Câu 1:
Đạo đức sinh học là
- các nguyên tắc cần phải tuân thủ trong nghiên cứu sinh học.
- các chuẩn mực cần được áp dụng trong quá trình nghiên cứu sinh học.
- các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức áp dụng trong các nghiên cứu sinh học liên quan đến đối tượng nghiên cứu là con người.
- các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức áp dụng trong các nghiên cứu sinh học liên quan đến đối tượng nghiên cứu là các loài sinh vật.
Câu 2:
Đối tượng nghiên cứu của sinh học là
- các vật sống và không sống.
- các sinh vật nhân tạo và sinh vật tự nhiên.
- năng lượng và vấn đề đảm bảo an ninh năng lượng.
- các sinh vật sống và các cấp độ tổ chức khác của thế giới sống.
Câu 3:
Trong tương lai, sinh học có thể phát triển theo hướng nào sau đây?
- Mở rộng nghiên cứu chuyên sâu ở cấp độ vi mô.
- Mở rộng nghiên cứu ở cấp độ vi mô và vĩ mô.
- Nghiên cứu sự sống ở cấp độ vĩ mô.
- Ưu tiên phát triển kinh tế, xã hội.
Câu 4:
Trong tương lai, với sự phát triển của ngành Sinh học, con người có thể làm được gì?
- Chữa khỏi các bệnh hiểm nghèo như ung thư, AIDS,….
- Nghiên cứu được các thiết bị máy móc tiên tiến.
- Tạo ra được các giống vật nuôi, cây trồng phục vụ đời sống con người.
- Xử lý ô nhiễm môi trường.
Câu 5:
Ngành nào dưới đây được đánh giá là "ngành học của tương lai"?
- Công nghệ sinh học.
- Dược học.
- Chăn nuôi.
- Quản lí tài nguyên rừng
Câu 6:
Để chứng minh cho giả thuyết về vấn đề nghiên cứu được đề ra chúng ta cần thực hiện bước
- quan sát.
- xây dựng giả thuyết.
- thiết kế và tiến hành thí nghiệm.
- báo cáo kết quả nghiên cứu.
Câu 7:
Nhóm thiết bị nào dưới đây thường được sử dụng trong nghiên cứu và học tập sinh học?
- Kính hiển vi, máy li tâm, các loại kính lúp, ống hút, pipet.
- Kính hiển vi, máy li tâm, các loại kính lúp, máy đo nhiệt kế.
- Kính hiển vi, máy li tâm, máy hút ẩm, thiết bị đo khối lượng.
- Kính hiển vi, máy li tâm, lamen, sổ ghi chép, pipet, máy đo lực.
Câu 8:
Để quan sát được hình dạng kích thước của tế bào thực vật, cần sử dụng dụng cụ nào sau đây?
- Kim mũi mác, máy hút ẩm, kính hiển vi, pipet.
- Lamen, máy đo nhiệt kế, kính hiển vi, pipet.
- Lamen, kim mũi mác, ống hút, kính hiển vi, giấy thấm.
- Lamen, kim mũi mác, máy đo nhiệt kế, giấy thấm.
Câu 9:
Trình tự các sự kiện nào dưới đây phản ánh đúng trình tự các bước trong quy trình nghiên cứu khoa học?
- Đặt câu hỏi → Quan sát → Hình thành giả thuyết → Thiết kế thí nghiệm → Phân tích kết quả → Rút ra kết luận.
- Quan sát → Hình thành giả thuyết → Đặt câu hỏi → Phân tích kết quả → Thiết kế thí nghiệm → Rút ra kết luận.
- Quan sát → Đặt câu hỏi → Hình thành giả thuyết → Thiết kế thí nghiệm → Phân tích kết quả → Rút ra kết luận.
- Hình thành giả thuyết → Thiết kế thí nghiệm → Phân tích kết quả → Đặt ra câu hỏi → Rút ra kết luận.
Câu 10:
Bộ tranh cơ thể người, bộ tranh các cấp tổ chức sống, mô hình tế bào, mô hình DNA, bộ tiêu bản quan sát NST,… thuộc loại vật liệu, thiết bị nghiên cứu và học tập nào của môn Sinh học?
- Tranh ảnh, mô hình, mẫu vật
- Dụng cụ thí nghiệm
- Máy móc thiết bị
- Thiết bị an toàn
Câu 11:
Các cấp tổ chức sống không có đặc điểm nào sau đây ?
- Liên tục tiến hóa
- Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc
- Là một hệ thống kín
- Có khả năng tự điều chỉnh
Câu 12:
Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống?
- Liên tục tiến hóa.
- Là hệ thống mở và tự điều chỉnh.
- Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.
- Tồn tại ổn định và bền vững qua các thế hệ.
Câu 13:
Sau khi học thể dục, em cảm thấy nóng bức, đổ mồ hôi, tim đập nhanh. Sau một lúc, cơ thể trở về trạng thái bình thường. Điều này thể hiện đặc điểm nào của thế giới sống?
- Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.
- Hệ mở.
- Khả năng tự điều chỉnh.
- Liên tục tiến hóa.
Câu 14:
Cấp độ tổ chức sống là
- cấp độ tổ chức của vật chất có biểu hiện đầy đủ đặc tính của sự sống.
- cấp độ tổ chức của tế bào có biểu hiện đầy đủ đặc tính của sự sống.
- cấp độ tổ chức của cơ thể có biểu hiện đầy đủ đặc tính của sự sống.
- cấp độ tổ chức của quần thể có biểu hiện đầy đủ đặc tính của sự sống.
Câu 15:
Nếu tế bào cơ tim, mô cơ tim, quả tim và hệ tuần hoàn bị tách ra khỏi cơ thể thì cơ thể sẽ không hoạt động co rút bơm máu, tuần hoàn máu vì thiếu sự phối hợp điều chỉnh của các hệ cơ quan khác (hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết, hệ thần kinh,...). Điều này chứng tỏ tổ chức sống
- có khả năng tự điều chỉnh.
- liên tục tiến hóa.
- được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.
- là hệ mở.
Câu 16:
Nội dung nào sau đây đúng với học thuyết tế bào?
- Tế bào được hình thành một cách ngẫu nhiên.
- Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể động vật.
- Tất cả các loài sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.
- Tất cả mọi sinh vật đều được cấu tạo từ nhiều tế bào.
Câu 17:
Nguyên tố vi lượng trong cơ thể sống không có đặc điểm nào sau đây?
- Chiếm tỉ lệ nhỏ hơn 0,01% khối lượng chất sống của cơ thể.
- Chỉ cần cho thực vật ở giai đoạn sinh trưởng.
- Thường tham gia cấu tạo nên enzyme trong tế bào.
- Là nguyên tố mà sinh vật chỉ cần một lượng rất nhỏ.
Câu 18:
Nguyên tố vi lượng có vai trò
- tham gia cấu tạo các enzyme
- là thành phần cấu tạo chính của các hợp chất hữu cơ.
- Điều hòa trao đổi chất, tham gia cấu tạo tế bào chất
- cấu tạo các polysaccharide trong tế bào.
Câu 19:
Khi nói về nguyên tố đa lượng, nhận định nào sau đây là đúng?
- Chiếm lượng nhỏ trong cơ thể sinh vật.
- Tham gia vào cấu tạo nên các phân tử sinh học trong tế bào.
- Chỉ tham gia vào xúc tác, không tham gia vào cấu tạo.
- Chỉ tham gia vào cấu tạo, không tham gia vào xúc tác.
Câu 20:
Ăn quả nhãn đã được để trong tủ lạnh thì ta có cảm giác ngọt hơn so với quả nhãn mới hái từ trên cây. Nguyên nhân là do ở trong tủ lạnh có nhiệt độ thấp nên:
- quá trình tổng hơp các chất diễn ra mạnh làm tăng hàm lượng đường trong quả nhãn
- nước ở trong tế bào đóng băng, làm tăng thể tích dẫn tới phá vỡ tế bào và giải phóng đường
- nước ở trong tế bào đóng băng làm cho nồng độ đường trong tế bào tăng lên
- tế bào quả nhãn bị co lại dẫn tới giải phóng các phân tử đường ra khỏi tế bào
Câu 21:
Phân tử sinh học là
- những phân tử hữu cơ được tổng hợp và tồn tại trong các tế bào sống.
- những phân tử vô cơ được tổng hợp và tồn tại trong các tế bào sống.
- những phân tử hữu cơ và vô cơ được tổng hợp trong các tế bào sống.
- những phân tử hữu cơ được vận chuyển vào trong các tế bào sống.
Câu 22:
Prôtêin không có đặc điểm nào sau đây ?
- Dễ biến tính khi nhiệt độ tăng cao.
- Có tính đa dạng và đặc thù .
- Là đại phân tử có cấu trúc đa phân.
- Có khả năng tự sao chép.
Câu 23:
Nhóm thực phẩm nào sau đây là nguồn chính cung cấp chất đường bột cho cơ thể?
- Dừa, mỡ lợn, dầu hạt cải.
- Bắp cải, cà rốt, cam.
- Tôm, thịt gà, trứng vịt.
- Gạo, ngô, khoai lang.
Câu 24:
Sản phẩm nào sau đây không phải là nguồn cung cấp lipit cho cơ thể ?
- Gạo.
- Dầu ăn.
- Dừa.
- Mỡ động vật.
Câu 25:
Thực phẩm nào sau đây không phải là nguồn cung cấp protein cho cơ thể?
Câu 26:
Cho các vai trò sau:
- (1) Là nguồn cung cấp và dữ trữ năng lượng của tế bào và cơ thể.
- (2) Tham gia cấu tạo nên một số thành phần của tế bào và cơ thể.
- (3) Tham gia cấu tạo nên vật chất di truyền của tế bào.
- (4) Chứa đựng, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.
- Số vai trò của carbohydrate là
- 3.
- 2.
- 4.
- 1.
Câu 27:
Phân tử nào sau đây không chứa liên kết hiđrô ?
Câu 28:
Cho các ý sau:
- (1) Dự trữ năng lượng trong tế bào
- (2) Tham gia cấu trúc màng sinh chất
- (3) Tham gia vào cấu trúc của hoocmon, diệp lục
- (4) Tham gia vào chức năng vận động của tế bào
- (5) Xúc tác cho các phản ứng sinh học
- Trong các ý trên có mấy ý đúng với vai trò của lipit trong tế bào và cơ thể?
- 2.
- 3
- 4.
- 5
Câu 29:
Hiện tượng nào sau được gọi là biến tính của protein?
- Khối lượng của protein bị thay đổi
- Liên kết peptit giữa các axit amin của protein bị thay đổi
- Trình tự sắp xếp của các axit amin bị thay đổi
- Cấu hình không gian của protein bị thay đổi
Câu 30:
ADN có chức năng
- Dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào
- Cấu trúc nên màng tế bào, các bào quan
- Tham gia và quá trình chuyển hóa vật chất trong tế bào
- Lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền
Câu 31:
Tế bào vi khuẩn có kích nhỏ và cấu tạo đơn giản giúp chúng
- Xâm nhập dễ dàng vào tế bào vật chủ
- Có tỷ lệ S/V lớn, trao đổi chất với môi trường nhanh, tế bào sinh sản nhanh hơn tế bào có kích thước lớn
- Tránh được sự tiêu diệt của kẻ thù vì khó phát hiện
- Tiêu tốn ít thức ăn
Câu 32:
Chức năng của thành tế bào vi khuẩn là:
- Giúp vi khuẩn di chuyển
- Tham gia vào quá trình nhân bào
- Duy trì hình dạng của tế bào
- Trao đổi chất với môi trường
Câu 33:
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về điểm khác nhau giữa thành tế bào của vi khuẩn và thành tế bào của thực vật?
- Thành tế bào của vi khuẩn mỏng còn thành tế bào của thực vật dày.
- Thành tế bào của vi khuẩn nằm trong màng tế bào còn thành tế bào của thực vật nằm ngoài màng tế bào.
- Thành tế bào của vi khuẩn được cấu tạo bằng peptidoglycan còn thành tế bào của thực vật được cấu tạo bằng cellulose.
- Thành tế bào của vi khuẩn có chức năng dự trữ các chất dinh dưỡng còn thành tế bào của thực vật có chức năng bảo vệ.
Câu 34:
Màng tế bào vi khuẩn có vai trò
- bảo vệ tế bào tránh được các nhân tố có hại từ bên ngoài.
- mang thông tin di truyền.
- là bộ máy tổng hợp protein.
- trao đổi chất có chọn lọc với môi trường
Câu 35:
Cho các phát biểu sau:
- (1) Các vi khuẩn được cấu tạo bằng tế bào nhân sơ
- (2) Tế bào nhân sơ có cấu trúc nhân chưa hoàn chỉnh
- (3) Vật chất di truyền của tế bào nhân sơ là các phân tử ADN vòng, trần
- (4) Tế bào nhân sơ chỉ có bào quan duy nhất là lizoxom
- (5) Màng nhân của tế bào nhân sơ là loại màng kép
- Có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về tế bào nhân sơ?
- 1
- 2
- 3
- 4
Câu 36:
Màng sinh chất là một cấu trúc động vì
- các phân tử cấu tạo nên màng có thể di chuyển trong phạm vi màng.
- được cấu tạo bởi nhiều loại chất hữu cơ khác nhau.
- các phân tử cấu tạo nên màng có thể di chuyển ra khỏi màng.
- được cấu tạo bởi nhiều loại chất vô cơ khác nhau.
Câu 37:
Bên trong lysosome chứa thành phần nào sau đây?
- Enzyme hô hấp.
- Enzyme thủy phân.
- ADN và protein.
- ADN và ribosome.
Câu 38:
Nhân của tế bào nhân thực không có đặc điểm nào sau đây?
- Nhân được bao bọc bởi lớp màng kép.
- Nhân chứa chất nhiễm sắc gòm ADN liên kết với protein.
- Màng nhân có nhiều lỗ nhỏ để trao đổi chất với ngoài nhân.
- Nhân chứa nhiều phân tử ADN dạng vòng.
Câu 39:
Lưới nội chất trơn không có chức năng nào sau đây?
- Tổng hợp bào quan peroxixom
- Tổng hợp lipit, phân giải chất đôc
- Vận chuyển nội bào
- Tổng hợp protein
Câu 40:
Khung xương trong tế bào không làm nhiệm vụ
- Giúp tế bào di chuyển
- Vận chuyển nội bào
- Nơi neo đậu của các bào quan
- Duy trì hình dạng tế bào
Câu 41:
Bào quan riboxom không có đặc điểm
- Được bao bọc bởi màng kép phôtpholipit
- Có cấu tạo gồm một tiểu phần lớn và một tiểu phần bé
- Được cấu tạo bởi hai thành phần chính là rARN và protein
- Làm nhiệm vụ tổng hợp protein
Câu 42:
Đặc điểm nào sau đây khiến peroxysomeđược xem là bào quan giúp bảo vệ tế bào?
- Peroxysome là bào quan nằm gần lưới nội chất.
- Peroxysome chứa enzymecó tác dụng phân giải H2O2.
- Peroxysome chứa enzyme phân giải các chất béo.
- Peroxysome là bào quan nằm gần nhân tế bào.
Câu 43:
Nhân điều khiển mọi họat động trao đổi chất của tế bào bằng cách:
- ra lệnh cho các bộ phận, các bào quan ở trong tế bào hoạt động.
- thực hiện tự nhân đôi ADN và nhân đôi NST để tiến hành phân bào.
- điều hòa sinh tổng hợp protein, protein sẽ thực hiện các chức năng nhất định.
- thực hiện phân chia vật chất di truyền một cách đồng đều cho tế bào con.
Câu 44:
Đặc điểm nào sau đây là điểm khác biệt quan trọng nhất giữa tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ?
- Tế bào có kích thước lớn, trung bình khoảng 10 – 100nm.
- Nhân có màng bọc, ngăn cách với tế bào chất bên ngoài.
- Các bào quan trong tế bào đều có màng bao bọc.
- Mỗi bào quan có cấu trúc đặc trưng và thực hiện chức năng nhất định.
Câu 45:
Có bao nhiêu thành phần cấu tạo sau đây chỉ có ở tế bào thực vật mà không có ở tế bào động vật?
- (1) Màng sinh chất (2) Trung thể
- (3) Lục lạp (4) Bộ xương tế bào
- (5) Không bào trung tâm (6) Thành tế bào
- 2
- 3
- 4
- 5
Câu 46:
Trao đổi chất ở tế bào là
- quá trình vận chuyển các chất ra, vào tế bào qua màng tế bào.
- quá trình vận chuyển các chất ra khỏi tế bào qua màng tế bào.
- quá trình vận chuyển các chất ra khỏi tế bào qua thành tế bào.
- quá trình vận chuyển các chất ra, vào tế bào qua thành tế bào.
Câu 47:
Khi ngâm quả sấu ngập trong nước đường khoảng 3 – 4 ngày, quả sấu sẽ bị teo nhỏ và xuất hiện những nếp nhăn là do
- đường từ môi trường được vận chuyển vào trong quả sấu.
- nước từ trong quả sấu được vận chuyển ra ngoài môi trường.
- chất dinh dưỡng trong quả sấu đã bị phân giải hết.
- đường từ trong quả sấu được vận chuyển ra ngoài môi trường.
Câu 48:
Khi nói về phương thức vận chuyển thụ động, phát biểu nào sau đây là đúng?
- Không tiêu tốn năng lượng, các chất khuếch tán từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao
- Không tiêu tốn năng lượng, các chất khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp
- Có tiêu tốn năng lượng, các chất di chuyển từ nơi có nồng độ thấp sang nơi có nồng độ cao
- Diễn ra đối với tất cả các chất khi có sự chênh lệch nồng độ giữa trong và ngoài màng tế bào
Câu 49:
Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở vận chuyển chủ động mà không có ở vận chuyển thụ động?
- Sự khuếch tán các chất diễn ra theo chiều gradient nồng độ.
- Nước thẩm thấu qua màng bán thấm ngăn cách giữa 2 vùng có nồng độ chất tan khác nhau.
- Những phân tử có thể đi qua lớp phospholipit kép của màng sinh chất.
- Sự vận chuyển các chất ngược chiều gradient nồng độ và thường tiêu tốn năng lượng.
Câu 50:
Vì sao thường xuyên ngậm nước muối loãng sẽ hạn chế được bệnh viêm họng, sâu răng?
- Nước muối loãng đã làm cho tế bào vi sinh vật gây bệnh bị co nguyên sinh nên bị mất nước.
- Nước muối loãng thấm vào làm vỡ tế bào vi sinh vật gây bệnh.
- Nước muối có tác dụng diệt khuẩn giống thuốc kháng sinh.
- Trong điều kiện nước muối loãng chất nguyên sinh tế bào vi sinh vật gây bệnh bị trương lên làm rối loạn hoạt động sinh lí.
Câu 51:
Thực bào và xuất bào giống nhau ở đặc điểm nào sau đây?
- Đều không tiêu tốn năng lượng.
- Đều có sự biến dạng của màng tế bào.
- Đều là hình thức vận chuyển các chất có kích thước lớn vào trong tế bào.
- Đều là hình thức vận chuyển các chất có kích thước lớn ra khỏi tế bào.
Câu 52:
Hiện tượng thẩm thấu là
- sự khuếch tán của các chất qua màng.
- sự khuếch tán của các phân tử nước qua màng.
- sự khuếch tán của các ion qua màng.
- sự khuếch tán của chất tan qua màng.
Câu 53:
Các chất không phân cực, có kích thước nhỏ được vận chuyển thụ động vào trong tế bào nhờ hình thức
- khuếch tán tăng cường.
- thẩm thấu.
- kênh protein rìa màng.
- khuếch tán đơn giản.
Câu 54:
Khi tế bào đã chết thì không còn hiện tượng co nguyên sinh. Nguyên nhân là vì:
- màng tế bào đã bị phá vỡ
- tế bào chất đã bị biến tính
- nhân tế bào đã bị phá vỡ
- Hiện tượng co nguyên sinh chỉ xảy ra ở tế bào thực vật
Câu 55:
Nếu môi trường bên ngoài có nồng độ của các chất tan cao hơn nồng độ của các chất tan có trong tế bào thì môi trường đó được gọi là môi trường
- ưu trương.
- đẳng trương.
- nhược trương.
- bão hoà.
Câu 56:
Truyền tin tế bào là
- sự phát tán và nhận các phân tử tín hiệu qua lại gữa các tế bào.
- sự phát tán và nhận các phân tử hormone qua lại gữa các tế bào.
- sự phát tán và nhận các phân tử tín hiệu của não bộ và tủy sống.
- sự phát tán và nhận các phân tử hormone của não bộ và tủy sống.
Câu 57:
Sự truyền tin giữa các tế bào trong cơ thể đa bào có ý nghĩa nào sau đây?
- Giúp đảm bảo tính độc lập để duy trì hoạt động sống của cơ thể.
- Giúp đảm bảo tính thống nhất để cùng duy trì hoạt động sống của cơ thể.
- Giúp cho các tế bào phản ứng đồng loạt trước một tác nhân kích thích.
- Giúp cho các tế bào tập trung lại với nhau khi điều kiện sống không thuận lợi.
Câu 58:
Trong cơ thể đa bào, tín hiệu truyền từ tế bào này tới tế bào khác qua 4 cách chủ yếu: truyền tin trực tiếp, truyền tin cận tiết, ……. và truyền tin qua synapse. Cụm từ thích hợp để điền vào chỗ ……. là
- truyền tin hóa học.
- truyền tin trung gian.
- truyền tin gián tiếp.
- truyền tin nội tiết.
Câu 59:
Hình bên mô tả cách truyền tin nào?
- Truyền tin trực tiếp.
- Truyền tin cận tiết.
- Truyền tin nội tiết.
- Truyền tin qua synapse.
Câu 60:
Vì sao cùng một tín hiệu nhưng các tế bào lại có thể tạo ra các đáp ứng khác nhau?
- Do khoảng cách từ tế bào tiết đến các tế bào đích là khác nhau.
- Do các hình dạng, kích thước và thông tin di truyền ở các tế bào là khác nhau.
- Do các loại thụ thể, con đường truyền tín hiệu và các protein đáp ứng ở các tế bào là khác nhau.
- Do sự dẫn truyền tín hiệu đến các tế bào đích là một quá trình ngẫu nhiên và có thể phát sinh đột biến.
Câu 61:
Khi nói về các dạng năng lượng trong tế bào, có bao nhiêu nhận định đúng sau:
- (1) Năng lượng hóa học là năng lượng dự trữ trong các liên kết hóa học.
- (2) Quang năng là năng lượng chuyển hóa từ ánh sáng mặt trời vào tế bào.
- (3) Năng lượng cơ học, năng lượng điện liên quan đến sự chuyển động của các phân tử vật chất.
- (4) Nhiệt năng giữ nhiệt độ ổn định cho tế bào và cơ thể.
- 1
- 2
- 3
- 4
Câu 62:
Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về ATP?
- ATP thường xuyên được sinh ra và lập tức được sử dụng cho mọi hoạt động sống cần năng lượng của tế bào.
- Mỗi phân tử ATP có cấu tạo gồm ba thành phần: phân tử adenine, phân tử đường ribose và 3 gốc phosphate.
- Trong phân tử ATP có 3 liên kết cao năng, trong đó, liên kết ngoài cùng thường dễ bị phá vỡ hơn.
- Quá trình tổng hợp ATP là quá trình tích lũy năng lượng còn quá trình phân giải ATP là quá trình giải phóng năng lượng.
Câu 63:
Enzyme là
- chất xúc tác sinh học được tổng hợp trong các tế bào sống, có tác dụng làm giảm năng lượng hoạt hóa, giúp các phản ứng xảy ra được trong điều kiện sinh lí bình thường của cơ thể.
- chất xúc tác hóa học được tổng hợp trong các tế bào sống, có tác dụng làm giảm năng lượng hoạt hóa, giúp các phản ứng xảy ra được trong điều kiện sinh lí bình thường của cơ thể.
- chất xúc tác sinh học được tổng hợp trong các tế bào sống, có tác dụng làm tăng năng lượng hoạt hóa, giúp các phản ứng xảy ra được trong điều kiện sinh lí bình thường của cơ thể.
- chất xúc tác hóa học được tổng hợp trong các tế bào sống, có tác dụng làm tăng năng lượng hoạt hóa, giúp các phản ứng xảy ra được trong điều kiện sinh lí bình thường của cơ thể.
Câu 64:
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sự ảnh hưởng của các yếu tố đến hoạt tính của enzyme?
- Nhiệt độ càng cao thì hoạt tính của enzyme càng tăng.
- Độ pH càng thấp thì hoạt tính của enzyme càng tăng.
- Với một lượng cơ chất không đổi, nồng độ enzyme càng cao thì hoạt tính của enzyme càng tăng.
- Với một lượng enzyme không đổi, nồng độ cơ chất tăng thì hoạt tính của enzyme cũng tăng cho tới khi đạt ngưỡng.
Câu 65:
Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng tới hoạt động xúc tác của enzyme?
- Nhiệt độ
- Độ ẩm
- Độ pH
- Nồng độ cơ chất
Câu 66:
“Sốt” là phản ứng tự vệ của cơ thể. Tuy nhiên, khi sốt cao quá 38,5°C thì cần phải tích cực hạ sốt vì một trong các nguyên nhân nào sau đây?
- Nhiệt độ cao quá sẽ làm cơ thể nóng bức, khó chịu
- Nhiệt độ cao quá làm tăng hoạt tính của enzim dẫn đến tăng tốc độ phản ứng sinh hóa quá mức
- Nhiệt độ cao quá sẽ gây tổn thương mạch máu
- Nhiệt độ cao quá gây biến tính, làm mất hoạt tính của enzim trong cơ thể
Câu 67:
Vùng cấu trúc không gian đặc biệt của enzim chuyên liên kết với cơ chất được gọi là
- trung tâm điều khiển
- trung tâm vận động
- trung tâm phân tích
- trung tâm hoạt động
Câu 68:
Khi nói về hóa tổng hợp ở vi khuẩn, nhận định nào sau đây là đúng?
- Là quá trình tổng hợp các phân tử lớn để xây dựng và dự trữ năng lượng.
- Chuyển hóa năng lượng từ quang năng thành năng lượng tích lũy trong các hợp chất hữu cơ.
- Chuyển hóa năng lượng từ các phản ứng oxygene hóa – khử thành năng lượng tích lũy trong các hợp chất hữu cơ.
- Là quá trình tổng hợp glucose thông qua chuyển hóa quang năng thành hóa năng.
Câu 69:
Trong tế bào, quá trình phân giải đường diễn ra theo những con đường nào?
- Hô hấp hiếu khí và hô hấp kị khí.
- Hô hấp hiếu khí và lên men.
- Hô hấp kị khí và lên men.
- Hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí và lên men.
Câu 70:
Cho biết: Hô hấp là quá trình tế bào sử dụng để biến thức ăn thành năng lượng có thể sử dụng được. Công thức đúng của hô hấp tế bào là gì?
- glucose + nước với sự có mặt của các enzym = oxy + carbon dioxide + ATP
- oxy + nước với sự có mặt của các enzym = glucose + carbon dioxide + ATP
- glucose + oxy với sự có mặt của các enzym = nước + carbon dioxide + ATP
- ATP + nước với sự có mặt của các enzym = glucose + carbon dioxide + oxy
Câu 71:
Khi nói về vai trò của quang hợp trong tế bào thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
- (1) Quang hợp chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng tích lũy trong các hợp chất hữu cơ.
- (2) Quang hợp giải phóng oxygene vào khí quyển.
- (3) Sản phẩm của quang hợp là nguồn cung cấp năng lượng cho tế bào.
- (4) Nhờ quang hợp giải phóng năng lượng trong các hợp chất hữu cơ cung cấp cho tế bào.
- 1
- 2
- 3
- 4
Câu 72:
Cả chu trình Krebs và hệ thống vận chuyển electron đều xảy ra ở bào quan nào?
- Bộ máy Golgi
- Nhân tế bào
- Lysosome
- Ti thể
Câu 73:
Sản phẩm nào không phải là sản phẩm cuối của quá trình đường phân?
- 2 phân tử carbon dioxide
- 2 ATP
- 2 NADH
- 2 pyruvate
Câu 74:
Phân giải các chất trong tế bào là quá trình
- cây xanh chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học.
- chuyển hóa những chất đơn giản thành chất phức tạp.
- phân giải glucose thành cacbon dioxide và nước.
- chuyển hóa những chất phức tạp thành chất đơn giản với sự xúc tác của enzyme.
Câu 75:
Điểm khác biệt của quang khử so với quang hợp là
- không sử dụng năng lượng ánh sáng.
- không dùng H2O là nguồn cho H+ và electron.
- không có vai trò cung cấp nguồn thức ăn cho các sinh vật dị dưỡng.
- không giải phóng O2 nên không góp phần giảm ô nhiễm môi trường.
Câu 76:
Sản phẩm của quá trình đường phân và chu trình Krebs được chuyển cho chuỗi truyền electron hô hấp để phân giải tiếp là
- acetyl CoA và NADH.
- NADH và FADH2.
- acetyl CoA và FADH2.
- citric acid và acetyl CoA.
Câu 77:
Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về quá trình tổng hợp các chất trong tế bào?
- Quá trình tổng hợp là sự hình thành hợp chất phức tạp từ các chất đơn giản và tiêu tốn năng lượng.
- Các đại phân tử sinh học đều được tổng hợp từ các đơn phân nhờ enzyme xúc tác chuyên biệt và năng lượng ATP.
- Nguồn năng lượng và nguyên liệu cho các quá trình tổng hợp đều được bắt nguồn từ các sinh vật tự dưỡng.
- Các phân tử nucleic acid được hình thành từ phản ứng sinh tổng hợp tạo liên kết phosphodiester giữa các đơn phân nucleotide.
Câu 78:
Trong hô hấp tế bào, thì
- carbon dioxide được tổng hợp từ nước và carbon dioxide
- oxy được sử dụng để sản xuất năng lượng
- sinh vật hít thở ôxy và khí cacbonic ra ngoài
- glucose bị oxy hóa để tạo ra năng lượng và carbon dioxide
Câu 79:
Điểm khác biệt của hô hấp tế bào với lên men là
- không có sự tham gia của O2.
- không có chuỗi truyền electron.
- không có chu trình Krebs.
- tạo ra được nhiều năng lượng hơn.