Câu 1:
Chuyển động lăn của bánh xe đạp trên mặt phẳng ngang là dạng chuyển động:
- a) tịnh tiến.
- b) quay quanh trục bánh xe.
- c) tròn.
- d) tịnh tiến của trục bánh xe và quay quanh trục bánh xe.
Câu 2:
Một đồng hồ có kim phút và kim giờ. Phát biểu nào sau đây là đúng:
- a) Trong nột ngày đêm (24h), kim giờ và kim phút gặp (trùng) nhau 12 lần
- b) Trong nột ngày đêm (24h), kim giờ và kim phút gặp (trùng) nhau 24 lần
- c) Trong nột ngày đêm (24h), kim giờ và kim phút gặp (trùng) nhau 23 lần
- d) Trong nột ngày đêm (24h), kim giờ và kim phút gặp (trùng) nhau 22 lần
Câu 3:
Nhờ xích (sên) xe đạp mà chuyển động của đĩa được truyền tới líp xe. Giả sử ta đạp xe một cách đều đặn thì líp đĩa có cùng:
- a) vận tốc góc ω
- b) gia tốc góc β
- c) gia tốc tiếp tuyến at của các răng
- d) vận tốc dài v của các răng
Câu 4:
Một hệ thống truyền động gồm một vô lăng, một bánh xe và dây cuaroa nối giữa bánh xe với vô lăng. Gọi ω1, R1 và ω2, R2 là vận tốc góc, bán kính của vô lăng và bánh xe. Quan hệ nào sau đây là đúng?
- a) ω1 = ω2
- b) ω1R1 = ω2R2
- c) ω2R1 = ω2R2
- d) a, b, c đều sai
Câu 5:
Hệ qui chiếu nào sau đây là hệ qui chiếu không quán tính?
- Hệ qui chiếu gắn với Trái Đất.
- Hệ qui chiếu chuyển động thẳng đều đối với Trái Đất.
- Hệ qui chiếu gắn với vật chuyển động tròn đều.
- Hệ qui chiếu mà các định luật cơ học của Newton nghiệm đúng.
Câu 6:
Hành khách trên xe buýt sẽ bị ngả về phía nào (đối với xe buýt), khi xe tài xế thắng gấp?
- Phía trước.
- Phía sau.
- Bên phải
- Bên trái.
Câu 7:
Hành khách ngồi trên xe buýt đang chuyển động thẳng đều, bỗng dưng bỉ ngả sang bên phải. Điều này chứng tỏ xe buýt:
- tăng tốc.
- giảm tốc.
- rẽ trái.
- rẽ phải.
Câu 8:
Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về lực quán tính tác dụng lên một vật?
- Xuất hiện khi vật đặt trong hệ qui chiếu chuyển động có gia tốc.
- Luôn ngược chiều với chiều chuyển động của vật.
- Luôn cùng phương với gia tốc a c của hệ qui chiếu.
- Tỉ lệ với gia tốc a c của hệ qui chiếu.
Câu 9:
Trường hợp nào sau đây vật chịu tác dụng của lực quán tính li tâm?
- Vật đặt trong thanh máy đang đi lên nhanh dần.
- Vật (chất điểm) chuyển động tròn đều đối với Trái Đất.
- Quần áo trong lồng máy giặt đang quay.
- a, b, c đều đúng.
Câu 10:
Lực quán tính li tâm được ứng dụng làm nguyên lí hoạt động của các thiết bị nào sau đây?
- Máy giặt.
- Máy đúc li tâm.
- Máy bơm li tâm.
- a, b, c đều đúng.
Câu 11:
Hiện tượng hai bờ sông “bên lở bên bồi”, nguyên nhân chính là do lực quán tính Coriolis tác dụng lên dòng nước chảy. Phát biểu nào sau đây là đúng?
- Các dòng sông chảy dọc theo kinh tuyến từ Xích Đạo lên Cực Bắc thì bờ phía Đông bị bào mòn.
- Các dòng sông chảy dọc theo kinh tuyến từ Cực Bắc xuống Xích Đạo thì bờ phía Đông bị bào mòn.
- Các dòng sông chảy dọc theo kinh tuyến từ Cực Nam xuống Xích Đạo thì bờ phía Đông bị bào mòn.
- Các dòng sông chảy dọc theo vĩ tuyến thì bờ bên phải (nhìn theo hướng dòng chảy) luôn bị bào mòn.
Câu 12:
Do chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất mà mặt phẳng dao động của các con lắc thay đổi. Cụ thể, trong 24 giờ, mặt phẳng dao động của các con lắc sẽ quay được:
- 2 vòng.
- 1 vòng.
- 1⁄2 vòng.
- 12 vòng.
Câu 13:
Nghiên cứu về công của lực F trên đoạn đường s, nhận xét nào sau đây là dúng?
- Nếu lực F luôn vuông góc với vận tốc thì công bằng không.
- Nếu lực F luôn tạo với vận tốc một góc nhọn thì công có giá trị dương.
- Nếu lực F luôn tạo với vận tốc một góc tù thì công có giá trị âm.
- Các nhận xét trên đều đúng.
Câu 14:
Công của trọng lực không có đặc điểm nào sau đây?
- Phụ thuộc vào độ cao ban đầu của vật.
- Phụ thuộc vào độ cao lúc sau của vật.
- Phụ thuộc vào hình dạng đường đi.
- Phụ thuộc vào khối lượng của vật.
Câu 15:
Công của trọng lực có đặc điểm nào sau đây?
- Không phụ thuộc vào hình dạng quĩ đạo của vật.
- Tỉ lệ thuận với khối lượng của vật và độ dịch chuyển theo phương thẳng đứng.
- Có dấu dương khi vật dịch chuyển xuống thấp và có dấu âm khi vật dịch chuyển lên cao.
- a, b, c đều đúng.
Câu 16:
Nghiên cứu về công của lực đàn hồi của một lò xo, nhận xét nào sau đây là sai?
- Tỉ lệ với độ biến dạng của lò xo.
- Phụ thuộc vào chiều dài ban đầu và lúc sau của lò xo.
- Không phụ thuộc vào quãng đường vật đã đi, chỉ phụ thuộc vị trí đầu và cuối.
- Có biểu thức tính: A = 1/2k(x1^2 - x2^2 ) , trong đó x1 , x2 là độ biến dạng lúc đầu và lúc sau của lò xo, k là độ cứng của lò xo
Câu 17:
Đại lượng nào sau đây được dùng để đánh giá “sức mạnh” của một động cơ?
- Công mà động cơ sinh ra.
- Công suất của động cơ.
- Hiệu suất của động cơ.
- Lực mà động cơ sinh ra.
Câu 18:
Công suất là đại lượng:
- đặc trưng cho khả năng thực hiện công.
- đo bằng công sinh ra trong một giây.
- bằng tích vô hướng của lực và vận tốc.
- a, b, c đều đúng.
Câu 19:
Trong hệ SI, đơn vị đo công suất là:
- oát (W)
- kilô oát (kW)
- mêga oát (MW)
- a, b, c đều đúng
Câu 20:
Bộ hộp số của ô tô, xe máy nhằm mục đích chính:
- thay đổi lực phát động của xe.
- thay đổi công suất của động cơ xe.
- thay đổi vận tốc của xe.
- thay đổi gia tốc của xe.
Câu 21:
Phát biểu nào sau đây là sai?
- Năng lượng là một thuộc tính cơ bản của vật chất. Năng lượng có nhiều dạng (nhiệt năng, cơ năng, quang năng, điện năng, ...). Năng lượng ở dạng này có thể chuyển hóa sang dạng khác, nhưng năng lượng tổng cộng được bảo toàn.
- Công cơ học là số đo năng lượng mà một hệ cơ học đã trao đổi với môi trường ngoài.
- Một vật có khối lượng m thì có năng lượng E = mc^2, c là vận tốc ánh sáng trong chân không.
- Đơn vị đo năng lượng trong hệ SI là calori (cal).
Câu 22:
Khi nói về động năng của một chất điểm, phát biểu nào sau đây là sai?
- Tỉ lệ thuận với vận tốc của chất điểm.
- Phụ thuộc vào hệ qui chiếu.
- Tỉ lệ thuận với khối lượng của chất điểm.
- Đơn vị đo (trong hệ SI) là jun (J).
Câu 23:
Khi nói về động năng quay của vật rắn, phát biểu nào sau đây là sai?
- Tỉ lệ thuận với mômen quán tính của vật rắn đối với trục quay.
- Phụ thuộc vào vị trí, phương của trục quay.
- Tỉ lệ thuận với vận tốc góc.
- Phụ thuộc vào khối lượng của vật rắn.
Câu 24:
Phát biểu nào sau đây là sai?
- a/Lực hấp dẫn, trọng lực là lực thế.
- b/Lực đàn hồi là lực thế.
- Phản lực pháp tuyến N là lực thế, vì công luôn bằng không.
- Các trường lực xuyên tâm là các trường lực thế.
Câu 25:
Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về thế năng của một chất điểm trong trường lực?
- Là dạng năng lượng đặc trưng cho năng lượng tương tác của chất điểm với trường lực đó.
- Chỉ có trường lực thế mới có thế năng.
- Thế năng là đại lượng vô hướng, đơn vị đo (trong hệ SI) là jun (J).
- Giá trị của thế năng tại một điểm là duy nhất, không phụ thuộc vào vị trí gốc thế năng.
Câu 26:
Biểu thức nào sau đây là biểu thức tính thế năng của lực đàn hồi của lò xo? (k là hệ số đàn hồi, x là độ
- biến dạng của lò xo, gốc thế năng tại vị trí lò xo không biến dạng).
- a) Et = 1/2 kx
- b) Et = 1/2 kx^2
- c) Et = -1/2 kx
- d) Et = -1/2 kx^2
Câu 27:
Biểu thức nào sau đây là biểu thức tính thế năng của chất điểm trong trường trọng lực? (m là khối lượng của chất điểm, h là độ cao của chất điểm so với gốc thế năng, g là gia tốc trọng trường)
- a) Et = mgh
- b) Et = - mgh
- c) Et = mg(h1 – h2)
- d) Et = mg(h2 – h1)
Câu 28:
Giả sử U = U(x) là thế năng của một chất điểm trong trường lực thế. Phát biểu nào sau đây là đúng?
- a) Công của lực thế làm di chuyển chất điểm theo quĩ đạo bất kì từ vị trí x1 đến x2 là A = U(x1) – U(x2).
- b) Lực thế tác dụng lên chất điểm là F = - U’(x).
- c) Nếu x0 là vị trí cân bằng bền của chất điểm thì thế năng tại x0 đạt cực tiểu.
- d) a, b, c đều đúng.
Câu 29:
Khi chất điểm chuyển động chỉ dưới tác dụng của trường lực thế, phát biểu nào sau đây là đúng?
- Thế năng không đổi.
- Động năng không đổi.
- Cơ năng không đổi.
- Công của lực thế luôn bằng không.
Câu 30:
Phát biểu nào sau đây là đúng?
- Chất điểm chuyển động tròn đều thì công của ngoại lực bằng không.
- Độ biến thiên động năng của chất điểm bằng tổng công của các lực thế tác dụng vào nó.
- Độ tăng thế năng bằng công của các lực thế tác dụng vào chất điểm.
- Trong trường lực thế, độ giảm thế năng luôn bằng độ tăng động năng.
Câu 31:
Một cái đĩa tròn đồng chất đang lăn không trượt thì động năng tịnh tiến chiếm bao nhiêu phần trăm động năng toàn phần của đĩa?
Câu 32:
Một cái ống hình trụ rỗng, thành mỏng đang lăn không trượt thì động năng tịnh tiến chiếm bao nhiêu
- phần trăm động năng toàn phần của nó?
- a) 77%
- b) 25%
- c) 50%
- d) 67%
Câu 33:
Trong va chạm giữa hai quả cầu, đại lượng nào của hệ được bảo toàn?
- Động năng
- Động lượng
- Cơ năng
- Vận tốc
Câu 34:
Trong va chạm đàn hồi giữa hai quả cầu, đại lượng nào của hệ được bảo toàn?
- Động năng
- Động lượng
- Cơ năng
- a, b, c đều đúng.
Câu 35:
Trong va chạm đàn hồi, không xuyên tâm giữa hai quả cầu giống hệt nhau về kích thước và khối lượng, nếu lúc đầu có một quả cầu đứng yên thì ngay sau va chạm:
- sẽ có một quả cầu đứng yên.
- hai quả cầu chuyển động ngược chiều.
- hai quả cầu chuyển động cùng chiều.
- hai quả cầu chuyển động theo hai hướng vuông góc nhau.
Câu 36:
Trong va chạm đàn hồi, xuyên tâm giữa hai quả cầu giống hệt nhau về kích thước và khối lượng, nếu lúc đầu có một quả cầu đứng yên thì ngay sau va chạm:
- sẽ có một quả cầu đứng yên.
- hai quả cầu chuyển động ngược chiều.
- hai quả cầu chuyển động cùng chiều.
- hai quả cầu chuyển động theo hai hướng vuông góc nhau.
Câu 37:
Từ kết quả nghiên cứu bài toán va chạm, điều nào sau đây được ứng dụng vào thực tế?
- a) Khi đóng đinh, dùng búa phải nặng hiệu quả hơn dùng búa nhẹ.
- b) Khi tán một đinh ốc, cần kê đinh ốc lên đe nặng và dùng búa nhẹ để tán.
- c) Khi rèn một vật, cần kê vật lên đe nặng và dùng búa nhẹ để rèn sẽ hiệu quả.
- d) a, b, c đều đúng
Câu 38:
Quả bóng đập vào bức tường rồi nảy ra theo phương đối xứng với phương ban đầu qua pháp tuyến với mặt tường. Biết rằng tốc độ bóng nảy ra bằng tốc độ bóng đập vào. Va chạm đó thuộc loại va chạm gì?
- Đàn hồi.
- Không đàn hồi.
- Trực diện.
- Đàn hồi nhưng không trực diện.
Câu 39:
Chuyển động của các hành tinh quanh Mặt Trời được coi là chuyển động của chất điểm. Phát biểu nào sau đây là sai?
- Nguyên nhân của chuyển động đó là do lực hấp dẫn của Mặt Trời lên các hành tinh.
- Quĩ đạo của các hành tinh là những elíp mà Mặt Trời là một trong hai tiêu điểm.
- Hành tinh nào ở xa Mặt Trời thì quay nhanh hơn.
- Vận tốc vũ trụ cấp I ở Trái Đất là 8 km/s.
Câu 40:
Nguyên nhân chính của hiện tượng Thủy Triều trên Trái Đất là do:
- lực hấp dẫn của Mặt Trăng.
- lực hấp dẫn của Mặt Trời.
- chuyển động tự quay của Trái Đất.
- địa hình trên Trái Đất.
Câu 41:
Tính từ Mặt Trời ra xa, 5 hành tinh của Hệ Mặt Trời là:
- Kim Tinh, Mộc Tinh, Thủy Tinh, Hỏa Tinh, Trái Đất.
- Hỏa Tinh, Kim Tinh, Mộc Tinh, Thủy Tinh, Trái Đất.
- Kim Tinh, Thủy Tinh, Trái Đất, Hỏa Tinh, Mộc Tinh.
- Thủy Tinh, Kim Tinh, Trái Đất, Hỏa Tinh, Mộc Tinh.
Câu 42:
Khi giải bài toán về chuyển động của chất điểm, phát biểu nào sau đây là sai?
- a) Định lý động năng được vận dụng trong mọi trường hợp.
- b) Định luật bảo toàn năng lượng được vận dụng trong mọi trường hợp.
- c) Định luật bảo toàn cơ năng được vận dụng trong mọi trường hợp.
- d) Định lý về động lượng được vận dụng trong mọi trường hợp.
Câu 43:
Trong các chuyển động sau, chuyển động nào được coi là chuyển động của chất điểm?:
- Ô tô đi vào garage.
- Xe lửa từ Sài gòn tới Nha Trang.
- Con sâu rọm bò trên chiếc lá khoai lang.
- Cái võng đu đưa.
Câu 44:
Muốn biết tại thời điểm t, chất điểm đang ở vị trí nào trên qũi đạo, ta dựa vào:
- phương trình qũi đạo của vật.
- phương trình chuyển động của vật.
- đồng thời a và b.
- hoặc a, hoặc b.
Câu 45:
Chọn phát biểu đúng:
- Phương trình chuyển động cho phép xác định tính chất của chuyển động tại một thời điểm bất kỳ.
- Phương trình qũi đạo cho biết hình dạng đường đi của vật trong suốt quá trình chuyển động.
- Biết được phương trình chuyển động, trong một số trường hợp, ta có thể tìm được phương trình qũi đạo và ngược lại.
- a, b, c đều đúng.
Câu 46:
Đối tượng nghiên cứu của Vật Lý Học là:
- Sự biến đổi từ chất này sang chất khác.
- Sự sinh trưởng và phát triển của các sự vật hiện tượng.
- Các qui luật tổng quát của các sự vật hiện tượng tự nhiên.
- a, b, c đều đúng.
Câu 47:
Vật lý đại cương hệ thống những tri thức vật lý cơ bản về những lĩnh vực:
- Cơ, Nhiệt, Điện, Quang, Vật lý nguyên tử và hạt nhân.
- Động học, Động lực học, Vật rắn, Điện.
- Động học, Động lực học, Vật rắn, Điện, Nhiệt.
- Động học, Động lực học, Vật rắn, Điện, Chất lưu, Nhiệt.
Câu 48:
Động học nghiên cứu về:
- Các trạng thái đúng yên và điều kiện cân bằng của vật.
- Chuyển động của vật, có tính đến nguyên nhân.
- Chuyển động của vật, không tính đến nguyên nhân gây ra chuyển động.
- Chuyển động của vật trong mối quan hệ với các vật khác.
Câu 49:
Phát biểu nào sau đây là sai?
- Chuyển động và đứng yên là có tính tương đối.
- Căn cứ vào quĩ đạo, ta có chuyển động thẳng, cong, tròn.
- Căn cứ vào tính chất nhanh chậm, ta có chuyển động đều, nhanh dần, chậm dần.
- Chuyển động tròn luôn có tính tuần hoàn, vì vị trí của vật được lặp lại nhiều lần.
Câu 50:
Phát biểu nào sau đây là sai?:
- Các đại lượng vật lý có thể vô hướng hoặc hữu hướng.
- Áp suất là đại lượng hữu hướng.
- Lực là đại lượng hữu hướng.
- Thời gian là đại lượng vô hướng.
Câu 51:
Chọn phát biểu đúng về chuyển động của chất điểm:
- Vectơ gia tốc luôn cùng phương với vectơ vận tốc.
- Nếu gia tốc pháp tuyến an ≠ 0 thì qũi đạo của vật là đường cong
- Nếu vật chuyển động nhanh dần thì vectơ gia tốc cùng hướng với vectơ vận tốc.
- Cả a, b, c đều đúng
Câu 52:
Phát biểu nào sau đây chỉ tốc độ tức thời?
- Ôtô chuyển động từ A đến B với tốc độ 40km/h.
- Vận động viên chạm đích với tốc độ 10m/s.
- Xe máy chuyển động với tốc độ 30km/h trong thời gian 2 giờ thì đến TPHCM.
- Tốc độ của người đi bộ là 5 km/h.
Câu 53:
Chọn phát biểu đúng:
- Tốc độ của chất điểm có giá trị bằng quãng đường nó đi được trong một đơn vị thời gian.
- Đặc trưng cho sự nhanh chậm của chuyển động tại từng điểm trên qũi đạo là tốc độ tức thời.
- Vectơ vận tốc là đại lượng đặc trưng cho phương, chiều và sự nhanh chậm của chuyển động.
- a, b, c đều đúng.
Câu 54:
Vectơ gia tốc a của chất điểm chuyển động trên qũi đạo cong thì: →
- vuông góc với vectơ vận tốc →v
- hướng vào bề lõm của quĩ đạo.
- cùng phương với →v
- hướng ra ngoài bề lõm của quĩ đạo.
Câu 55:
Gia tốc của chất điểm đặc trưng cho:
- sự nhanh chậm của chuyển động.
- hình dạng qũi đạo.
- sự thay đổi của vận tốc.
Câu 56:
Gia tốc tiếp tuyến đặc trưng cho:
- sự thay đổi về phương của vận tốc.
- sự thay đổi về độ lớn của vận tốc.
- sự nhanh, chậm của chuyển động.
- sự thay đổi của tiếp tuyến quĩ đạo.
Câu 57:
Nếu trong thời gian khảo sát chuyển động, vectơ vận tốc v và gia tốc a của chất điểm luôn vuông góc với nhau thì chuyển động có tính chất:
- thẳng .
- tròn.
- tròn đều.
- đều.
Câu 58:
Nếu trong thời gian khảo sát chuyển động, vectơ vận tốc v và gia tốc a của chất điểm luôn tạo với nhau một góc nhọn thì chuyển động có tính chất:
- nhanh dần.
- chậm dần.
- nhanh dần đều.
- đều.
Câu 59:
Nếu trong thời gian khảo sát chuyển động, vectơ vận tốc v và gia tốc a của chất điểm luôn tạo với nhau một góc nhọn thì chuyển động có tính chất:
- nhanh dần.
- chậm dần.
- đều.
- tròn đều.
Câu 60:
Chọn phát biểu đúng về chuyển động của viên đạn sau khi ra khỏi nòng súng (bỏ qua sức cản không khí):
- a) Tầm xa của đạn sẽ lớn nhất nếu nòng súng nằm ngang.
- b) Tầm xa của đạn sẽ lớn nhất nếu nòng súng nghiêng góc 60 so với phương ngang.
- c) Nếu mục tiêu (ở mặt đất) nằm trong tầm bắn thì có 2 góc ngắm để trúng đích.
- d) Độ cao cực đại mà viên đạn đạt được sẽ lớn nhất khi nòng súng nghiêng một góc 450
Câu 61:
Một máy bay đang bay theo phương ngang, một hành khách thả rơi một vật nhỏ. Bỏ qua sức cản không khí, hành khách đó sẽ thấy vật rơi theo phương nào?
- a) Song song với máy bay.
- b) Thẳng đứng.
- c) Xiên một góc nhọn so với hướng chuyển động của máy bay.
- d) Xiên một góc tù so với hướng chuyển động của máy bay.
Câu 62:
Trong chuyển động thẳng, ta có:
- Vectơ gia tốc luôn không đổi
- Vectơ vận tốc luôn không đổi. →v
- Nếu a cùng chiều với v thì chuyển động là nhanh dần; ngược lại là chậm dần.
- a, b, c đều đúng.
Câu 63:
Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, vectơ gia tốc có đặc điểm:
- không đổi cả về phương, chiều và độ lớn.
- luôn cùng phương, chiều với vectơ vận tốc.
- không đổi về độ lớn.
- a, b, c đều sai.
Câu 64:
Trong chuyển động thẳng, ta có:
- Vectơ gia tốc a luôn không đổi.
- Vectơ vận tốc v luôn không đổi.
- Vectơ gia tốc a luôn cùng phương với vectơ vận tốc v
- Gia tốc tiếp tuyến bằng không.
Câu 65:
Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, vectơ gia tốc có đặc điểm:
- không đổi cả về phương, chiều và độ lớn.
- không đổi về độ lớn.
- luôn cùng hướng với vectơ vận tốc.
- a, b, c đều đúng.
Câu 66:
Thả rơi hòn bi sắt và cái lông chim ở cùng một điểm và cùng một lúc. Nếu bỏ qua sức cản không khí thì:
- Cái lông chim và hòn bi sắt đều rơi nhanh như nhau.
- Hòn bi sắt luôn rơi nhanh hơi lông chim.
- Cái lông chim rơi nhanh hơn hòn bi sắt, vì nó nhẹ hơn.
- Thời gian rơi của hòn bi sắt tùy thuộc vào kích thước của hòn bi.
Câu 67:
Trong chuyển động thẳng, vận tốc v và gia tốc a của chất điểm có mối quan hệ nào sau đây? →
- v.a = 0
- v.a > 0
- .a< 0
- Hoặc a, hoặc b, hoặc c.
Câu 68:
Chất điểm chuyển động dọc theo chiều dương của trục Ox với vận tốc phụ thuộc vào tọa độ x theo qui luật: v = b căn x . Lúc t = 0, chất điểm ở gốc tọa độ. Xác định vận tốc của chất điểm theo thời gian t.
- a) v = bt
- b) v = (b^2t)/4
- c) v = (b^2t)/2
- d) v = (b^2t^2)/4
Câu 69:
Chất điểm chuyển động dọc theo chiều dương của trục Ox với vận tốc phụ thuộc vào tọa độ x theo qui luật: v = b căn x . Kết luận nào sau đây về tính chất chuyển động của chất điểm là đúng?
- Đó là chuyển động đều.
- Đó là chuyển động nhanh dần đều.
- Đó là chuyển động chậm dần đều.
- Đó là chuyển động có gia tốc biến đổi theo thời gian.
Câu 70:
Phát biểu nào sai đây là sai khi nói về chuyển động tròn biến đổi đều của chất điểm?
- a) Gia tốc góc không đổi.
- b) Gia tốc pháp tuyến không đổi.
- c) Vận tốc góc là hàm bậc nhất theo thời gian.
- d) Góc quay là hàm bậc hai theo thời gian
Câu 71:
Trong chuyển động tròn biến đổi đều của chất điểm, tích vô hướng giữa vận tốc v và gia tốc a luôn:
- a) dương.
- b) âm.
- c) bằng không.
- d) dương hoặc âm.
Câu 72:
Chuyển động tròn đều của chất điểm có tính chất nào sau đây?
- a) Vận tốc v và gia tốc a luôn vuông góc nhau.
- b) Gia tốc a luôn không đổi.
- c) Vận tốc v luôn không đổi.
- d) v = β R
Câu 73:
Trong chuyển động tròn của chất điểm, phát biểu nào sau đây là sai?
- Luôn có tính tuần hoàn, vì vị trí của chất điểm sẽ được lặp lại.
- Vectơ vận tốc góc ω và vectơ gia tốc góc β luôn cùng phương.
- Vectơ vận tốc v và vectơ gia tốc góc β luôn vông góc nhau.
- Vectơ vận tốc v và vectơ gia tốc góc β luôn vông góc nhau.
Câu 74:
Phát biểu nào sau đây là đúng?
- Lực là đại lượng đặc trưng cho tác dụng của vật này vào vật khác.
- Lực là nguyên nhân gây làm thay đổi trạng thái chuyển động của vật.
- Lực là một đại lương vectơ, có đơn vị đo là niutơn (N).
- a, b, c, đều đúng.
Câu 75:
Phát biểu nào sau đây là sai?
- Quán tính là xu hướng bảo toàn gia tốc của vật.
- Khối lượng đặc trưng cho mức quán tính.
- Định luật I Newton còn gọi là định luật quán tính.
- Chuyển động thẳng đều được gọi là chuyển động theo quán tính.
Câu 76:
Phát biểu nào sau đây là đúng?
- Không có lực tác dụng thì vật không thể chuyển động được.
- Một vật chỉ chịu tác dụng của một lực thì nó sẽ chuyển động nhanh dần.
- Vật không thể chuyển động ngược chiều với lực tác dụng lên nó.
- a, b, c đều đúng.
Câu 77:
Đặc điểm nào sau đây không phải của lực đàn hồi?
- Xuất hiện khi vật bị biến dạng.
- Luôn cùng chiều với chiều biến dạng.
- Trong giới hạn biến dạng một chiều, lực đàn hối tỉ lệ với độ biến dạng.
- Giúp vật khôi phục lại hình dạng, kích thước ban đầu, khi ngoại lực ngưng tác dụng.
Câu 78:
Lực hấp dẫn có đặc điểm:
- Là lực hút giữa hai vật bất kì.
- Tỉ lệ thuận với khối lượng của hai vật và tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa chúng.
- Phụ thuộc vào môi trường chứa các vật.
- a, b, c đều là đặc điểm của lực hấp dẫn.
Câu 79:
Trọng lực có đặc điểm nào sau đây?
- a) Là lực hấp dẫn của Trái Đất tác dụng lên một vật, có tính đến ảnh hưởng của chuyển động tự quay
- của Trái Đất.
- b) Phụ thuộc vào vĩ độ địa lí.
- c) Có biểu thức P = m . g , với m là khối lượng của vật và g là gia tốc trọng trường.
- d) a, b, c đều là các đặc điểm của trong lực.
Câu 80:
Khi nói về gia tốc rơi tự do, phát biểu nào sau đây là sai?
- Có giá trị tăng dần khi đi về phía hai cực của Trái Đất.
- Có giá trị giảm dần khi lên cao.
- Có giá trị tăng dần khi xuống sâu trong lòng đất.
- Là gia tốc rơi của tất cả mọi vật, khi bỏ qua sức cản không khí.
Câu 81:
Trường hợp nào sau đây vật chịu tác dụng của lực ma sát nghỉ?
- Vật đứng yên trên mặt đường, không có xu hướng chuyển động.
- Vật đứng yên trên mặt đường, nhưng có xu hướng chuyển động.
- Vật chuyển động đều trên mặt đường.
- Cả ba trường hợp trên đều xuất hiện lực ma sát nghỉ.
Câu 82:
Đặc điểm nào sau đây không phải của lực ma sát trượt?
- Xuất hiện khi vật trượt trên bề mặt vật khác.
- Luôn ngược chiều với chiều chuyển động.
- Tỉ lệ với áp lực vuông góc với mặt tiếp xúc.
- Luôn cân bằng với thành phần tiếp tuyến với mặt tiếp xúc của ngoại lực.
Câu 83:
Theo định luật III Newton, các vật tương tác với nhau bằng các cặp lực trực đối gọi là lực và phản lực.
- Vậy một vật đặt nằm yên trên mặt bàn ngang như hình vẽ thì phản lực của trọng lực N là lực nào?
- a) Trọng lực P .
- b) Lực ma sát giữa mặt bàn và vật.
- c) Áp lực Q mà vật đè lên bàn.
- d) Lực mà vật hút Trái Đất.
Câu 84:
Theo định luật III Newton, lực và phản lực không có đặc điểm nào sau đây?
- Cùng bản chất.
- Cùng tồn tại và cùng mất đi đồng thời.
- Cùng điểm đặt
- Cùng phương nhưng ngược chiều
Câu 85:
Chọn phát biểu đúng:
- Khi vật chuyển động chỉ dưới tác dụng của trọng lực thì quỹ đạo của nó luôn nằm trong một mặt phẳng cố định.
- Qũi đạo của một hành tinh chuyển động quanh mặt trời là một đường Elip.
- Nguyên nhân chính của hiện tượng thuỷ triều trên Trái Đất là do sức hút của Mặt Trăng.
- a, b, c đều đúng.
Câu 86:
Động lượng của một chất điểm không có đặc điểm nào sau đây:
- Là một vectơ, tích của khối lượng với vectơ vận tốc.
- Luôn tiếp tuyến với quĩ đạo và hướng theo chiều chuyển động.
- Không thay đổi, khi chất điểm va chạm với chất điểm khác.
- Có đơn vị đo là kilôgam mét trên giây (kgm/s).
Câu 87:
Động lượng của một hệ chất điểm không có đặc điểm nào sau đây:
- Là tổng động lượng của các chất điểm trong hệ.
- Không thay đổi theo thời gian, nếu hệ kín.
- Đạo hàm của nó theo thời gian bằng tổng các ngoại lực tác dụng lên hệ.
- Đặc trưng cho tính chất nhanh, chậm của khối tâm của hệ.
Câu 88:
Trường hợp nào sau đây, hệ chất điểm được coi là hệ kín?
- Các chất điểm chuyển động trên mặt phẳng ngang.
- Hai chất điểm va chạm nhau.
- Các chất điểm chuyển động trong trường lực xuyên tâm.
- Các trường hợp trên đều là hệ kín.
Câu 89:
Trường hợp nào sau đây, mômen động lượng của một chất điểm không được bảo toàn?
- Chất điểm chuyển động trong trường lực hấp dẫn.
- Chất điểm chuyển động tự do, không có ngoại lực tác dụng.
- Chất điểm chuyển động trong trường lực xuyên tâm.
- Chất điểm chuyển động trên đường thẳng.
Câu 90:
Chất điểm khối lượng m, chuyển động trên quĩ đạo tròn bán kính R với vận tốc góc ω. Vectơ mômen động lượng của chất điểm có dạng nào sau đây?
- a) L = mR^2ω
- b) L = mRω
- c) L = mR^2 j
- d) L = mR^2k
Câu 91:
Đơn vị đo mômen động lượng là:
- a) kilôgam mét trên giây (kgm/s).
- b) kilôgam mét bình phương trên giây (kgm^2/s).
- c) niutơn mét (Nm).
- d) kilôgam mét trên giây bình phương (kgm/s^2).
Câu 92:
Hai đĩa tròn giống hệt nhau. Một cái giữ cố định, còn cái thứ II tiếp xúc ngoài và lăn không trượt xung quanh chu vi của đĩa I. Hỏi khi đĩa II trở về đúng điểm xuất phát ban đầu thì nó đã quay xung quanh tâm của nó được mấy vòng?
- a) 1 vòng
- b) 2 vòng
- c) 3 vòng
- d) 4 vòng
Câu 93:
Khi vật rắn quay quanh trục ∆ cố định với vận tốc góc ω thì các điểm trên vật rắn sẽ vạch ra:
- a) các đường tròn đồng tâm với cùng vận tốc góc ω.
- b) các đường tròn đồng trục ∆ với cùng vận tốc góc ω.
- c) các dạng quĩ đạo khác nhau.
- d) các đường tròn đồng trục ∆ với các vận tốc góc khác nhau.
Câu 94:
Một bánh xe đạp lăn không trượt trên đường nằm ngang. Người quan sát đứng trên đường sẽ thấy đầu van xe chuyển động theo qũi đạo:
- a) tròn.
- b) thẳng.
- c) elíp.
- d) xycloid.
Câu 95:
Khi vật rắn chỉ có chuyển động tịnh tiến thì có tính chất nào sau đây?
- a) Các điểm trên vật rắn đều có cùng một dạng quĩ đạo.
- b) Các điểm trên vật rắn đều có cùng vectơ vận tốc.
- c) Gia tốc của một điểm bất kì trên vật rắn luôn bằng với Gia tốc của khối tâm vật rắn.
- d) a, b, c đều đúng.