Câu 1:
Hệ thần kinh tiếp nhận thông tin từ:
- Môi trường bên ngoài.
- Các cơ quan trong cơ thể.
- Môi trường bên trong.
- Từ cả ngoại môi và nội môi.
Câu 2:
Hệ thần kinh của người:
- Hoàn thiện từ lúc mới sinh ra.
- Hoàn thiện sau 3 tuổi đời.
- Hoàn thiện dần theo kinh nghiệm cuộc sống.
- Hoàn thiện vào tháng thứ 7 trong phát triển bào thai.
Câu 3:
Nơron có các thành phần:
- Thân, sợi trục, đuôi gai.
- Thân, sợi trục, đuôi gai, synap.
- Thân, sợi trục, cúc tận cùng, đuôi gai.
- Thân, sợi trục, cúc tận cùng, đuôi gai, synap.
Câu 4:
Sợi trục có các thành phần sau, trừ:
- Xơ thần kinh.
- Lưới nội bào có hạt.
- Lưới nội bào trơn.
- Ty thể.
- Ống siêu vi.
Câu 5:
Người ta phân loại các sợi thần kinh theo:
- Tốc độ dẫn truyền.
- Chiều dài của sợi.
- Hướng đi của sợi.
- Số lượng các synap ở chuỗi sợi trục của bó.
Câu 6:
Chất truyền đạt thần kinh được sản xuất ở:
- Thân nơron và cúc tận cùng.
- Thân nơron và sợi trục.
- Sợi trục và cúc tận cùng.
- Cúc tận cùng.
Câu 7:
Thành phần chính có trong cúc tận cùng:
- Các bọc nhỏ chứa enzym và ty thể sản xuất ATP.
- Các bọc nhỏ chứa enzym, chất truyền đạt thần kinh và ty thể.
- Các bọc nhỏ chứa chất truyền đạt thần kinh.
- Các bọc nhỏ chứa chất truyền đạt thần kinh và ty thể.
Câu 8:
Synap là:
- Một đơn vị giải phẫu - chỗ tiếp nối giữa tận cùng sợi trục của một nơron với một tế bào khác.
- Một đơn vị giải phẫu - chỗ tiếp nối giữa tận cùng sợi trục của một nơron với một tế bào thần kinh khác.
- Một đơn vị chức năng, chức năng- chỗ tiếp nối giữa tận cùng sợi trục của một nơron với một nơron khác hoặc một tế bào đáp ứng.
- Một đơn vị giải phẫu - chỗ tiếp nối giữa tận cùng sợi trục của một nơron với một nơron khác hoặc một tế bào đáp ứng.
Câu 9:
Nơron có những đặc điểm hưng phấn sau đây, trừ:
- Nơron có tính hưng phấn cao, thể hiện ở ngưỡng kích thích cao.
- Thời gian trơ của nơron ngắn, thể hiện hoạt tính chức năng cao.
- Nhu cầu năng lượng của nơron cao khi hưng phấn.
- Nhu cầu tiêu thụ oxy khi hưng phấn của nơron cao.
Câu 10:
Chênh lệch nồng độ các ion ở trong và ngoài màng nơron:
- Na+ ở bên ngoài thấp hơn bên trong.
- Protein tích điện (-) ở bên trong cao hơn bên ngoài.
- Ion K+ ở bên ngoài cao hơn bên trong.
- Nồng độ ion Cl- ở bên trong cao hơn bên ngoài.
Câu 11:
Nguyên nhân chủ yếu tạo ra điện thế nghỉ là:
- Chênh lệch nồng độ các ion trong và ngoài màng.
- Protein mang điện tích âm ở trong màng.
- Tính thấm lúc nghỉ của ion K+ và Na+ khác nhau.
- Bơm Na+- K+- ATPase.
Câu 12:
Mỗi nơron có thể tiếp nhận rất nhiều kích thích từ các nơron trước nó. Các kích thích này từ các nơron trước gây ra các tác dụng sau , trừ:
- Cộng kích thích trong không gian.
- Cộng kích thích theo thời gian.
- Chỉ gây hưng phấn ở màng sau synap.
- Cộng đại số các điện thế gây hưng phấn và ức chế.
Câu 13:
Chất truyền đạt thần kinh có phân tử lớn là:
- Dopamin.
- Glycin.
- Neurotensin.
- GABA.
Câu 14:
Chất truyền đạt thần kinh có phân tử nhỏ là:
- Bombesin.
- Endorphin.
- Chất P.
- VIP.
- Serotonin.
Câu 15:
Giai đoạn khử cực của điện thế đỉnh là do:
- Na+ ồ ạt vào trong màng.
- Kênh K+ chưa kịp mở.
- Bên trong màng trở thành (+) so với mặt ngoài.
- Cả 3 biểu hiện trên.
Câu 16:
Tác dụng của chất truyền đạt thần kinh gây ức chế lên màng sau synap là:
- Làm mở các kênh Na+.
- Làm mở các kênh K+ và tăng vận chuyển Cl- vào trong.
- Hạn chế các kênh K+ và kênh Cl-.
- Làm đóng các kênh Ca++.
Câu 17:
Các thành phần của một synap gồm có:
- Cúc tận cùng, khe synap, màng sau synap.
- Các bọc nhỏ chứa chất dẫn truyền thần kinh, khe synap, màng sau synap.
- Cúc tận cùng, khe synap, các phần tử cảm thụ.
- Màng trước synap (màng của cúc tận cùng), khe synap, màng sau synap.
- Màng trước synap, khe synap, đuôi gai của nơron sau.
Câu 18:
Điện thế hoạt động sẽ xuất hiện ở màng sau synap khi:
- Chất dẫn truyền thần kinh kết hợp với phần tử cảm thụ ức chế ở màng sau synap, dẫn đến hiện tượng ưu phân cực màng.
- Chất dẫn truyền thần kinh gắn với phần tử cảm thụ kích thích ở màng sau synap dẫn đến khử cực màng sau synap.
- Khi có hiện tượng ưu phân cực của màng sau synap.
- Chất dẫn truyền thần kinh kết hợp với phần tử cảm thụ kích thích ở màng trước synap dẫn đến khử cực màng.
Câu 19:
Trong một sợi thần kinh, xung động được dẫn truyền:
- Một chiều trên sợi trục, hai chiều ở synap.
- Hai chiều trên sợi trục, hai chiều ở synap.
- Một chiều trên sợi trục, một chiều ở synap.
- Hai chiều trên sợi trục, một chiều ở synap.
- Tuỳ theo điều kiện có thể là A,B,C, hoặc D.
Câu 20:
Những chất dẫn truyền trung gian chính của hệ thần kinh là:
- Acetylcholin, adrenalin, serotonin, GABA.
- Acetylcholin, noradrenalin, serotonin, histamin.
- Acetylcholin, noradrenalin, dopamin, glycin, GABA.
- Acetylcholin, adrenalin, dopamin, GABA.
- Acetylcholin, noradrenalin, serotonin, GABA, histamin.
Câu 21:
Điện thế tổng là:
- Tổng các điện thế kích thích và ức chế lên nơron trong một thời điểm.
- Tổng các điện thế kích thích và ức chế lên nơron trong nhiều thời điểm liên tiếp.
- Tổng các điện thế kích thích lên nơron trong một thời điểm.
- Tổng các điện thế kích thích lên nơron trong nhiều thời điểm liên tiếp.
Câu 22:
Ức chế trước synap là do:
- Tăng mở kênh kali ở màng cúc tận cùng trước synap.
- Tăng mở kênh clo ở màng cúc tận cùng trước synap.
- Tăng mở kênh kali và kênh clo ở màng cúc tận cùng trước synap.
- Giảm mở kênh calci ở màng cúc tận cùng trước synap.
Câu 23:
Chất truyền đạt thần kinh gây kích thích ở màng sau synap là chất:
- Khi gắn vào receptor đặc hiệu ở màng sau synap sẽ làm mở kênh kali hoặc/và kênh natri.
- Khi gắn vào receptor đặc hiệu ở màng sau synap sẽ làm mở kênh natri hoặc/và kênh calci.
- Khi gắn vào receptor đặc hiệu ở màng sau synap sẽ làm mở kênh kali hoặc/và kênh clo.
- Khi gắn vào receptor đặc hiệu ở màng sau synap sẽ làm mở kênh kali hoặc/và kênh calci.
Câu 24:
Chất truyền đạt thần kinh gây ức chế màng sau synap là chất:
- Khi gắn vào receptor đặc hiệu ở màng sau synap sẽ làm mở kênh kali hoặc/và kênh natri.
- Khi gắn vào receptor đặc hiệu ở màng sau synap sẽ làm mở kênh kali, hoặc/và đóng kênh natri.
- Khi gắn vào receptor đặc hiệu ở màng sau synap sẽ làm mở kênh kali hoặc/và mở kênh clo, hoặc /và đóng kênh natri.
- Khi gắn vào receptor đặc hiệu ở màng sau synap sẽ làm mở kênh kali hoặc/và mở kênh clo.
Câu 25:
Chất truyền đạt thần kinh phân tử nhỏ có các đặc điểm sau, trừ:
- Được tổng hợp tại cúc tận cùng.
- Thời gian tác dụng kéo dài.
- Mỗi loại nơron chỉ giải phóng một chất truyền đạt.
- Tác dụng chủ yếu lên kênh ion.
- Có thể được tái nhập và tái sử dụng.
Câu 26:
Chất truyền đạt thần kinh phân tử lớn có các đặc điểm sau đây, trừ:
- Được tổng hợp tại cúc tận cùng của nơron.
- Thời gian tác dụng kéo dài.
- Tác dụng lên cả kênh ion và enzym.
- Một nơron có thể giải phóng một hoặc nhiều chất.
- Sau khi giải phóng phần lớn khuếch tán ra mô xung quanh và bị phá huỷ bởi enzym.
Câu 27:
Các yếu tố sau đây ảnh hưởng đến dẫn truyền xung động ở synap, trừ:
- Ion calci làm các bọc dễ hoà màng với màng của cúc tận cùng.
- pH kiềm của dịch kẽ làm tăng tính hưng phấn của nơron.
- Thiếu oxy làm tăng tính hưng phấn của nơron.
- Thuốc làm tăng ngưỡng kích thích của nơron.
- Thuốc làm giảm ngưỡng kích thích của nơron.
Câu 28:
Dẫn truyền điện thế hoạt động trên sợi trục có các đặc điểm sau, trừ:
- Dẫn truyền theo hai hướng và chỉ dẫn truyền trên sợi còn nguyên vẹn.
- Dẫn truyền theo chiều dọc của sợi không lan toả sang sợi bên cạnh trong một bó sợi trục.
- Cường độ kích thích càng lớn thì tần số xung càng cao.
- Cường độ kích thích càng lớn thì biên độ xung càng cao.
- Tốc độ dẫn truyền ở sợi có myelin cao hơn ở sợi không có myelin.
Câu 29:
Chất truyền đạt thần kinh gắn với receptor là enzym ở màng sau synap sẽ gây ra các tác dụng sau, trừ:
- Hoạt hoá các phản ứng hoá học trong nơron.
- Hoạt hoá hệ gen làm tăng tổng hợp receptor.
- Hoạt hoá các kênh làm kênh mở.
- Hoạt hoá các protein kinase trong tế bào làm giảm tổng hợp receptor.
Câu 30:
Dẫn truyền xung động qua synap theo một chiều vì:
- Chất truyền đạt thần kinh phải được giải phóng vào khe synap và khuếch tán qua màng sau synap để gây tác dụng kích thích hoặc ức chế ở màng sau synap.
- Chất truyền đạt thần kinh phải được giải phóng vào khe synap và gắn với receptor đặc hiệu ở màng sau synap để gây tác dụng kích thích hoặc ức chế màng sau synap.
- Chất truyền đạt thần kinh phải được giải phóng vào khe synap và gắn với receptor là protein kênh ở màng sau synap để gây tác dụng kích thích hoặc ức chế màng sau synap.
- Chất truyền đạt thần kinh phải được giải phóng vào khe synap và gắn với receptor là protein enzym ở màng sau synap để gây tác dụng kích thích hoặc ức chế màng sau synap.