Danh sách câu hỏi
Câu 1: Nhiệt dung mol đẳng áp của khí He loãng có giá trị:
  • 29,092 J/mol.K.
  • 33,247 J/mol.K.
  • 37,402 J/mol.K.
  • 20,782 J/mol.K.
Câu 2: Nhiệt dung mol đẳng áp của khí Hydro loãng có giá trị:
  • 20,782 J/mol.K.
  • 29,092 J/mol.K.
  • 33,247 J/mol.K.
  • 37,402 J/mol.K.
Câu 3: Nhiệt dung mol đẳng áp của khí Amoniac loãng có giá trị:
  • 20,782 J/mol.K.
  • 29,092 J/mol.K.
  • 33,247 J/mol.K.
  • 37,402 J/mol.K.
Câu 4: Một trong số những đặc điểm của entropi là:
  • Entropi S là hàm trạng thái, nó phụ thuộc vào quá trình thay đổi trạng thái của hệ.
  • Entropi S là hàm trạng thái, tức là entropi S của hệ thay đổi theo thời gian.
  • Entropi S là hàm trạng thái, đó là hàm có biến thiên chỉ phụ thuộc trạng thái đầu và trạng thái cuối mà không phụ thuộc quá trình thay đổi trạng thái.
  • Entropi S là hàm trạng thái, đó là hàm không phụ thuộc trạng thái đầu và trạng thái cuối mà chỉ phụ thuộc quá trình thay đổi trạng thái.
Câu 5: Về entropi S:
  • Trạng thái có entropi lớn khó xảy ra.
  • Trạng thái có entropi nhỏ dễ xảy ra.
  • S không phụ thuộc quá trình thay đổi trạng thái.
  • Với quá trình không thuận nghịch ở hệ cô lập dS 0.
Câu 6: Chọn câu sai. Ở hệ cô lập:
  • Có thể xảy ra quá trình làm giảm entropi của hệ.
  • Không bao giờ xảy ra quá trình làm giảm entropi của hệ.
  • ở trạng thái cân bằng nhiệt động, dS/dt = 0.
  • entropi của hệ giữ nguyên hoặc tăng.
Câu 7: Đối với một hệ cô lập để tự diễn biến ta thấy:
  • Năng lượng tự do luôn luôn tăng.
  • Tính trật tự không tăng.
  • Entropi luôn luôn giảm.
  • Năng lượng liên kết không đổi
Câu 8: ở hệ thống sống:
  • dS/dt > 0 do sự sống tiến triển theo một chiều không thuận nghịch.
  • ở trạng thái dừng dSi /dt = -dSe /dt  C  0
  • ở trạng thái dừng tốc độ của phản ứng thuận có thể vượt quá tốc độ của phản ứng nghịch.
  • dSe = 0 (Biến thiên S do tương tác với môi trường bằng không)
Câu 9: Về tính trật tự của hệ nhiệt động:
  • Tính trật tự của hệ chỉ có thể giữ nguyên hoặc giảm dần.
  • Tính trật tự của hệ cô lập chỉ có thể giữ nguyên hoặc giảm dần.
  • Tính trật tự của hệ cô lập ngày càng tăng.
  • Tính trật tự của hệ cô lập không thay đổi.
Câu 10: Nguyên lý thứ hai nhiệt động lực học được phát biểu như sau:
  • Tính trật tự của hệ cô lập giữ không đổi.
  • Có thể tồn tại trong tự nhiên những chu trình mà kết quả duy nhất là biến nhiệt thành công và môi trường xung quanh không bị biến đổi.
  • Có thể thực hiện được động cơ cho ta công bằng cách nhận nhiệt lượng và làm lạnh từ cùng một nguồn.
  • Hiệu suất của một máy nhiệt không phụ thuộc vào bản chất các vật tham dự vào hoạt động của máy mà chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của vật cung cấp nhiệt và nhiệt độ của vật thu nhiệt (làm lạnh)
Câu 11: Chọn câu sai: Nguyên lý thứ hai của nhiệt động lực học có thể phát biểu như sau:
  • Nhiệt không thể tự truyền từ vật lạnh sang vật nóng hơn mà không kèm theo sự biến đổi nào cả.
  • Không thể chế tạo được động cơ vĩnh cửu loại hai.
  • Entropi của hệ cộng môi trường hoặc giữ không đổi hoặc tăng khi có quá trình nhiệt động đưa hệ từ một trạng thái cân bằng này đến một trạng thái cân bằng khác.
  • Entropi của hệ hoặc giữ không đổi hoặc tăng khi có quá trình nhiệt động đưa hệ từ một trạng thái cân bằng này đến một trạng thái cân bằng khác.
Câu 12: Hiệu suất của một máy nhiệt:
  • Phụ thuộc vào bản chất của vật tham dự vào hoạt động của máy.
  • Phụ thuộc vào nhiệt độ của vật cung nhiệt và nhiệt độ của vật thu nhiệt.
  • Bằng một quá trình biến đổi kín hữu hạn, có thể đạt giá trị 100%.
  • Cơ thể người là máy nhiệt có hiệu suất rất cao.
Câu 13: Động cơ vĩnh cửu loại 2 là động cơ/A.chỉ trao đổi nhiệt với một nguồn nhiệt và sinh công.B.Chỉ sinh công mà không nhận năng lượng.
  • AA đúng B sai.
  • A sai, B đúng.
  • Cả A và B đều sai.
  • Cả A và B đều đúng.
Câu 14: Khi nói về động cơ nhiệt thực tế, phát biểu nào sau đây là sai?
  • Là thiết bị biến nhiệt thành công.
  • Tác nhân phải tiếp xúc với hai nguồn nhệt: Nguồn nóng và nguồn lạnh.
  • Gọi nhiệt độ T1; T2 là nhiệt độ nguồn lạnh, thì hiệu suất là H = 1 – (T2/T1).
  • Gọi Q1 là nhiệt mà tác nhân nhận từ nguồn nóng, Q2 là nhiệt mà tác nhận truyền cho nguồn lạnh và A là công sinh ra thì A = Q1 – Q2
Câu 15: Khi nói về máy lạnh, phát biểu nào sau đây là sai?
  • Là thiết bị nhận công và chuyển nhiệt từ nguồn lạnh sang nguồn nóng.
  • Gọi A là công mà tác nhân nhận được, Q2 là nhiệt mà tác nhân lấy từ nguồn lạnh thì hệ số làm lạnh là Q2/A.
  • Hệ số làm lạnh luôn nhỏ hơn 1.
  • Trong phòng có máy lạnh thì nguồn nóng phải để bên ngoài, mguồn lạnh bên trong phòng.
Câu 16: Một động cơ đốt trong thực hiện 95 chu trình trong mỗi giây. Công suất của động cơ là 120 hP (1 hP = 736 W). Hiệu suất của động cơ là 40%. Công sinh ra trong mỗi chu trình là là ( A=P.t/95 =120.736/95 = 930J)
  • 930 J.
  • 2325 J.
  • 88,3 KJ.
  • 120 KJ.
Câu 17: Một động cơ đốt trong thực hiện 95 chu trình trong mỗi phút. Công suất của động cơ là 120 KW. Hiệu suất của động cơ là 40%. Nhiệt lượng mà động cơ thải ra môi trường trong mỗi chu trình là là (Q1=120.10^3.60 khi đó A=0,4.Q1 vậy Q2=(Q1-A)/95 )
  • 360 KJ.
  • 300 KJ.
  • 45,5 KJ.
  • 180 KJ.
Câu 18: Quá trình thuận nghịch:
  • Quá trình thuận nghịch là quá trình có thể tiến hành theo chiều ngược lại.
  • Quá trình thuận nghịch là một quá trình cân bằng.
  • Công sinh ra trong quá trình thuận có thể khác công sinh ra trong quá trình nghịch.
  • Nhiệt lượng trao đổi trong quá trình thuận có thể khác nhiệt lượng trao đổi trong quá trình nghịch.
Câu 19: Quá trình không thuận nghịch:
  • Quá trình không thuận nghịch trải qua các trạng thái không cân bằng.
  • Quá trình không thuận nghịch không thể là chu trình.
  • Quá trình không thuận nghịch có thể trải qua các trạng thái trung gian như trong quá trình thuận nghịch theo cả hai chiều.
  • Công và nhiệt lượng mà hệ nhận vào của quá trình không thuận nghịch bằng công và nhiệt lượng do hệ cung cấp cho môi trường ngoài.
Câu 20: Chọn câu sai: Đối với máy nhiệt lý tưởng thì
  • có một xylanh có pittông chứa khí lý tưởng.
  • thành xylanh, pittông được cách nhiệt và tác nhân là khí lý tưởng.
  • hai nguồn nhiệt là môi trường của tác nhân.
  • tác nhân là hỗn hợp các khí thực có thể tự tham gia phản ứng hóa học tỏa nhiệt.
Câu 21: Chọn câu sai: Khi máy nhiệt lý tưởng hoạt động, người ta giả thiết rằng:
  • Quá trình dãn khí xảy ra rất nhanh.
  • Quá trình nén khí xảy ra rất chậm
  • Thay đổ áp suất của khí xảy ra rất chậm.
  • Nhiệt độ tác nhân thay đổi rất chậm.
Câu 22: Nói về máy nhiệt lý tưởng:A.Máy nhiệt lý tưởng không có ma sát, dòng xoáy và mất nhiệt.B.Các quá trình của tác nhân có thể được coi là những quá trình chuẩn cân bằng.
  • A đúng, B sai.
  • A sai B đúng.
  • Cả A và B đều đúng.
  • Cả A và B đều sai.
Câu 23: Khi máy nhiệt lý tưởng hoạt động, người ta giả thiết rằng:
  • Quá trình dãn khí xảy ra rất nhanh.
  • Quá trình nén khí xảy ra rất chậm
  • Khi tiếp xúc với nguồn lạnh, nhiệt độ tác nhân thay đổi rất nhanh.
  • Khi tiếp xúc với nguồn nóng, nhiệt độ tác nhân thay đổi rất nhanh.
Câu 24: Chọn câu đúngA.Các quá trình xảy ra trong tự nhiên đều là các quá trình không thuận nghịch.B.Các quá trình cơ học có ma sát đều là quá trình không thuận nghịch.
  • A không hoàn toàn đúng, B sai.
  • A sai B đúng.
  • Cả A và B đều đúng.
  • Cả A và B đều sai.
Câu 25: Khi nói về sự truyền nhiệt giữa hai vật tiếp xúc với nhau:A.Một vật nóng, một vật lạnh thì quá trình truyền nhiệt là không thuận nghịch.B.Hai vật cùng nhiệt độ thì quá trình truyền nhiệt là quá trình thuận nghịch./
  • A đúng, B sai.
  • Cả A và B đều đúng.
  • A sai, B đúng.
  • Cả A và B đều sai.
Câu 26: Động năng trung bình của phân tử khí phụ thuộc
  • vào bản chất chất khí.
  • áp suất chất khí.
  • mật độ phân tử khí.
  • nhiệt độ của khối khí.
Câu 27: Phương trình cơ bản của thuyết động học phân tử là hệ thức giữa các đại lượng
  • áp suất, mật độ và động năng trung bình của phân tử khí. Với p=2/3 .no.Wđ
  • áp suất, thể tich và nhiệt độ của chất khí.
  • nhiệt độ, một độ và nội năng của khối khí.
  • áp suất, thể tích và động năng trung bình của phân tử khí.
Câu 28: Phương trình cơ bản của thuyết động học phân tử được thiết lập dựa trên giả thiết
  • các phân tử chất khí chuyển động hỗn loạn với cùng một độ lớn vận tốc.
  • các phân tử chất khí chuyển động hỗn loạn nhưng không va chạm nhau.
  • các phân tử chất khí va chạm hoàn toàn đàn hồi với thành bình chứa.
  • các phân tử chất khí va chạm hoàn toàn không đàn hồi với thành bình chứa.
Câu 29: Để xác định được mật độ phân tử khí của một khối khí cần biết
  • áp suất, thể tích và bản chất chất khí.
  • nhiệt độ, áp suất chất khí. no=p/kT
  • khối lượng, thể tích và nhiệt độ chất khí.
  • thể tích, áp suất và khối lượng khối khí.
Câu 30: Để xác định được áp suất của một chất khí cần biết
  • thể tích, bản chất và nhiệt độ chất khí
  • thể tích, khối lượng và bản chất chất khí.
  • khối lượng riêng, bản chất và nhiệt độ chất khí.
  • thể tích, khối lượng, và nhiệt độ chất khí.
Câu 31: Hàm phân bố phân tử theo vận tốc f(v) của một khối khí có dạng phụ thuộc vào
  • vận tốc và bản chất của chất khí.
  • nhiệt độ và áp suất chất khí.
  • vận tốc, nhiệt độ và bản chất chất khí.
  • thể tích, áp suất và nhiệt độ chất khí.
Câu 32: Ý nghĩa của hàm phân bố khí Maxwell f(v) là tích f(v).dv có giá trị bằng
  • số phân tử có vận tốc nằm trong khoảng v và v + dv chia cho toàn bộ số phân tử.
  • số phân tử có vận tốc nằm trong khoảng v và v + dv.
  • số phân tử có vận tốc nằm trong khoảng v và v + dv chia cho toàn bộ số phân tử có vận tốc từ 0 đến v + dv.
  • số phân tử có vận tốc nằm trong khoảng v và v + dv chia cho toàn bộ số phân tử có vận tốc từ v + dv đến ∞.
Câu 33: Khi nhiệt độ của chất khí nhất định tăng lên thì giá trị cực đại của hàm phân bố khí Maxwell f(v)
  • tăng lên.
  • giảm đi.
  • Không đổi.
  • Có thể tăng hoặc giảm.
Câu 34: Giá trị của hàm phân bố khí Maxwell f(v) tiến đến 0 khi
  • Nhiệt độ chất khí tiến đến 0.
  • Nhiệt độ chất khí tiến đến ∞.
  • Vận tốc tiến đến giá trị vận tốc trung bình.
  • Vận tốc tiến đến giá trị ∞.
Câu 35: Tích phân của f(v).dv lấy cận từ 0 đến ∞ có giá trị
  • Bằng 0.
  • Bằng 1.
  • Nhỏ hơn 1.
  • Lớn hơn 1.
Câu 36: Mật độ phân tử không khí tại một vị trí trong trọng trường phụ thuộc vào
  • Nhiệt độ không khí.
  • Độ cao so với mặt đất.
  • Thế năng trọng trường của phân tử khí và nhiệt độ không khí.
  • Nhiệt độ trung bình của không khí trong năm.
Câu 37: Chọ câu saiÁp suất khí quyển tại một vị trí xác định trong trọng trường:
  • Không phụ thuộc nhiệt độ
  • Phụ thuộc độ cao so với mặt đất.
  • Phụ thuộc độ lớn của áp suất khí quyển trên mặt đất.
  • Phụ thuộc vào gia tốc trọng trường
Câu 38: Định luật phân bố Boltzman là định luật cho biết quy luật
  • sự phân bố theo vận tốc của các phân tử khí lý tưởng.
  • sự thay đôi mật độ phân tử khí theo thế năng của mỗi phân tử khi đặt chất khí lý tưởng trong một trường lực thế.
  • sự thay đôi nhiệt độ chất khí theo thế năng của mỗi phân tử khi đặt chất khí lý tưởng trong một trường lực thế.
  • sự thay vận tốc trung bình phân tử khí lý tưởng theo độ cao khi đặt chất khí g trong trọng trường.
Câu 39: Chọn câu đúng:
  • Nhiệt dung mol của một chất là nhiệt lượng cần truyền cho l mol chất ấy để nó tăng thêm 10C.
  • Nhiệt dung mol của một chất là nhiệt lượng cần truyền cho 1 Kmol chất ấy để nó tăng thêm 10C.
  • Nhiệt dung mol của một chất là nhiệt lượng cần truyền cho 1 Kg chất ấy để nó tăng thêm 10C.
  • Nhiệt dung mol của một chất là nhiệt lượng cần truyền cho 1 g chất ấy để nó tăng thêm 10C.
Câu 40: Nhiệt dung mol đẳng tích của chất khí được coi là khí lý tưởng đơn nguyên tử có giá trị
  • Phụ thuộc vào bản chất của chất khí.
  • Có giá trị không đổi và bằng 12,465 J/Kmol.K.
  • Có giá trị không đổi và bằng 12,465 J/Kmol.
  • Có giá trị không đổi và bằng 12,465 J/mol.K.
Câu 41: Nhiệt dung mol đẳng áp của chất khí được coi là khí lý tưởng đơn nguyên tử có giá trị
  • Phụ thuộc vào bản chất của chất khí.
  • Có giá trị không đổi và bằng 20,782 J/mol.K.
  • Có giá trị không đổi và bằng 20,782 J/Kmol.
  • Có giá trị không đổi và bằng 12,465 J/mol.K.
Câu 42: Hệ số Poisson có giá trị bằng
  • tích giữa nhiệt dung mol đẳng tích và nhiệt dung mol đẳng áp.
  • tỷ số giữa nhiệt dung mol đẳng tích và nhiệt dung mol đẳng áp.
  • hiệu giữa nhiệt dung mol đẳng tích và nhiệt dung mol đẳng áp.
  • tỷ số giữa nhiệt dung mol đẳng áp và nhiệt dung mol đẳng tích.
Câu 43: Động năng trung bình của một phân tử khí Heli loãng được xác định bởi công thức:
  • (3/2)kT.
  • 2kT
  • (5/2)kT.
  • 3kT
Câu 44: Động năng trung bình của một phân tử khí Cacbonic loãng được xác định bởi công thức:
  • (3/2)kT.
  • 2kT
  • (5/2)kT.
  • 3kT
Câu 45: Nhiệt dung mol đẳng tích của khí He loãng có giá trị:
  • 20,775 J/mol.K.
  • 24,93 J/mol.K.
  • 12,465 J/mol.K.
  • 29,085 J/mol.K.
Câu 46: Nhiệt dung mol đẳng tích của khí Nitơ loãng có giá trị:
  • 13,465 J/mol.K.
  • 24,93 J/mol.K.
  • 29,085 J/mol.K.
  • 20,775 J/mol.K.
Câu 47: Nhiệt dung mol đẳng tích của khí Sunfurơ loãng có giá trị:
  • 12,465 J/mol.K.
  • 20,775 J/mol.K.
  • 24,93 J/mol.K.
  • 29,085 J/mol.K.
Báo lỗi
Nếu có bất kì vấn đề nào về đề thi, vui lòng liên hệ với các bộ phận thông qua các hình thức sau
Số điện thoại: 0368.201.788
Email: contact@123job.vn
Chat trực tuyến: Chat với hỗ trợ

NHIỆT HỌC 2

Mã quiz
231
Số xu
5 xu
Thời gian làm bài
35 phút
Số câu hỏi
47 câu
Số lượt làm bài
0 lượt
Bắt đầu làm bài
Lưu tin Hủy lưu
Thông tin đề thi
Chủ đề
Kỹ thuật Nhiệt
Chia sẻ đề thi
Sao chép đường dẫn
Chia sẻ qua mạng xã hội

Đề thi trắc nghiệm mới nhất

40 câu hỏi
0 lượt đã test
30 phút
Miễn phí
Xem trước
35 câu hỏi
0 lượt đã test
26 phút
Miễn phí
Xem trước
69 câu hỏi
0 lượt đã test
52 phút
4 xu
Xem trước
150 câu hỏi
0 lượt đã test
113 phút
6 xu
Xem trước
99 câu hỏi
0 lượt đã test
74 phút
5 xu
Xem trước