Câu 1:
Thận có các chức năng sau đây, trừ:
- Tham gia điều hoà các thành phần nội môi.
- Tham gia điều hoà huyết áp.
- Tham gia điều hoà cân bằng acid - base.
- Tham gia điều hoà chức năng nội tiết.
- Tham gia điều hoà sản sinh hồng cầu.
Câu 2:
Chức năng của nephron trong quá trình bài tiết nước tiểu:
- Lọc và bài tiết các chất không cần thiết ra khỏi cơ thể.
- Lọc các chất không cần thiết ra khỏi máu và tái hấp thu các chất cần thiết trở lại máu.
- Lọc và bài tiết các chất không cần thiết ra khỏi cơ thể, tái hấp thu các chất cần thiết trở lại máu.
- Lọc và bài tiết các chất không cần thiết ra khỏi cơ thể, tái hấp thu nước trở lại máu.
Câu 3:
Quá trình lọc xảy ra ở:
- Mao mạch cầu thận.
- Mao mạch quanh ống thận.
- Mao mạch cầu thận và mao mạch quanh ống thận.
- Toàn bộ các phần của ống thận.
Câu 4:
Cấu tạo mao mạch và áp suất mao mạch ở thận rất phù hợp với chức năng tạo nước tiểu được thể hiện ở đặc điểm:
- Mạng lưới mao mạch dày đặc quanh cầu thận và ống thận.
- Mao mạch cầu thận có áp suất thấp, mao mạch quanh ống thận có áp suất cao.
- Mao mạch cầu thận có áp suất cao, mao mạch quanh ống thận có áp suất thấp.
- Mạch máu vùng tuỷ thận là những mạch thẳng (vasarecta).
Câu 5:
Dịch lọc cầu thận:
- Thành phần như huyết tương trong máu động mạch.
- Nồng độ ion giống trong máu động mạch.
- Thành phần ion không giống huyết tương trong máu động mạch.
- Có pH bằng pH của huyết tương.
- Thành phần protein giống như huyết tương.
Câu 6:
Các áp suất có tác dụng đẩy nước và các chất hoà tan từ mao mạch cầu thận vào bao Bowman:
- Áp suất keo trong bao Bowman và áp suất thuỷ tĩnh trong mao mạch cầu thận.
- Áp suất thuỷ tĩnh trong bao Bowman và áp suất keo trong mao mạch cầu thận.
- Áp suất keo trong mao mạch cầu thận và áp suất keo trong bao Bowman.
- Áp suất thuỷ tĩnh trong mao mạch cầu thận và áp suất thuỷ tĩnh trong bao Bowman.
Câu 7:
áp suất có tác dụng ngăn cản quá trình lọc cầu thận:
- áp suất thủy tĩnh trong mao mạch cầu thận và áp suất thuỷ tĩnh trong bao Bowman.
- áp suất thủy tĩnh trong mao mạch cầu thận và áp suất keo trong mao mạch cầu thận.
- áp suất thủy tĩnh trong mao mạch cầu thận và áp suất keo trong bao Bowman.
- áp suất thủy tĩnh trong bao Bowman và áp suất keo trong mao mạch cầu thận.
- áp suất keo trong mao mạch cầu thận và áp suất keo trong bao Bowman.
Câu 8:
Lưu lượng lọc cầu thận tăng khi:
- Kích thích thần kinh giao cảm.
- Tiểu động mạch đi co mạnh.
- Tiểu động mạch đến giãn.
- Tiểu động mạch đi giãn.
Câu 9:
Cơ chế tự điều hoà lưu lượng lọc cầu thận là:
- Sự kết hợp hai cơ chế feedback (-) làm giãn tiểu động mạch đến và co tiểu động mạch đi.
- Sự kết hợp hai cơ chế feedback (+) làm giãn tiểu động mạch đến và co tiểu động mạch đi.
- Sự kết hợp một cơ chế feedback (-) với một cơ chế feedback (+) làm giãn tiểu động mạch đến và co tiểu động mạch đi.
- Do các tế bào cận cầu thận bài tiết renin vào máu để tổng hợp angiotensin.
- Do các tế bào Maculadensa đảm nhận.
Câu 10:
ADH làm tăng tái hấp thu nước ở:
- ống lượn gần và ống lượn xa.
- ống lượn gần và quai Henlé.
- ống lượn xa và ống góp.
- ống góp vùng vỏ và ống lượn xa.
- ống góp vùng tuỷ và ống lượn xa.
Câu 11:
Lượng dịch lọc được tái hấp thu nhiều nhất ở:
- ống lượn gần.
- Quai Henlé.
- ống lượn xa.
- ống góp vùng vỏ.
- ống góp vùng tuỷ.
Câu 12:
Nếu hệ số lọc sạch của một chất ít hơn hệ số lọc sạch của inulin thì:
- Chất đó được bài tiết ở ống lượn gần nhiều hơn ở ống lượn xa.
- Chất đó được tái hấp thu ở ống thận.
- Chất đó được bài tiết ở ống thận.
- Chất đó vừa được bài tiết, vừa được tái hấp thu ở ống thận.
Câu 13:
Tái hấp thu glucose xảy ra ở:
- ống lượn gần.
- Quai Henlé.
- ống lượn xa.
- ống góp vùng vỏ.
- ống góp vùng tuỷ.
Câu 14:
Aldosteron gây ảnh hưởng lớn nhất lên:
- Tái hấp thu Na+ ở ống lượn gần.
- Tái hấp thu Na+ ở phần mỏng quai Henlé.
- Tái hấp thu Na+ ở phần dày quai Henlé.
- Tái hấp thu Na+ ở ống góp.
- Tái hấp thu Na+ ở ống lượn xa.
Câu 15:
Tái hấp thu glucose theo cơ chế:
- Vận chuyển tích cực thứ phát (đồng vận chuyển với Na+) ở bờ diềm bàn chải vào trong tế bào, sau đó khuếch tán thuận hoá qua bờ bên và bờ đáy.
- Vận chuyển tích cực thứ phát (vận chuyển ngược với Na+) ở bờ diềm bàn chải vào trong tế bào, sau đó khuếch tán thuận hoá qua bờ bên và bờ đáy.
- Khuếch tán thuận hoá qua bờ diềm bàn chải, sau đó vận chuyển tích cực thứ phát (đồng vận chuyển với Na+) qua bờ bên và bờ đáy.
- Khuếch tán thuận hoá qua bờ diềm bàn chải, sau đó vận chuyển tích cực thứ phát (vận chuyển ngược với Na+) qua bờ bên và bờ đáy.
- Vận chuyển tích cực nguyên phát qua bờ diềm bàn chải, sau đó vận chuyển tích cực thứ phát (đồng vận chuyển với Na+) qua bờ bên và bờ đáy.
Câu 16:
Tái hấp thu Na+ ở ống lượn gần theo cơ chế:
- Vận chuyển tích cực nguyên phát từ lòng ống vào tế bào, khuếch tán thuận hoá từ tế bào vào dịch kẽ.
- Khuếch tán đơn thuần từ lòng ống vào tế bào, vận chuyển tích cực thứ phát từ tế bào vào dịch kẽ.
- Khuếch tán thuận hoá từ lòng ống vào tế bào, vận chuyển tích cực nguyên phát từ tế bào vào dịch kẽ.
- Vận chuyển tích cực nguyên phát từ lòng ống vào tế bào, vận chuyển tích cực thứ phát từ tế bào vào dịch kẽ.
- Khuếch tán đơn thuần từ lòng ống vào tế bào, khuếch tán thuận hoá từ tế bào vào dịch kẽ.
Câu 17:
Tái hấp thu ở quai Henle:
- Ngành xuống tái hấp thu Na+, ngành lên tái hấp thu nước và urê.
- Ngành xuống tái hấp thu nước và urê, ngành lên tái hấp thu Na+ .
- Ngành xuống tái hấp thu Na+ và urê, ngành lên tái hấp thu nước.
- Ngành xuống tái hấp thu nước, ngành lên tái hấp thu Na+ và urê.
Câu 18:
Nồng độ của một chất trong huyết tương là 0,2 mg/1ml; trong nước tiểu là 2mg/ml; lượng nước tiểu là 2 ml/min. Hệ số lọc sạch đúng của chất đó là:
- 2 ml/min.
- 10 ml/min.
- 20 ml/min.
- 100 ml/min.
- 200 ml/min.
Câu 19:
Ở một phụ nữ khả năng thải của thận đối với glucose là 350mg/min thì lượng glucose bị mất theo nước tiểu là:
- 0 mg/min.
- 50 mg/min.
- 220 mg/min.
- 225 mg/min.
- 320 mg/min
Câu 20:
Có một lượng rất ít protein trong dịch lọc cầu thận là vì:
- Các phân tử protein huyết tương đều quá lớn so với kích thước của lỗ lọc.
- Điện tích âm của lỗ lọc đã đẩy lùi các phân tử protein huyết tương.
- Do kích thước của lỗ lọc và điện tích âm của lỗ lọc.
- Do điện tích dương của lỗ lọc hút và giữ lại các phân tử protein.
Câu 21:
Một chất được dùng để đánh giá chức năng lọc cầu thận khi:
- Được lọc hoàn toàn qua cầu thận, không được tái hấp thu và bài tiết ở ống thận.
- Được lọc hoàn toàn qua cầu thận, được tái hấp thu nhưng không được bài tiết ở ống thận.
- Được lọc hoàn toàn qua cầu thận, không được tái hấp thu nhưng được bài tiết ở ống thận.
- Được lọc hoàn toàn qua cầu thận, được tái hấp thu và được bài tiết ở ống thận.
Câu 22:
Một chất được dùng để đánh giá chức năng bài tiết khi:
- Được lọc hoàn toàn qua cầu thận, không được tái hấp thu và bài tiết ở ống thận.
- Được lọc hoàn toàn qua cầu thận, được tái hấp thu mà không được bài tiết ở ống thận.
- Được lọc hoàn toàn qua cầu thận, không được tái hấp thu, được bài tiết ở ống thận.
- Được lọc hoàn toàn qua cầu thận, được tái hấp thu và được bài tiết ở ống thận.
Câu 23:
Một chất được dùng để đánh giá chức năng tái hấp thu khi:
- Được lọc hoàn toàn qua cầu thận, không được tái hấp thu và bài tiết ở ống thận.
- Được lọc hoàn toàn qua cầu thận, được tái hấp thu nhưng không được bài tiết ở ống thận.
- Được lọc hoàn toàn qua cầu thận, không được tái hấp thu nhưng được bài tiết ở ống thận.
- Được lọc hoàn toàn qua cầu thận, được tái hấp thu và được bài tiết ở ống thận.
Câu 24:
Vai trò của thận trong điều hoà cân bằng acid-base là:
- Duy trì nồng độ ion bicarbonat trong dịch ngoại bào ở mức hằng định.
- Duy trì nồng độ ion H+ trong dịch nội bào ở mức hằng định.
- Duy trì nồng độ phosphat trong máu ở mức hằng định.
- Duy trì nồng độ ion OH- trong dịch ngoại bào ở mức hằng định.
Câu 25:
Khi có rối loạn thăng bằng acid-base thì:
- Thận sẽ đưa pH trở lại hoàn toàn bình thường sau vài giây.
- Thận sẽ đào thải tới 1000mMol acid hoặc base mỗi ngày.
- Thận sẽ đưa pH trở lại bình thường sau vài ngày.
- Thận điều chỉnh pH nhanh nhưng không hoàn toàn về bình thường.
Câu 26:
Thận có vai trò trong điều hoà pH vì:
- Thận bài tiết ion H+ khi nhiễm toan.
- Thận bài tiết bicarbonat khi nhiễm toan.
- Thận bài tiết Na+ khi nó tái hấp thu ion bicarbonat
- Thận điều hoà pH rất nhanh.
- Ở trong ống thận có hệ đệm bicarbonat rất mạnh.
Câu 27:
Erythropoietin:
- Là một glycoprotein có trọng lượng phân tử 34.000 do gan, thận, lách và tuỷ xương sản xuất.
- Là một hormon do thận bài tiết có tác dụng kích thích sản sinh hồng cầu.
- Được sản xuất chậm khi các mô bị thiếu oxy vài ngày.
- Nó kích thích làm tăng quá trình tổng hợp Hb trong bào tương nhưng làm giảm quá trình vận động cuả hồng cầu lưới trong máu ngoại vi.
Câu 28:
Cơ chế lọc ở cầu thận:
- PB giữ nước và các chất hoà tan ở lại bao Bowman.
- PK đẩy nước và các chất hoà tan ra khỏi mạch máu.
- PH và PK đẩy nước và các chất hoà tan từ mạch máu vào bao Bowman.
- PH đẩy nước và các chất hoà tan ra khỏi mạch máu.
- PK và PH đều giữ nước và các chất hoà tan ở lại mạch máu.
Câu 29:
Các yếu tố ảnh hưởng đến lưu lượng lọc cầu thận:
- Giãn tiểu động mạch đến, giãn tiểu động mạch đi làm tăng lưu lượng lọc.
- Giãn tiểu động mạch đến, co tiểu động mạch đi làm tăng lưu lượng lọc.
- Kích thích thần kinh giao cảm làm tăng lưu lượng lọc.
- Co cả tiểu động mạch đến và tiểu động mạch đi làm tăng lưu lượng lọc.
- Huyết áp động mạch hệ thống giảm làm tăng lưu lượng lọc.
Câu 30:
Dịch lọc cầu thận:
- Có thành phần như huyết tương trong máu động mạch.
- Có thành phần protein như huyết tương.
- Có thành phần giống dịch bạch huyết thu nhận từ ống ngực.
- Có cùng áp suất thẩm thấu với huyết tương.
- Có thành phần không giống với huyết tương trong máu động mạch.
Câu 31:
Tái hấp thu glucose ở ống thận:
- Glucose được tái hấp thu ở tất cả các đoạn của ống thận.
- Glucose được tái hấp thu ở ống lượn gần.
- Glucose được tái hấp thu ở ống lượn gần và ống lượn xa.
- Glucose được tái hấp thu hoàn toàn ở ống thận khi nồng độ trong máu thấp hơn 160 mg%.
Câu 32:
Na+ được tái hấp thu ở:
- ống lượn gần, ngành lên của quai Henlé, ống lượn xa và ống góp.
- ống lượn gần, ngành xuống của quai Henlé, ống lượn xa và ống góp.
- ống lượn gần, quai Henlé, ống lượn xa và ống góp.
- ống lượn gần, ống lượn xa và ống góp.
- ở ống lượn gần, ngành lên quai Henlé, ống lượn xa.
Câu 33:
Aldosteron làm tăng tái hấp thu Na+ ở:
- Ngành xuống của quai Henlé.
- Ngành lên của quai Henlé.
- ống lượn gần.
- ống lượn xa.
Câu 34:
Một người bình thường sau khi uống 1000 ml NaCl 0,9% thì:
- Thể tích nước tiểu tăng.
- áp suất thẩm thấu của nước tiểu tăng.
- áp suất thẩm thấu của huyết tương tăng.
- Tăng bài tiết ADH.
- Tăng bài tiết aldosteron.
Câu 35:
Nước được tái hấp thu chủ yếu ở:
- ống lượn gần theo cơ chế thụ động.
- Ngành xuống của quai Henle theo cơ chế thụ động.
- Ngành lên của quai Henle theo cơ chế thụ động.
- ống lượn xa dưới tác dụng của ADH.
- ống góp dưới tác dụng của ADH.
Câu 36:
Hormon nào sau đây do thận bài tiết:
- Angiotensinogen, renin.
- Cortisol, ADH.
- Aldosteron, erythropoietin.
- ADH, aldosteron.
- Renin, erythropoietin.
Câu 37:
Nồng độ của một chất trong huyết tương là 0,1mg/1ml; trong nước tiểu là 1 mg/1ml, lượng nước tiểu là 2ml/phút. Hệ số lọc sạch đúng của chất đó:
- 2 ml/ phút.
- 10 ml/ phút.
- 20 ml/ phút.
- 100 ml/ phút.
- 200 ml/ phút.
Câu 38:
Aldosteron trong máu tăng dẫn đến:
- Tăng tái hấp thu ion HCO3- ở ống thận.
- Tăng thể tích nước tiểu.
- Tăng bài tiết nước và ion Na+ ở ống thận.
- Tăng lưu lượng lọc ở cầu thận.
- Tăng tái hấp thu ion Na+ và bài tiết ion K+ ở ống thận.
Câu 39:
Mức vận chuyển tối đa (Tm) của một chất là:
- Mức tối đa chất đó có thể được lọc.
- Mức tối đa chất đó có thể được tái hấp thu hoặc được bài tiết.
- Mức tối đa chất đó có thể được pha loãng trong nước tiểu.
- Mức tối đa chất đó có thể được cô đặc trong nước tiểu.
- Mức tối đa chất đó có thể được bài xuất theo nước tiểu.
Câu 40:
Yếu tố nào sau đây thể hiện vai trò của thận trong tạo hồng cầu:
- Thận tái hấp thu các chất tham gia tạo hồng cầu.
- Bản thân thận là một cơ quan sản sinh hồng cầu từ tế bào gốc.
- Thận bài tiết erythropoietin để thúc đẩy việc sản sinh hồng cầu của tuỷ xương.
- Thận cung cấp các yếu tố cần thiết để tạo hồng cầu.