Câu 1:
Thời điểm nào dưới đây được gọi là thời điểm mở thừa kế:
- Thời điểm người được hưởng tài sản yêu cầu mở thừa kế
- Thời điểm người có tài sản chết
- Thời điểm ghi trong giấy báo tử
- Thời điểm gia đình người chết yêu cầu
Câu 2:
Người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau:
- Hàng thừa kế thứ 3
- Hàng thừa kế thứ 2
- Hàng thừa kế thứ nhất
- Không theo hàng thừa kế
Câu 3:
Nội dung của quyền sở hữu bao gồm:
- a) Quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt
- b) Quyền quản lý, quyền sử dụng và quyền định đoạt
- c) Quyền chiếm hữu, quyền đòi lại tài sản và quyền định đoạt
- d) Quyền thừa kế, quyền sử dụng và quyền định đoạt
Câu 4:
Đối tượng nào sau đây không thuộc hàng thừa kế thứ nhất:
- a) Con nuôi của người để lại di sản được pháp luật thừa nhận
- b) Con dâu, con rể của người để lại di sản
- c) Con ngoài giá thú của người để lại di sản
- d) Con riêng của vợ hoặc chồng của người để lại di sản, có quan hệ với người đó như cha con, mẹ con
Câu 5:
Sở hữu chung của vợ chồng là:
- a) Sở hữu chung thống nhất
- b) Sở hữu chung theo phần
- c) Sở hữu chung hỗn hợp
- d) Sở hữu chung hợp nhất
Câu 6:
Am có vợ là Bình và có con gái là Cầm (19 tuổi và có khả năng lao động), con nuôi là Dương (12 tuổi), em trai là Phú. Nếu Am chết và không lập di chúc để lại toàn bộ tài sản cho Phú thì những người nào được hưởng thừa kế di sản của Am:
- a) Phú
- b) Bình và Phú
- c) Bình, Dương và Phú
- d) Bình, Cầm, Dương và Phú
Câu 7:
Ông Hân và bà Lan là hai vợ chồng có con là Phát và Quân. Phát đã lấy vợ là Như và có con là Minh, Nhung. Năm 1996, Phát chết không để lại di chúc. Biết rằng Phát và Như có tài sản chung là 820 triệu đồng. Mai táng phí cho Phát hết 10 triệu. Kết quả chia di sản trong trường hợp trên sẽ là:
- a) 81 triệu đồng
- b) 82 triệu đồng
- c) 83 triệu đồng
- d) Cả ba phương án trên đều sai
Câu 8:
Những người nào sau đây là người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc?
- Cha mẹ vợ của người lập di chúc
- Chị em chưa thành niên của người lập di chúc
- Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ chồng của người lập di chúc
- Anh chị em ruột của người lập di chúc
Câu 9:
Người lập di chúc có quyền nào dưới đây?
- Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.
- Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.
- Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.
- Tất cả các phương án trên
Câu 10:
Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện
- Ngay tại thời điểm mở thừa kế
- Sau 12 tháng kể từ ngày mở thừa kế
- Sau 12 tháng kể từ ngày người để lại di sản chết
- Trước thời điểm phân chia di sản
Câu 11:
Chủ thể của pháp luật dân sự là cá nhân, có thể là?
- Công dân Việt Nam
- Người nước ngoài
- Người không quốc tịch
- Cả A, B, C
Câu 12:
Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp nào?
- Di chúc không hợp pháp
- Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế
- Không có di chúc
- Tất cả các trường hợp trên
Câu 13:
Thời điểm mở thừa kế
- Là thời điểm người có tài sản chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết
- Là thời điểm những người được thừa kế nhận được di sản thừa kế
- Là thời điểm người có tài sản đã chết (không bao gồm trường hợp Toà án tuyên bố một người đã chết)
- Là thời điểm khai nhận thừa kế
Câu 14:
Người lập di chúc có quyền nào dưới đây?
- Dành toàn bộ khối di sản để thờ cúng trong mọi trường hợp
- Giao nghĩa vụ cho người thừa kế thanh toán các khoản liên quan tới di sản thừa kế
- Chỉ định người thừa kế và chỉ người được ghi tên trong di chúc mới được hưởng quyền thừa kế
- Dành toàn bộ khối di sản để từ thiện trong mọi trường hợp
Câu 15:
Việc từ chối nhận di sản thừa kế phải được thể hiện:
- Ngay tại thời điểm mở thừa kế
- Sau 01 năm kể từ ngày mở thừa kế
- Sau 06 tháng kể từ ngày mở thừa kế
- Trước thời điểm phân chia di sản
Câu 16:
Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp nào?
- Không có di chúc
- Di chúc không hợp pháp
- Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế
- Tất cả các trường hợp trên
Câu 17:
Những người nào sau đây được làm chứng cho việc lập di chúc?
- Những người thừa kế theo di chúc của người lập di chúc
- Những người thừa kế theo pháp luật của người lập di chúc
- Người không có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc
- Những người có quyền lợi liên quan đến di chúc
Câu 18:
Yếu tố nào sau đây làm cho hợp đồng vô hiệu?
- (A) Nội dung của hợp đồng trái với mong muốn của người giao kết hợp đồng
- (B) Các bên giao kết hợp đồng không có năng lực hành vi
- (C) Mục đích giao kết hợp đồng không hợp pháp
- (D) Tất cả các phương án trên đều đúng
Câu 19:
Khi người lập di chúc bổ sung di chúc thì
- Di chúc đã lập và phần bổ sung có hiệu lực pháp lý như nhau trong mọi trường hợp
- Những người thừa kế theo pháp luật có quyền được bổ sung tiếp
- Di chúc nào có lợi cho người thừa kế được ưu tiên sử dụng
- Nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật
Câu 20:
Trường hợp nào sau đây sẽ thừa kế theo di chúc
- Không có di chúc hoặc có di chúc nhưng di chúc không hợp pháp
- Chia thừa kế theo di chúc ngay cả khi bản di chúc bị thất lạc hoặc bị hư hại đến mức không thể hiện được đầy đủ ý chí của người lập di chúc
- Người để lại di sản lập di chúc hợp pháp
- Sau khi người để lại di sản chết, những người thừa kế theo pháp luật thoả thuận chia tài sản
Câu 21:
Hàng thừa kế theo pháp luật nào dưới đây là đúng
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ, cha mẹ nuôi, con đẻ con nuôi
- Hàng thừa kế thứ 2: ông nội bà nội anh chị em ruột của người chết, cháu của người chết
- Hàng thừa kế thứ 2: con cái, anh chị em ruột của người chết, cháu của người chết.
Câu 22:
Khi di sản đã chia mà tìm thấy di chúc thất lạc
- Phải chia lại theo di chúc nếu người được thừa kế theo di chúc yêu cầu trong thời hạn quy định của pháp luật
- Người hưởng di sản theo di chúc được bồi hoàn một phần
- Phải chia lại phần di sản còn lại nếu người thừa kế di chúc yêu cầu
- Tài sản đã chia theo pháp luật sẽ không được chia lại theo di chúc
Câu 23:
Khi có người thừa kế mới mà di sản đã chia thì
- Không phải phân chia lại di sản bằng hiện vật, người đã nhận thừa kế di sản này không phải chia lại cho người thừa kế mới
- Phải phân chia lại di sản bằng hiện vật
- Những người đã thừa kế đã nhận di sản thì phải thanh toán cho người thừa kế mới một khoản tiền tương tứng với phần di sản của người đó tại thời điểm chia lại thừa kế theo tỷ lệ tương xứng với phần di sản đã nhận.
- Những người đã thừa kế đã nhận di sản thì phải thanh toán cho người thừa kế mới một khoản tiền tương tứng với phần di sản của người đó tại thời điểm chia thừa kế theo tỷ lệ tương xứng với phần di sản đã nhận.
Câu 24:
Những người nào sau đây là người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc?
- Cha, mẹ, vợ của người lập di chúc
- Chị em chưa thành niên của người lập di chúc
- Con không có khả năng lao động
- Anh chị em ruột của người lập di chúc
Câu 25:
Ông Trần Văn B chết để lại di chúc cho mẹ đẻ là bà C toàn bộ tài sản 1.000.000.000 đồng. Ông B có vợ là bà D đang mang thai 5 tháng và 1 người con là Anh E hiện 20 tuổi đang làm việc tại công ty X. Những người nào sẽ được thừa kế di sản trong trường hợp trên?
- Chỉ có bà C
- Bà C, Bà D, Anh E
- Bà C, Bà D, thai nhi 05 tháng tuổi
- Bà C, Bà D, thai nhi 05 tháng tuổi và Anh E
Câu 26:
Ông Trần Văn B chết để lại di chúc cho mẹ đẻ là bà C toàn bộ tài sản 1.200.000.000 đồng. Ông B có vợ là bà D đang mang thai 5 tháng và 1 người con là Anh E hiện 20 tuổi đang làm việc tại công ty X. Bà C sẽ được thừa hưởng di sản trị giá bao nhiêu?
- 200.000.000 đồng
- 300.000.000 đồng
- 800.000.000 đồng
- 400.000.000 đồng
Câu 27:
Thừa kế theo di chúc được áp dụng trong trường hợp nào?
- Không có quy định của pháp luật
- Di chúc không hợp pháp
- Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế
- Không có đáp án đúng
Câu 28:
Những người nào sau đây không được làm chứng cho việc lập di chúc:
- (A) Những người thừa kế theo di chúc của người lập di chúc
- (B) Những người thừa kế theo pháp luật của người lập di chúc
- (C) Người có nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc
- (D) Tất cả các phương án trên đều đúng
Câu 29:
Ngày 10/3/2022 A gửi một lời đề nghị giao kết hợp đồng cho B. Ngày 12/3/2022, B trả lời chấp nhận lời đề nghị giao kết hợp đồng, tuy nhiên đề nghị A cho B giảm giá so với giá đề nghị ban đầu của A. Bản chất pháp lý của lời phúc đáp của B là gì?
- Từ chối giao kết hợp đồng
- Chấp nhận giao kết hợp đồng
- Một lời đề nghị giao kết hợp đồng mới
- Yêu cầu A đề nghị giao kết hợp đồng lại
Câu 30:
Các trường hợp cấm kết hôn bao gồm:
- Người đang có vợ hoặc có chồng;
- Người mất năng lực hành vi dân sự,
- Giữa những cùng dòng máu trực hệ, những người có họ trong phạm vi ba đời
- Cả 3 phương án trên đều bị cấm
Câu 31:
Việc kết hôn phải được đăng ký ở cơ quan nào
- Thôn, bản, tổ dân phố
- UBND cấp xã nơi cư trú của 1 trong 2 bên nam, nữ
- UBND cấp huyện nơi cư trú của 1 trong 2 bên nam, nữ
- Nhà thờ
Câu 32:
Vợ chồng đã ly hôn nay muốn kết hôn lại có cần phải đăng ký không
- Không cần đăng ký
- Cần đăng ký
- Không cần đăng ký nhưng phải báo cáo với UBND xã nơi cư trú
- Cả 3 phương án trên đều sai
Câu 33:
Khi tổ chức đăng ký kết hôn hai bên nam, nữ có bắt buộc phải có mặt không
- Bắt buộc phải có mặt
- Chỉ cần 1 người có mặt
- Có thể ủy quyền cho người khác
- Cả 3 phương án trên đều sai
Câu 34:
Con sinh ra trong thời kỳ nào được coi là con chung của vợ, chồng?
- Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân
- Con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân
- Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận
- Cả 3 trường hợp trên đều đúng
Câu 35:
Gia đình là:
- a) Tập hợp những người gắn bó với nhau chỉ do hôn nhân làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật hôn nhân gia đình
- b) Tất cả các câu đúng
- c) Tập hợp những người gắn bó với nhau chỉ do quan hệ huyết thống làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật hôn nhân gia đình
- d) Tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật hôn nhân gia đình
Câu 36:
Nhận định nào sau đây đúng:
- a) Khách thể của quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình là những lợi ích mà các chủ thể của quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình hướng tới hoặc đạt được khi tham gia quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình.
- b) Khách thể là quan hệ pháp luật mà các chủ thể trong các quan hệ pháp luật cùng
- hướng tới.
- c) Lợi ích nhân thân là những lợi ích về tài sản và tình cảm.
- d) Lợi ích tài sản là những lợi ích gắn liền với yếu tế gia đình và những yếu tố liên
- quan đến vật chất
Câu 37:
Chủ thể của quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình thông thường là:
- a) Vợ và chồng.
- b) Thành viên bao gồm bố, mẹ.
- c) Tất cả các phương án.
- d) Những cá nhân có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng
Câu 38:
D và B là công dân Việt Nam sống tại Việt Nam, D và B đến cơ quan nào sau đây làm thủ tục đăng ký kết hôn?
- a) Cơ quan đại diện ngoại giao.
- b) UBND cấp tỉnh.
- c) UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú của một trong hai bên để đăng ký kết hôn.
- d) Cơ quan lãnh sự của Việt Nam tại nước ngoài
Câu 39:
Bố mẹ chị T không đồng ý chị U kết hôn với anh I (là công nhân) nên đã thách cưới là chiếc xe ô tô trị giá 3 tỷ đồng. Theo quy định của pháp luật bố mẹ chị T đã:
- a) Cản trở hôn nhân.
- b) Cưỡng ép kết hôn.
- c) Lừa dối kết hôn.
- d) Không có phương án.
Câu 40:
Pháp luật quy định nam, nữ được kết hôn khi đạt độ tuổi nào?
- Nam từ đủ 19 tuổi, nữ từ đủ 17 tuổi.
- Nam từ đủ 20 tuổi, nữ từ đủ 18 tuổi.
- Nam từ đủ 21 tuổi, nữ từ đủ 18 tuổi.
- Nam từ đủ 18 tuổi, nữ từ đủ 18 tuổi.
Câu 41:
Hợp đồng lao động và hợp đồng kinh tế khác nhau như thế nào?
- Hợp đồng lao động cam kết các quan hệ việc làm, học nghề, tiền lương, bảo hiểm – hợp đồng kinh tế cam kết các quan hệ kinh doanh, kiếm lãi
- Hợp đồng lao động cam kết các quan hệ lao động – hợp đồng kinh tế cam kết các quan hệ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
- Hợp đồng lao động cam kết các quan hệ liên quan đến chủ và thợ – hợp đồng kinh tế cam kết các quan hệ giữa các nhà kinh doanh
- Hợp đồng lao động cam kết các quan hệ lao động – hợp đồng kinh tế cam kết các quan hệ kinh doanh giữa pháp nhân kinh doanh
Câu 42:
Hình thức sa thải người lao động chỉ được áp dụng trong trường hợp nào?
- Người lao động tự ý bỏ việc không có lý do chính đáng, đang bị xử một hình thức kỷ luật mà tái phạm, trộm cắp, tham ô tài sản của doanh nghiệp.
- Trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ – kinh doanh của doanh nghiệp, đang bị kỷ luật chuyển làm việc khác lại tái phạm, tự ý bỏ việc.
- Người lao động tự ý bỏ việc 7 ngày 1 tháng, 20 ngày 1 năm không có lý do chính đáng, trộm cắp tham ô, tiết lộ bí mật của doanh nghiệp, đang bị kỷ luật chuyển làm việc khác lại tái phạm.
- Người lao động tự ý bỏ việc từ 7 đến 20 ngày không có lý do chính đáng, trộm cắp, tiết lộ bí mật, tái phạm nhiều lần mà không xử lý.
Câu 43:
Bảo hiểm xã hội gồm những loại nào?
- Loại bắt buộc áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp sử dụng 10 lao động trở lên, loại không bắt buộc áp dụng cho các doanh nghiệp từ 10 lao động trở xuống.
- Loại bắt buộc và loại không bắt buộc. Đối với loại bắt buộc thì người sử dụng lao động và người lao động đều phải đóng bảo hiểm.
- Loại bắt buộc và loại không bắt buộc. Đối với loại không bắt buộc thì người lao động tự lo về bảo hiểm.
- Loại bắt buộc, có 10 lao động trở lên thì người sử dụng lao động, người lao động phải đóng bảo hiểm. Loại không bắt buộc, có 10 lao động trở xuống thì bảo hiểm được tính vào lương, do người lao động tự lo.
Câu 44:
Các chế độ bảo hiểm xã hội hiện hành?
- Ốm đau, tai nạn lao động, nghỉ mất sức, thai sản, hưu trí, tử tuất
- Ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, nghỉ mát
- Nghỉ ốm, nghỉ thai sản, nghỉ mát, tai nạn lao động, nghỉ hưu
- Ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, hưu trí, tử tuất
Câu 45:
Hành vi nào không bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động:
- Phân biệt đối xử trong lao động
- Thực hiện quy định pháp luật về lao động
- Ngược đãi người lao động
- Quấy rồi tình dục tại nơi làm việc
Câu 46:
Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do nhà nước tổ chức trong đó quy định:
- Người lao động phải tham gia
- Người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia
- Người sử dụng lao động phải tham gia
- Người quản lý trong đơn vị sử dụng lao động phải tham gia
Câu 47:
Quyền nào dưới đây không phải quyền của người lao động:
- Tự do lựa chọn việc làm
- Hưởng lương phù hợp với trình độ
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
- Không được đình công
Câu 48:
Nội dung nào không bao gồm tiền lương:
- Mức lương theo công việc
- Mức lương theo chức danh
- Không bao gồm phụ cấp lương
- Các khoản bổ sung khác
Câu 49:
Người lao động được nghỉ hưởng nguyên lương trong ngày nào dưới đây:
- Nghỉ ốm
- Nghỉ phép
- Ngày Giỗ tổ Hùng vương
- Nghỉ hè
Câu 50:
Bảo hiểm xã hội bắt buộc được hiểu là:
- Do nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia
- Do nhà nước tổ chức mà người lao động bắt buộc phải tham gia
- Do nhà nước tổ chức mà người sử dụng lao động bắt buộc phải tham gia
- Do doanh nghiệp tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động bắt buộc phải tham gia
Câu 51:
Theo Luật Lao động, tiền lương của người lao động được trả như thế nào?
- Do hai bên thoả thuận trong hợp đồng, mức lương không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
- Trả theo năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả công việc, do hai bên thoả thuận.
- Trả theo năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc, mức lương không thể thấp hơn mức tối thiểu do Nhà nước quy định.
- Theo năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc do hai bên thoả thuận trong hợp đồng nhưng không được thấp hơn mức tối thiểu do Nhà nước quy định.
Câu 52:
Theo quy định của pháp luật lao động, tuổi lao động là bao nhiêu?
- Ít nhất đủ 15 tuổi
- Ít nhất đủ 16 tuổi
- Ít nhất đủ 17 tuổi
- Ít nhất đủ 18 tuổi
Câu 53:
Luật Lao động quy định: Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và lợi ích phát sinh trong quan hệ lao động giữa?
- a) Người lao động với tập thể lao động
- b) Tổ chức Công đoàn với người sử dụng lao động
- c) Người lao động, tập thể lao động với người sử dụng lao động
- d) Người lao động, tập thể lao động với tổ chức Công đoàn
Câu 54:
Khi nghiên cứu về quyền của người sử dụng lao động thì khẳng định nào sau đây là sai?
- a) Được tuyển chọn người lao động, bố trí công việc theo quy định của pháp luật
- b) Được khen thưởng, xử lí người lao động vi phạm kỉ luật theo quy định của pháp luật
- c) Được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong mọi trường hợp
- d) Được cử đại diện để kí kết thỏa ước lao động tập thể
Câu 55:
Người lao động có nghĩa vụ?
- a) Chấp hành đúng quy định về an toàn lao động
- b) Hoàn thành những công việc được giao trong mọi trường hợp
- c) Tuân theo sự điều động của người sử dụng lao động trong mọi trường hợp
- d) Cả a, b, c đều đúng
Câu 56:
Có những loại tranh chấp lao động?
- Tranh chấp giữa người lao động với người sử dụng lao động, giữa chủ và thợ.
- Tranh chấp giữa chủ và thợ, giữa công đoàn với chủ.
- Tranh chấp giữa công đoàn với người sử dụng lao động, giữa chủ và thợ.
- Tranh chấp giữa cá nhân người lao động với người sử dụng lao động, giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động
Câu 57:
Đâu không phải là hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động?
- a) Hợp đồng lao động thời vụ
- b) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn
- c) Hợp đồng lao động xác định thời hạn
- d) Cả 3 đáp án trên đều sai