Câu 1:
Màng hô hấp có:
- 4 lớp.
- 5 lớp.
- 6 lớp.
- 7 lớp.
Câu 2:
Đường dẫn khí luôn mở vì:
- Thành có các vòng sụn.
- Thành có cơ trơn.
- Luôn chứa khí.
- Có các vòng sụn và áp suất âm màng phổi.
Câu 3:
Áp suất trong đường dẫn khí:
- Luôn bằng áp suất khí quyển.
- Bằng áp suất khí quyển trước khi hít vào.
- Lớn hơn áp suất khí quyển khi hít vào.
- Nhỏ hơn áp suất khí quyển khi thở ra.
Câu 4:
Áp suất khoang màng phổi:
- Có tác dụng làm cho phổi luôn giãn sát với lồng ngực.
- Có giá trị thấp nhất ở thì hít vào thông thường.
- Được tạo ra do tính đàn hồi của lồng ngực.
- Có giá trị cao hơn áp suất khí quyển ở cuối thì thở ra.
Câu 5:
Giá trị áp suất màng phổi qua các động tác hô hấp:
- Cuối thì thở ra tối đa là +7 mmHg.
- Cuối thì thở ra bình thường là 0 mmHg.
- Cuối thì hít vào bình thường là -7 mmHg.
- Cuối thì hít vào tối đa là -15 mmHg.
Câu 6:
Tác dụng của chất hoạt diện (surfactant):
- Tăng sức căng bề mặt.
- Giảm sức căng bề mặt.
- ổn định sức căng bề mặt.
- Thay đổi sức căng bề mặt.
Câu 7:
Áp suất âm màng phổi có các ý nghĩa sau đây, trừ:
- Lồng ngực dễ di động khi thở.
- Phổi co giãn theo sự di động của lồng ngực.
- Máu về tim và lên phổi dễ dàng.
- Hiệu suất trao đổi khí đạt mức tối đa.
Câu 8:
Động tác thở ra tối đa
- Là động tác thụ động do trung tâm hô hấp không hưng phấn.
- Có tác dụng đẩy thêm khỏi phổi một V khí gọi là thể tích khí dự trữ thở ra.
- Có tác dụng đẩy các tạng trong ổ bụng xuống phía dưới.
- Làm lồng ngực giảm thể tích do co cơ liên sườn ngoài.
Câu 9:
Động tác hít vào tối đa:
- Là động tác hít vào cố sức sau ngừng thở.
- Là động tác hít vào cố sức sau thở ra bình thường.
- Là động tác hít vào cố sức sau thở ra hết sức.
- Là động tác hít vào cố sức sau hít vào bình thường.
Câu 10:
Dung tích sống:
- Là số lít khí hít vào tối đa sau khi hít vào bình thường.
- Là số lít khí thở ra tối đa sau thở ra bình thường.
- Là số lít khí thở ra tối đa sau khi hít vào bình thường.
- Là số lít khí thở ra tối đa sau hít vào tối đa.
Câu 11:
Dung tích toàn phổi (TLC) bằng:
- IC + FRC.
- FRC + IRV.
- TV + IRV + ERV.
- IC + TV + FRC.
Câu 12:
Các thông số đánh giá hạn chế hô hấp là:
- TLC, RV, FRC.
- VC, TLC.
- VC, FRC, MMEF.
- TLC, FEV1, FRC.
Câu 13:
Các thông số đánh giá tắc nghẽn đường dẫn khí là:
- VC, TV, Tiffeneau.
- FEV1, TLC, MMEF.
- MEF 25, RV, IRV.
- FEV1, MMEF, Tiffeneau.
Câu 14:
Thông khí phế nang bằng:
- Thông khí phút.
- Lượng khí thay đổi trong một phút.
- Thông khí phút trừ đi thông khí khoảng chết.
- Khoảng 6 lít.
Câu 15:
Các yếu tố sau đây ảnh hưởng đến trao đổi khí ở màng hô hấp, trừ:
- Chênh lệch phân áp O2, CO2.
- Năng lượng cung cấp cho trao đổi khí ở màng hô hấp.
- Diện tích màng hô hấp.
- Độ dày của màng hô hấp.
- Tốc độ khuếch tán của khí.
Câu 16:
Khả năng khuếch tán khí qua màng hô hấp phụ thuộc vào:
- Độ dày của màng hô hấp.
- Chênh lệch phân áp khí qua màng.
- Diện tích màng hô hấp.
- Hệ số khuếch tán.
- Cả 4 yếu tố trên.
Câu 17:
Các dạng O2 và CO2 trong máu:
- Dạng hoà tan O2 và CO2 là dạng vận chuyển chủ yếu.
- Dạng kết hợp là dạng tạo ra phân áp khí trong máu.
- Dạng kết hợp là dạng vận chuyển của khí.
- Dạng hoà tan và kết hợp không có liên quan với nhau.
Câu 18:
Dạng vận chuyển chủ yếu CO2 trong máu là:
- Dạng hoà tan.
- Dạng kết hợp với Hb.
- Dạng kết hợp với muối kiềm.
- Dạng kết hợp với protein.
Câu 19:
Trung tâm hô hấp:
- Trung tâm điều chỉnh phát xung động gây động tác hít vào.
- Trung tâm hít vào tự phát xung động gây động tác hít vào.
- Trung tâm thở ra tham gia vào nhịp thở cơ bản.
- Trung tâm hoá học liên hệ trực tiếp với trung tâm thở ra.
Câu 20:
Nhịp hô hấp bình thường được duy trì bởi:
- Trung tâm hít vào, trung tâm thở ra.
- Trung tâm hít vào và trung tâm điều chỉnh.
- Trung tâm nhận cảm hoá học.
- Phản xạ Hering Breuer.
Câu 21:
O2 tham gia điều hoà hô hấp thông qua cơ chế tác dụng:
- Lên trung tâm hít vào, khi nồng độ O2 trong máu giảm.
- Lên trung tâm hoá học, khi nồng độ O2 trong máu giảm.
- Lên trung tâm hô hấp khi nồng độ O2 trong máu bắt đầu giảm.
- Lên các receptor ở quai động mạch chủ và xoang động mạch cảnh.
Câu 22:
Vai trò của CO2 trong điều hoà hô hấp:
- CO2 tác động trực tiếp lên trung tâm hô hấp.
- CO2 tác động trực tiếp lên trung tâm hít vào.
- CO2 tác động trực tiếp lên trung tâm hoá học.
- CO2 tác động lên trung tâm hô hấp thông qua ion H+.
Câu 23:
Áp suất âm trong màng phổi:
- Tạo ra do tính đàn hồi của lồng ngực.
- Làm cho hiệu suất trao đổi khí đạt giá trị tối đa.
- Máu về tim dễ dàng ở thì thở ra.
- Máu lên phổi dễ dàng ở thì thở ra.
Câu 24:
Oxy kết hợp với Hb ở nơi có:
- Phân áp O2 cao, phân áp CO2 cao.
- Phân áp O2 cao, phân áp CO2 thấp.
- Phân áp O2 thấp, phân áp CO2 cao.
- Phân áp O2 thấp, phân áp CO2 thấp.
Câu 25:
CO2 kết hợp với muối kiềm ở nơi:
- Phân áp O2 cao, phân áp CO2 thấp.
- Phân áp O2 cao, phân áp CO2 cao.
- Phân áp O2 thấp, phân áp CO2 thấp.
- Phân áp O2 thấp, phân áp CO2 cao.
Câu 26:
Khả năng khuếch tán của oxy từ phế nang vào máu phụ thuộc vào:
- Phân áp CO2 trong máu mao tĩnh mạch phổi.
- Sự chênh lệch phân áp oxy giữa phế nang và máu.
- Diện tích các mao mạch phổi.
- áp lực phế nang.
- Cả 4 yếu tố trên.
Câu 27:
Lượng O2 từ máu vào mô tăng lên do giảm:
- Hàm lượng 2-3 DPG trong máu.
- Phân áp CO2 trong máu.
- Nồng độ ion Na+ trong máu.
- Độ pH máu.
- Nhiệt độ của máu.
Câu 28:
oxy từ phế nang vào máu mao mạch phổi theo hình thức:
- Khuếch tán thụ động.
- Vận chuyển tích cực qua kẽ tế bào.
- Vận chuyển tích cực thứ phát.
- Khuếch tán có gia tốc.
Câu 29:
Vai trò của nồng độ ion H+ trong dịch mô não:
- Kích thích trực tiếp lên trung tâm hít vào .
- Kích thích trực tiếp lên trung tâm thở ra.
- Kích thích trực tiếp lên trung tâm hoá học.
- Kích thích lên receptor nhận cảm hoá học ở xoang cảnh.
Câu 30:
Nhịp hô hấp bình thường được phát động bởi:
- Trung tâm điều chỉnh.
- Trung tâm hít vào.
- Trung tâm thở ra.
- Trung tâm hoá học.
Câu 31:
Dung tích sống là thể tích khí đo được khi:
- Hít vào hết sức sau khi hít vào bình thường.
- Thở ra hết sức sau khi thở ra bình thường.
- Thở ra hít vào bình thường.
- Hít vào hết sức rồi thở ra hết sức.
Câu 32:
Ở mô, máu nhận CO2 từ mô do:
- Phân áp CO2 ở mô cao hơn phân áp CO2 trong máu.
- Tăng quá trình bão hoà oxyhemoglobin (HbO2).
- Tăng khuếch tán ion Cl- từ hồng cầu ra huyết tương.
- CO2 đi vào hồng cầu và ion Cl- đi ra huyết tương.
Câu 33:
Oxy được vận chuyển trong máu bằng các dạng sau đây:
- Kết hợp với muối kiềm.
- Kết hợp với các ion Fe++ tự do trong máu.
- Kết hợp với nhóm carbamin của globulin.
- Kết hợp với hemoglobin tạo thành oxy hemoglobin.
- Kết hợp với ion Fe+++ trong nhân hem của hemoglobin.
Câu 34:
Thông khí phổi bị giảm do:
- Cơ hoành bị liệt do nhiều nguyên nhân khác nhau.
- Thở không khí có 5% CO2.
- Sốt do các nguyên nhân ngoài phổi.
- Do lên độ cao 2000m.
- Do hàm lượng hemoglobin giảm ở những người thiếu máu do giun móc.
Câu 35:
Nhịp thở cơ bản được điều hoà nhờ sự tham gia của các yếu tố sau đây, trừ:
- Hoạt động của trung tâm điều chỉnh.
- Hoạt động của trung tâm hoá học.
- Hoạt động của dây X qua phản xạ Hering Breuer.
- Hoạt động của trung tâm hít vào.
Câu 36:
Màng hô hấp - Thành của phế nang và thành mao mạch quanh phế nang tạo ra màng hô hấp.
Câu 37:
Màng hô hấp - Diện tích màng hô hấp trung bình khoảng 70m2.
Câu 38:
Màng hô hấp - Chất Surfactant có tác dụng giữ cho phế nang không bị xẹp lại.
Câu 39:
Màng hô hấp - Bề dày trung bình khoảng 0,5mm.
Câu 40:
Trao đổi khí ở màng hô hấp - Điều kiện cho khí trao đổi liên tục qua màng hô hấp là không khí phế nang phải thường xuyên đổi mới.
Câu 41:
Trao đổi khí ở màng hô hấp - Khi lao động sự khuếch tán khí qua màng hô hấp tăng thêm là do mở thêm số mao mạch phổi.
Câu 42:
Trao đổi khí ở màng hô hấp - Hệ số khuếch tán của O2 lớn hơn CO2
Câu 43:
Trao đổi khí ở màng hô hấp - Các khí qua màng hô hấp bằng cơ chế khuếch tán đơn thuần.
Câu 44:
Áp suất âm màng phổi: Làm cho máu lên phổi dễ dàng.
Câu 45:
Áp suất âm màng phổi: Làm cho máu dễ về tim.
Câu 46:
Áp suất âm màng phổi: Làm cho đường dẫn khí nhỏ luôn mở.
Câu 47:
Áp suất âm màng phổi: Làm cho phổi khó xẹp lại lúc thở ra.
Câu 48:
Áp suất khoang màng phổi: Dịch màng phổi được bơm vào mạch bạch huyết không phải nguyên nhân tạo ra áp suất khoang màng phổi.
Câu 49:
Áp suất khoang màng phổi: Lồng ngực không tham gia tạo áp suất khoang màng phổi.
Câu 50:
Áp suất khoang màng phổi: Trong hô hấp bình thường có áp suất nhỏ hơn áp suất khí quyển.
Câu 51:
Áp suất khoang màng phổi: Cuối thì thở ra tối đa có giá trị -1 đến 0 mmHg.
Câu 52:
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân ly HbO2.: Phân áp CO2 cao làm tăng phân ly.
Câu 53:
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân ly HbO2.: Nhiệt độ máu tăng làm giảm phân ly.
Câu 54:
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân ly HbO2.: pH máu giảm làm tăng phân ly.
Câu 55:
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân ly HbO2.: Nồng độ 2.3.DPG không ảnh hưởng.
Câu 56:
Hoạt động của trung tâm hô hấp: Trung tâm điều chỉnh luôn kích thích trung tâm hít vào.
Câu 57:
Hoạt động của trung tâm hô hấp: Vùng nhận cảm hoá học luôn ức chế trung tâm hít vào.
Câu 58:
Các dạng vận chuyển của oxy và CO2: Dạng vận chuyển chính của oxy là dạng hoà tan.
Câu 59:
Các dạng vận chuyển của oxy và CO2: HbO2là dạng vận chuyển chủ yếu của oxy.
Câu 60:
Các dạng vận chuyển của oxy và CO2: Muối kiềm là dạng vận chuyển chủ yếu của CO2.
Câu 61:
Các dạng vận chuyển của oxy và CO2: HbCO2 là dạng vận chuyển chủ yếu của CO2.
Câu 62:
Các dạng vận chuyển của oxy và CO2: Dạng hoà tan là dạng vận chuyển chủ yếu của CO2.
Câu 63:
Sự khuếch tán của oxy và CO2 qua màng hô hấp có những đặc điểm: Hệ sô khuếch tán của CO2 lớn hơn của oxy 20 lần.
Câu 64:
Sự khuếch tán của oxy và CO2 qua màng hô hấp có những đặc điểm: Khả năng khuếch tán của oxy trong phế nang phụ thuộc vào phân áp CO2 trong máu mao tĩnh mạch phổi.
Câu 65:
Sự khuếch tán của oxy và CO2 qua màng hô hấp có những đặc điểm: Sự chênh lệch phân áp khí giữa hai bên của màng hô hấp là yếu tố quyết định cho sự khuếch tán của các chất khí.
Câu 66:
Sự khuếch tán của oxy và CO2 qua màng hô hấp có những đặc điểm: Phân áp oxy ở phế nang là 100mmHg còn ở mao động mạch phổi là 40 mmHg.
Câu 67:
Sự khuếch tán của oxy và CO2 qua màng hô hấp có những đặc điểm: Phân áp CO2 của phế nang là 46mmHg còn phân áp CO2 của mao động mạch phổi là 40mmHg.
Câu 68:
Sự trao đổi oxy giữa phế nang và máu, giữa máu và mô phụ thuộc các yếu tố: Chênh lệch phân áp oxy giữa phế nang và máu, giữa máu và mô là yếu tố quyết định cho sự trao đổi khí.
Câu 69:
Sự trao đổi oxy giữa phế nang và máu, giữa máu và mô phụ thuộc các yếu tố: Hàm lượng muối kiềm trong máu có tác dụng làm tăng phân ly oxyhemoglobin cung cấp oxy cho mô.
Câu 70:
Sự trao đổi oxy giữa phế nang và máu, giữa máu và mô phụ thuộc các yếu tố: Lao động nặng, vận cơ nhiều, sản sinh nhiều CO2 làm cho PCO2 tăng cũng làm tăng phân ly oxyhemoglobin để cung cấp nhiều oxy cho mô.
Câu 71:
Sự trao đổi oxy giữa phế nang và máu, giữa máu và mô phụ thuộc các yếu tố: Diện tích phế nang tăng và lưu lượng máu lên phổi tăng làm tăng quá trình trao đổi oxy từ phế nang vào máu.
Câu 72:
Sự trao đổi oxy giữa phế nang và máu, giữa máu và mô phụ thuộc các yếu tố: ở mô pH máu giảm làm tăng quá trình tạo oxyhemoglobin.
Câu 73:
Các yếu tố tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến các trung tâm hô hấp tham gia điều hoà hoạt động hô hấp: Phân áp CO2 máu tăng có tác động lên trung tâm hô hấp mạnh hơn là sự giảm phân áp oxy.
Câu 74:
Các yếu tố tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến các trung tâm hô hấp tham gia điều hoà hoạt động hô hấp: CO2 điều hoà hô hấp thông qua nồng độ ion H+ tác động lên trung tâm hô hấp.
Câu 75:
Các yếu tố tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến các trung tâm hô hấp tham gia điều hoà hoạt động hô hấp: Dây X đóng vai trò chủ yếu trong điều hoà hoạt động hô hấp.
Câu 76:
Các yếu tố tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến các trung tâm hô hấp tham gia điều hoà hoạt động hô hấp: Trung tâm hô hấp không bị ảnh hưởng bởi những kích thích từ vùng hypothalamus.
Câu 77:
Các yếu tố tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến các trung tâm hô hấp tham gia điều hoà hoạt động hô hấp: Trung tâm nuốt khi hưng phấn gây ức chế trung tâm hô hấp.