Câu 1:
Yếu tố nào của quản trị nhân lực được thể hiện thông qua một số nội dung sau: người lao động thực hiện công việc như thế nào, để thực hiện công việc đó cần phải hội tụ những tiêu chuẩn, trình độ nào, khi nào công việc được hoàn thành?
- Đánh giá thực hiện công việc.
- Hoạch định nguồn nhân lực.
- Phân tích công việc.
- Đào tạo nhân lực.
Câu 2:
Trong doanh nghiệp cần có sự thống nhất trong việc xây dựng chiến lược quản trị nhân sự và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Chiến lược, chính sách quản trị nhân sự trong doanh nghiệp đóng vai trò gì trong chiến lược chung của doanh nghiệp?
- A Gắn liền chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau.
- Chủ đạo.
- Tương đương.
- Thứ yếu
Câu 3:
Để thực hành quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, nhà quản trị cần phải phân tích và nắm vững những yếu tố ảnh hưởng của môi trường nào sau đây?
- Môi trường trực tiếp và gián tiếp ảnh hưởng tới nguồn nhân lực, môi trường đặc trưng của ngành nghề.
- Môi trường bên ngoài và bên trong doanh nghiệp.
- Môi trường đặc trưng của lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh.
- D Môi trường bên ngoài và bên trong doanh nghiệp, môi trường trực tiếp và gián tiếp ảnh hưởng đến nguồn nhân lực, đồng thời phải hiểu rõ được môi trường đặc trưng của ngành
Câu 4:
Nhận định nào dưới đây không thuộc trí lực của người lao động:
- Chuyên môn của người lao động
- Kỹ năng của người lao động
- Kinh nghiệm của người lao động
- Tình trạng sức khỏe của người lao động
Câu 5:
Đây là 01 nội dung của nhóm chức năng thu hút (hình thành) nguồn nhân lực
- Đào tạo và đào tạo mới cho người lao động
- Kích thích vật chất và tinh thần cho người lao động
- Duy trì và phát triển các mối quan hệ lao động tốt đẹp trong doanh nghiệp.
- Kế hoạch hóa nguồn nhân lực
Câu 6:
Thông tin về bảo hộ lao động, chế độ làm việc nghỉ ngơi thuộc
- Thông tin về công việc cụ thể
- Thông tin về tiêu chuẩn chi tiết hay công việc
- C Thông tin về các điều kiện lao động
- Thông tin về người lao động thực hiện công việc
Câu 7:
Việc lựa chọn, áp dụng mô hình quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp thường không phụ thuộc vào những điều kiện nào?
- Trình độ và năng lực của các nhà quản trị.
- Yêu cầu, đòi hỏi của nhân viên/người lao động.
- Các giá trị văn hóa tinh thần trong doanh nghiệp và ảnh hưởng từ môi trường kinh doanh.
- Phụ thuộc vào duy nhất ý muốn của chủ sở hữu của doanh nghiệp
Câu 8:
Nội dung nào dưới đây cung cấp cho nhà quản trị một bản tóm tắt các nhiệm vụ và trách nhiệm đối với một công việc nào đó?
- Hoạch định nguồn nhân lực.
- Phân tích công việc.
- Tuyển dụng nhân lực.
- Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.
Câu 9:
ng cấp thông tin nhanh chóng, tiết kiệm thời gian khi tiến hành thu thập thông tin qua kết quả trả lời các câu hỏi là ưu điểm của phương pháp thu thập thông tin phân tích công việc nào dưới đây?
- Phương pháp phỏng vấn.
- Phương pháp quan sát tại chỗ.
- Phương pháp bản câu hỏi.
- Phương pháp tổng hợp.
Câu 10:
“Giúp cho các cán bộ quản lý chức năng khác nhận thức được trách nhiệm của họ trong việc quản trị nhân sự trong bộ phận của mình và chỉ rõ sự đóng góp của công tác quản trị nhân lực đối với các mục tiêu của doanh nghiệp” được xem là nội dung nào của doanh nghiệp?
- ANhiệm vụ cốt yếu của các nhà quản trị cấp cao.
- B Một trong những công việc hàng ngày của giám đốc nhân sự.
- C Chức năng cơ bản của bộ phận quản trị nhân lực.
- Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của bộ phận quản trị nhân lực.
Câu 11:
Để nâng cao chất lượng thông tin thu thập qua bản câu hỏi, cần lưu ý tới yếu tố nào dưới đây?
- A Cách thức đặt câu hỏi, cấu trúc câu hỏi, nơi tiến hành.
- Thể thức đặt câu hỏi và biện pháp yêu cầu trả lời.
- Cách thức nêu câu hỏi, thời gian và nơi tiến hành.
- Thái độ đưa ra câu hỏi, nội dung câu hỏi, mức độ hoàn thành.
Câu 12:
Văn bản nào dưới đây là văn bản liệt kê các điều kiện làm việc, yêu cầu kiểm tra, giám sát và các nhiệm vụ và trách nhiệm cụ thể khi thực hiện công việc?
- Bản yêu cầu kỹ thuật công việc.
- Bản mô tả công việc.
- Bản nội qui trong doanh nghiệp.
- Bản phân công công việc.
Câu 13:
Phương án nào dưới đây không phải là giải pháp nâng cao chất lượng thu thập thông tin phân tích công việc theo phương pháp quan sát tại nơi làm việc khi nhà quản trị tiến hành phân tích công việc?
- Quan sát kết hợp với các phương tiện kỹ thuật hỗ trợ.
- Quan sát theo chu kỳ của công việc hoàn thành.
- Trao đổi trực tiếp với các nhân viên thực hiện công việc.
- Chấm điểm công việc
Câu 14:
Thiết kế công việc là quá trình xác định nội dung nào?
- Định hướng và mục tiêu công việc cần hoàn thành.
- Các công việc cụ thể cần hoàn thành với nhiệm vụ, trách nhiệm của người lao động trong điều kiện cụ thể
- Những nội dung chủ yếu của công việc.
- Tính thiết yếu của công việc trong việc thực thi.
Câu 15:
Lĩnh vực nào sau đây được đánh giá là có vai trò quan trọng nhất tạo nên triết lý kinh doanh của tổ chức doanh nghiệp?
- Quản trị tài chính.
- Quản trị marketing.
- C Quản trị nhân lực.
- Quản trị rủi ro.
Câu 16:
Phân tích công việc là một tiến trình xác định yếu tố nào dưới đây để thực hiện các công việc của một tổ chức.
- Hệ thống những yêu cầu cụ thể.
- B Một cách có hệ thống các nghiệp vụ và kỹ năng cần thiết.
- Phương hướng, mục tiêu và nhiệm vụ.
- Một số nghiệp vụ và kỹ năng tác nghiệp.
Câu 17:
Quan điểm nào dưới đây là đúng và phù hợp với thực tế doanh nghiệp?
- Nguồn nhân lực được coi là lợi thế cạnh tranh then chốt và quyết định của doanh nghiệp.
- Quản trị nhân lực vừa là phương tiện, vừa là mục đích hoạt động của hệ thống.
- Chính sách kinh doanh được xây dựng dựa trên lợi thế của nguồn nhân lực.
- Nguồn nhân lực phải được thuê với chi phí phù hợp, tiết kiệm chi phí, và phải giúp doanh nghiệp đạt được mọi mục tiêu của tổ chức.
Câu 18:
Chế độ lương bổng và đãi ngộ công bằng, khoa học có ý nghĩa như thế nào đối với người lao động Việt Nam?
- Là nguồn động viên lớn nhất.
- Là nguồn động viên duy nhất.
- Là nguồn động viên lớn nhất ở hiện tại.
- Là nguồn động viên lớn nhất về lâu dài.
Câu 19:
Nội dung nào dưới đây được coi là vai trò quan trọng nhất của phòng/bộ phận nhân sự trong doanh nghiệp?
- Lưu giữ hồ sơ, dữ liệu thông tin của người lao động và thực hiện tác nghiệp về nhân sự theo yêu cầu của cấp trên.
- Áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật và cách mạng thông tin nhằm hoàn thiện hệ thống thông tin quản trị nguồn nhân lực.
- Tham mưu, trợ giúp các nhà quản trị thông thường về quản trị nguồn nhân lực.
- Nghiên cứu và đúc rút kinh nghiệm trong lĩnh vực quản trị nguồn nhân lực.
Câu 20:
Trong trường hợp nào dưới đây, doanh nghiệp không cần phải thực hiện phân tích công việc?
- Khi doanh nghiệp được thành lập và chương trình phân tích công việc được tiến hành lần đầu tiên.
- Khi doanh nghiệp cần có thêm một số công việc mới.
- Khi công việc thay đổi do đổi mới công nghệ, cải tiến trình kỹ thuật, đổi mới về phương pháp, thủ tục hoặc thay đổi, cải tổ hệ thống.
- D Khi đã thực hiện phân tích công việc và công việc đã được cải tiến tốt
Câu 21:
Để quản trị nguồn nhân lực trở thành một bộ phận quan trọng trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp cần ưu tiên điều gì dưới đây?
- Các kỹ năng quản trị nguồn nhân lực và xây dựng môi trường văn hóa.
- Áp dụng chiến lược nguồn nhân lực tích hợp với chiến lược kinh doanh.
- Hoạch định nguồn nhân lực hướng theo thị trường.
- Cho phép nhà quản trị phụ trách bộ phận quản trị nhân lực tham gia hoạch định chiến lược kinh doanh.
Câu 22:
Đây là những người làm việc đóng góp chính vào công ty, họ phải có kiến thức chuyên môn cụ thể, ví dụ như: kiến thức về khách hàng, phương pháp sản xuất hoặc có chuyên môn trong một lĩnh vực nào đó.
- Lực lượng lao động nội địa.
- Lao động nhập cư.
- C Người làm việc có học vấn.
- Lực lượng lao động bên ngoài.
Câu 23:
Để có thể xây dựng bản mô tả công việc và bản yêu cầu công việc được chính xác, nhà quản trị cần thu thập được thông tin nào dưới đây?
- Về các yếu tố bên ngoài của điều kiện làm việc.
- Về những phẩm chất mà nhân viên thực hiện công việc cần có.
- Về các tiêu chuẩn mẫu trong thực hiện công việc đối với nhân viên.
- D Về các tiêu chuẩn mẫu khi thực hiện công việc, thông tin về các yếu tố bên ngoài của điều kiện làm việc, thông tin về những kỹ năng, phẩm chất yêu cầu khi thực hiện công việc
Câu 24:
Quản trị nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng vì xuất phát từ
- vai trò quan trọng của cơ sở vật chất
- vai trò quan trọng của nhà quản trị
- vai trò quan trọng của cách thức quản lý trong doanh nghiệp
- vai trò quan trọng của con người
Câu 25:
Bản tiêu chuẩn công việc liệt kê những yêu cầu về năng lực cá nhân nào sau đây:
- Trình độ học vấn, kinh nghiệm công tác.
- Khả năng giải quyết vấn đề, các kỹ năng khác.
- Các đặc điểm cá nhân thích hợp nhất cho công việc.
- D Trình độ, học vấn, kinh nghiệm, khả năng giải quyết vấn đề, các đặc điểm cá nhân và các kỹ năng khác.
Câu 26:
Yếu tố nào là sau đây giúp cho việc xác định quyền hạn trách nhiệm, kỹ năng theo yêu cầu của công việc và quyết định tuyển nhân viên như thế nào để thực hiện công việc tốt nhất?
- Tuyển dụng nhân lực.
- Đánh giá thực hiện công việc.
- C Phân tích công việc.
- Thiết kế công việc.
Câu 27:
Trong mỗi tổ chức, yếu tố quản trị nào đã tạo nên yếu tố văn hóa, bầu không khí và tinh thần của tổ chức đó?
- Quản trị chất lượng.
- Quản trị sự thay đổi.
- C Quản trị nhân lực.
- Quản trị rủi ro.
Câu 28:
Quản trị nguồn nhân lực không có các mục tiêu nào sau đây:
- Sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực nhằm tăng năng suất và hiệu quả tổ chức.
- Đáp ứng nhu cầu phát triển cá nhân người lao động, tạo điều kiện phát huy tối đa năng lực cá nhân.
- Đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi của xã hội.
- Chỉ nhằm đạt được mục tiêu cá nhân trong tổ chức
Câu 29:
Đâu là nhược điểm của phương pháp quan sát?
- Đôi khi mang tính chủ quan của người phỏng vấn
- Nếu thiếu sự kiểm tra nội dung của người đi điều tra, dễ mang tính chủ quan của người trả lời câu hỏi.
- Do nhận thức của mỗi người lao động là khác nhau, nên dễ thiếu sự thống nhất và rất dễ chủ quan
- Tốn thời gian, chi phí cao
Câu 30:
Đây là 01 nội dung của nhóm chức năng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
- Kế hoạch hóa nguồn nhân lực
- Kích thích vật chất và tinh thần cho người lao động
- Duy trì và phát triển các mối quan hệ lao động tốt đẹp trong doanh nghiệp.
- Đào tạo và đào tạo mới cho người lao động
Câu 31:
Nhóm chức năng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chú trọng tới nội dung nào?
- Hoàn thiện hệ thống văn bằng và cơ hội thăng tiến cho người lao động trong doanh nghiệp.
- Thỏa mãn nhu cầu, nâng cao nhận thức và hiểu biết của người lao động trong doanh nghiệp.
- Nâng cao năng lực, kỹ năng, trình độ cho người lao động trong doanh nghiệp để họ hoàn thành tốt công việc và tạo điều kiện để họ được phát triển tối đa năng lực cá nhân.
- Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn để người lao động hoàn thiện thông qua công việc và tự hoàn thiện qua giao tiếp, ứng xử trong doanh nghiệp.
Câu 32:
Để tạo hiệu quả tối đa, chức năng quản trị nguồn nhân lực cần được đảm bảo nội dung nào?
- Tương tác với tất cả quá trình chiến lược của tổ chức.
- Tích hợp với tất cả quá trình chiến lược của tổ chức.
- Chia sẻ với tất cả quá trình chiến lược của tổ chức.
- Phân bổ với tất cả quá trình chiến lược của tổ chức.
Câu 33:
Mục tiêu nào sau đây là mục tiêu chủ yếu của quản trị nguồn nhân lực?
- Đảm bảo đủ số lượng người lao động với mức trình độ và kỹ năng phù hợp.
- Bố trí đúng người, đúng công việc và vào đúng thời điểm.
- Đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp.
- Đảm bảo đủ số lượng, chất lượng của người lao động với việc sắp xếp công việc đúng người, đúng thời điểm nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp
Câu 34:
Một doanh nghiệp dù có nguồn tài chính dồi dào, nguồn lực vật tư phong phú, hệ thống máy móc thiết bị rất hiện đại cũng sẽ trở nên vô ích, nếu không biết quản trị nguồn lực nào?
- Nguồn lực bên trong.
- Nguồn tài nguyên nhân lực.
- Nguồn lực vật chất.
- Nguồn lực tiềm tàng.
Câu 35:
Quản trị nguồn nhân lực là lĩnh vực đòi hỏi nhà quản trị cần có kiến thức và hiểu biết về:
- Tâm sinh lý con người.
- Xã hội, triết học.
- Văn hóa.
- D Tâm sinh lý con người, xã hội, triết học, văn hóa tổ chức
Câu 36:
Kích thích vật chất và tinh thần cho người lao động bao gồm hoạt động nào sau đây:
- Đào tạo và đào tạo mới
- Tuyển dụng vào đào tạo
- Ký kết hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể
- Đánh giá thực hiện công việc của người lao động
Câu 37:
Nhiệm vụ nào sau đây không phải là nhiệm vụ chủ yếu của bộ phận quản trị nhân lực trong doanh nghiệp?
- Thiết kế và đưa ra các mục tiêu về nguồn nhân lực trong một kế hoạch kinh doanh tổng thể.
- Cung cấp các công cụ và các phương tiện cần thiết tạo một môi trường kinh doanh thuận lợi phù hợp với sự phát triển của lực lượng lao động.
- Thiết kế, gợi ý và thực hiện các chính sách lao động để nâng cao năng suất lao động.
- Xác định nguồn đầu tư tài chính của doanh nghiệp.
Câu 38:
Thiết kế công việc nhằm tìm ra sự hòa hợp giữa tính hiệu quả và nhân tố hành vi là mục tiêu của phương pháp thiết kế công việc nào dưới đây?
- Thiết kế công việc hướng vào tổ chức.
- Thiết kế công việc hướng vào người lao động.
- Thiết kế công việc theo nhóm.
- Thiết kế công việc cho cá nhân.
Câu 39:
Về phương diện quá trình hoạt động, quản trị nguồn nhân lực là tổng hợp của quá trình hoạt động nào?
- Thu hút nguồn nhân lực.
- Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.
- Duy trì nguồn nhân lực trong doanh nghiệp..
- D Thu hút, đào tạo, phát triển và duy trì nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.
Câu 40:
Nhóm chức năng thu hút nguồn nhân lực chú trọng tới việc thực hiện nội dung nào?
- Kích thích lao động từ bên ngoài.
- Đảm bảo có đủ số lượng lao động với các phẩm chất phù hợp.
- Nâng cao nhận thức và sự quan tâm của người lao động.
- Xây dựng đội ngũ và đề cao vai trò người lao động.
Câu 41:
Hiện nay, các tổ chức kinh doanh thực hiện quản trị nguồn nhân lực trong môi trường biến động, chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của quá trình toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập trên thế giới là nội dung thuộc tính chất nào của quản trị nguồn nhân lực?
- Tính chất mở rộng hóa.
- Tính chất nhất thể hóa.
- chất xã hội hóa.
- D Tính chất quốc tế hóa.
Câu 42:
Hiệu quả quản trị nhân lực được thể hiện qua chỉ tiêu?
- Năng suất lao động.
- Chi phí lao động.
- Tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên.
- D Năng suất lao động, chi phí lao động, tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên
Câu 43:
Các doanh nghiệp hàng đầu thường cố gắng để tạo sự cân bằng giữa tính chất nhất quán và sự sáng tạo. Để đạt được mục tiêu này, các doanh nghiệp dựa vào một trong số tài sản lớn nhất của mình liên quan đến con người, đó chính là:
- A Nguồn nhân lực.
- Nguồn tài lực.
- Nguồn vật lực.
- Nguồn vốn chủ sở hữu.
Câu 44:
Nguồn nhân lực của một tổ chức được hình thành trên cơ sở?
- Các cá nhân đơn lẻ.
- Các nhóm khác nhau.
- Liên kết với nhau theo mục tiêu nhất định.
- D Các cá nhân và nhóm khác nhau trong tổ chức có liên kết với nhau theo mục tiêu nhất định.
Câu 45:
Thể lực của người lao động được hiểu là
- Chuyên môn của người lao động
- Kỹ năng của người lao động
- Kinh nghiệm của người lao động
- Chỉ số sức khỏe thân thể của người lao động
Câu 46:
Bản mô tả công việc giúp nhà quản trị và người lao động hiểu được:
- Nội dung, yêu cầu của công việc.
- Quyền hạn, trách nhiệm khi thực hiện công việc.
- Các mối quan hệ trong công việc.
- Nội dung, yêu cầu công việc, quyền hạn và trách nhiệm khi thực hiện công việc và các mối quan hệ trong công việc.
Câu 47:
Phân tích công việc cung cấp thông tin nào dưới đây?
- Thông tin về công việc và tình hình thực hiện công việc.
- Thông tin về công việc và khả năng thực hiện công việc.
- Thông tin về tính chất công việc và nhu cầu hoàn thành công việc.
- Thông tin về yêu cầu, đặc điểm của công việc.
Câu 48:
Quản trị nhân lực không những là nhiệm vụ của cán bộ phòng nhân sự mà còn là nhiệm vụ của đối tượng nào trong doanh nghiệp
- Các nhà quản trị cấp cao.
- Những thành viên trong Ban giám đốc.
- C Tất cả các nhà quản trị trong doanh nghiệp.
- Một số nhà quản trị cấp cơ sở.
Câu 49:
Nhóm chức năng duy trì nguồn nhân lực chú trọng tới nội dung nào dưới đây?
- A Ổn định, duy trì và sử dụng có hiệu quả nguồn lực con người trong doanh nghiệp.
- Xây dựng, duy trì mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa cấp trên với cấp dưới, giữa nhà quản trị với nhân viên.
- Đãi ngộ người lao động và ổn định lực lượng lao động thông qua chính sách đãi ngộ của doanh nghiệp.
- Đảm bảo số lượng lao động làm việc thông qua những cam kết mang tính ràng buộc người lao động trong doanh nghiệp.
Câu 50:
Công cụ nào dưới đây là công cụ hữu hiệu các tổ chức, doanh nghiệp mới thành lập hoặc đang cần có sự cải tổ hoặc thay đổi về cơ cấu tổ chức, tinh giản biên chế sử dụng nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu suất của sản xuất kinh doanh?
- Hoạch định nhân lực.
- Đánh giá thực hiện công việc.
- Quản trị chiến lược nguồn nhân lực.
- Phân tích công việc.