Câu 1:
Vấn đề cơ bản của triết học là:
- Vấn đề vật chất và ý thức.
- Vấn đề mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.
- Vấn đề quan hệ giữa con người và thế giới xung quanh.
- Vấn đề lôgic cú pháp của ngôn ngữ.
Câu 2:
Mặt thứ nhất của vấn đề cơ bản của triết học trả lời cho câu hỏi:
- Con người có khả năng nhận thức thế giới hay không?
- Giữa vật chất và ý thức, cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào?
- Vấn đề quan hệ giữa vật chất và ý thức như thế nào?
- Vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại như thế nào?
Câu 3:
Mặt thứ hai của vấn đề cơ bản của triết học trả lời cho câu hỏi:
- Con người có khả năng nhận thức thế giới hay không?
- Giữa vật chất và ý thức thì cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào?
- Vật chất có tồn tại vĩnh viễn hay không?
- Vật chất tồn tại dưới những dạng nào?
Câu 4:
Cơ sở để phân chia các trào lưu triết học thành chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm là:
- Cách giải quyết mặt thứ hai của vấn đề cơ bản của triết học.
- Cách giải quyết vấn đề cơ bản của triết học.
- Cách giải quyết mặt thứ nhất của vấn đề cơ bản của triết học.
- Quan điểm lý luận nhận thức.
Câu 5:
Trong các phát biểu dưới đây, phát biểu nào SAI?
- Phương pháp biện chứng coi nguyên nhân của mọi biến đổi nằm ngoài đối tượng.
- Phương pháp biện chứng nhận thức đối tượng ở trong các mối liên hệ với nhau,ảnh hưởng nhau, ràng buộc nhau.
- Phương pháp biện chứng nhận thức đối tượng ở trạng thái vận động biến đổi, nằm trong khuynh hướng chung là phát triển.
- Phương pháp biện chứng là phương pháp nhận thức khoa học.
Câu 6:
Đặc điểm chung của các quan niệm triết học duy vật thời cổ đại là gì?
- Đồng nhất vật chất với nguyên tử.
- Đồng nhất vật chất với các vật thể.
- Đồng nhất vật chất với khối lượng.
- Đồng nhất vật chất với ý thức.
Câu 7:
Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng?
- Vật chất là nguyên tử.
- Vật chất là nước.
- Vật chất là đất, nước, lửa, không khí.
- Vật chất là hiện thực khách quan.
Câu 8:
Quan niệm của chủ nghĩa duy tâm khách quan về mặt thứ nhất của vấn đề cơ bản của triết học là như thế nào?
- Thừa nhận thế giới vật chất do thực thể tinh thần tạo ra.
- Thừa nhận thế giới vật chất tổn tại khách quan.
- Thừa nhận cảm giác (phức hợp các cảm giác) quyết định sự tồn tại của các sự vật hiện tượng trong thế giới.
- Thừa nhận khả năng nhận thức của con người.
Câu 9:
Chủ nghĩa duy tâm chủ quan có ưu điểm nổi bật nào?
- Giải thích được nguồn gốc, bản chất của cảm giác ý thức của con người.
- Thấy được tính năng động, sáng tạo của cảm giác ý thức của con người
- Thừa nhận cảm giác (phức hợp các cảm giác) quyết định sự tồn tại của các sự vật hiện tượng trong thế giới.
- Thừa nhận khả năng nhận thức của con người.
Câu 10:
Chức năng của triết học Mác - Lênin là:
- Chức năng chú giải văn bản.
- Chức năng làm sáng tỏ cấu trúc ngôn ngữ.
- Chức năng khoa học của các khoa học.
- Chức năng thế giới quan và phương pháp luận.
Câu 11:
Điều kiện kinh tế - xã hội nào ở Tây u nửa đầu thế kỷ XIX đã dẫn đến sự ra đời của triết học Mác?
- Chủ nghĩa tư bản đã hình thành và phát triển
- Cuộc cách mạng công nghiệp phát triển mạnh mẽ ở các nước tư bản phát triển
- Chủ nghĩa tư bản đã phát triển và giai cấp vô sản xuất hiện trên vũ đài lịch sử
- Các phong trào đấu tranh giai cấp nổ ra
Câu 12:
Trong lĩnh vực triết học, C. Mác và Ph. Ăngghen kế thừa trực tiếp những lý luận nào sau đây:
- Chủ nghĩa duy vật cổ đại.
- Thuyết nguyên tử.
- Phép biện chứng trong triết học của Hêghen và quan niệm duy vật trong triết học của Phoiơbắc
- Chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII - XVIII
Câu 13:
Đâu không phải là giá trị khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin?
- Thế giới quan duy vật biện chứng và phương pháp luận biện chứng duy vật.
- Giá trị phế phản đối với chủ nghĩa tư bản; thức tỉnh tỉnh thần nhân văn, đấu tranh giải phóng, phát triển con người và xã hội.
- Giá trị dự báo khoa học và gợi mở lý luận cho các mô hình thực tiễn xã hội chủ nghĩa.
- Đặt nền móng cho sự ra đời của triết học phương Tây hiện đại.
Câu 14:
Phát biểu nào sau đây về vai trò của V.I. Lênin đối với sự ra đời, phát
- triển của chủ nghĩa Mác - Lênin mà anh (chị) cho là đúng nhất?
- V.I. Lênin hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin trong giai đoạn mới.
- V.I. Lênin là người đầu tiên truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào nước Nga.
- V.I. Lênin là người đầu tiên luận chứng về vai trò của giai cấp công nhân trong thời đại mới.
- Cả a, b, c.
Câu 15:
Đâu không phải là nguồn gốc lý luận trực tiếp dẫn tới sự ra trực tiếp dẫn tới sự ra đời của triết học Mác?
- Triết học Cổ điển Đức.
- Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp.
- Triết học khai sáng Pháp.
- Kinh tế chính trị học cổ điển Anh.
Câu 16:
V.I.Lênin có vai trò gì đối với triết học Mác?
- Truyền bá Triết học Mác vào nước Nga.
- Bảo vệ và bổ sung, phát triển triết học Mác trong điều kiện mới.
- Vận dụng triết học Mác vào phong trào đấu tranh của giai cấp công
- Lãnh đạo thành công cuộc cách mạng vô sản Nga.
Câu 17:
Sự thất bại của các phong trào công nhân những năm nửa đầu thế kỷ XIX cho thấy điều gì?
- Các phong trào này thiếu tính tổ chức.
- Các phong trào này thiếu tính linh hoạt.
- Các phong trào này thiếu lý luận khoa học soi đường.
- Các phong trào này mang tính tự phát.
Câu 18:
Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng có ý nghĩa thế nào đối với sự ra đời của Triết học Mác?
- Chứng minh cho sự bảo toàn về mặt năng lượng.
- Chứng minh cho tính thống nhất vật chất của thế giới.
- Chứng minh khả năng vận động, chuyển hóa của sự vật hiện tượng.
- Chứng minh cho mối liên hệ gắn bó giữa triết học và khoa học tự nhiên.
Câu 19:
Chức năng phương pháp luận của triết học Mác - Lênin được hiểu là gì?
- Là phương pháp tối ưu, vạn năng để nhận thức thế giới.
- Cung cấp những nguyên tắc chung nhất để định hướng hoạt động nhận thức và thực tiễn.
- Thay thế các phương pháp nghiên cứu trong các khoa học cụ thể
- Là lý luận về phương pháp của các khoa học
Câu 20:
Thực chất của chủ nghĩa duy vật lịch sử là gì?
- Là một bộ phận cấu thành triết học Mác
- Là quan niệm duy vật về lịch sử và sự phát triển của lịch sử nhân loại
- Là sự vận dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng vào nghiên cứu đời sống xã hội
- Là phương pháp luận của các khoa học tự nhiên và khoa học xã hội