Câu 1:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư liệu sản xuất bao gồm những yếu tố nào?
- Con người và công cụ lao động.
- Con người, công cụ lao động và đối tượng lao động.
- Đối tượng lao động và tư liệu lao động.
- Công cụ lao động và tư liệu lao động.
Câu 2:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, yếu tố nào được coi là nguồn lực cơ bản, vô tận và đặc biệt của sản xuất?
- Người lao động.
- Tư liệu sản xuất.
- Công cụ lao động.
- Phương tiện lao động.
Câu 3:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, khái niệm nào thể hiện sự chín muồi của mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, sự phát triển đến đỉnh cao của cuộc đấu tranh giai cấp?
- Điều kiện khách quan.
- Tình thế cách mạng.
- Thời cơ cách mạng.
- Nhân tố chủ quan.
Câu 4:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, lực lượng nào là người sáng tạo, người gạn
- lọc, lưu giữ, truyền bá và phổ biến các giá trị tinh thần, làm cho nó được chọn lọc, được bảo tồn
- vĩnh viễn?
- Vĩ nhân, lãnh tụ.
- Tầng lớp trí thức.
- Quần chúng nhân dân.
- Giai cấp thống trị.
Câu 5:
“Bản chất con người không phải là một cái gì trừu tượng, cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội”, quan điểm này là của?
- C. Mác.
- V.I. Lênin.
- Ph. Ănghen.
- Hồ Chí Minh.
Câu 6:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, nguyên nhân gây nên hiện tượng tha hóa con người là?
- Sự xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất.
- Sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội.
- Sự biến chất trong bản tính của con người.
- Sự cùng khổ của đời sống kinh tế.
Câu 7:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, bản chất của con người là gì?
- Thiện.
- Ác.
- Không thiện, không ác (mang bản chất tự nhiên).
- Tổng hòa các quan hệ xã hội.
Câu 8:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, trong đấu tranh giai cấp, cơ sở quan trọng nhất của liên minh giai cấp là gì?
- Sự thống nhất về tư tưởng.
- Sự thống nhất về lợi ích cơ bản.
- Sự thống nhất về ý thức chính trị.
- Sự thống nhất về trình độ.
Câu 9:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, sự vận động và phát triển của phương thức sản xuất bắt đầu từ sự biến đổi của yếu tố nào?
- Lực lượng sản xuất.
- Quan hệ sản xuất.
- Cả lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
- Không có yếu tố nào.
Câu 10:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, đâu là nhân tố chủ quan tác động sự vận động, phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất là gì?
- Biện chứng giữa sản xuất vật chất và nhu cầu con người.
- Tính năng động và cách mạng của sự phát triển công cụ lao động và vai trò của người lao động là chủ thể sáng tạo.
- Chủ trương, chính sách đúng đắn của nhà nước.
- Tính kế thừa khách quan của sự phát triển lực lượng sản xuất trong tiến trình lịch sử.
Câu 11:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, nguyên nhân trực tiếp của sự xuất hiện giai cấp là gì?
- Sự phát triển của lực lượng sản xuất làm cho năng suất lao động tăng lên.
- Sự xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất.
- Các cuộc chiến tranh, những thủ đoạn cướp bóc, những hành vi bạo lực trong xã hội.
- Cả ba phương án kia đều đúng.
Câu 12:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, những tri thức, những quan niệm của con người hình thành một cách trực tiếp trong các hoạt động trực tiếp hằng ngày nhưng chưa hệ thống hóa, chưa tổng hợp và khái quát hóa được gọi là gì?
- Ý thức xã hội thông thường hay ý thức thường ngày.
- Ý thức lý luận hay ý thức khoa học.
- Tâm lý xã hội.
- Hệ tư tưởng.
Câu 13:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết cấu xã hội - giai cấp do yếu tố nào quy định
- Trình độ phát triển của phương thức sản xuất.
- Trình độ văn minh của xã hội.
- Nhà nước.
- Thể chế chính trị.
Câu 14:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, giai cấp xuất hiện bắt đầu từ hình thái kinh tế - xã hội nào?
- Cộng sản nguyên thuỷ.
- Chiếm hữu nô lệ.
- Phong kiến.
- Tư bản chủ nghĩa.
Câu 15:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, tồn tại xã hội là gì?
- Là toàn bộ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội.
- Là điều kiện sinh hoạt vật chất và tinh thần của xã hội.
- Là sự tồn tại của quan hệ giữa con người với nhau trong xã hội.
- Là sự tồn tại các hệ thống chính trị, kinh tế với nhau trong xã hội.
Câu 16:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, bản chất của nhà nước là gì?
- Nhà nước là một tổ chức chính trị của một giai cấp thống trị về mặt kinh tế nhằm bảo vệ trật tự hiện hành và đàn áp sự phản kháng của các giai cấp khác.
- Nhà nước là một tổ chức chính trị của một giai cấp thống trị nhằm đảm bảo lợi ích cho tất cả thành viên trong cộng đồng quốc gia - dân tộc.
- Nhà nước là một tổ chức chính trị của giai cấp cách mạng nhằm hiện thực hóa nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân.
- Nhà nước là một tổ chức chính trị trung lập điều hòa mọi mâu thuẫn, xung đột trong xã hội.
Câu 17:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, thực chất của hiện tượng tha hóa con người là?
- Là lao động của con người bị tha hóa.
- Là chức năng của con người bị tha hóa.
- Là sự tha hóa của nền chính trị.
- Là sự tha hóa về tư tưởng.
Câu 18:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, toàn bộ tư tưởng, tình cảm, tâm trạng, thói quen, nếp sống, nếp nghĩ, phong tục, tập quán, ước muốn,... của một người, một bộ phận xã hội hay của toàn thể xã hội hình thành dưới tác động trực tiếp của cuộc sống hằng ngày của họ và phản ánh cuộc sống đó được gọi là gì?
- Ý thức xã hội thông thường hay ý thức thường ngày.
- Ý thức lý luận hay ý thức khoa học.
- Tâm lý xã hội.
- Hệ tư tưởng.
Câu 19:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, trong lực lượng sản xuất, yếu tố nào là yếu tố “động nhất, cách mạng nhất”?
- Người lao động.
- Công cụ lao động.
- Phương tiện lao động.
- Tư liệu lao động.
Câu 20:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, khi điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan đã chín muồi, đó là lúc thuận lợi nhất có thể bùng nổ cách mạng, được gọi là gì?
- Điều kiện khách quan.
- Tình thế cách mạng.
- Thời cơ cách mạng.
- Nhân tố chủ quan.
Câu 21:
Quyền lực nhà nước nằm trong tay giai cấp nào?
- Giai cấp có hệ tư tưởng tiên tiến.
- Giai cấp có cương lĩnh, đường lối chính trị đúng đắn.
- Giai cấp chiếm số lượng đông đảo trong xã hội.
- Giai cấp nắm giữ quyền sở hữu tư liệu sản xuất.
Câu 22:
Quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động vào tự nhiên, cải biến các dạng vật chất của giới tự nhiên nhằm tạo ra của cải vật chất thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của con người được gọi là gì?
- Sản xuất vật chất.
- Phương thức sản xuất.
- Quan hệ sản xuất.
- Sức lao động.
Câu 23:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, chế độ cộng hòa, chế độ cộng hòa đại nghị, chế độ cộng hòa tổng thống, chế độ cộng hòa thủ tướng, chế độ quân chủ lập hiến, nhà nước liên bang…thuộc kiểu nhà nước nào?
- Nhà nước chủ nô quý tộc.
- Nhà nước phong kiến.
- Nhà nước tư sản.
- Nhà nước vô sản.
Câu 24:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, tha hoá con người được đẩy lên cao nhất trong xh nào?
- Trong mọi xã hội, sự tha hóa là như nhau.
- Xã hội thiếu sự ổn định về kinh tế.
- Xã hội tư bản.
- Xã hội thiếu sự ổn định về chính trị.
Câu 25:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, trong quan hệ sản xuất, quan hệ nào giữ vai trò quyết định?
- Quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất.
- Quan hệ trong tổ chức – quản lý quá trình sản xuất.
- Quan hệ trong phân phối kết quả của quá trình sản xuất.
- Cả ba đều có vai trò ngang nhau.
Câu 26:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, những tư tưởng, những quan điểm được tổng hợp, được hệ thống hóa và khái quát hóa thành các học thuyết xã hội dưới dạng các khái niệm, các phạm trù và các quy luật được gọi là gì?
- Ý thức xã hội thông thường hay ý thức thường ngày.
- Ý thức lý luận hay ý thức khoa học.
- Tâm lý xã hội.
- Hệ tư tưởng.
Câu 27:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, trong lực lượng sản xuất, yếu tố nào giữ vai trò quyết định?
- Người lao động.
- Công cụ lao động.
- Phương tiện lao động.
- Tư liệu lao động.
Câu 28:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, trong lịch sử đã từng tồn tại các kiểu nhà nước
- Nhà nước chủ nô quý tộc, nhà nước phong kiến.
- Nhà nước tư sản.
- Nhà nước vô sản.
- Cả ba phương án kia đều đúng.
Câu 29:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, lực lượng cơ bản của xã hội, sản xuất ra toàn bộ của cải vật chất, là tiền đề và cơ sở cho sự tồn tại, vận động và phát triển của mọi xã hội trong mọi thời kỳ lịch sử là ai?
- Vĩ nhân, lãnh tụ.
- Tầng lớp trí thức
- Quần chúng nhân dân.
- Giai cấp thống trị.
Câu 30:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, vai trò của đấu tranh giai cấp là gì?
- Đấu tranh giai cấp là động lực trực tiếp quyết định sự phát triển của xã hội.
- Đấu tranh giai cấp là một trong những động lực cho sự phát triển xã hội.
- Đấu tranh giai cấp là một trong những động lực quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của mọi chế độ xã hội.
- Đấu tranh giai cấp là một trong những động lực trực tiếp, quan trọng của lịch sử trong điều kiện có giai cấp đối kháng.
Câu 31:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, để nhận thức và cải tạo xã hội cần phải xuất phát từ đâu?
- Văn hoá.
- Đời sống tinh thần của xã hội.
- Nền sản xuất vật chất của xã hội.
- Giáo dục.
Câu 32:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, yếu tố nào là cầu nối, liên kết, là mắt xích quyết định, là động lực để quần chúng nhân dân và lãnh tụ thống nhất về ý chí và hành động?
- Lợi ích.
- Hệ tư tưởng.
- Trình độ nhận thức.
- Nhiệm vụ chính trị.
Câu 33:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, trong lực lượng sản xuất, yếu tố nào là thước đo trình độ tác động, cải biến tự nhiên của con người?
- Người lao động.
- Công cụ lao động.
- Phương tiện lao động.
- Tư liệu lao động.
Câu 34:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, cơ sở hạ tầng là gì?
- Đó là đường sá, cầu tàu, bến cảng…phục vụ cho nhiệm vụ phát triển kinh tế của một quốc gia.
- Đó là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội.
- Đó là toàn bộ cơ sở vật chất – kỹ thuật của xã hội.
- Đó là toàn bộ đời sống vật chất của xã hội.
Câu 35:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, lãnh tụ giữ vai trò gì trong lịch sử?
- Chủ thể của lịch sử, lực lượng sáng tạo ra lịch sử.
- Thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển phong trào của quần chúng nhân dân.
- Phân chia lợi ích cho các bộ phận quần chúng nhân dân.
- Cả ba phương án kia đều đúng.
Câu 36:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, bộ phận có quyền lực mạnh nhất trong kiến trúc thượng tầng của xã hội có đối kháng giai cấp là bộ phận nào?
- Nhà nước.
- Tôn giáo.
- Đạo đức.
- Triết học.
Câu 37:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội biểu hiện như thế nào?
- Ý thức xã hội và tồn tại xã hội có vai trò ngang nhau.
- Cả hai tồn tại độc lập, không cái nào quyết định cái nào.
- Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội đồng thời ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội.
- Ý thức xã hội quyết định tồn tại xã hội đồng thời tồn tại xã hội tác động trở lại ý thức xã hội.
Câu 38:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, phương diện nào trong phương thức sản xuất thể hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong quá trình sản xuất vật chất?
- Lực lượng sản xuất.
- Quan hệ sản xuất.
- Đối tượng lao động.
- Tư liệu lao động.
Câu 39:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất thể hiện như thế nào?
- Quan hệ sản xuất quyết định lực lượng sản xuất, lực lượng sản xuất tác động trở lại quan hệ sản xuất.
- Không cái nào quyết định cái nào.
- Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất, quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất.
- Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất.
Câu 40:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, nguồn gốc sâu xa của cách mạng xã hội là
- Do mâu thuẫn về quan điểm chính trị.
- Do mâu thuẫn gay gắt giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất.
- Do mâu thuẫn giữa các tổ chức kinh tế.
- Do mâu thuẫn trong việc phân phối sản phẩm lao động.
Câu 41:
Ai là người khẳng định: “Những thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì mà là ở chỗ chúng sản xuất bằng cách nào, với những tư liệu lao động nào”.
- C. Mác.
- Ph. Ăngghen.
- V. I. Lênin.
- Hồ Chí Minh.
Câu 42:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, phương diện nào trong phương thức sản xuất thể hiện mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất vật chất?
- Lực lượng sản xuất.
- Quan hệ sản xuất.
- Đối tượng lao động.
- Tư liệu lao động.
Câu 43:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, phương thức sản xuất bao gồm những yếu tố
- Lực lượng sản xuất và cơ sở hạ tầng.
- Lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng.
- Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
- Quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng.
Câu 44:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, khi chưa có chính quyền, hình thức đấu tranh nào là cao nhất trong đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản?
- Đấu tranh kinh tế.
- Đấu tranh chính trị.
- Đấu tranh tư tưởng.
- Cả ba phương án kia đều đúng.
Câu 45:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, ngày nay, nhân tố nào đã trở thành “lực lượng sản xuất trực tiếp”?
- Khoa học.
- Người công nhân.
- Công cụ lao động.
- Tư liệu sản xuất.
Câu 46:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, hiện tượng tha hóa của con người diễn ra trong xã hội nào?
- Trong mọi xã hội.
- Trong xã hội có phân chia giai cấp.
- Trong xã hội tư bản.
- Trong xã hội không có nhà nước.
Câu 47:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, trong xã hội có giai cấp, đấu tranh giai cấp chủ yếu và trước hết là cuộc đấu tranh giữa các lực lượng nào?
- Hai giai cấp cơ bản đại diện cho phương thức sản xuất thống trị.
- Hai giai cấp không cơ bản đại diện cho phương thức sản xuất tàn dư.
- Hai giai cấp không cơ bản đại diện cho phương thức sản xuất mầm mống.
- Hai giai cấp có tư tưởng khác nhau trong xã hội.
Câu 48:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, quy luật nào là quy luật cơ bản nhất của sự vận động và phát triển xã hội?
- Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
- Quy luật tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội.
- Quy luật cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng.
- Sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên, do đó không bị chi phối bởi quy luật nào.
Câu 49:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, quần chúng nhân dân gồm những ai?
- Những người lao động sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần.
- Toàn thể dân cư đang chống lại những kẻ áp bức, bóc lột thống trị và đối kháng với nhân dân.
- Những người đang có các hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau, trực tiếp hoặc gián tiếp góp phần vào sự biến đổi xã hội.
- Cả ba phán đoán kia đều đúng.
Câu 50:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, phạm trù nào biểu thị cách thức con người tiến hành quá trình sản xuất ở những giai đoạn lịch sử nhất định?
- Lực lượng sản xuất.
- Quan hệ sản xuất.
- Phương thức sản xuất.
- Lao động.
Câu 51:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết quả của sự tổng kết, sự khái quát hóa các kinh nghiệm xã hội để hình thành nên những quan điểm, những tư tưởng về chính trị, pháp luật, triết học, đạo đức, nghệ thuật, tôn giáo,... được gọi là gì?
- Ý thức xã hội thông thường hay ý thức thường ngày.
- Ý thức lý luận hay ý thức khoa học.
- Tâm lý xã hội.
- Hệ tư tưởng.
Câu 52:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, giai cấp cơ bản là giai cấp như thế nào?
- Có hệ tư tưởng tiến bộ.
- Có cương lĩnh, đường lối chính trị đúng đắn, khoa học.
- Có số lượng rất đông trong xã hội.
- Gắn với phương thức sản xuất thống trị.
Câu 53:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, hình thức cộng đồng nào là cao nhất và phổ biến nhất của xã hội loài người hiện nay?
- Thị tộc.
- Bộ lạc.
- Bộ tộc.
- Dân tộc.
Câu 54:
Sự biến đổi có tính bước ngoặt về chất trong toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội là phương thức chuyển từ một hình thái kinh tế - xã hội lỗi thời lên một hình thái kinh tế - xã hội mới ở trình độ phát triển cao hơn được khái quát bằng phạm trù gì?
- Cách mạng xã hội.
- Đảo chính.
- Biến đổi xã hội.
- Cải cách xã hội.
Câu 55:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, khi giai cấp vô sản chưa có chính quyền, việc tuyên truyền cổ động; đấu tranh trên lĩnh vực báo chí; đấu tranh trên lĩnh vực văn hoá nghệ thuật, ... là những biểu hiện của hình thức đấu tranh nào?
- Đấu tranh kinh tế.
- Đấu tranh chính trị.
- Đấu tranh tư tưởng.
- Đấu tranh ngoại giao.
Câu 56:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, lãnh tụ xuất hiện từ đâu?
- Từ trong phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân.
- Từ trong phong trào đấu tranh của giai cấp tiên tiến.
- Từ trong phong trào đấu tranh của giai cấp lãnh đạo.
- Từ trong phong trào đấu tranh của tầng lớp trí thức.
Câu 57:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, con người là gì?
- Là thực thể vật chất tự nhiên thuần túy.
- Là thực thể chính trị - xã hội.
- Là thực thể sinh học - xã hội.
- Là thực thể siêu tự nhiên, rất đặc biệt.
Câu 58:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, lực lượng căn bản, chủ chốt trong quần chúng nhân dân là?
- Những người lao động sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội.
- Nhóm dân cư đang chống lại những kẻ áp bức, bóc lột thống trị và đối kháng với nhân dân.
- Những người đang có các hoạt động trong lĩnh vực chính trị, trực tiếp hoặc gián tiếp góp phần vào sự biến đổi xã hội.
- Bộ phận dân cư phục tùng sự quản lý của nhà nước, đảm bảo sự phát triển hài hòa của xã hội.
Câu 59:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, lực lượng sản xuất bao gồm những nhân tố
- Tư liệu sản xuất và người lao động.
- Công cụ lao động và người lao động.
- Đối tượng lao động và người lao động.
- Đối tượng lao động và công cụ lao động.
Câu 60:
Hãy chọn quan điểm đúng về Chủ nghĩa duy vật lịch sử?
- Là học thuyết nghiên cứu về lịch sử loài người.
- Là học thuyết nghiên cứu về các dạng vật chất trong lịch sử.
- Là học thuyết nghiên cứu những quy luật, những động lực phát triển xã hội.
- Là học thuyết nghiên cứu về các trường phái của chủ nghĩa duy vật trong lịch sử.
Câu 61:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, điều kiện tiên quyết, cần thiết và chủ yếu quyết định sự hình thành và phát triển của con người cả về phương diện sinh học lẫn phương diện xã hội là gì?
- Lao động.
- Tư duy.
- Ngôn ngữ.
- Não bộ.
Câu 62:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, trong tồn tại xã hội yếu tố nào là yếu tố quyết định
- Phương thức sản xuất.
- Điều kiện tự nhiên.
- Dân số và mật độ dân số.
- Hoàn cảnh địa lý.
Câu 63:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, mối quan hệ giữa quần chúng nhân dân và lãnh tụ thể hiện như thế nào?
- Quần chúng nhân dân là lực lượng đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển của lịch sử xã hội; Lãnh tụ là người dẫn dắt, định hướng cho phong trào, thúc đẩy phong trào phát triển.
- Lãnh tụ là người đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển của lịch sử xã hội; Quần chúng nhân dân là lực lượng tham gia phong trào.
- Cả hai thống nhất biện chứng với nhau, có vai trò ngang nhau.
- Quần chúng nhân dân và lãnh tụ mâu thuẫn với nhau về lợi ích.
Câu 64:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, nguyên nhân sâu xa của sự xuất hiện giai cấp là gì?
- Sự phát triển của lực lượng sản xuất làm cho năng suất lao động tăng lên.
- Sự xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất.
- Các cuộc chiến tranh, những thủ đoạn cướp bóc, những hành vi bạo lực trong xã hội.
- Cả ba phương án kia đều đúng.