Danh sách câu hỏi
Câu 1: Theo Quy định công tác an toàn của EVN (QĐ1221/QĐ-EVN) quy định các đơn vị có trách nhiệm triển khai thực hiện văn hóa an toàn như thế nào ?
  • - Khảo sát, đánh giá hiện trạng VHAT của đơn vị hàng năm; Xây dựng kế hoạch thực thi, nâng cao VHAT hàng năm; Phối hợp với tổ chức Công đoàn cùng cấp tuyên truyền sâu rộng về VHAT cho mọi đối tượng trong đơn vị.
  • - Chấp hành nghiêm túc các quy định, nội quy, quy trình, hướng dẫn. Thực hiện và hình thành thói quen đặt câu hỏi, đánh giá rủi ro, biện pháp an toàn trước khi thực hiện mỗi nhiệm vụ.
  • - Có trách nhiệm phản ánh và lên án các hành vi thiếu an toàn; tích cực tham gia đóng góp ý kiến, đề xuất các giải pháp nâng cao VHAT tại đơn vị.
  • - Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 2: Theo Quy định chức năng, nhiệm vụ của CBATCT, CBATBCT (QĐ 780/QĐ-EVNNPC) thì CBAT phải chịu trách nhiệm về hành vi nào trong việc thực hiện các BPAT?
  • - Không hướng dẫn hoặc hướng dẫn không đầy đủ các biện pháp đảm bảo ATLĐ khi thực hiện công việc theo quy định cho CBCNV trong đơn vị.
  • - Không hướng dẫn hoặc hướng dẫn không đầy đủ các biện pháp kỹ thuật khi thực hiện công việc theo quy định cho CBCNV trong đơn vị.
  • - Không hướng dẫn hoặc hướng dẫn không đầy đủ các biện pháp thi công khi thực hiện công việc theo quy định cho CBCNV trong đơn vị.
  • - Không hướng dẫn hoặc hướng dẫn không đầy đủ các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông khi thực hiện công việc theo quy định cho CBCNV trong đơn vị.
Câu 3: Theo Quy trình An toàn điện (QĐ 959/QĐ-EVN) khi làm việc trên đường dây hạ áp đang có điện, nếu trên cột có nhiều đường dây có điện áp khác nhau thì phải ?
  • - Có biển báo chỉ rõ điện áp từng đường dây. Phải xác định rõ đường dây sẽ tiến hành công việc thuộc TBA nào để làm đủ, đúng các biện pháp an toàn trước khi cho phép làm việc.
  • - Có biển báo chỉ rõ dòng điện từng đường dây, phải xác định rõ đường dây sẽ tiến hành công việc thuộc TBA nào. Phải coi tất cả các đường dây còn lại đang có điện.
  • - Phải có cờ báo chỉ rõ điện áp từng đường dây, phải xác định rõ đường dây sẽ tiến hành công việc thuộc TBA nào để làm đủ, đúng các BPAT trước khi cho phép làm việc.
  • - Phải kiểm tra bằng bút thử điện để xác định rõ đường dây sẽ tiến hành công việc thuộc TBA nào để làm đủ, đúng các BPAT trước khi cho phép làm việc.
Câu 4: Theo Quy định hoạt động mạng lưới ATVSV trong EVNNPC (QĐ 2789/QĐ-EVNNPC) quy định chế độ hoạt động của ATVSV như thế nào ?
  • - Khi phát hiện những nguy cơ mất an toàn lao động, vệ sinh lao động thì nhắc nhở, hướng dẫn hoặc yêu cầu đồng nghiệp trong tổ, nhóm phải có biện pháp kiểm soát để đảm bảo an toàn; Trong trường hợp đồng nghiệp không chấp hành thì có quyền kiến nghị lên cấp trên của người lao động hoặc CBATCT để giải quyết.
  • - Được cung cấp thông tin đầy đủ về biện pháp mà người sử dụng lao động tiến hành để bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
  • - Được dành một phần thời gian làm việc tương đương ít nhất 01 ngày làm việc trong tháng để thực hiện các nhiệm vụ của ATVSV nhưng vẫn được trả lương cho thời gian thực hiện nhiệm vụ.
  • - Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 5: Theo Quy định công tác an toàn của EVN (QĐ1221/QĐ-EVN) thì việc lập kế hoạch Công tác an toàn phải được lấy ý kiến của tổ chức nào?
  • - Ban chấp hành công đoàn cơ sở.
  • - Ban chấp hành đảng ủy cơ sở.
  • - Ban chấp hành đoàn thanh niên cơ sở.
  • - Đại diện Người lao động cơ sở.
Câu 6: Theo Quy định công tác an toàn của EVN (QĐ1221/QĐ-EVN) quy định về tổ chức bồi dưỡng định kỳ nghiệp vụ Công tác an toàn cho các đối tượng thuộc đơn vị cấp III như thế nào?
  • - Ít nhất 02 năm một lần, các Tổng công ty tổ chức bồi dưỡng cho các đối tượng là Giám đốc/ PGĐ phụ trách an toàn; Trưởng/Phó các Phòng an toàn; cán bộ/KSATCT của đơn vị cấp III.
  • - Ít nhất 01 năm một lần, các Tổng công ty tổ chức bồi dưỡng cho các đối tượng là Giám đốc/ PGĐ phụ trách an toàn; Trưởng/Phó các Phòng an toàn của đơn vị cấp III.
  • - Ít nhất 03 năm một lần, các Tổng công ty tổ chức bồi dưỡng cho các đối tượng là PGĐ phụ trách an toàn; Trưởng/Phó các Phòng an toàn; cán bộ/KSATCT của đơn vị cấp III.
  • - Ít nhất 04 năm một lần, các Tổng công ty tổ chức bồi dưỡng cho các đối tượng là Trưởng/Phó các Phòng an toàn; cán bộ/KSATCT của đơn vị cấp III.
Câu 7: Theo Quy định công tác an toàn của EVN (QĐ1221/QĐ-EVN) quy định có bao nhiêu cấp độ rủi ro thiên tai ?
  • - 03 cấp độ (Rủi ro thiên tai cấp độ 1, rủi ro thiên tai cấp độ 2, rủi ro thiên tai cấp độ 3).
  • - 02 cấp độ (Rủi ro thiên tai cấp độ 1, rủi ro thiên tai cấp độ 2).
  • - 04 cấp độ (Rủi ro thiên tai cấp độ 1, rủi ro thiên tai cấp độ 2, rủi ro thiên tai cấp độ 3, rủi ro thiên tai cấp độ 4).
  • - 05 cấp độ (Rủi ro thiên tai cấp độ 1, rủi ro thiên tai cấp độ 2, rủi ro thiên tai cấp độ 3, rủi ro thiên tai cấp độ 4, rủi ro thiên tai cấp độ 5).
Câu 8: Theo Quy định tại Thông tư 05/2021/TT-BCT thì nội dung huấn luyện cho người làm công việc sửa chữa đường dây dẫn điện là ?
  • - An toàn khi sửa chữa trên đường dây dẫn điện đã cắt điện hoặc đang mang điện đi độc lập hoặc trong vùng ảnh hưởng của đường dây khác đang vận hành.
  • - An toàn khi kiểm tra đường dây dẫn điện; an toàn khi làm việc trên đường dây dẫn điện đã cắt điện hoặc đang mang điện.
  • - An toàn khi đào, đổ móng cột; đào mương cáp ngầm; lắp, dựng cột; rải, căng dây dẫn, dây chống sét; lắp đặt thiết bị điện.
  • - Quy trình vận hành, quy trình xử lý sự cố, quy định an toàn cho thiết bị điện, trạm điện.
Câu 9: Theo Quy trình An toàn điện (QĐ 959/QĐ-EVN) khi thực hiện việc đặt rào chắn mà rào chắn có khả năng chạm vào phần mang điện được quy định như thế nào ?
  • - Người đặt rào chắn phải đeo găng cách điện, đi ủng cách điện hoặc đứng trên tấm thảm cách điện và thực hiện dưới sự giám sát trực tiếp của người có bậc 5 an toàn điện.
  • - Người đặt rào chắn phải đeo găng cách điện, đi ủng cách điện hoặc đứng trên ghế gỗ và thực hiện dưới sự giám sát trực tiếp của người có bậc 5 an toàn điện.
  • - Người đặt rào chắn phải đeo găng cách điện, đi ủng cách điện hoặc đứng trên tấm thảm cách điện, người thực hiện phải có bậc 5 an toàn điện.
  • - Người đặt rào chắn phải đeo găng cách điện, đi ủng cách điện hoặc đứng trên tấm thảm cách điện và thực hiện dưới sự giám sát trực tiếp của người có bậc 4 an toàn điện.
Câu 10: Theo Quy định chức năng, nhiệm vụ của CBATCT, CBATBCT (QĐ 780/QĐ-EVNNPC) thì CBAT phải chịu trách nhiệm về hành vi nào trong việc thực hiện kiểm tra kiểm soát ATLĐ?
  • - Không kiểm tra, kiểm soát ATLĐ; khi phát hiện thấy ĐVCT không thực hiện đúng quy phạm, QTKTAT mà không có các biện pháp xử lý kịp thời dẫn đến TNLĐ hoặc sự số lưới điện.
  • - Không kiểm tra, kiểm soát ATLĐ; khi phát hiện thấy ĐVCT không thực hiện đúng quy phạm, QTKTAT mà không có các biện pháp xử lý kịp thời dẫn đến sự số lưới điện.
  • - Không kiểm tra, kiểm soát ATLĐ; khi phát hiện thấy ĐVCT không thực hiện đúng quy phạm, QTKTAT mà không có các biện pháp xử lý kịp thời dẫn đến TNLĐ.
  • - Không kiểm tra, kiểm soát ATLĐ; khi phát hiện thấy ĐVCT không thực hiện đúng quy phạm, QTKTAT mà không có báo cáo lên lãnh đạo đơn vị dẫn đến TNLĐ hoặc sự số lưới điện.
Câu 11: Theo Quy định công tác an toàn của EVN (QĐ1221/QĐ-EVN) quy định kiểm tra công tác an toàn ĐTXD như thế nào ?
  • - Đơn vị kiểm tra từng nội dung hoặc kết hợp nhiều nội dung trong công tác an toàn. Kết quả kiểm tra thường xuyên, định kỳ, đột xuất phải được ghi chép, lưu hồ sơ đầy đủ; trường hợp có lập biên bản kiểm tra phải thực hiện theo quy định pháp luật.
  • - Đơn vị kiểm tra từng nội dung hoặc kết hợp nhiều nội dung trong công tác an toàn. Kết quả kiểm tra thường xuyên, định kỳ, kỹ thuật, chuyên đề, đột xuất phải được ghi chép, lưu hồ sơ đầy đủ; trường hợp có lập biên bản kiểm tra phải phối hợp với nhà thầu theo quy định.
  • - Đơn vị kiểm tra từng nội dung hoặc kết hợp nhiều nội dung trong công tác an toàn. Kết quả kiểm tra thường xuyên, định kỳ, kỹ thuật, chuyên đề, đột xuất, sự cố phải được ghi chép, lưu hồ sơ đầy đủ; trường hợp có lập biên bản kiểm tra phải phối hợp với nhà thầu, tư vấn theo quy định.
  • - Đơn vị kiểm tra từng nội dung hoặc kết hợp nhiều nội dung trong công tác an toàn. Kết quả kiểm tra thường xuyên, định kỳ, kỹ thuật, chuyên đề, đột xuất, sự cố và kiểm tra theo chỉ đạo của lãnh đạo đơn vị phải được ghi chép, lưu hồ sơ đầy đủ; trường hợp có lập biên bản kiểm tra phải phối hợp với nhà thầu, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát theo quy định.
Câu 12: Theo Quy định chức năng, nhiệm vụ của CBATCT, CBATBCT (QĐ 780/QĐ-EVNNPC) thì CBAT phải chịu trách nhiệm về hành vi nào trong việc phổ biến văn bản?
  • - Không phổ biến hoặc phổ biến chậm các văn bản chỉ đạo và hướng dẫn của cấp trên về công tác ATVSLĐ đến toàn CBCNV trong đơn vị dẫn đến người lao động vi phạm
  • - Không phổ biến hoặc phổ biến chậm các văn bản chỉ đạo và hướng dẫn của các cơ quan quản lý nhà nước về công tác ATVSLĐ đến toàn CBCNV trong đơn vị dẫn đến NLĐ vi phạm
  • - Không phổ biến hoặc phổ biến chậm các văn bản chỉ đạo và hướng dẫn của hệ thống an toàn về công tác ATVSLĐ đến toàn CBCNV trong đơn vị dẫn đến người lao động vi phạm
  • - Không phổ biến hoặc phổ biến chậm các văn bản chỉ đạo và hướng dẫn của địa phương về công tác ATVSLĐ đến toàn CBCNV trong đơn vị dẫn đến người lao động vi phạm
Câu 13: Theo Quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP (văn bản hợp nhất số 2279/VBHN-BLĐTBXH) quy định thời gian huấn luyện định kỳ đối với nhóm 4 như thế nào ?
  • - Huấn luyện định kỳ ít nhất mỗi năm 01 lần, thời gian huấn luyện định kỳ bằng 50% thời gian huấn luyện lần đầu.
  • - Huấn luyện định kỳ ít nhất mỗi năm 01 lần, thời gian huấn luyện định kỳ ít nhất 4 giờ.
  • - Huấn luyện định kỳ ít nhất mỗi năm 01 lần, thời gian huấn luyện định kỳ ít nhất 16 giờ.
  • - Huấn luyện định kỳ ít nhất mỗi năm 01 lần, thời gian huấn luyện định kỳ ít nhất 8 giờ.
Câu 14: Theo Quy định hoạt động mạng lưới ATVSV trong EVNNPC (QĐ 2789/QĐ-EVNNPC) quy định chế độ hoạt động của ATVSV như thế nào ?
  • - Báo cáo với tổ trưởng, đội trưởng nếu đồng nghiệp không thực hiện đúng và đầy đủ các biện pháp an toàn trong khi thực hiện công việc mà đã được nhắc nhở.
  • - Tham gia hướng dẫn biện pháp làm việc an toàn đối với người lao động mới đến làm việc ở tổ, đội sản xuất; tham gia nhóm quản lý, nhận diện, đánh giá rủi ro về ATVSLĐ tại nơi làm việc.
  • - Được dành một phần thời gian làm việc tương đương ít nhất 01 ngày làm việc trong tháng để thực hiện các nhiệm vụ của ATVSV nhưng vẫn được trả lương cho thời gian thực hiện nhiệm vụ.
  • - Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 15: Theo Quy định công tác an toàn của EVN (QĐ1221/QĐ-EVN) thì đối tượng huấn luyện ATVSLĐ gồm ?
  • - Người quản lý phụ trách, người làm công tác ATVSLĐ, người làm công tác y tế, ATVSV, người lao động (kể cả người học nghề, tập nghề, thử việc) làm việc tại các đơn vị thuộc EVN.
  • - Người làm công tác ATVSLĐ, người làm công tác y tế, ATVSV, người lao động (kể cả người học nghề, tập nghề, thử việc) làm việc tại các đơn vị thuộc EVN.
  • - Người quản lý phụ trách đơn vị, người làm công tác y tế, ATVSV, người lao động (kể cả người học nghề, tập nghề, thử việc) làm việc tại các đơn vị thuộc EVN.
  • - Người quản lý phụ trách, người làm công tác ATVSLĐ, người lao động (kể cả người học nghề, tập nghề, thử việc) làm việc tại các đơn vị thuộc EVN.
Câu 16: Theo Quy định công tác an toàn của EVN (QĐ1221/QĐ-EVN) thì mục đích kiểm tra công tác quản lý an toàn nhằm mục đích ?
  • - Phát hiện kịp thời các thiếu sót, tồn tại về an toàn để có biện pháp ngăn ngừa, khắc phục ngăn ngừa nguy cơ xảy ra TNLĐ.
  • - Phát hiện kịp thời các lỗi vi phạm để xảy ra TNLĐ để quy trách nhiệm.
  • - Phát hiện kịp thời các thiếu sót, tồn tại về an toàn để có hình thức xử lý kỷ luật.
  • - Phát hiện kịp thời các thiếu sót, tồn tại về an toàn để khen thưởng, động viên.
Câu 17: Theo Quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP (văn bản hợp nhất số 2279/VBHN-BLĐTBXH) quy định thời gian huấn luyện lần đầu tối thiểu để cấp giấy chứng nhận an toàn, vệ sinh lao động đối với nhóm 5 như thế nào ?
  • - Ít nhất 16 giờ.
  • - Ít nhất 8 giờ.
  • - Ít nhất 24 giờ
  • - Ít nhất 56 giờ.
Câu 18: Theo Quy định tại Thông tư 05/2021/TT-BCT thì nội dung huấn luyện cho người làm công việc sửa chữa thiết bị điện là ?
  • - An toàn trong khi làm việc với từng loại thiết bị điện.
  • - Quy trình vận hành, quy trình xử lý sự cố, quy định an toàn cho thiết bị điện, trạm điện;
  • - An toàn khi: Kiểm tra thiết bị điện; đưa thiết bị điện vào hoặc ngừng vận hành; làm việc với các thiết bị điện, hệ thống điện một chiều;
  • - Phòng cháy, chữa cháy cho thiết bị điện, trạm điện.
Câu 19: Theo Quy trình An toàn điện (QĐ 959/QĐ-EVN) quy định trách nhiệm của ĐVQLVH trong trường hợp ĐVQLVH là ĐVCT thì thực hiện như thế nào?
  • - Lập phương án cụ thể, chi tiết khi triển khai kế hoạch công việc; Phân định rõ trách nhiệm thực hiện của từng chức danh trong PCT và các bộ phận trong đơn vị.
  • - Khảo sát chi tiết khi triển khai kế hoạch công việc; Phân định rõ trách nhiệm thực hiện của từng chức danh trong PCT và các bộ phận trong đơn vị.
  • - Lập phương án cụ thể, chi tiết khi triển khai kế hoạch công việc; Phân định rõ trách nhiệm thực hiện của ĐVCT và ĐVQLVH trong phương án.
  • - Không phải lập phương án khi triển khai kế hoạch công việc; Phân định rõ trách nhiệm thực hiện của từng chức danh trong PCT và các bộ phận trong đơn vị.
Câu 20: Theo Quy định chức năng, nhiệm vụ của CBATCT, CBATBCT (QĐ 780/QĐ-EVNNPC) quy định việc tham gia xây dựng kế hoạch SXKD, tham dự các cuộc họp đối với CBAT được quy định như thế nào?
  • - CBAT có quyền tham gia xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh và các cuộc họp sơ kết, tổng kết của Đơn vị cơ sở.
  • - CBAT có quyền tham gia xây dựng kế hoạch tài chính và các cuộc họp sơ kết, tổng kết của Đơn vị cơ sơ.
  • - CBAT có quyền tham gia xây dựng kế hoạch giảm tổn thất điện năng và các cuộc họp sơ kết, tổng kết của Đơn vị cơ sơ.
  • - CBAT có quyền tham gia xây dựng kế hoạch cải tạo, sử chữa lớn lưới điện và các cuộc họp sơ kết, tổng kết của Đơn vị cơ sơ.
Câu 21: Theo Quy định công tác an toàn của EVN (QĐ1221/QĐ-EVN) quy định trách nhiệm của NLĐ trong việc đảm bảo ATGT trên đường thực hiện nhiệm vụ, đi làm, về nhà như thế nào ?
  • - Có trách nhiệm phản ánh và lên án các hành vi vi phạm ATGT; tham gia đóng góp ý kiến, đề xuất giải pháp đảm bảo ATGT; không vi phạm và tiếp tay cho các hành vi vi phạm pháp luật, trật tự ATGT.
  • - Đơn vị có trách nhiệm tổ chức điều tra các vụ TNGT liên quan đến lao động thuộc thẩm quyền tuân thủ theo quy định của pháp luật; phối hợp với Cơ quan có thẩm quyền điều tra trong công tác điều tra, phân tích các vụ TNGT đảm bảo quyền lợi chính đáng của NLĐ.
  • - Xây dựng chương trình ATGT hàng năm bao gồm nhưng không giới hạn các nội dung sau: tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về ATGT; phối hợp với cơ quan chuyên môn đào tạo nâng cao kỹ năng lái xe, kỹ năng phòng tránh tai nạn; các hoạt động hưởng ứng tháng ATGT.
  • - Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 22: Theo Quy định hoạt động mạng lưới ATVSV trong EVNNPC (QĐ 2789/QĐ-EVNNPC) quy định quản lý hoạt động của ATVSV như thế nào ?
  • - Định kỳ 05 năm/02 lần Công đoàn Tổng công ty phối hợp với Tổng Giám đốc tổ chức hội nghị tổng kết đánh giá hoạt động của ATVSV.
  • - Tham gia hướng dẫn biện pháp làm việc an toàn đối với người lao động mới đến làm việc ở tổ, đội sản xuất; tham gia nhóm quản lý, nhận diện, đánh giá rủi ro về ATVSLĐ tại nơi làm việc.
  • - Kiến nghị với Tổ trưởng, Đội trưởng sản xuất hoặc cấp trên thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hộ lao động, biện pháp bảo đảm ATVSLĐ và khắc phục kịp thời những trường hợp mất an toàn, vệ sinh của máy, thiết bị, vật tư, chất nơi làm việc.
  • - Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 23: Theo Quy trình An toàn điện (QĐ 959/QĐ-EVN) quy định làm việc trên cột có đường dây đang vận hành một người trong trường hợp nào ?
  • - Công việc tại móng cột, trèo lên cột dưới 2,0 m, không tháo dỡ cấu kiện cột được phép làm việc 01 người có bậc 3 an toàn điện trở lên.
  • - Công việc tại móng cột, trèo lên cột dưới 3,0 m, không tháo dỡ cấu kiện cột được phép làm việc 01 người có bậc 3 an toàn điện trở lên.
  • - Công việc tại móng cột, trèo lên cột dưới 2,0 m, không tháo dỡ cấu kiện cột được phép làm việc 01 người có bậc 4 an toàn điện trở lên.
  • - Công việc tại móng cột, trèo lên cột dưới 3,0 m, không tháo dỡ cấu kiện cột được phép làm việc 01 người có bậc 5 an toàn điện trở lên.
Câu 24: Theo Quy định hoạt động mạng lưới ATVSV trong EVNNPC (QĐ 2789/QĐ-EVNNPC) quy định quyền của ATVSV như thế nào ?
  • - Được Đơn vị cơ sở cấp phát mỗi tháng được cấp 01 bút viết; mỗi năm 01 sổ công tác, 01 sổ ghi kiến nghị và 02 băng "ATVSV" và được tính vào chi phí sản xuất của Đơn vị theo quy định.
  • - Đôn đốc, nhắc nhở, hướng dẫn mọi người trong tổ sản xuất chấp hành nghiêm chỉnh quy định về ATVSLĐ, bảo quản các thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân.
  • - Giám sát việc thực hiện tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình, nội quy ATVSLĐ, phát hiện những thiếu sót, vi phạm về ATVSLĐ và những trường hợp mất an toàn, vệ sinh của máy, thiết bị, vật tư, chất, nơi làm việc.
  • - Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 25: Theo Quy định công tác an toàn của EVN (QĐ1221/QĐ-EVN) thì các hình thức kiểm tra công tác ATVSLĐ bao gồm ?
  • - Kiểm tra thường xuyên; Kiểm tra định kỳ; Kiểm tra đột xuất.
  • - Kiểm tra tổng thể; Kiểm tra trước, sau mùa mưa, bão; Kiểm tra sau sự cố, tai nạn, sau sửa chữa lớn; Kiểm tra định kỳ; Kiểm tra đột xuất.
  • - Kiểm tra tổng thể; Kiểm tra chuyên đề từng nội dung kế hoạch an toàn; Kiểm tra trước, sau mùa mưa, bão;.
  • - Kiểm tra chéo; Kiểm tra chuyên đề từng nội dung kế hoạch an toàn; Kiểm tra trước, sau mùa mưa, bão; Kiểm tra sau sự cố, tai nạn, sau sửa chữa lớn; Kiểm tra định kỳ; Kiểm tra đột xuất.
Câu 26: Theo Quy định công tác an toàn của EVN (QĐ1221/QĐ-EVN) thì thời hạn kiểm tra định kỳ ATVSLĐ là ?
  • - Cấp phân xưởng, truyền tải điện khu vực, Điện lực hoặc tương đương: ít nhất 03 tháng/1 lần; Cấp Công ty: ít nhất 06 tháng/1 lần; Đối với cấp TCT: Theo chương trình kiểm tra hàng năm.
  • - Cấp Điện lực hoặc tương đương: ít nhất 01 tháng/1 lần; Cấp Công ty: ít nhất 03 tháng/1 lần; Đối với cấp TCT: Theo chương trình kiểm tra hàng năm.
  • - Cấp phân xưởng, truyền tải điện khu vực, Điện lực hoặc tương đương: ít nhất 03 tháng/1 lần; Cấp Công ty: ít nhất 01 năm/1 lần; Đối với cấp TCT: Không quy định.
  • - Cấp phân xưởng, truyền tải điện khu vực, Điện lực hoặc tương đương: ít nhất 06 tháng/1 lần; Cấp Công ty: ít nhất 12 tháng/1 lần; Đối với cấp TCT: Theo chương trình kiểm tra hàng năm.
Câu 27: Theo Quy định công tác an toàn của EVN (QĐ1221/QĐ-EVN), đơn vị quản lý vận hành lưới điện có trách nhiệm gì đối với việc bảo vệ HLATLĐ ?
  • - Xử lý vi phạm theo quy định; lập và lưu giữ hồ sơ vụ việc bao gồm: Biên bản kiểm tra hiện trường, Biên bản làm việc và các Biên bản do Cơ quan có thẩm quyền lập, phim, ảnh, dữ liệu điện tử ghi nhận… giấy tờ và hiện vật khác có liên quan.
  • - Thi thoảng kiểm tra hành lang lưới điện cao áp, kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm HLAT, cũng như các vụ việc có khả năng gây mất an toàn điện.
  • - Lập kế hoạch cụ thể bao gồm phương án, tiến độ thực hiện đảm bảo mục tiêu ngăn chặn, giải quyết tiến tới xóa 90% các điểm vi phạm HLAT.
  • - Các cán bộ công nhân viên khối vận hành có trách nhiệm phát hiện hành vi, vụ việc vi phạm HLAT hoặc có nguy cơ gây sự cố lưới điện cao áp để kịp thời ngăn chặn, thông báo đến đơn vị chức năng xử lý.
Câu 28: Theo Quy định tại Thông tư 05/2021/TT-BCT nội dung nào không đúng trong quy định thu hồi Thẻ an toàn điện cho Người vận hành, thí nghiệm, xây lắp, sửa chữa đường dây điện hoặc thiết bị điện ở doanh nghiệp là ?
  • - Do Sở Công Thương tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện khi người lao động chuyển làm công việc khác hoặc không tiếp tục làm việc tại tổ chức, đơn vị cũ.
  • - Do Người SDLĐ thực hiện khi người lao động chuyển làm công việc khác hoặc không tiếp tục làm việc tại tổ chức, đơn vị cũ;
  • - Do Người SDLĐ thực hiện khi thẻ cũ, nát hoặc mờ ảnh hoặc các ký tự ghi trên thẻ;
  • - Do Người SDLĐ thực hiện khi người lao động vi phạm quy trình, quy định về an toàn điện; Khi được cấp thẻ mới.
Câu 29: Theo Quy định công tác an toàn của EVN (QĐ1221/QĐ-EVN), việc phối hợp bảo vệ HLAT cần phải thực hiện như thế nào ?
  • - Các đơn vị phối hợp và đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác bảo vệ HLAT các cấp.
  • - Các đơn vị phối hợp và đề nghị Mặt trận tổ quốc các tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác bảo vệ HLAT các cấp.
  • - Các đơn vị thông báo bằng miệng, chi tiết các dự án công trình, công trình hạ tầng, công trình dân sinh, vị trí các hộ dân có vi phạm hoặc có nguy cơ vi phạm HLAT trên thực địa hành chính và địa chỉ trên lưới điện thuộc quản lý của mình đến các chủ công trình, chủ hộ này (kể cả các đơn vị ngành điện).
  • - Đảm bảo xử lý trên 90% tồn tại về HLAT trước khi nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng.
Câu 30: Theo Quy định chức năng, nhiệm vụ của CBATCT, CBATBCT (QĐ 780/QĐ-EVNNPC) quy định việc tham gia xét duyệt phương án đối với CBAT được quy định như thế nào?
  • - CBAT có quyền tham gia xét duyệt các phương án tổ chức thi công và biện pháp đảm bảo toàn cho các công trình xây dựng mới; công trình sửa chữa, cải tạo lưới điện.
  • - CBAT có quyền tham gia xét duyệt các phương án tổ chức thi công trong hồ sơ thầu các công trình xây dựng mới; công trình sửa chữa, cải tạo lưới điện.
  • - CBAT không có quyền tham gia xét duyệt các phương án tổ chức thi công và biện pháp đảm bảo toàn cho các công trình xây dựng mới; công trình sửa chữa, cải tạo lưới điện.
  • - CBAT có quyền tham gia xét duyệt các phương án tổ chức thi công và biện pháp đảm bảo toàn cho tất cả các công trình thuộc nguồn vốn của ngành điện.
Câu 31: Theo Quy định công tác an toàn của EVN (QĐ1221/QĐ-EVN) quy định trách nhiệm của NLĐ trong việc thực thi VHAT thực hiện như thế nào ?
  • - Có trách nhiệm thực thi VHAT theo các hướng dẫn của đơn vị; tham gia đầy đủ, trả lời trung thực các khảo sát, đánh giá về VHAT tại đơn vị.
  • - Tiếp nhận các ý kiến đóng góp, đề xuất, phản ánh của NLĐ về an toàn. Có cơ chế khen thưởng nhằm khuyến khích các hành vi an toàn tốt, các sáng kiến nâng cao VHAT và răn đe các hành vi thiếu an toàn.
  • - Hàng năm các đơn vi ̣thưc hi ̣ ên tổng kết công tác xây dựng và thực thi ̣ VHAT. Việc tổng kết phải được thực hiện từ các đơn vị cấp dưới đến cấp Công ty, TCT và Tập đoàn.
  • - Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 32: Theo Quy trình An toàn điện (QĐ 959/QĐ-EVN), khi làm việc trên đường dây đã cắt điện nhưng đi chung cột với đường dây đang vận hành điện áp đến 35 kV quy định về khoảng cách dây dẫn như thế nào ?
  • - Khoảng cách giữa hai dây dẫn gần nhất của hai mạch có thể nhỏ hơn 3,0 m nhưng phải lớn hơn từ 2,0 m trở lên thì cho phép tiến hành công việc có trèo lên cột ở mạch đã cắt điện.
  • - Khoảng cách giữa hai dây dẫn gần nhất của hai mạch có thể nhỏ hơn 3,0 m nhưng phải lớn hơn từ 1,5 m trở lên thì cho phép tiến hành công việc có trèo lên cột ở mạch đã cắt điện.
  • - Khoảng cách giữa hai dây dẫn gần nhất của hai mạch có thể nhỏ hơn 3,0 m nhưng phải lớn hơn từ 2,5 m trở lên thì cho phép tiến hành công việc có trèo lên cột ở mạch đã cắt điện.
  • - Khoảng cách giữa hai dây dẫn gần nhất của hai mạch có thể nhỏ hơn 3,0 m nhưng phải lớn hơn từ 1,0 m trở lên thì cho phép tiến hành công việc có trèo lên cột ở mạch đã cắt điện.
Câu 33: Theo Quy định công tác an toàn của EVN (QĐ1221/QĐ-EVN) quy định nghiệm thu, đánh giá về công tác an toàn sau dự án thực hiện như thế nào ?
  • - Công tác nghiệm thu công việc xây dựng thực hiện theo quy định nhưng phải có sự tham gia của cán bộ phụ trách an toàn, xác nhận các biện pháp an toàn cho NLĐ; cho phép chuyển sang giai đoạn tiếp theo khi đã đủ điều kiện an toàn.
  • - Định kỳ báo cáo CĐT/đại diện CĐT về kết quả thực hiện công tác quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình theo quy định của hợp đồng xây dựng và các nội dung có liên quan khác.
  • - TVGS phải bố trí người có đủ năng lực thường xuyên kiểm tra, giám sát công tác an toàn lao động, bảo vệ môi trường trên công trường. Cán bộ TVGS có trách nhiệm xác nhận công tác đảm bảo an toàn trong nhật ký thi công theo quy định và báo cáo Ban QLDA hàng ngày.
  • - Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 34: Theo Quy định hoạt động mạng lưới ATVSV trong EVNNPC (QĐ 2789/QĐ-EVNNPC) quy định nhiệm vụ của ATVSV như thế nào ?
  • - Tất cả các đáp án trên đều đúng.
  • - Giám sát việc thực hiện tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình, nội quy ATVSLĐ, phát hiện những thiếu sót, vi phạm về ATVSLĐ và những trường hợp mất an toàn, vệ sinh của máy, thiết bị, vật tư, chất, nơi làm việc.
  • - Tham gia xây dựng kế hoạch ATVSLĐ của tổ, đội để tập hợp xây dựng kế hoạch AT-VSLĐ chung của đơn vị; Tham gia xây dựng các biện pháp, phương án làm việc an toàn trong phạm vi tổ, đội; phối hợp, hỗ trợ CBATCT/CBATBCT thực hiện nhiệm vụ khi cần thiết đối với các công việc liên quan tới công tác ATVSLĐ của Tổ, Đội mà ATVSV công tác.
  • - Kiến nghị với Tổ trưởng, Đội trưởng sản xuất hoặc cấp trên thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hộ lao động, biện pháp bảo đảm ATVSLĐ và khắc phục kịp thời những trường hợp mất an toàn, vệ sinh của máy, thiết bị, vật tư, chất nơi làm việc.
Câu 35: Theo Quy định công tác an toàn của EVN (QĐ1221/QĐ-EVN) thì khái niệm “An toàn” là gi?
  • - Là tình trạng không gây chấn thương, nguy hiểm đến tính mạng, ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động và hư hỏng máy, thiết bị, dây truyền, quá trình công nghệ sản xuất.
  • - Là tình trạng gây chấn thương, gây nguy hiểm đến tính mạng và ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động làm hư hỏng máy, thiết bị, dây truyền, quá trình công nghệ sản xuất.
  • - Là tình trạng không gây bệnh tật nhưng nguy hiểm đến tính mạng và có ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động và làm hư hỏng máy, thiết bị, dây chuyền, quá trình công nghệ sản xuất.
  • - Là tình trạng có thể gây tai nạn nhưng không nguy hiểm đến tính mạng, ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động. Làm hư hỏng máy, thiết bị, dây chuyền, quá trình công nghệ sản xuất.
Câu 36: Theo Quy định công tác an toàn của EVN (QĐ1221/QĐ-EVN) thì khái niệm: “Đánh giá rủi ro” là gì?
  • - Quá trình tìm hiểu, xác định những rủi ro có thể xảy ra liên quan tới công việc chuẩn bị thực hiện và đưa ra biện pháp phòng ngừa hợp lý.
  • - Là sự kết hợp của xác suất xảy ra tổn hại với tính nghiêm trọng của tổn hại này.
  • - Là khả năng của một tình huống có thể trở thành nguy hiểm hay có hậu quả tồi tệ ở một thời điểm nào đó trong tương lai.
  • - Là nguồn hay tình trạng có sự tiềm ẩn sự nguy hại về chấn thương hay bệnh tật, thiệt hại tài sản, môi trường làm việc, hay là sự kết hợp các dạng nguy hại trên.
Câu 37: Theo Quy định công tác an toàn của EVN (QĐ1221/QĐ-EVN) thì khái niệm: “Hệ thống chữa cháy” là gì?
  • - Là tổng hợp tất cả các yêu cầu, phương pháp, phương tiện và các biện pháp nhằm ngăn ngừa cháy, đảm bảo dập tắt đám cháy, hạn chế chống cháy lan truyền, ngăn chặn các yếu tố nguy hiểm và có hại đối với con người, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về con người và tài sản.
  • - Là tổng hợp tất cả các yêu cầu và biện pháp nhằm đảm bảo dập tắt đám cháy, hạn chế chống cháy lan truyền, ngăn chặn các yếu tố nguy hiểm và có hại đối với con người, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về con người và tài sản.
  • - Là tất cả các phương tiện và các biện pháp nhằm ngăn ngừa cháy ngăn chặn các yếu tố nguy hiểm và có hại đối với con người, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về con người và tài sản.
  • - Là bao gồm tất cả các yêu cầu, phương pháp, phương tiện và các biện pháp nhằm hạn chế chống cháy lan truyền, ngăn chặn các yếu tố nguy hiểm và có hại đối với con người, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về con người và tài sản.
Câu 38: Theo Quy định công tác an toàn của EVN (QĐ1221/QĐ-EVN) thì khái niệm: “Bốn tại chỗ” là gì?
  • - Là chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện vật tư tại chỗ và hậu cần tại chỗ.
  • - Là lập kế hoạch ứng cứu tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện vật tư tại chỗ và hậu cần tại chỗ.
  • - Là chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương án tại chỗ và sơ cấp cứu tại chỗ.
  • - Là chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện thông tin liên lạc tại chỗ và phương án thi công tại chỗ.
Câu 39: Theo Quy định tại Thông tư 05/2021/TT-BCT thì đối tượng nào không phải huấn luyện, sát hạch, xếp bậc ATĐ và cấp Thẻ ATĐ ?
  • - Người làm công việc hành chính tại các trụ sở Nhà máy điện, cơ quan truyền tải và phân phối điện.
  • - Người vận hành, sửa chữa điện ở nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo thuộc tổ chức hoạt động theo Luật Điện lực và các luật khác có liên quan, phạm vi hoạt động tại khu vực nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo.
  • - Người lao động làm nghề vận hành, sửa chữa, dịch vụ điện cho các tổ chức, doanh nghiệp.
  • - Người làm công việc vận hành, thí nghiệm, xây lắp, sửa chữa đường dây dẫn điện hoặc thiết bị điện ở doanh nghiệp, bao gồm cả treo, tháo, kiểm tra, kiểm định hệ thống đo, đếm điện năng; điều độ.
Câu 40: Theo Quy định chức năng, nhiệm vụ của CBATCT, CBATBCT (QĐ 780/QĐ-EVNNPC) thì quyền của CBAT đình chỉ công việc được quy định như thế nào?
  • - Yêu cầu người phụ trách bộ phận sản xuất hoặc trực tiếp quyết định tạm đình chỉ công việc trong trường hợp khẩn cấp khi phát hiện các nguy cơ xảy ra TNLĐ, đồng thời phải báo cáo cán bộ quản lý, đại diện NSDLĐ tại đơn vị cơ sở.
  • - Yêu cầu người phụ trách bộ phận sản xuất tạm dừng công việc trong trường hợp khẩn cấp khi phát hiện các nguy cơ xảy ra TNLĐ, đồng thời phải báo cáo cán bộ quản lý, đại diện NSDLĐ tại đơn vị cơ sở có quyết định đình chỉ.
  • - Trực tiếp quyết định tạm đình chỉ công việc trong trường hợp khẩn cấp khi phát hiện các nguy cơ xảy ra TNLĐ, đồng thời phải báo cáo cán bộ quản lý, đại diện NSDLĐ tại đơn vị cơ sở đề xuất cho học lại quy trình an toàn điện.
  • - Yêu cầu người phụ trách bộ phận sản xuất hoặc trực tiếp trong trường hợp khẩn cấp khi phát hiện các nguy cơ xảy ra TNLĐ, đồng thời phải báo cáo phòng (ban) an toàn cấp trên để có biện pháp xử lý.
Câu 41: Theo Quy trình An toàn điện (QĐ 959/QĐ-EVN) thì những điều kiện quy định cho chức danh người cho phép trong PCT là ?
  • - Được đơn vị QLVH giao nhiệm vụ giao nhận hiện trường với ĐVCT, có bậc ATĐ từ 4/5 trở lên và được công nhận chức danh người cho phép.
  • - Phải thuộc các cấp chỉ huy điều độ vận hành đang làm nhiệm vụ trong ca trực, có bậc ATĐ từ 4/5 trở lên và được công nhận chức danh người cho phép.
  • - Phải là lãnh đạo đơn vị QLVH, có bậc ATĐ từ 4/5 trở lên và được công nhận chức danh người cho phép.
  • - Phải là nhân viên ĐVCT, có bậc ATĐ từ 3/5 trở lên và được công nhận chức danh người cho phép.
Câu 42: Theo Quy định hoạt động mạng lưới ATVSV trong EVNNPC (QĐ 2789/QĐ-EVNNPC) thì thực hiện tổ chức mạng lưới ATVSV định kỳ như thế nào ?
  • - Định kỳ 02 năm, Công đoàn cơ sở quyết định số lượng ATVSV của từng Tổ/Đội sản xuất phù hợp với tình hình thực tế để chỉ đạo các Công đoàn CSTV hướng dẫn Tổ công đoàn/Công đoàn bộ phận họp bầu ATVSV. Số lượng người trong Tổ được triệu tập để tham gia bầu cử ít nhất phải trên 50%.
  • - Định kỳ 01 năm, Công đoàn CSTV quyết định số lượng ATVSV của từng Tổ/Đội sản xuất phù hợp với hoạt động SXKD để chỉ đạo các Tổ công đoàn/Công đoàn bộ phận họp bầu ATVSV. Số lượng người trong Tổ được triệu tập để tham gia bầu cử ít nhất phải trên 70%.
  • - Khi khuyết ATVSV của Tổ sản xuất do thay đổi mô hình hoạt động hoặc do điều động, phân công của Thủ trưởng đơn vị, nếu thấy cần thiết bổ sung ATVSV, Tổ trưởng Công đoàn kịp thời báo cáo Công đoàn cơ sở thành viên/Công đoàn bộ phận và thực hiện bầu ATVSV thay thế, bổ sung.
  • - Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 43: Theo Quy định hoạt động mạng lưới ATVSV trong EVNNPC (QĐ 2789/QĐ-EVNNPC) thì quyền của ATVSV được quy định như thế nào ?
  • - Tham gia ý kiến xây dựng các nội dung kế hoạch AT-VSLĐ của tổ, đội để tập hợp xây dựng kế hoạch AT-VSLĐ chung của đơn vị. Tham gia ý kiến xây dựng các biện pháp an toàn, phương án làm việc AT-VSLĐ trong phạm vi tổ, đội.
  • - Đôn đốc, nhắc nhở, hướng dẫn mọi người trong tổ sản xuất chấp hành nghiêm chỉnh quy định về ATVSLĐ, bảo quản các thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân.
  • - Báo cáo Chủ tịch/Tổ trưởng Công đoàn hoặc Công đoàn Bộ phận/ Công đoàn cơ sở thành viên/Công đoàn cơ sở khi phát hiện vi phạm về ATVSLĐ tại nơi làm việc hoặc trường hợp mất ATVSLĐ của máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt đã kiến nghị mà không được khắc phụ- Đồng thời thông báo cho cán bộ an toàn của đơn vị được biết để phối hợp kiểm tra.
  • - Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 44: Theo Quy định hoạt động mạng lưới ATVSV trong EVNNPC (QĐ 2789/QĐ-EVNNPC) thì nhiệm vụ của ATVSV được quy định như thế nào ?
  • - Đôn đốc, nhắc nhở, hướng dẫn mọi người trong tổ sản xuất chấp hành nghiêm chỉnh quy định về ATVSLĐ, bảo quản các thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân.
  • - Được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp hoạt động.
  • - Kiến nghị yêu cầu người lao động trong tổ, đội ngừng làm việc để thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, nếu thấy có nguy cơ trực tiếp gây sự cố, tai nạn lao động và chịu trách nhiệm về quyết định đó.
  • - Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 45: Theo Quy định công tác an toàn của EVN (QĐ1221/QĐ-EVN) thì khái niệm “An toàn lao động” là gì ?
  • - Là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động.
  • - Là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra bệnh nghề nghiệp đối với con người trong quá trình lao động.
  • - Là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố vệ sinh lao động để không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động.
  • - Là kế hoạch ATVSLĐ phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, bệnh nghề nghiệp, tử vong đối với con người trong quá trình lao động.
Câu 46: Theo Quy định công tác an toàn của EVN (QĐ1221/QĐ-EVN) thì khái niệm: “Nhận diện mối nguy” là gì?
  • - Là quá trình chủ động nhằm nhận ra sự tồn tại và tiềm ẩn của một hoặc nhiều mối nguy và xác định những đặc tính của nó.
  • - Là khả năng của một tình huống có thể trở thành nguy hiểm hay có hậu quả tồi tệ ở một thời điểm nào đó trong tương lai.
  • - Là sự kết hợp của xác suất xảy ra tổn hại với tính nghiêm trọng của tổn hại này.
  • - Là nguồn hay tình trạng có sự tiềm ẩn sự nguy hại về chấn thương hay bệnh tật, thiệt hại tài sản, môi trường làm việc, hay là sự kết hợp các dạng nguy hại trên.
Câu 47: Theo Quy định công tác an toàn của EVN (QĐ1221/QĐ-EVN) thì khái niệm: “Phương tiện PCCC và CNCH” là gì?
  • - Là các phương tiện cơ giới, máy móc, thiết bị, dụng cụ, hóa chất, công cụ hỗ trợ, phương tiện thô sơ chuyên dùng cho việc PCCC và CNCH, cứu người, cứu tài sản.
  • - Là các phương tiện cơ giới, máy móc, thiết bị, dụng cụ, hóa chất, công cụ hỗ trợ, phương tiện thô sơ chuyên dùng cho việc PCTT & TKCN, cứu người, cứu tài sản.
  • - Là cách thức tổ chức vận hành phương tiện cơ giới, máy móc, thiết bị, dụng cụ, hóa chất, công cụ hỗ trợ, phương tiện thô sơ hỗ trợ cho việc PCCC và CNCH, cứu người, cứu tài sản.
  • - Là cách thức tổ chức vận hành, sử dụng các phương tiện cơ giới, máy móc, thiết bị, dụng cụ, hóa chất, công cụ hỗ trợ, phương tiện thô sơ hỗ trợ cho việc PCCC và CNCH, PCTT & TKCN, cứu người, cứu tài sản.
Câu 48: Theo Quy định công tác an toàn của EVN (QĐ1221/QĐ-EVN) thì khái niệm: “Phòng, chống thiên tai” là gì?
  • - Là quá trình mang tính hệ thống bao gồm hoạt động phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.
  • - Là quá trình mang tính tổng hợp bao gồm hoạt động phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả lụt bão.
  • - Là quá trình mang tính cảnh báo bao gồm hoạt động phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả do cháy nổ gây ra.
  • - Là quá trình mang tính hệ thống bao gồm hoạt động phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả sự cố.
Câu 49: Theo Quy định tại Thông tư 05/2021/TT-BCT thì việc huấn luyện, cấp Thẻ an toàn điện cho Người vận hành, thí nghiệm, xây lắp, sửa chữa đường dây điện hoặc thiết bị điện ở doanh nghiệp là ?
  • - Người sử dụng lao động của doanh nghiệp hoạt động điện lực.
  • - Sở Công Thương tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
  • - Sở LĐTBXH tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
  • - Phòng an toàn các Công ty phát, truyền tải, phân phối điện.
Câu 50: Theo Quy định chức năng, nhiệm vụ của CBATCT, CBATBCT (QĐ 780/QĐ-EVNNPC) thì sau khi đình chỉ công việc do phát hiện các nguy cơ xảy ra TNLĐ, CBAT yêu cầu bộ phận bị đình chỉ giải quyết công việc gì?
  • - Thực hiện các biện pháp đảm bảo AT-VSLĐ.
  • - Yêu cầu thu dọn dụng cụ, rút người ra khỏi vị trí công tác .
  • - Tháo dỡ, giải phóng các BPAT đã thực hiện trước đấy.
  • - Thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông tại hiện trường, chờ lệnh rút người khỏi vị trí công tác.
Câu 51: Theo Quy trình An toàn điện (QĐ 959/QĐ-EVN) thì những điều kiện quy định cho chức danh người GSATĐ trong PCT là ?
  • - Được đơn vị QLVH hoặc đơn vị làm công việc cử, có bậc ATĐ từ 4/5 trở lên và được công nhận chức danh này.
  • - Phải là lãnh đạo đơn vị QLVH, có bậc ATĐ từ 4/5 trở lên và được công nhận chức danh này.
  • - Phải thuộc các cấp chỉ huy điều độ vận hành đang làm nhiệm vụ trong ca trực, có bậc ATĐ từ 4/5 trở lên và được công nhận chức danh này.
  • - Phải là nhân viên vận hành đang làm nhiệm vụ trong ca trực, có bậc ATĐ từ 4/5 trở lên và được công nhận chức danh người GSATĐ.
Câu 52: Theo Quy định hoạt động mạng lưới ATVSV trong EVNNPC (QĐ 2789/QĐ-EVNNPC) thì tổ chức mạng lưới khi khuyết ATVSV do thay đổi mô hình hoặc do điều động phân công thì thực hiện như thế nào ?
  • - Tổ trưởng Công đoàn kịp thời báo cáo Công đoàn cơ sở thành viên/Công đoàn bộ phận và thực hiện bầu ATVSV thay thế, bổ sung.
  • - Định kỳ 02 năm, Công đoàn cơ sở quyết định số lượng ATVSV của từng Tổ/Đội sản xuất phù hợp với tình hình thực tế để chỉ đạo các Công đoàn CSTV hướng dẫn Tổ công đoàn/Công đoàn bộ phận họp bầu ATVSV. Số lượng người trong Tổ được triệu tập để tham gia bầu cử ít nhất phải trên 50%.
  • - Định kỳ 01 năm, Công đoàn cơ sở quyết định số lượng ATVSV của từng Tổ/Đội sản xuất phù hợp với tình hình SXKD để chỉ đạo các Công đoàn bộ phận hướng dẫn Tổ công đoàn/Công đoàn cơ sở họp bầu ATVSV. Số lượng người trong Tổ được triệu tập để tham gia bầu cử ít nhất phải trên 70%.
  • - Định kỳ 06 tháng, Công đoàn cơ sở phối hợp với chính quyền quyết định số lượng ATVSV của từng Tổ/Đội sản xuất phù hợp với tình hình thực tế để chỉ đạo các Công đoàn bộ phận họp bầu ATVSV. Số lượng người trong Tổ được triệu tập để tham gia bầu cử ít nhất phải trên 50%.
Câu 53: Theo Quy định hoạt động mạng lưới ATVSV trong EVNNPC (QĐ 2789/QĐ-EVNNPC) thì quyền của ATVSV được quy định như thế nào ?
  • - Được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp hoạt động.
  • - Đôn đốc, nhắc nhở, hướng dẫn mọi người trong tổ sản xuất chấp hành nghiêm chỉnh quy định về ATVSLĐ, bảo quản các thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân.
  • - Giám sát việc thực hiện tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình, nội quy ATVSLĐ, phát hiện những thiếu sót, vi phạm về ATVSLĐ và những trường hợp mất an toàn, vệ sinh của máy, thiết bị, vật tư, chất, nơi làm việc.
  • - Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 54: Theo Quy định hoạt động mạng lưới ATVSV trong EVNNPC (QĐ 2789/QĐ-EVNNPC) thì nhiệm vụ của ATVSV được quy định như thế nào ?
  • - Giám sát việc thực hiện tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình, nội quy ATVSLĐ, phát hiện những thiếu sót, vi phạm về ATVSLĐ và những trường hợp mất an toàn, vệ sinh của máy, thiết bị, vật tư, chất, nơi làm việc.
  • - Được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp hoạt động.
  • - Kiến nghị yêu cầu người lao động trong tổ, đội ngừng làm việc để thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, nếu thấy có nguy cơ trực tiếp gây sự cố, tai nạn lao động và chịu trách nhiệm về quyết định đó.
  • - Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 55: Theo Quy định công tác an toàn của EVN (QĐ1221/QĐ-EVN) thì khái niệm: “Vệ sinh lao động” là gì?
  • - Là giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động.
  • - Là giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây tai nạn, gây thương tích cho con người trong quá trình lao động.
  • - Là kế hoạch phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy giảm hiệu quả của công tác an toàn vệ sinh lao động cho con người trong quá trình lao động.
  • - Là phương tiện phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh tật, tai nạn và làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động.
Câu 56: Theo Quy định công tác an toàn của EVN (QĐ1221/QĐ-EVN) thì khái niệm: “Quản lý rủi ro” là gì?
  • - Là việc áp dụng các BPKT, quản lý nhằm đảm bảo tất cả các rủi ro tiềm tàng phải được xác định, phân tích, đánh giá đối với tất cả các công trình, máy, thiết bị, dây chuyền.
  • - Là việc triển khai áp dụng các biện pháp ATVSLĐ nhằm đảm bảo tất cả các rủi ro tiềm tàng phải được xác định, phân tích, đánh giá đối với tất cả các công trình, máy, thiết bị, dây chuyền, quá trình công nghệ và trong tất cả các giai đoạn hoạt động.
  • - Là việc áp dụng các biện pháp tổ chức nhằm đảm bảo tất cả các rủi ro tiềm tàng phải được xác định, phân tích, đánh giá đối với tất cả các công trình, máy, thiết bị, dây chuyền, quá trình công nghệ và trong tất cả các giai đoạn hoạt động.
  • - Là quá trình đánh giá rủi ro nhằm đảm bảo tất cả các rủi ro tiềm tàng phải được xác định, phân tích, đánh giá đối với tất cả các công trình, máy, thiết bị, dây chuyền, quá trình công nghệ và trong tất cả các giai đoạn hoạt động.
Câu 57: Theo Quy định công tác an toàn của EVN (QĐ1221/QĐ-EVN) thì những thành phần nào của đơn vị phải được đào tạo, huấn luyện về kỹ năng và kế hoạch ứng cứu khẩn cấp?
  • - Thành viên BCH, Đội xung kích PCTT&TKCN, Đội PCCC và CNCH
  • - Thành viên ban lãnh đạo đơn vị, Đội trưởng xung kích PCTT&TKCN, Đội trưởng PCCC và CNCH.
  • - Cán bộ an toàn chuyên trách, bán chuyên trách, Đội xung kích PCTT&TKCN, Đội PCCC và CNCH, đội ngũ ATVSV.
  • - Đội trưởng, đội phó Đội xung kích PCTT&TKCN, Đội trưởng, đội phó PCCC và CNCH.
Câu 58: Theo Quy định công tác an toàn của EVN (QĐ1221/QĐ-EVN) thì việc tổ chức quan trắc môi trường lao động hằng năm được quy định như thế nào?
  • - Hằng năm hoặc khi có thay đổi về quy trình công nghệ, quy trình sản xuất, khi thực hiện cải tạo, nâng cấp cơ sở lao động có nguy cơ phát sinh yếu tố nguy hại mới đối với sức khỏe người lao động.
  • - Khi có thay đổi về lãnh đạo đơn vị, quy trình công nghệ, quy trình sản xuất, khi thực hiện cải tạo, nâng cấp cơ sở lao động có nguy cơ phát sinh yếu tố nguy hại mới đối với sức khỏe người lao động.
  • - 06 tháng hoặc khi có thay đổi về quy trình công nghệ, quy trình sản xuất, khi thực hiện cải tạo, nâng cấp cơ sở lao động có nguy cơ phát sinh yếu tố nguy hại mới đối với sức khỏe người lao động.
  • - Hàng tháng khi có thay đổi về quy trình công nghệ, quy trình sản xuất, khi thực hiện cải tạo, nâng cấp cơ sở lao động có nguy cơ phát sinh yếu tố nguy hại mới đối với sức khỏe người lao động.
Câu 59: Theo Quy định tại Thông tư 05/2021/TT-BCT quy định về sử dụng Thẻ an toàn điện (ATĐ) như thế nào?
  • - Người lao động phải mang theo Thẻ ATĐ trong suốt quá trình làm việc, xuất trình Thẻ theo yêu cầu của người cho phép, người sử dụng lao động và những người có thẩm quyền.
  • - Người sử dụng lao động quản lý Thẻ ATĐ và xuất trình khi có yêu cầu của các đoàn thanh tra, kiểm tra về an toàn điện.
  • - Người quản lý trực tiếp của người lao động quản lý Thẻ ATĐ và xuất trình khi có yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc của các đoàn thanh tra, kiểm tra về an toàn điện.
  • - Người quản lý sử dụng, người lao động mang theo Thẻ ATĐ trong người trong mọi trường hợp.
Câu 60: Theo Quy định chức năng, nhiệm vụ của CBATCT, CBATBCT (QĐ 780/QĐ-EVNNPC) thì CBAT báo cáo vượt cấp quy định như thế nào?
  • - CBAT có quyền báo cáo vượt cấp lên cấp trên khi lãnh đạo đơn vị cơ sở: không xử lý các hiện tượng mất an toàn, cố ý sai phạm, có tình che giấu các vụ việc đã xảy ra.
  • - CBAT có quyền báo cáo vượt cấp lên cấp trên khi lãnh đạo Công ty: không xử lý các hiện tượng mất an toàn, cố ý sai phạm, có tình che giấu các vụ việc đã xảy ra.
  • - CBAT có quyền báo cáo vượt cấp lên cấp trên khi lãnh đạo các Đội thuộc đơn vị cơ sở: không xử lý các hiện tượng mất an toàn, cố ý sai phạm, có tình che giấu các vụ việc đã xảy ra.
  • - CBAT có quyền báo cáo vượt cấp lên cấp trên khi người lao động: không xử lý các hiện tượng mất an toàn, cố ý sai phạm, có tình che giấu các vụ việc đã xảy ra.
Câu 61: Theo Quy trình An toàn điện (QĐ 959/QĐ-EVN) trong các đối tượng không bắt buộc phải cấp thẻ an toàn điện nhưng phải được bồi huấn QTATĐ, gồm ?
  • - CBCNV quản lý kỹ thuật không liên quan, không sản xuất trực tiếp đến an toàn điện trong sản xuất, vận hành, sửa chữa, thí nghiệm. CBCNV làm công tác hỗ trợ việc thi công, giám sát, khảo sát công trình điện lực.
  • - Cán bộ quản lý kỹ thuật liên quan trực tiếp đến an toàn điện trong sản xuất, vận hành, sửa chữa, thí nghiệm.
  • - Người tham gia thực hiện PCT/LCT, Nhân viên vận hành, Nhân viên lái xe chuyên dùng phục vụ công tác điện.
  • - Người vận hành, thí nghiệm, kiểm định, xây dựng, sửa chữa đường dây hoặc thiết bị điện, bao gồm cả treo, tháo, kiểm tra, kiểm định hệ thống đo đếm điện năng.
Câu 62: Theo Quy định hoạt động mạng lưới ATVSV trong EVNNPC (QĐ 2789/QĐ-EVNNPC) thì chế độ hoạt động hàng ngày của ATVSV được quy định như thế nào ?
  • - Thường xuyên giám sát việc thực hiện tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình, nội quy ATVSLĐ, phát hiện những thiếu sót, vi phạm về ATVSLĐ, những trường hợp mất ATVSLĐ của máy, thiết bị, vật tư, chất tại nơi làm việc.
  • - Tham gia các buổi họp đánh giá về công tác an toàn trong tuần của tổ, đội, đơn vị cơ sở và phát biểu khi thấy cần thiết đảm bảo an toàn trong thực hiện công việc; tham gia xét chế độ ATĐ, thi đua của tổ.
  • - Định kỳ hàng tháng, ATVSV báo cáo kết quả hoạt động với Công đoàn cơ sở thành viên, Công đoàn bộ phận để làm căn cứ đánh giá hoạt động, đồng thời gửi cho bộ phận an toàn của đơn vị được biết để phối hợp thực hiện.
  • - Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 63: Theo Quy định hoạt động mạng lưới ATVSV trong EVNNPC (QĐ 2789/QĐ-EVNNPC) thì chế độ hoạt động hàng tuần của ATVSV được quy định như thế nào ?
  • - Tham gia các buổi họp đánh giá về công tác an toàn trong tuần của tổ, đội, đơn vị cơ sở và phát biểu khi thấy cần thiết đảm bảo an toàn trong thực hiện công việc; tham gia xét chế độ ATĐ, thi đua của tổ..
  • - Hàng quý ATVSV được tham gia trong đoàn kiểm tra toàn diện công tác AT-VSLĐ của tổ (đội), đơn vị cơ sở; tham gia bình xét thi đua của tổ.
  • - Tham gia buổi sinh hoạt vào đầu giờ làm việc, các buổi họp khác về công tác an toàn và tham gia ý kiến khi thấy cần thiết đảm bảo an toàn trong thực hiện công việc của tổ, nhóm.
  • - Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 64: Theo Quy định hoạt động mạng lưới ATVSV trong EVNNPC (QĐ 2789/QĐ-EVNNPC) thì việc thực hiện khen thưởng đối với ATVSV được quy định như thế nào ?
  • - Hàng năm, các Công đoàn cơ sở phối hợp với chuyên môn cùng cấp biểu dương khen thưởng các ATVSV có thành tích xuất sắc, trên cơ sở đề xuất, lựa chọn của các Công đoàn CSTV trực thuộc, và qua đánh giá kết quả hoạt động của ATVSV.
  • - Định kỳ hàng tháng, ATVSV báo cáo thành tích hoạt động với Công đoàn cơ sở thành viên, Công đoàn bộ phận để đề xuất cấp trên khen thưởng.
  • - Định kỳ hàng quý, ATVSV báo cáo thành tích hoạt động với Công đoàn cơ sở thành viên, Công đoàn bộ phận để đề xuất cấp trên khen thưởng.
  • - Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 65: Theo Quy định công tác an toàn của EVN (QĐ1221/QĐ-EVN) thì nội dung xây dựng đánh giá rủi ro về ATVSLĐ là ?
  • - Xác định mối nguy hiểm; Đánh giá tần suất, mức độ rủi ro về ATVSLĐ; Các giải pháp kiểm soát, giảm thiểu rủi ro về ATVSLĐ.
  • - Xác định mối nguy hiểm; Đánh giá mức độ an toàn trong khi làm việc; Các giải pháp kiểm tra, ngăn chặn rủi ro về ATVSLĐ.
  • - Hệ thống quản lý PCTT và TKCN; Đánh giá mức độ rủi ro về an toàn; Lập kế hoạch phòng chống tai nạn thương tích.
  • - Hệ thống quản lý PCCC và CNCH; Đánh giá mức độ rủi ro về PCCC và CNCH; Các giải pháp kiểm soát, giảm thiểu rủi ro về ATVSLĐ.
Câu 66: Theo Quy định công tác an toàn của EVN (QĐ1221/QĐ-EVN) thì khái niệm: “Mối nguy” là gì?
  • - Là nguồn hay tình trạng có sự tiềm ẩn sự nguy hại về chấn thương hay bệnh tật, thiệt hại tài sản, môi trường làm việc, hay là sự kết hợp các dạng nguy hại trên.
  • - Là khả năng của một tình huống có thể trở thành nguy hiểm hay có hậu quả tồi tệ ở một thời điểm nào đó trong tương lai.
  • - Là sự kết hợp của xác suất xảy ra tổn hại với tính nghiêm trọng của tổn hại này.
  • - Tất cả các đáp án trên đều sai.
Câu 67: Theo Quy định công tác an toàn của EVN (QĐ1221/QĐ-EVN) thì khái niệm: “Hệ thống phòng cháy” là gì ?
  • - Là tổng hợp tất cả các yêu cầu, các biện pháp và phương tiện kỹ thuật để loại trừ khả năng phát sinh đám cháy.
  • - Là tổng hợp tất cả các yêu cầu, các biện pháp an toàn để loại trừ khả năng phát sinh nguy cơ sự cố.
  • - Là tổng hợp tất cả các nguy cơ phát sinh đám cháy, các biện pháp và phương tiện kỹ thuật để ngăn chặn.
  • - Là tổng hợp tất cả các đề xuất, kiến nghị để thực hiện các biện pháp tổ chức nhằm loại trừ khả năng cháy nổ thiết bị.
Câu 68: Theo Quy định tại Thông tư 05/2021/TT-BCT quy định về các tiêu chuẩn của Người huấn luyện phần thực hành là ?
  • - Phải có trình độ cao đẳng trở lên, thông thạo và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm công việc phù hợp với chuyên ngành huấn luyện.
  • - Phải có trình độ đại học trở lên phù hợp với chuyên ngành huấn luyện.
  • - Phải có trình độ đại học trở lên phù hợp với chuyên ngành huấn luyện và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm công tác trong chuyên ngành đó.
  • - Phải có trình độ cao đẳng trở lên phù hợp với chuyên ngành huấn luyện và có chứng chỉ là giảng viên huấn luyện AT-VSLĐ.
Câu 69: Theo Quy định chức năng, nhiệm vụ của CBATCT, CBATBCT (QĐ 780/QĐ-EVNNPC) thì CBATCT và CBATBCT chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ theo cấp nào ?
  • - Theo chỉ đạo của lãnh đạo đơn vị, đơn vị cơ sở và hướng dẫn của phòng An toàn hoặc phòng KT-AT Công ty.
  • - Theo chỉ đạo của lãnh đạo Tổng công ty và hướng dẫn của các phòng An toàn, phòng Kỹ thuật, phòng Điều độ các cấp.
  • - Theo chỉ đạo, phối hợp của chủ tịch công đoàn và hướng dẫn của Ban an toàn Tổng Công ty.
  • - Theo chỉ đạo của lãnh đạo phòng An toàn hoặc phòng KT-AT Công ty.
Câu 70: Theo Quy định chức năng, nhiệm vụ của CBATCT, CBATBCT (QĐ 780/QĐ-EVNNPC) thì CBATCT và CBATBCT chịu sự quản lý và chỉ đạo trực tiếp của ai ?
  • - Chịu sự quản lý trực tiếp và chỉ đạo trực tiếp của các ông (bà) Giám đốc hoặc PGĐ phụ trách kỹ thuật đơn vị cơ sở hoặc lãnh đạo đơn vị cấp tương đương.
  • - Chịu sự quản lý trực tiếp và chỉ đạo trực tiếp của các ông (bà) TP KHKTAT đơn vị cơ sở hoặc lãnh đạo đơn vị cấp tương đương.
  • - Chịu sự quản lý trực tiếp và chỉ đạo trực tiếp của các ông (bà) Đội trưởng Đội QLVH đơn vị cơ sở hoặc lãnh đạo đơn vị cấp tương đương.
  • - Chịu sự quản lý trực tiếp và chỉ đạo trực tiếp của các ông (bà) Trưởng phòng an toàn Công ty hoặc lãnh đạo đơn vị cấp tương đương.
Câu 71: Theo Quy trình An toàn điện (QĐ 959/QĐ-EVN) quy định về phối hợp vận hành đối với trạm điện không người trực như thế nào?
  • - Đơn vị QLVH và cấp điều độ có quyền điều khiển có trách nhiệm xây dựng và thống nhất quy trình phối hợp vận hành trạm điện không người trực (KNT) để hướng dẫn nhân viên vận hành trong thao tác và xử lý sự cố.
  • - Cấp điều độ có quyền kiểm tra có trách nhiệm xây dựng và thống nhất quy định vận hành trạm điện KNT để hướng dẫn nhân viên vận hành, thao tác và xử lý sự cố.
  • - Đơn vị QLVH có trách nhiệm xây dựng và thống nhất các quy định phối hợp vận hành trạm điện KNT để hướng dẫn nhân viên vận hành trong thao tác và xử lý sự cố.
  • Đơn vị QLVH và cấp điều độ có quyền nắm thông tin có trách nhiệm xây dựng và thống nhất quy trình phối hợp vận hành trạm điện KNT để hướng dẫn nhân viên vận hành trong thao tác và xử lý sự cố.
Câu 72: Theo Quy định hoạt động mạng lưới ATVSV trong EVNNPC (QĐ 2789/QĐ-EVNNPC) thì chế độ hoạt động hàng ngày của ATVSV được quy định như thế nào ?
  • - Thường xuyên giám sát việc thực hiện tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình, nội quy ATVSLĐ, phát hiện những thiếu sót, vi phạm về ATVSLĐ, những trường hợp mất ATVSLĐ của máy, thiết bị, vật tư, chất tại nơi làm việc.
  • - Tham gia các buổi họp đánh giá về công tác an toàn trong tuần của tổ, đội, đơn vị cơ sở và phát biểu khi thấy cần thiết đảm bảo an toàn trong thực hiện công việc; tham gia xét chế độ ATĐ, thi đua của tổ.
  • - Định kỳ hàng tháng, ATVSV báo cáo kết quả hoạt động với Công đoàn cơ sở thành viên, Công đoàn bộ phận để làm căn cứ đánh giá hoạt động, đồng thời gửi cho bộ phận an toàn của đơn vị được biết để phối hợp thực hiện.
  • - Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 73: Theo Quy định hoạt động mạng lưới ATVSV trong EVNNPC (QĐ 2789/QĐ-EVNNPC) quy định tiêu chuẩn của ATVSV như thế nào ?
  • - Là người lao động trực tiếp, am hiểu chuyên môn và kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động; đối với các Tổ, Đội sản xuất kinh doanh điện: có thâm niên công tác ít nhất 3 năm và có bậc an toàn điện 4/5 trở lên; đối với các Tổ, Đội sản xuất khác (như Bếp ăn, Tổ xe, vận chuyển xếp dỡ, xưởng thực hành,…) có thâm niên, kinh nghiệm ít nhất 3 năm công tác trong vị trí làm việc.
  • - Định kỳ 02 năm, Công đoàn cơ sở quyết định số lượng ATVSV của từng Tổ/Đội sản xuất (sau đây gọi chung là Tổ sản xuất) phù hợp với tình hình thực tế để chỉ đạo các Công đoàn CSTV hướng dẫn Tổ công đoàn/Công đoàn bộ phận họp bầu ATVSV. Số lượng người trong Tổ được triệu tập để tham gia bầu cử ít nhất phải trên 50%.
  • - Mỗi Tổ, Đội sản xuất phải có ít nhất 01 ATVSV kiêm nhiệm trong thời gian làm việ- Đối với các Tổ, Đội phải chia theo ca (Tổ Thao tác lưu động, TBA 110 kV, Tổ chốt trực của các Điện lực xa trụ sở Điện lực 20km,...), hoặc Tổ có số lượng ≥ 15 người phải bố trí thêm, nhưng không quá 03 ATVSV.
  • - Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 74: Theo Quy định hoạt động mạng lưới ATVSV trong EVNNPC (QĐ 2789/QĐ-EVNNPC) thì nhiệm vụ của ATVSV được quy định như thế nào ?
  • - Kiến nghị với Tổ trưởng, Đội trưởng sản xuất hoặc cấp trên thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hộ lao động, biện pháp bảo đảm ATVSLĐ và khắc phục kịp thời những trường hợp mất an toàn, vệ sinh của máy, thiết bị, vật tư, chất nơi làm việc.
  • - Được dành một phần thời gian làm việc tương đương ít nhất 01 ngày làm việc trong tháng để thực hiện các nhiệm vụ của ATVSV nhưng vẫn được trả lương cho thời gian thực hiện nhiệm vụ.
  • - Được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp hoạt động.
  • - Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 75: Theo Quy định công tác an toàn của EVN (QĐ1221/QĐ-EVN) thì khái niệm: “Ứng cứu khẩn cấp” là gì ?
  • - Là tổ chức, ứng phó các tình huống khẩn cấp như CNCH, PCCN, phòng chống thiên tai, sự cố môi trường theo quy định.
  • - Là BPAT xử lý các tình huống khẩn cấp như CNCH, PCCN, phòng chống thiên tai, sự cố môi trường theo quy định.
  • - Là tổ chức, ứng phó các tình huống khẩn cấp như sự cố lưới điện, phòng tránh TNLĐ theo quy định.
  • - Là kế hoạch xử lý các tình huống khẩn cấp như CNCH, PCCN, phòng chống thiên tai, sự cố môi trường theo quy định.
Câu 76: Theo Quy định công tác an toàn của EVN (QĐ1221/QĐ-EVN) thì khái niệm: “Người đứng đầu về công tác PCCC và CNCH’’ là ai ?
  • - Là Tổng giám đốc / Giám đốc hoặc người được ủy quyền thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý công tác PCCC và CNCH của đơn vị, cơ sở.
  • - Là người có thẩm quyền hoặc được ủy quyền thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý công tác PCTT và TKCN của đơn vị, cơ sở.
  • - Là người có thẩm quyền hoặc được ủy quyền thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý công tác PCCC và CNCH của nhà nước.
  • - Là lãnh đạo đơn vị cơ sở thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý công tác PCCC và CNCH của đơn vị, cơ sở.
Câu 77: Theo Quy định công tác an toàn của EVN (QĐ1221/QĐ-EVN) thì khái niệm: “Rủi ro thiên tai” là gì ?
  • - Là thiệt hại mà thiên tai có thể gây ra về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và hoạt động kinh tế - xã hội.
  • - Là rủi ro mà người lao động có thể phải chịu ảnh hưởng về sức khỏe và tài sản trong hoạt động kinh tế - xã hội.
  • - Là rủi ro không được kiểm soát dẫn đến nhiều thiệt hại làm ảnh hưởng đến đời sống người lao động bao gồm sức khỏe, tài sản,....
  • - Là thiệt hại gây ra bởi sự cố trong hệ thống điện có thể làm ảnh hưởng đến người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và hoạt động kinh tế - xã hội.
Câu 78: Theo Quy định tại Thông tư 05/2021/TT-BCT quy định về các tiêu chuẩn của Người huấn luyện phần lý thuyết là ?
  • - Phải có trình độ đại học trở lên phù hợp với chuyên ngành huấn luyện và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm công tác trong chuyên ngành đó.
  • - Phải có trình độ đại học trở lên phù hợp với chuyên ngành huấn luyện.
  • - Phải có trình độ cao đẳng trở lên phù hợp với chuyên ngành huấn luyện và có ít nhất 04 năm kinh nghiệm công tác trong chuyên ngành đó.
  • - Phải có trình độ cao đẳng trở lên phù hợp với chuyên ngành huấn luyện và có chứng chỉ là giảng viên huấn luyện AT-VSLĐ.
Câu 79: Theo Quy định chức năng, nhiệm vụ của CBATCT, CBATBCT (QĐ 780/QĐ-EVNNPC) thì tiêu chuẩn đối với CBATCT, CBATBCT có trình độ cao đẳng như thế nào?
  • - Có trình độ cao đẳng chuyên ngành kỹ thuật điện; ít nhất 04 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh của đơn vị cơ sở.
  • - Có trình độ cao đẳng chuyên ngành kinh tế điện; ít nhất 04 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh của đơn vị cơ sở.
  • - Có trình độ cao đẳng chuyên ngành hệ thống điện; ít nhất 02 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh của đơn vị cơ sở.
  • - Có trình độ cao đẳng chuyên ngành Phát dẫn điện; ít nhất 06 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh của đơn vị cơ sở.
Câu 80: Theo Quy định chức năng, nhiệm vụ của CBATCT, CBATBCT (QĐ 780/QĐ-EVNNPC) thì CBAT có quyền đình chỉ hoạt động của các loại máy, thiết bị được quy định như thế nào ?
  • - Được phép đình chỉ các loại máy, thiết bị không đảm bảo an toàn hoặc đã hết hạn sử dụng.
  • - Được phép đình chỉ các loại máy, thiết bị không đảm bảo an toàn.
  • - Được phép đình chỉ các loại máy, thiết bị đã hết hạn sử dụng.
  • - Được phép đình chỉ các loại máy, thiết bị không có tem dán kiểm định KTAT thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ.
Câu 81: Theo Quy trình An toàn điện (QĐ 959/QĐ-EVN) đối với thao tác tại chỗ, kéo ra/đưa vào vị trí vận hành thiết bị đóng cắt cao áp phải mang trang bị, DCAT nào ?
  • - Găng tay cách điện cao áp và đi ủng cách điện cao áp hoặc mang găng tay cách điện cao áp và đứng trên ghế/thảm cách điện phù hợp với cấp điện áp.
  • - Đi ủng cách điện cao áp hoặc mang găng tay cách điện cao áp và đứng trên ghế/thảm cách điện phù hợp với cấp điện áp.
  • - Găng tay cách điện cao áp và đi ủng cách điện cao áp hoặc mang găng tay cách điện cao áp và đứng trên ghế gỗ khô.
  • - Găng tay cách điện cao áp và đi ủng cách điện cao áp hoặc mang găng tay cách điện cao áp và dùng sào thao tác phù hợp với cấp điện áp.
Câu 82: Theo Quy định hoạt động mạng lưới ATVSV trong EVNNPC (QĐ 2789/QĐ-EVNNPC) thì chế độ huấn luyện của ATVSV được quy định như thế nào ?
  • - ATVSV được người sử dụng lao động tổ chức huấn luyện về công tác ATVSLĐ theo quy định của Luật ATVSLĐ, Nghị định số 44/2016/NĐ-CP là đối tượng thuộc nhóm 6.
  • - ATVSV được lãnh đạo đơn vị cơ sở tổ chức huấn luyện về công tác ATVSLĐ theo quy định của Luật Điện lực, Thông tư số 44/2016/NĐ-CP là đối tượng thuộc nhóm 6.
  • - ATVSV được phòng Tổ chức và Nhân sự tổ chức huấn luyện về công tác an toàn điện theo quy định của Luật ATVSLĐ, Nghị định số 44/2016/NĐ-CP là đối tượng thuộc nhóm 6.
  • - ATVSV được phòng An toàn tổ chức huấn luyện về công tác ATVSLĐ theo quy định của Luật Điện lực, Nghị định số 44/2016/NĐ-CP là đối tượng thuộc nhóm 6.
Câu 83: Theo Quy định hoạt động mạng lưới ATVSV trong EVNNPC (QĐ 2789/QĐ-EVNNPC) quy định chế độ hoạt động hàng tháng của ATVSV như thế nào ?
  • - Định kỳ hàng tháng, ATVSV báo cáo kết quả hoạt động với Công đoàn cơ sở thành viên, Công đoàn bộ phận để làm căn cứ đánh giá hoạt động, đồng thời gửi cho bộ phận an toàn của đơn vị được biết để phối hợp thực hiện.
  • - Công đoàn Tổng công ty phối hợp với Ban An toàn Tổng công ty và các Ban chuyên môn, xem xét, lựa chọn những ATVSV có thành tích đặc biệt xuất sắc, tiêu biểu hằng năm, đề nghị Công đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam biểu dương khen thưởng.
  • - Công đoàn cơ sở phối hợp với chuyên môn cùng cấp biểu dương khen thưởng các ATVSV có thành tích xuất sắc, trên cơ sở đề xuất, lựa chọn của các Công đoàn CSTV trực thuộc, và qua đánh giá kết quả hoạt động của ATVSV
  • - Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 84: Theo Quy định hoạt động mạng lưới ATVSV trong EVNNPC (QĐ 2789/QĐ-EVNNPC) thì đối với ATVSV không hoạt động hoặc không hoàn thành nhiệm vụ được quy định như thế nào ?
  • - Trong 2 quý liên tục, Công đoàn CSTV tổ chức họp Tổ Công đoàn lấy tín nhiệm của người lao động bằng phiếu kín; nếu có trên 50% số người lao động trong tổ sản xuất không tín nhiệm thì Công đoàn CSTV báo cáo Công đoàn cơ sở đề nghị Thủ trưởng đơn vị miễn nhiệm ATVSV.
  • - Trong 3 quý liên tục, Công đoàn tổ chức họp bộ phận Công đoàn lấy tín nhiệm của người lao động bằng phiếu kín; nếu có trên 70% số người lao động trong tổ sản xuất không tín nhiệm thì Công đoàn bộ phận báo cáo và đề nghị lãnh đạo đơn vị miễn nhiệm ATVSV.
  • - Trong 2 năm liên tục, Công đoàn tổ chức họp bộ phận Công đoàn lấy tín nhiệm của người lao động bằng phiếu kín; nếu có trên 80% số người lao động trong tổ sản xuất không tín nhiệm thì Công đoàn bộ phận báo cáo và đề nghị lãnh đạo đơn vị miễn nhiệm ATVSV.
  • - Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 85: Theo Quy định công tác an toàn của EVN (QĐ1221/QĐ-EVN) thì khái niệm: “Cứu nạn” là gì ?
  • - Là hoạt động cứu người bị nạn khỏi nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe, tính mạng của họ do sự cố, tai nạn.
  • - Là hoạt động cứu đồng nghiệp ra khỏi môi trường làm việc độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần của họ.
  • - Là hoạt động cứu người bị nạn khỏi nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe, trạng thái của họ do ảnh hưởng của điều kiện làm việc gây ra.
  • - Là hoạt động cứu người bị nạn khỏi nơi có điều kiện vệ sinh lao động không tốt, có hại cho sức khỏe.
Câu 86: Theo Quy định công tác an toàn của EVN (QĐ1221/QĐ-EVN) thì khái niệm: “Đội PCCC cơ sở” là gì?
  • - Là tổ chức gồm những người được giao nhiệm vụ PCCC tại cơ sở, hoạt động theo chế độ chuyên trách hoặc không chuyên trách.
  • - Là tổ chức gồm những người được giao nhiệm vụ PCTT tại cơ sở, hoạt động theo chế độ chuyên trách hoặc không chuyên trách.
  • - Là tổ chức gồm những người được giao nhiệm vụ PCCC tại cơ sở, hoạt động theo chế độ chuyên trách.
  • - Là tổ chức gồm những người được giao nhiệm vụ PCCC tại cơ sở, hoạt động theo chế độ bán chuyên trách.
Câu 87: Theo Quy định công tác an toàn của EVN (QĐ1221/QĐ-EVN) thì việc cập nhật phân tích, đánh giá rủi ro được quy định như thế nào?
  • - Định kỳ hàng năm cập nhật phân tích, đánh giá rủi ro về ATVSLĐ theo quy định pháp luật.
  • - Định kỳ hàng quý cập nhật phân tích, đánh giá rủi ro về ATVSLĐ theo quy định tại Thông tư số 07/2016/TT-BLĐTBXH.
  • - Định kỳ 6 tháng và cả năm cập nhật phân tích, đánh giá rủi ro về ATVSLĐ theo quy định tại Thông tư số 07/2016/TT-BLĐTBXH.
  • - Định kỳ hàng năm cập nhật phân tích, đánh giá rủi ro về ATVSLĐ theo quy định tại Thông tư số 07/2016/TT-BLĐTBXH.
Câu 88: Theo Quy định tại Thông tư 05/2021/TT-BCT quy định thì nội dung nào dưới đây không thuộc Nội dung huấn luyện cho người làm công việc thí nghiệm điện?
  • - An toàn khi kiểm tra thiết bị điện; đưa thiết bị điện vào hoặc ngừng vận hành; làm việc với các thiết bị điện, hệ thống điện một chiều;
  • - Quy trình vận hành, quy trình thí nghiệm, quy định an toàn cho các thiết bị của trạm kiểm định, phòng thí nghiệm.
  • - Biện pháp tổ chức đảm bảo an toàn khi thử nghiệm, kiểm định.
  • - An toàn điện trong việc tiến hành thử nghiệm, kiểm định các thiết bị, dụng cụ điện, vật liệu điện.
Câu 89: Theo Quy định tại Thông tư 05/2021/TT-BCT quy định những đối tượng áp dụng của Thông tư bao gồm ?
  • - Các tổ chức, cá nhân có hoạt động điện lực và sử dụng điện; sử dụng, vận hành các thiết bị, dụng cụ điện phải kiểm định an toàn kỹ thuật; tổ chức kiểm định an toàn kỹ thuật thiết bị, dụng cụ điện.
  • - Lực lượng vũ trang, doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có sử dụng điện; các cơ quan hành chính nhà nước và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
  • - Doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có nguồn điện đấu vào lưới điện Quốc gia.
  • - Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có lưới điện đấu vào lưới điện Quốc gia.
Câu 90: Theo Quy định chức năng, nhiệm vụ của CBATCT, CBATBCT (QĐ 1814/QĐ-EVNNPC ngày 26/6/2019) thì đối tượng CBATCT được hưởng chế độ gì?
  • - Được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm mức 3 (tương ứng với hệ số 0,3; mức phụ cấp là 795.000 nghìn đồng, theo điểm c - mục 2 – phụ lục 2 của QĐ 214/QĐ-EVN ngày 09/12/2016, hiện nay là QĐ 31/QĐ-HĐTV của EVN ngày 01/4/2021). Các quyền lợi khác được hưởng theo quy định của Tổng công ty Điện lực miền Bắ-
  • - Được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiêm tương đương Đội trưởng đơn vị cấp 4 và các quyền lợi khác theo quy định của Tổng công ty Điện lực miền Bắc.
  • - Được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm mức 4 (tương ứng với hệ số 0,4; mức phụ cấp là 1.060.000 nghìn đồng, theo điểm d - mục 2 – phụ lục 2 của QĐ 214/QĐ-EVN ngày 09/12/2016, hiện nay là QĐ 31/QĐ-HĐTV ngày 01/4/2021). Các quyền lợi khác được hưởng theo quy định của Tổng công ty Điện lực miền Bắc.
  • - Được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm mức 2 (tương ứng với hệ số 0,2; mức phụ cấp là 530.000 nghìn đồng, theo điểm b - mục 2 – phụ lục 2 của QĐ 214/QĐ-EVN ngày 09/12/2016, hiện nay là QĐ 31/QĐ-HĐTV ngày 01/4/2021). Các quyền lợi khác được hưởng theo quy định của Tổng công ty Điện lực miền Bắc.
Câu 91: Theo Quy trình An toàn điện (QĐ 959/QĐ-EVN), quy định về khoảng cách khi đào đất đối với đường cáp ngầm bằng các phương tiện thi công như xe ôtô, máy xúc là:
  • - Phương tiện phải cách đường cáp điện ít nhất 01m; các phương tiện đào đất bằng phương pháp rung phải cách đường cáp ít nhất 05m.
  • - Phương tiện phải cách đường cáp điện ít nhất 02m; các phương tiện đào đất bằng phương pháp rung phải cách đường cáp ít nhất 04m.
  • - Phương tiện phải cách đường cáp điện ít nhất 03m; các phương tiện đào đất bằng phương pháp rung phải cách đường cáp ít nhất 06m.
  • - Phương tiện phải cách đường cáp điện ít nhất 04m; các phương tiện đào đất bằng phương pháp rung phải cách đường cáp ít nhất 07m.
Câu 92: Theo Quy định công tác an toàn của EVN (QĐ1221/QĐ-EVN) quy định trách nhiệm của NLĐ trong việc thực thi VHAT như thế nào?
  • - Có trách nhiệm thực thi VHAT theo các hướng dẫn của đơn vị; tham gia đầy đủ, trả lời trung thực các khảo sát, đánh giá về VHAT tại đơn vị.
  • - Khảo sát, đánh giá hiện trạng VHAT của đơn vị hàng năm; Xây dựng kế hoạch thực thi, nâng cao VHAT hàng năm.
  • - Phối hợp với tổ chức Công đoàn cùng cấp tuyên truyền sâu rộng về VHAT cho mọi đối tượng trong đơn vị.
  • - Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 93: Theo Quy trình An toàn điện (QĐ 959/QĐ-EVN) quy định trong trường hợp làm việc trên các đường cáp vặn xoắn hoặc dây bọc hạ áp, vị trí đặt nối đất được quy định như thế nào?
  • - Thực hiện nối đất tại điểm hở như hộp aptomat đầu nguồn, hộp phân dây, ghíp nối, đầu chờ nối đất.
  • - Trong trường hợp không thực hiện được nối đất các đường cáp vặn xoắn thì tạm dừng thi công và xin ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo đơn vị.
  • - ĐVQLVH phải tăng cường giám sát tại nơi làm việ- Phải thực hiện các BPAT của ĐVCT xây dựng theo quy trình đảm bảo an toàn riêng được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
  • - Không cần thực hiện nối đất đối với cáp vặn xoắn, cử người giám sát đảm bảo an toàn khi thực hiện công việc.
Câu 94: Theo Quy định hoạt động mạng lưới ATVSV trong EVNNPC (QĐ 2789/QĐ-EVNNPC) quy định tổ chức mạng lưới ATVSV như thế nào ?
  • - Mỗi Tổ, Đội sản xuất phải có ít nhất 01 ATVSV kiêm nhiệm trong thời gian làm việ- Đối với các Tổ, Đội phải chia theo ca (Tổ Thao tác lưu động, TBA 110 kV, Tổ chốt trực của các Điện lực xa trụ sở Điện lực 20km,...), hoặc Tổ có số lượng ≥ 15 người phải bố trí thêm, nhưng không quá 03 ATVSV.
  • - Mỗi Tổ, Đội, Phòng, Ban phải có ít nhất 01 ATVSV kiêm nhiệm trong thời gian làm việ- Đối với các Tổ, Đội, Xí nghiệp, Đơn vị cơ sở phải chia theo khu vực (Tổ Thao tác lưu động, TBA 110 kV, Tổ chốt trực của các Điện lực xa trụ sở Điện lực 20km,...), hoặc Tổ có số lượng ≥ 20 người phải bố trí thêm, nhưng không quá 05 ATVSV.
  • - Mỗi Đơn vị, Đơn vị cơ sở sản xuất kinh doanh phải có ít nhất 01 ATVSV kiêm nhiệm trong thời gian làm việ- Đối với các Tổ, Đội phải chia theo ca yêu cầu mỗi ca phải có 01 ATVSV kiêm nhiệm, hoặc Tổ có số lượng ≥ 10 người phải bố trí thêm nhưng không quá 02 ATVSV.
  • - Mỗi Đơn vị cơ sở trực tiếp sản xuất phải có ít nhất 01 ATVSV chuyên trách trong thời gian làm việ- Đối với các Đơn vị cơ sở phải chia theo ca yêu cầu mỗi ca phải có 01 ATVSV kiêm nhiệm, hoặc Tổ có số lượng ≥ 20 người phải bố trí thêm, nhưng không quá 03 ATVSV.
Câu 95: Theo Quy định công tác an toàn của EVN (QĐ1221/QĐ-EVN) thì khái niệm: “Bệnh nghề nghiệp” là gì?
  • - Là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động.
  • - Là bệnh phát sinh do tai nạn lao động gây ra đối với người lao động.
  • - Là bệnh phát sinh do vệ sinh lao động của nghề nghiệp tác động đối với người lao động.
  • - Là bệnh phát sinh do sức khỏe bản thân tác động đến quá trình làm việc của người lao động.
Câu 96: Theo Quy định công tác an toàn của EVN (QĐ1221/QĐ-EVN) thì nội dung nào không thuộc kế hoạch ứng cứu khẩn cấp?
  • - Xác định mối nguy hiểm; Đánh giá mức độ rủi ro về ATVSLĐ; Các giải pháp kiểm soát, giảm thiểu rủi ro về ATVSLĐ.
  • - Sơ đồ tổ chức, phân cấp trách nhiệm, hệ thống báo cáo khi xảy ra tai nạn hoặc xuất hiện các tình huống nguy hiểm; Sơ đồ liên lạc và báo cáo cơ quan có thẩm quyền.
  • - Phương án sơ tán người lao động ra khỏi khu vực nguy hiểm; Phương án và biện pháp sơ cứu, cấp cứu người bị nạn; Phương án diễn tập, biên bản đánh giá kết quả luyện tập và diễn tập xử lý các tình huống giả định tại đơn vị.
  • - Nguồn lực bên trong và bên ngoài sẵn có hoặc sẽ huy động để ứng cứu có hiệu quả các tình huống khẩn cấp; Biện pháp ngăn chặn, khắc phục hậu quả do sự cố gây ra.
Câu 97: Theo Quy định công tác an toàn của EVN (QĐ1221/QĐ-EVN) thì bộ máy quản lý Công tác an toàn có chức năng gì?
  • - Tham mưu giúp HĐTV/HĐQT, Tổng giám đốc/Giám đốc/Đơn vị quản lý điều hành công tác an toàn.
  • - Tham mưu giúp hệ thống an toàn quản lý, điều hành công tác an toàn, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát các hoạt động về công tác an toàn, là đầu mối quản lý tổng hợp nghiệp vụ về an toàn.
  • - Tham mưu giúp BCH Công đoàn quản lý, điều hành công tác an toàn, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát các hoạt động về công tác an toàn, là đầu mối quản lý tổng hợp nghiệp vụ về an toàn.
  • - Tham mưu giúp lãnh đạo đơn vị quản lý, điều hành công tác kỹ thuật, điều độ, an toàn tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát các hoạt động về công tác an toàn, là đầu mối quản lý tổng hợp nghiệp vụ về an toàn.
Câu 98: Theo Quy định tại Thông tư 05/2021/TT-BCT quy định về thời gian huấn luyện lần đầu đối với người lao động mới tuyển ?
  • - Ít nhất 24 giờ
  • - Ít nhất 08 giờ
  • - Ít nhất 12 giờ
  • - Ít nhất 16 giờ
Câu 99: Theo Quy định tại Thông tư 05/2021/TT-BCT thì biển báo an toàn điện được chia thành mấy loại ?
  • - Ba loại: Biển cấm, biển cảnh báo và biển chỉ dẫn.
  • - Hai loại: Biển cố định, biển lưu động
  • - Ba loại: Biển vận hành, biển an toàn và biển cảnh giới
  • - Bốn loại: Biển cấm, biển cảnh báo, biển chỉ dẫn, biển nhắc nhở
Câu 100: Theo Quy định chức năng, nhiệm vụ của CBATCT, CBATBCT (QĐ 780/QĐ-EVNNPC) tiêu chuẩn đối với CBATCT, CBATBCT về trình độ đại học như thế nào?
  • - Có trình độ đại học chuyên ngành kỹ thuật điện; có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của đơn vị cơ sở.
  • - Có trình độ đại học chuyên ngành kinh tế điện; có ít nhất 04 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của đơn vị cơ sở.
  • - Có trình độ đại học chuyên ngành kinh tế năng lượng; có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của đơn vị cơ sở.
  • - Có trình độ đại học chuyên ngành kỹ thuật điện; có ít nhất 01 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của đơn vị tại các phòng kỹ thuật, điều độ, an toàn;
Câu 101: Theo Quy trình An toàn điện (QĐ 959/QĐ-EVN), quy định, khi đào đất ngay trên đường cáp điện thì BPAT như thế nào ?
  • - Đầu tiên phải đào thử đường cáp để xác định vị trí đặt, độ sâu của cáp dưới sự giám sát của Nhân viên vận hành. Khi đào tới độ sâu còn cách đường cáp 0,40 m phải dùng xẻng để tiếp tục đào.
  • - Đầu tiên phải dùng máy xúc đào thử đường cáp để xác định vị trí đặt, độ sâu của cáp dưới sự giám sát của chỉ huy công trường. Khi đào tới độ sâu còn cách đường cáp 0,50 m phải dùng dụng cụ thủ công để tiếp tục đào.
  • - Đầu tiên phải đào thử đường cáp để xác định khoảng cách và chiều dài của cáp dưới sự giám sát của đơn vị thi công. Khi đào tới độ sâu còn cách đường cáp 0,30 m phải dùng dụng cụ cầm tay để tiếp tục đào.
  • - Đầu tiên phải đào thử đường cáp để xác định vị trí đặt, chiều dài của cáp dưới sự kiểm tra, giám sát của nhân viên ban QLDA thi công công trình. Khi đào tới độ sâu còn cách đường cáp 0,20 m phải dùng dụng cụ cầm tay để tiếp tục đào tránh hư hỏng cáp.
Câu 102: Theo Quy định công tác an toàn của EVN (QĐ1221/QĐ-EVN), nguyên tắc cơ bản quản lý HLAT là gì?
  • - Phòng ngừa chủ động, giải quyết khẩn trương và hiệu quả các hành vi vi phạm HLAT.
  • - Nội dung quản lý HLAT không bắt buộc phải có trong công tác quản lý kỹ thuật, quản lý an toàn và trong chương trình/ kế hoạch của đơn vị.
  • - Giảm thiểu các vụ, việc vi phạm HLAT, cho phép phát sinh mới.
  • - Công tác quản lý HLAT được thực hiện theo sự phân công, phân cấp, phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng của ngành Điện.
Câu 103: Theo Quy định công tác an toàn của EVN (QĐ1221/QĐ-EVN) quy định trách nhiệm của đơn vị trong việc đảm bảo ATGT cho NLĐ trên đường thực hiện nhiệm vụ như thế nào ?
  • - Các phương tiện giao thông cơ giới thuộc sự quản lý của đơn vị trước khi tham gia giao thông phải được kiểm định, kiểm tra đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng an toàn kỹ thuật, PCCC, bảo vệ môi trường theo quy định pháp luật.
  • - Nghiêm túc chấp hành các quy định của pháp luật khi tham gia giao thông. NLĐ điều khiển phương tiện giao thông cơ giới phải có Giấy phép lái xe, chứng chỉ chuyên môn phù hợp và phương tiện phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường theo quy định pháp luật.
  • - Có thái độ hợp tác, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự khi xảy ra tai nạn giao thông.
  • - Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 104: Theo Quy định hoạt động mạng lưới ATVSV trong EVNNPC (QĐ 2789/QĐ-EVNNPC) quy định tổ chức mạng lưới ATVSV như thế nào ?
  • - Những công việc phân tán theo nhóm ≥ 05 người và những công việc thường xuyên dài ngày theo nhóm ≥ 02 người ưu tiên bố trí có ATVSV.
  • - Là người lao động trực tiếp, am hiểu chuyên môn và kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động; đối với các Tổ, Đội sản xuất kinh doanh điện: có thâm niên công tác ít nhất 3 năm và có bậc an toàn điện 4/5 trở lên.
  • - Không phải là Tổ trưởng, Đội trưởng sản xuất; khuyến khích các Tổ bầu Tổ phó, Đội phó sản xuất, hoặc Tổ phó Công đoàn kiêm nhiệm chức danh này để tăng hiệu quả hoạt động.
  • - Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 105: Theo Quy định công tác an toàn của EVN (QĐ1221/QĐ-EVN) thì khái niệm: “Cận nguy” là gì ?
  • - Trường hợp suýt xảy ra tai nạn hoặc xảy ra tai nạn nhưng không có thương tích, chấn thương cho con người.
  • - Trường hợp đã xảy ra TNLĐ nhẹ hoặc xảy ra tai nạn nhưng không có thương tích, chấn thương cho con người.
  • - Trường hợp suýt xảy ra sự cố nhưng không có khả năng xảy ra tai nạn.
  • - Trường hợp suýt xảy ra tai nạn nhưng sau đó chỉ xảy ra sự cố, không có tai nạn về người.
Câu 106: Theo Quy định công tác an toàn của EVN (QĐ1221/QĐ-EVN) thì khi phát hiện thấy các vi phạm hoặc các nguy cơ xảy ra sự cố gây tai nạn lao động nội dung nào không thuộc thẩm quyền xử lý của cán bộ an toàn?
  • - Có quyền ra lệnh đình chỉ công việc và người lao động trong trường hợp chưa thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn để học lại quy trình ngay tại chỗ.
  • - Ra lệnh tạm thời đình chỉ công việc trong trường hợp khẩn cấp hoặc yêu cầu người phụ trách bộ phận sản xuất ra lệnh đình chỉ công việc để thi hành các biện pháp cần thiết bảo đảm an toàn,
  • - Thông tin/báo cáo Lãnh đạo đơn vị về tình trạng vi phạm và hình thức xử lý của cán bộ an toàn.
  • - Đình chỉ hoạt động của máy, thiết bị không bảo đảm an toàn hoặc đã hết hạn kiểm định, sử dụng.
Câu 107: Theo Quy định công tác an toàn của EVN (QĐ1221/QĐ-EVN) thì cán bộ an toàn có quyền gì khi kiểm tra kiến thức, quy chuẩn, quy trình, quy định về an toàn đối với cán bộ, công nhân viên trong đơn vị ?
  • - Qua kiểm tra kiến thức, trường hợp đặc biệt, có quyền kiến nghị với Lãnh đạo đơn vị chuyển khỏi cương vị công tác đối với những người thiếu trách nhiệm và không đủ trình độ.
  • - Có quyền điều chuyển khỏi cương vị công tác đối với những người thiếu trách nhiệm và không đủ trình độ đảm nhiệm công việc được giao.
  • - Có quyền kiến nghị với Lãnh đạo đơn vị cách chức hoặc kỷ luật đối với những người thiếu trách nhiệm và không đủ trình độ đảm nhiệm công việc được giao.
  • - Có quyền kiến nghị với Lãnh đạo đơn vị buộc thôi việc đối với những người thiếu trách nhiệm và không đủ trình độ đảm nhiệm công việc được giao.
Câu 108: Theo Quy định tại Thông tư 05/2021/TT-BCT quy định về thời gian huấn luyện lại (do chuyển đổi vị trí, thay đổi bậc ATĐ hoặc có sự thay đổi thiết bị, công nghệ,…) cho người lao động là ?
  • - Ít nhất 12 giờ
  • - Ít nhất 08 giờ
  • - Ít nhất 24 giờ
  • - Ít nhất 16 giờ
Câu 109: Theo Quy định tại Thông tư 05/2021/TT-BCT thì biển “CẤM TRÈO! ĐIỆN ÁP CAO NGUY HIỂM CHẾT NGƯỜI” đặt ở đâu và cách đặt như thế nào?
  • - Trên tất cả các cột của đường dây cao áp ở độ cao từ 2,0 m trở lên so với mặt đất về phía dễ nhìn thấy.
  • - Trên tất cả các cột của đường dây cao áp, hạ áp ở độ cao từ 1,5 m đến 2,5 m so với mặt đất về phía dễ nhìn thấy.
  • - Trên tất cả các cột của đường dây hạ áp ở độ cao từ 2,0 m đến 2,5 m so với mặt đất về phía dễ nhìn thấy.
  • - Trên tất cả các cột của đường dây ở độ cao từ 2,0 m đến 2,5 m so với mặt đất về phía dễ nhìn thấy.
Câu 110: Theo Quy định chức năng, nhiệm vụ của CBATCT, CBATBCT (QĐ 780/QĐ-EVNNPC) tiêu chuẩn đối với CBATCT, CBATBCT về trình độ trung cấp như thế nào?
  • - Có trình độ trung cấp thuộc các chuyên ngành khối kỹ thuật điện hoặc hoặc trực tiếp làm công tác kỹ thuật điện; có 05 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực SXKD của đơn vị cơ sở.
  • - Có trình độ trung cấp thuộc các chuyên ngành khối kinh tế điện hoặc hoặc trực tiếp làm công tác kỹ thuật điện; có 04 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực SXKD của đơn vị cơ sở.
  • - Có trình độ trung cấp thuộc các chuyên ngành khối kỹ thuật xây dựng hoặc hoặc trực tiếp làm công nhân trực tiếp sản xuất; có 03 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực SXKD của đơn vị cơ sở.
  • - Có trình độ trung cấp thuộc các chuyên ngành khối kỹ thuật hoặc hoặc trực tiếp làm công tác kỹ thuật; có 07 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực SXKD của đơn vị cơ sở.
Câu 111: Theo Quy trình An toàn điện (QĐ 959/QĐ-EVN), quy định nào không đúng (không phù hợp) trong biện pháp an toàn khi làm việc ở MC hợp bộ?
  • - Cho phép vào làm việc trong khoang ngăn MC khi còn điện hàm trên hoặc hàm dưới nhưng phải cử người GSATĐ.
  • - Không cho phép vào làm việc trong khoang ngăn MC nếu vẫn có điện hàm trên hoặc hàm dưới.
  • - Phải đóng và khóa cánh cửa tủ ngăn MC đó sau khi kéo MC ra ngoài.
  • - Treo biển “Cấm vào! Điện cao áp nguy hiểm chết người” cả phía trước và phía sau tủ máy cắt.
Câu 112: Theo Quy định công tác an toàn của EVN (QĐ1221/QĐ-EVN) quy định những nguyên tắc cơ bản về công tác PCTT&TKCN như thế nào ?
  • - Tất cả các đáp án trên đều đúng
  • - Phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả; Phòng, chống thiên tai là trách nhiệm chung của tất cả tập thể, cá nhân.
  • - Phòng, chống thiên tai được thực hiện theo phương châm “bốn tại chỗ”: chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ.
  • - Phòng, chống thiên tai được thực hiện theo sự phân công, phân cấp, phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng và phù hợp với các cấp độ rủi ro thiên tai.
Câu 113: Theo Quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP (văn bản hợp nhất số 2279/VBHN-BLĐTBXH) quy định huấn luyện lại sau thời gian nghỉ làm việc như thế nào ?
  • - Người lao động nghỉ làm việc từ 06 tháng trở lên thì trước khi trở lại làm việc, người lao động được huấn luyện lại nội dung như đối với huấn luyện lần đầu. Thời gian huấn luyện lại bằng 50% thời gian huấn luyện lần đầu.
  • - Người lao động nghỉ làm việc từ 06 tháng trở lên thì trước khi trở lại làm việc, người lao động được huấn luyện lại nội dung như đối với huấn luyện định kỳ. Thời gian huấn luyện lại ít nhất là 16 giờ.
  • - Người lao động nghỉ làm việc từ 12 tháng trở lên thì trước khi trở lại làm việc, người lao động được huấn luyện lại nội dung như đối với huấn luyện định kỳ. Thời gian huấn luyện lại ít nhất là 24 giờ.
  • - Người lao động nghỉ làm việc từ 12 tháng trở lên thì trước khi trở lại làm việc, người lao động được huấn luyện lại nội dung như đối với huấn luyện định kỳ. Thời gian huấn luyện lại ít nhất bằng 50% thời gian huấn luyện lần đầu.
Câu 114: Theo Quy định hoạt động mạng lưới ATVSV trong EVNNPC (QĐ 2789/QĐ-EVNNPC) quy định quản lý hoạt động của ATVSV như thế nào ?
  • - Ban Thường vụ (Ban Chấp hành) Công đoàn các cấp phối hợp với Tổng Giám đốc/Giám đốc đơn vị cùng cấp chỉ đạo, quản lý và hướng dẫn hoạt động của ATVSV trên cơ sở quy định này. Hàng năm tổ chức tập huấn kỹ năng và phương pháp hoạt động cho ATVSV.
  • - Là người lao động trực tiếp, am hiểu chuyên môn và kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động; đối với các Tổ, Đội sản xuất kinh doanh điện: có thâm niên công tác ít nhất 3 năm và có bậc an toàn điện 4/5 trở lên.
  • - Định kỳ 02 năm, Công đoàn cơ sở quyết định số lượng ATVSV của từng Tổ/Đội sản xuất (sau đây gọi chung là Tổ sản xuất) phù hợp với tình hình thực tế để chỉ đạo các Công đoàn CSTV hướng dẫn Tổ công đoàn/Công đoàn bộ phận họp bầu ATVSV. Số lượng người trong Tổ được triệu tập để tham gia bầu cử ít nhất phải trên 50%.
  • - Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 115: Theo Quy định công tác an toàn của EVN (QĐ1221/QĐ-EVN) thì bộ máy an toàn có quyền gì trong công tác khen thưởng, kỷ luật?
  • - Đề xuất với Lãnh đạo đơn vị khen thưởng, kỷ luật trong công tác an toàn;
  • - Tham gia, đề xuất với Lãnh đạo đơn vị thưởng nóng các tập thể, cá nhân làm tốt về công tác an toàn;
  • - Đề xuất hình thức kỷ luật các cá nhân vi phạm quy trình an toàn, lệnh sản xuất và quy định này.
  • - Tham gia xét thưởng vận hành an toàn cho các đơn vị và các cá nhân, trừ thưởng an toàn điện các đơn vị vi phạm.
Câu 116: Theo Quy định công tác an toàn của EVN (QĐ1221/QĐ-EVN) quy định về số lượng ATVSV như thế nào?
  • - Mỗi tổ, đội sản xuất trong các đơn vị phải có ít nhất 01 ATVSV kiêm nhiệm trong giờ làm việ-
  • - Mỗi đơn vị cơ sở phải có ít nhất 01 ATVSV kiêm nhiệm trong giờ làm việ-
  • - Mỗi tổ, đội sản xuất trong các đơn vị phải có ít nhất 01 ATVSV chuyên trách trong giờ làm việ-
  • - Mỗi tổ, đội sản xuất trong các đơn vị phải có ít nhất 02 ATVSV kiêm nhiệm trong giờ làm việc.
Câu 117: Theo Quy định công tác an toàn của EVN (QĐ1221/QĐ-EVN) thì việc ra quyết định thành lập mạng lưới ATVSV như thế nào?
  • - NSDLĐ ra quyết định thành lập và ban hành quy chế hoạt động của mạng lưới ATVSV sau khi thống nhất ý kiến với Ban chấp hành công đoàn cơ sở.
  • - NSDLĐ ra quyết định thành lập và ban hành quy chế hoạt động của mạng lưới ATVSV sau khi thống nhất ý kiến với Ban chấp hành Đảng ủy cơ sở.
  • - Công đoàn ra quyết định thành lập và ban hành quy chế hoạt động của mạng lưới ATVSV sau khi thống nhất ý kiến với Ban chấp hành Đoàn thanh niên cơ sở.
  • - Lãnh đạo đơn vị ra quyết định thành lập và ban hành quy chế hoạt động của mạng lưới ATVSV sau khi thống nhất ý kiến với Ban chấp hành công đoàn cơ sở.
Câu 118: Theo Quy định tại Thông tư 05/2021/TT-BCT thì trong phần lý thuyết chung nội dung nào không thuộc nội dung huấn luyện ?
  • - Huấn luyện BPAT khi kiểm tra đường dây dẫn điện, thiết bị điện; an toàn khi làm việc trên đường dây, thiết bị điện đã cắt điện hoặc đang mang điện.
  • - Sơ đồ hệ thống điện, các yêu cầu bảo đảm an toàn cho hệ thống điện.Biện pháp tổ chức để bảo đảm an toàn khi tiến hành công việc và Biện pháp kỹ thuật chuẩn bị nơi làm việc an toàn.
  • - Cách nhận biết và biện pháp loại trừ nguy cơ gây sự cố, tai nạn tại nơi làm việc và phương pháp tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện, sơ cứu người bị tai nạn điện.
  • - Tính năng, tác dụng, cách sử dụng, cách bảo quản, quy định về kiểm tra (thí nghiệm) các trang thiết bị an toàn, phương tiện, dụng cụ làm việc.
Câu 119: Theo Quy trình An toàn điện (QĐ 959/QĐ-EVN), trong các đối tượng phải huấn luyện, xếp bậc và cấp thẻ an toàn điện thì đối tượng nào không đúng?
  • - Trưởng, phó phòng (bộ phận) thanh tra, quản lý xây dựng, quản lý dự án có tham gia hiện trường.
  • - Cán bộ quản lý kỹ thuật liên quan trực tiếp đến an toàn điện trong sản xuất, vận hành, sửa chữa, thí nghiệm.
  • - Người tham gia thực hiện PCT/LCT, Nhân viên vận hành, Nhân viên lái xe chuyên dùng phục vụ công tác điện.
  • - Người vận hành, thí nghiệm, kiểm định, xây dựng, sửa chữa ĐD hoặc thiết bị điện, bao gồm cả treo, tháo, kiểm tra, kiểm định hệ thống đo đếm điện năng.
Câu 120: Theo Quy định chức năng, nhiệm vụ của CBATCT, CBATBCT (QĐ 780/QĐ-EVNNPC) thì chức năng nào của CBATCT và CBATBCT không bắt buộc phải có?
  • - Tham mưu cho lãnh đạo đơn vị cơ sở lập kế hoạch sản xuất kinh doanh chung theo năm tài chính.
  • - Tham mưu cho lãnh đạo đơn vị cơ sở quản lý, điều hành công tác ATVSLĐ, PCCC&CNCH, PCTT&TKCN, HLBVATLĐCA;
  • - Tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát các hoạt động về công tác ATVSLĐ.
  • - Là đầu mối, trực tiếp theo dõi, tổng hợp nghiệp vụ về ATVSLĐ PCCC&CNCH, PCTT&TKCN, HLBVATLĐCA tại đơn vị cơ sở.
Câu 121: Theo Quy định công tác an toàn của EVN (QĐ1221/QĐ-EVN) quy định kiểm tra đột xuất công tác an toàn ĐTXD như thế nào ?
  • - Là kiểm tra khi xảy ra sự cố tai nạn, cháy nổ trong quá trình thi công xây dựng
  • - Là trách nhiệm của bộ phận, cá nhân được giao nhiệm vụ. Nội dung kiểm tra do các đơn vị xây dựng phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh và tuân thủ theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn và quy định hiện hành về công tác an toàn.
  • - Là trách nhiệm thực hiện theo thỏa thuận giữa các bên liên quan.
  • - Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 122: Theo Quy định công tác an toàn của EVN (QĐ1221/QĐ-EVN) quy định trách nhiệm của NLĐ trong việc thực thi VHAT như thế nào ?
  • - Có trách nhiệm thực thi VHAT theo các hướng dẫn của đơn vị; tham gia đầy đủ, trả lời trung thực các khảo sát, đánh giá về VHAT tại đơn vị.
  • - Phối hợp với tổ chức Công đoàn cùng cấp tuyên truyền sâu rộng về VHAT cho mọi đối tượng trong đơn vị.
  • - Tiếp nhận các ý kiến đóng góp, đề xuất, phản ánh của NLĐ về an toàn. Có cơ chế khen thưởng nhằm khuyến khích các hành vi an toàn tốt, các sáng kiến nâng cao VHAT và răn đe các hành vi thiếu an toàn.
  • - Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 123: Theo Quy trình An toàn điện (QĐ 959/QĐ-EVN), quy định việc đặt tiếp đất khi làm việc trên đoạn đường dây trục có nhánh rẽ mà không cắt được dao cách ly như thế nào ?
  • - Mỗi nhánh phải làm một bộ tiếp đất ở đầu nhánh.
  • - Tách lèo đấu dây ở các đầu nhánh.
  • - Không phải đặt tiếp đất ở đầu nhánh do đã có tiếp đất trên đường trục.
  • - Các đáp án trên đều sai.
Câu 124: Theo Quy định hoạt động mạng lưới ATVSV trong EVNNPC (QĐ 2789/QĐ-EVNNPC) quy định quyền của ATVSV như thế nào ?
  • - Được hưởng phụ cấp trách nhiệm với mức 0,2 mức lương cơ sở doanh nghiệp và các quyền lợi khác theo quy định của Tổng công ty Điện lực miền Bắc.
  • - Tham gia hướng dẫn biện pháp làm việc an toàn đối với người lao động mới đến làm việc ở tổ, đội sản xuất; tham gia nhóm quản lý, nhận diện, đánh giá rủi ro về ATVSLĐ tại nơi làm việc.
  • - Giám sát việc thực hiện tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình, nội quy ATVSLĐ, phát hiện những thiếu sót, vi phạm về ATVSLĐ và những trường hợp mất an toàn, vệ sinh của máy, thiết bị, vật tư, chất, nơi làm việc.
  • - Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 125: Theo Quy định công tác an toàn của EVN (QĐ1221/QĐ-EVN) thì những tổ chức nào phải thành lập Hội đồng ATVSLĐ ?
  • - EVN, các Tổng công ty; Các đơn vị sản xuất, truyền tải, phân phối điện có từ 300 lao động trở lên; Các đơn vị khác nếu thấy cần thiết.
  • - EVN, các Tổng công ty, các Công ty Truyền tải điện, các Công ty Điện lực tỉnh, các Điện lực cấp huyện phải thành lập Hội đồng ATVSLĐ.
  • - Tập đoàn Điện lực Việt Nam, các Tổng công ty, các Công ty Truyền tải điện, các Công ty phát điện phải thành lập Hội đồng ATVSLĐ.
  • - Tập đoàn Điện lực Việt Nam, các Tổng công ty, các Công ty Điện lực tỉnh, phải thành lập Hội đồng ATVSLĐ.
Câu 126: Theo Quy định công tác an toàn của EVN (QĐ1221/QĐ-EVN) thì thành phần bắt buộc của Hội đồng ATVSLĐ cấp Công ty gồm có ?
  • - Đại diện NSDLĐ làm Chủ tịch Hội đồng; Đại diện của Ban chấp hành Công đoàn đơn vị làm Phó Chủ tịch Hội đồng; Trưởng Phòng/ Bộ phận hoặc cán bộ an toàn của đơn vị là Ủy viên thường trực kiêm thư ký Hội đồng; Người làm công tác y tế (nếu có).
  • - Đại diện NSDLĐ làm Chủ tịch Hội đồng; Đại diện của Ban chấp hành Đảng ủy đơn vị làm Phó Chủ tịch Hội đồng; Trưởng Ban/ Phòng/ Bộ phận hoặc cán bộ an toàn của đơn vị là Ủy viên thường trực kiêm thư ký Hội đồng; Người làm công tác y tế (nếu có);
  • - Đại diện NSDLĐ làm Chủ tịch Hội đồng; Đại diện của Ban chấp hành Đoàn thanh niên àn đơn vị làm Phó Chủ tịch Hội đồng; Trưởng Ban/ Phòng/ Bộ phận hoặc cán bộ an toàn của đơn vị là Ủy viên thường trực kiêm thư ký Hội đồng; Người làm công tác y tế (nếu có);
  • - Đại diện NSDLĐ làm Chủ tịch Hội đồng; Đại diện của Ban chỉ đạo (PCCC, PCTT&TKCN,…) đơn vị làm Phó Chủ tịch Hội đồng; Trưởng Ban/ Phòng/ Bộ phận hoặc cán bộ an toàn của đơn vị là Ủy viên thường trực kiêm thư ký Hội đồng; Người làm công tác môi trường;
Câu 127: Theo Quy định công tác an toàn của EVN (QĐ1221/QĐ-EVN) quy định kiểm tra thường xuyên công tác an toàn ĐTXD như thế nào ?
  • - Là trách nhiệm của bộ phận, cá nhân được giao nhiệm vụ. Nội dung kiểm tra do các đơn vị xây dựng phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh và tuân thủ theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn và quy định hiện hành về công tác an toàn.
  • - Là trách nhiệm thực hiện theo thỏa thuận giữa các bên liên quan.
  • - Là trách nhiệm kiểm tra khi xảy ra sự cố tai nạn, cháy nổ trong quá trình thi công xây dựng
  • - Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 128: Theo Quy định tại Thông tư 05/2021/TT-BCT thì nội dung nào không thuộc Nội dung huấn luyện cho người làm công việc QLVH đường dây dẫn điện?
  • - An toàn khi kiểm tra thiết bị điện; đưa thiết bị điện vào hoặc ngừng vận hành; làm việc với các thiết bị điện, hệ thống điện một chiều;
  • - Đánh giá rủi ro; Quy trình vận hành, quy trình xử lý sự cố đường dây dẫn điện;
  • - An toàn khi kiểm tra đường dây dẫn điện; an toàn khi làm việc trên đường dây dẫn điện đã cắt điện hoặc đang mang điện;
  • - An toàn khi chặt, tỉa cây trong và gần hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện; làm việc trên cao.
Câu 129: Theo Quy trình An toàn điện (QĐ 959/QĐ-EVN) thì thủ tục nhận và bắt đầu triển khai PCT từ Người cấp phiếu là ?
  • - Người cho phép nhận PCT từ Người cấp phiếu, kiểm tra và thực hiện (nếu được giao) các BPAT và làm thủ tục cho phép ĐVCT vào làm việc tại hiện trường.
  • - Người CHTT nhận PCT từ Người cấp phiếu, kiểm tra BPAT và cùng Người cho phép làm thủ tục cho phép ĐVCT vào làm việc tại hiện trường.
  • - Nhân viên Trực vận hành nhận PCT từ Người cấp phiếu, kiểm tra BPAT và làm thủ tục cho phép ĐVCT vào làm việc tại hiện trường.
  • - Người GSATĐ nhận PCT từ Người cấp phiếu, kiểm tra BPAT và cùng Người cho phép làm thủ tục cho phép ĐVCT vào làm việc tại hiện trường.
Câu 130: Theo Quy định chức năng, nhiệm vụ của CBATCT, CBATBCT (QĐ 780/QĐ-EVNNPC), yêu cầu nào về năng lực công tác của CBATCT và CBATBCT không bắt buộc phải có ?
  • - Có khả năng nắm bắt nội dung điều hành kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị.
  • - Có khả năng nắm bắt những nội dung cơ bản của các quy định về ATVSLĐ và quy trình vận hành lưới điện, các thiết bị điện, các quy phạm, quy trình an toàn điện.
  • - Hiểu biết kiến thức chung có liên quan đến mọi công việc trong phạm vi quản lý, điều hành của đơn vị.
  • - Có khả năng truyền đạt, phổ biến tới người lao động những văn bản chỉ đạo của cấp trên về công tác ATVSLĐ và các quy trình, quy định....
Câu 131: Theo Quy định công tác an toàn của EVN (QĐ1221/QĐ-EVN) quy định kiểm tra công tác PCTT&TKCN như thế nào ?
  • - Kiểm tra thường xuyên; Kiểm tra định kỳ; Kiểm tra đột xuất.
  • - Kiểm tra thường xuyên; Kiểm tra định kỳ; Kiểm tra đột xuất; Kiểm tra chuyên đề.
  • - Kiểm tra thường xuyên; Kiểm tra định kỳ; Kiểm tra đột xuất; Kiểm tra chuyên đề; Kiểm tra trước và sau thiên tai.
  • - Kiểm tra thường xuyên; Kiểm tra định kỳ; Kiểm tra đột xuất; Kiểm tra chuyên đề; Kiểm tra trước và sau thiên tai; Kiểm tra sự cố; Kiểm tra Kỹ thuật.
Câu 132: Theo Quy định chức năng, nhiệm vụ của CBATCT, CBATBCT (QĐ 780/QĐ-EVNNPC) thì CBAT có quyền kiểm tra kiến thức, quy chuẩn, quy trình, quy định về an toàn được quy định như thế nào ?
  • - Được quyền kiểm tra đối với công nhân trực tiếp sản xuất trong đơn vị.
  • - Được quyền kiểm tra đối với công nhân trực tiếp sản xuất và lãnh đạo, chỉ huy trong đơn vị.
  • - Được quyền kiểm tra đối với ATVSV trong Tổ (Đội), lãnh đạo đơn vị.
  • - Được quyền kiểm tra đối với lãnh đạo, chỉ huy trong đơn vị.
Câu 133: Theo Quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP (văn bản hợp nhất số 2279/VBHN-BLĐTBXH) quy định huấn luyện lại khi có sự thay đổi về công việc như thế nào ?
  • - Phải được huấn luyện nội dung về an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với công việc mới. Trường hợp đã được huấn luyện trong thời hạn dưới 12 tháng kể từ khi chuyển sang làm công việc mới thì nội dung huấn luyện lại được miễn phần đã được huấn luyện.
  • - Phải được huấn luyện nội dung về an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với công việ- Trường hợp đã được huấn luyện trong thời hạn dưới 15 tháng kể từ khi chuyển làm công việc khác thì nội dung huấn luyện định kỳ được miễn phần đã được huấn luyện.
  • - Phải được huấn luyện nội dung về an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với công việc mới. Trường hợp đã được huấn luyện trong thời hạn dưới 24 tháng kể từ khi chuyển sang làm công việc mới thì nội dung huấn luyện lần đầu được miễn phần đã được huấn luyện.
  • - Phải được huấn luyện nội dung về an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với công việc đang làm. Trường hợp đã được huấn luyện trong thời hạn dưới 36 tháng kể từ khi bắt đầu thực hiện công việc thì nội dung huấn luyện đột xuất được miễn phần đã được huấn luyện.
Câu 134: Theo Quy định hoạt động mạng lưới ATVSV trong EVNNPC (QĐ 2789/QĐ-EVNNPC) quy định nhiệm vụ của ATVSV như thế nào ?
  • - Kiến nghị với Tổ trưởng, Đội trưởng sản xuất hoặc cấp trên thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hộ lao động, biện pháp bảo đảm ATVSLĐ và khắc phục kịp thời những trường hợp mất an toàn, vệ sinh của máy, thiết bị, vật tư, chất nơi làm việc.
  • - Được cung cấp thông tin đầy đủ về biện pháp mà người sử dụng lao động tiến hành để bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
  • - Được hưởng phụ cấp trách nhiệm với mức 0,2 mức lương cơ sở doanh nghiệp và các quyền lợi khác theo quy định của Tổng công ty Điện lực miền Bắc.
  • - Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 135: Theo Quy định công tác an toàn của EVN (QĐ1221/QĐ-EVN) thì bộ máy quản lý an toàn phải phối hợp với tổ chức Công đoàn cùng cấp, nội dung nào dưới đây không đúng quy định ?
  • - Hướng dẫn CBCNV thực hiện các nghĩa vụ tài chính trong cơ sở theo quy định pháp luật.
  • - Xây dựng và giám sát việc thực hiện kế hoạch Công tác an toàn, quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn.Tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng, huấn luyện về Công tác an toàn cho NLĐ.
  • - Thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của mạng lưới ATVSV; Phân tích, điều tra tai nạn lao động.
  • - Tổ chức, phát động, khuến khích các phong trào thi đua, phong trào quần chúng trong Công tác an toàn; Xây dựng và thực thi văn hóa an toàn; Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các hoạt động về Công tác an toàn.
Câu 136: Theo Quy định công tác an toàn của EVN (QĐ1221/QĐ-EVN) thì tiêu chuẩn của ATVSV như thế nào ?
  • - Phải là người lao động trực tiếp, am hiểu chuyên môn và kỹ thuật ATVSLĐ, nhiệt tình và gương mẫu trong việc chấp hành các quy định ATVSLĐ và được người lao động trong tổ, đội bầu ra.
  • - Phải là người lao động trực tiếp, am hiểu chuyên môn kỹ thuật, nhiệt tình và gương mẫu trong việc chấp hành các quy định ATVSLĐ và được người lao động trong tổ, đội bầu ra.
  • - Phải là người lao động gián tiếp, am hiểu nghiệp vụ (chuyên môn và kỹ thuật ATVSLĐ), nhiệt tình và gương mẫu trong việc chấp hành các quy định ATVSLĐ và được người lao động trong tổ, đội bầu ra.
  • - Phải là người lao động trực tiếp, am hiểu nghiệp vụ (chuyên môn và kỹ thuật ATVSLĐ), nhiệt tình và gương mẫu trong việc chấp hành các quy định ATVSLĐ và được NSDLĐ cử ra.
Câu 137: Theo Quy định công tác an toàn của EVN (QĐ1221/QĐ-EVN) quy định trách nhiệm của đơn vị trong việc đảm bảo ATGT cho NLĐ trên đường thực hiện nhiệm vụ như thế nào ?
  • - Xây dựng chương trình ATGT hàng năm bao gồm nhưng không giới hạn các nội dung sau: tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về ATGT; phối hợp với cơ quan chuyên môn đào tạo nâng cao kỹ năng lái xe, kỹ năng phòng tránh tai nạn; các hoạt động hưởng ứng tháng ATGT.
  • - Nghiêm túc chấp hành các quy định của pháp luật khi tham gia giao thông. NLĐ điều khiển phương tiện giao thông cơ giới phải có Giấy phép lái xe, chứng chỉ chuyên môn phù hợp và phương tiện phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường theo quy định pháp luật.
  • - Bảo đảm tình trạng sức khỏe về thể chất và tinh thần khi tham gia giao thông.
  • - Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 138: Theo Quy định tại Thông tư 05/2021/TT-BCT thì nội dung nào không thuộc Nội dung huấn luyện cho người làm công việc QLVH thiết bị điện?
  • - An toàn khi kiểm tra đường dây dẫn điện; an toàn khi làm việc trên đường dây dẫn điện đã cắt điện hoặc đang mang điện;
  • - Đánh giá rủi ro; Quy trình vận hành, quy trình xử lý sự cố, quy định an toàn cho thiết bị điện, trạm điện;
  • - An toàn khi: Kiểm tra thiết bị điện; đưa thiết bị điện vào hoặc ngừng vận hành; làm việc với các thiết bị điện, hệ thống điện một chiều;
  • - Phòng cháy, chữa cháy cho thiết bị điện, trạm điện.
Câu 139: Theo Quy trình An toàn điện (QĐ 959/QĐ-EVN), quy định về việc ĐVCT gửi Giấy đăng ký công tác đến ĐVQLVH như thế nào ?
  • - Gửi đến ĐVQLVH cấp PCT để đơn vị này lập kế hoạch đăng ký cắt điện, viết PCT, LCT và thông báo đến các ĐVQLVH liên quan.
  • - Phải gửi đến từng ĐVQLVH liên quan để các đơn vị này lập kế hoạch đăng ký cắt điện, viết PCT, Giấy phối hợp cho phép, LCT.
  • - Gửi đến đơn vị Điều độ để đơn vị này chỉ huy chung việc thực hiện các BPAT đối với từng ĐVQLVH liên quan.
  • - Phải gửi đến lãnh đạo Công ty Điện lực để chỉ đạo chung việc thực hiện các BPAT đối với từng ĐVQLVH liên quan.
Câu 140: Theo Quy định chức năng, nhiệm vụ của CBATCT, CBATBCT (QĐ 780/QĐ-EVNNPC) quyền kiến nghị với lãnh đạo đơn vị xử lý về mặt tổ chức lao động đối với NLĐ vi phạm như thế nào?
  • - Trong trường hợp đặc biệt, có quyền kiến nghị với lãnh đạo đơn vị chuyển khỏi cương vị công tác đối với những người thiếu trách nhiệm và không đủ trình độ đảm nhiệm công việc được giao.
  • - Trong trường hợp đặc biệt, có quyền kiến nghị với lãnh đạo đơn vị chấm dứt hợp đồng đối với những người thiếu trách nhiệm và không đủ trình độ đảm nhiệm công việc được giao.
  • - Trong trường hợp đặc biệt, có quyền kiến nghị với lãnh đạo đơn vị cách chức cương vị công tác đối với những người thiếu trách nhiệm và không đủ trình độ đảm nhiệm công việc được giao.
  • - Trong trường hợp đặc biệt, có quyền kiến nghị với lãnh đạo đơn vị kỷ luật sa thải đối với những người thiếu trách nhiệm và không đủ trình độ đảm nhiệm công việc được giao.
Câu 141: Theo Quy trình An toàn điện (QĐ 959/QĐ-EVN), quy định điều kiện về khoảng cách dây dẫn khi làm việc trên đường dây đã cắt điện nhưng đi chung cột với đường dây đang vận hành là ?
  • - Khoảng cách nhỏ nhất giữa các dây dẫn gần nhất của hai mạch không nhỏ hơn 3,0 mét; 4,0 mét; 6,0 mét tương ứng với cấp điện áp: Đến 35kV; 110kV; 220kV.
  • - Khoảng cách nhỏ nhất giữa các dây dẫn gần nhất của hai mạch không nhỏ hơn 3,0 mét; 4,0 mét; 5,0 mét tương ứng với cấp điện áp: Đến 35kV; 110kV; 220kV.
  • c Khoảng cách nhỏ nhất giữa các dây dẫn gần nhất của hai mạch không nhỏ hơn 2,0 mét; 4,0 mét; 6,0 mét tương ứng với cấp điện áp: Đến 35kV; 110kV; 220kV.
  • - Khoảng cách nhỏ nhất giữa các dây dẫn gần nhất của hai mạch không nhỏ hơn 2,0 mét; 3,0 mét; 4,0 mét tương ứng với cấp điện áp: Đến 35kV; 110kV; 220kV.
Câu 142: Theo Quy định chức năng, nhiệm vụ của CBATCT, CBATBCT (QĐ 780/QĐ-EVNNPC) thì quyền đề xuất các hình thức kỷ luật lao động đối với những CBCNV vi phạm như thế nào?
  • - Có quyền đề xuất các hình thức kỷ luật lao động đối với những CBCNV vi phạm Quy phạm kỹ thuật, QTATĐ, các Quy định về ATVSLĐ, hành lang, PCTT&TKCN, PCCC&CNCH.
  • - Có quyền đề xuất các hình thức kỷ luật lao động đối với những CBCNV vi phạm Quy phạm kỹ thuật, QTATĐ, các Quy định về ATVSLĐ.
  • - Có quyền đề xuất các hình thức kỷ luật lao động đối với những CBCNV vi phạm Quy phạm kỹ thuật, các Quy định về hành lang, PCTT&TKCN, PCCC&CNCH.
  • - Có quyền đề xuất các hình thức kỷ luật lao động đối với những CBCNV vi phạm Quy phạm kỹ thuật.
Câu 143: Theo Quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP (văn bản hợp nhất số 2279/VBHN-BLĐTBXH) quy định huấn luyện cập nhật kiến thức, kỹ năng về an toàn, vệ sinh lao động đối với nhóm 3 như thế nào ?
  • - Ít nhất 02 năm một lần, kể từ ngày Thẻ an toàn lao động có hiệu lực, người được huấn luyện phải tham dự khóa huấn luyện để ôn lại kiến thức đã được huấn luyện và cập nhật mới kiến thức, kỹ năng về an toàn, vệ sinh lao động. Thời gian huấn luyện ít nhất bằng 50% thời gian huấn luyện lần đầu.
  • - Ít nhất 02 năm một lần, kể từ ngày Giấy chứng nhận có hiệu lực, người được huấn luyện phải tham dự khóa huấn luyện để ôn lại kiến thức đã được huấn luyện và cập nhật các văn bản, quy định của pháp luật. Thời gian huấn luyện ít nhất bằng 60% thời gian huấn luyện lần đầu.
  • - Ít nhất 01 năm một lần, kể từ ngày Giấy chứng nhận có hiệu lực, người được huấn luyện phải tham dự khóa huấn luyện để cập nhật mới kiến thức, kỹ năng về an toàn, vệ sinh lao động. Thời gian huấn luyện ít nhất bằng 70% thời gian huấn luyện lần đầu.
  • - Ít nhất 01 năm một lần, kể từ ngày Thẻ an toàn có hiệu lực, người được huấn luyện phải tham dự khóa huấn luyện để cập nhật mới kiến thức, kỹ năng về an toàn, vệ sinh lao động. Thời gian huấn luyện ít nhất bằng 50% thời gian huấn luyện lần đầu.
Câu 144: Theo Quy định hoạt động mạng lưới ATVSV trong EVNNPC (QĐ 2789/QĐ-EVNNPC) quy định chế độ hoạt động của ATVSV như thế nào ?
  • - Tham gia buổi sinh hoạt vào đầu giờ làm việc, các buổi họp khác về công tác an toàn và tham gia ý kiến khi thấy cần thiết đảm bảo an toàn trong thực hiện công việc của tổ, nhóm.
  • - Được cung cấp thông tin đầy đủ về biện pháp mà người sử dụng lao động tiến hành để bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
  • - Được dành một phần thời gian làm việc tương đương ít nhất 01 ngày làm việc trong tháng để thực hiện các nhiệm vụ của ATVSV nhưng vẫn được trả lương cho thời gian thực hiện nhiệm vụ.
  • - Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 145: Theo Quy định công tác an toàn của EVN (QĐ1221/QĐ-EVN) thì việc lập và thực hiện kế hoạch Công tác an toàn được quy định như thế nào?
  • - Khi lập, duyệt kế hoạch SXKD hàng năm phải có nội dung kế hoạch Công tác an toàn và triển khai thực hiện. Đối với các công việc phát sinh trong năm phải xây dựng kế hoạch bổ sung.
  • - Các đơn vị phải lập, duyệt kế hoạch ATVSLĐ riêng và triển khai thực hiện. Đối với các công việc phát sinh trong năm kế hoạch phải xây dựng kế hoạch ATVSLĐ bổ sung.
  • - Hàng quý, khi lập, duyệt kế hoạch sản xuất kinh doanh phải có nội dung kế hoạch ATVSLĐ và triển khai thực hiện. Đối với các công việc phát sinh trong năm kế hoạch phải xây dựng kế hoạch ATVSLĐ bổ sung.
  • - Sáu tháng, một năm, các đơn vị phải có nội dung kế hoạch ATVSLĐ và triển khai thực hiện. Đối với các công việc phát sinh trong năm kế hoạch phải xây dựng kế hoạch ATVSLĐ bổ sung.
Câu 146: Theo Quy định công tác an toàn của EVN (QĐ1221/QĐ-EVN) thì ATVSV hoạt động dưới sự quản lý và hướng dẫn của tổ chức nào?
  • - Ban chấp hành công đoàn cơ sở, trên cơ sở quy chế hoạt động của mạng lưới ATVSV.
  • - Ban chấp hành Đảng ủy cơ sở, trên cơ sở quy chế hoạt động của mạng lưới ATVSV.
  • - Ban lãnh đạo cơ sở, trên cơ sở quy chế hoạt động của mạng lưới ATVSV.
  • - Ban chấp hành Đoàn thanh niên cơ sở, trên cơ sở quy chế hoạt động của mạng lưới ATVSV.
Câu 147: Theo Quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP (văn bản hợp nhất số 2279/VBHN-BLĐTBXH) quy định thời gian huấn luyện lần đầu tối thiểu đối với nhóm 2 như thế nào ?
  • - Ít nhất là 48 giờ (bao gồm cả huấn luyện lý thuyết, thực hành và kiểm tra).
  • - Ít nhất là 24 giờ (bao gồm cả huấn luyện lý thuyết, kiểm tra vấn đáp và trắc nghiệm).
  • - Ít nhất là 16 giờ (bao gồm cả huấn luyện lý thuyết, kiểm tra trắc nghiệm).
  • - Ít nhất là 56 giờ (bao gồm cả huấn luyện lý thuyết, thực hành và kiểm tra).
Câu 148: Theo Quy định tại Thông tư 05/2021/TT-BCT thì nội dung huấn luyện cho người làm công việc xây lắp điện là ?
  • - An toàn khi đào, đổ móng cột; đào mương cáp ngầm; lắp, dựng cột; rải, căng dây dẫn, dây chống sét; lắp đặt thiết bị điện.
  • - Quy trình vận hành, quy trình xử lý sự cố, quy định an toàn cho thiết bị điện, trạm điện;
  • - An toàn khi kiểm tra đường dây dẫn điện; an toàn khi làm việc trên đường dây dẫn điện đã cắt điện hoặc đang mang điện;
  • - An toàn khi thực hiện thử nghiệm các thiết bị điện, lắp đặt thiết bị điện khi những công việc này được thực hiện ở những vị trí gần khu vực có điện.
Câu 149: Theo Quy trình An toàn điện (QĐ 959/QĐ-EVN) thì ĐVQLVH cấp PCT phải thực hiện nhiệm vụ gì sau khi đã nhận được Giấy đăng ký công tác của ĐVLCV ?
  • - Lập kế hoạch đăng ký cắt điện, viết PCT, LCT.
  • - Lập kế hoạch đăng ký cắt điện, viết PCT, cấp Giấy phối hợp cho phép, LCT.
  • - Viết phương án tổ chức thi công và BPAT, viết PCT, cấp Giấy phối hợp cho phép.
  • - Lập kế hoạch đăng ký cắt điện, cấp Giấy phối hợp cho phép, lập PTT.
Câu 150: Theo Quy định chức năng, nhiệm vụ của CBATCT, CBATBCT (QĐ 780/QĐ-EVNNPC) thì quyền đề nghị các hình thức khen thưởng như thế nào ?
  • - Có quyền đề nghị khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác ATVSLĐ.
  • - Có quyền đề nghị khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác QLVH.
  • - Có quyền đề nghị khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác chuyên môn.
  • - Có quyền đề nghị khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác an toàn, tiết kiệm điện.
Báo lỗi
Nếu có bất kì vấn đề nào về đề thi, vui lòng liên hệ với các bộ phận thông qua các hình thức sau
Số điện thoại: 0368.201.788
Email: contact@123job.vn
Chat trực tuyến: Chat với hỗ trợ

ÔN LUYỆN AN TOÀN ĐIỆN MỚI - AT150

Mã quiz
458
Số xu
5 xu
Thời gian làm bài
113 phút
Số câu hỏi
150 câu
Số lượt làm bài
0 lượt
Bắt đầu làm bài
Lưu tin Hủy lưu
Thông tin đề thi
Chủ đề
Điện lực
Chia sẻ đề thi
Sao chép đường dẫn
Chia sẻ qua mạng xã hội

Đề thi trắc nghiệm mới nhất

40 câu hỏi
0 lượt đã test
30 phút
Miễn phí
Xem trước
35 câu hỏi
0 lượt đã test
26 phút
Miễn phí
Xem trước
69 câu hỏi
0 lượt đã test
52 phút
4 xu
Xem trước
150 câu hỏi
0 lượt đã test
113 phút
6 xu
Xem trước
99 câu hỏi
0 lượt đã test
74 phút
5 xu
Xem trước