Câu 1:
Hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi là hành vi:
- Trộm cắp
- Tham nhũng
- Cố ý làm trái
- Cả 3 phương án trên đều đúng
Câu 2:
Nhận định nào dưới đây về luật hình sự không đúng?
- Là một văn bản trong hệ thống pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Là một ngành luật trong hệ thống pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Bao gồm hệ thống những quy phạm pháp luật hình sự do Nhà nước ban hành
- Xác định những hành vi nguy hiểm nào cho xã hội là tội phạm, đồng thời quy định hình phạt đối với những tội phạm ấy
Câu 3:
Phân loại tội phạm dựa vào căn cứ nào dưới đây?
- Mức cao nhất của khung hình phạt
- Mức thấp nhất của khung hình phạt
- Mức án mà Tòa án tuyên
- Cả a, b, c đúng
Câu 4:
Mặt chủ quan của tội phạm bao gồm những yếu tố nào sau đây?
- Lỗi
- Động cơ phạm tội
- Mục đích phạm tội
- Cả a, b, c đúng
Câu 5:
Người thực hiện hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc hành vi khác cản trở việc khiếu nại, tố cáo, việc xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc việc xử lý người bị khiếu nại, tố cáo thì có thể bị áp dụng hình phạt nào sau đây theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)?
- Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
- Bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
- Bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
- Bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.
Câu 6:
Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về ai?
- Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về Tòa án. Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội
- Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan điều tra và công tố viên. Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội
- Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội
- Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về người phạm tội. Người bị buộc tội có nghĩa vụ phải chứng minh là mình vô tội
Câu 7:
Theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), những trường hợp nào sau đây sẽ loại trừ trách nhiệm hình sự?
- Tình thế cấp thiết
- Sự kiện bất ngờ
- Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự
- Cả A, B, C đều đúng
Câu 8:
Luật hình sự có đối tượng điều chỉnh là:
- Quan hệ phát sinh giữa tập thể và tổ chức
- Quan hệ phát sinh giữa nhà nước và người phạm tội
- Quan hệ phát sinh giữa cá nhân với cá nhân
- Quan hệ phát sinh giữa cá nhân với tổ chức
Câu 9:
Năng lực chịu trách nhiệm hình sự được hiểu là:
- Khả năng nhận thức và điều chỉnh hành vi của cá nhân
- Khả năng nhận thức và điều chính hành vi của tổ chưc
- Khả năng nhận thức và điều chỉnh hành vi của người phạm tội
- Khả năng nhận thức và điều chỉnh hành vi của người vi phạm
Câu 10:
Những người đồng phạm bao gồm những người nào?
- Người thực hành; Người tổ chức; Người xúi giục; Người giúp sức.
- Người tổ chức; Người xúi giục; Người giúp sức.
- Người xúi giục; Người giúp sức.
- Người thực hành; Người xúi giục; Người giúp sức.
Câu 11:
Tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù
- Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
- Tội phạm rất nghiêm trọng
- Tội phạm ít nghiêm trọng
- Tội phạm nghiêm trọng
Câu 12:
Nguyên tắc xử lý đối với người phạm tội:
- Nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội
- Mọi hành vi phạm tội do người thực hiện phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật;
- Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội;
- Cả 3 phương án trên đều đúng
Câu 13:
Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây
- Người phạm tội không nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra
- Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được
- Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;
- Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.
Câu 14:
Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì có phải chịu trách nhiệm hình sự không?
- Không phải chịu trách nhiệm hình sự
- Tùy từng trường hợp cụ thể
- Vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự
- Phải chịu nếu là lỗi cố ý
Câu 15:
Đồng phạm là trường hợp có bao nhiêu người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm?
- 2 người
- 3 người
- 4 người
- 5 người
Câu 16:
Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự?
- Trường hợp không có năng lực trách nhiệm hình sự
- Tình thế cấp thiết
- Cả 3 phương án còn lại đều đúng
- Phòng vệ chính đáng
Câu 17:
Hình phạt nào là hình phạt chính đối với người phạm tội?
- Cảnh cáo
- Tước quyền công dân
- Quản chế
- Cấm cư trú
Câu 18:
Hình phạt nào là hình phạt bổ sung đối với pháp nhân thương mại?
- Đình chỉ hoạt động vinh viễn
- Phạt tiền
- Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định
- Đình chỉ hoạt động có thời hạn
Câu 19:
Hình phạt nào là hình phạt bổ sung đối với pháp nhân thương mại?
- Đình chỉ hoạt động vinh viễn
- Phạt tiền
- Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định
- Đình chỉ hoạt động có thời hạn
Câu 20:
Tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 7 năm tù đến 15 năm tù
- Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
- Tội phạm rất nghiêm trọng
- Tội phạm ít nghiêm trọng
- Tội phạm nghiêm trọng
Câu 21:
Tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình
- Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
- Tội phạm rất nghiêm trọng
- Tội phạm ít nghiêm trọng
- Tội phạm nghiêm trọng
Câu 22:
Trong đồng phạm, Người tổ chức là người?
- Người tổ chức là người chủ mưu, tạo điều kiện thực hiện tội phạm
- Người tổ chức là người chủ mưu, kích động, dụ dỗ, chỉ huy việc thực hiện tội phạm
- Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, trực tiếp thực hiện tội phạm
- Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm
Câu 23:
Người bị buộc tội gồm những người nào?
- Người bị buộc tội gồm người bị bắt, người bị tạm giữ,
- Người bị buộc tội gồm người bị bắt,
- Người bị buộc tội gồm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.
- Người bị buộc tội gồm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can
Câu 24:
Nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hình sự?
- Bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật
- Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân
- Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự
- Cả 3 phương án trên đều đúng
Câu 25:
Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự gồm:
- Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát nhân dân
- Tòa án nhân dân
- Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án
- Viện kiểm sát nhân dân
Câu 26:
Hình phạt nào không phải là hình phạt bổ sung đối với pháp nhân thương mại phạm tội
- Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định
- Phạt tiền khi không phải là hình phạt chính
- Cấm huy động vốn
- Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn
Câu 27:
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự tính từ ngày tội phạm
- kết thúc
- hoàn thành
- được thực hiện
- bị phát hiện
Câu 28:
Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật Hình sự, tội phạm được phân thành mấy loại?
- 1 loại
- 2 loại
- 3 loại
- 4 loại
Câu 29:
Đâu là loại tội phạm rất nghiêm trọng?
- là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù
- là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù
- là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình
- là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm
Câu 30:
Đồng phạm là gì?
- trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
- người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
- người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
- người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Câu 31:
Hành vi vi phạm pháp luật, gây nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm là hành vi vi phạm pháp luật
- Hành chính
- Hình sự
- Dân sự
- Kỷ luật
Câu 32:
Hình phạt nào là hình phạt bổ sung khi không áp dụng là hình phạt chính?
- Trục xuất
- Phạt tiền và trục xuất
- Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định
- Phạt tiền
Câu 33:
Phương pháp điều chỉnh của Luật hình sự
- Bình đẳng
- Thỏa thuận
- Mệnh lệnh quyền uy
- Tất cả các phương án trên
Câu 34:
Trong các chủ thể sau thì chủ thể nào là chủ thể đặc biệt trong quan hệ pháp luật Hiến pháp?
- Nhân dân
- Đại biểu Quốc hội
- Chủ tịch nước
- Đảng Cộng sản Việt Nam
Câu 35:
Đối tượng điều chỉnh của ngành luật Hiến pháp là:
- Tất cả các quan hệ xã hội
- Các quan hệ xã hội liên quan đến Nhà nước
- Các quan hệ xã hội cơ bản nhất, quan trọng nhất liên quan đến việc tổ chức quyền lực nhà nước.
- Các quan hệ xã hội có một bên trong quan hệ là cơ quan nhà nước.
Câu 36:
Nhận định nào sau đây đúng?
- Tất cả các quy phạm pháp luật luật Hiến pháp đều được chứa đựng trong đạo luật Hiến pháp
- Tất cả các quy phạm pháp luật luật Hiến pháp không có phần chế tài
- Quy phạm pháp luật luật Hiến pháp được chứa đựng trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau
- Mọi quy phạm pháp luật luật Hiến pháp đều có đầy đủ các thành phần giả định, quy định và chế tài.
Câu 37:
Đối tượng điều chỉnh của ngành luật Hiến pháp là:
- Các quan hệ tài sản và nhân thân không liên quan đến tài sản
- Các quan hệ xã hội cơ bản và quan trọng nhất
- Các quan hệ phát sinh trong các cơ quan nhà nước
- Các quan hệ kinh tế giữa nhà nước và các tổ chức tư nhân
Câu 38:
Theo Hiến pháp năm 2013, Quốc hội quyết định thành lập, bãi bỏ cơ quan nào?
- Công đoàn Việt Nam
- Bộ, cơ quan ngang bộ của Chính phủ
- Mặt trận tổ quốc Việt Nam
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam
Câu 39:
Cơ quan nào là cơ quan hành chính cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Quốc hội
- Chính phủ
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao
- Ủy ban nhân dân
Câu 40:
Cơ quan nào sau đây là cơ quan hành chính nhà nước?
- Quốc hội
- Bộ Chính trị
- Bộ Quốc phòng
- Hội đồng Dân tộc
Câu 41:
Chủ thể thực hiện hành vi tham nhũng?
- là người có chức vụ, quyền hạn
- tất cả mọi người
- chỉ có thể là người có quyền hạn
- chỉ có thể là người có chức vụ
Câu 42:
Theo Hiến pháp năm 2013, bầu cử đại biểu Quốc hội được tiến hành theo nguyên tắc nào?
- Dân chủ, bình đẳng, khách quan và bỏ phiếu kín
- Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín
- Phổ thông, dân chủ, khách quan và bỏ phiếu kín
- Công khai, dân chủ, khách quan và bỏ phiếu kín
Câu 43:
Cơ quan nào là cơ quan thực hiện quyền tư pháp?
- Tòa án nhân dân
- Viện Kiểm sát nhân dân
- Bộ Tư pháp
- Ủy ban Tư pháp của Quốc hội
Câu 44:
Theo Hiến pháp năm 2013, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm những bộ phận lãnh thổ nào?
- Đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời
- Đất liền, hải đảo và vùng trời
- Đất liền và các hải đảo
- Đất liền, hải đảo và vùng biển
Câu 45:
Theo Hiến pháp năm 2013, nhà nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của ai, do ai, vì ai?
- Của trí thức, do trí thức, vì trí thức
- Của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân
- Của nông dân, do nông dân, vì nông dân
- Của công nhân, do công nhân, vì công nhân
Câu 46:
Theo Hiến pháp năm 2013, tất cả quyền lực của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc về chủ thể nào?
- Nhân dân
- Công nhân
- Nông dân
- Trí thức
Câu 47:
Theo Hiến pháp năm 2013, nhà nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam quản lý xã hội bằng gì?
- Hiến pháp và pháp luật
- Hiến pháp
- Chủ trương, đường lối chính sách của Đảng
- Pháp luật
Câu 48:
Theo Hiến pháp năm 2013, chủ thể nào đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân?
- Hội Nông dân Việt Nam
- Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam
- Mặt trận tổ quốc Việt Nam
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam
Câu 49:
Theo Hiến pháp năm 2013, cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân là cơ quan nào?
- Quốc hội
- Chính phủ
- Mặt trận tổ quốc Việt Nam
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Câu 50:
Theo Hiến pháp năm 2013, Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với hoạt động của chủ thể nào?
- Mặt trận tổ quốc Việt Nam
- Nhà nước
- Công đoàn Việt Nam
- Hội nông dân Việt Nam
Câu 51:
Theo Hiến pháp năm 2013, Quốc hội thực hiện quyền nào?
- Lập hiến, lập pháp
- Ban hành thông tư
- Ban hành nghị định
- Ban hành pháp lệnh
Câu 52:
Theo Hiến pháp năm 2013, chủ thể nào quy định tổ chức và hoạt động của Quốc hội?
- Hội đồng Bầu cử Quốc gia
- Ủy ban Pháp luật của Quốc hội
- Quốc hội
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Câu 53:
Theo Hiến pháp năm 2013, Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm chức vụ nào?
- Tổng kiểm toán nhà nước
- Chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam
- Chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Việt Nam
- Chủ tịch Hội nông dân Việt Nam
Câu 54:
Theo Hiến pháp năm 2013, Quốc hội bãi bỏ văn bản trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội do chủ thể nào ban hành?
- Tòa án nhân dân tối cao
- Mặt trận tổ quốc Việt Nam
- Công đoàn Việt Nam
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam
Câu 55:
Theo Hiến pháp năm 2013, cơ quan thường trực của Quốc hội là cơ quan nào?
- Văn phòng Quốc hội
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội
- Ủy ban Pháp luật của Quốc hội
- Ủy ban Tư pháp của Quốc hội
Câu 56:
Theo Hiến pháp năm 2013, chủ thể nào có thẩm quyền công bố Hiến pháp, luật?
- Chủ tịch nước
- Bộ trưởng Bộ Tư pháp
- Chủ nhiệm Ủy ban tư pháp của Quốc hội
- Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
Câu 57:
Theo Hiến pháp năm 2013, chủ thể nào có thẩm quyền quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương?
- Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương
- Chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Việt Nam
- Bộ trưởng Bộ Nội vụ
- Chủ tịch nước
Câu 58:
Theo Hiến pháp năm 2013, chủ thể nào là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
- Chính phủ
- Mặt trận tổ quốc Việt Nam
- Tòa án nhân dân tối cao
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Câu 59:
Theo Hiến pháp năm 2013, chính quyền địa phương gồm có chủ thể nào?
- Ủy ban nhân dân
- Ủy ban nhân dân và các tổ chức đoàn thể chính trị- xã hội
- Hội đồng nhân dân
- Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân
Câu 60:
Theo Hiến pháp năm 2013, cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương là cơ quan nào?
- Hội đồng nhân dân
- Ủy ban nhân dân
- Mặt trận tổ quốc Việt Nam
- Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tại địa phương
Câu 61:
Theo Hiến pháp năm 2013, số lượng thành viên Chính phủ do chủ thể nào quyết định?
- Quốc hội
- Thủ tướng Chính phủ
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội
- Chủ tịch nước
Câu 62:
Quy phạm pháp luật hành chính:
- Chỉ do cơ quan hành chính ban hành.
- Có thể nằm trong các văn bản pháp luật của các ngành luật khác.
- Phải do cá nhân ban hành.
- Phải do quốc hội ban hành.
Câu 63:
Văn bản nào sau đây là nguồn của luật hành chính:
- Nghị quyết 592- NQ/TVQH đặc xá nhân dịp lễ Quốc khánh lần thứ 23
- Bản án số 01/2016/KDTM – ST của Tòa án nhân dân huyện Hoài Đức
- Quyết định xử phạt vi phạm hành chính
- Luật xử lý vi phạm hành chính
Câu 64:
Quan hệ nào sau đây là quan hệ pháp luật hành chính:
- Quan hệ của Công dân A với Chủ tịch UBND về giải quyết khiếu nại của Công dân A
- Quan hệ giữa người tham gia giao thông B đi xe máy không đội mũ bảo hiểm và cảnh sát giao thông A
- Quan hệ giữa Sở Công Thương với Công ty TNHH B về Hợp đồng cung cấp trang thiết bị văn phòng
- Cả A và B
Câu 65:
Quyền hành pháp được thực hiện bởi các thẩm quyền:
- Ban hành chính sách quản lý, ban hành văn bản pháp quy dưới luật bằng hoạt động lập quy.
- Áp dụng pháp luật bằng việc ra quyết định hành chính cá biệt cụ thể.
- Tổ chức phục vụ đời sống xã hội để đảm bảo thực hiện lợi ích công cộng.
- Cả A, B, C.
Câu 66:
Xử phạt vi phạm hành chính là?
- a) việc người có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính
- b) việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính
- c) việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính
- d) biện pháp được áp dụng đối với cá nhân vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm, bao gồm biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Câu 67:
Hành vi nào dưới đây thuộc hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước:
- Giả mạo trong công tác vì vụ lợi
- Tham ô tài sản
- Nhũng nhiễu vì vụ lợi
- Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản
Câu 68:
Hành vi tham nhũng nào dưới đây thuộc hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước:
- Giả mạo trong công tác vì vụ lợi
- Nhận hối lộ
- Nhũng nhiễu vì vụ lợi
- Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản
Câu 69:
Đặc điểm cơ bản của vi phạm hành chính?
- Hành vi trái pháp luật xâm phạm các quy tắc quản lý Nhà nước
- Hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện
- Hành vi đó không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử lý hành chính
- Cả A, B, C
Câu 70:
Công dân có quyền gì trong công tác phòng, chống tham nhũng?
- Công dân có quyền phát hiện, phản ánh, tố cáo, tố giác, báo tin về hành vi tham nhũng và được bảo vệ, khen thưởng theo quy định của pháp luật; có quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng và giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
- Công dân chỉ có quyền phát hiện và báo tin về hành vi tham nhũng.
- Công dân chỉ có quyền giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
- Công dân chỉ có quyền phát hiện, kiến nghị với cơ quan nhà nước hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng và giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
Câu 71:
Theo quy định Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018, khi phát hiện có dấu hiệu tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thì cán bộ, công chức, viên chức phải báo cáo với ai?
- Báo cáo ngay với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị đó; trường hợp người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan đến hành vi tham nhũng thì phải báo cáo với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý cán bộ.
- Báo cáo ngay cho cơ quan thanh tra.
- Báo cáo ngay cho cơ quan cảnh sát điều tra.
- Báo cáo ngay cho lãnh đạo trực tiếp của mình.
Câu 72:
Theo quy định Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018, chủ thể nào là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng?
- Văn phòng Chính phủ
- Thanh tra Chính phủ
- Bộ Nội vụ
- Bộ Tư pháp
Câu 73:
Cơ sở pháp lý xử lý hành vi tham nhũng ở Việt Nam:
- Đường lối, chủ trương của Đảng
- Pháp luật của Nhà nước
- Quy chế của cơ quan
- Đơn tố cáo của quần chúng nhân dân
Câu 74:
Hành vi tham nhũng xuất hiện đầu tiên trong xã hội nào dưới đây:
- Trong xã hội chiếm hữu nô lệ
- Trong xã hội phong kiến
- Trong xã hội tư bản
- Trong xã hội xã hội chủ nghĩa
Câu 75:
Hành vi nào sau đây không phải là hành vi tham nhũng?
- Trộm cắp tài sản của nhà nước.
- Giả mạo trong công tác vì vụ lợi.
- Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước vì vụ lợi.
Câu 76:
Hành vi nào sau đây không phải là hành vi tham nhũng?
- Cưỡng đoạt tài sản của nhà nước.
- Nhũng nhiễu vì vụ lợi.
- Không thực hiện nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi.
Câu 77:
Hành vi nào sau đây là hành vi tham nhũng?
- Công chức nhà nước vay tiền ngân hàng đến hạn không trả.
- Cảnh sát giao thông nhận lợi ích vật chất và bỏ qua vi phạm của người tham gia giao thông.
- Giám đốc doanh nghiệp nhà nước không thanh toán tiền cho đối tác theo hợp đồng.
- Cán bộ ban hành quyết định thu hồi đất trái thẩm quyền.
Câu 78:
Theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, tài sản tham nhũng được xử lý như thế nào:
- Tài sản tham nhũng phải được niêm yết công khai tại Ủy ban nhân dân.
- Tài sản tham nhũng phải được bán đấu giá theo quy định của pháp luật.
- Tài sản tham nhũng được đưa vào quỹ từ thiện.
- Tài sản tham nhũng phải được thu hồi, trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc tịch thu theo quy định của pháp luật.
Câu 79:
Tài sản nào là tài sản tham nhũng:
- Tài sản tham nhũng là tài sản có được từ tham nhũng, tài sản có nguồn gốc từ tham nhũng.
- Tài sản của lãnh đạo không chứng minh được nguồn gốc.
- Tài sản của công chức không chứng minh được nguồn gốc.
- Tài sản của con cái lãnh đạo tăng lên bất thường.
Câu 80:
Theo quy định Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, Người có chức vụ, quyền hạn làm việc tại một số vị trí liên quan đến lĩnh vực nào dưới đây phải định kỳ chuyển đổi vị trí công tác?
- Tổ chức cán bộ.
- Quản lý tài chính công, tài sản công, đầu tư công.
- Trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác.
- Cả ba trường hợp trên đều đúng.
Câu 81:
Chủ thể thực hiện hành vi tham nhũng?
- là người có chức vụ, quyền hạn
- tất cả mọi người
- chỉ có thể là người có quyền hạn
- chỉ có thể là người có chức vụ