Câu 1:
Phát biểu nào sau đây về phạm trù lượng là đúng?
- Lượng là số lượng các sự vật.
- Lượng là phạm trù của số học.
- Lượng là phạm trù của khoa học cụ thể để đo lường sự vật.
- Lượng là phạm trù triết học, chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật về mặt số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu.
Câu 2:
Đâu ÔNG phải là lượng tương ứng của chất "sinh viên giỏi"?
- Điểm số các môn học.
- Thành tích nghiên cứu khoa học sinh viên.
- Thành tích tham gia phong trào tình nguyện.
- Mức độ thường xuyên tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài.
Câu 3:
Hãy chọn phát biểu đúng về phạm trù "độ":
- Độ là phạm trù triết học chỉ khoảng giới hạn trong đó sự thay đổi về lượng có thể làm biến đổi về chất.
- Độ là phạm trù triết học chỉ sự biến đổi về chất và lượng.
- Độ là giới hạn trong đó sự thay đổi về lượng bất kỳ cũng làm biến đổi về chất.
- Độ thể hiện sự thống nhất giữa lượng và chất của sự vật, để chỉ khoảng giới hạn trong đó sự thay đổi về lượng của sự vật chưa làm thay đổi căn bản về chất của sự vật ấy.
Câu 4:
Hãy chỉ ra phán đoán SAI về quan hệ giữa chất và lượng?
- Mỗi chất của sự vật có những lượng tương ứng với nó.
- Mọi sự vật hiện tượng đều là sự thống nhất biện chứng giữa hai mặt chất và lượng.
- Sự phân biệt giữa chất và lượng chỉ là tương đối, giữa chúng không có ranh giới tuyệt đối.
- Sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về chất của sự vật là độc lập với nhau, không liên quan, tác động gì đến nhau.
Câu 5:
Chọn phán đoán SAI về quan hệ giữa chất và lượng:
- Sự phân biệt giữa chất và lượng chỉ là tương đối.
- Mọi sự vật, hiện tượng đều là sự thống nhất giữa chất và lượng.
- Sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về chất của sự vật là độc lập tương đối, không quan hệ tác động đến nhau.
- Sự thay đổi về lượng của sự vật có ảnh hưởng đến sự thay đổi về chất của nó và ngược lại, sự thay đổi về chất của sự vật cũng làm thay đổi về lượng tương ứng.
Câu 6:
Vai trò của quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là chỉ ra:
- Nguồn gốc của sự vận động và phát triển.
- Xu hướng của sự vận động và phát triển.
- Cách thức của sự vận động và phát triển.
- Con đường của sự vận động và phát triển.
Câu 7:
Hãy chọn phán đoán đúng về mặt đối lập:
- Những mặt khác nhau đều coi là mặt đối lập.
- Mặt đối lập là những mặt có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau trong cùng một sự vật.
- Những mặt nằm chung trong cùng một sự vật đều coi là mặt đối lập.
- Mọi sự vật, hiện tượng đều được hình thành bởi sự thống nhất của các mặt đối
Câu 8:
Chọn mệnh để đúng về sự đấu tranh của các mặt đối lập:
- Đấu tranh giữa các mặt đối lập là tạm thời.
- Đấu tranh giữa các mặt đối lập là tuyệt đối.
- Đấu tranh giữa các mặt đối lập là tương đối.
- Đấu tranh giữa các mặt đối lập vừa tuyệt đối vừa tương đối.
Câu 9:
Sự thống nhất của hai mặt đối lập là:
- Sự bài trừ, gạt bỏ lẫn nhau giữa hai mặt đối lập.
- Sự liên hệ, quy định, xâm nhập vào nhau tạo thành một chỉnh thể.
- Hai mặt đối lập giảm dần sự khác biệt.
- Hai mặt đối lập có tính chất, đặc điểm, khuynh hướng phát triển trái ngược nhau.
Câu 10:
Trong phép biện chứng, khái niệm nào được dùng để chỉ sự tác động qua lại theo hướng bài trừ, phủ định lẫn nhau giữa các mặt đối lập?
- Thống nhất giữa các mặt đối lập.
- Đấu tranh giữa các mặt đối lập.
- Chuyển hóa giữa các mặt đối lập.
- Mâu thuẫn giữa các mặt đối lập.
Câu 11:
Hãy chọn phán đoán đúng về mối quan hệ giữa sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập:
- Không có sự thống nhất của các mặt đối lập thì vẫn có sự đấu tranh của các mặt đối lập.
- Không có sự đấu tranh của các mặt đối lập thì vẫn có sự thống nhất của các mặt đối lập.
- Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là không thể tách rời nhau. Không có thống nhất của các mặt đối lập thì cũng không có đấu tranh của các mặt đối lập.
- Sự đấu tranh của các mặt đối lập vừa tương đối, vừa tuyệt đối.
Câu 12:
Đâu là cách đúng đắn để giải quyết mâu thuẫn biện chứng?
- Thủ tiêu các mặt đối lập.
- Chuyển hóa các mặt đối lập.
- Giữ mặt đối lập này và gạt bỏ mặt đối lập khác.
- Kiềm chế các mặt đối lập không cho chúng bộc phát.
Câu 13:
Chỉ ra nhận định SAI về phủ định biện chứng:
- Phủ định biện chứng mang tính khách quan.
- Phủ định biện chứng mang tính kế thừa.
- Phủ định biện chứng là sự tự phủ định.
- Phủ định biện chứng là sự trải qua hai lần phủ định.
Câu 14:
Theo quan điểm siêu hình thì sự phủ định là?
- Sự thay thế sự vật này bằng sự vật khác trong quá trình vận động và phát triển.
- Xoá bỏ hoàn toàn cái cũ, chấm dứt sự phát triển của sự vật.
- Là tiền đề, điều kiện cho sự phát triển liên tục, cho sự ra đời của cái mới thay thế cho cái cũ.
- Là sự kế thừa cái cũ.
Câu 15:
Phủ định biện chứng diễn ra theo hình thức nào?
- Đường thẳng đi lên.
- Đồ thị hình sin.
- Đường dích dắc.
- Đường xoáy ốc đi lên.
Câu 16:
Theo quy luật phủ định của phủ định, kết thúc một chu kỳ phát triển thì sự vật
- Quay trở lại xuất phát điểm ban đầu.
- Kết thúc quá trình phát triển.
- Tiếp tục lặp lại một chu kỳ phát triển như trước.
- Mở ra một chu kỳ phát triển mới trên cơ sở cao hơn.
Câu 17:
Đậu không phải là tính chất chung của phủ định biện chứng:
- Phủ định biện chứng có tính khách quan.
- Phủ định biện chứng có tính phổ biến.
- Phủ định biện chứng có tính đa dạng, phong phú.
- Phủ định biện chứng có tính kế thừa siêu hình.
Câu 18:
Điền từ thích hợp vào chỗ trống (.) trong câu sau: ... là khái niệm dùng để chỉ sự vật, hiện tượng mới ra đời vẫn giữ lại có chọn lọc và cải tạo yếu tố còn thích hợp để chuyển sang chúng, loại bỏ các yếu tố không còn thích hợp của sự vật, hiện tượng cũ đang gây cản trở cho sự phát triển của sự vật, hiện tượng mới.
- Kế thừa biện chứng.
- Kế thừa siêu hình.
- Bảo tồn.
- Phát triển.
Câu 19:
Chỉ ra phát biểu đúng về phủ định của phủ định:
- Phủ định của phủ định có tính chất chu kỳ, đó là sự vật hoàn toàn quay trở lại điểm xuất phát ban đầu.
- Phủ định của phủ định có tính chất khép kín, đó là sự vật hoàn toàn quay trở lại điểm xuất phát ban đầu.
- Phủ định của phủ định có tính chất chu kỳ, đưa sự vật dường như quay trở lại trạng thái cũ, kết thúc một chu kỳ phát triển và mở ra một chu kỳ phát triển mới.
- Phủ định của phủ định có tính chất lặp lại, đưa sự vật quay trở lại trạng thái cũ, kết thúc một chu kỳ phát triển và lặp lại một chu kỳ phát triển như cũ.
Câu 20:
Hãy chỉ ra câu SAI về ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ quy luật phủ định của phủ định:
- Để cái mới ra đời thay thế cái cũ theo đúng quy luật của nó, chúng ta phải nhận dạng được cái mới, ủng hộ cái mới và quan trọng hơn là tạo điều kiện cho cái mới phát triển.
- Để cái mới ra đời thay thế cái cũ theo đúng quy luật của nó, chúng ta cần khắc phục tư tưởng giáo điều, bảo thủ, kìm hãm sự ra đời, phát triển của cái mới.
- Phủ định của phủ định có tính kế thừa, vì vậy, phải có quan điểm biện chứng trong quá trình kế thừa của sự phát triển.
- Phủ định của phủ định có tính kế thừa, vì vậy cần kế thừa hoàn toàn cái cũ để tạo ra phát triển của cái mới.
Câu 21:
Theo quan điểm của triết học Mác - Lênin, bản chất của nhận thức là:
- Tự nhận thức của con người.
- Sự tiến gần của tư duy đến khách thể.
- Quá trình phản ánh thế giới khách quan của mọi sinh vật sống.
- Sự phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc con người trên cơ sở thực tiễn, nhằm tạo ra tri thức mới về hiện thực khách quan.
Câu 22:
Trường phái triết học nào cho rằng nhận thức không phải là sự phản ánh thế giới khách quan bởi con người mà chỉ là sự phản ánh trạng thái chủ quan của con người?
- Chủ nghĩa duy tâm chủ quan.
- Chủ nghĩa duy tâm khách quan.
- Chủ nghĩa duy vật biện chứng.
- Chủ nghĩa duy vật siêu hình.
Câu 23:
Trường phái triết học nào cho rằng: Nhận thức là tự nhận thức của "Tinh thần thể giới" hay "Ý niệm tuyết đối"?
- Chủ nghĩa duy tâm chủ quan.
- Chủ nghĩa duy tâm khách quan.
- Chủ nghĩa duy vật biện chứng.
- Chủ nghĩa duy vật siêu hình.
Câu 24:
Luận điểm sau đây là của nhà triết học nào (1) và được viết trong tác phẩm nào (2): "Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn, đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, nhận thức thực tại khách quan".
- (1) C. Mác; (2) Luận cương về Phoiơ bắc.
- (1) V.I. Lênin; (2) Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán.
- (1) Ph. Ăngghen; (2) Biện chứng của tự nhiên.
- (1) V.I. Lênin; (2) Bút ký triết học.
Câu 25:
Giai đoạn nhận thức diễn ra trên cơ sở sự tác động trực tiếp của các sự vật lên các giác quan của con người là giai đoạn nhận thức nào?
- Nhận thức lý tính.
- Nhận thức lý luận.
- Nhận thức cảm tính.
- Nhận thức khoa học.
Câu 26:
Luận điểm sau đây thuộc lập trường triết học nào: "Cảm giác là hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan".
- Chủ nghĩa duy tâm chủ quan.
- Chủ nghĩa duy tâm khách quan.
- Thuyết nhị nguyên.
- Chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Câu 27:
Nhận thức lý tính được thực hiện dưới những hình thức nào?
- Cảm giác, tri giác và biểu tượng.
- Cảm giác, khái niệm, suy luận.
- Khái niệm, phán đoán, suy luận.
- Tri giác, biểu tượng, khái niệm.
Câu 28:
Chọn cụm từ thích hợp, điền vào chỗ trống để có định nghĩa đúng về phạm trù thực tiễn: "Thực tiễn là toàn bộ.......... có mục đích mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội".
- Hoạt động vật chất.
- Hoạt động tinh thần.
- Hoạt động vật chất và tinh thần.
- Hoạt động sản xuất.
Câu 29:
Phát biểu nào dưới đây là SAI?
- Thực tiễn không phải là toàn bộ hoạt động của con người mà chỉ là những hoạt động vật chất - cảm tính.
- Thực tiễn là những hoạt động mang tính lịch sử - xã hội của con người.
- Thực tiễn là hoạt động có tính mục đích nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội phục vụ con người.
- Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất và tinh thần của con người.
Câu 30:
Hình thức hoạt động thực tiễn cơ bản, đầu tiên là:
- Hoạt động thực nghiệm khoa học.
- Hoạt động nghiên cứu khoa học.
- Hoạt động sản xuất vật chất.
- Hoạt động chính trị - xã hội.
Câu 31:
Điền từ thích hợp vào chỗ trống (--) trong câu sau: . là hoạt động thực tiễn thể hiện tính tự giác cao của con người nhằm biến đổi, cải tạo xã hội, phát triển các thiết chế xã hội, các quan hệ xã hội, v.v..
- Hoạt động thực nghiệm khoa học.
- Hoạt động nghiên cứu khoa học.
- Hoạt động sản xuất vật chất.
- Hoạt động chính trị - xã hội.
Câu 32:
Lựa chọn phát biểu đúng:
- Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý hoàn toàn có tính chất tuyệt đối.
- Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý hoàn toàn có tính chất tương đối.
- Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý vừa có tính chất tuyệt đối, vừa có tính chất tương đối.
- Thực tiễn không phải là tiêu chuẩn khách quan để kiểm tra chân lý.
Câu 33:
Điền từ thích hợp vào chỗ trống (...) trong luận điểm sau của V.I. Lênin: " Con người chứng minh bằng ... của mình sự đúng đắn khách quan của những ý niệm, khái niệm, tri thức của mình, của khoa học của mình".
- Thực tiễn.
- Hành động.
- Lịch sử.
- Nhận thức.
Câu 34:
Thực tiễn là gì?
- Là hoạt động vật chất và hoạt động tinh thần của con người
- Là hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội.
- Là hoạt động tinh thần của con người
- Là hoạt động vật chất, hoạt động tinh thần, hoạt động giải trí của con người
Câu 35:
Thực tiễn đóng vai trò gì đối với nhận thức?
- Là điểm khởi đầu của nhận thức.
- Là đích đến của nhận thức.
- Là cơ sở, độn lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn của chân lý.
- Tồn tại song hành, hỗ trợ quá trình nhận thức.
Câu 36:
Đặc điểm chung của quan niệm duy vật về vật chất thời kỳ cổ đại là:
- Đồng nhất vật chất với nguyên tử.
- Đồng nhất vật chất với khối lượng.
- Tìm nguồn gốc của thế giới ở những dạng vật chất cụ thể.
- Đồng nhất vật chất với ý thức.
Câu 37:
Đâu ÔNG PHẢI là đặc điểm của quan niệm duy vật về vật chất của thời kỳ cận đại?
- Chịu sự tác động mạnh mẽ của phương pháp tư duy siêu hình.
- Chịu sự tác động mạnh mẽ của phương pháp tư duy biện chứng.
- Đồng nhất vật chất với khối lượng.
- Đồng nhất vật chất với nguyên tử.
Câu 38:
Quan niệm cho rằng vật chất là phức hợp của những cảm giác của con người là của trường phái triết học nào?
- Chủ nghĩa duy tâm khách quan.
- Chủ nghĩa duy tâm chủ quan.
- Chủ nghĩa duy vật biện chứng.
- Chủ nghĩa duy vật siêu hình.
Câu 39:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, vật chất là:
- Thực tại khách quan độc lập với ý thức, không phụ thuộc vào ý thức.
- Thực tại khách quan và chủ quan, được ý thức phản ánh.
- Tồn tại ở các dạng vật chất cụ thể, có thể cảm
- Thực tại khách quan không nhận thức được nhận được bằng các giác quan.
Câu 40:
Luận điểm "Vận động, hiểu theo nghĩa chung nhất, - tức được hiểu là một phương thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính cố hữu của vật chất, - thì bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy" là của ai (1) và được viết trong tác phẩm nào (2)?
- (1) Ph. Ăngghen; (2) Biện chứng của tự nhiên.
- (1) Ph. Ăngghen; (2) Chống Đuyrinh.
- (1) C. Mác; (2) Tư bản.
- (1) C. Mác; (2) Luận cương về Phoiơbắc..
Câu 41:
Định nghĩa vật chất được V.I. Lênin viết trong tác phẩm nào?
- Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán.
- Bút ký triết học.
- Nhà nước và Cách mạng.
- Sáng kiến vĩ đại
Câu 42:
V.I. Lênin đã dùng phương pháp nào để định nghĩa phạm trù vật chất?
- Mô tả nhiều đối tượng vật chất cụ thể để rút ra cái chung của chúng.
- Chỉ ra các bộ phận, yếu tố hợp thành cấu trúc của vật chất.
- Đặt phạm trù vật chất đối lập với phạm trù ý thức trên phương diện nhận thu luận cơ bản.
- Quy phạm trù vật chất về khái niệm khác có phạm vi bao quát rộng hơn.
Câu 43:
Ý nghĩa định nghĩa vật chất của V.I. Lênin đối với khoa học là ở chỗ:
- Chỉ ra quan niệm về vật chất của các nhà khoa học cụ thể là sai lầm.
- Định hướng cho sự phất triển của khoa học trong việc nghiên cứu về vật chất: vật chất và ý thức đồng nhất với nhau.
- Định hướng cho sự phát triển của khoa học trong việc nghiên cứu về vật chất: vật chất là vô cùng, vô tận, không sinh ra và không mất đi.
- Giúp cho các nhà khoa học thấy được vật chất là vô hình , không thể nhìn thấy bằng mắt thường
Câu 44:
Tìm ra nhận định đúng:
- V.I. Lênin đã giải quyết vấn cề cơ bản của triết học trên lập trường duy vật siêu hình và khả tri luận.
- V.I. Lênin đã giải quyết vấn đề cơ bản của triết học trên lập trường duy vật biện chứng và bất khả tri luận.
- V.I. Lênin đã giải quyết vấn đề cơ bản của triết học trên lập trường duy vật siêu hình và khả tri luận.
- V.I. Lênin đã giải quyết vấn đề cơ bản của triết học trên lập trường duy vật biện chứng và khả tri luận.
Câu 45:
Lựa chọn nhận định đúng:
- Nguồn gốc của sự vận động là do ý thức tinh thần, tư tưởng quyết định.
- Vận động là kết quả do "cái hích của Thượng đế" tạo ra.
- Nguồn gốc của vận động là do sự tương tác hay sự tác động ở bên ngoài sự vật, hiện tượng.
- Nguồn gốc của vận động là ở trong bản thân sự vật, hiện tượng, do sự tác động của các mặt, các yếu tố trong sự vật, hiện tượng gây ra.
Câu 46:
Chủ nghĩa duy vật biện chứng quan niệm:
- Vận động là tuyệt đối, đứng im là tương đối, tạm thời.
- Đứng im là tuyệt đối, vận động là tương đối
- Vận động và đứng im là tương đối, phát triển là tuyệt đối.
- Vận động và đứng im chỉ là tương đối, tạm thời.
Câu 47:
Xác định mệnh để SAI
- Vật thể không phải là vật chất.
- Vật thể là dạng tồn tại cụ thể của vật chất.
- Vật chất không phải chỉ có một dạng tồn tại là vật thể.
- Vật chất tồn tại thông qua những dạng cụ thể của nó.
Câu 48:
Xác định mệnh để đúng theo quan điểm duy vật biện chứng:
- Các hình thức vận động thấp luôn bao hàm trong nó những hình thức vận động cao hơn.
- Các hình thức vận động cao hiểm khi bao hàm trong nó những hình thức vận động thấp.
- Các hình thức vận động cao không bao hàm trong nó những hình thức vận động thấp hơn.
- Các hình thức vận động cao luôn bao hàm trong nó những hình thức vận động thấp.
Câu 49:
Phát biểu nào dưới đây là SAI?
- Nguồn gốc của ý thức bao gồm nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội.
- Nguồn gốc tự nhiên của ý thức bao gồm bộ não người và thế giới khách quan tác động lên bộ não người.
- Nguồn gốc xã hội của ý thức bao gồm lao động và ngôn ngữ.
- Ý thức là cái vốn có trong bộ óc của con người.
Câu 50:
Điều kiện cần cho sự ra đời của ý thức là:
- Bộ não người.
- Bộ não người và hiện thực khách quan tác động lên bộ não.
- Năng lực chế tạo và sử dụng công cụ lao động.
- Năng lực ngôn ngữ phát triển.
Câu 51:
Điều kiện đủ cho sự ra đời của ý thức là:
- Lao động và ngôn ngữ.
- Bộ não người và hiện thực khách quan.
- Năng lực chế tạo và sử dụng công cụ lao động.
- Ngôn ngữ phát triển với cả tiếng nói và chữ viết.
Câu 52:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng:
- Phản ánh của thế giới vô cơ mang tính sáng tạo.
- Phản ánh không phải là cái vốn có của thế giới vật chất.
- Phản ánh là thuộc tính của mọi dạng vật chất.
- Phản ánh chỉ là ý thức con người tưởng tượng ra.
Câu 53:
Xác định nhận định đúng:
- Ý thức là thuộc tính của mọi dạng vật chất.
- Vật chất sinh ra ý thức giống như "gan tiết ra mật".
- Ý thức là quà tặng của Thượng Đế ban cho con người.
- Ý thức là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao nhất là bộ não con người
Câu 54:
Trình tự sắp xếp nào sau đây là đúng về trình độ các hình thức phản ánh từ phức tạp đến đơn giản của vật chất ?
- Phản ánh ý thức => Phản ánh vật lý, hóa học => phản ánh sinh học => phản ánh tâm lý.
- Phản ảnh vật lý, hóa học => phản ánh sinh học => phản ánh tâm lý => phản ảnh ý thức.
- Phản ánh ý thức => phản ánh tâm lý => phản ánh sinh học => phản ánh vật lý, hóa học.
- Phản ánh ý thức => phản ánh sinh học => phản ánh tâm lý -=>phản ánh vật lý, hóa học,
Câu 55:
Lựa chọn câu đúng:
- Ý thức là một hiện tượng cá nhân thuần túy.
- Ý thức không là hiện tượng cá nhân cũng không là hiện tượng xã hội.
- Ý thức của con người sự hồi tưởng của ý niệm tuyệt đối.
- Ý thức không phải thuần tuý là hiện tượng cá nhân mà là hiện tượng xã hội
Câu 56:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, bản chất của ý thức là
- Sự phản ánh tích cực, năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào trong đầu óc con người.
- Tiếp nhận và xử lý các kích thích từ môi trường bên ngoài vào bên trong bộ não.
- Hình ảnh của thế giới khách quan và suy nghĩ chủ quan
- Quá trình vật chất vận động bên trong bộ não.
Câu 57:
Lựa chọn nhận định đúng:
- Con người không có gì sáng tạo thực sự mà chỉ bắt chước hiện thực khách quan và làm đúng như nó.
- Sự sáng tạo của con người bắt nguồn từ sự phản ánh đúng hiện thực khách quan, đồng thời phát huy tính năng động chủ quan.
- Sự sáng tạo của con người thực chất chỉ là trí tuệ của Thượng đế.
- Việc phát huy tính sáng tạo, năng động, chủ quan không phụ thuộc vào hiện thực khách quan mà là do sự sáng tạo chủ quan của con người.
Câu 58:
Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định rằng:
- Ý thức quyết định vật chất, vật chất có tính độc lập tương đối và tác động trở lại ý thức.
- Ý thức quyết định vật chất, vật chất hoàn toàn độc lập và tác động trở lại ý thức.
- Vật chất quyết định ý thức, ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất.
- Vật chất quyết định ý thức, ý thức hoàn toàn độc lập và tác động trở lại vật chất.
Câu 59:
Xác định câu trả lời đúng theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về vai trò của ý thức:
- Vai trò của ý thức là sự phản ánh sáng tạo thực tại khách quan và đồng thời có sự tác động trở lại thực tại đó thông qua hoạt động thực tiễn của con người.
- Ý thức là cái phụ thuộc vào nguồn gốc sinh ra nó, vì vậy chỉ có vật chất là cái năng động, tích cực.
- Ý thức chỉ là sự sao chép nguyên xi thế giới hiện thực nên không có vai trò gì đối với thực tiễn.
- Ý thức tự nó chỉ làm thay đổi tư tưởng, do đó ý thức hoàn toàn không có vai trò gì đối với thực tiễn.
Câu 60:
Từ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, chúng ta rút ra nguyên tắc phương pháp luận chủ đạo nào cho hoạt động nhận thức và thực tiễn:
- Nguyên tắc toàn diện.
- Nguyên tắc lịch sử - cụ thể.
- Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.
- Nguyên tắc tôn trọng tỉnh khách quan kết hợp với phát huy tính năng động, chủ quan
Câu 61:
Biện chứng khách quan là phạm trù dùng để chỉ...
- Biện chứng của chính quá trình nhận thức thế giới bởi con người.
- Biện chứng của tư duy phản ánh thế giới vào bộ óc con người.
- Biện chứng của bản thân thế giới tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người.
- Sự phản ánh của biện chứng khách quan vào đầu óc con người.
Câu 62:
Phát biểu nào dưới đây là SAI
- Mối liên hệ phổ biến có tính khách quan,
- Mối liên hệ phổ biến có tính đa dạng, phong phú.
- Mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng có tính phổ biến.
- Mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng chỉ là do con người tưởng tượng ra.
Câu 63:
Quan niệm triết học nào cho rằng cơ sở của mối liên hệ các sự vật, hiện tượng là ở tính thống nhất vật chất của thế giới?
- Chủ nghĩa duy vật chất phác.
- Chủ nghĩa duy vật siêu hình.
- Chủ nghĩa duy tâm khách quan.
- Chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Câu 64:
Câu chuyện dân gian nào sau đây đưa ra bài học về sự cần thiết phải có quan điểm toàn diện trong nhận thức?
- Đẽo cày giữa đường.
- Trí khôn của ta đây.
- Cóc kiện trời.
- Thầy bói xem voi.
Câu 65:
Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng:
- Phát triển chỉ là sự tăng lên đơn thuần về lượng.
- Phát triển chỉ là kết quả của cảm giác con người.
- Phát triển chỉ diễn ra trong lĩnh vực xã hội và xét tới cùng cũng chỉ là sự tha hoá của ý niệm tuyệt đối
- Phát triển là sự vận động đi lên, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.
Câu 66:
Từ nguyên lý về sự phát triển của phép biện chứng duy vật, chúng rút ra nguyên tắc phương pháp luận nào cho hoạt động lý luận và thực tiễn?
- Nguyên tắc khách quan.
- Nguyên tắc phát triển.
- Nguyên tắc toàn diện.
- Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.
Câu 67:
Tính hệ thống của các phạm trù và quy luật của phép biện chứng duy vật có nguyên nhân là do:
- Bản thân thế giới là một hệ thống.
- Thế giới tồn tại khách quan, độc lập với ý thức.
- Các mối liên hệ trong thế giới rất phức tạp.
- Do tư tuy con người có năng lực hệ thống hóa.
Câu 68:
Phát biểu nào sau đây là đúng với quan niệm của triết học Mác Lênin?
- Cái chung là cái cái bao trùm toàn bộ cái riêng.
- Chỉ có cái chung tồn tại thực còn cái riêng không tồn tại.
- Chỉ có cái riêng tồn tại thực còn cái chung chỉ là tên gọi trống rỗng.
- Cái chung và cái riêng cùng tồn tại khách quan và giữa chúng có mối quan hệ hữu cơ.
Câu 69:
Vì sao trong nhận thức và hoạt động thực tiễn chúng ta phải phân tích, xem xét kỹ các nguyên nhân gây ra một kết quả nào đó?
- Vì một kết quả do nhiều nguyên nhân sinh ra và các nguyên nhân ấy có vị trí, vai trò như nhau.
- Vì mọi kết quả đều có một nguyên nhân nào đó sinh ra.
- Vì một kết quả do nhiều nguyên nhân sinh ra và các nguyên nhân ấy có vị trí, vai trò khác nhau.
- Vì một nguyên nhân sinh ra nhiều kết quả và các kết quả có vị trí vai trò khác nhau.
Câu 70:
Vì sao trong nhận thức và hoạt động thực tiễn chúng ta không được phủ nhận mối quan hệ nhân - quả?
- Vì mối liên hệ nhân - quả biểu hiện rất phức tạp.
- Vì nguyên nhân và kết quả có sự chuyển hóa lẫn nhau.
- Vì nguyên nhân là cái có trước, kết quả là cái có sau.
- Vì mối liên hệ nhân - quả tồn tại khách quan.
Câu 71:
Điền từ thích hợp vào chỗ trống (...) để có được một định nghĩa đúng: "Phạm trù tất nhiên dùng để chỉ cái do ... của kết cấu vật chất quyết định và trong những điều kiện nhất định, nó phải xảy ra như thế, không thể khác".
- Những nguyên nhân cơ bản, bên trong.
- Những nguyên nhân bên ngoài.
- Những nguyên nhân không cơ bản.
- Những nguyên nhân thứ yếu.
Câu 72:
Triết học Mác - Lênin cho rằng:
- Cả tất nhiên và ngẫu nhiên đều có tính quy luật.
- Ngẫu nhiên mang tính xác suất, chỉ có tất nhiên có tính quy luật.
- Mọi thứ đều là tất nhiên, ngẫu nhiên là cái tất nhiên không có quy luật.
- Tất nhiên và ngẫu nhiên đều không có tính quy luật.
Câu 73:
Điền từ thích hợp vào chỗ trống (...) để có được một định nghĩa đúng: "Triết học Mác - Lênin dùng phạm trù .. để chỉ cách thức liên hệ, tổ chức, sắp xếp các phần tử, yếu tố, bộ phận cấu thành một đối tượng nhất định".
- Bản chất.
- Hiện tượng.
- Nội dung.
- Hình thức.
Câu 74:
Vì sao trong nhận thức và hoạt động thực tiễn ta không được xem nhẹ hình thức?
- Vì hình thức là yếu tố thường xuyên biến đổi.
- Vì hình thức là yếu tố ổn định hơn nội dung.
- Vì hình thức có tính độc lập tương đối đối với nội dung.
- Vì hình thức quyết định nội dung.
Câu 75:
Phạm trù nào được dùng để chỉ tổng thể các mối liên hệ khách quan, tất nhiên, tương đối ổn định bên trong, quy định sự vận động, phát triển của đối tượng và thể hiện mình qua các hiện tượng tương ứng của đối tượng?
- Nội dung.
- Hình thức
- Bản chất.
- Hiện tượng.
Câu 76:
Nhận định nào sau đây là đúng với quan điểm của triết học Mác - Lênin?
- Bản chất và hiện tượng là sản phẩm của tư duy trừu tượng.
- Bản chất và hiện tượng là sản phẩm của ý niệm.
- Bản chất và hiện tượng đối lập nhau, tách rời nhau.
- Bản chất và hiện tượng là hai mặt vừa thống nhất, vừa đối lập với nhau.
Câu 77:
Nhận định nào dưới đây là đúng?
- Trong hoạt động thực tiễn chỉ cần dựa vào khả năng để xác định chủ
- phương hướng, mục đích hành động của mình.
- Trong hoạt động thực tiễn chỉ cần dựa vào hiện thực, không cần tính đến khả năng để xác định chủ trương, phương hướng, mục đích hành động của mình.
- Trong hoạt động thực tiễn cần dựa vào hiện thực và cũng phải tính đến các khả năng để xác định chủ trương, phương hướng, mục đích hành động của mình.
- Trong hoạt động thực tiễn không cần dựa vào hiện thực, mà chỉ cần dựa theo suy nghĩ chủ quan của bản thân để xác định chủ trương, phương hướng, mục đích hành động.
Câu 78:
Nhận định nào dưới đây là SAI?
- Quy luật là những mối liên khách quan, bản chất tất yếu giữa các đối tượng và luôn tác động khi đã hội đủ các điều kiện.
- Quy luật tự nhiên diễn ra tự phát thông qua sự tác động tự phát của các lực lượng tự nhiên.
- Quy luật xã hội hình thành và tác động thông qua hoạt động của con người nhưng lại không phụ thuộc vào ý thức con người.
- Quy luật xã hội hình thành và tác động thông qua hoạt động của con người nên chúng phụ thuộc và biến đổi tùy theo ý thức con người.
Câu 79:
Quy luật từ sự thay đổi về lượng dẫn đến thay đổi về chất và ngược lại nói lên đặc tính nào của sự phát triển?
- Khuynh hướng của sự vận động và phát triển.
- Cách thức của sự vận động và phát triển.
- Nguồn gốc của sự vận động và phát triển.
- Động lực của sự vận động và phát triển.
Câu 80:
Phát biểu nào sau đây về phạm trù chất trong "Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại" là đúng?
- Chất là chất liệu của sự vật.
- Chất là bản chất của sự vật và có mối liên hệ thống nhất với hiện tượng.
- Chất là sự tồn tại khách quan của bản thân sự vật.
- Chất là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính làm cho sự vật là nó chứ không phải là cái khác.