Danh sách câu hỏi
Câu 1: Loại thể sống nhỏ có vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp ra protein ở tế bào thực vật là:
  • Ty thể
  • Thể lạp
  • Thể golgi
  • Thể ribo
Câu 2: Vai trò của thể tơ trong tế bào thực vật là:
  • Tham gia vào quá trình hô hấp và tạo năng lượng của tế bào.
  • Tham gia vào quá trình đồng hoá của tế bào thực vật.
  • Tham gia tạo màng khung của tế bào thực vật.
  • Tham gia vào quá trình tổng hợp chất béo của thực vật.
Câu 3: Vai trò của thể golgi trong tế bào thực vật là:
  • Tham gia vào quá trình hô hấp và tạo năng lượng
  • Tham gia vào quá trình đồng hoá
  • Tham gia tạo màng khung
  • Tham gia vào quá trình tổng hợp protein
Câu 4: Phần của tế bào thực vật khi nhuộm phẩm màu đỏ carmin và xanh methylen sẽ bắt màu là:
  • Chất tế bào
  • Vách tế bào
  • Nhân tế bào
  • Ty thể
Câu 5: Cơ thể thực vật dạng đa bào là:
  • Sợi đay
  • Lông lá nhót
  • Sợi gai
  • Tép bưởi
Câu 6: Thứ tự xuất hiện của các thành phần vách tế bào cây thực vật là:
  • Vách sơ cấp và phiến giữa xuất hiện cùng lúc, vách thứ cấp sau cùng.
  • Vách sơ cấp, phiến giữa, vách thứ cấp.
  • Vách sơ cấp, vách thứ cấp, phiến giữa.
  • Phiến giữa, vách sơ cấp, vách thứ cấp.
Câu 7: Thành phần vách sơ cấp của tế bào thực vật là:
  • Cellulose.
  • Cellulose và pectin.
  • Cellulose và chất bần.
  • Cellulose và chất gỗ
Câu 8: Ở các tế bào mô gỗ, phiến giữa thường là:
  • Hoá gỗ
  • Bị phân huỷ
  • Phát triển dày lên
  • Hoá cellulose
Câu 9: Số lượng mô thực vật được phân loại theo chức phận sinh lý là:
  • 5 loại
  • 6 loại
  • 7 loại
  • 8 loại
Câu 10: Phân loại mô thực vật theo hình dạng, kích thước tế bào bao gồm là:
  • Mô mềm và mô tế bào hình thoi
  • Mô mềm và mô phân sinh
  • Mô tế bào hình thoi và mô nâng đỡ
  • Mô phân sinh và mô dẫn
Câu 11: Mô thực vật cấu tạo bởi những tế bào còn khả năng sinh sản được gọi là:
  • Mô vĩnh viễn
  • Mô mềm
  • Mô tế bào hình thoi
  • Mô phân sinh
Câu 12: Cấu tạo của mô phân sinh cấp 1 (sơ cấp) trong quá trình phát triển cơ thể thực vật là:
  • Mô phân sinh ngọn, mô phân sinh bên
  • Mô phân sinh ngọn, mô phân sinh lóng
  • Mô phân sinh bên, mô phân sinh lóng
  • Mô phân sinh bên
Câu 13: Lớp được phát sinh ra bên ngoài tầng phát sinh bần – lục bì (tầng sinh vỏ) là:
  • Bần
  • Vỏ lục
  • Libe
  • Gỗ
Câu 14: Lớp được sinh ra bên trong tầng phát sinh bần – lục bì (tầng sinh vỏ) là:
  • Bần
  • Vỏ lục
  • Libe
  • Gỗ
Câu 15: Lớp được phát sinh ra bên ngoài tầng phát sinh libe – gỗ (tầng sinh gỗ) là:
  • Bần
  • Vỏ lục
  • Libe
  • Gỗ
Câu 16: Lớp được sinh ra bên trong tầng phát sinh libe – gỗ (tầng sinh gỗ) là:
  • Bần
  • Vỏ lục
  • Libe
  • Gỗ
Câu 17: Loại mô cấu tạo bởi những tế bào sống chưa phân hoá nhiều, vách mỏng bằng cellulose là:
  • Mô dày
  • Mồ cứng
  • Mô mềm
  • Mô dẫn
Câu 18: Vị trí của mô mềm hấp thụ trong cây thực vật là:
  • Lá cây
  • Thân cây
  • Hoa
  • Rễ cây
Câu 19: Vị trí của mô mềm đồng hoá trong cây thực vật là:
  • Lông hút rễ cây
  • Biểu bì lá và thân non
  • Vỏ quả
  • Bao hoa
Câu 20: Chất có chứa trong tế bào lông ngứa của cây thực vật là:
  • Acid formic
  • Acid citric
  • Acid oxalic
  • Acid acetic
Câu 21: Một trong những đặc điểm của mô che chở trong cây thực vật là:
  • Hấp thụ nước và muối vô cơ
  • Điều hoà sự bay hơi nước
  • Giúp cây dài ra ở đầu ngọn thân và rễ
  • Có chức năng quang hợp
Câu 22: Một trong những đặc điểm của biểu bì trong cây thực vật là:
  • Cấu tạo bởi một lớp tế bào sống bao bọc cây
  • Có một lớp tế bào sống chưa phân hóa nhiều
  • Các vách tế bào đã biến thành chất bần
  • Cấu tạo bởi những tế bào hình chữ nhật
Câu 23: Loại mô thực vật có chứa lông tiết trong cây là:
  • Mô mềm
  • Mô che chở
  • Mô tiết
  • Mô dẫn
Câu 24: Một trong những đặc điểm của tế bào biểu bì là:
  • Có lớp cutin thấm nước và khí
  • Phủ bên ngoài rễ, thân, lá
  • Là các tế bào chết
  • Gồm nhiều lớp tế bào xếp chồng lên nhau
Câu 25: Nội dung nghiên cứu của hình thái học thực vật là:
  • Hình dạng bên ngoài của cây
  • Cấu tạo bên trong của cây
  • Quá trình phát triển của cây
  • Sự phân bố của cây trong tự nhiên
Câu 26: Nội dung nghiên cứu của giải phẫu học thực vật là:
  • Hình dạng bên ngoài của cây
  • Cấu tạo vi học bên trong của cây
  • Quá trình phát triển của cây
  • Sự phân bố của cây trong tự nhiên
Câu 27: Nội dung nghiên cứu của hệ thống học thực vật là:
  • Cấu tạo bên trong của cây
  • Quá trình phát triển của cây
  • Cách sắp xếp các thực vật thành từng nhóm
  • Sự phân bố của cây trong tự nhiên
Câu 28: Bộ phận dùng làm thuốc của một cây là:
  • Bộ phận dễ thu hái nhất tr*ong cây
  • Bộ phận chứa hoạt chất chữa bệnh
  • Bộ phận sinh sản của cây
  • Bộ phận sinh trưởng của cây
Câu 29: Chữ cái có cách đọc giống tiếng Việt trong bảng chữ cái Latin là:
  • Y
  • E
  • G
  • I
Câu 30: Chữ cái đóng vai trò phụ âm trong tiếng Latin là:
  • L
  • U
  • O
  • A
Câu 31: Chữ cái đóng vai trò nguyên âm trong tiếng Latin là:
  • C
  • D
  • E
  • T
Câu 32: Nguyên âm kép trong tiếng Latin là:
  • ae
  • ch
  • rh
  • ph
Câu 33: Phụ âm kép trong tiếng Latin là:
  • ch
  • tr
  • ng
  • gi
Câu 34: Phụ âm kép trong tiếng Latin là:
  • kh
  • th
  • nh
  • qu
Câu 35: Bộ phận của cây được gọi theo tiếng Latin “radix” là:
  • Thân
  • Quả
  • Rễ
Câu 36: Bộ phận của cây được gọi theo tiếng Latin “folium” là:
  • Thân
  • Quả
  • Rễ
Câu 37: Bộ phận của cây được gọi theo tiếng Latin “fructus” là:
  • Thân
  • Quả
  • Rễ
Câu 38: Vỏ thân, vỏ cành của cây trong tiếng Latin gọi là:
  • Pericarpium
  • Cortex
  • Tuber
  • Rhizoma
Câu 39: Từ chỉ họ của cây thực vật được viết bằng tiếng Latin là:
  • Araliaceae
  • Aralia
  • Aralialus
  • Araliopsida
Câu 40: Cách viết tên một cây thuốc bằng tiếng Latin là:
  • Tên họ, tên chi, tên loài, tên tác giả
  • Tên chi, tên loài, tên họ, tên tác giả
  • Tên chi, tên loài, tên tác giả, tên họ
  • Tên loài, tên chi, tên họ, tên tác giả
Câu 41: Tên latin của cây dược liệu gừng là:
  • Citrus japonica, Rutaceae
  • Houttuynia cordata, Saururaceae
  • Zingiber officinal, Zingiberaceae
  • Alpinia officinarum, Zingiberaceae
Câu 42: Tên latin của cây dược liệu rau sam là:
  • Coix lachryma-jobi, Poaceae
  • Polygonum odoratum, Polygonaceae
  • Portulaca oleracea, Portulacaceae
  • Uncaria sp., Rubiaceae
Câu 43: Tên latin của cây dược liệu trầu không là:
  • Piper betle, Piperaceae
  • Piper lolot, Piperaceae
  • Plantago major, Plantaginaceae
  • Coix lachryma-jobi, Poaceae
Câu 44: Tên latin của cây dược liệu lạc tiên là:
  • Cinnamomum camphora, Lauraceae
  • Allium fistulosum, Liliaceae
  • Nelumbo nucifera, Nelumbonaceae
  • Passiflora coerulea, Passifloraceae
Câu 45: Tên latin của cây dược liệu tía tô là:
  • Perilla frustescens, Lamiaceae
  • Elsholtzia ciliate, Lamiaceae
  • Coleus aromaticus, Lamiaceae
  • Ocimum sp., Lamiaceae
Câu 46: Tên latin của cây dược liệu nhọ nồi là:
  • Artemisia vulgaris, Asteraceae
  • Chrysanthemum indicum, Asteraceae
  • Eclipta prostrate, Asteraceae
  • Wedelia chinensis, Asteraceae
Câu 47: Tên latin của cây dược liệu ngưu tất là:
  • Achiranthes bidentata, họ Rau dền (Amaranthaceae)
  • Ophiopogon japonicas, họ Thiên môn đông (Asparagaceae)
  • Panax ginseng, họ Nhân sâm (Araliaceae)
  • Centalla asiatica, họ Hoa tán (Apiaceae)
Câu 48: Tên latin của cây dược liệu rau má là:
  • Achiranthes bidentata, họ Rau dền (Amaranthaceae)
  • Ophiopogon japonicas, họ Thiên môn đông (Asparagaceae)
  • Panax ginseng, họ Nhân sâm (Araliaceae)
  • Centalla asiatica, họ Hoa tán (Apiaceae)
Câu 49: Tên latin của cây dược liệu kim ngân hoa là:
  • Lonicera japonica, Caprifoliaceae
  • Rosa chinensis, Rosaceae
  • Hibiscus rosa- sinensis, Malvaceae
  • Styphnolobium japonicum, Fabaceae
Câu 50: Tên latin của cây dược liệu sài đất là:
  • Allium fistulosum, họ Hành (Liliaceae)
  • Polygonum odoratum, Họ rau răm (Polygonaceae)
  • Wedelia chinensis, họ Cúc (Asteraceae)
  • Coix lachryma-jobi, họ Lúa (Poaceae)
Câu 51: Tên latin của cây dược liệu húng chanh là:
  • Nerium oleander, họ Trúc đào (Apocynaceae)
  • Coleus aromaticus, họ Bạc hà (Lamiaceae)
  • Allium fistulosum, họ Hành (Liliaceae)
  • Polygonum odoratum, Họ rau răm (Polygonaceae)
Câu 52: Tên latin của cây dược liệu hương nhu là:
  • Passiflora coerulea, họ Lạc tiên (Passifloraceae)
  • Ocimum sp., họ Bạc hà (Lamiaceae)
  • Plantago major, họ Mã đề (Plantaginaceae)
  • Houttuynia cordata, họ Lá giấp (Saururaceae)
Câu 53: Đơn vị cấu tạo tế bào thực vật là:
  • Giải phẫu cơ bản của cơ thể sống
  • Sinh lý cơ bản của cơ thể sống
  • Giải phẫu sinh lý cơ bản của cơ thể sống
  • Chuyển hóa cơ bản của cơ thể sống
Câu 54: Kích thước trung bình của tế bào mô phân sinh thực vật bậc cao là:
  • 10 - 20 µm.
  • 10 - 100 nm.
  • 10 - 30 µm.
  • 40 - 70 µm.
Câu 55: Tên gọi nội dung của tế bào thực vật trừ nhân, được bao quanh bởi vách tế bào là:
  • Chất nguyên sinh
  • Thể lạp
  • Không bào
  • Thể tơ
Câu 56: Thành phần của thể nguyên sinh trong cấu tạo của tế bào thực vật là:
  • Các thể sống nhỏ, nhân, thể vùi, không bào
  • Chất tế bào, các thể sống nhỏ, thể vùi, không bào.
  • Chất tế bào, màng tế bào, các thể sống nhỏ, không bào
  • Chất tế bào, nhân, các thể sống nhỏ, không bào
Câu 57: Tính chất vật lý của chất tế bào thực vật là:
  • Lỏng, nhớt, đàn hồi
  • Mùi tanh, vị đắng
  • Không màu, trong suốt
  • Lỏng, nhớt, đàn hồi, không màu, trong suốt
Câu 58: Nhiệt độ làm mất khả năng sống của chất tế bào thực vật là:
  • 40-50 độ C
  • 20-30 độ C
  • 50-60 độ C
  • 30-40 độ C
Câu 59: Thành phần chiếm tỉ lệ lớn nhất trong chất tế bào thực vật là:
  • Nước
  • Chất béo
  • Tinh dầu
  • Cellulose
Câu 60: Nơi đúc luyện tinh bột, tạo ra chất dự trữ cho các bộ phận như thân rễ, thân củ, rễ củ của cây trong tế bào thực vật là:
  • Lạp lục
  • Lạp màu
  • Lạp không màu
  • Lạp lục, lạp màu
Câu 61: Nơi có nhiều lạp lục trong cấu tạo của tế bào thực vật là:
  • Mô quang hợp ở lá cây
  • Mô dày góc ở cuống lá
  • Mô mềm gỗ ở cuống lá
  • Mô tiết ở là cây
Câu 62: Loại thể sống nhỏ chứa chất dự trữ phổ biến nhất trong tế bào thực vật (trong củ, thân, rễ, hạt) là:
  • Thể vùi loại protid
  • Thể vùi loại lipid
  • *C. Thể vùi loại tinh bột
  • Thể vùi loại tinh thể
Câu 63: Hạt alơron trong chất tế bào của tế bào thực vật là:
  • Hạt protid dự trữ (thể vùi loại protid)
  • Giọt dầu nhỏ hình cầu (thể vùi loại lipid)
  • Hạt tinh bột dự trữ (thể vùi loại tinh bột)
  • Tinh thể cặn bã kết tinh lại (thể vùi loại tinh thể)
Câu 64: Tinh thể Canxi oxalat, Canxi carbonat trong tế bào thực vật là:
  • Chất dự trữ của tế bào
  • Chất cặn bã của tế bào
  • Chất tiết của tế bào
  • Chất nguyên sinh của tế bào
Câu 65: Nơi chứa thành phần hóa học có tác dụng chữa bệnh quan trong trong thực vật là:
  • Màng tế bào
  • Nhân tế bào
  • Các thể sống nhỏ
  • Dịch tế bào
Câu 66: Thành phần hoá học của vách tế bào thực vật là:
  • Pectin, cellulose
  • Cellulose, kitin
  • Cellulose, hemicellulose
  • Hemicellulose, kitin
Câu 67: Tỷ lệ nước trong chất tế bào xấp xỉ là:
  • 95%
  • 80%
  • 50%
  • 20%
Câu 68: Cơ thể thực vật cấu tạo bởi một tế bào được gọi là:
  • Cơ thể đơn bào
  • Cơ thể đa bào
  • Cơ thể dị bào
  • Cơ thể nguyên bào
Câu 69: Cơ thể thực vật cấu tạo bởi nhiều tế bào được gọi là:
  • Cơ thể đơn bào
  • Cơ thể đa bào
  • Cơ thể dị bào
  • Cơ thể nguyên bào
Câu 70: Khoảng gian bào của tế bào thực vật là:
  • Khoảng trống trong chất nguyên sinh.
  • Lỗ thông giữa vách hai tế bào kế nhau.
  • Những khoảng trống giữa vách và màng sinh chất.
  • Những khoảng trống giữa các tế bào
Câu 71: Loại thể sống nhỏ được coi là trung tâm hô hấp và là nhà máy năng lượng của tế bào là:
  • Ty thể
  • Thể lạp
  • Thể golgi
  • Thể ribo
Báo lỗi
Nếu có bất kì vấn đề nào về đề thi, vui lòng liên hệ với các bộ phận thông qua các hình thức sau
Số điện thoại: 0368.201.788
Email: contact@123job.vn
Chat trực tuyến: Chat với hỗ trợ

Thực vật 1

Mã quiz
307
Số xu
5 xu
Thời gian làm bài
53 phút
Số câu hỏi
71 câu
Số lượt làm bài
0 lượt
Bắt đầu làm bài
Lưu tin Hủy lưu
Thông tin đề thi
Chủ đề
Bảo vệ thực vật
Chia sẻ đề thi
Sao chép đường dẫn
Chia sẻ qua mạng xã hội

Đề thi trắc nghiệm mới nhất

40 câu hỏi
0 lượt đã test
30 phút
Miễn phí
Xem trước
35 câu hỏi
0 lượt đã test
26 phút
Miễn phí
Xem trước
69 câu hỏi
0 lượt đã test
52 phút
4 xu
Xem trước
150 câu hỏi
0 lượt đã test
113 phút
6 xu
Xem trước
99 câu hỏi
0 lượt đã test
74 phút
5 xu
Xem trước