Danh sách câu hỏi
Câu 1: Có thể phân biệt hiện tượng tâm lý thành
  • A: Các hiện tượng tâm lý có ý thức
  • B: Các hiện tượng tâm lý chưa được biết tới
  • C: Các hiện tượng tâm lý đã xảy ra trong quá khứ
  • D: A, C đúng
  • E: A, B đúng
  • F: cả 4
Câu 2: Trong quá trình tiếp xúc với bệnh nhân, thầy thuốc cần phải chú ý:
  • A: Hoàn cảnh kinh tế của người bệnh; Phản ứng tâm lý khi bị bệnh; Thái độ của người bệnh đối với người bệnh; Nguồn gốc của các thái độ của người bệnh.
  • B: Hoàn cảnh bị bệnh; Phản ứng tâm lý khi bị bệnh; Thái độ của người bệnh đối với người bệnh; Nguồn gốc của các thái độ của người bệnh.
  • C: Địa vị xã hội của bệnh; Phản ứng tâm lý khi bị bệnh; Thái độ của người bệnh đối với người bệnh; Nguồn gốc của các thái độ của người bệnh.
Câu 3: Tâm lý Y học là một tập hợp các đóng góp…., khoa học, giáo dục chuyên biệt về môn Tâm lý để nâng cao và duy trì sức khỏe, điều trị bệnh và các hoạt động bất thường của một bộ phận cơ thể
  • A: Kinh nghiệm
  • B: Nghề nghiệp
  • C: Chuyên môn
  • D: Chuyên biệt
Câu 4: Quan hệ giữa thầy thuốc và bệnh nhân bị chi phối bởi mối quan hệ cung cấp và sử dụng dịch vụ
  • A: Đúng
  • B: Sai
Câu 5: Các mục tiêu của Tâm lý Y học là:
  • A: Đánh giá vai trò của hành vi trong nguyên nhân gây bệnh
  • B:Tiên đoán các hành vi có hại cho sức khỏe
  • C:Đánh giá tác động qua lại giữa tâm lý và sinh lý
  • D:Hiểu vai trò của tâm lý trong việc trải nghiệm bệnh
  • E:Đánh giá vai trò của tâm lý trong điều trị bệnh
  • F:Nâng cao hành vi sức khỏe
  • G:Ngăn ngừa bệnh
  • H: Tất cả đều đúng
Câu 6: Tác động của lời nói đến tâm lý và cơ thể
  • A: Lời nói chữa bệnh
  • B: Lời nói gây ra bệnh
  • C: Không liên quan
  • D: A, B đúng
  • E: Cả 3 đều đúng
Câu 7: Tâm lý Y học là ngành:
  • A: Chuyên biệt tâm lý học
  • B: Y học lâm sàng’
  • C: Khoa học cơ bản và y học xã hội
  • D: Khoa học xã hội
  • E: Khoa học hiện đại
Câu 8: Thầy thuốc cần phải có những đức tính nào dưới đây:
  • A: Đạo đức nghề nghiệp, yêu nghề
  • B: Có trình độ chuyên môn, hiểu biết
  • C: Tôn trọng và giữ kín những bí mật của người bệnh
  • D: Biết thông cảm và chia sẻ nỗi đau của người bệnh
  • E: Kỹ năng giao tiếp, phối hợp tốt với đồng nghiệp
  • F: Tất cả các đức tính trên
Câu 9: “ Tâm lý là hiện tượng có thức trong cuộc sống, cùng với thân thể tạo thành tồn tại sống
  • A: Platon
  • B: Aristoteles
  • C: Khổng tử
  • D: Hippocrates
Câu 10: Nghĩa vụ của cán bộ y tế là:
  • A: Chủ yếu ngăn ngừa giảm lòng tin của BN, NNBN, loại trừ cảm xúc tiêu cực của BN từ thái độ và cảm xúc không phù hợp của TT.
  • B: Tránh chỉ quan tâm đến thái độ khoa học đơn thuần, chỉ biết bệnh tật mà không quan tâm đến tâm tư tình cảm của BN
  • C: Tránh thái độ ban ơn, coi thường bệnh tật, phân biệt đối xử, ghê sợ NB, bệnh tật, tránh các nhân tố thúc đẩy bệnh y sinh.
  • D: Tất cả các đức trên
Câu 11: Linh hồn chẳng qua là biến dạng của vật chất, nằm ở giữa các chất khác nhau, quy luật vật lý áp dụng cho các chất và linh hồn.
  • A: Platon
  • B: Aristoteles
  • C: Democritos
  • D: Hippocrates
Câu 12: Những nhu cầu cơ bản của thanh niên hiện nay:
  • A: Học tập, Giao lưu, Địa vị, Kinh tế
  • B: Kinh tế, Công bằng, Hôn nhân
  • C: Học tập, Việc làm, Hôn nhân, Giao lưu
  • D: Kinh tế, Hôn nhân, Địa vị
  • E: Năng lực, Kinh tế, Địa vị
Câu 13: Trong tâm lý điều trị bệnh, điều chỉnh hệ thống nhu cầu- động cơ, để đạt hiệu quả tối ưu, dựa vào cách phân loại:
  • A: Nhu cầu vật chất- nhu cầu tâm lý
  • B: Nhu cầu 5 bậc của Maslow
  • C: Nhu cầu tồn tại- quan hệ- phát triển
  • D: Nhu cầu tình dục
Câu 14: Trong tình huống BN trong giai đoạn hấp hối, thầy thuốc có cần làm tâm lý cho BN và NN không?
  • A: Có
  • B: Không
Câu 15: Sơ đồ SR
  • A: Lý thuyết hành vi
  • B: Lý thuyết hành vi mới
  • C: Lý thuyết tâm lý học hoạt động
  • D: Lý thuyết tác động lẫn nhau
Câu 16: Quan hệ giữa thầy thuốc và bệnh nhân là quan hệ nhân quả giữa người với người
  • A: Đúng
  • B: Sai
Câu 17: Sơ đồ SHR
  • A: Lý thuyết hành vi
  • B: Lý thuyết hành vi mới
  • C: Lý thuyết tâm lý học hoạt động
  • D: Lý thuyết tác động lẫn nhau
Câu 18: “Lương y như từ mẫu” là câu nói của
  • A: Khổng Tử
  • B: Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác
  • C: Hồ Chí Minh
Câu 19: Sơ đồ SO
  • A: Lý thuyết hành vi
  • B: Lý thuyết hành vi mới
  • C: Lý thuyết tâm lý học hoạt động
  • D: Lý thuyết tác động lẫn nhau
Câu 20: Ngành Y tế Việt Nam qui định bao nhiêu điều y đức
  • A: 10
  • B: 11
  • C: 12
  • D: 13
  • E: 14
Câu 21: Thỉnh thoảng cần tổ chức những buổi thăm hỏi ngoài giờ làm việc, tạo cảm nghĩ tốt cho BN, NNBN cảm thấy mình luôn được quan tâm chú ý.
  • A: Đúng
  • B: Sai
Câu 22: Thái độ của thầy thuốc cần phải tự tin, khiêm tốn, học thầy học bạn, học đồng nghiệp (BS, ĐD), học cả BN
  • A: Đúng
  • B: Sai
Câu 23: Theo Leonchiev, động cơ là
  • A: Nhu cầu được thể nghiệm trong chủ thể
  • B: Nhu cầu thúc đẩy con người hoạt động
  • C: Là mục đích cần đạt
  • D: Là nhu cầu vật chất và nhu cầu sinh lý
  • E: Không có câu đúng
Câu 24: Trong sự hình thành và phát triển nhân cách, yếu tố “tiền đề”:
  • A: Giáo dục
  • B: Bẩm sinh di truyền
  • C: Hoạt động có đối tượng
  • D: Xã hội môi trường
  • E: Văn hóa
Câu 25: Con người là một khái niệm rộng, bao gồm cả yếu tố sinh vật, cả yếu tố…, dùng để chỉ mọi cá thể trừ trẻ sơ sinh đến người trưởng thành, từ người có trí tuệ chậm phát triển đến những bậc tài hoa lỗi lạc. Người ta dùng khái niệm con người với ý nghĩa là một thực thể sinh vật ở bậc thang tiến hóa cao nhất, để phân biệt với con vật.
  • A: Kinh tế
  • B: Văn hóa
  • C: Môi trường
  • D: Xã hội
Câu 26: Cá nhân được hiểu:
  • A: là một con người cụ thể bao gồm cả hai mặt sinh học lẫn mặt xã hội tâm lý.
  • B: Mặt sinh học bao gồm những yếu tố bẩm sinh di truyền.
  • C: Mặt xã hội bao gồm hệ thống quan hệ XH nhất định.
  • D: Mặt tâm lý là hệ thống những nét tâm lý ổn định, có mục đích, nhằm nhận thức hay cải biến hiện thực khách quan thì nó được gọi là chủ thể.
  • E: A, B, D đúng
  • F: A, C, D đúng
  • G: Cả 4
Câu 27: Cá tính của người được hình thành trên cơ sở:
  • A: Di truyền,
  • B: Dưới ảnh hưởng của giáo dục
  • C: Hoàn cảnh
  • D: Hoạt động cá nhân.
  • E: cả 4
Câu 28: Quá trình hình thành nhân cách thường bắt đầu từ:
  • A: Từ trong bào thai
  • B: Sơ sinh- 3 tuổi
  • C: 2-3 tuổi đến 18-20 tuổi
  • D: 18-20 tuổi đến 29-30 tuổi
Câu 29: Nhân cách là những đặc điểm:
  • A: Là những tâm lý điển hình, ổn định và bền vững.
  • B: Những nét tâm lý đó có liên quan chặt chẽ với nhau, tạo thành một hệ thống những nét nhân cách, tạo nên tính thống nhất của nhân cách.
  • C: hình thành từ các mối quan hệ xã hội khác nhau mà cá nhân tham gia vào, là sản phẩm của sự phát triển lịch sử xã hội.
  • D: Nó qui định hành vi xã hội và giá trị xã hội của mỗi cá nhân.
  • E: cả 4
Câu 30: Yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của nhân cách:
  • A: Vai trò của giáo dục
  • B: Vai trò của hoạt động
  • C: Vai trò giao tiếp
  • D: A, B, C đúng
Câu 31: Sức khỏe là trạng thái toàn diện về…, …. và không phải chỉ bao gồm có tình trạng không có bệnh hay thương tật.
  • A: Thể chất
  • B: Tinh thần và xã hội
  • C: vật chất
  • D: A, B đúng
  • E: A, C đúng
  • F: cả 4
Câu 32: “Bệnh nhân” là người bị bệnh, là người đau khổ, ….., tâm lý và xã hội, bị rối loạn thích nghi sinh học, tâm lý, xã hội với cảm giác bị phụ thuộc vào bệnh, với nhận cảm tư do bị hạn chế.
  • A: bị rối loạn sự thoải mái về cơ thể
  • B: bị đau đớn các bộ phận
  • C: cả 2
Câu 33: Thế nào là bệnh?
  • A: Sự tổn thương thực thể (một hay nhiều bộ phận, cơ quan của cơ thể)
  • B: Sự mất mát về kinh tế
  • C: Sự giảm sút về sức khỏe
  • D: Rối loạn tâm lý
  • E: Gặp khó khăn với các mối quan hệ xã hội
  • F: A, C, D, E đúng
  • G: Tất cả đều đúng
  • H: Tất cả đều sai
Câu 34: Ảnh hưởng của bệnh đến bệnh nhân:
  • A: Thực thể và tinh thần của người bệnh
  • B: Đời sống và chất lượng sống của cá nhân và gia đình người bệnh và những người xung quanh.
Câu 35: “Tâm lý bệnh nhân là ……của con người khi mang một căn bệnh, đặc biệt là bệnh mạn tính hoặc hiểm nghèo”.
  • A: Sự lo lắng về kinh tế
  • B: Sự lo lắng về mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình
  • C: sự cảm nhận, suy nghĩ và hành vi
Câu 36: Các hiện tượng tâm lý của bệnh nhân gồm:
  • A: Sợ hãi, hoảng loạn và xao xuyến, trầm cảm, bực tức, vị kỷ, thoái hồi
  • B: Sợ hãi, lo lắng và xao xuyến, trầm cảm, bực tức, vị kỷ, thoái hồi
  • C: Sợ hãi, lo lắng và xao xuyến, trầm cảm, bực tức, đố kỵ, thoái hồi
Câu 37: Có ….dạng phản ứng tâm lý của bệnh nhân:
  • A: 5
  • B: 3
  • C: 6
  • D: 7
Câu 38: Về tâm lý biểu hiện thoái hồi gồm:
  • A: Không gian và thế giới hẹp lại; Lệ thuộc và ỷ lại
  • B: Không gian và thời gian hẹp lại; Lệ thuộc và ỷ lại
  • C: Thế giới và thời gian hẹp lại; Lệ thuộc và ỷ lại
Câu 39: Để giải quyết nỗi sợ hãi của BN, thầy thuốc cần:
  • A: Chẩn đoán ra bệnh; Thái độ luôn nghiêm túc, không giải thích tình trạng bệnh để bệnh nhân yên lòng
  • B: Chẩn đoán ra bệnh; Thái độ luôn nghiêm trọng, nhanh chóng giải thích những gì cần thiết cho bệnh nhân yên lòng
  • C: Chẩn đoán ra bệnh; Thái độ luôn bình thản, nói với bệnh nhân là không cần phải lo lắng cho bệnh nhân yên lòng
  • D: Chẩn đoán ra bệnh; Thái độ luôn bình thản, ôn tồn giải thích những gì cần thiết cho bệnh nhân yên lòng.
Câu 40: Trầm cảm có phải là một trong những nguyên nhân dẫn đến hành vi tự sát không?
  • A: Đúng
  • B: Sai
Câu 41: Các yếu tố ảnh hưởng đến giao tiếp giữa thầy thuốc và BN:
  • A: Quá trình giao tiếp giữa thầy thuốc và bệnh nhân; Môi trường và tâm lý người bệnh
  • B: Quá trình giao tiếp giữa thầy thuốc và bệnh nhân; điều kiện kinh tế của người bệnh
Câu 42: Quá trình giao tiếp giữa thầy thuốc và bệnh nhân là:
  • A: Phát hiện các triệu chứng, chẩn đoán bệnh
  • B: Yếu tố quyết định đến hoạt động của thầy thuốc
  • C: Thái độ, lời nói, kinh nghiệm sống của thầy thuốc ảnh hưởng nhiều đến quá trình khám và điều trị.
  • D: Cả 3 Đúng
Câu 43: Môi trường và tâm lý người bệnh gồm:
  • A: Môi trường xã hội và môi trường pháp luật
  • B: Môi trường xã hội và môi trường tự nhiên
  • C: Môi trường xã hội và môi trường kinh tế
Câu 44: Chào hỏi bệnh nhân không cần phải xưng hô theo phong tục, tập quán, giới tính
  • A: Đúng
  • B: Sai
Câu 45: Trong quá trình giao tiếp với bệnh nhân cần:
  • A: Luôn nhìn thẳng vào mắt bệnh nhân
  • B: Thỉnh thoảng liếc nhìn bệnh nhân
  • C: Luôn luôn chăm chú quan sát bệnh nhân một cách tế nhị và kín đáo.
  • D: Không nhìn mặt bệnh nhân
Câu 46: Khoảng cách thông thường khi tiếp xúc với bệnh nhân (ngoại trừ trường hợp đặc biệt):
  • A: 0,2m
  • B: 0,5m
  • C: 1m
Câu 47: Nên sử dụng từ chuyên môn để giải thích về tình hình bệnh của bệnh nhân cho BN và người nhà
  • A: Đúng
  • B: Sai
  • C: không đúng không sai
Câu 48: Khi giao tiếp với bệnh nhân, NVYT nên chủ động ngắt lời BN để kết thúc cuộc trò chuyện
  • A: Đúng
  • B: Sai
Câu 49: Để tiết kiệm thời gian, NVYT nên vừa làm, vừa viết, vừa nói chuyện với bệnh nhân
  • A: Đúng
  • B: Sai
Câu 50: Cần phải xử lý thái độ phản kháng, chống đối của bệnh nhân và gia đình bệnh nhân bằng thái độ …
  • A: Thẳng thắn
  • B: Bình tĩnh
  • C: Lịch sự
  • D: Nhẹ nhàng
  • E: Cả 4 đúng
Câu 51: Nếu bản thân người thầy thuốc có sai lầm thì nên thành thật nhận lỗi trước, không che giấu, không thanh minh và dốc toàn tâm toàn ý để sửa chữa những sai lầm đó.
  • A: Lờ đi, không nhắc tới, không thanh minh
  • B: Né tránh, không giải thích, không thanh minh
  • C: thành thật nhận lỗi trước, không che dấu, không thanh minh
Câu 52: Khi giao tiếp với bệnh nhân nước ngoài, điều rất cần thiết là phải tôn trọng phong tục tập quán, thói quen, phong cách giao tiếp của mỗi nước, mỗi dân tộc và mỗi con người cụ thể.
  • A: Không cần thiết
  • B: Đôi khi cần thiết
  • C: Cần thiết
  • D: Rất cần thiết
Câu 53: Khi giao tiếp với bệnh nhân và người nhà
  • A: Luôn sử dụng lời nói một cách nhẹ nhàng, ân cần thể hiện sự tôn trọng bệnh nhân.
  • B: Không cần sử dụng lời nói nhẹ nhàng nhưng ân cần thể hện sư tôn trọng bệnh nhân
  • C: Sử dụng từ ngữ ngắn, gọn, dễ hiểu nhưng tôn trọng bệnh nhân
  • D: Cả 3 đều đúng
Câu 54: Để giao tiếp có hiệu quả, trước hết cần xác định đối tượng
  • A: Nhu cầu của đối tượng, Tài chính của đối tượng, Địa vị xã hội của đối tượng
  • B: Đặc điểm nhân khẩu học, Mức độ hiểu biết của đối tượng về vấn đề sức khỏe, Thái độ đối với vấn đề sức khỏe, Đặc điểm tính cách.
  • C: Mức độ hiểu biết của đối tượng về vấn đề sức khỏe, Thái độ đối với vấn đề sức khỏe, Địa vị xã hội của đối tượng, Đặc điểm tính cách.
Câu 55: Con người là một tổng thể tác động qua lại gồm có những yếu tố nào?
  • A: Sinh học (S), Xã hội và môi trường sống (X), Tâm lý (T).
  • B: Sinh học (S), Xã hội (X), Tâm lý (T).
  • C: Sinh học (S), Môi trường sống (X), Tâm lý (T).
Câu 56: Bệnh tật gây tổn thương thực thể và chức năng của các cơ quan, đây là thay đổi về mặt sinh học. Bị bệnh nằm viện làm thay đổi về môi trường sống, mối quan hệ xã hội không?
  • A: Có
  • B: Không
  • C: Không chắc chắn
Câu 57: Sự thay đổi của 3 yếu tố…. , tất yếu sẽ làm thay đổi ít nhiều về yếu tố tâm lý. Sự thay đổi tâm lý  thể hiện ở các mức độ khác nhau của rối loạn nhận thức, cảm xúc (lo âu - trầm cảm), hành vi và phương thức ứng phó ở cả cha mẹ và bệnh nhi.
  • A: Sinh học (S), Xã hội và môi trường sống (X), Tâm lý (T).
  • B: Sinh học (S), Xã hội (X), Tâm lý (T).
  • C: Sinh học (S), Môi trường sống (X), Tâm lý (T).
Câu 58: Về mặt sinh học. Trẻ em là:
  • A: con người ở giữa giai đoạn từ khi sinh ra và tuổi dậy thì, chưa đủ nhận thức.
  • B: con người ở giữa giai đoạn từ khi sinh ra và tuổi dậy thì.
  • C: con người ở giữa giai đoạn từ khi sinh ra và tuổi dậy thì, chưa có ý thức
Câu 59: Điều 1 Luật Trẻ em 2016 qui định:
  • A: Là người từ 0 đến 18 tuổi
  • B: là người dưới 16 tuổi
  • C: là người từ 0- 16 tuổi
Câu 60: Độ tuổi Vị thành niên của WHO được quy định là:
  • A: 7-10
  • B: 10-19 tuổi
  • C: 10- 18 tuổi
Câu 61: Các rối loạn tâm lý thường gặp ở trẻ:
  • A: Lo âu quá mức, Rối loạn hành vi và phương thức ứng phó, Rối loạn ý thức
  • B: Lo âu quá mức, Rối loạn trầm cảm, Rối loạn hành vi và phương thức ứng phó.
  • C: Lo âu quá mức, Rối loạn trầm cảm, Stress.
Câu 62: Trẻ từ 3-5 tuổi: rất…., …. và …. .Trẻ nghĩ bị bệnh và tiêm, lấy máu xét nghiệm là bị trừng phạt, thường mất tự chủ, thoái lùi tâm lý do bị hạn chế các hoạt động.
  • A: tách khỏi bạn bè, sợ đau, chấn thương cơ thể
  • B: tách khỏi người thân, sợ ma, chấn thương cơ thể
  • C: tách khỏi người thân, sợ đau, chấn thương cơ thể
Câu 63: Trẻ từ 6-11 tuổi thường hay…, …, …, cảm giác đau tăng quá mức khi bị tiêm hoặc làm xét nghiệm.
  • A: lo lắng nhiều về bạn bè, phải nghỉ học, thường hay la hét khi không vừa lòng.
  • B: lo lắng nhiều về học tập, phải nghỉ học, thường hay chống đối khi không vừa lòng.
  • C: lo lắng nhiều về học tập, phải nghỉ học, thường hay đập phá khi không vừa lòng.
Câu 64: Vị thành niên: …, quan tâm đến chẩn đoán, xét nghiệm và điều trị, …. …, …, …. Có thể tăng dấu hiệu trầm cảm: thu mình, nằm nhiều, cảm giác thất bại, thua kém bạn bè, với các trẻ bệnh nặng có trẻ có thể ý định tự tử hoặc sợ chết, hoảng sợ cáu gắt.
  • A: lo hãi thực sự về hậu quả của bệnh, lo âu về sự phát triển không bình thường của cơ thể, lo sợ mất khả năng tham gia các hoạt động ưa thích, lo về học tập, kinh tế gia đình không đủ.
  • B: lo hãi thực sự về hậu quả của bệnh, lo âu về sự phát triển không bình thường của cơ thể, lo sợ mất khả năng sinh đẻ, lo về học tập, kinh tế gia đình không đủ.
  • C: lo hãi thực sự về hậu quả của bệnh, lo âu về sự phát triển không bình thường của cơ thể, lo sợ mất khả năng tham gia các hoạt động ưa thích, lo sợ bạn bè xa lánh, kinh tế gia đình không đủ.
Câu 65: Can thiệp tâm lý cho bệnh nhân nhi năm viện bằng cách tạo môi trường bệnh viện gần với môi trường bình thường:
  • A: Giống như ở nhà
  • B: Tổ chức các hoạt động vui chơi trong bệnh viện
  • C: Tổ chức các hoạt động thường ngày của trẻ em
  • D: Trang trí bệnh phòng
  • E: A, B, C đúng
  • F: B, C, D đúng
  • G: cả 4 đúng
Câu 66: Mục đích để can thiệp tâm lý cho bệnh nhân nhi nằm viện là:
  • A: Giúp cha mẹ có trẻ nằm viện đối phó với bệnh tật, làm chủ được những khó chịu và đau do bệnh tật và điều trị.
  • B: Thông qua vui chơi nhân viên y tế dễ dàng tiếp xúc với trẻ, hiểu được nhu cầu và phản ứng của trẻ khi nằm viện cũng như mức độ trí tuệ và khả năng vận động của trẻ.
  • C: Nhờ hoạt động chơi mà cha mẹ có được cảm xúc tích cực cạnh trẻ trong thời gian nằm viện.
  • D: cả 3 đều đúng
  • E: cả 3 đều sai
Câu 67: Khi giao tiếp với bệnh nhân là trẻ em- vị thành niên cần:
  • A: Phải có thái độ ân cần, vui vẻ, cảm thông, tôn trọng, động viên bệnh nhân và gia đình. Cung cấp những thông tin cần thiết về bệnh và quá trình điều trị.
  • B: Sẵn sàng giúp đỡ bệnh nhân mọi nơi, mọi lúc, tác phong lịch sự, điềm đạm khi tiếp xúc, nhanh nhẹn, bình tĩnh, khẩn trương khi cấp cứu.
  • C: Lời nói nhẹ nhàng, rõ ràng, đủ nghe, không nói quá nhanh. Giải thích tỉ mỉ nếu cha mẹ không hiểu. Nên sử dụng nhiều câu hỏi mở khi khai thác thông tin từ bệnh nhân và gia đình.
  • D: Tác phong dễ gần, tỏ thái độ vỗ về dỗ dành trẻ, đưa cho trẻ chơi đồ chơi nếu có.
  • E: Chú ý lắng nghe và quan sát thái độ, ánh mắt, cử chỉ, phản ứng, trang phục, cách giao tiếp của bệnh nhân và cha mẹ để tuỳ từng đối tượng mà giao tiếp cho phù hợp.
  • F: Tất cả đều đúng
  • G: Tất cả đều sai
Câu 68: Chuẩn bị tâm lý cho trẻ trước khi làm thủ thuật, NVYT cần thông báo:
  • A: Trẻ nên được biết: Điều gì sắp xảy ra? Thủ thuật y tế sẽ được diễn ra như thế nào? Dụng cụ y tế nào sẽ được sử dụng? Trẻ sẽ cảm thấy và hợp tác như thế nào?
  • B: Cha mẹ nên được biết: Điều gì sắp xảy ra? Thủ thuật y tế sẽ được diễn ra như thế nào? Dụng cụ y tế nào sẽ được sử dụng? Trẻ sẽ cảm thấy và hợp tác như thế nào?
  • C: Trẻ và cha mẹ nên được biết: Điều gì sắp xảy ra? Thủ thuật y tế sẽ được diễn ra như thế nào? Dụng cụ y tế nào sẽ được sử dụng? Trẻ sẽ cảm thấy và hợp tác như thế nào?
Câu 69: Luật Người cao tuổi 2009, Điều 2 qui định độ tuổi được coi là người cao tuổi
  • A: trên 59 tuổi
  • B: từ 60 tuổi trở lên
  • C: trên 60 tuổi
Câu 70: Nguyên tắc giao tiếp với Bệnh nhân cao tuổi:
  • A: Học cách lắng nghe khi giao tiếp. Luôn thể hiện sự kính trọng khi giao tiếp với người cao tuổi.Bày tỏ quan điểm đối
  • chiều một cách dứt khoát.
  • B: Học cách lắng nghe khi giao tiếp. Luôn thể hiện sự kính trọng khi giao tiếp với người cao tuổi.Bày tỏ quan điểm đối chiều một cách khéo léo.
  • C: Học cách lắng nghe khi giao tiếp. Luôn thể hiện sự kính trọng khi giao tiếp với người cao tuổi.Bày tỏ quan điểm đối chiều một cách thẳng thắn.
Câu 71: Khi giao tiếp với bệnh nhân cao tuổi có cần chú ý đến thời điểm đi thăm bệnh không?
  • A: Có
  • B: Không
Câu 72: Khi giao tiếp với bệnh nhân nữ, NVYT là nam giới phải tuân thủ quy định nào đầu tiên:
  • A: Nguyên tắc buồng bệnh 3 người (2 nữ- 1 nam)
  • B: Lịch sự
  • C:Tế nhị
  • D: Không đùa giỡn
  • E: Không nhìn vào chỗ nhạy cảm của BN
  • F: Không phán xét, uy hiếp, dọa dẫm
  • G:Trang phục đúng qui định
Câu 73: Khi giao tiếp với bệnh nhân đồng tính, NVYT phải tuân thủ những qui định:
  • A:Lịch sự
  • B:Tế nhị
  • C: Không đùa giỡn
  • D: Không nhìn vào chỗ nhạy cảm của BN
  • E: Không phán xét, uy hiếp, dọa dẫm
  • F: Trang phục đúng quy định
  • G: Tất cả đều đúng
Câu 74: Lo âu bình thường là rối loạn lo âu.
  • A: Đúng
  • B: Sai
Câu 75: Hầu hết ai cũng có trải nghiệm lo âu vào một thời điểm nào đó trong đời.
  • A: Đúng
  • B: Sai
Câu 76: Để chẩn đoán một RLLA, những triệu chứng phải hiện diện trong một giai đoạn kéo dài …, có cản trở đến hoạt động chức năng bình thường của một người, và gây đau khổ có ý nghĩa.:
  • A: ít nhất 3 tuần
  • B: ít nhất 6 tuần
  • C: ít nhất 3 tháng
  • D: ít nhất 6 tháng
  • E: Tất cả đều đúng
Câu 77: Những biểu hiện sinh lý của lo âu gồm:
  • A: Các triệu chứng của thần kinh giao cảm: run, đổ mồ hôi, giãn đồng tử, nhịp tim nhanh (hồi hộp)
  • B: Các triệu chứng của thần kinh phó giao cảm: run, đổ mồ hôi, giãn đồng tử, nhịp tim nhanh (hồi hộp)
Câu 78: Lo âu thường xuyên kéo dài dẫn đến các bệnh:
  • A: Các bệnh về tiêu hóa: RL tiêu hóa, Viêm loét dạ dày, …
  • B: Các bệnh về hệ thần kinh: mất ngủ, đau đầu, chóng mặt, ngất, cảm giác dị cảm ở đầu chi và mất cảm giác hoặc tê bì ở quanh miệng, …
  • C: Cả 2 đúng
Câu 79: Có sự khác biệt về giới về tỷ lệ mắc rối loạn lo âu:
  • A: Nam > Nữ
  • B: Nam < Nữ
  • C: Nam = Nữ
Câu 80: “Stress là một quá trình … giữa một cơ thể và môi trường gồm sự tự phát hoặc những thay đổi, một khi sự nhận thức vượt qua nhận thức của cơ thể”
  • A: thay thế nhau
  • B: chuyển hóa nhau
  • D: loại trừ nhau
Câu 81: Các nguyên nhân chính gây ra stress trong công việc là:
  • A: Mơ hồ về vai trò, Mâu thuẫn về vai trò, Vai trò quá nặng hoặc quá nhẹ, Tính lãnh thổ của tổ chức, Trách nhiệm cho mọi người, Thiếu quan tâm đến người khác, Thiếu sự tham gia, Khác biệt về nghề nghiệp.
  • B: Mơ hồ về bản thân, Mâu thuẫn về vai trò, Vai trò quá nặng hoặc quá nhẹ, Tính lãnh thổ của tổ chức, Trách nhiệm cho mọi người, Thiếu quan tâm đến người khác, Thiếu sự tham gia, Khác biệt về nghề nghiệp.
  • C: Mơ hồ về vai trò, Mâu thuẫn trong cuộc sống, Vai trò quá nặng hoặc quá nhẹ, Tính lãnh thổ của tổ chức, Trách nhiệm cho mọi người, Thiếu quan tâm đến người khác, Thiếu sự tham gia, Khác biệt về nghề nghiệp.
Câu 82: Stress phải là ột trong những căn nguyên dẫn đến bệnh lý
  • A: Đúng
  • B: Sai
Câu 83: Độ tuổi bị stress cao nhất:
  • A: 8-13 tuổi
  • B: 13-18 tuổi
  • C: 18-20 tuổi
  • D: 20- 30 tuổi
Câu 84: Có sự khác biệt về tỷ lệ người bị stress liên quan đến trình độ học vấn
  • A: Người có học vấn thấp > người có học vấn cao
  • B: Người có học vấn thấp < người có học vấn cao
  • C: Người có học vấn thấp = người có học vấn cao
Câu 85: Tỷ lệ người bị stress ở những quốc gia phát triển cao hơn những quốc gia kém phát triển
  • A: Đúng
  • B: Sai
Câu 86: Liệu pháp tâm lý là dựa trên các mối quan hệ của bệnh nhân trong cộng đồng nhằm …. các hoạt động tích cực của bệnh nhân cải thiện và tăng cường sức khỏe của họ.
  • A: Thức tỉnh
  • B: Đưa đến
  • C: Khơi dậy
  • D: Đem đến
Câu 87: Mục tiêu của trị liệu tâm lý được chia thành mấy nhóm?
  • A: 2 nhóm
  • B: 3 nhóm
  • C: 4 nhóm
Câu 88: Quy trình thực hiện liệu pháp tâm lý gồm:
  • A: Loại trừ các nguyên nhân sinh học; Quan sát hỏi chuyện người bệnh và người thân của họ; Thu thập các thông tin liên quan đến bản thân người bệnh; Chẩn đoán, đánh giá phân loại dựa theo các tiêu chuẩn của DSM hoặc ICD; Xây dựng kế hoạch trị liệu; Tiến hành trị liệu và theo dõi tiến triển, Đánh giá hiệu quả trị liệu và điều chỉnh trị liệu (nếu cần); Kết thúc và theo dõi sau trị liệu.
  • B: Quan sát hỏi chuyện người bệnh và người thân của họ; Thu thập các thông tin liên quan đến bản thân người bệnh; Chẩn đoán, đánh giá phân loại dựa theo các tiêu chuẩn của DSM hoặc ICD; Xây dựng kế hoạch trị liệu; Tiến hành trị liệu và theo dõi tiến triển, Đánh giá hiệu quả trị liệu và điều chỉnh trị liệu (nếu cần); Kết thúc và theo dõi sau trị liệu.
  • C: A: Loại trừ các nguyên nhân sinh học; Thu thập các thông tin liên quan đến bản thân người bệnh; Chẩn đoán, đánh giá phân loại dựa theo các tiêu chuẩn của DSM hoặc ICD; Xây dựng kế hoạch trị liệu; Tiến hành trị liệu và theo dõi tiến triển, Đánh giá hiệu quả trị liệu và điều chỉnh trị liệu (nếu cần); Kết thúc và theo dõi sau trị liệu.
Câu 89: Những kỹ thuật trị liệu tâm lý thông thường gồm:
  • A: Liệu pháp giải thích hợp lý; Liệu pháp kích hoạt hành vi; Liệu pháp thư giãn luyện tập, Liệu pháp tư vấn cho bệnh nhân và gia đình, Liệu pháp thôi miên.
  • B: Liệu pháp giải thích hợp lý; Liệu pháp kích hoạt hành vi; Liệu pháp thư giãn luyện tập, Liệu pháp tư vấn cho bệnh nhân và gia đình.
  • C: Liệu pháp giải thích hợp lý; Liệu pháp thôi miên; Liệu pháp thư giãn luyện tập, Liệu pháp tư vấn cho bệnh nhân và gia đình,
Câu 90:  : Thư giãn luyện tập là phương pháp luyện tập tự sinh. Người tập sau đó có thể …. và có thể tập được nhiều người cùng một lúc, tạo ra hiệu quả tâm lý nhóm. Việc tập luyện khơi dậy sự tự tin, tính kiên nhẫn và tính tập trung ở bệnh nhân.
  • A: hoàn toàn tự tập
  • B: phụ thuộc vào NVYT
  • C: phụ thuộc vào người nhà
  • D: phụ thuộc vào NVYT và người nhà
Câu 91: Tư vấn tâm lý cho người bệnh và gia đình (hay còn gọi là giáo dục tâm lý) là một can thiệp tâm lý dựa vào bằng chứng cho người bệnh tâm thần và gia đình của họ.
  • A: Đúng
  • B: Sai
Câu 92: Chống chỉ định của liệu pháp giải thích hợp lý là:
  • A: Tâm thần phân liệt và các rối loạn loạn thần
  • B: Chậm phát triển tâm thần
  • C: Sa sút trí tuệ
  • D: Các bệnh thực tổn
  • E: Tất cả đều đúng
Câu 93: Chỉ định của liệu pháp kích hoạt hành vi là:
  • A: Rối loạn trầm cảm
  • B: Rối loạn hỗn hợp lo âu trầm cảm
  • C : Tất cả đều đúng
Câu 94: Chỉ định của liệu pháp thư giãn luyện tập :
  • A : Các bệnh tâm căn, các rối loạn tâm thể các rối loạn liên quan đến lạm dụng chất, các rối loạn giấc ngủ, rối loạn sinh dục…
  • B : Các rối loạn tâm thể các rối loạn liên quan đến lạm dụng chất, các rối loạn giấc ngủ, rối loạn sinh dục…
  • C : Cả 2 đều đúng
Câu 95:  : Mục tiêu của liệu pháp giải thích hợp lý là :
  • A : làm cho người bệnh hoàn toàn yên tâm vào kết quả điều trị.
  • B : làm cho người bệnh hoàn toàn tin tưởng vào kết quả điều trị.
  • C : Cả 2 đều đúng
Câu 96: Chống chỉ định của liệu pháp thư giãn luyện tập:
  • Tâm thần phân liệt và các rối loạn loạn thần;
  • A: Chậm phát triển tâm thần;
  • B: Sa sút trí tuệ;
  • C: Các bệnh thực tổn.
  • D: cả 3 đều đúng
Câu 97: Đạo đức: Là một hình thái ý thức xã hội thể hiện trong hai lĩnh vực … và … của mỗi người đối với người khác, đối với tổ chức, đối với xã hội.
  • A: hành vi, đức tính
  • B: hành động, tính cách
  • C: hành vi, thói quen
Câu 98: Y luật: …., lý luận mà chính những thầy thuốc đã xác lập ra từ lâu; có ít nhiều thay đổi với thời gian và tự nguyện chấp hành theo truyền thống cũng như được nhân dân và nhà nước chấp nhận. Có thể nói y luật là pháp luật của nội bộ ngành y.
  • A: là quy ước về tập quán nghề nghiệp
  • B: là quy định về tập quán nghề nghiệp
  • C: Là nội quy về tập quán nghề nghiệp
Câu 99: Nội dung của Y đạo là những nghĩa vụ của người thầy thuốc và những quyền lợi của họ.
  • A: Đúng
  • B: Sai
Câu 100: Y đức là những tiêu chuẩn và nguyên tắc được dư luận xã hội thừa nhận, quy định hành vi và mối quan hệ giữa thầy thuốc với bệnh nhân và đối với đồng nghiệp.
  • A: quy định và nguyên tắc
  • B: tiêu chuẩn và nhiệm vụ
  • C: tiêu chuẩn và nguyên tắc
Câu 101: Đạo đức y học được hiểu là:
  • A: một bộ phận của đạo đức nghề nghiệp
  • B: các quy tắc, nguyên tắc chuẩn mực của ngành y tế
  • C: khoa học về lý luận, phẩm cách của người cán bộ y tế
  • D: Tất cả đều đúng
Câu 102: Mối quan hệ của y đức là:
  • A: Quan hệ giữa thầy thuốc với bệnh nhân
  • B: Quan hệ giữa thầy thuốc với công việc
  • C: Quan hệ giữa thầy thuốc với khoa học.
  • D: Quan hệ giữa thầy thuốc với đồng nghiệp
  • E: Tất cả đều đúng
Câu 103: Đạo đức y học hình thành và phát triển cùng với lịch sử y học
  • A: Đúng
  • B: Sai
Câu 104: Hyppocrat (466-377) đã đóng góp gì cho ngành y thế giới?
  • A: giải phẫu bệnh
  • B: sinh lý bệnh
  • D: điều trị bệnh
  • E: chuẩn mực đạo đức và nhân sinh của người làm nghề y
Câu 105: Bản chất đầu tiên của người thầy thuốc trong chế độ Xã hội chủ nghĩa là:
  • A: Luôn coi trọng trách nhiệm nghề nghiệp và đạo đức của người thầy thuốc
  • B: Phải có đạo đức của một công dân XHCN
  • C: Trách nhiệm và đạo đức thầy thuốc luôn hướng tới những điều kiện thuận lợi nhất cho sức khỏe người bệnh
  • D: Sức khỏe người bệnh là trên hết
  • E: Phải có lòng nhân đạo đối với bệnh nhân
Câu 106: Đạo đức y học Việt Nam từ lâu mang màu sắc từ bi, bác ái
  • A: Đúng
  • B: Sai
Câu 107: Những người thầy thuốc đầu tiên đặt nền móng cho nền y học Việt Nam từ năm 1945 đến nay
  • A: Phạm Ngọc Thạch, Đặng Văn Ngữ, Tôn Thất Tùng
  • B: Lê Hữu Trác, Phạm Ngọc Thạch, Đặng Văn Ngữ
  • C: Alexandre Yersin, Phạm Ngọc Thạch, Đặng Văn Ngữ, Tôn Thất Tùng
Câu 108: Nền y học Việt Nam từ năm 1945 đến nay được hình thành và phát triển cùng với lịch sử kháng chiến dành độc lập dân tộc của đất nước.
  • A: Đúng
  • B: Sai
Câu 109: Có…. Nguyên lý cơ bản của đạo đức y học
  • A: 3
  • B: 4
  • C: 5
Câu 110: Những nguyên lý cơ bản của đạo đức y học là:
  • A: Tôn trọng quyền tự quyết, Lòng nhân ái, Không làm việc có hại hoặc ác ý, Công bằng
  • B: Tôn trọng quyền tự chủ, Lòng nhân ái, Không làm việc có hại hoặc ác ý, Công bằng
  • C: Tôn trọng quyền tự quyết, Lòng nhân đạo, Không làm việc có hại hoặc ác ý, Công bằng
Câu 111: Nguyên lý 4 “Công bằng” được hiểu:
  • A: Công bằng trong phân chia các nguồn nguyên liệu hiếm: máu, huyết tương, ..... Các loại máy thở, các nguồn thuốc hiếm, vacin, thuốc kháng virus… ; Công bằng giữa các quốc gia; Công bằng trong các khía cạnh có liên quan đến sự chấp nhận của luật pháp: tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.
  • B: Công bằng trong phân chia các nguồn nguyên liệu hiếm: máu, huyết tương, ..... Các loại máy thở, các nguồn thuốc hiếm, vacin, thuốc kháng virus… ; Công bằng trong chi phí khám và điều trị; Công bằng trong các khía cạnh có liên quan đến sự chấp nhận của luật pháp: tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.
  • C: Công bằng trong phân chia các nguồn nguyên liệu hiếm: máu, huyết tương, ..... Các loại máy thở, các nguồn thuốc hiếm, vacin, thuốc kháng virus… ; Công bằng trong Quyền con người; Công bằng trong các khía cạnh có liên quan đến sự chấp nhận của luật pháp: tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.
Câu 112: Bác sĩ được quyền loại bỏ hoặc dừng trị liệu khi nhận thấy có bất kỳ một nguy cơ nào đối với bệnh nhân, khi mà nguy cơ này lớn hơn lợi ích cho bệnh nhân
  • A: Đúng
  • B: Sai
Câu 113: Trị liệu kích hoạt hành vi là kỹ thuật trị liệu tâm lý dựa trên cơ sở của lý thuyết hành vi nhằm mục đích …. bệnh nhân thực hiện các hoạt động mà bệnh nhân thích thú. Nhờ tăng cường thực hiện hoạt động đó, cảm xúc của bệnh nhân sẽ thay đổi, từ đó tình trạng bệnh được cải thiện.
  • A: Động viên
  • B: Bắt buộc
  • C: Đề nghị
Câu 114: Sự kiện nào chứng tỏ tâm lý ảnh hưởng đến sinh lý?
  • A: Thẹn (xấu hổ/ ngại ngùng) làm đỏ mặt
  • B: Giận run người
  • C: Sợ nổi da gà
  • D: Lo lắng mất ngủ
  • : Cả 4
Câu 115: Quan hệ giữa thầy thuốc và bệnh nhân. Cần quan tâm đến:
  • A: Tâm lý bệnh nhân
  • B: Tâm lý thầy thuốc
  • C: Cả 2
Câu 116: Sinh lý có ảnh hưởng rõ rệt đến tâm lý như:
  • A: Lạnh run người
  • B: Buồn rầu làm ngưng trệ tiêu hóa
  • C: Tuyến nội tiết làm thay đổi tâm trạng
  • D: Ăn uống đầy đủ làm cơ thể khỏe mạnh
  • E: Cả 4
Câu 117: Mối quan hệ thầy thuốc – bệnh nhân:
  • A: Quan hệ tình cảm
  • B: Quan hệ tiền bạc
  • C: Quan hệ theo quyền lợi và nghĩa vụ giữa thầy thuốc và bệnh nhân
Câu 118: Tâm lý học là môn nghiên cứu về mọi sinh hoạt của đời sống tinh thần, …., cảm xúc và tình cảm của một cá nhân và của nhân loại nói chung. Nói bao quát hơn, tâm lý học là môn học hành vi của con người. Đồng thời, tâm lý học cũng là một ngành có liên quan đến việc nghiên cứu về hành vi của các loài vật.
  • A: Thể chất
  • B: Tình cảm
  • C: Ý thức
  • D: Vật chất
  • E: Cả 4
Câu 119: Mối quan hệ giữa thầy thuốc và bệnh nhân chủ yếu thông qua:
  • A: Tiền bạc
  • B: Uy quyền
  • C: Lời nói
Câu 120: Tâm lý bao gồm tất cả các hiện tượng tinh thần xảy ra trong đầu óc con người, gắn liền và điều hành mọi hành động, hoạt động của con người.


  • A: Đúng
  • B: Sai
Câu 121: Các nhiệm vụ của Tâm lý học là
  • A: Phát hiện các quy luật hình thành phát triển TL
  • B: Tìm ra các quy luật của đời sống con người
  • C: Tìm ra các quy luật của môi trường tự nhiên và môi trường xã hội
  • D: Tìm ra cơ chế của hiện tượng TL
  • E: A, B đúng
  • F: A, D đúng
  • G: Cả 4
Câu 122: Chứng bệnh Y sinh là một triệu chứng mới hay một bệnh mới (cơ thể hay tâm lý) hoặc biến chứng của một bệnh sẵn có; xuất hiện do lời nói hay thái độ không đúng về mặt tâm lý của NVYT gây ra đối với người có nhân cách bị ám thị
  • A: Đúng
  • B: Sai
Câu 123: Bản chất xã và tính lịch sử của con người thể hiện như sau:
  • A: Tâm lý con người có nguồn gốc là thế giới quan
  • B: Tâm lý con người có nguồn gốc từ tâm linh
  • C: Là sản phẩm của hoạt động giao tiếp của con người với TN- XH
  • D: Là kết quả của quá trình lĩnh hội, tiếp thu kinh nghiệm XH, VH thông qua hoạt động sống: giao tiếp, lao động
  • E: Tâm lý người được hình thành, phát triển, biến đổi cùng với sự pt của cá nhân, CĐ, dân tộc
  • F: A, B, C, D đúng
  • G: A, C, D, E đúng
Câu 124: Chứng bệnh y sinh gây ra tác hại:
  • A: Sinh ra các biến chứng trầm trọng hơn, Gây ra những phản ứng tâm lý tiêu cực: lo âu, trầm cảm, sợ hãi, nghi bệnh, … tự sát.
  • B: Sinh ra các biến chứng trầm trọng hơn, Bệnh cảnh trở nên phức tạp hơn, gây khó khăn trong chẩn đoán và điều trị, Gây ra những phản ứng tâm lý tiêu cực: lo âu, trầm cảm, sợ hãi, nghi bệnh, … tự sát.
  • C: Bệnh cảnh trở nên phức tạp hơn, gây khó khăn trong chẩn đoán và điều trị, Gây ra những phản ứng tâm lý tiêu cực: lo âu, trầm cảm, sợ hãi, nghi bệnh, … tự sát
Câu 125: Sự xuất hiện của hiện tượng tâm lý gồm các khâu sau:
  • A: 3 khâu
  • B: 2 Khâu
  • C: 5 Khâu
Câu 126: Tâm lý bệnh nhân:
  • A: Cảm thấy mất an toàn, xem thầy thuốc là niềm hy vọng cuối cùng, phụ thuộc vào thầy thuốc
  • B: Rất nhạy cảm với những biến đổi ngay trong bản thân do trạng thái căng thẳng và không ổn định về cảm xúc, nhạy ảm với những điều không vừa ý.
  • C: Rất chú ý đến mọi cử chỉ, lời nói, thái độ, dễ cáu gắt, nôn nóng, tủi thân và những ấn tượng sâu sắc khó sửa đối với thầy thuốc, nhất là những ấn tượng ban đầu.
  • D: Tất cả đều đúng
Báo lỗi
Nếu có bất kì vấn đề nào về đề thi, vui lòng liên hệ với các bộ phận thông qua các hình thức sau
Số điện thoại: 0368.201.788
Email: contact@123job.vn
Chat trực tuyến: Chat với hỗ trợ

TÂM LÝ Y ĐỨC

Mã quiz
700
Số xu
5 xu
Thời gian làm bài
95 phút
Số câu hỏi
126 câu
Số lượt làm bài
0 lượt
Bắt đầu làm bài
Lưu tin Hủy lưu
Thông tin đề thi
Chủ đề
Y khoa
Môn học
Tâm lý y học - Y Đức
Chia sẻ đề thi
Sao chép đường dẫn
Chia sẻ qua mạng xã hội

Đề thi trắc nghiệm mới nhất

40 câu hỏi
0 lượt đã test
30 phút
Miễn phí
Xem trước
35 câu hỏi
0 lượt đã test
26 phút
Miễn phí
Xem trước
69 câu hỏi
0 lượt đã test
52 phút
4 xu
Xem trước
150 câu hỏi
0 lượt đã test
113 phút
6 xu
Xem trước
99 câu hỏi
0 lượt đã test
74 phút
5 xu
Xem trước