Danh sách câu hỏi
Câu 1: Trong điều trị suy hô hấp ở bệnh nhi tay chân miệng, kết luận nào sau đây đúng nhất?
  • Không truyền dịch dù cho có sốc nếu có hình ảnh phù phổi trên X-quang
  • Chỉ định giúp thở sớm để tránh thiếu oxy kéo dài
  • Đáp ứng với thuốc kích thích beta-2 vì có co thắt phế quản
  • Đáp ứng với thuốc kích thích alpha-1 vì làm co động mạch phổi nên giảm lưu lượng máu lên phổi
Câu 2: Kết quả của XN nào sau đây ít gặp trong bệnh tay chân miệng có biến chứng thần kinh, hô hấp - tuần hoàn.
  • X-quang phổi tổn thương hình cánh bướm
  • Dịch não tủy thay đổi theo kiểu viêm màng não VR
  • CRP tăng cao
  • Bạch cầu máu tăng
Câu 3: Kháng sinh được chỉ định trong bệnh tay chân miệng khi nào?
  • Khi sốt cao
  • Khi dịch não tủy thay đổi
  • Khi không loại trừ được nguyên nhân do VK
  • Khi mụn nước nhiều
Câu 4: Trong điều trị ngoại trú bệnh tay chân miệng, kết luận nào sau đây đúng nhất?
  • Hạ sốt bằng paracetamol liều 20-25mg/kg/lần mỗi 4-6 lần/ngày
  • Ăn thức ăn lỏng, nguội và dễ tiêu hóa
  • Tái khám mỗi 2 ngày trong vòng 7 ngày đầu
  • Nên bôi xanh methylene trên sang thương da cho mau lành
Câu 5: Đối với trẻ mắc bệnh tay chân miệng, kết luận nào sau đây đúng nhất?
  • Cần cách ly với trẻ khác trong tuần lễ đầu tiên
  • Miễn dịch suốt đời
  • Miễn dịch chéo với các VR đường ruột khác
  • Phải báo cáo với trung tâm y tế dự phòng
Câu 6: Bệnh nhi 10 tháng tuổi, ở quận 5, TPHCM, đến khám BV Nhi Đồng 1 vì sốt ngày 1, ăn uống ít, phát ban tay chân, ngủ không giật mình. Khám: em tỉnh, sốt 38 oC, môi hồng, chi ấm, mạch quay rõ 120 lần/phút, thở đều êm 36 lần/phút, phổi không ran, bụng mềm, sẩn hồng ban lòng bàn tay, chân, loét miệng vòm khẩu cái, không run chi, ngồi vững, không yếu liệt. Xử trí nào sau đây phù hợp nhất?
  • Điều trị ngoại trú, tái khám mỗi ngày trong vòng 7 ngày đầu
  • Cho nhập viện, nằm phòng thường
  • Cho nhập viện, nằm phòng theo dõi bệnh nặng
  • Cho nhập viện, nằm phòng cấp cứu
Câu 7: Bệnh nhi 15 tháng tuổi, địa chỉ ở quận 5, TPHCM, đến khám vì sốt ngày 2. Bệnh 2 ngày: sốt cao liên tục 39-40 oC, ăn uống kém, ngủ giật mình 3 lần trong đêm. Khám: em tỉnh, sốt 39 oC, môi hồng, chi ấm, mạch rõ 140 lần/phút, thở đều êm 35 lần/phút, huyết áp không đo được do quấy khóc nhiều, tim đều rõ 140 lần/phút, phổi không ran, bụng mềm,sẩn hồng ban lòng bàn tay, chân, 2 vết loét vòm khẩu cái, không giật mình lúc khám, không run chi, đi đứng vững. Chẩn đoán phù hợp nhất là gì?
  • Bệnh tay chân miệng độ 1 ngày 2
  • Bệnh tay chân miệng độ 2A ngày 2
  • Bệnh tay chân miệng độ 2B nhóm 1 ngày 2
  • Bệnh tay chân miệng độ 2B nhóm 2 ngày 2
Câu 8: Bệnh nhi 8 tháng tuổi khám vì sốt ngày 3, phát ban tay chân, ngủ giật mình 4 lần trong đêm. Khám: em ngủ yên, sốt 39 oC, môi hồng, chi ấm, mạch rõ 140 lần/phút, huyết áp 80/50 mmHg, thở đều êm 40 lần/phút, tim đều rõ 140 lần/phút, phổi không ran, bụng mềm, sẩn hồng ban lòng bàn tay, loét miệng, giật mình 2 lần lúc khám. Chẩn đoán phù hợp nhất là gì?
  • Tay chân miệng độ 1 ngày 2
  • Tay chân miệng độ 2A ngày 2
  • Tay chân miệng độ 2B nhóm 1 ngày 2
  • Tay chân miệng độ 2B nhóm 2 ngày 2
Câu 9: Bệnh nhi 20 tháng tuổi khám vì sốt ngày 2, phát ban tay chân, ngủ giật mình 2 lần trong đêm. Khám: em tỉnh, sốt 39 oC, môi hồng, chi ấm, mạch rõ 150 lần/phút, Huyết áp không đo được do quấy khócm thở đều êm 40 lần/phút, tim đều rõ 150 lần/phút, phổi không ran, bụng mềm, sẩn hồng ban lòng bàn tay, loét miệng, không giật mình lúc khám, run tay khi cầm đồ chơi, đi loạng choạng, rung giật nhãn cầu. Chẩn đoán phù hợp nhất là gì?
  • Tay chân miệng độ 1 ngày 2
  • Tay chân miệng độ 2A ngày 2
  • Tay chân miệng độ 2B nhóm 1 ngày 2
  • Tay chân miệng độ 2B nhóm 2 ngày 2
Câu 10: Bệnh nhi 9 tháng tuổi, nhập viện vì sốt ngày 3. Trẻ sốt cao liên tục cao nhất 39 oC, phát ban tay chân, ói nhiều, ngủ giật mình 4 lần trong đêm. Khám: lừ đừ, sốt 39 oC, môi hồng, chi ấm, mạch quay rõ 170 lần/phút, thở co lõm ngực 52 lần/phút, tim đều rõ 170 lần/phút, HA: 120/80 mmHg đo khi trẻ nằm yên, phổi phế âm đều 2 bên, bụng mềm, sẩn hồng ban lòng bàn tay, bàn chân, loét miệng, giật mình 2 lần lúc khám. Chẩn đoán phù hợp nhất là gì?
  • Tay chân miệng độ 2B nhóm 1 ngày 3
  • Tay chân miệng độ 2B nhóm 2 ngày 3
  • Tay chân miệng độ 3 ngày 3
  • Tay chân miệng độ 4 ngày 3
Câu 11: Ý nào sau đây đúng khi mô tả về VMN?
  • Viêm màng nhện, màng nuôi, và khoang dưới nhện
  • Viêm màng cứng, màng nhện, và màng nuôi
  • Viêm màng cứng, màng tủy, và khoang dưới nhện
  • Viêm màng nuôi, màng nhện, và màng tủy
Câu 12: Những tác nhân VK nào thường gây viêm màng não ở trẻ sơ sinh?
  • E.coli, não mô cầu, phế cầu
  • Não mô cầu, phế cầu, L. monocytogenes
  • E.coli, L. monocytogenes, GBS
  • Não mô cầu, Hib, phế cầu
Câu 13: Giá trị DNT nào sau đây gợi ý viêm màng não VK?
  • Dịch trong
  • Protein > 0,6 g/L
  • Tỉ lệ glucose DNT/glucose HT < 0,6
  • WBC > 1.000/mm3
Câu 14: Cơ sở tốt nhất để lựa kháng sinh ban đầu trong điều trị VMNVK là gì?
  • KS đồ từ kết quả cấy DNT
  • KS đồ từ kết quả cấy máu
  • VK thường gặp theo lứa tuổi và cơ địa
  • Kết quả nhuộm gam DNT
Câu 15: Bé trai 13 tháng tuổi đang được chọc dò thắt lưng do nghi ngờ VMNVK . Kết quả nhuộm gam DNT cho thấy hình ảnh trực cầu khuẩn gam âm. Tác nhân nghĩ đến nhiều nhất là tác nhân nào?
  • Hib
  • E. coli
  • Phế cầu
  • Não mô cầu
Câu 16: Bé gái 12 tháng nhập khoa CC với biểu hiện sốt cao ngày 3, quấy liên tục, nôn ói. Trong lúc chờ bác sĩ khám, bé lên cơn co giật toàn thể khoảng 1 phút. Khám sau cơn co giật ghi nhận trẻ lừ đừ, yếu 1/2 người phải, M: 124 l/p; nhịp thở: 47 l/p; thân nhiệt: 38,1 oC ( đã uống hạ sốt 30 phút trước nhập viện), HA: 90/50 mmHg, chưa ghi nhận bất thường gì khác. Thái độ xử trí ban đầu nào sau đây là phù hợp nhất?
  • Chọc dò thắt lưng, ks tĩnh mạch, cấy máu
  • SA xuyên thóp, ks tĩnh mạch, cấy máu
  • MRI não, ks tĩnh mạch, cấy máu
  • CT não, điều trị hỗ trợ, theo dõi sinh hiệu, chờ kq CT não
Câu 17: Một trẻ 2 tuần tuổi nhập viện với biểu hiện sốt ngày 2, quấy khóc vô cớ, bú kém. Trẻ đã được thực hiện xét nghiệm CTM, cấy máu, TPTNT, cấy nước tiểu. Trẻ được Bs chỉ định chọc dò thắt lưng nhưng chọc dò thất bại. Sau khi chọc dò thất bại. Xử trí nào sau đây là phù hợp nhất?
  • Chỉ định ks đường tĩnh mạch
  • Chụp CT não
  • SA xuyên thóp
  • Chờ chọc dò thắt lưng lại sau 24h
Câu 18: Trẻ 5 tháng tuổi nhập viện với biểu hiện sốt 2 ngày, ngày nhập viện trẻ có co giật cục bộ lần đầu. Trẻ được chọc dò thắt lưng với kết quả gợi ý VMN. Kết quả nhuộm gam ghi nhận hình ảnh song cầu gam dương. Công thức kháng sinh chọn lựa tốt nhất cho trẻ này là gì?
  • Ampicillin + Gentamycin
  • Gentamycin + Rifampin
  • Vancomycin + Ceftriaxone (hoặc + cefotaxime)
  • Ceftriaxone (hoặc cefotaxime)
Câu 19: Trẻ 5 tuổi nhập viện với biểu hiện sốt, đau đầu kiểu tăng áp lực nội sọ, buồn nôn và nôn x3 ngày. Khám ghi nhận GCS 15 điểm; M: 100 l/p; HA: 95/55 mmHg; nhịp thở: 30 l/p; thân nhiệt: 38,1 oC; chưa ghi nhận bất thường gì khác. Trẻ được chọc dò thắt lưng, sau chọc dò trẻ cải thiện đau đầu nhiều, kết quả DNT như sau: 128 WBC/mm3 (80% lymphocyte); glucose DNT 3,2 mmol/L (glucose HT cùng lúc chọc dò: 5 mmol/L); lactate: 2,3 mmol/L; protein: 0,6 g/L. Chẩn đoán phù hợp nhất cho trẻ là gì?
  • VMN siêu vi
  • VMN VK
  • Viêm não
  • Viêm não màng não
Câu 20: Trẻ 6 tuổi nhập viện với biểu hiện sốt, đau đầu kiểu tăng áp lực nội sọ, buồn nôn và nôn x3 ngày. Khám ghi nhận GCS 15 điểm; M: 100 l/p; HA: 95/55 mmHg; NT: 30 l/p; thân nhiệt: 39,3 oC; chưa ghi nhận bất thường khác. CTM: WBC 15.000 /mm3, NEU 65%; Hb 11,7 g/dL; PLT 354.000/mm3; CRP 78 mg/L. Trẻ được chọc dò thắt lưng với kết quả DNT như sau: 650 BC/mm3 (80% NEU); glucose DNT 1,2 mmol/L (glucose HT cùng lúc chọc dò: 5 mmol/L); lactate: 3,8 mmol/L; protein 1,6 g/L. Chẩn đoán phù hợp nhất cho trẻ là gì?
  • VMN siêu vi
  • VMN VK
  • Viêm não
  • Viêm não màng não
Câu 21: Đường lây truyền của VN Japan là đường nào?
  • Qua vết muỗi Culex đốt
  • Qua đường hô hấp cơ chế giọt bắn
  • Qua đường hô hấp cơ chế hạt khí dung
  • Qua đường tiêu hóa
Câu 22: Dấu hiệu nào sau đây là tổn thương não?
  • Cổ gượng
  • Thóp phồng
  • Phù gai thị
  • Gồng chi
Câu 23: Dấu hiệu nào sau đây là của tăng áp lực nội sọ?
  • Cổ gượng
  • Liệt nửa người
  • Phù gai thị
  • Gồng chi
Câu 24: Thay đổi điển hình của DNT trong viêm não màng não do siêu vi là gì?
  • Dịch trong, protein bình thường, đường giảm, tế bào tăng đa số đa nhân
  • Dịch mờ, protein tăng, đường bình thường, tế bào tăng đa số đa nhân
  • Dịch trong, protein tăng, đường bình thường, tế bào tăng đa số đơn nhân
  • Dịch mờ. protein bình thường, đường giảm, tế bào tăng đa số đơn nhân
Câu 25: XN chẩn đoán xác định VMN do Herpes simplex 1 là gì?
  • Huyết thanh chẩn đoán tìm IgM và IgG dương tính
  • Mac ELISA tìm IgM trong DNT dương tính
  • Mac ELISA tìm IgG trong DNT dương tính
  • PCR phát hiện ADN herpes simplex 1 trong DNT
Câu 26: Trong thực tế lâm sàng, xn được sử dụng để chẩn đoán xác định viêm não do JEV là gì?
  • Huyết thanh chẩn đoán tìm IgM và IgG
  • Mac ELISA tìm IgM trong DNT
  • Mac ELISA tìm IgG trong DNT
  • PCR tìm ARN JEV trong DNT
Câu 27: bé trai 10 tuổi nhập viện với chẩn đoán nghi ngờ VN cấp. chỉ định xn nào sau đây giúp ích tốt nhất cho chẩn đoán?
  • MRI não
  • CT não
  • SA xuyên sọ
  • EEG
Câu 28: Trong điều trị viêm não do HSV, acyclovir có tác dụng gì?
  • Phá hủy màng tế bào siêu vi
  • Ngăn chặn sự tổng hợp protein của siêu vi
  • Ngăn chặn sự tổng hợp ADN của siêu vi
  • Ngăn chặn sự phá hủy của màng tế bào ký chủ
Câu 29: Corticosteroid liều cao được chỉ định cho trường hợp viêm não nào sau đây?
  • Viêm não do enterovirus 71
  • Viêm não do HSV
  • Viêm não do JEV
  • Viêm não tủy lan tỏa cấp (ADEM)
Câu 30: Bé trai 4 tuổi. nhà ở quân 10 TPHCM, không đi đâu xa 6 tháng nay, nhập viện vì sốt 3 ngày, hôm nay co giật toàn thân sau đó hôn mê. Trẻ không ho, không tiêu chảy, không chảy mủ tai. Khám ghi nhận M: 124 l/p; NT 37 l/p; nhiệt độ 38,1 oC; HA 95/55 mmHg. Chưa ghi nhận bất thường gì khác. Ngoài điều trị triệu chứng và làm xét nghiệm, xử trí phù hợp nhất tại thời điểm nhập viện là gì?
  • KS, kiểm xoát và phòng ngừa hạ đường huyết, hạn chế nước nhập
  • Kháng sốt rét, corticoid chống phù não, hạn chế nước nhập
  • KS, corticoid chống phù não, truyền dịch theo nhu cầu
  • Kháng sốt rét, kiểm soát và phòng ngừa hạ đường huyết, truyền dịch theo nhu cầu
Câu 31: VK nào sau đây tiết được men Nitrate Reductase?
  • E. coli
  • S. Saprophyticus
  • Pseudomonas spp
  • Enterococcus
Câu 32: KS nào sau đây không thể dùng để điều trị NTT trên?
  • Ceftriaxone
  • Amoxicillin-clavulanate
  • Nitrofurantonin
  • Cefixime
Câu 33: Triệu chứng lâm sàng nào sau đây có thể giúp phân biệt NTT trên và dưới?
  • Đau bụng
  • Quấy khóc nhiều
  • Sốt cao
  • Nước tiểu đục
Câu 34: Trong XN TPTNT, thông số nào sau đây có độ nhạy cao nhất trong chẩn đoán NTT?
  • Leukocytes
  • Nitrite
  • Ery
  • Protein
Câu 35: Triệu chứng tiểu rỉ, tia nước tiểu yếu gợi ý dị tật nước tiểu nào sau đây?
  • Trào ngược bàng quang niệu quản
  • Thận ứ nước
  • Van niệu đạo sau
  • Thận đa nang
Câu 36: Bé gái 7 tuổi đến khám vì sốt nhẹ và đau bụng 2 ngày nay. Mẹ bé khai 2 ngày nay thấy bé đi tiểu nhiều lần trong ngày hơn so với bình thường. Bé chưa dùng thuốc điều trị gì. Khám lâm sàng ghi nhận bé không sốt, bụng mềm không đề kháng. Chẩn đoán nào sau đây được nghĩ tới nhiều nhất?
  • Viêm ruột thừa
  • Viêm BQ
  • Nhiễm toan ketone tiểu đường
  • Viêm cầu thận cấp
Câu 37: Bệnh nhi nữ 4 tuổi, nhập viện vì sốt cao 2 ngày và than tiểu đau, lắt nhắt. Tiền căn chưa ghi nhận bất thường. Khám lâm sàng không ghi nhận bất thường. XN máu BC 31.000/mm3, NEU 85%, CRP máu 160 mg/L, TPTNT Blood ++, Protein +, Leu +++, Nit (-), ASC (+). Xử trí nào sau đây là phù hợp nhất?
  • KS ceftriaxone đường tĩnh mạch
  • KS gentamycin tiêm bắp
  • KS cefixim uống
  • KS ciprofloxacin uống
Câu 38: Bệnh nhân nữ 5 tuổi, đến khám vì than tiểu máu cục cuối dòng, tiểu đau. Tiền căn ghi nhận táo bón 3 tháng nay. Khám lâm sàng: em tỉnh, tiếp xúc tốt, sinh hiệu ổn, không sốt, bộ phận sinh dục ngoài không ghi nhận bất thường. XN TPTNT tại phòng khám ghi nhận: Ery ++, Protein +, Leu +++, Nit(-), ASC (+). SA bụng chỉ ghi nhận dày thành BQ. Xử trí nào sau đây là phù hợp nhất?
  • Nhập viện, ks Ceftriaxone tĩnh mạch, trị táo bón
  • Ks Amox/clavu uống, trị táo bón, hẹn tái khám
  • XN CTM, CRP, chờ kết quả điều trị tiếp theo
  • NV, ks Ceftriaxone tĩnh mạch, cấy máu, cấy nước tiểu, trị táo bón
Câu 39: Tiêu chuẩn cấy nước tiểu để chẩn đoán xác định NTT nào sau đây là đúng?
  • Cấy NT sạch giữa dòng > 10^5 CFU/mL với cùng một loại VK
  • Cấy NT qua sond tiểu >10^3 CFU/mL với cùng một loại VK
  • Lấy NT qua túi hứng >10^5 CFU/mL với cùng một loại VK
  • Lấy NT qua túi hứng >10^6 CFU/mL với cùng một loại VK
Câu 40: XN nào sau đây là tiêu chuẩn vàng để xác định viêm thận bể thận cấp?
  • Cấy NT
  • BC máu tăng cao với Neu ưu thế, CRP tăng cao
  • SA hệ niệu
  • Xạ hình thận với DMSA
Câu 41: Về tổn thương GPB của VCT hậu nhiễm liên cầu:
  • Trên KHV quang học, ghi nhận hình ảnh tăng sinh gian mao mạch và thâm nhập bạch cầu lympho
  • Thường xuất hiện liềm tế bào và có tiên lượng tốt
  • Trên KHV miễn dịch huỳnh quang, ghi nhận hình ảnh đặc trưng là lắng đọng C3 và IgG ở gian mao mạch và thành mao mạch cầu thận
  • Trên KHV điện tử, hình ảnh lắng đọng đặc dưới nội bì là hình ảnh đặc trưng nhất
Câu 42: Tác nhân siêu vi nào sau đây có liên quan tới VCTC hậu nhiễm liên cầu:
  • Quai bị
  • Sởi
  • Viêm gan C
  • HIV
Câu 43: Giai đoạn tiềm ẩn NK liên cầu nhóm A và VCT hậu nhiễm liên cầu là:
  • Từ 1 đến 3 ngày đối với nhiễm khuẩn da
  • Từ 1 đến 3 ngày đối với nhiễm khuẩn họng
  • Từ 1 đến 3 tuần đối với nhiễm khuẩn da
  • Từ 1 đến 3 tuần đối với nhiễm khuẩn họng
Câu 44: Trong các yếu tố chẩn đoán VCTC hậu nhiễm liên cầu, yếu tố nào là quan trọng nhất:
  • Tiền sử nhiễm khuẩn họng hoặc da trước đó
  • Cấy bệnh phẩm với tác nhân liên cầu dương tính
  • Kháng thể kháng liên cầu dương tính
  • Giảm bổ thể
Câu 45: Trong các kháng thể kháng liên cầu sau đây, kháng thể nào sẽ tăng lên điển hỉnh sau nhiễm khuẩn da?
  • Kháng Streptolysin (ASO)
  • Kháng Streptokinase (ASKase)
  • Kháng Nicotinamide-adenine dinucleotidase (anti-NAD)
  • Các kháng thể kháng DNase B
Câu 46: Bệnh nhân nữ 13 tuổi, nhập viện vì phù toàn thân + mệt, bệnh 3 ngày. Em phù mi mắt lan ra toàn thân ngày càng tăng, phù trắng mềm ấn lõm không đau, tăng từ 36 ký lên 40 ký, tiểu vàng sậm không gắt buốt, lượng ít hơn bình thường. Cùng ngày nhập viện em sốt nhẹ, ho khan, than mệt nên gia đình đưa em nhập viện. Khám em tỉnh, mệt, đau đầu, mạch 88 l/p, HA 150/100 mmHg, nhịp thở 24 l/p, tim đều, phổi không ran, bụng mềm, báng, phù toàn thân. Chẩn đoán nghĩ nhiều nhất ở bệnh nhân này?
  • VCTC
  • HCTH không thuần túy
  • VCT tăng sinh màng
  • Bệnh thận IgA
Câu 47: Bệnh nhân nữ 13 tuổi, nhập viện vì phù toàn thân + mệt, bệnh 3 ngày. Em phù mi mắt lan ra toàn thân ngày càng tăng, phù trắng mềm ấn lõm không đau, tăng từ 36 ký lên 40 ký, tiểu vàng sậm không gắt buốt, lượng ít hơn bình thường. Cùng ngày nhập viện em sốt nhẹ, ho khan, than mệt nên gia đình đưa em nhập viện. Khám em tỉnh, mệt, đau đầu, mạch 88 l/p, HA 150/100 mmHg, nhịp thở 24 l/p, tim đều, phổi không ran, bụng mềm, báng, phù toàn thân. XN cần thiết nhất để chẩn đoán là gì?
  • Chụp X-quang phổi
  • Sinh hóa máu: ion đồ, creatinin
  • TPTNT
  • Bổ thể máu C3, C4
Câu 48: Bệnh nhân nữ 13 tuổi, nhập viện vì phù toàn thân + mệt, bệnh 3 ngày. Em phù mi mắt lan ra toàn thân ngày càng tăng, phù trắng mềm ấn lõm không đau, tăng từ 36 ký lên 40 ký, tiểu vàng sậm không gắt buốt, lượng ít hơn bình thường. Cùng ngày nhập viện em sốt nhẹ, ho khan, than mệt nên gia đình đưa em nhập viện. Khám em tỉnh, mệt, đau đầu, mạch 88 l/p, HA 150/100 mmHg, nhịp thở 24 l/p, tim đều, phổi không ran, bụng mềm, báng, phù toàn thân. Xử trí ban đầu thích hợp nhất?
  • Hạn chế muối, nước
  • Nifedipin ngậm dưới lưỡi
  • Furosemide uống
  • Furosemide tiêm tĩnh mạch
Câu 49: Bệnh nhân nữ 13 tuổi, nhập viện vì phù toàn thân + mệt, bệnh 3 ngày. Em phù mi mắt lan ra toàn thân ngày càng tăng, phù trắng mềm ấn lõm không đau, tăng từ 36 ký lên 40 ký, tiểu vàng sậm không gắt buốt, lượng ít hơn bình thường. Cùng ngày nhập viện em sốt nhẹ, ho khan, than mệt nên gia đình đưa em nhập viện. Khám em tỉnh, mệt, đau đầu, mạch 88 l/p, HA 150/100 mmHg, nhịp thở 24 l/p, tim đều, phổi không ran, bụng mềm, báng, phù toàn thân. XN ban đầu: TPTNT: Ery +++, Đạm/Creatinin niệu = 2,1 g/mmol; albumin máu 2,9 g/dL, C3/C4 = 30/15 mg/dL; creatinin máu = 174 μmol/L. Chẩn đoán phù hợp nhất sau khi có kết quả CLS?
  • HCTH không thuân túy
  • VCTC nghi hậu nhiễm liên cầu trùng - tiểu đạm ngưỡng thận hư
  • VCT tăng sinh màng
  • Viêm thận Lupus
Câu 50: Bệnh nhân nữ 13 tuổi, nhập viện vì phù toàn thân + mệt, bệnh 3 ngày. Em phù mi mắt lan ra toàn thân ngày càng tăng, phù trắng mềm ấn lõm không đau, tăng từ 36 ký lên 40 ký, tiểu vàng sậm không gắt buốt, lượng ít hơn bình thường. Cùng ngày nhập viện em sốt nhẹ, ho khan, than mệt nên gia đình đưa em nhập viện. Khám em tỉnh, mệt, đau đầu, mạch 88 l/p, HA 150/100 mmHg, nhịp thở 24 l/p, tim đều, phổi không ran, bụng mềm, báng, phù toàn thân. XN ban đầu: TPTNT: Ery +++, Đạm/Creatinin niệu = 2,1 g/mmol; albumin máu 2,9 g/dL, C3/C4 = 30/15 mg/dL; creatinin máu = 174 μmol/L. Thái độ theo dõi tiếp theo ở bệnh nhân này?
  • Chỉ cần theo dõi huyết áp
  • Theo dõi HA + lượng nước tiểu + chức năng thận mỗi 1-2 ngày
  • Chỉ định sinh thiết thận ngay
  • Theo dõi diễn tiến bệnh trong 2-3 tuần, chỉ định sinh thiết thận nếu diễn tiến không phù hợp với VCT hậu nhiễm liên cầu
Câu 51: Bệnh nhi nam 5 tuổi, cân nặng 26kg, nhập viện vì phù toàn thân 2 ngày nay. Bệnh nhân có HA: 90/60 mmHg, creatinin máu 0,8 mg/dL, TPTNT thấy có protein +++, Ery +. Chẩn đoán nào dưới đây là phù hợp nhất:
  • VCTC hậu nhiễm liên cầu trùng
  • NTT trên
  • HCTH
  • VCT tiến triển nhanh
  • THA biến chứng thận
Câu 52: Tỉ lệ kháng corticoid trong HCTH nguyên phát trẻ em:
  • 10%
  • 5%
  • 3%
  • 20%
  • 30%
Câu 53: Biến chứng VPM nguyên phát trong HCTH trẻ em thường do vi trùng nào sau đây gây ra:
  • S. Aureus
  • S. Coagulase negative
  • S. Pneumoniae
  • A & B đúng
  • B & C đúng
Câu 54: Sang thương cầu thận tối thiểu khi quan sát trên V quang học thấy:
  • Dày nhẹ màng đáy, không có tăng sinh tế bào
  • Tăng sinh tế bào trung mô
  • Các tế bào chân bì dẹp xuống
  • Các cầu thận bình thường
  • Xơ hóa một ít cầu thận ở gần tủy
Câu 55: Trong HCTH trẻ dễ bị nhiễm trùng là do:
  • Mất yếu tố α properdin
  • Giảm albumin máu
  • Tăng hoạt tính của vi khuẩn
  • Mất globulin miễn dịch
  • Tất cả đúng
Câu 56: HCTH nguyên phát trẻ em, sang thương xơ hóa cục bộ từng phần chiếm tỉ lệ:
  • 15-20%
  • 10-20%
  • 5%
  • 5-7%
  • 7-10%
Câu 57: Tiên lượng của một trẻ bị HCTH nguyên phát dựa vào:
  • Số lần tái phát
  • Đáp ứng hay kháng corticoid
  • Tuổi khởi phát
  • Mức độ phù lúc nhập viện
  • Tất cả đúng
Câu 58: Triệu chứng sớm của HCTH tái phát là:
  • Trẻ tiểu ít
  • Trẻ phù mắt và lan toàn thân
  • Trẻ tăng cân nhanh
  • Que nhúng nước tiểu có đạm 3 ngày liên tiếp
  • Mi mắt sưng nhẹ
Câu 59: Biến chứng có thể gặp trong HCTH kháng thuốc là:
  • SDD
  • Nhiễm trùng
  • Đục thủy tinh thể
  • Tăng đường huyết
  • Tất cả đúng
Câu 60: Định nghĩa trường hợp HCTH lui bệnh hoàn toàn ( complete remission):
  • Bệnh nhi hết phù và protein niệu trên dipstick <1+ trong 3 ngày liên tiếp
  • Bệnh nhi còn phù rất nhẹ và đạm niệu/creatinin niệu > 2mg/mg
  • Bệnh nhi hết phù và đạm niệu/creatinin niệu >2 mg/mg 3 ngày liên tiếp
  • Bệnh nhi hết phù và que thử nước tiểu chuyển sang màu xanh 3 ngày liên tiếp
  • Tất cả đều sai
Câu 61: Chỉ định tủy đồ trong chẩn đoán bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch
  • Ngay khi nhập viện
  • Ngay sau 1-2 tuần điều trị không có tăng tiêu cầu
  • Sau 6 tháng điều trị không có đáp ứng
  • Sau 12 tháng điều trị không có đáp ứng
Câu 62: Chỉ định điều trị thuốc đối với xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch hiện nay
  • Xuất huyết da và PLT < 50x10^9/L
  • Xuất huyết da và PLT < 30x10^9/L
  • Xuất huyết niêm và tiểu cầu < 20x10^9/L
  • Xuất huyết da và PLT < 10x10^9/L
Câu 63: Chỉ định cắt lách trong bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu > 6 tháng
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu > 12 tháng
  • Xuất huyết não
  • Tất cả không phù hợp
Báo lỗi
Nếu có bất kì vấn đề nào về đề thi, vui lòng liên hệ với các bộ phận thông qua các hình thức sau
Số điện thoại: 0368.201.788
Email: contact@123job.vn
Chat trực tuyến: Chat với hỗ trợ

NHI 1 - BMTU

Mã quiz
713
Số xu
4 xu
Thời gian làm bài
47 phút
Số câu hỏi
63 câu
Số lượt làm bài
0 lượt
Bắt đầu làm bài
Lưu tin Hủy lưu
Thông tin đề thi
Chủ đề
Y khoa
Chia sẻ đề thi
Sao chép đường dẫn
Chia sẻ qua mạng xã hội

Đề thi trắc nghiệm mới nhất

40 câu hỏi
0 lượt đã test
30 phút
Miễn phí
Xem trước
35 câu hỏi
0 lượt đã test
26 phút
Miễn phí
Xem trước
69 câu hỏi
0 lượt đã test
52 phút
4 xu
Xem trước
150 câu hỏi
0 lượt đã test
113 phút
6 xu
Xem trước
99 câu hỏi
0 lượt đã test
74 phút
5 xu
Xem trước