Câu 1:
Các lĩnh vực Vật lí mà em đã được học ở cấp trung học cơ sở?
- Cơ học, điện học, quang học, nhiệt học, âm học.
- Cơ học, điện học, quang học, lịch sử.
- Cơ học, điện học, văn học, nhiệt động lực học.
- Cơ học, điện học, nhiệt học, địa lí.
Câu 2:
Nêu các phương pháp nghiên cứu thường được sử dụng trong Vật lí?
- Phương pháp thực nghiệm và phương pháp mô hình.
- Phương pháp thực nghiệm, phương pháp mô hình, phương pháp quan sát và suy luận.
- Phương pháp thực nghiệm, phương pháp quan sát và suy luận.
- Phương pháp mô hình, phương pháp quan sát và suy luận.
Câu 3:
Phương pháp thực nghiệm có các bước thực hiện nào sau đây?
- Xác định vấn đề cần nghiên cứu. Quan sát, thu thập thông tin. Đưa ra dự doánd. Thí nghiệm kiểm tra dự đoán. Kết luận
- Xác định đối tượng cần được mô hình hóa. Xây dựng mô hình giả thuyết. Kiểm tra sự phù hợp của các mô hình. Điều chỉnh lại mô hình nếu cần. Kết luận.
- Quan sát. Lập luận. Kết luận.
- Không có đáp án nào trong các đáp án trên.
Câu 4:
Khi sử dụng các thiết bị điện trong phòng thí nghiệm Vật lí chúng ta cần lưu ý điều gì?
- Cần quan sát kĩ các kí hiệu và nhãn thông số trên thiết bị để sử dụng đúng chức năng, đúng yêu cầu kĩ thuật.
- Khởi động luôn hệ thống và tiến hành thí nghiệm.
- Quan sát sơ bộ các kí hiệu rồi khởi động hệ thống để tiến hành thí nghiệm.
- Không cần sử dụng đúng chức năng của thiết bị.
Câu 5:
Khi sử dụng các thiết bị nhiệt và thủy tinh trong phòng thí nghiệm Vật lí chúng ta cần lưu ý điều gì?
- Quan sát kĩ các kí hiệu trên thiết bị, đặc điểm của dụng cụ thí nghiệm, chức năng của dụng cụ.
- Tiến hành thí nghiệm không cần quan sát vì tin tưởng vào dụng cụ phòng thí nghiệm.
- Quan sát các kí hiệu trên thiết bị, đặc điểm của các dụng cụ thí nghiệm, có thể dùng dụng cụ này thay thế cho dụng cụ khác.
- Có thể sử dụng mọi ống thủy tinh trong phòng thí nghiệm vào tất cả các thí nghiệm.
Câu 6:
Những dụng cụ nào sau đây trong phòng thí nghiệm Vật lí thuộc loại dễ vỡ?
- đèn cồn, các hóa chất, những dụng cụ bằng nhựa như ca nhựa,...
- ống nghiệm, đũa thủy tinh, nhiệt kế, cốc thủy tinh, kính....
- lực kế, các bộ thí nghiệm như là ròng rọc, đòn bẩy....
- đèn cồn, hóa chất, ống nghiệm…
Câu 7:
Thao tác nào dưới đây có thể gây mất an toàn khi sử dụng thiết bị thí nghiệm Vật lí?
- Chiếu trực tiếp tia laze vào mắt để kiểm tra độ sáng.
- Dùng tay kiểm tra mức độ nóng của vật khi đang đun.
- Không cầm vào phích điện mà cầm vào dây điện khi rút phích điện khỏi ổ cắm.
- Tất cả các phương án trên.
Câu 8:
Kí hiệu cảnh báo khu vực nguy hiểm có đặc điểm nào sau đây?
- Hình vuông, viền đen, nền đỏ cam.
- Hình tam giác đều, viền đen hoặc viền đỏ, nền vàng.
- Hình chữ nhật nền xanh hoặc đỏ.
- Hình tròn, viền đỏ, nền trắng.
Câu 9:
Vật nào sau đây được coi là chất điểm?
- Một xe máy đi từ TP Hồ Chí Minh ra Hà Nội.
- Một xe ô tô khách loại 45 chỗ ngồi chuyển động từ giữa sân trường ra cổng trường.
- Một bạn học sinh đi từ nhà ra cổng.
- Một bạn học sinh đi từ cuối lớp lên bục giảng.
Câu 10:
Trường hợp nào dưới đây không thể coi vật là chất điểm?
- Viên đạn đang chuyển động trong không khí.
- Trái Đất trong chuyển động quay quanh Mặt Trời.
- Viên bi trong sự rơi từ tầng thứ năm của một tòa nhà xuống đất.
- Trái Đất trong chuyển động tự quay quanh trục của nó.
Câu 11:
Hệ quy chiếu bao gồm các yếu tố nào sau đây?
- Hệ tọa độ kết hợp với mốc thời gian và đồng hồ đo thời gian.
- Hệ tọa độ, đồng hồ đo.
- Hệ tọa độ, thước đo.
- Mốc thời gian và đồng hồ.
Câu 12:
Độ lớn của độ dịch chuyển và quãng đường đi được của một chuyển động
- bằng nhau khi vật chuyển động thẳng, không đổi chiều.
- luôn luôn bằng nhau trong mọi trường hợp.
- quãng đường chính là độ lớn của độ dịch chuyển.
- khi vật chuyển động thẳng.
Câu 13:
Có 3 điểm nằm dọc theo trục Ox (có chiều từ A đến B) theo thứ tự là A là nhà, B là siêu thị và C là trạm xăng. Cho AB = 300 m, BC = 200 m. Một người xuất phát từ nhà qua siêu thị đến trạm xăng rồi quay lại siêu thị và dừng lại ở đây. Hỏi quãng đường và độ lớn độ dịch chuyển của người này trong cả quá trình chuyển động?
- s = 500 m và d = 200 m.
- s = 700 m và d = 300 m.
- s = 300 m và d = 200 m.
- s = 200 m và d = 300 m.
Câu 14:
Có 3 điểm nằm dọc theo trục Ox (có chiều từ A đến B) theo thứ tự là A, B và C. Cho AB = 200 m, BC = 300 m. Một người xuất phát từ A qua B đến C. Hỏi quãng đường và độ lớn độ dịch chuyển của người này trong cả chuyến đi là bao nhiêu?
- s = 500 m và d = 500 m.
- s = 200 m và d = 200 m.
- s = 500 m và d = 200 m.
- s = 200 m và d = 300 m.
Câu 15:
Một người lái ô tô đi thẳng 6 km theo hướng tây, sau đó rẽ trái đi thẳng theo hướng nam 4 km rồi quay sang hướng đông 3 km. Xác định quãng đường đi được và độ lớn độ dịch chuyển tổng hợp của ô tô.
- s = 13 km, d = 5 km.
- s = 13 km, d = 13 km.
- s = 13 km, d = 3 km.
- s = 13 km, d = 9 km.
Câu 16:
Một người bơi ngang từ bờ bên này sang bờ bên kia của một dòng sông rộng 50 m có dòng chảy hướng từ Bắc đến Nam. Do nước sông chảy mạnh nên khi sang đên bờ bên kia thì người đó đã trôi xuôi theo dòng nước 50 m. Xác định độ lớn độ dịch chuyển của người đó.
- 50 m.
- 50√2m.
- 100 m.
- không đủ dữ kiện để tính.
Câu 17:
Người ta thường dùng quãng đường đi được trong cùng một đơn vị thời gian để xác định độ nhanh, chậm của chuyển động. Đại lượng này gọi là
- Tốc độ trung bình.
- Tốc độ tức thời.
- Vận tốc trung bình.
- Vận tốc tức thời.
Câu 18:
Công thức nào sau đây là công thức tính tốc độ trung bình?
- v=s/t.
- v=Δs/Δt.
- vecto v=vecto d/t.
- đáp án A và B
Câu 19:
Tốc độ tức thời cho biết
- Mức độ nhanh chậm của chuyển động tại một thời điểm xác định.
- Tốc độ tại một thời điểm xác định.
- Độ nhanh, chậm của một chuyển động theo một hướng xác định.
- Cả A và B.
Câu 20:
Hai xe ô tô chạy cùng chiều trên một đoạn đường thẳng với vận tốc 100 km/h và 80 km/h. Tính vận tốc của xe thứ nhất so với xe thứ 2. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của hai xe.
- 20 km/h.
- 180 km/h.
- - 20 km/h.
- - 180 km/h.
Câu 21:
Hai xe ô tô chạy ngược chiều trên một đoạn đường thẳng với vận tốc của xe thứ nhất là 100 km/h và xe thứ hai là 80 km/h. Tính vận tốc của xe thứ nhất so với xe thứ 2. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của xe thứ nhất.
- 20 km/h.
- 180 km/h.
- -20 km/h.
- -180 km/h.
Câu 22:
Hai bên sông AB cách nhau 70 km, một ca nô khi xuôi dòng AB sớm hơn 48 phút so với ca nô khi ngược dòng AB. Vận tốc của ca nô trong nước yên lặng là 30 km/h. Tính vận tốc của dòng nước .
- 5 km/h.
- 10 km/h.
- 12 km/h.
- 100 km/h.
Câu 23:
Một ca nô xuôi dòng từ A đến B rồi ngược dòng quay về A. Cho biết vận tốc của ca nô so với nước là 15 km/h, vận tốc của nước so với bờ là 3 km/h. Biết AB = 18 km. Tính thời gian chuyển động của ca nô.
- 2 giờ.
- 2,5 giờ.
- 3 giờ.
- 4 giờ.
Câu 24:
Một dòng sông rộng 100 m và dòng nước chảy với vận tốc 3 m/s so với bờ theo hướng Tây - Đông. Một chiếc thuyền đi sang ngang sông với vận tốc 4 m/s so với dòng nước. Tính độ lớn vận tốc của thuyền so với dòng sông.
- 5 m/s.
- 7 m/s.
- 1 m/s.
- 2 m/s.
Câu 25:
Một dòng sông rộng 100 m và dòng nước chảy với vận tốc 3 m/s so với bờ theo hướng Tây- Đông. Một chiếc thuyền đi sang ngang sông với vận tốc 4 m/s so với dòng nước. Tính quãng đường mà thuyền đã chuyển động được khi sang bên kia sông.
- 125 m.
- 100 m.
- 50 m.
- 150 m.
Câu 26:
Trường hợp nào sau đây vận tốc và tốc độ có độ lớn như nhau?
- Vật chuyển động thẳng theo một chiều không đổi.
- Vật chuyển động thẳng.
- Vật chuyển động theo một chiều.
- Luôn luôn bằng nhau về độ lớn.
Câu 27:
Chọn câu đúng: Gia tốc là đại lượng
- cho biết sự thay đổi nhanh hay chậm của sự thay đổi vận tốc.
- cho biết vật chuyển động nhanh hay chậm.
- cho biết độ nhanh hay chậm của chuyển động.
- cả đáp án B và C.
Câu 28:
Đơn vị nào sau đây là đơn vị của gia tốc trong hệ SI?
Câu 29:
Vật chuyển động nhanh dần có đặc điểm nào sao đây?
Câu 30:
Chọn câu sai: Chất điểm chuyển động theo một chiều với gia tốc a = 4 m/s2 có nghĩa là
- Lúc đầu vận tốc bằng 0 thì sau 1s vận tốc của nó bằng 4 m/s.
- Lúc vận tốc bằng 2 m/s thì sau 1s vận tốc của nó bằng 6 m/s.
- Lúc vận tốc bằng 2 m/s thì sau 2s vận tốc của nó bằng 8 m/s.
- Lúc vận tốc bằng 4 m/s thì sau 2s vận tốc của nó bằng 12 m/s.
Câu 31:
Chuyển động có đặc điểm nào sau đây là chuyển động chậm dần?
- vecto a cùng chiều với vecto v.
- vecto a ngược chiều với vecto v.
- Tích a.v >0.
- Cả đáp án A và C.
Câu 32:
Một đoàn tàu rời ga chuyển động thẳng nhanh dần, sau 1 phút đạt vận tốc 40 km/h. Gia tốc của đoàn tàu gần giá trị nào sau đây nhất?
- 0,185 m/s^2.
- 0,285 m/s^2.
- 0,288 m/s^2.
- 0,188 m/s^2.
Câu 33:
Một đoàn tàu đang chạy với vận tốc 72 km/h thì hãm phanh chạy chậm dần, sau 10 s vận tốc giảm xuống còn 15 m/s. Hỏi phải hãm phanh trong bao lâu kể từ khi tàu có vận tốc 72 km/h thì tàu dừng hẳn (coi gia tốc không đổi)?
Câu 34:
Một đoàn tàu rời ga chuyển động nhanh dần, sau 20 giây tàu đạt tốc độ 36 km/h. Tính gia tốc của tàu.
- 0,5 m/s^2.
- 2 m/s^2.
- 1,5 m/s^2.
- 3 m/s^2.
Câu 35:
Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, véctơ gia tốc tức thời có đặc điểm:
- Hướng thay đổi, độ lớn không đổi.
- Hướng không đổi, độ lớn thay đổi.
- Hướng thay đổi, độ lớn thay đổi.
- Hướng không đổi, độ lớn không đổi.
Câu 36:
Câu nào đúng?
- Gia tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều bao giờ cũng lớn hơn gia tốc của chuyển động thẳng chậm dần đều.
- Chuyển động thẳng nhanh dần đều có gia tốc lớn thì có vận tốc lớn.
- Chuyển động thẳng biến đổi đều có gia tốc tăng, giảm đều theo thời gian.
- Gia tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều có hướng và độ lớn không đổi theo thời gian.
Câu 37:
Công thức vận tốc tức thời trong chuyển động thẳng biến đổi đều
- v = v0+at^2
- v = v0+a.Δt.
- v = v0–at.
- v=−v0+at.
Câu 38:
Công thức nào sau đây là công thức tính độ dịch chuyển trong chuyển động thẳng biến đổi đều?
- d = v0.t +1/2.a.t^2.
- d =1/2.a.t^2.
- d = v0.t + 2a.t^2.
- d = 2v0.t + a.t^2.
Câu 39:
Chọn đáp án đúng. Công thức liên hệ giữa vận tốc tức thời, gia tốc và độ dịch chuyển trong chuyển động thẳng biến đổi đều?
- v^2−v0^2=2ad.
- v- v0= 2ad.
- v0^2- v^2= 2ad.
- v0- v = 2ad.
Câu 40:
Một ô tô bắt đầu chuyển động thẳng nhanh dần đều từ trạng thái đứng yên. Trong 4 s đầu ô tô đi được đoạn đường 10 m và không đổi chiều chuyển động. Tính vận tốc của ô tô ở cuối giây thứ hai.
- 2,5 m/s.
- 3 m/s.
- 5 m/s.
- 4 m/s.
Câu 41:
Một đoàn tàu bắt đầu rời ga, chuyển động thẳng nhanh dần đều. Sau khi đi được 1000 m đạt đến vận tốc 10 m/s. Tính vận tốc của tàu sau khi đi được 2000 m.
- 14,14 m/s.
- 15,5 m/s.
- 15 m/s.
- 10 m/s.
Câu 42:
Chuyển động dưới đây được coi là sự rơi tự do nếu được thả rơi ?
- Một cái lá cây rụng.
- Một sợi chỉ.
- Một chiếc khăn tay.
- Một mẩu phấn.
Câu 43:
Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của chuyển động rơi tự do của các vật?
- Chuyển động theo phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống.
- Chuyển động thẳng, nhanh dần đều.
- Tại một nơi và ở gần mặt đất, mọi vật rơi tự do như nhau.
- Lúc t = 0 thì vận tốc ban đầu theo phương ngang khác không.
Câu 44:
Chuyển động của vật nào dưới đây có thể coi là chuyển động rơi tự do?
- Một vận động viên nhảy dù đã buông dù và đang rơi trong không trung.
- Một quả táo rụng từ trên cây đang rơi xuống đất.
- Một chiếc lá rụng đang rơi từ trên cây xuống đất.
- Một chiếc thang máy đang chuyển động đi xuống.
Câu 45:
Một vật rơi tự do không vận tốc ban đầu từ độ cao h xuống đất, tại nơi có gia tốc trọng trường g. Công thức tính độ lớn v của vật khi chạm đất là:
- v=2gh
- v=√2gh
- v=√2h/g
- v=√gh
Câu 46:
Một vật rơi tự do không vận tốc ban đầu từ đỉnh tháp với gia tốc g=10m/s^2, sau 3s thì chạm đất. Chiều cao của tháp là?
Câu 47:
Một vật rơi tự do, trong 4 s cuối cùng rơi được 320 m. Tính thời gian rơi của vật. Lấy g=10m/s^2
- 20 s.
- 10 s.
- 40 s.
- không đủ dữ kiện để tính.
Câu 48:
Một vật rơi tự do từ độ cao h, g=10m/s^2. Tính thời gian rơi biết quãng đường vật rơi được trong 7 s cuối cùng là 385 m.
Câu 49:
Tính đường đi của một vật rơi tự do trong giây thứ 4 kể từ lúc thả. Lấy g=10m/s^2
- 35 m.
- 45 m.
- 50 m.
- Không đủ dữ kiện để tính.
Câu 50:
Một vật rơi tự do từ độ cao h trong thời gian 10 s. Hãy tính thời gian vật rơi trong 95 m cuối cùng. Lấy g=10m/s^2
Câu 51:
Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 5 m xuống đất. Tính độ lớn của vận tốc khi vật chạm đất. Lấy g = 10 m/s2.
- 5 m/s.
- 25 m/s.
- 10 m/s.
- 100 m/s