Câu 1:
Nguyên lý đo dòng điện là:
- A/ Mắc cơ cấu chỉ thị nối tiếp với mạch
- B/ Mắc ampere kế nối tiếp với nhánh cần đo
- C/ Dùng điện trở Shunt
- D/ Tất cả đều sai
Câu 2:
Mở rộng tầm đo dòng điện cho ampere kế DC dùng
- A/ Điện trở shunt mắc song song với cuộn dây di động (cơ cấu điện động)
- B/ Thay đổi đường kính dây (cơ cấu điện từ)
- C/ Dùng điện trở Shunt (cơ cấu từ điện)
- D/ Tất cả đều đúng
Câu 3:
Mở rộng tầm đo dòng điện cho ampere kế AC dùng
- A/ Điện trở shunt mắc song song với cuộn dây di động (cơ cấu điện động)
- B/ Thay đổi đường kính dây (cơ cấu điện từ)
- C/ Dùng điện trở Shunt (cơ cấu từ điện)
- D/ Tất cả đều đúng
Câu 4:
Mở rộng tầm đo dòng điện cho ampere kế điện tử dùng
- A/ Dùng điện trở Shunt (cơ cấu từ điện)
- B/ Điện trở chuyển thành áp
- C/ Thay đổi hệ số khuếch đại
- D/ Tất cả đều sai
Câu 5:
Nguyên lý đo dòng DC trong ampere kế điện tử là:
- A/ Chuyển dòng điện cần đo thành điện áp
- B/ Chuyển dòng điện cần đo thành điện trở
- C/ Cho dòng điện cần đo vào mạch đo
- D/ Dùng điện trở Shunt
Câu 6:
Khi đo dòng điện xoay chiều có trị số lớn, thường kết hợp:
- A/ Biến dòng + cơ cấu điện từ
- B/ Biến dòng + cơ cấu từ điện + bộ chỉnh lưu
- C/ Biến dòng + cơ cấu điện động
- D/ Tất cả đều đúng
Câu 7:
Quy tắc an toàn khi sử dụng biến dòng kết hợp với ampere kế xoay chiều là:
- A/ Nối đất cuộn dây thứ cấp của biến dòng
- B/ Không để hở mạch cuộn dây sơ cấp khi đã có dòng vào thứ cấp
- C/ Không để hở mạch cuộn dây thứ cấp khi đã có dòng vào sơ cấp
- D/ Tất cả đều sai
Câu 8:
Số vòng dây sơ cấp trong cấu tạo ampere kẹp là
- A/ 1 vòng
- B/ 10 vòng
- C/ Tuỳ từng loại ampere kẹp
- D/ Tuỳ thuộc vào giới hạn đo của ampere kẹp
Câu 9:
Nội trở của ampere kế
- A/ Thay đổi theo tầm đo
- B/ Thay đổi theo dạng tín hiệu
- C/ Không thay đổi theo tầm đo
- D/ Thay đổi theo giá trị dòng điện cần đo
Câu 10:
Đo dòng điện dùng phương pháp biến đổi nhiệt có ưu điểm:
- A/ Không phụ thuộc vào dạng tín hiệu và tần số
- B/ Không phụ thuộc vào sự thay đổi của nhiệt độ môi trường
- C/ Không phụ thuộc vào sự gia tăng nhiệt lượng
- D/ Tất cả đều đúng
Câu 11:
Cơ cấu từ điện có Ifs = 100μA, Rm= 1KΩ, nếu dùng cơ cấu trên để đo được dòng điện có cường độ 1mA thì phải dùng điện trở Shunt có trị số:
- A/ 1/9KΩ
- B/ 9Ω
- C/ 90Ω
- D/ 9KΩ
Câu 12:
Khi đo dòng điện, nếu nội trở ampere kế rất nhỏ so với điện trở tải thì sai số do ảnh hưởng của ampere kế:
- A/ Đáng kể
- B/ Không đáng kể
- C/ Còn phụ thuộc vào độ lớn dòng điện cần đo
- D/ Tuỳ theo cơ cấu chỉ thị
Câu 13:
Một cơ cấu từ điện chịu được dòng điện có cường độ 1mA, nếu dùng cơ cấu trên kết hợp với mạch chỉnh lưu bán kỳ để đo dòng điện xoay chiều thì dòng điện đo được là:
- A/ 1mA
- B/ 2,22mA
- C/ 1,11mA
- D/ 1,4mA
Câu 14:
Điện áp hai đầu cơ cấu từ điện có Ifs = 100μA, Rm= 1KΩ khi kim lệch ½ thang đo là:
- A/ 100mV
- B/ 200mV
- C/ 50mV
- D/ 300mV
Câu 15:
Cơ cấu từ điện có độ nhạy 20KΩ/V, khi kim lệch ¼ độ lệch tối đa thì dòng điện đi qua cơ cấu là
- A/ 25μA
- B/ 12,5μA
- C/ 50μA
- D/ 100μA
Câu 16:
Để đo dòng điện xoay chiều có thể dùng cơ cấu:
- A/ Điện từ, từ điện
- B/ Điện từ, điện động
- C/ Điện động, từ điện
- D/ Điện từ, từ điện, điện động
Câu 17:
Để đo điện áp xoay chiều có thể dùng cơ cấu…………kết hợp với điện trở hạn dòng:
- A/ Điện từ, từ điện
- B/ Điện từ, điện động
- C/ Điện động, từ điện
- D/ Điện từ, từ điện, điện động
Câu 18:
Để đo điện áp một chiều có thể dùng cơ cấu…………kết hợp với điện trở hạn dòng:
- A/ Điện từ, từ điện
- B/ Điện từ, điện động
- C/ Điện động, từ điện
- D/ Điện từ, từ điện, điện động
Câu 19:
Để mở rộng tầm đo của thang đo điện áp bằng cách mắc điện trở:
- A/ Nối tiếp với cơ cấu chỉ thị
- B/ Song song với cơ cấu chỉ thị
- C/ Cả nối tiếp và song song
- D/ Tất cả đều sai
Câu 20:
Độ nhạy của vôn kế:
- A/ Không thay đổi theo dạng tín hiệu
- B/ Không thay đổi theo tầm đo
- C/ Thay đổi theo tầm đo
- D/ Thay đổi theo dạng tín hiệu
Câu 21:
Nội trở của vôn kế chỉ thị kim:
- A/ Thay đổi theo dạng tín hiệu
- B/ Thay đổi theo tầm đo
- C/ Không thay đổi theo dạng tín hiệu
- D/ Không thay đổi theo tầm đo
Câu 22:
Khi đo điện áp, nội trở của vôn kế:
- A/ Không ảnh hưởng đến sai số phép đo
- B/ Ảnh hưởng nhiều đến sai số phép đo
- C/ Ảnh hưởng ít đến sai số phép đo
- D/ Có ảnh hưởng đến sai số phép đo
Câu 23:
Một vôn kế có độ nhạy AC là 9KΩ/V, nếu vôn kế dùng mạch chỉnh lưu bán kỳ thì độ nhạy DC của vôn kế là:
- A/ 10KΩ/V
- B/ 20KΩ/V
- C/ 5KΩ/V
- D/ 40KΩ/V
Câu 24:
Một vôn kế AC có độ nhạy là 9KΩ/V, thì nội trở của vôn kế ở tầm đo 50V là:
- A/ 180Ω
- B/ 450KΩ
- C/ 5,5KΩ
- D/ 4,5KΩ
Câu 25:
Cùng một cơ cấu, cùng tầm đo, tổng trở vào vào của vôn kế AC sẽ:
- A/ Lớn hơn tổng trở vào của vôn kế DC
- B/ Nhỏ hơn tổng trở vào của vôn kế DC
- C/ Bằng tổng trở vào của vôn kế DC
- D/ Tất cả đều sai
Câu 26:
Khuyết điểm của vôn kế AC dùng diode chỉnh lưu là:
- A/ Phụ thuộc vào dạng tín hiệu
- B/ Tần số cao có ảnh hưởng đến tổng trở
- C/ Tần số cao có ảnh hưởng đến điện dung ký sinh của diode
- D/ Tất cả đều đúng
Câu 27:
Ưu điểm của vôn kế có bộ biến đổi nhiệt là:
- A/ Không phụ thuộc vào dạng và tần số tín hiệu
- B/ Không gây ra sai số do nội trở của vôn kế
- C/ Tổng trở vào không thay đổi theo tầm đo
- D/ Tất cả đều đúng
Câu 28:
Nguồn pin trong đồng hồ VOM kim dùng để:
- A/ Đo các đại lượng điện thụ động
- B/ Đo các đại lượng điện tác động
- C/ Đo điện trở
- D/ Đo điện dung của tụ điện
Câu 29:
Đo điện áp DC bằng phương pháp biến trở vì:
- A/ Có sai số nhỏ
- B/ Không bị ảnh hưởng nội trở của nguồn điện áp đo
- C/ Dùng vôn kế không chính xác
- D/ Không phụ thuộc vào dạng tín hiệu
Câu 30:
Mở rộng tầm đo điện áp cho vôn kế DC và AC dùng:
- A/ Điện trở nối tiếp
- B/ Biến áp đo lường (biến điện áp)
- C/ Thay đổi số vòng dây (cơ cấu điện từ)
- D/ Tất cả đều đúng
Câu 31:
Đo điện áp nhỏ (mv hoặc μV) DC dùng phương pháp chopper vì:
- A/ Có đô chính xác cao
- B/ Cần có hệ số khuếch đại lớn
- C/ Không bị phụ thuộc điện áp phân cực DC của mạch khuếch đại
- D/ Tất cả đều sai
Câu 32:
Mở rộng tầm đo điện áp cho vôn kế điện tử DC và AC dùng:
- A/ Điện trở nối tiếp (cơ cấu từ điện)
- B/ Điện trở phân áp ngõ vào mạch khuếch đại
- C/ Thay đổi hệ số khuếch đại
- D/ Thay đổi số vòng dây
Câu 33:
Mạch khuếch đại thuật toán dùng đo điện áp phải có:
- A/ Ngõ vào vi sai có khả năng tốt
- B/ Độ ổn định cho hệ số khuếch đại đối với sự thay đổi nhiệt độ
- C/ Hệ số khuếch đại phải có độ tuyến tính cao
- D/ Tất cả đều đúng
Câu 34:
Hệ số dạng sóng là tỉ số giữa:
- A/ Trị hiệu dụng/ trị chỉnh lưu trung bình
- B/ Trị hiệu dụng/ trị đỉnh
- C/ Trị chỉnh lưu trung bình / trị hiệu dụng
- D/ Trị đỉnh / trị hiệu dụng
Câu 35:
Hệ số đỉnh là tỉ số giữa:
- A/ Trị hiệu dụng/ trị chỉnh lưu trung bình
- B/ Trị hiệu dụng/ trị đỉnh
- C/ Trị chỉnh lưu trung bình / trị hiệu dụng
- D/ Trị đỉnh / trị hiệu dụng
Câu 36:
Khi đo điện áp, nếu nội trở của vôn kế càng lớn thì sai số phép đo:
- A/ Càng lớn
- B/ Càng nhỏ
- C/ Không thay đổi
- D/ Tuỳ thuộc vào giá trị điện áp cần đo
Câu 37:
Cơ cấu từ điện có Ifs = 100μA, Rm= 1KΩ, để cơ cấu này trở thành vôn kế có tầm đo 100V thì điện trở tầm đo là:
- A/ 99KΩ
- B/ 999KΩ
- C/ 9999KΩ
- D/ 9KΩ
Câu 38:
Một cơ cấu từ điện có Ifs = 100μA, Rm= 1KΩ, khi trở thành vôn kế có tầm đo 100V thì độ nhạy điện áp một chiều của vôn kế là:
- A/ 1KΩ/V
- B/ 10KΩ/V
- C/ 100KΩ/V
- D/ 1000KΩ/V
Câu 39:
Hai vôn kế A và B có cùng tầm đo, có độ nhạy SA>SB , nếu hai vôn kế trên đặt vào đo cùng một nguồn điện áp thì vôn kế nào có nội trở gây ra sai số phép đo lớn:
- A/ Vôn kế A
- B/ Vôn kế B
- C/ Cả hai vôn kế có sai số như nhau
- D/ Cả hai vôn kế đều không gây ra sai số
Câu 40:
Một cơ cấu từ điện có Ifs = 100μA, Rm= 1KΩ kết hợp với mạch chỉnh lưu bán kỳ để trở thành vôn kế AC, độ nhạy AC và DC của vôn kế là:
- A/ SAC =450Ω/V ; SDC =1KΩ/V
- B/ SAC =900Ω/V ; SDC =1KΩ/V
- C/ SAC =1KΩ/V ; SDC =450Ω/V
- D/ SAC =450KΩ/V ; SDC =900Ω/V