Câu 1:
Luật PC&CC số 27/2001/QH10, qui định trách nhiệm Phòng cháy và chữa cháy như thế nào?
- a Là trách nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên lãnh thổ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- b Lực lượng cảnh sát PCCC, UBND các cấp, tổ chức và hộ gia đình;
- c Ban điều hành tổ dân phố, bảo vệ cơ quan xí nghiệp, Đội PCCC cơ sở;
- d Tất cả các ý kiến trên đều đúng.
Câu 2:
Luật PC&CC số 27/2001/QH10 quy định ai là người chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện khắc phục hậu quả vụ cháy ?
- a Chủ tịch UBND cấp xã trở lên, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có cơ sở bị cháy có trách nhiệm tổ chức thực hiện hiện các quyền theo quy định.
- b Chỉ huy lực lượng cảnh sát PCCC phối hợp với người đứng đầu cơ sở bị cháy tổ chức thực hiện hiện các quyền theo quy định.
- c Công an phường nơi có cơ sở bị cháy có trách nhiệm tổ chức thực hiện hiện các quyền theo quy định.;
- d Cả 3 đáp án trên đều sai.
Câu 3:
Luật PCCC số 27/2001/QH10, quy định Chủ sở hữu, người chỉ huy, người điều khiển các phương tiện giao thông phải có trách nhiệm bảo đảm an toàn PCCC với phương tiện của mình như thế nào?
- a Đảm bảo an toàn PCCC trong suốt quá trình hoạt động của xe;
- b Đảm bảo an toàn PCCC khi tham gia giao thông trên đường;
- c Đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông trên đường;
- d Phải trang bị bình chữa cháy theo qui định.
Câu 4:
Theo quy định của Luật PCCC số 27/2001/QH10, các cơ sở phải thực hiện các yêu cầu gì về PCCC?
- a Có phương án, có nội quy, quy định, biển cấm, biển báo; Sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn, có hồ sơ theo dõi quản lý hoạt động PCCC; có lực lượng, phương tiện.
- b Có phương án phòng cháy chữa cháy, có nội quy, quy định về an toàn PCCC;
- c Có hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy; máy bơm chữa cháy;
- d Có trang bị xe chữa cháy hệ thống cấp nước chữa cháy vách tường, ngoài nhà và tiêu lệnh PCCC;
Câu 5:
Luật PCCC số 27/2001/QH10, quy định mọi hoạt động PCCC trước hết phải thực hiện bằng lực lượng và phương tiện như thế nào?
- a Bằng lực lượng và phương tiện tại chỗ;
- b Bằng lực lượng và phương tiện của lực lượng Cảnh Sát PC&CC;
- c Bằng lực lượng và phương tiện của lực lượng dân phòng.
- d Khi có cháy gọi ngay số 114.
Câu 6:
Luật PCCC số 27/2001/QH10, Đội PCCC cơ sở do ai thành lập, quản lý và chỉ đạo?
- a Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cơ sở;
- b Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cơ sở hoạt động;
- c Người đứng đầu cơ quan cảnh sát PCCC địa phương nơi doanh nghiệp hoạt động;
- d Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
Câu 7:
Theo Luật phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 thì đối tượng nào có thể tham gia vào đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở được lập ở nơi cư trú hoặc nơi làm việc khi có yêu cầu?
- a Công dân từ 18 tuổi trở lên, có đủ năng lực, trách nhiệm và có đủ sức khỏe;
- b Công dân từ 16 tuổi trở lên, có đủ năng lực, trách nhiệm và có đủ sức khỏe;
- c Mọi người dân Việt Nam có đủ năng lực, trách nhiệm và có đủ sức khỏe;
- d Công dân từ 18 tuổi trở lên.
Câu 8:
Luật PCCC số 27/2001/QH-10, qui định Đội PCCC cơ sở là ?
- a Là tổ chức gồm những người tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy tại nơi làm việc;
- b Là những người tham gia hoạt động sản xuất tại cơ sở;
- c Là những người tham gia chỉ đạo công tác PCCC tại cơ sở;
- d Là tổ chức gồm những người quản đốc, tổ trưởng sản xuất, dân phòng tại cơ quan, xí nghiệp.
Câu 9:
Luật PCCC số 27/2001/QH10 quy định những đối tượng nào phải thực hiện Bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đối với tài sản của cơ sở đó?
- a Cơ quan, tổ chức và cá nhân có cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ;
- b Tổ chức và cá nhân có cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ;
- c Tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh;
- d Cơ quan, xí nghiệp có nguy hiểm về cháy nổ.
Câu 10:
Luật PCCC số 27/2001/QH10, quy định trong lĩnh vực xây dựng hành vi nào dưới đây bị nghiêm cấm ?
- a Thi công những công trình có nguy hiểm về cháy nổ mà chưa có thiết kế được duyệt về PCCC; nghiệm thu và đưa vào sử dụng công trình có nguy hiểm về cháy, nổ khi chưa đủ điều kiện bảo đảm an toàn về PCCC;
- b Thi công những công trình có nguy hiểm về cháy nổ mà không có thiết kế về PCCC; sử dụng công trình có nguy hiểm về cháy, nổ khi chưa đủ điều kiện bảo đảm an toàn về PCCC.
- c Thi công những công trình có nguy hiểm về cháy nổ gần các nhà và công trình công cộng; sử dụng công trình có nguy hiểm về cháy, nổ khi chưa đủ điều kiện bảo đảm an toàn về PCCC.
- d Thi công những công trình có nguy hiểm về cháy nổ mà không có trang bị phương tiện PCCC, sử dụng công trình có nguy hiểm về cháy, nổ khi chưa đủ điều kiện bảo đảm an toàn về PCCC;
Câu 11:
Luật PCCC số 27/2001/QH10, quy định nguyên tắc phòng cháy và chữa cháy nào dưới đây trong hoạt động PCCC là chính?
- a Trong hoạt động PCCC lấy phòng ngừa là chính;
- b Trong hoạt động PCCC lấy phương châm 4 tại chỗ làm chính;
- c Trong hoạt động PCCC lấy chữa cháy làm chính;
- d Trong hoạt động PCCC lấy tuyên truyền là chính.
Câu 12:
Luật PCCC số 27/2001/QH10, đối tượng áp dụng của Luật phòng cháy và chữa cháy được qui định như thế nào.
- a Tất cả các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân hoạt động sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam;
- b Tất cả các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân hoạt động sinh sống trong và ngoài nước;
- c Tất cả các cơ quan, tổ chức và hộ gia đình trên lãnh thổ Việt Nam;
- d Tất cả các cơ sở hoạt động, sản xuất, kinh doanh và cá nhân sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam;
Câu 13:
Luật PCCC số 27/2001/QH10, qui định “Chữa cháy” gồm những công việc gì ?
- a Gồm các công việc huy động triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy, cắt điện, tổ chức thoát nạn, cứu người, cứu tài sản, chống cháy lan, dập tắt đám cháy và các hoạt động khác liên quan đến chữa cháy;
- b Gồm các công việc tổ chức thoát nạn, cứu người, cứu tài sản, huy động triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy dập tắt đám cháy;
- c Gồm các công việc huy động triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy, cắt điện, chống cháy lan, cứu người, cứu tài sản;
- d Câu B và C đúng.
Câu 14:
Luật PCCC số 27/2001/QH10, quy định ai là người chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện khắc phục hậu quả vụ cháy ?
- a Chủ tịch UBND cấp xã trở lên, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có cơ sở bị cháy;
- b Chỉ huy lực lượng cảnh sát PCCC phối hợp với người đứng đầu cơ sở bị cháy;
- c Công an phường nơi có cơ sở bị cháy;
- d Tất cả đều đúng.
Câu 15:
Luật PCCC số 27/2001/QH10 giải thích cụm từ “Cơ sở” như thế nào là đúng ?
- a Là nhà máy, xí nghiệp, kho hàng, trụ sở làm việc, bệnh viện, trường học, rạp hát, khách sạn, chợ, trung tâm thương mại, doanh trại lực lượng vũ trang và các công trình khác;
- b Là nhà máy, xí nghiệp, kho hàng, trụ sở làm việc, bệnh viện, trường học, rạp hát, khách sạn, chợ, trung tâm thương mại và doanh trại lực lượng vũ trang có nguy cơ cháy nổ cao;
- c Là nhà máy, xí nghiệp, kho hàng, trụ sở làm việc, bệnh viện, trường học, rạp hát, khách sạn, chợ, trung tâm thương mại, doanh trại lực lượng vũ trang và các công trình khác có nguy cơ cháy, nổ cao;
- d Là nhà máy, xí nghiệp, kho hàng, trụ sở làm việc, bênh viện, trường học, rạp hát, khách sạn, chợ, trung tâm thương mại, doanh trại lực lượng vũ trang.
Câu 16:
Luật PCCC số 27/2001/QH10, quy định Chủ sở hữu, người chỉ huy, người điều khiển các phương tiện giao thông phải có trách nhiệm bảo đảm an toàn PCCC với phương tiện của mình như thế nào ?
- a Đảm bảo an toàn PCCC trong suốt quá trình hoạt động của xe;
- b Đảm bảo an toàn PCCC khi tham gia giao thông trên đường;
- c Đảm bảo an toàn PCCC khi tham gia giao thông trên đường, khi sửa chữa;
- d Đảm bảo an toàn PCCC khi tham gia giao thông trên đường, ở những nơi dễ cháy, nổ khi sửa chữa.
Câu 17:
Luật PCCC số 27/2001/QH10, giải thích từ “ Cháy ” được hiểu như thế nào?
- a Là trường hợp xảy ra cháy không kiểm soát được có thể gây thiệt hại về người, tài sản và ảnh hưởng môi trường;
- b Là trường hợp xảy ra cháy ngoài ý muốn của con người có thể gây thiệt hại về tài sản và ảnh hưởng đến môi trường;
- c Là một phản ứng hóa học có tỏa nhiệt và phát sáng;
- d Là trường hợp xảy ra cháy không kiểm soát được có thể gây thiệt hại về người và tài sản.
Câu 18:
Luật PCCC số 27/2001/QH10, quy định khi có cháy yêu cầu chất chữa cháy nào được ưu tiên sử dụng cho chữa cháy?
- a 1. Mọi nguồn nước và các vật liệu chữa cháy;
- b 2. Mọi nguồn nước chữa cháy;
- c 3. Các vật liệu chữa cháy phải được ưu tiên sử dụng cho chữa cháy;
- d 4. Mọi nguồn nước và các vật dụng khác.
Câu 19:
Luật PCCC số 27/2001/QH10, quy định Nội dung sau đây thuộc về một trong những nguyên tắc PCCC?
- a Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tham gia hoạt động PCCC;
- b PCCC là lấy phòng ngừa là chính, đề cao trách nhiệm của toàn dân đối với hoạt động PCCC;
- c Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong hoạt động có liên quan đến PCCC phải tuân thủ các tiêu chuẩn của Việt Nam về PCCC;
- d PCCC là trách nhiệm của mỗi cơ quan ,tổ chức, hộ gia đình và cá nhân.
Câu 20:
Theo qui định của Luật PCCC số 27/2001/QH10, quy định việc xây dựng phương án, chuẩn bị lực lượng, phương tiện thực hiện nhiệm vụ chữa cháy khi có cháy. Tham gia chữa cháy ở địa phương, cơ sở khác khi có yêu cầu thuộc lực lượng nào sau đây ?
- a Lực lượng dân phòng và lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở;
- b Lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên nghiệp;
- c Lực lượng dân phòng và lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên nghiệp;
- d Lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên nghiệp.
Câu 21:
Luật PCCC số 27/2001/QH10 giải thích “Chất nguy hiểm về cháy, nổ” như thế nào?
- a Là Chất lỏng, chất khí, chất rắn hoặc vật tư, hàng hoá dễ xảy ra cháy nổ;
- b Là Chất lỏng, chất khí, chất rắn, hoặc máy móc dễ xảy ra cháy, nổ;
- c Là chất lỏng, chất khí, máy móc hoặc vật tư, hàng hoá dễ xảy ra cháy nổ;
- d Các chất có tính chất đặc biệt nguy hiểm về cháy nổ như xăng, dầu, khí đốt, hóa lỏng.
Câu 22:
Luật PCCC số 27/2001/QH10 giải thích “Cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ” như thế nào?
- a Cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ là cơ sở trong đó có một số lượng nhất định chất nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định của Chính phủ;
- b Là cơ sở có chứa nhiều chất có nguy hiểm về cháy, nổ, có khả năng xảy ra cháy lớn;
- c Là cơ sở chứa nhiều chất có nguy hiểm về cháy, nổ, và được sắp xếp, bảo quản không đảm bảo an toàn về PCCC;
- d Là cơ sở có nhiều chất lỏng dễ cháy, nổ.
Câu 23:
Luật PCCC số 27/2001/QH10, quy định cơ quan, đơn vị dưới đây, có trách nhiệm trình duyệt dự án thiết kế về PCCC ?
- a Chủ đầu tư;
- b Cơ quan, đơn vị chủ trì thẩm định;
- c Đơn vị thiết kế;
- d Đơn vị thi công;
Câu 24:
Luật PCCC số 27/2001/QH10, qui định một trong những biện pháp cơ bản đầu tiên trong công tác phòng cháy là gì?
- a Quản lý chặt chẽ và sử dụng an toàn các chất cháy, chất nổ, nguồn lửa nguồn nhiệt, thiết bị và dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt, chất sinh lửa, sinh nhiệt; đảm bảo các điều kiện an toàn về phòng cháy;
- b Quản lý chặt chẽ về sử dụng an toàn các chất cháy, chất nổ, nguồn lửa nguồn nhiệt; đảm bảo các điều kiện an toàn trong sản xuất kinh doanh;
- c Sử dụng an toàn các chất cháy, chất nổ, nguồn lửa nguồn nhiệt, thiết bị và dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt, chất sinh lửa, sinh nhiệt;
- d Định kỳ tự tổ chức kiểm tra công tác an toàn PCCC.
Câu 25:
Luật PCCC số 27/2001/QH10, qui định khi xảy ra cháy tại một cơ sở những người sau đây có mặt ở đám cháy thì ai là người chỉ huy chữa cháy ?
- a Người đứng đầu cơ sở;
- b Đội trưởng đội chữa cháy cơ sở;
- c Tổ trưởng tổ sản xuất;
- d Tổ trưởng tổ bảo vệ.
Câu 26:
Luật PCCC số 27/2001/QH10, qui định khi nhận được lệnh huy động (yêu cầu) của người chỉ huy chữa cháy. Khi đến nơi đã có mặt của lực lượng PCCC&CNCH chuyên nghiệp. Bạn sẽ phải thực hiện như thế nào?
- a Phải nhanh chóng điều động người và phương tiện đến nơi xảy ra cháy để phục vụ chữa cháy và thực hiện theo sự chỉ dẫn của lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp;
- b Nhanh chóng tiếp cận đám cháy, sử dụng các dụng cụ tham gia chữa cháy.
- c Nhanh chóng tiếp cận đám cháy, để cứu người;
- d Nhanh chóng tiếp cận đám cháy và thực hiện theo chỉ dẫn của lực lượng chữa cháy cơ sở;
Câu 27:
Luật PCCC số 27/2001/QH10, qui định lực lượng dân phòng và lực lượng PCCC cơ sở được hưởng chế độ chính sách của Chính phủ trong trường hợp nào sau đây ?
- a Trong thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ và khi trực tiếp tham gia chữa cháy theo quy định của Chính phủ;
- b Chỉ được hưởng khi trực tiếp tham gia chữa cháy;
- c Chỉ được hưởng chế độ chính sách trong thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ;
- d Cả 3 câu trên đều đúng
Câu 28:
Theo Quy định tại Thông tư 05/2021/TT-BCT ngày 02/8/2021 thì Kiểm định an toàn kỹ thuật các thiết bị, dụng cụ điện là:
- a Là việc kiểm tra, thí nghiệm, đánh giá theo quy trình về mức độ an toàn của thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ trước khi đưa vào sử dụng, trong quá trình sử dụng, vận hành.
- b Là việc kiểm tra, thí nghiệm, đánh giá theo quy trình về mức độ an toàn của thiết bị nâng và dụng cụ chịu tải trước khi đưa vào sử dụng, trong quá trình sử dụng, vận hành.
- c Là việc kiểm tra, thí nghiệm định kỳ các thiết bị và dụng cụ điện trước khi đưa vào sử dụng, trong quá trình sử dụng, vận hành.
- d Là việc kiểm tra, thí nghiệm, đánh giá theo quy trình về mức độ an toàn của thiết bị và dụng cụ điện trước khi đưa vào sử dụng, trong quá trình sử dụng, vận hành trên cơ sở các tiêu chuẩn, Quy chuẩn tương ứng
Câu 29:
Theo Quy định tại Thông tư 05/2021/TT-BCT ngày 02/8/2021 thì nội dung nào không thuộc Nội dung huấn luyện cho người làm công việc QLVH đường dây dẫn điện?
- a Đánh giá rủi ro; Quy trình vận hành, quy trình xử lý sự cố đường dây dẫn điện;
- b An toàn khi kiểm tra đường dây dẫn điện; an toàn khi làm việc trên đường dây dẫn điện đã cắt điện hoặc đang mang điện;
- c An toàn khi chặt, tỉa cây trong và gần hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện; làm việc trên cao.
- d An toàn khi kiểm tra thiết bị điện; đưa thiết bị điện vào hoặc ngừng vận hành; làm việc với các thiết bị điện, hệ thống điện một chiều;
Câu 30:
Theo Quy định tại Thông tư 05/2021/TT-BCT ngày 02/8/2021 014 thì nội dung nào không thuộc Nội dung huấn luyện cho người làm công việc QLVH thiết bị điện?
- a Đánh giá rủi ro; Quy trình vận hành, quy trình xử lý sự cố, quy định an toàn cho thiết bị điện, trạm điện;
- b An toàn khi kiểm tra đường dây dẫn điện; an toàn khi làm việc trên đường dây dẫn điện đã cắt điện hoặc đang mang điện;
- c An toàn khi: Kiểm tra thiết bị điện; đưa thiết bị điện vào hoặc ngừng vận hành; làm việc với các thiết bị điện, hệ thống điện một chiều;
- d Phòng cháy, chữa cháy cho thiết bị điện, trạm điện.
Câu 31:
Theo Quy định tại Thông tư 05/2021/TT-BCT ngày 02/8/2021 thì nội dung huấn luyện cho người làm công việc xây lắp điện là:
- a Quy trình vận hành, quy trình xử lý sự cố, quy định an toàn cho thiết bị điện, trạm điện;
- b An toàn khi kiểm tra đường dây dẫn điện; an toàn khi làm việc trên đường dây dẫn điện đã cắt điện hoặc đang mang điện;
- c An toàn khi đào, đổ móng cột; đào mương cáp ngầm; lắp, dựng cột; rải, căng dây dẫn, dây chống sét; lắp đặt thiết bị điện.
- d An toàn khi đào, đổ móng cột; đào mương cáp ngầm; lắp, dựng cột; rải, căng dây dẫn, dây chống sét; lắp đặt thiết bị điện khi những công việc này được thực hiện ở những vị trí gần khu vực có điện.
Câu 32:
Theo Quy định tại Thông tư 05/2021/TT-BCT ngày 02/8/2021 thì nội dung nào không thuộc Nội dung huấn luyện cho người làm công việc thí nghiệm điện?
- a An toàn khi kiểm tra thiết bị điện; đưa thiết bị điện vào hoặc ngừng vận hành; làm việc với các thiết bị điện, hệ thống điện một chiều;
- b Quy trình vận hành, quy trình thí nghiệm, quy định an toàn cho các thiết bị của trạm kiểm định, phòng thí nghiệm.
- c Biện pháp tổ chức đảm bảo an toàn khi thử nghiệm, kiểm định.
- d An toàn điện trong việc tiến hành thử nghiệm, kiểm định các thiết bị, dụng cụ điện, vật liệu điện.
Câu 33:
Theo Quy định tại Thông tư 05/2021/TT-BCT ngày 02/8/2021 thì nội dung huấn luyện cho người làm công việc sửa chữa đường dây dẫn điện là:
- a An toàn khi sửa chữa trên đường dây dẫn điện đã cắt điện hoặc có điện đi độc lập hoặc trong vùng ảnh hưởng của đường dây khác đang vận hành
- b An toàn khi kiểm tra đường dây dẫn điện; an toàn khi làm việc trên đường dây dẫn điện đã cắt điện hoặc đang mang điện;
- c An toàn khi đào, đổ móng cột; đào mương cáp ngầm; lắp, dựng cột; rải, căng dây dẫn, dây chống sét; lắp đặt thiết bị điện.
- d Quy trình vận hành, quy trình xử lý sự cố, quy định an toàn cho thiết bị điện, trạm điện;
Câu 34:
Theo Quy định tại Thông tư 05/2021/TT-BCT ngày 02/8/2021 thì nội dung huấn luyện cho người làm công việc sửa chữa thiết bị điện là:
- a Quy trình vận hành, quy trình xử lý sự cố, quy định an toàn cho thiết bị điện, trạm điện;
- b An toàn khi: Kiểm tra thiết bị điện; đưa thiết bị điện vào hoặc ngừng vận hành; làm việc với các thiết bị điện, hệ thống điện một chiều;
- c Phòng cháy, chữa cháy cho thiết bị điện, trạm điện.
- d An toàn trong khi làm việc với từng loại thiết bị điện.
Câu 35:
Theo Quy định tại Thông tư 05/2021/TT-BCT ngày 02/8/2021 thì nội dung huấn luyện cho người làm công việc treo, tháo, kiểm tra, kiểm định hệ thống đo, đếm điện năng là:
- a An toàn khi treo, tháo, kiểm tra, kiểm định hệ thống đo, đếm điện năng tại vị trí lắp đặt và tại xưởng khi có điện hoặc không có điện.
- b An toàn khi treo, tháo, kiểm tra, kiểm định hệ thống đo, đếm điện năng tại xưởng khi có điện hoặc không có điện.
- c An toàn khi treo, tháo, kiểm tra, kiểm định hệ thống đo, đếm điện năng tại vị trí lắp đặt khi có điện hoặc không có điện.
- d An toàn khi treo, tháo, kiểm tra, kiểm định hệ thống đo, đếm điện năng tại vị trí lắp đặt và tại xưởng khi có điện.
Câu 36:
Theo Quy định tại Thông tư 05/2021/TT-BCT ngày 02/8/2021 thì Nội dung huấn luyện cho điều độ viên hệ thống điện là:
- a Các quy trình quy định liên quan đến công tác điều độ, thao tác, xử lý sự cố, giao nhận đường dây, thiết bị điện thuộc quyền điều khiển giữa điều độ viên với trực ban ĐVQLVH.
- b Các quy trình an toàn khi thao tác, xử lý sự cố, giao nhận đường dây, thiết bị điện thuộc quyền điều khiển giữa điều độ viên với trực ban ĐVQLVH.
- c Các quy trình quy định liên quan đến QLKT thiết bị điện thuộc các ĐVQLVH.
- d Các quy trình quy định liên quan đến an toàn và điều độ, thao tác, xử lý sự cố, giao nhận đường dây, thiết bị điện thuộc quyền điều khiển giữa điều độ viên với trực ban ĐVQLVH.
Câu 37:
Theo Quy định tại Thông tư 05/2021/TT-BCT ngày 02/8/2021 thì nội dung nào không thuộc Nội dung huấn luyện phần thực hành?
- a Cách sử dụng, bảo quản, kiểm tra, thí nghiệm các trang thiết bị an toàn, phương tiện, dụng cụ làm việc phù hợp với công việc của người lao động.
- b Phương pháp tách người bị điện giật ra khỏi nguồn điện và sơ cứu người bị tai nạn điện.
- c Các nội dung xử lý sự cố lưới điện, PCTT và TKCN.
- d Những nội dung thao tác liên quan đến việc bảo đảm an toàn phù hợp với công việc của người lao động.
Câu 38:
Theo Quy định tại Thông tư 05/2021/TT-BCT ngày 02/8/2021 thì việc huấn luyện, cấp Thẻ an toàn điện cho Người vận hành, thí nghiệm, xây lắp, sửa chữa đường dây điện hoặc thiết bị điện ở doanh nghiệp là:
- a Sở Công Thương tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- b Sở LĐTBXH tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- c Người sử dụng lao động của doanh nghiệp hoạt động điện lực.
- d Giám đốc các Công ty phát, truyền tải, phân phối điện.
Câu 39:
Theo Quy định tại Thông tư 05/2021/TT-BCT ngày 02/8/2021 quy định về các tiêu chuẩn của Người huấn luyện phần thực hành là:
- a Phải có trình độ đại học trở lên phù hợp với chuyên ngành huấn luyện.
- b Phải có trình độ đại học trở lên phù hợp với chuyên ngành huấn luyện và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm công tác trong chuyên ngành đó.
- c Phải có trình độ cao đẳng trở lên, thông thạo và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm công việc phù hợp với chuyên ngành huấn luyện.
- d Phải có trình độ cao đẳng trở lên phù hợp với chuyên ngành huấn luyện và có chứng chỉ là giảng viên huấn luyện AT-VSLĐ.
Câu 40:
Theo Quy định tại Thông tư 05/2021/TT-BCT ngày 02/8/2021 quy định về thời gian huấn luyện lần đầu đối với người lao động mới tuyển là:
- a Ít nhất 08 giờ
- b Ít nhất 12 giờ
- c Ít nhất 24 giờ
- d Ít nhất 48 giờ
Câu 41:
Theo Quy định tại Thông tư 05/2021/TT-BCT ngày 02/8/2021 quy định về thời gian huấn luyện định kỳ cho người lao động là:
- a Ít nhất 08 giờ
- b Ít nhất 12 giờ
- c Ít nhất 24 giờ
- d Ít nhất 48 giờ
Câu 42:
Theo Quy định tại Thông tư 05/2021/TT-BCT ngày 02/8/2021 quy định về thời gian huấn luyện lại (do chuyển đổi vị trí, thay đổi bậc ATĐ hoặc công nghệ) cho người lao động là:
- a Ít nhất 08 giờ
- b Ít nhất 12 giờ
- c Ít nhất 24 giờ
- d Ít nhất 48 giờ
Câu 43:
Theo Quy định tại Thông tư 05/2021/TT-BCT ngày 02/8/2021 quy định về cấp Thẻ an toàn điện là:
- a Cấp mới sau khi NLĐ được huấn luyện lần đầu; Khi chuyển đổi công việc; Cấp lại khi NLĐ làm mất, làm hỏng thẻ; Cấp sửa đổi, bổ sung khi thay đổi vị trí công tác.
- b Cấp mới sau khi NLĐ được huấn luyện lần đầu; Khi chuyển đổi công việc; Cấp lại định kỳ sau 05 năm; Cấp sửa đổi, bổ sung khi thay đổi bậc an toàn của NLĐ.
- c Cấp mới sau khi NLĐ được huấn luyện lần đầu; Khi chuyển đổi công việc; Cấp lại khi NLĐ làm mất, làm hỏng thẻ; Cấp sửa đổi, bổ sung khi thay đổi bậc an toàn của NLĐ
- d Cấp mới sau khi bổ nhiệm các vị trí có lien quan đến ATĐ; Khi chuyển đổi công việc; Cấp lại khi NLĐ làm mất, làm hỏng thẻ; Cấp sửa đổi, bổ sung khi thay đổi bậc an toàn của NLĐ.
Câu 44:
Theo Quy định tại Thông tư 05/2021/TT-BCT ngày 02/8/2021 quy định về sử dụng Thẻ an toàn điện như thế nào?
- a Người sử dụng lao động quản lý Thẻ ATĐ và xuất trình khi có yêu cầu của các đoàn thanh tra, kiểm tra về an toàn điện.
- b Người lao động phải mang theo Thẻ ATĐ trong suốt quá trình làm việc, xuất trình Thẻ theo yêu cầu của người cho phép, người sử dụng lao động và những người có thẩm quyền.
- c Người quản lý trực tiếp của người lao động quản lý Thẻ ATĐ và xuất trình khi có yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc của các đoàn thanh tra, kiểm tra về an toàn điện.
- d Mang theo Thẻ ATĐ trong người trong thời gian làm việc hành chính.
Câu 45:
Theo Quy định tại Thông tư 05/2021/TT-BCT ngày 02/8/2021 thì biển báo an toàn điện được chia thành mấy loại:
- a Hai loại: Biển cố định, biển lưu động
- b Ba loại: Biển cấm, biển cảnh báo và biển chỉ dẫn
- c Bốn loại: Biển cấm, biển cảnh báo, biển chỉ dẫn, biển nhắc nhở
- d . Hai loại: Biển vận hành và biển an toàn
Câu 46:
Theo Quy định tại Thông tư 05/2021/TT-BCT ngày 02/8/2021 thì biển “CẤM TRÈO! ĐIỆN ÁP CAO NGUY HIỂM CHẾT NGƯỜI” đặt ở đâu và cách đặt như thế nào?
- a Trên tất cả các cột của đường dây cao áp ở độ cao từ 1,5 m đến 2,5 m so với mặt đất về phía dễ nhìn thấy.
- b Trên tất cả các cột của đường dây hạ áp ở độ cao từ 2,0 m đến 2,5 m so với mặt đất về phía dễ nhìn thấy.
- c Trên tất cả các cột của đường dây cao áp ở độ cao từ 2,0 m trở lên so với mặt đất về phía dễ nhìn thấy.
- d Trên tất cả các cột của đường dây ở độ cao từ 2,0 m đến 2,5 m so với mặt đất về phía dễ nhìn thấy.
Câu 47:
Theo Quy định tại Thông tư 05/2021/TT-BCT ngày 02/8/2021 quy định việc chế tao, đặt, sơn các biển “CẤM TRÈO! …”, “CẤM VÀO! …”, “CẤM LẠI GẦN! …” như thế nào?
- a Phải sơn trực tiếp (đối với khu vực vùng sâu, vùng xa, xã, ấp thuộc các tỉnh, thành phố).
- b Phải lắp đặt biển báo chế tạo rời (đối với khu vực thị trấn, thị tứ và các thị xã, thành phố) vào đúng nơi quy định.
- c Có thể được sơn trực tiếp hoặc lắp đặt biển báo chế tạo rời vào đúng nơi quy định.
- d Ý 1 và ý 2 đúng
Câu 48:
Theo Quy định tại Thông tư 05/2021/TT-BCT ngày 02/8/2021 thì những biển nào có thể được sơn trực tiếp hoặc lắp đặt biển báo chế tạo rời vào đúng nơi quy định.
- a “Cấm vào! Điện cao áp nguy hiểm chết người”
- b “Cấm đóng điện! Có người đang làm việc”
- c “Cấm lại gần! Có điện nguy hiểm chết người”
- d Đáp áp 1 và 3 đúng
Câu 49:
Theo Quy định tại Thông tư 05/2021/TT-BCT ngày 02/8/2021 thì những biển nào có thể được sơn trực tiếp hoặc lắp đặt biển báo chế tạo rời vào đúng nơi quy định.
- a “Cấm vào! Điện cao áp nguy hiểm chết người”
- b “Cấm trèo! Điện cao áp nguy hiểm chết người”
- c “Dừng lại! Có điện nguy hiểm chết người”
- d Đáp áp 1 và 2 đúng
Câu 50:
Theo Quy định tại Thông tư 05/2021/TT-BCT ngày 02/8/2021 thì những biển nào có thể được sơn trực tiếp hoặc lắp đặt biển báo chế tạo rời vào đúng nơi quy định.
- a 1. “Buồng ắc quy! Cẩm lửa”
- b 2. “Cẩm trèo! Điện cao áp nguy hiểm chết người”
- c 3. “Cẩm lại gần! Có điện nguy hiểm chết người”
- d 4. Đáp áp 2 và 3 đúng