Câu 1:
Chọn phương án đúng nhất về phạm vi bảo hiểm:
- Phạm vi bảo hiểm là giới hạn những rủi ro, tổn thất mà doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm bồi thường, trả tiền bảo hiểm nếu xảy ra sự kiện bảo hiểm.
- Phạm vi bảo hiểm là giới hạn những rủi ro, tổn thất và chi phí phát sinh mà doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm bồi thường, trả tiền bảo hiểm nếu xảy ra sự kiện bảo hiểm.
- Phạm vi bảo hiểm được căn cứ theo các điều kiện, điều khoản bảo hiểm quy định trong Quy tắc bảo hiểm và các điều khoản sửa đổi, bổ sung (nếu có) kèm theo hợp đồng bảo hiểm.
- A, C đúng.
- B, C đúng.
Câu 2:
Chọn phương án sai về phạm vi bảo hiểm:
- Phạm vi bảo hiểm là phạm vi giới hạn những rủi ro, tổn thất phát sinh mà theo thỏa thuận doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm nếu xảy ra sự kiện bảo hiểm.
- Phạm vi bảo hiểm là phạm vi giới hạn những rủi ro, tổn thất và chi phí phát sinh mà theo thỏa thuận doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm nếu xảy ra sự kiện bảo hiểm.
- Phạm vi bảo hiểm được căn cứ theo các điều kiện, điều khoản quy định trong Quy tắc bảo hiểm và các điều khoản sửa đổi bổ sung (nếu có) kèm theo hợp đồng bảo hiểm.
- A, C đúng.
- B, C đúng.
Câu 3:
Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, ngoài số tiền bồi thường đối với tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm, những chi phí cần thiết, hợp lý theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm để thực hiện các biện pháp hạn chế tổn thất trong bảo hiểm tài sản có thuộc phạm vi bảo hiểm không?
- Có.
- Không.
- Có, với điều kiện các biện pháp để hạn chế tổn thất được thực hiện theo hướng dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm.
Câu 4:
Chọn phương án đúng nhất về mức trách nhiệm bảo hiểm:
- Mức trách nhiệm bảo hiểm là trách nhiệm của người được bảo hiểm đối với người thứ ba.
- Mức trách nhiệm bảo hiểm là một khoản tiền giới hạn trách nhiệm cho mỗi sự cố hoặc cho cả thời hạn bảo hiểm.
- Mức trách nhiệm bảo hiểm là mức trách nhiệm của doanh nghiêp bảo hiểm đối với người thứ ba về người và tài sản trong mỗi sự cố hoặc cho cả thời hạn bảo hiểm.
- Mức trách nhiệm bảo hiểm là số tiền tối đa mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho người được bảo hiểm trong một sự kiện bảo hiểm hoặc trong cả thời hạn bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
Câu 5:
Chọn phương án đúng nhất: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, đối với điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải:
- Quy định rõ trong hợp đồng bảo hiểm.
- Giải thích rõ ràng, đầy đủ cho bên mua bảo hiểm về điều khoản loại trừ bảo hiểm khi giao kết hợp đồng bảo hiểm.
- Có bằng chứng xác nhận việc bên mua bảo hiểm đã được doanh nghiệp bảo hiểm giải thích đầy đủ và hiểu rõ về điều khoản loại trừ bảo hiểm khi giao kết hợp đồng bảo hiểm.
- A, B, C đúng
Câu 6:
Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm không được áp dụng điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm về việc chậm thông báo trong trường hợp nào sau đây:
- Bên mua bảo hiểm chậm thông báo sự kiện bảo hiểm trong mọi trường hợp.
- Bên mua bảo hiểm chậm thông báo sự kiện bảo hiểm do có sự kiện bất khả kháng
- Bên mua bảo hiểm chậm thông báo sự kiện bảo hiểm do có sự kiện trở ngại khách quan.
- B, C đúng
Câu 7:
Chọn phương án đúng nhất về loại trừ bảo hiểm:
- Loại trừ bảo hiểm là loại trừ các rủi ro, tổn thất mà doanh nghiệp bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường, trả tiền bảo hiểm nếu xảy ra sự kiện bảo hiểm.
- Loại trừ bảo hiểm là loại trừ các rủi ro, tổn thất và chi phí phát sinh mà doanh nghiệp bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường, trả tiền bảo hiểm nếu xảy ra sự kiện bảo hiểm.
- Loại trừ bảo hiểm được căn cứ theo các điều kiện, điều khoản loại trừ bảo hiểm quy định trong Quy tắc bảo hiểm và các điều khoản sửa đổi, bổ sung (nếu có) kèm theo hợp đồng bảo hiểm.
- A, C đúng.
- B, C đúng.
Câu 8:
Chọn phương án đúng về cách thức quy định về loại trừ bảo hiểm:
- Loại trừ bảo hiểm được tự động thực hiện theo tập quán quốc tế.
- Loại trừ bảo hiểm được áp dụng theo quy tắc, điều khoản bảo hiểm do Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam ban hành.
- Loại trừ bảo hiểm được căn cứ theo các điều kiện, điều khoản quy định trong Quy tắc bảo hiểm và các điều khoản sửa đổi, bổ sung (nếu có) kèm theo hợp đồng bảo hiểm.
- A, B, C đúng.
Câu 9:
Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, trường hợp bên mua bảo hiểm có lý do chính đáng trong việc chậm thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm, có áp dụng điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm không:
Câu 10:
Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, phát biểu nào sau đây đúng về điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm:
- Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm quy định các trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm.
- Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm quy định trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không phải trả tiền cho người thứ 3 khi người được bảo hiểm gây thiệt hại cho người thứ 3.
- Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm được quy định theo thông lệ quốc tế, không cần có trong hợp đồng bảo hiểm.
- A, B đúng.
Câu 11:
Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, đối với bảo hiểm tài sản, đáp án nào đúng khi điền vào chỗ dưới đây: "là số tiền mà bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm để bảo hiểm cho tài sản và thiệt hại trên cơ sở yêu cầu của bên mua bảo hiểm".
- Phí bảo hiểm
- Số tiền bồi thường
- Số tiền bảo hiểm
- Giá trị bảo hiểm
Câu 12:
Chọn phương án đúng nhất: Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, số tiền bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm tài sản là:
- Số tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho người được bảo hiểm khi kết thúc hợp đồng bảo hiểm.
- Số tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho người được bảo hiểm trong một sự kiện bảo hiểm hoặc trong cả thời hạn bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm.
- Số tiền mà bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm để bảo hiểm cho tài sản và thiệt hại trên cơ sở yêu cầu của bên mua bảo hiểm.
- A, B, C đúng
Câu 13:
Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, số tiền mà bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm để bảo hiểm cho tài sản và thiệt hại trên cơ sở yêu cầu của bên mua bảo hiểm theo quy định của pháp luật được gọi là:
- Phí bảo hiểm
- Số tiền bảo hiểm
- Giá trị bảo hiểm
- Số tiền bồi thường
Câu 14:
Mức miễn thường là phần tổn thất và/hoặc chi phí do sự kiện bảo hiểm gây ra mà người được bảo hiểm phải tự chịu. Mức miễn thường được áp dụng cho (chọn phương án đúng nhất):
- Bảo hiểm tài sản.
- Bảo hiểm nhân thọ.
- Bảo hiểm y tế.
- A, C đúng.
Câu 15:
Hãy chọn phương án sai:
- Mức miễn thường không khấu trừ có nghĩa là nếu giá trị tổn thất lớn hơn mức miễn thường thì bồi thường toàn bộ giá trị tổn thất.
- Mức miễn thường không khấu trừ có nghĩa là nếu giá trị tổn thất nhỏ hơn mức miễn thường thì doanh nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường.
- Mức miễn thường có khấu trừ có nghĩa là nếu giá trị tổn thất lớn hơn mức miễn thường thì bồi thường toàn bộ giá trị tổn thất.
- Mức miễn thường có khấu trừ có nghĩa là nếu giá trị tổn thất lớn hơn mức miễn thường thì số tiền bồi thường bằng giá trị tổn thất trừ đi mức miễn thường.
Câu 16:
Trong bảo hiểm tài sản, trường hợp áp dụng mức miễn thường có khấu trừ, nếu giá trị tổn thất lớn hơn mức khấu trừ thì:
- Số tiền bồi thường bằng giá trị tổn thất.
- Số tiền bồi thường bằng giá trị tổn thất trừ đi mức miễn thường.
Câu 17:
Trong bảo hiểm tài sản, trường hợp áp dụng mức miễn thường không khấu trừ, nếu giá trị tổn thất nhỏ hơn mức miễn thường thì:
- Số tiền bồi thường bằng giá trị tổn thất.
- Số tiền bồi thường bằng giá trị tổn thất trừ đi mức miễn thường.
- Doanh nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường.
Câu 18:
Mức khấu trừ là khoản tiền mà người được bảo hiểm phải tự chịu và được khấu trừ từ số tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho người được bảo hiểm. Mức khấu trừ thường áp dụng cho (chọn phương án đúng nhất):
- Bảo hiểm tài sản.
- Bảo hiểm nhân thọ.
- Bảo hiểm chi phí y tế.
- A, C đúng.
Câu 19:
Chọn phương án đúng nhất về đồng bảo hiểm:
- Nhiều doanh nghiệp bảo hiểm cùng bảo hiểm cho một đối tượng bảo hiểm và thể hiện trên một hợp đồng bảo hiểm.
- Một doanh nghiệp bảo hiểm đứng tên trên hợp đồng bảo hiểm, sau đó doanh nghiệp bảo hiểm này ký hợp đồng bảo hiểm với các doanh nghiệp bảo hiểm khác.
- Các doanh nghiệp bảo hiểm được hưởng phí bảo hiểm và có trách nhiệm bồi thường theo tỷ lệ tham gia đồng bảo hiểm đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
- A, C đúng.
- A, B, C đúng.
Câu 20:
Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, phương án đúng nhất cho trường hợp đồng bảo hiểm cho một đối tượng bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm phải có thông tin nào sau đây:
- Tên doanh nghiệp bảo hiểm đứng đầu
- Tỷ lệ đồng bảo hiểm của từng doanh nghiệp bảo hiểm
- Tỷ lệ phân chia trách nhiệm bồi thường trong trường hợp xảy ra sự kiện bảo hiểm
- A, B đúng
- A, B, C đúng
Câu 21:
Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, chọn phương án đúng về bảo hiểm trùng:
- Đối tượng được bảo hiểm được bảo vệ bằng ít nhất hai hợp đồng bảo hiểm.
- Các hợp đồng bảo hiểm phải có cùng phạm vi, thời hạn và sự kiện bảo hiểm.
- Tổng số tiền bảo hiểm vượt quá giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm.
- A, B đúng.
- A, B, C đúng.
Câu 22:
Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm trùng trong bảo hiểm tài sản là trường hợp có từ hai hợp đồng bảo hiểm trở lên mà tổng số tiền bảo hiểm vượt quá giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm để bảo hiểm cho:
- Cùng phạm vi, đối tượng bảo hiểm
- Cùng thời hạn bảo hiểm
- Cùng sự kiện bảo hiểm
- A, B, C đúng
Câu 23:
Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, trường hợp các bên giao kết hợp đồng bảo hiểm trùng, khi xảy ra sự kiện bảo hiểm thì:
- Số tiền bồi thường của mỗi hợp đồng bảo hiểm được tính tương ứng theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm đã thoả thuận trên tổng số tiền bảo hiểm của tất cả các hợp đồng mà bên mua bảo hiểm đã giao kết. Tổng số tiền bồi thường của các hợp đồng bảo hiểm không vượt quá giá trị thiệt hại thực tế của tài sản.
- Số tiền bồi thường của mỗi hợp đồng bảo hiểm được tính tương ứng theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm đã thoả thuận trên tổng số tiền bảo hiểm của tất cả các hợp đồng mà bên mua bảo hiểm đã giao kết. Tổng số tiền bồi thường của các hợp đồng bảo hiểm có thể lớn hơn giá trị thiệt hại thực tế của tài sản.
- Số tiền bồi thường của mỗi hợp đồng bảo hiểm được doanh nghiệp bảo hiểm chi trả theo tỷ lệ bằng nhau trên tổng số tiền bảo hiểm của tất cả các hợp đồng mà bên mua bảo hiểm đã giao kết. Tổng số tiền bồi thường của các hợp đồng bảo hiểm không vượt quá giá trị thiệt hại thực tế của tài sản.
- Số tiền bồi thường của mỗi hợp đồng bảo hiểm được chi trả theo thiệt hại thực tế đã thoả thuận trên tổng số tiền bảo hiểm của tất cả các hợp đồng mà bên mua bảo hiểm đã giao kết.
Câu 24:
Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, trường hợp các bên giao kết hợp đồng bảo hiểm trùng, khi xảy ra sự kiện bảo hiểm thì:
- Tổng số tiền bồi thường của các hợp đồng bảo hiểm không vượt quá giá trị thiệt hại thực tế của tài sản.
- Tổng số tiền bồi thường của các hợp đồng bảo hiểm không vượt quá giá trị thị trường của tài sản tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm.
- Tổng số tiền bồi thường của các hợp đồng bảo hiểm không vượt quá giá trị sổ sách của tài sản tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm.
- A, B đúng
Câu 25:
Chọn phương án đúng nhất về bảo hiểm trùng:
- Đối tượng bảo hiểm được bảo vệ bằng ít nhất hai hợp đồng bảo hiểm.
- Rủi ro gây ra tổn thất thuộc rủi ro được bảo hiểm của một trong số các hợp đồng bảo hiểm cho đối tượng bảo hiểm đó.
- Các hợp đồng bảo hiểm phải có cùng phạm vi, đối tượng, thời hạn và sự kiện bảo hiểm.
- A, B đúng.
- A, C đúng.
Câu 26:
Theo Luật kinh doanh bảo hiểm, câu trả lời nào sau đây là đúng nhất về hợp đồng bảo hiểm trùng?
- Hợp đồng bảo hiểm trùng là trường hợp bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm với hai doanh nghiệp bảo hiểm trở lên để bảo hiểm cho cùng một đối tượng bảo hiểm
- Hợp đồng bảo hiểm trùng là trường hợp bên mua bảo hiểm giao kết nhiều hợp đồng bảo hiểm với một doanh nghiệp bảo hiểm để bảo hiểm cho cùng một đối tượng bảo hiểm
- Hợp đồng bảo hiểm trùng là trường hợp có từ hai hợp đồng bảo hiểm trở lên để bảo hiểm cho cùng phạm vi, đối tượng, thời hạn và sự kiện bảo hiểm mà tổng số tiền bảo hiểm vượt quá giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm.
- A, B, C sai
Câu 27:
Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, chọn phương án đúng điền vào chỗ trong câu sau: "Hợp đồng bảo hiểm trùng là trường hợp có từ hai hợp đồng bảo hiểm trở lên để bảo hiểm cho cùng phạm vi, , thời hạn và sự kiện bảo hiểm mà tổng số tiền bảo hiểm vượt quá giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm".
- Bên mua bảo hiểm
- Đối tượng
- Người được bảo hiểm
- A, B, C đúng
Câu 28:
Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, phát biểu nào sau đây là đúng nhất về giám định tổn thất bảo hiểm:
- Là hoạt động xác định hiện trạng, tính chất, nguyên nhân, mức độ rủi ro, mức độ tổn thất, tính toán phân bổ trách nhiệm bồi thường tổn thất làm cơ sở giải quyết bồi thường bảo hiểm.
- Là hoạt động xác định hiện trạng, nguyên nhân, mức độ tổn thất, tính toán phân bổ trách nhiệm bồi thường tổn thất làm cơ sở giải quyết bồi thường bảo hiểm.
- Là hoạt động xác định hiện trạng, nguyên nhân, phân loại tổn thất, mức độ tổn thất, tính toán phân bổ trách nhiệm bồi thường tổn thất làm cơ sở giải quyết bồi thường bảo hiểm.
- Là hoạt động xác định hiện trạng, nguyên nhân, mức độ tổn thất, tính toán phân bổ trách nhiệm bồi thường tổn thất làm cơ sở giải quyết bồi thường bảo hiểm phi nhân thọ và chi trả quyền lợi bảo hiểm nhân thọ.
Câu 29:
Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, phát biểu nào sau đây đúng nhất về nguyên tắc trung thực tuyệt đối:
- Chỉ áp dụng cho doanh nghiệp bảo hiểm.
- Chỉ áp dụng cho bên mua bảo hiểm.
- Là nghĩa vụ chung của cả doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm.
Câu 30:
Người có quyền sử dụng đối với tài sản thuê, mượn và phải chịu rủi ro về tài sản đó thì có "Quyền lợi có thể được bảo hiểm" đối với tài sản đó trong thời gian thuê, mượn:
Câu 31:
Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, người có quyền chiếm hữu đối với tài sản thì có "Quyền lợi có thể được bảo hiểm" đối với tài sản đó:
Câu 32:
Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, chọn phương án đúng nhất về "Nguyên tắc thế quyền":
- Người được bảo hiểm có trách nhiệm chuyển giao cho doanh nghiệp bảo hiểm quyền yêu cầu người thứ ba có hành vi gây thiệt hại chịu trách nhiệm bồi hoàn trong phạm vi số tiền bồi thường bảo hiểm.
- Nguyên tắc thế quyền không áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và hợp đồng bảo hiểm sức khỏe.
- A, B đúng.
- A, B sai.
Câu 33:
Nguyên tắc thế quyền không được áp dụng đối với loại hợp đồng bảo hiểm nào dưới đây:
- Bảo hiểm hàng hải.
- Bảo hiểm mọi rủi ro tài sản.
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
- Bảo hiểm nhân thọ.
Câu 34:
Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, nguyên tắc thế quyền không được áp dụng trong loại hợp đồng bảo hiểm nào sau đây:
- Bảo hiểm tài sản.
- Bảo hiểm thiệt hại.
- Bảo hiểm trách nhiệm.
- Bảo hiểm nhân thọ.
Câu 35:
Nguyên tắc thế quyền được hiểu thế nào là đúng nhất:
- Người được bảo hiểm có trách nhiệm chuyển giao cho doanh nghiệp bảo hiểm quyền yêu cầu người thứ ba có hành vi gây thiệt hại chịu trách nhiệm bồi hoàn trong phạm vi số tiền bồi thường bảo hiểm.
- Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền truy đòi người thứ ba gây thiệt hại trong phạm vi số tiền đã bồi thường cho người được bảo hiểm.
- A, B đúng.
- A, B sai.
Câu 36:
Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, đối với bảo hiểm tài sản, bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có thể thỏa thuận hình thức bồi thường nào dưới đây:
- Sửa chữa tài sản bị thiệt hại
- Thay thế tài sản bị thiệt hại bằng tài sản khác
- Trả tiền bồi thường
- A, B, C đúng
Câu 37:
Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, chọn phương án đúng nhất về "Nguyên tắc bồi thường":
- Số tiền bồi thường mà người được bảo hiểm nhận được không vượt quá thiệt hại thực tế trong sự kiện bảo hiểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm.
- Số tiền bồi thường mà người được bảo hiểm nhận được có thể lớn hơn thiệt hại thực tế trong sự kiện bảo hiểm.
- Số tiền bồi thường mà người được bảo hiểm nhận được tùy thuộc vào thỏa thuận giữa doanh nghiệp bảo hiểm và người được bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm.
- B, C đúng.
Câu 38:
Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, chọn phương án đúng điền vào chỗ của câu sau: "Tổng số tiền bồi thường của các hợp đồng bảo hiểm giá trị thiệt hại thực tế của tài sản".
- Luôn đúng bằng
- Luôn ít hơn
- Không vượt quá
- Có thể vượt quá
Câu 39:
Chọn phương án đúng nhất về "Nguyên tắc đóng góp bồi thường":
- Khi đối tượng bảo hiểm bị tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm, các doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ đóng góp bồi thường căn cứ theo tỷ lệ phần trách nhiệm bảo hiểm đã nhận bảo hiểm.
- Tổng số tiền bồi thường không vượt quá thiệt hại thực tế của người được bảo hiểm trong sự kiện bảo hiểm.
- Nguyên tắc này không áp dụng cho bảo hiểm nhân thọ.
- A, B, C đúng.
Câu 40:
Nguyên tắc đóng góp bồi thường có liên quan trực tiếp nhất đến nguyên tắc nào sau đây:
- Nguyên tắc thế quyền.
- Nguyên tắc bồi thường.
- Nguyên tắc nguyên nhân trực tiếp.
- Nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm.
Câu 41:
Nguyên tắc khoán được áp dụng cho:
- Bảo hiểm nhân thọ.
- Bảo hiểm tài sản.
- Bảo hiểm trách nhiệm.
- A, B, C đúng.
Câu 42:
Chọn phương án đúng nhất về việc xác định số tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm phải chi trả theo "Nguyên tắc khoán" khi xảy ra sự kiện bảo hiểm:
- Số tiền đã được thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm.
- Số tiền thiệt hại thực tế.
- Số tiền chênh lệch giữa số tiền bảo hiểm thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm và thiệt hại thực tế.
- A, B, C đúng.
Câu 43:
Chọn phương án đúng nhất về "Nguyên tắc nguyên nhân trực tiếp":
- Tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm phải phát sinh trực tiếp bởi một rủi ro được bảo hiểm.
- Nguyên nhân trực tiếp không nhất thiết phải là nguyên nhân ban đầu hay nguyên nhân gần nhất gây ra tổn thất.
- Nguyên nhân trực tiếp là nguyên nhân chi phối và có tác động gây ra tổn thất.
- A, B, C đúng.