Câu 1:
Một trong những đặc điểm của trụ bì rễ cây thực vật là:
- Tế bào trụ bì thường xếp xuyên tâm tế bào nội bì.
- Là lớp kế ngoài cùng nhất của trung trụ.
- Không có khả năng phân sinh
- Chỉ gồm một lớp tế bào.
Câu 2:
Một trong những đặc điểm mô mềm vỏ ở cấu tạo cấp 1 của rễ cây là:
- Khó để phân biệt hai vùng: mô mềm vỏ ngoài và trong.
- Tế bào vách mỏng cellulose, có thể có yếu tố tiết
- Mô mềm vỏ trong xếp xuyên tâm, mô mềm vỏ ngoài xếp lộn xộn.
- Không có chức năng dự trữ.
Câu 3:
Tầng phát sinh giúp sự phát triển sang cấu tạo cấp 2 của rễ cây lớp Ngọc lan là:
- Tầng phát sinh bần - lục bì và tia tủy.
- Tầng phát sinh bần - lục bì và tầng gỗ.
- Tầng phát sinh trong và tầng phát sinh ngoài
- Tầng phát sinh bần - lục bì và tầng libe.
Câu 4:
Lớp cây thực vật của cây tỏi là:
- Lớp Hành
- Lớp Ngọc lan
- Lớp Sau sau
- Lớp Thông
Câu 5:
Loại rễ cây khoai lang là:
- Rễ chùm
- Rễ bám
- Rễ củ
- Rễ phụ
Câu 6:
Loại cây thực vật có rễ ký sinh là:
- Trầu không
- Hồ tiêu
- Mướp
- Tầm gửi
Câu 7:
Bộ phận hình thành ra bộ phận dùng làm thuốc của cây Bách bộ là:
- Rễ chính của rễ cọc
- Rễ chùm của cây
- Thân chính của cây
- Rễ phụ của cây
Câu 8:
Loại mô sẽ được sinh ra bên trong tầng phát sinh trong các cây lớp Ngọc lan là:
- Gỗ cấp 2
- Libe cấp 2
- Bần
- Lục bì
Câu 9:
Bộ phận của thân cây thực vật nơi mọc ra ra lá và chồi là:
Câu 10:
Bộ phận của thân cây thực vật không dài ra nơi có các gióng ngắn và lá non, được bao bọc bởi các lá bắc chồi được gọi là:
Câu 11:
Bộ phận của thân cây thực vật nơi mọc ra ra lá và chồi là:
Câu 12:
Bộ phận của thân cây nơi tiếp giáp với cổ rễ là
Câu 13:
Đặc điểm đặc trưng để nhận biết loại thân cột của cây thực vật là:
- Thân không phân nhánh, mang một bó lá ở ngọn
- Thân có các tế bào hoá gỗ, phân nhiều nhánh
- Thân rỗng ở các gióng và đặc ở các mấu
- Thân mềm yếu cần có cột để leo bám
Câu 14:
Loại thân rất ngắn, mặt dưới mang rễ, xung quanh mang nhiều lá biến đổi thành vảy mọng nước và chứa nhiều chất dự trữ được gọi là:
- Thân củ
- Thân rễ
- Thân rạ
- Thân hành
Câu 15:
Đặc điểm thân rễ của cây thực vật là:
- Lá biến đổi thành gai
- Lá biến đổi thành vẩy khô
- Không mang lá
- Lá biến đổi thành rễ con
Câu 16:
Lợi ích của thân củ cây thực vật là:
- Chứa chất dự trữ cho cây
- Giúp cho cây đứng vững hơn
- Truyền chất dinh dưỡng cho cây khác sống ký sinh
- Là một biến đổi đặc biệt trong trường hợp cây bị bệnh
Câu 17:
3 loại của thân ngầm của thân cây địa sinh là:
- Thân bò, thân rễ, thân hành.
- Thân bò, thân củ, thân rễ.
- Thân rễ, thân củ, thân hành.
- Thân bò, thân leo, thân rạ.
Câu 18:
Loại thân mọc trên mặt đất là:
- Thân kí sinh.
- Thân khí sinh.
- Thân thủy sinh.
- Thân địa sinh.
Câu 19:
Số phần của thân cây căn cứ vào đặc điểm hình thái gồm là:
- 3 phần.
- 4 phần.
- 5 phần.
- 7 phần.
Câu 20:
Vị trí của tầng phát sinh trong (tầng sinh gỗ) của thân cây thực vật có cấu tạo cấp 2 là:
- Phía trong libe cấp 1 và phía ngoài gỗ cấp 1
- Vị trí không cố định từ biểu bì đến trụ
- Phía trong gỗ cấp 1 và phía ngoài libe cấp 1
- Phía trong lục bì và phía ngoài bần
Câu 21:
Bộ phận tạo gai của cây bưởi là:
- Lá biến đổi thành gai.
- Cành biến đổi thành gai.
- Lông che chở biến đổi thành gai.
- Thân biến đổi thành gai.
Câu 22:
Đặc điểm thân hành của thân cây thực vật là:
- Áo có các lá mọng nước úp lên nhau kiểu lợp ngói.
- Xung quanh mang những lá biến đổi chứa nhiều chất dự trữ.
- Vảy có các vảy ngoài cùng khô, chết
- Nằm ngang, rất ngắn, mặt dưới mang rễ.
Câu 23:
Thân cây xuất hiện cấu tạo cấp 2 là do sự hoạt động của tầng phát sinh là:
- Bần - lục bì, libe –bần
- Bần - lục bì, libe-gỗ.
- Libe-gỗ, bần –gỗ
- Bần - lục bì, bần –gỗ
Câu 24:
Cấu tạo cấp 1 của thân cây lớp Ngọc lan gồm các phần là:
- Tầng lông hút, vỏ cấp 1, trụ giữa.
- Biểu bì, mô mềm vỏ, bó libe-gỗ.
- Biểu bì, vỏ cấp 1, trụ giữa.
- Tầng lông che chở, vỏ cấp 1, trụ giữa.
Câu 25:
Các phần vùng trụ giữa ở cấu tạo cấp 1 của thân cây thực vật là:
- Bó dẫn, trụ bì, nội bì, tia ruột, ruột.
- Bó dẫn, trụ bì, tia ruột, ruột.
- Mô mềm vỏ, trụ bì, nội bì, bó dẫn.
- Bó dẫn và mô mềm ruột.
Câu 26:
Bó libe gỗ trong trụ giữa của cấu tạo cấp 1 thân cây lớp Hành có đặc điểm là:
- Gồm nhiều bó, xếp không có trật tự
- Có 1 bó, xếp không có trật tự
- Nhiều, xếp trật tự thành 1 vòng
- Gồm nhiều bó, xếp trật tự thành 1 vòng
Câu 27:
Đặc điểm tạo ra sự khác nhau cơ bản của cây thực vật thân gỗ và cây thực vật thân cột là:
- Độ cứng của thân cây.
- Khả năng phân nhánh của thân.
- Độ cao của thân cây.
- Thời gian sống của cây.
- Đáp án B
Câu 28:
Loại thân cây thực vật có các tế bào hoá gỗ và phân nhánh nhiều là:
- Thân cột
- Thân rạ
- Thân leo
- Thân gỗ
Câu 29:
Vị trí hình thành ra cành cây thực vật là:
- Mấu.
- Chồi bên.
- Gióng
- Chồi ngọn
Câu 30:
Chồi bên của cây thực vật được phân thành 2 loại là:
- Chồi hoa và chồi ngọn.
- Chồi hoa và chồi lá.
- Chồi ngọn và chồi lá.
- Chồi ngọn và chồi thân.
Câu 31:
Họ thực vật có đặc trưng mặt cắt ngang thân cây có hình ngũ giác là:
- Họ Bạc hà (Lamiaceae)
- Họ Cau (Araceae)
- Họ Bí (Cucurbitaceae)
- Họ Lúa (Poaceae)
Câu 32:
Loại cây thực vật có thân củ là:
- Bách bộ
- Cà rốt
- Sắn
- Khoai lang
Câu 33:
Hình dạng khi cắt ngang thân chính của các cây thuộc họ Bạc hà là:
- Hình tròn
- Hình vuông
- Hình ngũ giác
- Hình dẹt
Câu 34:
Loại cây thực vật thuộc loại thân rạ là:
- Cây cau, cây trúc đào, cây hành
- Cây dừa, cây quế, cây bạc hà
- Cây tre, cây lúa, cây trúc
- Cây rau má, cây gừng, cây nghệ
Câu 35:
Loại cây thực vật thuộc loại thân cột là:
- Cây cau, cây trúc đào, cây tre
- Cây dừa, cây cau, cây cọ
- Cây mía, cây tía tô, cây kinh giới
- Cây cọ, cây cau, cây tía tô
Câu 36:
Loại cây thuốc có thân rễ là:
- Cây gừng, cây cau, cây nghệ
- Cây gừng, cây nghệ, cây giềng
- Cây nghệ, cây lá lốt, cây su hào
- Cây giềng, cây trúc đào, cây tía tô
Câu 37:
Bộ phận tạo thành gai của cây xương rồng là:
- Cành.
- Lá.
- Tế bào biểu bì.
- Thân
Câu 38:
Loại thân của cây su hào, cây khoai tây, cây củ dền là:
- Thân hành
- Thân rễ
- Thân củ
- Thân đứng
Câu 39:
Loại thân của cây trúc đào, cây cau, cây tre, cây lúa là:
- Thân hành
- Thân rễ
- Thân củ
- Thân đứng
Câu 40:
Ba phần chính của lá cây thực vật căn cứ vào đặc điểm hình thái là:
- Cuống lá, gân lá và thịt lá.
- Lá kèm, lưỡi nhỏ và bẹ chìa.
- Bẹ lá, cuống lá và phiến lá.
- Lá kèm, cuống lá và phiến lá.
Câu 41:
Ba phần phụ của lá cây thực vật căn cứ vào đặc điểm hình thái là:
- Bẹ chìa, lưỡi nhỏ, cuống lá.
- Bẹ chìa, lưỡi nhỏ, lá kèm.
- Bẹ chìa, phiến lá, lá kèm.
- Bẹ chìa, lưỡi nhỏ, gân lá.
Câu 42:
Bộ phận nhỏ, mỏng mọc ở gốc cuống lá cây thực vật gọi là:
- Lá kèm
- Bẹ chìa
- Lưỡi nhỏ
- Bẹ lá
Câu 43:
Màng mỏng nhỏ ở nơi phiến lá nối với bẹ lá cây thực vật gọi là:
- Lá kèm
- Bẹ chìa
- Lưỡi nhỏ
- Bẹ lá
Câu 44:
Màng mỏng ôm thân ở phía trên chỗ cuống lá đính vào thân cây thực vật gọi là:
- Lá kèm
- Bẹ chìa
- Lưỡi nhỏ
- Bẹ lá
Câu 45:
Bộ phận làm nhiệm vụ quang hợp của lá gọi là:
- Lá kèm
- Bẹ chìa
- Phiến lá
- Bẹ lá
Câu 46:
Vị trí lá đính vào thân cây thực vật gọi là:
- Chồi ngọn.
- Gióng.
- Thân chính.
- Mấu.
Câu 47:
Dạng gân lá cây có 1 gân chính và các gân phụ rẽ ra từ gân chính về phía mép lá với độ dài gần bằng nhau và gần song song với nhau gọi là:
- Gân chân vịt
- Gân lông chim
- Gân song song
- Gân hình mạng
Câu 48:
Đặc điểm mép lá nguyên của cây thực vật là:
- Mép lá nhẵn, không bị cắt hay khía răng cưa
- Mép lá lượn sóng
- Mép lá khía răng cửa nhỏ đều
- Mép lá khía tai bèo với răng hình con sò
Câu 49:
Cách sắp xếp lá trên cành kiểu ở mỗi đốt xuất hiện nhiều hơn hai lá gọi là:
- Mọc đối
- Mọc vòng
- Mong so le
- Mọc đối chéo chữ thập
Câu 50:
Loại lá kép có các lá chét xuất phát từ một điểm chung ở đầu cuống lá gọi là:
- Lá kép lông chim 1 lần
- Lá kép lông chim 2 lần
- Lá kép lông chim 3 lần
- Lá kép chân vịt
Câu 51:
Loại lá cây thực vật có các lá nhỏ mọc ra từ các cuống lá phụ của một cuống chính gọi là:
- Lá kèm
- Lá chét
- Lá đơn
- Lá kép
Câu 52:
Phần nằm dưới biểu bì, mô nâng đỡ của lá cây lớp Hành là:
- Mô cứng.
- Hạ bì.
- Mô mềm.
- Mô dày.
Câu 53:
Họ cây thực vật có bẹ chìa là:
- Họ Rau răm (Polygonaceae)
- Họ lúa (Poaceae)
- Họ gừng (Zingiberaceae)
- Họ Cam (Rutaceae)
Câu 54:
Đặc điểm của lá cây lớp Ngọc lan là:
- Gân lá hình chân vịt
- Gân lá song song.
- Gân lá hình lông chim
- Gân lá hình cung.
Câu 55:
Đặc điểm của lá cây lớp Hành là:
- Gân lá hình chân vịt
- Gân lá song song.
- Gân lá hình lông chim
- Gân lá hình cung.
Câu 56:
Đặc điểm của lá cây lớp Hành là:
- Không có lỗ khí
- Chỉ có lỗ khí ở biểu bì dưới.
- Nhiều bó libe gỗ xếp thành hàng.
- Dưới biểu bì thường là mô dày.
Câu 57:
Đặc điểm của lá cây lớp Hành khác với lá cây lớp Ngọc lan là:
- Cả hai lớp biểu bì của lá cây đều có lỗ khí
- Thịt lá cây có mô mềm cấy tạo đồng thể
- Thịt lá cây có mô mềm cấy tạo dị thể
- Biểu bì dưới của lá cây thường có lớp mô dày
Câu 58:
Đặc điểm của lá cây lớp Ngọc lan là:
- Biểu bì trên không có lỗ khí, biểu bì dưới có lỗ khí
- Biểu bì trên có lỗ khí, biểu bì dưới không có lỗ khí
- Cả biểu bì trên và biểu bì dưới đều có lỗ khí
- Cả biểu bì trên và biểu bì dưới đều không có lỗ khí
Câu 59:
Đặc điểm của lá cây lớp Hành là:
- Phiến lá gồm các phần biểu bì trên, biểu bì dưới, thịt lá
- Thường có một lớp mô dày làm nhiệm vụ nâng đỡ
- Các bó libe gỗ ở gân lá xếp thành hình một vòng cung hay vòng tròn
- Không có mô dày nên mô cứng phát triển
Câu 60:
Cấu tạo của mặt trên và mặt dưới của thịt lá cây thực vật cấu tạo bởi những thứ mô khác nhau thì gọi là:
- Đồng thể bất đối xứng
- Dị thể đối xứng
- Dị thể bất đối xứng
- Đồng thể đối xứng
Câu 61:
Họ cây mà vách tế bào biểu bì của lá có khảm thêm chất silic là:
- Họ Lúa (Poaceae)
- Họ Hành (Liliaceae)
- Họ Bạc hà (Lamiaceae)
- Họ Cam (Rutaceae)
Câu 62:
Mục đích của lá cây lạc tiên biến đổi thành tua cuốn là:
- Giảm bớt sự thoát hơi nước
- Thích nghi điều kiện sống
- Tăng cường bảo vệ cây
- Phù hợp với khả năng bắt mồi
Câu 63:
Cây thực vật có bẹ lá ôm vào nhau tạo thành thân giả là:
- Cây chuối
- Cây cau
- Cây ngô
- Cây tre
Câu 64:
Loại lá của cây rau ngót là:
- Lá đơn
- Lá kép lông chim 1lần lẻ
- Lá kép lông chim 1 lần chẵn
- Lá kép chân vịt
Câu 65:
Loại lá của cây lúa là:
- Gân lá hình chân vịt.
- Gân lá song song.
- Gân lá tỏa tròn
- Gân lá hình cung.
Câu 66:
Họ cây thực vật có lông tiết hình đĩa trên lá là:
- Họ hoa hồng (Rosaceae)
- Họ Bạc hà (Lamiaceae)
- Họ Hoa tán (Apiaceae)
- Họ Cam (Rutaceae)
Câu 67:
Họ cây thực vật có túi tiết tinh dầu trên lá là:
- Họ hoa hồng (Rosaceae)
- Họ Bạc hà (Lamiaceae)
- Họ Hoa tán (Apiaceae)
- Họ Cam (Rutaceae)
Câu 68:
Bộ phận có màu xanh lục của đài hoa gọi là:
- Cánh đài
- Lá đài
- Lá kèm
- Lá bắc
Câu 69:
Bộ phận có hình dáng và mầu sắc như cánh hoa của đài hoa gọi là:
- Cánh đài
- Lá đài
- Lá kèm
- Lá bắc
Câu 70:
Bộ phận không sinh sản trong cấu trúc của hoa là:
- Bộ nhị, bộ nhuỵ
- Đài hoa, tràng hoa
- Đài hoa, bộ nhi
- Tràng hoa, bộ nhuỵ
Câu 71:
Bộ phận sinh sản trong cấu trúc của hoa là:
- Bộ nhị, bộ nhuỵ
- Đài hoa, tràng hoa
- Đài hoa, bộ nhi
- Tràng hoa, bộ nhuỵ
Câu 72:
Các phần chính trong cấu trúc của hoa là:
- Lá bắc, bộ nhị, bộ nhụy.
- Cuống hoa, bao phấn, bầu.
- Hạt phấn, noãn.
- Bao hoa, bộ nhị, bộ nhụy.