Câu 1:
Một người mê tín. Trước khi đi chơi bao giờ anh ta cũng lấy quyển Kiều và làm theo các bước như sau
- Bước 1. Hãy mở một trang bất kỳ
- Bước 2. Xem câu thơ thứ 5
- Bước 3. Nếu câu này có chữ a thì đi, nếu không thì ở nhà
- Khẳng định nào đúng
- Quá trình trên không phải là một giải thuật vì vi phạm tính xác định
- Quá trình trên không phải là một giải thuật vì vi phạm tính xác định và tính dừng
- Quá trình trên không phải là một giải thuật vì vi phạm tính dừng
- Quá trình mô tả trên là một giải thuật
Câu 2:
Một người viết chương trình chơi cờ vua. Bài toán chơi cờ có input là
- Nước đi của cả người chơi và máy chơi
- Nước đi của người chơi, thời gian đi từng nước của người chơi và thời gian chơi của máy đối với từng nước đi của nó
- Nước đi của người chơi và thời gian đi từng nước của người chơi
- Nước đi của người chơi
Câu 3:
Cho một số x và một dãy l các số a1, a2...ai... ak được xếp theo chiều tăng dần. Ta thi hành thụât toán xác định x có ở trong dãy không và nếu có thì ở vị trí nào
- Bước 1: cho m=1, i= 1 và n=k
- Bước 2: Lấy i = [(m+n)/2] (hàm phần nguyên) sau đó kiểm tra x= ai, nếu đúng chuyển tới bước 5, nếu sai thực hiện bước 3
- Bước 3: Nếu x < ai, thay m bằng i và quay lại bước 2, nếu không thực hiện bước 4
- Bước 4: Thay n bằng i và quay lại bước 2
- Bước 5: Tuyên bố x là phần tử thứ i
- Khẳng định nào sai
- Thuật toán luôn luôn dừng
- Thuật toán này không xác định được trường hợp khi x không có mặt trong dăy
- Cho dù có giả thíêt chắc chắn x có mặt trong dăy nhưng nếu xếp dãy số theo thứ tự giảm dần thì thuật toán cũng sai
- Thuật toán sẽ không có giá trị nếu dãy ai không được sắp theo thứ tự tăng dần
Câu 4:
Cho thuật toán sau
- Bước 1. Cho S = 0, i = 1, u = 1, x
- Bước 2. Tính S := S + U; U:= -U.x2/((i+1)(i+2)); i:=i+2
- Bước 3. Nếu i <100 quay lại bước 2, nếu không chuyển xuống bước 4
- Bước 4. Lấy output S
- Thuật toán này tính gì
- Tính ex theo khai triển Taylor đến số hạng thứ 49
- Tính ex theo khai triển Taylor đến số hạng thứ 50
- Tính sin x theo khai triển Taylor đến số hạng thứ 50
- Tính sin x theo khai triển Taylor đến số hạng thứ 49
Câu 5:
Đâu không phải là đặc trưng của thuật toán?
- Thuật toán phải giải được mọi bài toán.
- Tính khả thi: Các chỉ dẫn trong thuật toán phải có khả năng thực hiện được trong một thời gian hữu hạn.
- Thông tin vào và ra xác định.
- Tính dừng: thuật toán phải dừng sau một số bước hữu hạn.
Câu 6:
Tính khả thi của thuật toán được hiểu là
- Có thể thực hiện được
- Có thể thực hiện được nếu không khó
- Có thể thực hiện được trong điều kiện có máy tính rất mạnh
Câu 7:
Có người đề xuất cách giải bài toán cổ "Trăm trâu trăm bó cỏ. Trâu đứng ăn 5; trâu nằm ăn 3; trâu gia 3 con ăn 1. Hỏi mỗi loại trâu có bao nhiêu con?" như sau:
- Lần lượt thử số trâu đứng từ 0 đến 20 (vì không thể có quá 20 trâu đứng); với mỗi số đã chọn nhân với 5 tìm số cỏ đã bị ăn.
- Với mỗi số trâu đứng đã chọn thử với số trâu nằm từ 0 đến 33. Với mỗi số trâu nằm tính tổng số cỏ mà cả trâu đứng và trâu nằm đã ăn.
- Với mỗi số trâu đứng và trâu nằm đã chọn, lấy 100 trừ đi số trâu đứng và trâu nằm để tìm số trâu già. Lấy 100 trừ đi số cỏ mà trâu đứng và trâu nằm đã ăn để tìm số cỏ còn lại sau đó kiểm tra số trâu già có gấp 3 số cỏ còn lại. Nếu đúng tuyên bố nghiệm
- Nếu không tìm được bộ 3 số trâu đứng, trâu nằm, trâu già thoả mãn thì tuyên bố vô nghiệm
- Quá trình trên không phải là một giải thuật vì vi phạm tính xác định
- Quá trình mô tả trên là một giải thuật
- Quá trình trên không phải là một giải thuật vì mặc dù xác định và dừng nhưng thử hết mọi khả năng thì không đáng gọi là giải thuật.
- Quá trình trên không phải là một giải thuật vì vi phạm tính dừng
- Quá trình trên không phải là một giải thuật vì vi phạm tính xác định và tính dừng
Câu 8:
Cho một dãy số tăng dần x1, x2, ... xn và một số a nào đó. Xác định có chỉ số i nào để a= xi. Sau đây là một số thuật toán tìm kiếm nhị phân với 5 bước từ 1 đến 5. Cho trước 3 bước đầu. Có tới 3 phương án cho bước 4 và 5 như sau:
- Bước 1. Cho p=1 q=n
- Bước 2 . Cho r = [(p+q)/2] [x] là hàm phần nguyên của x
- Bước 3. Kiểm tra nếu a= xr thì thông báo r là chỉ số mà xr bằng a. Sau đó kết thúc xử lý
- PA1. Bước 4. Nếu a
- Bước 5. Nếu p≤ q thì quay về bước 2, nếu không thì dừng và tuyên bố không có r nào để xr=a
- PA2. Bước 4. Nếu a
- Bước 5. Nếu p
- PA3. Bước 4. Nếu a
- Bước 5. Nếu p
- Khẳng định nào trong 4 khẳng định sau đây là đúng
- Chỉ có phương án 1 đúng
- Chỉ có phương án 3 đúng
- Chỉ có phương án 2 đúng
- Cả 3 phương án trên đều đúng
Câu 9:
Xác đinh Input của bài toán tìm tất cả các số nguyên tố nhỏ hơn một số cho trước
- Không có input
- Số cho trước
- Điều kiện là Nguyên tố
Câu 10:
Có n gói hàng đáng lẽ phải nặng như nhau nhưng có một gói sai quy cách nhẹ hơn các gói khác. Một sinh viên đã viết giải thuật sau để tìm gói hàng này bằng cách dùng cân đĩa theo nguyên lý thăng bằng.
- Bước 0. Lấy một cái rổ bỏ tất cả hàng vào
- Bước 1. Nếu rổ chỉ có 1 gói thì đó chính là gói hàng khuyết. Dừng quá trình tìm. Nếu không thực hiện bước 2
- Bước 2. Chia số hàng trong rổ thành 3 đống 1,2,3 trong đó đống 1 và đóng 2 có số lượng bằng nhau rồi làm tiếp bước 3.
- Bước 3. Đặt lên cân đĩa hai nhóm 1 và 2. Nếu cân thăng bằng thì bỏ nhóm này đi và để vào rổ đống hàng thứ 3. Nếu cân không thăng bằng thì bỏ đống nhẹ hơn vào rổ rồi quay về bước 1.
- Bỏ đi bước 0 vì không cần thiết
- Giải thuật sai, cần sửa như sau: Bỏ bước 1 và thay trong bước 3 câu "quay về bước 1" bằng "quay về bước 2"
- Giải thuật này sai và cần sửa bước 2 như sau: "Chia số hàng trong rổ thành 3 đống 1,2,3 có số lượng gói là m, m và n sao cho n chỉ hơn kém m tối đa là 1 điều này luôn luôn làm được"
- Giải thuật này đúng. Không cần phải sửa
- Giải thuật này sai và cần sửa bước 3 như sau: Chọn gói nhẹ hơn bỏ vào rổ rối quay lại bước 2
Câu 11:
Tính xác định của thuật toán có nghĩa là:
- Sau khi hoàn thành một bước (một chỉ dẫn), bước thực hiện tiếp theo hoàn toàn xác định
- Không thể thực hiện thuật toán 2 lần mà nhận được hai output khác nhau
- Mục đích của thuật toán được xác định
Câu 12:
Cho một dãy số tăng dần x1, x2, ... xn và một số a nào đó. Xác định có chỉ số i nào để a= xi. Sau đây là một số thuật toán tìm kiếm nhị phân à bước 3 và 4 có tới 3 phương án cho bới các nhóm phương án 1, 2,3
- Bước 1. Cho p=1 q=n
- Bước 2 . Cho r = [(p+q)/2] [x] là hàm phần nguyên của x
- Bước 3. Kiểm tra nếu a= xr thì thông báo r là chỉ số mà xr bằng a. Sau đó kết thúc xử lý
Câu 13:
Phương án 1.
- - Bước 4. Nếu a
- - Bước 5. Nếu p≤ q thì quay về bước 2, nếu không thì dừng và tuyên bố không có r nào để xr=a
- Phương án 2.
- - Bước 4. Nếu a
- - Bước 5. Nếu p
- Phương án 3.
- - Bước 4. Nếu a
- - Bước 5. Nếu p
- Khẳng định nào trong 4 khẳng định sau đây là đúng
- Chỉ có phương án 3 đúng
- Chỉ có phương án 1 đúng
- Chỉ có phương án 2 đúng
- Cả 3 phương án đều đúng.
Câu 14:
Tính phổ dụng của thuật toán là
- Một thuật toán có thể thực hiện trong bất kỳ điều kiện gì
- Một thuật toán có thể cho nhiều output tương ứng với nhiều input
- Một thuật toán có thể thực hiện bởi bất kỳ ai
- Một thuật toán có thể ứng dụng cho nhiều input cùng loại
Câu 15:
Cho 2 số tự nhiên m và n, ta tính số x theo quy trình sau
- Bước 1. Cho x = 0
- Bước 2. Kiểm tra m chẵn hay lẻ, nếu m chẵn thì thực hiện chỉ dẫn 3 nguợc lại thực hiện chỉ dẫn 5
- Bước 3. Nếu m > 0 thì thực hiện chỉ dẫn 4 ngược lại dừng quá trình tính toán.
- Bước 4. Gấp đôi x và giảm m đi 2 lần sau đó quay về bước 2
- Bước 5. Tăng x lên một lượng là n, giảm m đi 1 và quay lại bước 2
- Cho biết giải thuật này tính gì
- n
- Không có quy luật gì đặc biệt
- m+2n
- m%n
Câu 16:
Độ phức tạp của thuật toán không phụ thuộc vào?
- Bản chất của bài toán.
- Bản chất của thuật toán.
- Tốc độ tính toán của máy tính thực hiện thuật toán.
- Kích thước của dữ liệu đầu vào.
Câu 17:
Một người viết chương trình chơi cờ vua. Bài toán chơi cờ có output là:
- Nước đi của máy và thời gian đi tương ứng với mỗi nước của máy
- Nước đi của máy và của người chơi
- Nước đi của máy
- Nước đi của máy và của người chơi kèm theo thời gian của mỗi nước đi
Câu 18:
Xét các cách tìm USCLN của hai số tự nhiên m và n qua các giải thuật sau đây
- Cách 1.
- Chỉ dẫn 1: Phân tích m và n thành các thừa số nguyên tố như sau
- Chỉ dẫn 2: Tính tích của các uớc số chung với số mũ nhỏ nhất
- Cách 2
- Chỉ dẫn 1: Nếu m = n thì USCLN(m,n) lấy là m. Nếu không thực hiện chỉ dẫn 2
- Chỉ dẫn 2: Nếu m > n thì bớt m một lượng n và quay lại thực hiện chỉ dẫn 1. Nếu không thực hiện chỉ dẫn 3
- Chỉ dẫn 3: Bớt n một lượng m và quay lại thực hiện chỉ dẫn 1
- Cách 3
- Chỉ dẫn 1: Nếu m = n thì USCLN(m,n) lấy là m. Nếu không thực hiện chỉ dẫn 2
- Chỉ dẫn 2: Nếu n > m thì tráo đổi giá trị m và n và thực hiện chỉ dẫn 3
- Chỉ dẫn 3: Thay m bởi số dư của phép chia m cho n sau đó quay lại thực hiện chỉ dẫn 1
- Nếu tính độ phức tạp tính toán của giải thuật là số phép tính số học phải thực hiện thì giải thuật nào tốt nhất
- Cách 2
- Không cách nào tốt hơn cách nào vì còn phụ thuộc vào trường hợp cụ thể
- Cách 3
- Cách 1
Câu 19:
Có một phương pháp tính gọi là Monter-Carlo để tính dựa vào các đặc trưng xác xuất, người ta phải chế ra các số ngẫu nhiên. Mỗi khi yêu cầu, máy tính lại đưa ra một con số không dự đoán được trước. Có thể nói rằng bài toán đưa ra một số ngẫu nhiên có thuật toán vi phạm tính xác định không?
Câu 20:
Tính dừng của thuật toán được hiểu là
- Sau một số hữu hạn bước tính toán thì phải gặp yêu câu dừng đối với mọi dữ liệu nằm trong phạm vi được quy định của thuật toán
- Không thể kéo dài mãi tiến trình tính toán
- Thuật toán phải quy định những điều kiện để đảm bảo tính toán phải dừng sau một số hữu hạn bước
Câu 21:
Trong một trường học đã có cơ sở dữ liệu (hồ sơ trên máy tính) của tất cả học sinh trong trường. Bài toán in ra danh sách học sinh của lớp x nào đó có input là gì.
- Không có "Danh sách học sinh của cả trường" và "Tên của lớp X"
- Danh sách học sinh của cả trường
- Có cả "Danh sách học sinh của cả trường" và "Tên của lớp X"
- Tên của lớp X
Câu 22:
Có người đề xuất cách giải bài toán sau
- "Vừa gà vừa chó; bó lại cho tròn; Có N con; M chân chẵn. Hỏi có mấy gà mấy chó?" như sau:
- Bước 1. Lấy số chó giả định là 1
- Bước 2. Nhân số chó với 4 để tìm số chân chó
- Bước 3. Lấy M trừ đi chân chó để tìm số chân gà
- Bước 4. Chia số chân gà cho 2 để tìm số gà
- Bước 5. Kiểm tra tổng số gà + số chó nếu bằng N thì dừng và đó là kết quả. Nếu không thực hiện bước 6
- Bước 6. Tăng số chó lên 1 và chuyển tới bước 2
- Khẳng định nào đúng
- Quá trình trên không phải là một giải thuật vì mặc dù xác định và dừng nhưng thử hết mọi khả năng thì không đáng gọi là giải thuật.
- Quá trình mô tả trên là một giải thuật
- Quá trình trên đúng là một giải thuật nhưng chưa đầy đủ vì cần thêm các buớc xử lý những trường hợp M, N chưa thích hợp
- Không xác định được tính xác định và tính dừng vì còn phụ thuộc vào M và N mà ta chưa biết.
Câu 23:
Cho thuật toán sau
- Bước 1. Cho S = 1, i = 1, u = 1, x
- Bước 2. Tính U:= U.x/i; S := S + U; i:=i+1 (các phép tính thực hiện đúng theo thứ tự)
- Bước 3. Nếu i <100 quay lại bước 2, nếu không chuyển xuống bước 4
- Bước 4. Lấy output S
- Thuật toán này tính gì
- Tính ex theo khai triển Taylor đến số hạng thứ 99
- Tính ex theo khai triển Taylor đến số hạng thứ 100
- Tính sin x theo khai triển Taylor đến số hạng thứ 99
- Tính sin x theo khai triển Taylor đến số hạng thứ 100
Câu 24:
Cho số tự nhiên m, tính n theo quá trình sau
- Bước 1. Cho n = 1, cho i = 1
- Bước 2 Nếu m > 1 thì thực hiện bước 3. Nếu m = 1 thì dừng tính toán
- Bước 3 giảm m đi 1 và tăng i thêm 2 đơn vị sau đó tăng n thêm i đơn vị. Quay trở lại bước 2.
- Quá trình này tính:
- Không có quy luật gì đặc biệt
- m bình phương
- 2 x m
- m! (m giai thừa m! = 1.2.3....m)
Câu 25:
Quá trình dịch chỉ tạo ra các mô đun đối tượng. Để có một chương trình duy nhất, hoàn chỉnh và có thể chạy được còn cần phải liên kết (link). Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai:
- Tất cả các mô đun đối tượng đều được sinh từ chương trình của người lập trình viết, cũng có thể được tạo sẵn từ trước
- Quá trình liên kết không bao giờ có lỗi
Câu 26:
Ngôn ngữ lập trình là một hệ thống ký hiệu và các quy tắc diễn đạt thuật toán để máy tính có thể hiểu được. Cách diễn đạt bằng sơ đồ khối có thể coi là một ngôn ngữ lập trình hay không
Câu 27:
Có thể hiểu lỗi ngữ nghĩa là lỗi gây ra những tình trạng làm cho máy tính không thể chạy bình thường hoặc làm cho máy chạy sai ý định. Có phải lỗi ngữ nghĩa nào cũng được máy tính tự phát hiện khi chạy tương tự như lỗi chia cho 0 hay không.
Câu 28:
Bàn về các loại ngôn ngữ lập trình có các ý kiến sau đây. Theo bạn ý kiến nào xác đáng nhất
- Sử dụng hợp ngữ tốt hơn cả vì hợp ngữ cho phép can thiệp ở mức thấp như ngôn ngữ máy, mặc dù lập trình có khó hơn ngôn ngữ bậc cao nhưng dễ hơn nhiều so với ngôn ngữ máy
- Tuỳ từng trường hợp. Nói chung nên dùng ngôn ngữ bậc cao phù hợp với lĩnh vực ứng dụng vì hiệu suất phát triển phần mềm là cao nhất. Chỗ nào cần tối ưu mã chương trình thì mới dùng hợp ngữ. Nói chung không cần sử dụng ngôn ngữ máy vì hợp ngữ hầu như đã thể hiện chính ngôn ngữ máy
- Sử dụng ngôn ngữ máy tốt hơn vì ta có thể can thiệp tốt nhất đến từng bước xử lý sơ cấp trong máy. Vì thế hiệu quả của phần mềm là cao nhât
- Sử dụng ngôn ngữ bậc cao là tốt nhất vì thời gian phát triển phần mềm nhanh và ít bị
Câu 29:
Ngôn ngữ lập trình là
- Chỉ là một quy ước để diễn tả thuật toán
- Một phần mềm phát triển để làm ra một chương trình máy tính
- Là quy ước để diễn tả thuật toán để máy tính có thể thực hiện đựợc trực tiếp hay qua một biến đổi có thể tự động hoá được
- Chính là chương trình dịch
Câu 30:
Ngôn ngữ lập trình là
- Là phương tiện để làm phần mềm cho máy tính
- Là phần mềm
- Là phương tiện diễn đạt các giải thuật để chuyển giao cho máy tính thực hiện
- PASCAL, C, BASIC, FORTRAN, COBOL
Câu 31:
Chọn phương án tốt nhất trong định nghĩa về hợp ngữ (assembly). Hợp ngữ là loại ngôn ngữ
- Là ngôn ngữ lập trình mà các lệnh không viết trực tiếp bằng mã nhị phân
- Là loại ngôn ngữ không viết bằng mã nhị phân được thiết kế cho một số loại máy có thể chạy trực tiếp dưới dạng chữ
- Máy tính có thể thực hiện được trực tiếp không cần dịch
- Là ngôn ngữ có các lệnh được viết trong mã chữ nhưng về cơ bản mỗi lệnh tương đương với một một lệnh máy. Để chạy được cần dịch ra ngôn ngữ máy
Câu 32:
Các phần mềm sau đây, phần mềm nào là chương trình dịch
- Turbo Pascal hay Microsoft C
- Phần mềm dịch trực tuyến Google Translate dịch tự động qua internet
- Winword
- Từ điển Lạc Việt
Câu 33:
Có các khẳng định sau đây về chương trình dịch, khẳng định nào sai:
- Chương trình dịch là một chương trình ngôn ngữ máy.
- Chương trình dịch cho phép chuyển chương trình về ngôn ngữ máy để máy có thể thực hiện được mà vẫn bảo toàn được ngữ nghĩa
- Chương trình dịch giúp có thể lập trình trên một ngôn ngữ tự nhiên hơn, do đó giảm nhẹ được công sức của người lập trình
- Chương trình dịch giúp tìm ra tất cả các lỗi của chương trình
Câu 34:
Định nghĩa nào xác đáng nhất về ngôn ngữ bậc cao (ngôn ngữ thuật toán)
- Là loại ngôn ngữ có thể diễn đạt được mọi thuật toán
- Ngôn ngữ dưới dạng văn bản thể thiện thuật toán theo những quy ước không phụ thuộc vào các máy tính cụ thể
- Ngôn ngữ với mục đích diễn đạt thuật toán
- Là loại ngôn ngữ tự nhiên máy không chạy trực tiếp được. Trước khi chạy phải dịch ra ngôn ngữ máy thì máy tính mới có thể xử lý được các thuật toán
Câu 35:
Câu nào đúng khi nói về hợp ngữ?
- Khi viết hợp ngữ cần quan tâm đến tất cả địa chỉ các đối tượng trong bộ nhớ.
- Hợp ngữ có thể viết lệnh dưới dạng mã chữ tiếng Anh.
- Máy tính có thể trực tiếp chạy được hợp ngữ không cần biên dịch qua ngôn ngữ máy.
- Hợp ngữ chỉ dùng mã nhị phân hoặc thập lục phân để viết lệnh.
Câu 36:
Mục đích của phân tích từ vựng là
- Phát hiện ra các đối tượng để lập danh mục các đối tượng
- Phát hiện ra các lệnh điều khiển trong chương trình
- Phát hiện ra các biểu thức trong chương trình
- Phát hiện ra các lỗi không đúng quy cách của chương trình
Câu 37:
Trong các ý kiến sau, ý kiến nào xác đáng hơn cả
- Tuỳ từng trường hợp, nhưng nói chung nên dùng ngôn ngữ bậc cao để tăng hiệu suất phát triển phần mềm
- Sử dụng ngôn ngữ bậc cao là tốt nhất vì thời gian phát triển phần mềm nhanh hơn và ít mắc lỗi hơn
- Sử dụng ngôn ngữ máy tốt hơn vì ta có thể can thiệp tới các xử lý tinh tế nhất trong các lệnh máy. Vì thể hiệu quả sẽ cao hơn
- Sử dụng hợp ngữ tốt hơn vì hợp ngữ cho phép can thiệp sâu như mã máy mà vẫn không phải dùng mã số
Câu 38:
Câu nào đúng nhất trong định nghĩa một ngôn ngữ lập trình nói chung
- Là ngôn ngữ cho phép thể hiện các dữ liệu trong bài toán mà các chương trình sẽ phải xử lý
- Là ngôn ngữ có tên là "ngôn ngữ thuật toán" hay còn gọi là "ngôn ngữ bậc cao" gần với ngôn ngữ toán học cho phép mô tả cách giải quyết vấn đề độc lập với máy tính
- Là ngôn ngữ diễn đạt giải thuật để có thể giao cho máy tính thực hiện
- Là ngôn ngữ đặc thù cho từng loại máy tính có dưới dạng nhị phân hay dạng ký hiệu của assembly để máy tính có thực hiện
Câu 39:
Điều nào là đúng trong các kết luận sau khi trả lời câu hỏi "Sự khác nhau giữa biên dịch (compiler) và thông dịch (interpreter) là"
- Thông dịch chỉ tạo ra các lệnh mô phỏng, sau đó phải chạy chương trình mô phỏng
- Thông dịch không cần tạo mã mà chạy đến lệnh nào thì tạo các lệnh để thi hành còn biên dịch phải dịch trước toàn bộ chương trình sang nhị phần thì mới có thể chạy được
- Biên dịch dùng với ngôn ngữ thuật toán còn thông dịch dùng với hợp ngữ
- Thông dịch có thể dùng với ngôn ngữ không phải ngôn ngữ lập trình, còn biên dịch thì chỉ làm việc với ngôn ngữ lập trình.
Câu 40:
Ngôn ngữ máy là
- Là bất cứ ngôn ngữ lập trình nào mà có thể diễn đạt thuật toán để giao cho máy tính thực hiện
- Là ngôn ngữ thể hiện các chương trình mà mỗi chương trình là một dãy lệnh máy trong hệ nhị phân
- Là ngôn ngữ mà chương trình phải chuyển sang mã nhị phân trước khi chạy
- Là các ngôn ngữ mà sau khi dịch sang hệ nhị phân thì máy có thể chạy được
Câu 41:
Mục đích của phân tích cú pháp là
- Phát hiện ra các lỗi không đúng quy cách của chương trình
- Phát hiện ra các lỗi nghữ nghĩa trước khi chạy chương trình
- Phát hiện ra các đối tượng cơ bản được đặt tên trong chương trình
Câu 42:
Ngôn ngữ lập trình là một hệ thống ký hiệu và các quy tắc diễn đạt thuật toán để máy tính có thể hiểu được. Cách diễn đạt thuật toán bằng chỉ dẫn có thể coi là một ngôn ngữ lập trình hay không
Câu 43:
Câu nào sau đây mô tả không chính xác về chương trình dịch :
- Lỗi cú pháp của chương trình nguồn sẽ được kiểm tra trong quá trình dịch.
- Là một phần mềm có chức năng dịch các chương trình khác sang ngôn ngữ máy.
- Trong quá trình dịch sẽ phát hiện lỗi ngữ nghĩa của chương trình nguồn.
- Có thể dịch ở chế độ thông dịch hoặc biên dịch.
Câu 44:
Có các khẳng định sau đây về chương trình dịch (comliler), khẳng định nào sai:
- Với cùng một ngôn ngữ lập trình, trên mỗi loại máy tính hoặc hệ điều hành khác nhau, cần một chương trình dịch khác nhau.
- Chương trình dịch giúp tìm ra tất cả các lỗi của chương trình
- Chương trình dịch cho phép chuyển chương trình về ngôn ngữ máy để máy tính có thể thực hiện được mà vẫn bảo toàn được ngữ nghĩa
- Chương trình dịch giúp có thể lập trình trên một ngôn ngữ tự nhiên hơn, do đó giảm nhẹ được công sức làm phần mềm
Câu 45:
Ngôn ngữ lập trình là:
- Là ngôn ngữ nhị phân vì máy tính chỉ hiểu được các mã nhị phân.
- Là các ngôn ngữ giải thuật còn được gọi là ngôn ngữ cấp cao.
- Là phương tiện diễn đạt các giải thuật có thể chuyển giao cho máy tính thực hiện
- Là hợp ngữ và cần phải có chương trình dịch để dịch sang ngôn ngữ máy