Danh sách câu hỏi
Câu 1: Đâu là một trong những bản chất của quản lý:
  • Khả năng tạo ra tầm nhìn, cảm hứng và ảnh hưởng trong tổ chức
  • Thực hiện các nhiệm vụ được giao
  • Đưa ra chiến lược cho tổ chức
  • Nhằm đạt tới các mục tiêu của tổ chức một cách hiệu quả nhất
Câu 2: Điền vào chỗ trống: “quản lý là hoạt động thực tiễn đặc biệt của con người trong một tổ chức đạt được những … của tổ chức một cách hiệu quả nhất”
  • Mục tiêu
  • Lợi nhuận
  • Kế hoạch
  • Lợi ích
Câu 3: Để tăng hiệu suất hoạt động quản lý, các nhà quản lý có thể thực hiện bằng cách:
  • Giảm chi phí ở đầu vào và giảm doanh thu ở đầu ra
  • Chi phí ở đầu vào không thay đổi và giảm doanh thu ở đầu ra
  • Vừa giảm chi phí ở đầu vào và vừa tăng doanh thu ở đầu ra
  • Không có đáp án nào đúng
Câu 4: Đâu không phải là cách tiếp cận trong quản lý?
  • Tiếp cận theo điều kiện và theo tình huống
  • Tiếp cận tổng hợp và thích nghi trong xã hội hậu công nghiệp
  • Tiếp cận theo cảm quan
  • Tiếp cận theo kinh nghiệm
Câu 5: Nhà quản lý phân bố thời gian nhiều nhất cho việc thực hiện chức năng:
  • Bao quát
  • Làm việc
  • Chuyên môn
  • Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể
Câu 6: Những người quản lý cấp cao cần thiết nhất kỹ năng nào?
  • Bao quát
  • Làm việc
  • Chuyên môn
  • Không có đáp án đúng.
Câu 7: Cách thức quản lý nào dưới đây không phù hợp với quan điểm quản lý thời kì hậu công nghiệp:
  • Quản lý chặt chẽ, chấp nhận xích mích để đạt được chỉ tiêu như đã đề ra
  • Tạo môi trường cởi mở, hoà đồng, thoải mái trao đổi
  • Tăng cường trao đổi giữa các cấp bậc quản lý và nhân viên
  • Không có đáp án đúng
Câu 8: Quy trình chung bắt buộc đối với mọi nhà quản lý phải tuân theo được thực hiện thông qua 4 chức năng:
  • Lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra
  • Hoạch định, nhân sự, chỉ huy, phối hợp
  • Hoạch định, tổ chức, phối hợp, báo cáo
  • Kế hoạch, chỉ đạo, tổ chức, kiểm tra
Câu 9: Trong 1 tổ chức, các cấp bậc quản lý thường được chia thành:
  • 2 cấp quản lý
  • 3 cấp quản lý
  • 4 cấp quản lý
  • 5 cấp quản lý
Câu 10: Quan hệ giữa cấp bậc quản lý và các kỹ năng:
  • Chức vụ càng thấp thì kĩ năng về chuyên môn càng quan trọng
  • Chức vụ càng cao thì kỹ năng về bao quát càng quan trọng
  • Nhà quản lý cần tất cả các kỹ năng, tuy nhiên chức vụ càng cao thì kỹ năng bao quát càng quan trọng
  • Tất cả những tuyên bố đưa ra đều sai
Câu 11: Kỹ năng nào cần thiết ở mức độ như nhau đối với các nhà quản lý
  • Bao quát
  • Chuyên môn
  • Làm việc
  • Tất cả các đáp án đều sai
Câu 12: Phát biểu nào sau đây không đúng về “chủ thể quản lý”?
  • Chủ thể quản lý được hiểu là “người quản lý”
  • Chủ thể quản lý đưa ra định hướng cho đối tượng quản lý
  • Chủ thể quản lý luôn phải tìm cách giảm thiểu xung đột với Đối tượng quản lý
  • Chủ thể quản lý sử dụng những công cụ, phương pháp quản lý để đạt được mục tiêu quản lý.
Câu 13: Phát biểu nào sau đây là đúng?
  • Khách thể quản lý là trật tự quản lý mà chủ thể quản lý mong muốn thiết lập để đạt được mục tiêu quản lý.
  • Chủ thể quản lý cũng chính là Khách thể quản lý
  • Đối tượng quản lý không phải chịu trách nghiệm về kết quả công việc được giao.
  • Tất cả các đáp án đều đúng
Câu 14: Đặc điểm nào dưới đây phù hợp với Những tiếp cận mới trong điều kiện của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư:
  • Con người là nguồn lực trung tâm để quản lý
  • Tập trung vào những ứng dụng công nghệ trong quản lý.
  • Luôn nâng cao hiệu quả quản lý.
  • Tất cả các đáp án đều đúng
Câu 15: Phương pháp nào không phải là phương pháp nghiên cứu của Khoa học quản lý?
  • Phương pháp lịch sử và logic
  • Phương pháp phân tích và tổng hợp
  • Phương pháp phân quyền
  • Phương pháp hệ thống
Câu 16: Phương pháp và kỹ thuật cụ thể nào không được sử dụng trong khoa học quản lý?
  • Phương pháp mô hình hóa
  • Phương pháp thực nghiệm xã hội
  • Phương pháp khảo sát xã hội học
  • Phương pháp phỏng vấn nhóm và phỏng vấn sâu
Câu 17: Đâu là yếu tố nằm trong quy trình chung bắt buộc đối với mọi nhà quản lý phải tuân theo
  • Định hướng nhân viên
  • Tạo động lực cho nhân viên
  • Lập kế hoạch
  • Tất cả các đáp án đều đúng
Câu 18: Trước khi Khoa học quản lý hiện đại xuất hiện, con người vẫn quản lý theo…?
  • Các quy trình quản lý
  • Kinh nghiệm sẵn có
  • Các phương pháp quản lý
  • Tất cả các đáp án đều đúng
Câu 19: Đâu không phải là đặc điểm của Phương pháp phân tích và tổng hợp trong Khoa học quản lý?
  • Phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp có quan hệ mật thiết với nhau
  • Phân tích là phương pháp chia nhỏ toàn bộ ra thành từng bộ phận nhỏ hơn để phân tích
  • Tổng hợp là phương pháp liên kết, thống nhất các bộ phận đã được phân tích để nhận thức cái toàn bộ
  • Tùy theo đối tượng và mục tiêu nghiên cứu, người nghiên cứu nên chọn hoàn toàn 1 trong 2 phương pháp để sử dụng
Câu 20: Sử dụng phương thức Phản hồi tích cực để quản lý khuyến khích nhân viên làm việc tốt hơn, gắn bó hơn với công ty là quản lý theo hướng:
  • Toán học
  • Hệ thống
  • Khoa học hành vi
  • Không có đáp án đúng
Câu 21: Nguyên tắc quản lý là gì?
  • Là hệ thống những quan điểm quản lý có tính định hướng và những quy định, quy tắc bắt buộc chủ thể quản lý phải tuân thủ trong việc thực hiện chức năng và nhiệm vụ nhằm hoàn thành mục tiêu của tổ chức.
  • Là hệ thống những triết lý được nghiên cứu từ nhiều nhà tư tưởng quản lý khác nhau, từ đó yêu cầu các chủ thể bắt buộc chủ thể quản lý phải tuân thủ trong việc thực hiện chức năng và nhiệm vụ nhằm hoàn thành mục tiêu của tổ chức.
  • Là hệ thống những quy định, quy tắc bắt buộc chủ thể quản lý phải tuân thủ trong việc thực hiện chức năng và nhiệm vụ nhằm hoàn thành mục tiêu của tổ chức.
  • Là hệ thống những tư tưởng tiến bộ nhất về quản lý để các quản lý lập ra các quy định, quy tắc bắt buộc phải tuân thủ trong việc thực hiện chức năng và nhiệm vụ nhằm hoàn thành mục tiêu của tổ chức.
Câu 22: Hệ thống quan điểm trong quản lý không thể hiện dưới hình thức nào?
  • Triết lý
  • Quy luật
  • Pháp luật
  • Phương châm
Câu 23: Đặc điểm của nguyên tắc quản lý gồm:
  • Tính khách quan, tính phổ biến, tính ổn định, tính bắt buộc
  • Tính khách quan, tính mới, tính cập nhật, tính bắt buộc
  • Tính mới, tính phổ biến, tính ổn định, tính bắt buộc
  • Tính mới, tính cập nhật, tính ổn định, tính bắt buộc
Câu 24: Theo bạn, nguyên tắc quản lý có vai trò gì?
  • Định hướng cho các hoạt động quản lý
  • Duy trì sự ổn định của tổ chức
  • Góp phần định hình văn hoá tổ chức
  • Tất cả các đáp án đều đúng
Câu 25: Phân loại theo phạm vi áp dụng thì NT quản lý được chia thành:
  • Nguyên tắc quản lý chung
  • Nguyên tắc quản lý riêng
  • Cả A và B
  • Không đáp án nào đúng
Câu 26: Phân loại nguyên tắc quản lý theo lĩnh vực kinh tế gồm:
  • Nguyên tắc tuân thủ pháp luật
  • Nguyên tắc tuân thủ thông lệ xã hội
  • Nguyên tắc tôn trọng văn hoá và sự khác biệt
  • Nguyên tắc cân bằng cung - cầu
Câu 27: Phân loại nguyên tắc quản lý theo lĩnh vực xã hội gồm:
  • Nguyên tắc tối ưu
  • Nguyên tắc đảm bảo giá trị thặng dư
  • Nguyên tắc cân bằng cung cầu
  • Nguyên tắc tuân thủ pháp luật
Câu 28: Căn cứ theo khía cạnh cấu thành tổ chức, nguyên tắc quản lý gồm:
  • Nguyên tắc quản lý kinh tế và nguyên tắc quản lý xã hội
  • Nguyên tắc trong thực hiện chức năng quản lý và nguyên tắc quản lý sự thay đổi
  • Nguyên tắc quản lý nhà nước và nguyên tắc quản lý xã hội
  • Nguyên tắc quản lý nhà nước và nguyên tắc quản lý tư nhân
Câu 29: Căn cứ theo lĩnh vực khác nhau của quản lý, người ta chia nguyên tắc quản lý thành:
  • Nguyên tắc quản lý kinh tế và nguyên tắc quản lý xã hội
  • Nguyên tắc quản lý kinh tế và nguyên tắc quản lý nhà nước
  • Nguyên tắc quản lý nhà nước và nguyên tắc quản lý xã hội
  • Nguyên tắc quản lý nhà nước và nguyên tắc quản lý tư nhân
Câu 30: Ý nghĩa của nguyên tắc sử dụng quyền lực hợp lý là gì?
  • Tránh lạm quyền, chuyên quyền; khuyến khích nhân viên đóng góp sức lực và ý tưởng
  • Đảm bảo sự cân bằng giữa quyền lực được giao và trách nhiệm đối với hiệu quả công việc thực hiện
  • Đem lại hiệu quả cao nhất cho tổ chức với mức chi phí phù hợp nhất
  • Tạo sự nhịp nhàng thống nhất giữa các cấp quản lý
Câu 31: Nguyên tắc quyền hạn tương ứng với trách nhiệm được hiểu là
  • Sự tương ứng qua mối quan hệ quyền lực, các quyết định quản lý với kết quả và hậu quá của quả trình đó
  • Sự thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành của chủ thể quản lý
  • Sự tương ứng thể hiện việc thực hiện đúng các quy định, các bước trong giải quyết công việc
  • Sự tương ứng thể hiện trong việc nhà quản lý cần cân bằng giữa các yếu tố đầu vào và đầu ra trong mọi hoạt động.
Câu 32: Ý nghĩa của nguyên tắc thống nhất trong quản lý thể hiện:
  • Tránh lạm quyền, chuyên quyền; khuyến khích nhân viên đóng góp sức lực và ý tưởng
  • Đảm bảo sự cân bằng giữa quyền lực được giao và trách nhiệm đối với hiệu quả công việc thực hiện
  • Đem lại hiệu quả cao nhất cho tổ chức với mức chi phí phù hợp nhất
  • Tạo sự nhịp nhàng thống nhất giữa các cấp quản lý
Câu 33: Yêu cầu của nguyên tắc tuân thủ quy trình là:
  • Thống nhất trong quan điểm quản lý
  • Công bằng, minh bạch trong việc phân bổ giá trị
  • Thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn lực bên ngoài
  • Cần có quy trình đã được kiểm chứng tính hiệu quả
Câu 34: Nội dung nào dưới đây hiểu đúng về nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả?
  • Nhà quản lý phải bám sát và thực hiện đúng các quy định, các bước trong
  • giải quyết công việc như: lập kế hoạch, phân công giao việc, ra quyết định,..
  • Nhà quản lý cần thống nhất khi ra quyết định: thống nhất giữa các cấp quản lý; thống nhất giữa nhận thức và phương án hành động; giữa các quyết định với mục tiêu, chiến lược đã đề ra.
  • Nhà quản lý phải đưa ra quyết định sao cho giảm thiểu chi phí đầu và và tối đa kết quả đầu ra
  • Đòi hỏi nhà quản lý trong quá trình thiết kế tổ chức, phân công công việc, giao quyền, kiểm tra đánh giá, khen thưởng kỷ luật phải căn cứ vào sự cân bằng giữa quyền hạn và trách nhiệm để ra quyết định phù hợp.
Câu 35: Nội dung nào dưới đây là đúng nhất:
  • Phương pháp quản lý là cơ sở, nền tảng có tính định hướng và bắt buộc chủ thể quản lý phải tuân thủ trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của họ
  • Phương pháp quản lý là cơ sở, nền tảng có tính định hướng và bắt buộc đối tượng quản lý phải tuân thủ trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của họ
  • Phương pháp quản lý là yếu tố đặc biệt quan trọng, góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả của hoạt động quản lý.
  • Tất cả đều đúng.
Câu 36: Hoàn thiện nội dung: “ Phương pháp quản lý là tất cả các …… của nhà quản lý đến ….. trên cơ sở lựa chọn những công cụ và phương tiện quản lý phù hợp để đạt được hiệu quả quản lý cao nhất trong điều kiện môi trường nhất đinh.”
  • Cách thức tác động – khách thể quản lý
  • Phương pháp – Khách thể quản lý
  • Cách thức tác động – đối tượng quản lý
  • Phương pháp – đối tượng quản lý
Câu 37: Căn cứ vào vai trò của chủ thể quản lý, người ta thường phân loại phương pháp quản lý thành:
  • Quản lý nhà nước, quản lý tư nhân, quản lý , quản lý hỗn hợp
  • Quản lý cưỡng chế, quản lý thuyết phục, quản lý hỗn hợp
  • Quản lý cấp cao, quản lý cấp trung, quản lý cấp cơ sở.
  • Không có ý nào đúng.
Câu 38: Dựa vào đặc trung của chủ thể quản lý, người ta phân loại phương pháp quản lý thành:
  • PPQL của chủ thể Quản lý cấp cao, PPQL của chủ thể cấp trung, PPQL của chủ thể cấp cơ sở
  • PP bằng quyền lực, PP kinh tế, PP tâm lý -xã hội, PP giáo dục
  • PPQL Nhà nước, PPQL xã hội, PPQL tư nhân, PPQL hỗn hợp
  • PP Cưỡng chế, PP thuyết phục, PP hỗn hợp
Câu 39: Dựa vào quy trình quản lý/ thực hiện các chức năng quản lý, phương pháp quản lý được phân chia thành:
  • Môi trường ổn định, môi trường biến đổi, môi trường rủi ro và khủng hoảng
  • Phương pháp lập kế hoạch, PP ra quyết định; PP tổ chức, PP lãnh đạo, PP kiểm tra đánh giá
  • PP Cưỡng chế, PP thuyết phục, PP hỗn hợp
  • PP bằng quyền lực, PP kinh tế, PP tâm lý -xã hội, PP giáo dục
Câu 40: Phương pháp quản lý bằng quyền lực bao gồm:
  • Chuyên quyền, tập trung, dân chủ
  • Tập trung, tự do, hoà bình
  • Chuyên quyền, dân chủ, tự do
  • Tập trung, dân chủ, bình đẳng
Câu 41: Cha đẻ của 14 nguyên tắc “ Quản lý hành chính” là:
  • Frederick W. Taylor (1856 – 1915)
  • Henry Faytol (1841 – 1925)
  • Max Weber (1864 – 1920)
  • Douglas M Gregor (1900 – 1964)
Câu 42: Người đưa ra các nguyên tắc gắn liền với sự phân công công việc, phân công lao động là:
  • Frederick W. Taylor (1856 – 1915)
  • Henry Faytol (1814 – 1925)
  • Max Weber (1864 – 1920)
  • Douglas M Gregor (1900 – 1964)
Câu 43: Nội dung nào dưới đây là hiểu chính xác nhất về phương pháp quản lý dân chủ:
  • Sử dụng quyền lực ít; Khuyến khích mọi người cùng ra quyết định
  • Sử dụng quyền lực phù hợp với quyền hạn, thực hiện sự uỷ quyền và giao quyền
  • Sử dụng quyền lực tối đa; Không uỷ quyền, không san sẻ quyền lực
  • Không đáp án đún
Câu 44: Ở doanh nghiệp T, giám đốc phân xưởng thường xuyên động viên, khích lệ tinh thần nhân viên, chia sẻ với nhân viên trong giờ nghỉ trưa. Trong tình huống này, nhà quản lý sử dụng phương pháp quản lý nào?
  • Phương pháp tâm lý
  • Phương pháp kinh tế
  • Phương pháp hành chính
  • Phương pháp giáo dục
Câu 45: Các công cụ của chính sách hành chính:
  • Nội quy, quy chế, quy định
  • Chính sách tiền lương, tiền thưởng
  • Các khoá đào tạo, bồi dưỡng
  • Sử dụng các đòn bẩy tâm lý, tình cảm
Báo lỗi
Nếu có bất kì vấn đề nào về đề thi, vui lòng liên hệ với các bộ phận thông qua các hình thức sau
Số điện thoại: 0368.201.788
Email: contact@123job.vn
Chat trực tuyến: Chat với hỗ trợ

Quản lí điều hành và khởi nghiệp chương 1-2

Mã quiz
1033
Số xu
3 xu
Thời gian làm bài
34 phút
Số câu hỏi
45 câu
Số lượt làm bài
0 lượt
Bắt đầu làm bài
Lưu tin Hủy lưu
Thông tin đề thi
Chủ đề
Quản trị kinh doanh
Chia sẻ đề thi
Sao chép đường dẫn
Chia sẻ qua mạng xã hội

Đề thi trắc nghiệm mới nhất

40 câu hỏi
0 lượt đã test
30 phút
Miễn phí
Xem trước
35 câu hỏi
0 lượt đã test
26 phút
Miễn phí
Xem trước
69 câu hỏi
0 lượt đã test
52 phút
4 xu
Xem trước
150 câu hỏi
0 lượt đã test
113 phút
6 xu
Xem trước
99 câu hỏi
0 lượt đã test
74 phút
5 xu
Xem trước