơn vị công tác khác nhau thì mỗi Đơn vị công tác phải thực hiện biện pháp kỹ thuật an toàn riêng biệt Giữa các Đơn vị công tác phải có dấu hiệu nhận biết để phân biệt người của từng đơn vị theo phạm vi làm việc
- Khi làm việc tại một công trình điện lực có nhiều Đơn vị công tác khác nhau thì phải thực hiện biện pháp kỹ thuật an toàn chung cho tất cả các đơn vị công tác Giữa các Đơn vị công tác phải có dấu hiệu nhận biết để phân biệt người của từng đơn vị theo phạm vi làm việc
- Mỗi đơn vị công tác cấp 1 Phiếu công tác thực hiện các biện pháp an toàn chung
- Tất cả các đơn vị công tác thỏa thuận với nhau thực hiện biện pháp kỹ thuật an toàn chung trong quá trình làm việc
Câu 24:
Khi cứu nạn nhân bị điện giật đang chạm vào mạch điện cao áp thì người cứu nạn nhân phải thực hiện nội dung nào.
- Mang ủng, găng tay cách điện và dùng sào cách điện để gạt hoặc đẩy nạn nhân ra khỏi mạch điện
- Dùng gậy gỗ, tre khô gạt dây điện hoặc đẩy nạn nhân để tách ra, hoặc dùng tay khô hay có bọc lót ni lon, bìa giấy khô … để nắm vào áo, quần khô của nạn nhân kéo ra
- Dùng sợi dây kim loại tiếp đất một đầu và ném đầu kia vào cả 3 pha làm ngắn mạch để đường dây bị cắt điện rồi tách nạn nhân ra khỏi mạch điện
- a và c đều đúng
Câu 25:
Những công việc nào sau đây được phép làm theo lệnh công tác.
- Chặt cây trong hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp phải thực hiện cắt điện
- Công việc không cần phải thực hiện các biện pháp kỹ thuật chuẩn bị vị trí làm việc
- Sửa chữa, di chuyển, tháo, lắp, hiệu chỉnh, thử nghiệm các thiết bị điện trên lưới
- Các công việc khi tiến hành tại thiết bị điện phải thực hiện các biện pháp kỹ thuật chuẩn bị chỗ làm việc và cho phép làm việc tại hiện trường
Câu 26:
Trước và trong khi làm việc, nếu nghi ngờ hoặc phát hiện có sự không bảo đảm an toàn, người phụ trách công tác phải xử lý.
- Lập tức cho ngừng công việc và ra lệnh mọi người rút khỏi vị trí, khu vực không đảm bảo an toàn
- Lập tức cho ngừng công việc và giữ mọi người tại vị trí làm việc
- Chia người làm việc thành 2 nhóm. 1 nhóm tiếp tục công việc, 1 nhóm tìm hiểu xử lý nguy cơ
- Im lặng để mọi người không mất bình tĩnh Sau đó tự đi tìm hiểu và xử lý nguy cơ
Câu 27:
Trách nhiệm của đơn vị công tác trong việc giám sát an toàn cho nhân viên đơn vị công tác.
- Một đơn vị công tác khi làm việc theo 01 Phiếu công tác (hoặc Lệnh công tác), người chỉ huy trực tiếp và người giám sát an toàn điện phải giám sát được nhóm nhân viên của đơn vị công tác có nguy cơ mất an toàn điện
- Một đơn vị công tác khi làm việc theo 01 Phiếu công tác (hoặc Lệnh công tác), người chỉ huy trực tiếp và người giám sát an toàn điện phải giám sát được nhóm nhân viên của đơn vị công tác đang làm việc trên cột điện cao áp
- 01 Đơn vị công tác khi làm việc theo 01 phiếu công tác (hoặc lệnh công tác), Người chỉ huy trực tiếp và Người giám sát an toàn điện (nếu có) phải giám sát được tất cả nhân viên của Đơn vị công tác trong thời gian làm việc để đảm bảo an toàn về điện
- Cả a và b đều đúng
Câu 28:
Không cho phép thao tác tại chỗ thiết bị đóng cắt ngoài trời khi.
- Bắt đầu có gió cấp 5
- Ngoài trời có mưa tạo thành dòng chảy trên thiết bị điện, giông sét, ngập lụt, gió từ cấp 06 trở lên
- Trời mưa phùn
- Cả a và b đều đúng
Câu 29:
Việc tiếp nhận nơi làm việc do Người chỉ huy trực tiếp bàn giao khi Đơn vị công tác kết thúc công việc; kiểm tra nội dung công việc, nơi làm việc, ký khóa phiếu công tác và thông báo cho các đơn vị liên quan là trách nhiệm của ai.
- Người cấp phiếu công tác
- Người chỉ huy trực tiếp
- Người cho phép
- Người lãnh đạo công việc
Câu 30:
Thời hạn thí nghiệm định kỳ ủng cách điện cao áp là bao nhiêu.
- 3 tháng
- 6 tháng
- 9 tháng
- 12 tháng
Câu 31:
Trước khi thực hiện thí nghiệm có phóng điện, hoặc các thử nghiệm hay thí nghiệm khác có nguy cơ rủi ro, nhân viên phải thực hiện các biện pháp sau.
- Phải chắc chắn không có người trong vùng nguy hiểm
- Người không có nhiệm vụ vẫn được ở trong vùng làm việc
- Chỉ cần đặt biển cảnh báo, không khóa hàng rào tạm ngăn chặn ngời không có nhiệm vụ vào vùng làm việc
- Nhân viên công tác tự ý đóng điện khi chưa có lệnh của người chỉ huy trực tiếp
Câu 32:
Theo Quy trình an toàn thủy, cơ, nhiệt hóa trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam thì quy định thời gian lưu trữ phiếu công tác là bao nhiêu ngày.
- Sau khi hoàn thành công việc, phiếu công tác phải lưu giữ ít nhất 01 tháng (kể cả những phiếu đã cấp nhưng không thực hiện) Nếu để xảy ra sự cố hoặc tai nạn thì các phiếu công tác hoặc lệnh công tác liên quan cùng các tài liệu khác theo quy định phải được lưu trong hồ sơ điều tra sự cố, tai nạn lao động của đơn vị
- Sau khi hoàn thành công việc, phiếu công tác phải lưu giữ ít nhất 02 tháng (kể cả những phiếu đã cấp nhưng không thực hiện) Nếu để xảy ra sự cố hoặc tai nạn thì các phiếu công tác hoặc lệnh công tác liên quan cùng các tài liệu khác theo quy định phải được lưu trong hồ sơ điều tra sự cố, tai nạn lao động của đơn vị
- Sau khi hoàn thành công việc, phiếu công tác phải lưu giữ ít nhất 03 tháng (kể cả những phiếu đã cấp nhưng không thực hiện) Nếu để xảy ra sự cố hoặc tai nạn thì các phiếu công tác hoặc lệnh công tác liên quan cùng các tài liệu khác theo quy định phải được lưu trong hồ sơ điều tra sự cố, tai nạn lao động của đơn vị
- Sau khi hoàn thành công việc, phiếu công tác phải lưu giữ ít nhất 04 tháng (kể cả những phiếu đã cấp nhưng không thực hiện) Nếu để xảy ra sự cố hoặc tai nạn thì các phiếu công tác hoặc lệnh công tác liên quan cùng các tài liệu khác theo quy định phải được lưu trong hồ sơ điều tra sự cố, tai nạn lao động của đơn vị
Câu 33:
Khi thực hiện phiếu công tác, những chức danh nào sau đây phải được cấp có thẩm quyền ra quyết định công nhận.
- Người cho phép
- Người giám sát an toàn điện
- Người lãnh đạo công việc
- Cả a, b và c đều đúng
Câu 34:
Thực hiện nối đất tại các vị trí cột đang thi công như thế nào đúng với quy định an toàn khi thực hiện lấy độ võng dây dẫn đang lắp đặt trên đường dây điện trên không cao áp nhiều mạch, khi các mạch còn lại đang vận hành.
- Chỉ nối đất dây dẫn tại cột trung gian
- Nối đất dây dẫn đang lắp đặt tại cột néo tiến hành kéo dây
- Phải nối đất dây dẫn tại tất cả các vị trí cột trong khoảng néo
- Cả a, b và c đều đúng
Câu 35:
Khi thử nghiệm máy biến áp cần phải làm gì.
- Cô lập máy biến áp khỏi vận hành và cách ly với các thiết bị xung quanh cần tiến hành đấu tắt và nối đất toàn bộ các đầu ra của các máy biến áp trước khi tiến hành công tác thí nghiệm, kiểm tra và bảo dưỡng
- Khi tiến hành các thí nghiệm cao áp trên máy biến áp, không phải đấu tắt và nối đất cuộn dây chưa được thử nghiệm, vỏ máy và các thiết bị lân cận
- Trong quá trình lọc sấy tuần hoàn dầu máy biến áp không cần nối đất các cuộn dây được nối tắt và nối đất để tránh nguy cơ xuất hiện các điện tích tự do ở vỏ và cuộn dây
- Sau khi hoàn tất phép thử nghiệm cao áp một chiều trên các cuộn dây hoặc sứ đầu vào của các máy biến áp lực công suất lớn và điện áp cao cần dùng sào chuyên dụng có bộ điện trở xả phù hợp để xả các điện tích trước khi đấu đất chắc chắn chúng Thời gian tiếp đất không được ít hơn 4 phút
Câu 36:
Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021 quy định về số lượng bản Phương án chuyển đến các bộ phận là.
- Tùy theo công việc và cách TCTC của ĐVLCV nhưng tối thiểu phải có đủ số bản để gửi tới các bộ phận Kỹ thuật, Điều độ, An toàn của ĐVQLVH
- Tùy theo công việc và cách TCTC của ĐVLCV nhưng tối thiểu phải có đủ số bản để gửi tới các bộ phận Kỹ thuật, Điều độ, An toàn, ĐVLCV và các ĐVQLVH liên quan
- Tùy theo công việc và cách TCTC của ĐVLCV nhưng tối thiểu phải có đủ số bản để gửi tới ĐVLCV và các ĐVQLVH liên quan
- Tùy theo công việc và cách TCTC của ĐVLCV nhưng tối thiểu phải có đủ số bản để gửi tới các bộ phận Kỹ thuật, Kinh doanh, Điều độ, An toàn, ĐVLCV
Câu 37:
Khi đã cắt điện nhưng tín hiệu đèn, rơ le, đồng hồ báo tín hiệu có điện thì nhân viên đơn vị công tác phải.
- Xem như thiết bị vẫn có điện
- Tiến hành thực hiện công việc vì đã cắt điện, đèn báo tín hiệu đôi lúc báo không chính xác
- Xem như thiết bị đã cắt điện
- Dùng bút thử điện để kiểm tra
Câu 38:
Ở TBĐ cấp điện áp đến 22kV, rào chắn tạm thời bằng vật liệu cách điện được chạm vào phần có điện Khi làm rào chắn loại này phải thực hiện dưới sự giám sát trực tiếp của người có bậc an toàn.
Câu 39:
Yêu cầu đối với người “Có kỹ năng phối với các đơn vị khác, lãnh đạo công việc, tổ chức tiến hành các biện pháp an toàn và kiểm tra theo dõi thực hiện công việc” phải có bậc an toàn điện bao nhiêu.
Câu 40:
Người nào phải chịu trách nhiệm đảm bảo công tác an toàn và gìn giữ an toàn cho nhân viên đơn vị công tác.
- Người chỉ huy trực tiếp
- Người giám sát an toàn điện (nếu có)
- Người lãnh đạo công việc
- Cả a và b đều đúng
Câu 41:
Thực hiện công tác vệ sinh cách điện đường dây điện trên không cao áp khi đang vận hành, cần tuân thủ những quy định nào sau đây.
- Chất lượng nước, áp lực nước phải đảm bảo theo quy trình Nghiêm cấm sử dụng nước chưa đạt tiêu chuẩn về cách điện để vệ sinh cách điện hotline
- Chỉ được phép thực hiện công việc trong điều kiện thời tiết bình thường; cấm thực hiện công việc khi có gió cấp 4 trở lên, khi có mưa phùn, mưa giông, sấm sét, sương mù hoặc độ ẩm không khí không đảm bảo an toàn theo quy trình
- Khi đang công tác mà nhận thấy có khả năng mưa giông, sấm sét thì phải dừng ngay công việc và rút khỏi hiện trường
- Cả a, b, c đều đúng
Câu 42:
Khi tiến hành công tác trên đường dây đã cắt điện đi chung cột với đường dây đang vận hành, người chỉ huy trực tiếp phải thực hiện công việc nào sau đây là đúng.
- Tiến hành kiểm tra đúng đường dây đang mang điện và yêu cầu các nhân viên chỉ được làm việc trên đường dây này
- Tiến hành kiểm tra đúng tuyến đường dây đã được cắt điện, đặt đầy đủ biển báo an toàn, cờ để treo ở các cột hai đường dây đi chung
- Dùng ký hiệu đặt đánh dấu trên thân cột về phía đường dây đang mang điện
- Cả a, b và c đều đúng
Câu 43:
An toàn điện tại chỗ khi tổ chức thí nghiệm, thử nghiệm, kiểm định.
- Biết rõ nội dung, trình tự công việc và đặc biệt là các biện pháp an toàn liên quan
- Các mạch và thiết bị liên quan khác đã cắt điện, khu vực lân cận được cách ly và không cần treo biển báo theo quy định
- Không được tiến hành các công việc đóng, cắt mạch khi chưa được phép của người chỉ huy trực tiếp
- Đáp án a và c đều đúng
Câu 44:
Đơn vị công tác được giao nhiệm vụ thay dây hạ thế vào hộ phụ tải, các biện pháp tổ chức và thi công nào dưới đây là vi phạm quy định an toàn.
- Tháo đầu dây đấu vào đường dây chính và cắt cầu dao ở cuối nhánh rẽ đi vào các hộ
- Thực hiện theo lệnh công tác, không cần cấp phiếu công tác
- Thực hiện tháo đấu đường dây hạ thế vào trục chính khi có trời mưa nặng hạt và không được trang bị găng tay cách điện
- Cả b và c đều đúng
Câu 45:
Trách hiệm của Người lãnh đạo công việc khi thực hiện nhiệm vụ tại hiện trường sản xuất.
- Chịu trách nhiệm phối hợp hoạt động của các Đơn vị công tác, khi công việc do nhiều Đơn vị công tác thực hiện theo các Phiếu công tác khác nhau cần có sự phối hợp để đảm bảo an toàn
- Chịu trách nhiệm phối hợp mọi hoạt động của các chức danh có trong Phiếu công tác cùng một đơn vị công tác
- Chịu trách nhiệm phối hợp với các chức danh người cho phép, người giám sát an toàn điện, người chỉ huy trực tiếp trong Phiếu công tác
- Chịu trách nhiệm phối hợp hoạt động của các Đơn vị công tác trong cùng phạm vi cho phép làm việc
Câu 46:
Khi đã cắt điện nhưng tín hiệu đèn, rơ le, đồng hồ báo tín hiệu có điện thì nhân viên đơn vị công tác phải.
- Xem như thiết bị vẫn có điện
- Tiến hành thực hiện công việc vì đã cắt điện, đèn báo tín hiệu đôi lúc báo không chính xác
- Xem như thiết bị đã cắt điện
- Dùng bút thử điện để kiểm tra
Câu 47:
Cách xác định theo quy ước với chữ “phải” hoặc “trái” số hiệu mạch của đường dây điện trên không (ĐDK).
- Nhìn theo dọc ĐDK về phía số thứ tự cột tăng dần
- Nhìn theo dọc ĐDK về phía số thứ tự cột giảm dần
- Nhìn ngang tuyến ĐDK tại vị trí cột nào đó
- Cả a và b đều đúng
Câu 48:
Những chức danh nào sau đây trong Lệnh công tác phải được cấp có thẩm quyền ra quyết định công nhận sau khi được huấn luyện, kiểm tra đạt yêu cầu.
- Người lãnh đạo công việc, người chỉ huy trực tiếp, người ra lệnh công tác
- Người ra lệnh công tác, người chỉ huy trực tiếp, nhân viên đơn vị công tác
- Người giám sát an toàn điện, Người chỉ huy trực tiếp
- Người cho phép làm việc, người chỉ huy trực tiếp, người giám sát an toàn
Câu 49:
Khi thực hiện thay chì hạ áp lúc trời mưa nhỏ hạt trên đường dây đang mang điện, yêu cầu nào sau đây tuân thủ quy định an toàn cho công tác.
- Phải tiến hành cắt điện xuất tuyến hạ thế từ trạm biến áp
- Sử dụng dụng cụ có cấp cách điện hạ thế để tiến hành thay chì hạ thế
- Phải có 2 người thực hiện và phải có đầy đủ dụng cụ an toàn như. kìm cách điện, găng cách điện, tấm cách điện (để che chắn không chạm vào dây điện) Quần áo người công nhân phải khô ráo, cột có chỗ đứng chắc chắn
- Cả a, b và c đều đúng
Câu 50:
Có được sử dụng cưa máy và sào cách điện để cưa cây gần đường dây trên không không.
- Được phép, chặt cây là công việc đơn giản chỉ cần giao cho nhân viên vận hành, không cần Lệnh công tác, Phiếu công tác
- Được phép, người thực hiện phải được huấn luyện thành thạo quy trình sử dụng cưa máy, sào cắt cây Khi cưa cây phải có biện pháp tránh cưa rơi xuống đất gây nguy hiểm cho người bên dưới
- Chỉ được sử dụng cưa máy, không cần huấn luyện quy trình sử dụng
- Cả a và c đều đúng
Câu 51:
Các biện pháp cần áp dụng ngay để cứu chữa nạn nhân sau khi tách người bị điện giật ra khỏi mạch điện trong trường hợp nạn nhân mất tri giác (nạn nhân vẫn còn thở nhẹ, tim đập yếu).
- Nhanh chóng đưa đến cơ quan Y tế tốt nhất để theo dõi chăm sóc
- Đưa nạn nhân ra chỗ thoáng khí, yên tĩnh và để nằm im đến khi hồi tỉnh
- Đưa nạn nhân ra chỗ thoáng khí, yên tĩnh chăm sóc cho hồi tỉnh, sau đó mời y bác sỹ hoặc nhẹ nhàng đưa nạn nhân đến cơ sở gần nhất để theo dõi chăm sóc
- Đặt nạn nhân nơi thoáng khí, yên tỉnh (trờ rét phải đặt nới kín gió), nới rộng quần, áo, thắt lưng, moi rớt rãi trong mồm; đặt nạn nhân nằm nghiêng, ma sát toàn thân cho nóng lên và mời y, bác sỹ đến để chăm sóc
Câu 52:
Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021 trách nhiệm tổ chức đánh giá rủi do tại các đơn vị thành viên EVNNPC được quy định như thế nào.
- Căn cứ theo Quyết định số 1221/QĐ-EVN của EVN, tổ chức đánh giá rủi ro và ban hành danh sách công việc được đánh giá rủi ro tại từng vị trí, phạm vi công việc có liên quan đến an toàn
- Tổ chức đánh giá rủi ro và ban hành danh sách công việc được đánh giá rủi ro tại từng đường dây và từng TBA có liên quan đến an toàn điện theo Quyết định số 1221/QĐ-EVN của EVN
- Tổ chức đánh giá rủi ro và ban hành danh sách công việc được đánh giá rủi ro tại từng vị trí, phạm vi công việc có liên quan đến an toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa theo Quyết định số 1221/QĐ-EVN của EVN
- Ban hành danh sách công việc được đánh giá rủi ro cấp 1 tại từng vị trí, phạm vi công việc theo Quyết định số 1221/QĐ-EVN của EVN
Câu 53:
Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, quy định về PA nhanh (PA tại chỗ) như thế nào.
- Thực hiện công việc có kế hoạch nhưng kết hợp cắt điện khi có sự cố hoặc nguy cơ xảy ra sự cố phải lập PA nhanh
- Thực hiện công việc khi có sự cố hoặc nguy cơ xảy ra sự cố, khắc phục ngay hậu quả lụt bão, xử lý ngay các khiếm khuyết, nguy cơ mất an toàn phải lập PA nhanh
- Các công việc khi có sự cố hoặc nguy cơ xảy ra sự cố, khắc phục ngay hậu quả lụt bão, xử lý ngay các khiếm khuyết, nguy cơ mất an toàn phải lập PA TCTC và BPAT
- Thực hiện công việc khi có sự cố hoặc nguy cơ xảy ra sự cố, khắc phục ngay hậu quả lụt bão trên các đường dây điện đều phải lập PA nhanh
Câu 54:
Khi thí nghiệm thiết bị điện cao áp tại chỗ (thiết bị trong vận hành), quy định nào đúng.
- Phải có phiếu công tác do đơn vị quản lý vận hành cấp (trừ những trường hợp quy định riêng)
- Phải có lệnh công tác do người có thẩm quyền của đơn vị thí nghiệm cấp
- Phải có phiếu công tác do người có thẩm quyền của đơn vị thí nghiệm cấp
- Cả a, b và c đều sai
Câu 55:
Trong thời gian làm việc theo phiếu công tác hoặc lệnh công tác, được phép.
- Di chuyển rào chắn tạm thời
- Tháo rào chắn
- Nghỉ giải lao
- Tháo biển báo, tín hiệu
Câu 56:
Các chức danh nào sau đây yêu cầu có bậc an toàn điện bắt buộc là 5/5.
- Người chỉ huy trực tiếp
- Người cho phép
- Nhân viên đơn vị công tác
- Người Lãnh đạo công việc
Câu 57:
Trong khi tiến hành công việc, nếu mở rộng phạm vi làm việc thì phải.
- Cấp phiếu công tác mới
- Vẫn thực hiện theo phiếu công tác đã được cấp, nhưng phải làm lại thủ tục cho phép làm việc và tiếp nhận nơi làm việc
- Vẫn thực hiện theo phiếu công tác đã được cấp, chỉ cần bổ sung thêm biện pháp an toàn
- Phân công 1 nhóm công tác khác đảm nhận phần việc đã được mở rộng
Câu 58:
Khi làm việc trên đường dây đã cắt điện nhưng đi chung cột với đường dây đang vận hành, khoảng cách nhỏ nhất cho phép giữa các dây dẫn của hai mạch đường dây cấp điện áp 35 kV là bao nhiêu.
- Không quy định
- 2 mét
- 3 mét
- 4 mét
Câu 59:
Luật PCCC số 27/2001/QH10, quy định cơ quan, đơn vị dưới đây, có trách nhiệm trình duyệt dự án thiết kế về PCCC .
- Chủ đầu tư;
- Cơ quan, đơn vị chủ trì thẩm định;
- Đơn vị thiết kế;
- Đơn vị thi công;
Câu 60:
Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021 quy định về việc lập PA khi công tác trên lưới điện khách hàng như thế nào.
- Các ĐVLCV thuộc NPSC, NPCETC được quyền khảo sát nhưng không được lập PA khi công tác trên lưới, tuyến, thiết bị của khách hàng trong mọi trường hợp
- Các ĐVLCV thuộc NPSC, NPCETC phải khảo sát kỹ lưới, tuyến, thiết bị của khách hàng để phục vụ lập, duyệt Phương án nếu được EVNNPC đồng ý
- Các ĐVLCV thuộc NPSC, NPCETC phải khảo sát kỹ lưới, tuyến, thiết bị của khách hàng để khách hàng lập, duyệt Phương án
- Các ĐVLCV thuộc EVNNPC phải khảo sát kỹ lưới, tuyến, thiết bị của khách hàng để sau đó lập, duyệt Phương án (khi được ủy quyền QLVH)
Câu 61:
Khi trèo lên cột phải kiểm tra sơ bộ tình trạng của móng cột và cột, thực hiện như thế nào là sai.
- Không mang vác dụng cụ, vật liệu nặng lên cao cùng với người
- Trời đủ ánh sáng
- Trèo cột phía đặt tay xà có sứ đỡ dây dẫn
- Cả a, b và c đều đúng
Câu 62:
Yêu cầu tối thiểu đối với người huấn luyện phần thực hành để cấp thẻ an toàn điện và bậc an toàn điện.
- Trình độ đại học phù hợp với chuyên ngành huấn luyện và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm
- Trình độ cao đẳng trở lên, thông thạo và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm công việc phù hợp với chuyên ngành huấn luyện
- Trình độ trung cấp phù hợp với chuyên ngành huấn luyện và có ít nhất 5 năm kinh nghiệm
- Trình độ trên đại học phù hợp với chuyên ngành huấn luyện và có ít nhất 2 năm kinh nghiệm
Câu 63:
Khảo sát, lập biên bản hiện trường, lập phương án thi công và biện pháp an toàn để đăng ký công tác, đơn vị công tác phải thực hiện theo những quy định nào sau đây.
- Phải chủ trì và phối hợp với đơn vị quản lý vận hành để tổ chức khảo sát, lập biên bản hiện trường với sự tham gia đầy đủ của các đơn vị quản lý vận hành có liên quan
- Có thể mời thêm cấp điều độ có quyền điều khiển tham gia (nếu cần thiết)
- Tự khảo sát và báo cho đơn vị quản lý vận hành
- Cả a và b đều đúng
Câu 64:
Theo quy trình an toàn điện, phiếu công tác do ai cấp.
- Người được giao nhiệm vụ của đơn vị công tác
- *Người được cấp có thẩm quyền có quyết định công nhận chức danh Người cấp phiếu công tác
- Nhân viên trực ca đương nhiệm của đơn vị quản lý vận hành
- Cả b và c đều đúng
Câu 65:
Lắp đặt dây dẫn ở đường dây điện trên không cao áp nhiều mạch khi các mạch còn lại đang vận hành, nội dung nào sau đây đã vi phạm quy định an toàn khi thả dây dẫn xuống đất để bắt khóa kéo dây.
- Nối đất ngay tại chỗ bắt khóa kéo dây
- Người thực hiện đứng dưới đất để bắt khoá kéo dây
- Cách ly dây dẫn với khóa kéo dây qua chuỗi sứ cách điện có ít nhất 2 bát sứ
- Cả a, b và c đều đúng
Câu 66:
Trường hợp thiết bị hoặc nơi làm việc do từ 02 đơn vị quản lý vận hành trở lên thì Phiếu công tác được cấp theo nguyên tắc nào.
- Nếu công việc trực tiếp làm ở đường dây, thiết bị điện do đơn vị nào quản lý vận hành thì đơn vị đó chịu trách nhiệm cấp phiếu công tác/lệnh công tác
- Đơn vị cấp phiếu công tác phải ghi đầy đủ các biện pháp an toàn do Đơn vị quản lý vận hành khác thực hiện nếu công tác có liên quan nhiều đơn vị Quản lý vận hành
- Đơn vị Quản lý vận hành có cấp điện áp cao hơn cấp Phiếu công tác
- Cả a và b đều đúng
Câu 67:
Yêu cầu tối thiểu đối với người huấn luyện phần lý thuyết để cấp thẻ an toàn điện và bậc an toàn điện.
- Trình độ đại học trở lên phù hợp với chuyên ngành huấn luyện và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm công tác phù hợp với chuyên ngành đó
- Trình độ cao đẳng phù hợp với chuyên ngành huấn luyện và có ít nhất 5 năm kinh nghiệm
- Trình độ trung cấp phù hợp với chuyên ngành huấn luyện và có ít nhất 5 năm kinh nghiệm
- Trình độ trên đại học phù hợp với chuyên ngành huấn luyện và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm
Câu 68:
Nếu thấy các điều kiện đảm bảo an toàn khi làm việc chưa đủ và đúng, Nhân viên đơn vị công tác phải làm gì.
- Bổ sung thêm các điều kiện an toàn nếu chưa đủ
- Phải báo cáo ngay với người chỉ huy trực tiếp để xem xét giải quyết
- Thực hiện lại biện pháp an toàn nếu chưa đúng
- Vẫn thực hiện công việc một cách bình thường
Câu 69:
Khi làm việc trên đường dây đã cắt điện nhưng đi chung cột với đường dây đang vận hành, khoảng cách nhỏ nhất cho phép giữa các dây dẫn của hai mạch đường dây cấp điện áp 35kV là bao nhiêu.
- Không quy định
- 2 m
- 3 m
- 4 m
Câu 70:
Khi làm việc ở nhiều vị trí trên một đoạn đường dây điện trên không (không giao chéo hoặc đi song song với đường dây khác) không có nhánh rẽ, khoảng cách xa nhất giữa hai bộ nối đất không lớn hơn.
Câu 71:
Khi thực hiện kiểm tra an toàn trước khi thực hiện công tác, Người cho phép phải thực hiện những việc nào sau đây.
- Hướng dẫn cho Người chỉ huy trực tiếp, Người giám sát an toàn điện (nếu có) biết phạm vi được phép làm việc và các cảnh báo, chỉ dẫn các yếu tố nguy hiểm để đảm bảo an toàn cho Đơn vị công tác
- Nếu làm việc có cắt điện, phải chứng minh là không còn điện ở các phần đã được cắt điện
- Kiểm tra đầy đủ dụng cụ thi công của đơn vị công tác
- Cả a và b đều đúng
Câu 72:
Người lãnh đạo công việc có trách nhiệm nào sau đây.
- Phải nắm vững về vận hành lưới điện hoặc nhà máy điện do đơn vị mình trực tiếp quản lý
- Chỉ dẫn nơi làm việc, phạm vi được phép làm việc, những nơi có điện ở xung quanh và cảnh báo những nguy cơ gây ra mất an toàn cho toàn đơn vị công tác
- Tại hiện trường phải kiểm tra, tiếp nhận các biện pháp an toàn, các yếu tố nguy hiểm, nơi làm việc do người cho phép giao và chỉ dẫn khi thực hiện việc cho phép làm việc
- Phối hợp hoạt động của các Đơn vị công tác, khi công việc do nhiều Đơn vị công tác thực hiện theo các phiếu công tác khác nhau cần có sự phối hợp để đảm bảo an toàn
Câu 73:
Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, số lượng bản Phương án để gửi tới các bộ phận được quy định như thế nào.
- Chỉ phải gửi Phương án tới các bộ phận Kỹ thuật, Điều độ, An toàn của ĐVQLVH
- Tối thiểu phải có đủ số bản để gửi tới các bộ phận Kỹ thuật, Điều độ, An toàn, ĐVLCV và các ĐVQLVH liên quan
- Tối thiểu phải có đủ số bản để gửi tới các bộ phận Kỹ thuật, Điều độ, An toàn, ĐVLCV và các đơn vị phối hợp thi công
- Tối thiểu phải có đủ số bản để gửi tới các bộ phận Kỹ thuật, Điều độ, An toàn, ĐVLCV, người duyệt Phương án
Câu 74:
Khi làm việc theo lệnh công tác, nếu có yếu tố nguy hiểm có thể dẫn đến tai nạn điện mà người chỉ huy trực tiếp không thể giám sát an toàn điện thì phải làm gì.
- Cử người giám sát an toàn điện
- Cử nhân viên đơn vị công tác có bậc 4 an toàn trở lên
- Người chỉ huy trực tiếp thường xuyên nhắc nhở nhân viên đơn vị công tác
- Cả a, b và c đều đúng
Câu 75:
Bàn giao trao trả nơi làm việc, khóa phiếu công tác để đóng điện trở lại là trách nhiệm của ai.
- Người cho phép
- Người chỉ huy trực tiếp
- Người cấp phiếu
- Người chỉ huy trực tiếp và người cho phép
Câu 76:
Thanh cái, thiết bị điện tại nhà máy, trạm điện cho phép không cần nối đất di động nếu đủ điều kiện.
- Đã được cách ly hoàn toàn
- Đã khóa thiết bị đóng cắt liên quan để tránh thao tác nhầm
- Đã được nối đất/tiếp địa cố định
- Cả a, b và c đều đúng
Câu 77:
Trường hợp khẩn cấp không thể trì hoãn được (cháy hoặc có nguy cơ đe dọa đến tính mạng con người hoặc an toàn thiết bị) tại nhà máy điện hoặc lưới điện, nhân viên vận hành được phép.
- Thao tác được thực hiện bằng điều khiển từ xa thông qua mạch nhị thứ hoặc màn hình điều khiển, các thao tác này không có nguy cơ gây tai nạn cho Nhân viên vận hành
- Xin lệnh các cấp điều độ liên quan để cắt các máy cắt và Dao cách ly để cô lập điểm sự cố, bất thường, tai nạn…
- Sau khi xử lý xong, Nhân viên vận hành phải báo cáo ngay cho Nhân viên vận hành cấp trên trực tiếp
- Cả a, c đều đúng
Câu 78:
Các biện pháp cần áp dụng để cứu chữa nạn nhân sau khi tách người bị điện giật ra khỏi mạch điện trong trường hợp nạn nhân chưa mất tri giác (nạn nhân chỉ bị hôn mê trong giây lát, tim còn đập, thở yếu).
- Đưa nạn nhân ra chỗ thoáng khí, yên tĩnh và để nằm im đến khi hồi tỉnh
- Nhanh chóng đưa đến cơ quan y tế tốt nhất để theo dõi chăm sóc
- Đưa nạn nhân ra chỗ thoáng khí, yên tĩnh chăm sóc cho hồi tỉnh, sau đó mời y bác sỹ hoặc nhẹ nhàng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để theo dõi chăm sóc
- Cả a và b đều đúng
Câu 79:
Người chỉ đạo chung khi công việc do nhiều đơn vị công tác của cùng một tổ chức hoạt động điện lực thực hiện.
- Người lãnh đạo công việc
- Người giám sát an toàn
- Người chỉ huy trực tiếp
- Người cho phép
Câu 80:
Tách người bị điện giật ra khỏi mạch điện cao áp, nếu không cắt được mạch điện, người cứu phải thực hiện.
- Dùng sợi dây kim loại tiếp đất một đầu và ném đầu kia vào cả 3 pha làm ngắn mạch để đường dây bị cắt điện rồi tách nạn nhân ra khỏi mạch điện
- Dùng gậy gỗ, tre khô gạt dây điện hoặc đẩy nạn nhân để tách ra, hoặc dùng tay khô hay có bọc lót ni lon, bìa giấy khô… để nắm vào áo, quần khô của nạn nhân kéo ra
- Phải có ủng, găng tay cách điện và dùng sào cách điện (có cấp điện áp tương ứng) để gạt hoặc đẩy nạn nhân ra khỏi mạch điện
- Cả a và c đều đúng
Câu 81:
Khi phát hiện tổ chức, đơn vị, cá nhân vi phạm Quy trình an toàn điện và các quy trình có liên quan khác, có nguy cơ gây mất an toàn đối với người hoặc thiết bị điện, người phát hiện phải làm gì.
- Lập tức ngăn chặn
- Báo cáo với cấp trên trực tiếp và/hoặc cấp có thẩm quyền
- Lập tức ngăn chặn và lập biên bản vi phạm
- Cả a và b đều đúng
Câu 82:
Người chỉ đạo chung khi công việc do nhiều đơn vị công tác của cùng một tổ chức hoạt động điện lực thực hiện.
- Người lãnh đạo công việc
- Người giám sát an toàn
- Người chỉ huy trực tiếp
- Người cho phép
Câu 83:
Công nhân A công tác xong, đã khóa phiếu, sau đó tự ý leo lên đấu lại một dây lèo còn sót trong phạm vi vừa công tác Công nhân A đã vi phạm.
- Đã khóa phiếu công tác nhưng vẫn leo lên cột để sửa chữa
- Làm việc không có phiếu công tác
- Chưa thực hiện cho phép làm việc
- Cả a, b và c đều đúng
Câu 84:
Thực hiện biện pháp kỹ thuật an toàn khi nhiều Đơn vị công tác cùng làm việc trên một công trình điện lực.
- Khi làm việc tại một công trình điện lực có nhiều Đơn vị công tác khác nhau thì mỗi Đơn vị công tác phải thực hiện biện pháp kỹ thuật an toàn riêng biệt
- Giữa các Đơn vị công tác phải có dấu hiệu nhận biết để phân biệt người của từng đơn vị theo phạm vi làm việc
- Khi làm việc tại một công trình điện lực có nhiều Đơn vị công tác khác nhau thì các Đơn vị công tác thống nhất thực hiện biện pháp kỹ thuật an toàn chung
- Cả a và b đều đúng
Câu 85:
Trách nhiệm của Người lãnh đạo công việc.
- Phối hợp với Người chỉ huy trực tiếp để thực hiện công việc bảo đảm an toàn cho cộng đồng
- Kiểm tra việc thực hiện đủ, đúng các biện pháp an toàn tại hiện trường thuộc trách nhiệm của mình để chuẩn bị chỗ làm việc cho Đơn vị công tác theo các nội dung yêu cầu của Người cấp phiếu, đánh dấu những việc đã làm vào Phiếu công tác
- Có mặt liên tục tại nơi làm việc để làm nhiệm vụ giám sát an toàn điện (cho đến khi hoàn thành phần nhiệm vụ được phân công) và không làm bất cứ việc gì khác ngoài nhiệm vụ giám sát an toàn điện
- Chịu trách nhiệm phối hợp hoạt động của các Đơn vị công tác, khi công việc do nhiều Đơn vị công tác thực hiện theo các Phiếu công tác khác nhau cần có sự phối hợp để đảm bảo an toàn
Câu 86:
Thời hạn thí nghiệm định kỳ găng cách điện cao áp là bao nhiêu.
- 3 tháng
- 6 tháng
- 9 tháng
- 12 tháng
Câu 87:
Người cấp phiếu công tác là người nào sau đây.
- Người của đơn vị điều độ được giao nhiệm vụ
- Người của đơn vị công tác tại các thiết bị điện, đường dây dẫn điện được giao nhiệm vụ
- Người của đơn vị quản lý vận hành được giao nhiệm vụ
- Người của đơn vị thao tác được giao nhiệm vụ
Câu 88:
Trong thời gian công tác, Phiếu công tác giấy được giao cho ai giữ.
- Người cấp phiếu giữ 1 bản, người chỉ huy trực tiếp giữ 1 bản
- Người chỉ huy trực tiếp giữ 1 bản, người giám sát an toàn điện giữ 1 bản
- Người cho phép giữ 1 bản, người chỉ huy trực tiếp giữ 1 bản
- Người lãnh đạo công việc giữ 1 bản, người chỉ huy trực tiếp giữ 1 bản
Câu 89:
Khi công tác trên đường cáp cao áp thì.
- Phải đặt nối đất hai đầu của đoạn cáp tiến hành công việc
- Trong trường hợp làm việc tại một đầu cáp mà theo yêu cầu công việc không thể nối đất được tại đầu cáp này thì trong thời gian thực hiện công việc đó phải có nối đất ở đầu cáp còn lại
- Chỉ cần nối đất tại một đầu cáp
- Cả a và b đều đúng
Câu 90:
Trách nhiệm của đơn vị công tác trong việc giám sát an toàn cho nhân viên đơn vị công tác.
- Một đơn vị công tác khi làm việc theo 01 Phiếu công tác (hoặc Lệnh công tác), người chỉ huy trực tiếp và người giám sát an toàn điện phải giám sát được nhóm nhân viên của đơn vị công tác có nguy cơ mất an toàn điện
- Một đơn vị công tác khi làm việc theo 01 Phiếu công tác (hoặc Lệnh công tác), người chỉ huy trực tiếp và người giám sát an toàn điện phải giám sát được nhóm nhân viên của đơn vị công tác đang làm việc trên cột điện cao áp
- 01 Đơn vị công tác khi làm việc theo 01 phiếu công tác (hoặc lệnh công tác), Người chỉ huy trực tiếp và Người giám sát an toàn điện (nếu có) phải giám sát được tất cả nhân viên của Đơn vị công tác trong thời gian làm việc để đảm bảo an toàn về điện
- Cả a và b đều đúng
Câu 91:
Luật PCCC số 27/2001/QH10, qui định khi nhận được lệnh huy động (yêu cầu) của người chỉ huy chữa cháy. Khi đến nơi đã có mặt của lực lượng PCCC&CNCH chuyên nghiệp. Bạn sẽ phải thực hiện như thế nào.
- Phải nhanh chóng điều động người và phương tiện đến nơi xảy ra cháy để phục vụ chữa cháy và thực hiện theo sự chỉ dẫn của lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp;
- Nhanh chóng tiếp cận đám cháy, sử dụng các dụng cụ tham gia chữa cháy
- Nhanh chóng tiếp cận đám cháy, để cứu người;
- Nhanh chóng tiếp cận đám cháy và thực hiện theo chỉ dẫn của lực lượng chữa cháy cơ sở;
Câu 92:
Những biện pháp kỹ thuật chuẩn bị nơi làm việc phải cắt điện bao gồm.
- Cắt điện và thực hiện các biện pháp ngăn chặn có điện trở lại nơi làm việc, kiểm tra không còn điện và đặt nối đất
- Cắt điện và đặt nối đất
- Treo biển báo, tín hiệu Đặt rào chắn, căng dây (nếu cần thiết)
- Cả a và c đều đúng
Câu 93:
Tại hiện trường công tác để xảy ra mất an toàn do lỗi không thực hiện giám sát Nhân viên đơn vị công tác, lỗi này trách nhiệm thuộc về ai.
- Đơn vị công tác
- Người chỉ huy trực tiếp
- Người giám sát an toàn điện
- Người chỉ huy trực tiếp và Người giám sát an toàn điện (nếu có)
Câu 94:
Để đảm bảo an toàn khi thực hiện công việc, "Đơn vị công tác" có trách nhiệm gì.
- Cấp có thẩm quyền của Đơn vị công tác phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về sự đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của bậc an toàn điện đối với từng loại công việc và những chức danh trong phiếu công tác, lệnh công tác
- Thống nhất với các đơn vị quản lý vận hành có liên quan về tiến độ và tổ chức các đơn vị công tác phù hợp với công việc, điều kiện thực tế của hiện trường công tác
- Việc tổ chức các đơn vị công tác phải thực hiện sao cho với 01 đơn vị công tác khi làm việc theo 01 phiếu công tác (hoặc lệnh công tác), người chỉ huy trực tiếp, người giám sát an toàn điện (nếu có) phải giám sát được tất cả nhân viên của đơn vị công tác trong thời gian làm việc để đảm bảo an toàn về điện
- Cả a, b và c đều đúng
Câu 95:
Khi làm việc trên đường dây điện trên không (ĐDK) đã cắt điện nhưng giao chéo hoặc song song với ĐDK đang vận hành phải thực hiện những quy định nào sau đây.
- Thực hiện cắt điện tất cả các đường dây đi gần hoặc song song với đường dây sẽ làm việc
- Thực hiện cắt điện đối với các đường dây có giao chéo với đường dây sẽ làm việc nếu đảm bảo khoảng cách an toàn
- Nếu người và phương tiện làm việc không vi phạm khoảng cách an toàn cho phép hoặc áp dụng các biện pháp an toàn phòng tránh khác thì không phải cắt điện ĐDK ở gần với ĐDK sẽ làm việc
- Trường hợp có tháo hay lắp dây dẫn thì phải lưu ý khoảng cách an toàn cho phép theo quy định
Câu 96:
Chỉ được thao tác thiết bị đóng cắt trên cột với cấp điện áp đến 35 kV bằng sào cách điện khi điều kiện khoảng cách từ phần dẫn điện thấp nhất của các thiết bị điện này đến người thao tác không nhỏ hơn.
Câu 97:
Theo Quy trình an toàn thủy, cơ, nhiệt hóa trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam thì khi kết thúc công tác, đơn vị công tác phải thực hiện công việc gì.
- Rút hết các biện pháp an toàn mà đơn vị tự làm, rút hết người, bàn giao hiện trường, thiết bị cho đơn vị quản lý vận hành
- Rút hết các biện pháp an toàn mà đơn vị tự làm, rút hết người và phương tiện ra khỏi hiện trường, bàn giao hiện trường, thiết bị cho đơn vị quản lý vận hành
- Rút hết các biện pháp an toàn mà đơn vị tự làm, rút hết phương tiện ra khỏi hiện trường, bàn giao hiện trường, thiết bị cho đơn vị quản lý vận hành
- Rút hết các biện pháp an toàn mà đơn vị tự làm, rút hết người và phương tiện ra khỏi hiện trường, bàn giao cho đơn vị quản lý vận hành
Câu 98:
Để đảm bảo an toàn khi tiến hành thao tác thí nghiệm tụ điện được xả trong thời gian bao lâu.
- Khoảng 2 đến gần 5 phút
- Khoảng 5 đến 10 phút
- Trên 10 phút trở lên
- Không quy định
Câu 99:
Khi thi công kéo dây gần đường dây 35 kV đang vận hành, khoảng cách nhỏ nhất cho phép giữa dây cáp thép (cáp hãm, kẹp) và dây chằng thép tới dây dẫn của đường dây đang có điện là bao nhiêu.
- Bằng chiều cao cột của đường đây 35 kV
- 3 m
- 2,5 m
- 4 m
Câu 100:
Khảo sát, lập biên bản hiện trường, lập phương án thi công và biện pháp an toàn để đăng ký công tác, đơn vị công tác phải thực hiện theo những quy định nào sau đây.
- Phải chủ trì và phối hợp với đơn vị quản lý vận hành để tổ chức khảo sát, lập biên bản hiện trường với sự tham gia đầy đủ của các đơn vị quản lý vận hành có liên quan
- Có thể mời thêm cấp điều độ có quyền điều khiển tham gia (nếu cần thiết)
- Tự khảo sát và báo cho đơn vị quản lý vận hành
- Cả a và b đều đúng
Câu 101:
Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021 quy định đối tượng lập PA khi ĐVLCV đồng thời là ĐVQLVH như thế nào.
- Đội trưởng (phó), trạm trưởng (phó), tổ trưởng (phó) là người lập Phương án
- TPHKKTAT, CBAT, Đội trưởng (phó), trạm trưởng (phó), là người lập Phương án
- Lãnh đạo đơn vị cơ sở, Đội trưởng (phó), trạm trưởng (phó) là người lập Phương án
- Đội trưởng (phó), trạm trưởng (phó), tổ trưởng (phó), công nhân bậc cao là người lập Phương án
Câu 102:
Việc tổ chức các Đơn vị công tác, cử Người chỉ huy trực tiếp, Người lãnh đạo công việc, Người giám sát an toàn điện, Nhân viên đơn vị công tác là trách nhiệm của đơn vị nào.
- Đơn vị quản lý vận hành
- Đơn vị công tác
- Đơn vị Điều độ
- Đáp án a, b, c đều đúng
Câu 103:
Khi làm việc trên đường dây đã cắt điện nhưng đi chung cột với đường dây đang vận hành, khoảng cách nhỏ nhất cho phép giữa các dây dẫn của hai mạch đường dây cấp điện áp 110kV là bao nhiêu.
- 4,0 m
- 5,0 m
- 6,0 m
- Không quy định
Câu 104:
Tại hiện trường công tác, khi kết thúc công việc đơn vị công tác trả lại nơi làm việc, người cho phép thực hiện như thế nào để đúng quy định.
- Phối hợp với người chỉ huy trực tiếp ký khóa phiếu công tác và thực hiện những thủ tục tiếp theo để đưa đường dây, thiết bị điện vào vận hành hoặc dự phòng
- Người cho phép kiểm tra lại tại nơi làm việc đảm bảo an toàn mới được ký khoá Phiếu công tác và thực hiện những thủ tục tiếp theo để đưa đường dây, thiết bị điện vào vận hành hoặc dự phòng
- Đôn đốc người chỉ huy trực tiếp trao trả nơi làm việc đúng thời gian để khóa phiếu công tác và thực hiện những thủ tục đóng điện lại đường dây, thiết bị điện
- Người cho phép kiểm tra lại tại nơi làm việc đảm bảo an toàn và thực hiện những thủ tục tiếp theo để đưa đường dây, thiết bị điện vào vận hành hoặc dự phòng
Câu 105:
Quy định về kiểm tra, bảo quản dây đeo an toàn trong các trường hợp nào sau đây là đúng.
- Trước khi làm việc trên cao phải tự kiểm tra dây đeo an toàn của mình bằng cách đeo vào người rồi buộc dây vào vật chắc chắn ở dưới đất và chụm chân lại ngã người ra phía sau xem dây có hiện tượng bất thường gì không
- Phải bảo quản tốt dây đeo an toàn, làm xong phải cuộn lại gọn gàng, không để chỗ ẩm thấp mà phải treo lên hoặc để chỗ cao, khô ráo, sạch sẽ
- Dây đeo an toàn phải được thử 6 tháng 01 lần, bằng cách treo trọng lượng hoặc thiết bị thử dây đeo an toàn chuyên dùng
- Cả a, b và c đều đúng
Câu 106:
Khi chỉ làm việc tại dây dẫn một pha của đường dây trên không (đi chung cột với đường dây cao áp khác đang vận hành) điện áp 110 kV thì tại vị trí làm việc chỉ cần nối đất (để chống điện áp cảm ứng) dây dẫn của pha đó với điều kiện bảo đảm khoảng cách giữa các dây dẫn gần nhất của 2 mạch nhỏ nhất là bao nhiêu.
Câu 107:
Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021 quy định việc pho to Thẻ ATĐ kèm Phương án là.
- Đối với nhân viên ĐVCT không thuộc EVNNPC phải pho to Thẻ ATĐ đính kèm
- Tất cả nhân viên ĐVCT thuộc các ĐVQLVH phải pho to Thẻ ATĐ đính kèm
- Tất cả nhân viên ĐVCT thuộc các ĐVLCV phải pho to Thẻ ATĐ đính kèm
- Chỉ có nhân viên ĐVCT thuộc ĐVQLVH không phải pho to Thẻ ATĐ đính kèm
Câu 108:
Những công việc nào sau đây được phép làm theo lệnh công tác.
- Công việc có mức độ rủi ro cấp 1 theo Quy định công tác an toàn trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam
- Làm việc gần thiết bị mang điện cao áp với khoảng cách cho phép
- Chặt cây trong hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp phải thực hiện cắt điện
- Sửa chữa, di chuyển, tháo, lắp, hiệu chỉnh, thử nghiệm các thiết bị điện trên lưới
Câu 109:
Trong phạm vi cho phép làm việc có nhiều đơn vị công tác cùng tham gia, mỗi đơn vị thực hiện theo 01 phiếu công tác riêng; Người nào sẽ trách nhiệm phối hợp giữa các đơn vị công tác để đảm bảo an.
- Người cấp phiếu công tác
- Người giám sát an toàn điện
- Người lãnh đạo công việc
- Người chỉ huy trực tiếp
Câu 110:
Khi làm việc trên cột điện, người công nhân phải sử dụng dây đeo an toàn như thế nào.
- Mắc vào những vật cố định, chắc chắn ngay phía trên vị trí làm việc sao cho chiều cao rơi là nhỏ nhất (để giảm động năng rơi)
- Chỉ sử dụng dây đeo an toàn khi thời gian làm việc dài
- Mắc vào những bộ phận di động hoặc những vật không chắc chắn, dễ gãy, dễ tuột
- Cả b và c đều đúng
Câu 111:
Khi làm việc tại một công trình điện lực có nhiều Đơn vị công tác khác nhau thì việc thực hiện biện pháp kỹ thuật an toàn tại nơi làm việc của các đơn vị công tác được thực hiện như thế nào.
- Mỗi Đơn vị công tác phải thực hiện biện pháp kỹ thuật an toàn riêng biệt
- Mỗi đơn vị được cấp 1 phiếu công tác và phối hợp làm chung biện pháp an toàn
- Các đơn vị công tác phải thống nhất biện pháp thi công và cử 1 người chỉ huy trực tiếp Trên cơ sở đó đơn vị quản lý vận hành cấp 1 phiếu công tác chung cho các đơn vị
- Cả a và c đều đúng
Câu 112:
Khi tiến hành công tác trên đường dây điện trên không vượt đường sắt, đường bộ, đường sông phải áp dụng các biện pháp nào sau đây.
- Giao chéo với đường sắt, đường sông phải báo trước cho cơ quan quản lý đường sắt, đường sông và mời đại diện của họ tới điểm công tác để phối hợp, đảm bảo an toàn cho hai bên và cộng đồng
- Giao chéo với đường bộ phải cử Người cảnh giới cầm cờ đỏ (hoặc đèn đỏ nếu là ban đêm), đứng cách nơi làm việc với khoảng cách hợp lý về hai phía để báo hiệu Nếu có nhiều xe qua lại thì phải bắc giàn giáo
- Cả a và b đều đúng
- Đơn vị công tác chỉ cần lập và duyệt phương án thi công đảm bảo an toàn không cần mời các đơn vị liên quan
Câu 113:
Những chức danh nào sau đây trong Lệnh công tác phải được cấp có thẩm quyền ra quyết định công nhận sau khi được huấn luyện, kiểm tra đạt yêu cầu.
- Người lãnh đạo công việc, người chỉ huy trực tiếp, người ra lệnh công tác
- Người ra lệnh công tác, người chỉ huy trực tiếp, nhân viên đơn vị công tác
- Người giám sát an toàn điện, Người chỉ huy trực tiếp
- Người cho phép làm việc, người chỉ huy trực tiếp, người giám sát an toàn
Câu 114:
Trường hợp thiết bị hoặc nơi làm việc do từ 02 đơn vị quản lý vận hành quản lý trở lên thì Phiếu công tác được cấp theo nguyên tắc nào.
- Nếu công việc trực tiếp làm ở đường dây, thiết bị điện do đơn vị nào quản lý vận hành thì đơn vị đó chịu trách nhiệm cấp phiếu công tác/lệnh công tác
- Mỗi đơn vị quản lý vận hành cấp 01 phiếu công tác
- Đơn vị cấp phiếu công tác phải ghi đầy đủ các biện pháp an toàn do Đơn vị quản lý vận hành khác thực hiện
- Cả a và c đều đúng
Câu 115:
Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, ý nào sau đây không đúng với nguyên tắc phân cấp duyệt Phương án.
- Phân cấp theo quyền điều khiển thiết bị;
- Theo mức độ nguy hiểm, phức tạp khi thực hiện các BPAT và phối hợp thực hiện các BPAT giữa các ĐVQLVH
- Phân cấp theo theo khối lượng công việc; Công việc có cắt điện và công việc không cắt điện;
- Phân cấp theo chủ đầu tư công trình điện
Câu 116:
Khi đường dây 110 kV đang vận hành, cho phép thực hiện một số công việc như. sơn xà và phần trên của cột, gỡ tổ chim; kiểm tra dây dẫn, dây chống sét, mối nối, sứ và các phụ kiện khác của đường dây nhưng phải đảm bảo quy định nào sau đây.
- Đảm bảo khoảng cách nằm ngang nhỏ nhất từ mép ngoài cùng của thân cột đến dây dẫn là 1,5 mét
- Cấm làm việc khi có gió cấp 4 trở lên, hoặc trời âm u, có sương mù, mưa và đêm tối, đồng thời phải dừng ngay công việc khi có các hiện tượng này
- Nhân viên đơn vị công tác không được thực hiện công việc có điện một mình Trong trường hợp khẩn cấp, Nhân viên đơn vị công tác phải báo cáo với người có trách nhiệm và chờ lệnh của Người chỉ huy trực tiếp
- Cả a, b, c đều đúng
Câu 117:
Khi thí nghiệm điện cao áp ở phòng thí nghiệm, xe chuyên dùng, hoặc ở khu vực riêng rẽ không liên quan đến thiết bị đang vận hành thì phải có.
- Lệnh công tác do đơn vị quản lý vận hành cấp
- Phiếu công tác do đơn vị quản lý vận hành cấp
- Lệnh công tác do người có thẩm quyền của đơn vị thí nghiệm cấp
- Không quy định
Câu 118:
Người cấp phiếu công tác là người nào sau đây.
- Người của đơn vị điều độ được giao nhiệm vụ
- Người của đơn vị công tác tại các thiết bị điện, đường dây dẫn điện được giao nhiệm vụ
- Người của đơn vị quản lý vận hành được giao nhiệm vụ
- Người của đơn vị thao tác được giao nhiệm vụ
Câu 119:
Sau khi làm việc xong, muốn đóng điện lại vào thiết bị đã cắt điện thì phải thỏa mãn các điều kiện nào sau đây.
- Đã khóa phiếu công tác, nếu thiết bị đóng điện có liên quan đến nhiều đơn vị công tác thì phải khóa tất cả các phiếu công tác, đảm bảo thiết bị sẽ đóng điện tuyệt đối an toàn
- Nơi làm việc đã tháo biển báo và rào chắn tạm thời khi làm việc (nếu có), đặt lại rào chắn cố định
- Tại nơi trực vận hành của đơn vị quản lý vận hành đã tháo hết các dấu hiệu báo có đơn vị công tác làm việc trên sơ đồ Được phép đóng điện của cấp có quyền điều khiển thiết bị theo quy định
- Cả a, b và c đều đúng
Câu 120:
Người chỉ đạo chung khi công việc do nhiều đơn vị công tác của cùng một tổ chức hoạt động điện lực thực hiện.
- Người lãnh đạo công việc
- Người giám sát an toàn
- Người chỉ huy trực tiếp
- Người cho phép
Câu 121:
Yêu cầu đảm bảo về an toàn khi làm việc gần nơi có điện là công việc.
- Phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật để đề phòng người và phương tiện, dụng cụ làm việc đến phần có điện với khoảng cách nhỏ hơn khoảng cách an toàn cho phép
- Thiết bị đã được cắt điện hoàn toàn và lối đi sang khu vực khác có điện đã bị khóa
- Phải áp dụng các biện pháp tổ chức để đề phòng người và phương tiện, dụng cụ làm việc đến phần có điện với khoảng cách nhỏ hơn khoảng cách an toàn cho phép
- Cả a và c đều đúng
Câu 122:
Sau khi hoàn tất phép thử nghiệm cao áp một chiều trên các cuộn dây hoặc sứ đầu vào của các máy biến áp lực công suất lớn và điện áp cao cần dùng sào chuyên dụng có bộ điện trở xả phù hợp để xả các điện tích trước khi đấu đất chắc chắn chúng Thời gian tiếp đất không được ít hơn.
- 5 phút
- 4 phút
- 3 phút
- Không cần thời gian
Câu 123:
Người chỉ đạo chung khi công việc do nhiều đơn vị công tác của cùng một tổ chức hoạt động điện lực thực hiện được gọi là gì.
- Người giám sát an toàn
- Người chỉ huy trực tiếp
- Người lãnh đạo công việc
- Người cho phép
Câu 124:
Khi tiến hành thử nghiệm dây đeo an toàn thì trọng lượng thử và thời gian thử nghiệm đối với dây mới là bao nhiêu.
- 250 kg, 5 phút
- 250 kg, 10 phút
- 300 kg, 5 phút
- 300 kg, 10 phút
Câu 125:
Trong các trường hợp sau, trình tự thao tác đặt và tháo nối đất cao áp thế nào là đúng nhất.
- Dùng sào cách điện (hoặc đeo găng tay cách điện đối với thiết bị điện hạ áp) để đấu các đầu nối đất với dây dẫn trước, sau đó lắp đầu còn lại vào đất Tháo nối đất làm ngược lại
- Phải đấu đầu dây nối đất với đất trước, sau đó dùng sào và găng cách điện để lắp đầu còn lại vào thiết bị, đường dây Tháo nối đất làm theo trình tự ngược lại
- Phải đấu đầu dây nối đất với đất trước, sau đó lắp đầu còn lại vào dây dẫn Tháo nối đất làm ngược lại
- Phải đấu đồng thời dây nối đất với đất và lắp đầu còn lại vào dây dẫn.
Câu 126:
Nối đất khi làm việc trên đường dây điện hạ áp cho phép.
- Chập 3 dây pha lại với nhau
- Chập 3 pha và nối với dây trung tính
- Chập 3 pha với dây trung tính và nối với đất
- Chỉ cần chập 2 pha hai bên lại với nhau và nối với đất
Câu 127:
Người nào phải chịu trách nhiệm chỉ dẫn cho Đơn vị công tác nơi làm việc, phạm vi được phép làm việc, những nơi (phần, thiết bị) có điện gần nơi làm việc.
- Nhân viên vận hành
- Người cấp phiếu
- Người cho phép
- Cả b và c đều đúng
Câu 128:
Kiểm tra tại hiện trường bao gồm những nội dung nào.
- Kết quả khảo sát hiện trường (sơ đồ một sợi thể hiện các biện pháp kỹ thuật đảm bảo an toàn đối với công tác xử lý sự cố hoặc đột xuất/biên bản khảo sát hiện trường đối với công tác theo kế hoạch)
- Các biện pháp kỹ thuật nhằm đảm bảo an toàn (cắt điện - kiểm tra không còn điện - nối đất - lập rào chắn - treo biển báo)
- Cả a, b và c đều đúng
- Kiểm tra việc thực hiện chế độ phiếu công tác, lệnh công tác, phiếu thao tác, lệnh thao tác.
Câu 129:
Các bước cơ bản để cứu người bị tai nạn điện, bao gồm.
- Tách nạn nhân ra khỏi mạch điện
- Đưa ngay nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu
- Cứu chữa nạn nhân tại chỗ
- Cả a và c đều đúng
Câu 130:
Cứu chữa nạn nhân như thế nào khi tách nạn nhân khỏi mạch điện mà nạn nhân đã mất tri giác (vẫn còn thở nhẹ, tim đập yếu).
- Đặt nạn nhân nơi thoáng khí, yên tĩnh (trời rét phải đặt ở nơi kín gió)
- Nới rộng quần, áo, thắt lưng, moi rớt rãi trong mồm, đặt nạn nhân về tư thế nằm nghiêng, ma sát toàn thân cho nóng lên và mời y, bác sỹ đến để chăm sóc
- Đưa nạn nhân đến cơ quan y tế gần nhất để cứu chữa
- Cả a và b đều đúng
Câu 131:
Để đảm bảo an toàn điện thì các công việc khi tiến hành trên đường dây, thiết bị điện, ở gần hoặc liên quan đến đường dây, thiết bị điện đang mang điện, bao gồm cả vùng bị ảnh hưởng nguy hiểm bởi cảm ứng điện, đều phải thực hiện theo.
- Các hướng dẫn của cán bộ an toàn tại hiện trường làm việc
- Lệnh thao tác
- Phiếu công tác hoặc lệnh công tác
- Phiếu giao nhiệm vụ
Câu 132:
Theo quy trình an toàn điện, "Phiếu công tác" là gì.
- Là giấy giao nhiệm vụ làm việc với thiết bị điện
- Là phiếu cho phép Đơn vị công tác làm việc với đường dây, thiết bị điện
- Là giấy ghi những biện pháp đảm bảo an toàn khi làm việc ở thiết bị điện
- Cả a, b và c đều đúng
Câu 133:
Khi thi công lắp đặt dây dẫn trên đường dây điện trên không cao áp nhiều mạch, khi các mạch còn lại đang vận hành, biện pháp đấu lèo tại các vị trí đảo pha nào sau đây tuân thủ quy định an toàn.
- Nối đất cả 03 dây dẫn về hai phía cột bằng 06 dây nối đất (mỗi đầu dây dẫn phải đấu một đầu dây nối đất) Cả 06 dây nối đất này đều phải đấu vào một cọc nối đất chung
- Chỉ cần nối đất 03 dây dẫn về một phía bằng 03 sợi tiếp đất
- Sử dụng 03 dây tiếp đất để nối cho dây dẫn, sử dụng 03 dây lèo phụ để đảm bảo toàn bộ các dây dẫn đều được nối đất chung vào hệ thống
- Cả a, b và c đều đúng
Câu 134:
Theo Quy trình an toàn thủy, cơ, nhiệt hóa trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam thì kiểm tra an toàn trước khi thực hiện công tác như thế nào.
- Người cho phép chỉ dẫn cho người chỉ huy trực tiếp biết phạm vi được phép làm việc và cảnh báo, chỉ dẫn các yếu tố nguy hiểm để đảm bảo an toàn cho đơn vị công tác, biện pháp an toàn đã thực hiện theo phiếu công tác
- Người cho phép chỉ dẫn cho người giám sát an toàn biết phạm vi được phép làm việc và cảnh báo, chỉ dẫn các yếu tố nguy hiểm để đảm bảo an toàn cho đơn vị công tác, biện pháp an toàn đã thực hiện theo phiếu công tác Người chỉ huy trực tiếp
- Người cho phép chỉ dẫn cho người nhân viên đơn vị công tác và người chỉ huy trực tiếp biết phạm vi được phép làm việc và cảnh báo, chỉ dẫn các yếu tố nguy hiểm để đảm bảo an toàn cho đơn vị công tác, biện pháp an toàn đã thực hiện theo phiếu công tác
- Tất cả đều sai
Câu 135:
Trong các trường hợp sau, trình tự thao tác đặt và tháo nối đất cao áp thế nào là đúng nhất.
- Dùng sào cách điện (hoặc đeo găng tay cách điện đối với thiết bị điện hạ áp) để đấu các đầu nối đất với dây dẫn trước, sau đó lắp đầu còn lại vào đất Tháo nối đất làm ngược lại
- Phải đấu đầu dây nối đất với đất trước, sau đó dùng sào và găng cách điện để lắp đầu còn lại vào thiết bị, đường dây Tháo nối đất làm theo trình tự ngược lại
- Phải đấu đầu dây nối đất với đất trước, sau đó lắp đầu còn lại vào dây dẫn Tháo nối đất làm ngược lại
- Phải đấu đồng thời dây nối đất với đất và lắp đầu còn lại vào dây dẫn
Câu 136:
Quy định về bậc an toàn của Người cấp phiếu công tác theo Quy định của Quy trình An toàn điện là.
- Tối thiểu bậc 2/5
- Tối thiểu bậc 3/5
- Tối thiểu bậc 4/5
- Bậc 5/5
Câu 137:
Những vật liệu nào sau đây có thể làm rào chắn tạm thời ngăn cách giữa phần thiết bị có điện với nơi làm việc.
- Sắt, thép
- Gỗ khô, nhựa (không dẫn điện)
- Tấm vật liệu cách điện
- Cả b và c đều đúng
Câu 138:
Những việc nào sau đây cho phép nhân viên vận hành không cần lập phiếu thao tác nhưng phải ghi chép đầy đủ các bước thao tác vào sổ nhật ký vận hành trước khi thực hiện thao tác.
- Xử lý sự cố
- Khi thực hiện lệnh thao tác của Điều độ viên để cô lập trạm biến áp trung gian
- Thao tác đơn giản có số bước thao tác không quá 04 (bốn) bước
- Cả a và c đều đúng
Câu 139:
Trong quá trình làm việc, Đơn vị công tác phải tuân thủ quy định nào sau đây.
- Cho phép người chỉ huy trực tiếp được dịch chuyển, dỡ bỏ rào chắn, biển báo, tín hiệu xác định vùng làm việc an toàn do Đơn vị quản lý vận hành lập nhưng phải nằm trong phạm vi cho phép làm việc
- Cho phép Đơn vị công tác được dịch chuyển, dỡ bỏ rào chắn, biển báo, tín hiệu xác định vùng làm việc an toàn do Đơn vị quản lý vận hành lập nhưng phải thực hiện bổ sung các biện pháp đảm bảo an toàn
- Không được dịch chuyển, dỡ bỏ rào chắn, biển báo, tín hiệu xác định vùng làm việc an toàn và các biện pháp an toàn do Đơn vị quản lý vận hành lập
- Không được dịch chuyển, dỡ bỏ rào chắn, biển báo, tín hiệu vùng làm việc và các biện pháp an toàn bổ sung do Đơn vị công tác lập
Câu 140:
Trường hợp khẩn cấp không thể trì hoãn được (cháy hoặc có nguy cơ đe dọa đến tính mạng con người hoặc an toàn thiết bị) tại nhà máy điện hoặc lưới điện, nhân viên vận hành được phép.
- Thao tác được thực hiện bằng điều khiển từ xa thông qua mạch nhị thứ hoặc màn hình điều khiển, các thao tác này không có nguy cơ gây tai nạn cho Nhân viên vận hành
- Xin lệnh các cấp điều độ liên quan để cắt các máy cắt và Dao cách ly để cô lập điểm sự cố, bất thường, tai nạn …
- Sau khi xử lý xong, Nhân viên vận hành phải báo cáo ngay cho Nhân viên vận hành cấp trên trực tiếp
- Cả a, c đều đúng
Câu 141:
Khi làm việc trên giàn giáo được phép làm việc nào sau đây.
- Tự ý dỡ lan can, tay vịn
- Làm việc trên giàn giáo khi trời mưa nặng hạt
- Bố trí người làm việc trên các sàn có cao độ khác nhau trên một phương thẳng đứng
- Leo lên giàn giáo bằng đường đi, bậc thang đã định sẵn
Câu 142:
Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021 quy định chi tiết, đưa ra danh mục công việc (theo tình huống) được phép lập Phương án tại chỗ như thế nào.
- Tổng Công ty quy định chi tiết, đưa ra danh mục công việc (theo tình huống) được phép lập Phương án tại chỗ (Phương án nhanh)
- Đơn vị cơ sở (cấp Điện lực) phải xây dựng quy định chi tiết, đưa ra danh mục công việc (theo tình huống) được phép lập Phương án tại chỗ (Phương án nhanh)"
- Đơn vị (cấp Công ty) phải xây dựng quy định chi tiết, đưa ra danh mục công việc (theo tình huống) được phép lập Phương án tại chỗ (Phương án nhanh)"
- ĐVLCV phải xây dựng quy định chi tiết, đưa ra danh mục công việc (theo tình huống) được phép lập Phương án tại chỗ (Phương án nhanh)
Câu 143:
Luật PCCC số 27/2001/QH10 giải thích “Cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ” như thế nào.
- Cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ là cơ sở trong đó có một số lượng nhất định chất nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định của Chính phủ;
- Là cơ sở có chứa nhiều chất có nguy hiểm về cháy, nổ, có khả năng xảy ra cháy lớn;
- Là cơ sở chứa nhiều chất có nguy hiểm về cháy, nổ, và được sắp xếp, bảo quản không đảm bảo an toàn về PCCC;
- Là cơ sở có nhiều chất lỏng dễ cháy, nổ
Câu 144:
Khi tiến hành thử nghiệm, kiểm định các thiết bị, dụng cụ điện, vật liệu có nhiều đơn vị công tác phối hợp thực hiện
- Đơn vị công tác khác nhau thì mỗi Đơn vị công tác phải thực hiện biện pháp kỹ thuật an toàn riêng biệt
- Các đơn vị vào làm chung một Phiếu công tác, cùng một người chỉ huy trực tiếp nếu chưa được thỏa thuận
- Đơn vị công tác có phiêu riêng không có dấu hiệu nhận biết để phân biệt người của từng đơn vị theo phạm vi làm việc vì đã làm trong một phạm vi
- Các đơn vị vào làm chung một Phiếu công tác, cùng một người chỉ huy trực tiếp với nội dung công việc của từng nhóm khác nhau
Câu 145:
Khi làm việc tại một công trình điện lực có nhiều Đơn vị công tác khác nhau thì việc thực hiện biện pháp kỹ thuật an toàn tại nơi làm việc của các đơn vị công tác được thực hiện như thế nào.
- Mỗi Đơn vị công tác phải thực hiện biện pháp kỹ thuật an toàn riêng biệt
- Mỗi đơn vị được cấp 1 phiếu công tác và phối hợp làm chung biện pháp an toàn
- Các đơn vị công tác phải thống nhất biện pháp thi công và cử 1 người chỉ huy trực tiếp Trên cơ sở đó đơn vị quản lý vận hành cấp 1 phiếu công tác chung cho các đơn vị
- Cả a và c đều đúng
Câu 146:
Theo Công văn số 6829/EVNNPC-AT ngày 06/12/2021, công việc nào sau đây không thuộc (không được coi là) công việc đột xuất.
- Công việc sửa chữa, thay thế thiết bị, đường dây khi có sự cố hoặc nguy cơ xảy ra sự cố
- Công việc khắc phục ngay hậu quả lụt bão, xử lý ngay các khiếm khuyết
- Công việc sửa chữa, thay thế định kỳ thiết bị, đường dây đã có kế hoạch nhưng kết hợp cắt điện để công tác
- Công việc xử lý nguy cơ mất an toàn vận hành, mất an toàn cộng đồng gọi là công việc đột xuất
Câu 147:
Biện pháp an toàn khi thử nghiệm máy biến dòng điện
- Cách ly hoàn toàn các cuộn thứ cấp khỏi các mạch nhị thứ liên quan trong quá trình thử nghiệm dòng từ hoá
- Khi tiến hành kiểm tra cực tính bằng nguồn DC phải cấp nguồn xung cho các cuộn dây phía thứ cấp và bố trí thiết bị đo ở phía cuộn sơ cấp
- Khi thử nghiệm kiểm tra tỷ số biến bằng phương pháp cấp dòng cho phía sơ cấp phải đảm bảo các cuộn thứ cấp phải được kín mạch
- Cả a, b, c đều đúng