Danh sách câu hỏi
Câu 1: Cơ sở phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính:
  • ‭ ‬Quy phạm pháp luật hành chính; chủ thể quan hệ pháp luật hành chính.
  • ‭ ‬Chủ thể quan hệ pháp luật hành chính; sự kiện pháp lý.
  • ‭ ‬Sự kiện pháp lý; quy phạm pháp luật hành chính.
  • ‭ Quy phạm pháp luật hành chính; chủ thể quan hệ pháp luật hành chính; sự kiện‬ pháp lý.
Câu 2: Khẳng định nào sau đây là đúng?
  • ‭ ‬Phương pháp điều chỉnh duy nhất của Luật hành chính là phương pháp mệnh lệnh - phục tùng
  • ‭ ‬Phương pháp điều chỉnh duy nhất của Luật hành chính là phương pháp quyền uy - phục tùng.
  • ‭ Phương pháp điều chỉnh đặc trưng của Luật hành chính là phương pháp mệnh‬ lệnh - phục tùng.
  • ‭ ‬Cả a, b, c đều sai.
Câu 3: Luật hành chính bao gồm hai loại quy phạm là quy phạm vật chất và quy phạm thủ tục:
  • ‭ ‬Quy phạm vật chất quy định "phần động" của hoạt động hành chính; nội dung quy phạm vật chất trả lời câu hỏi "làm như thế nào".
  • ‭ ‬Quy phạm thủ tục điều chỉnh "phần tĩnh", tức là thủ tục thực hiện các quy phạm vật chất; nội dung của quy phạm thủ tục trả lời câu hỏi "làm gì".
  • ‭ ‬Cả a và b đều đúng
  • ‭ Cả a và b đều sai. ‬
Câu 4: Khẳng định nào sau đây là đúng về hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật hành chính?
  • ‭ ‬Tập hợp hoá là việc hệ thống hoá pháp luật, ngoài việc tập hợp hoá, còn sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ những quy định không còn phù hợp, và ban hành thêm những quy định mới.
  • ‭ ‬Pháp điển hoá là việc hệ thống hoá pháp luật, trong đó tập hợp các văn bản quy phạm pháp luật hành chính theo vấn đề, theo ngành, theo chủ đề, theo lĩnh vực, v.v... thành những tuyển tập.
  • ‭ ‬Cả a và b đều đúng
  • ‭ Cả a và b đều sai ‬
Câu 5: Đặc điểm chung của quy phạm pháp luật hành chính ?
  • ‭ Tính bắt buộc chung: có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với mọi cơ quan, tổ ‬chức, công dân thuộc đối tượng tác động.
  • ‭ ‬Hiệu lực chấm dứt khi được thực hiện
  • ‭ ‬Cả a và b đều đúng.
  • ‭ ‬Cả a và b đều sai
Câu 6: Quy định của quy phạm pháp luật hành chính là:
  • ‭ ‬Phần của quy phạm nêu rõ những điều kiện của đời sống thực tế (như hoàn cảnh, tình huống, chủ thể) mà nếu có tồn tại các điều kiện đó thì mới có thể thi hành hoặc áp dụng quy phạm đó.
  • ‭ Phần của quy phạm đặt ra quy tắc hành vi, tức là nội dung quyền và nghĩa‬ vụ, trình tự thực hiện chúng, tức là quy định chủ thể được, phải làm gì và làm như thế nào.
  • ‭ ‬Phần của quy phạm chỉ rõ các biện pháp tác động của Nhà nước đối với chủ thể vi phạm phần quy định.
Câu 7: Hiệu lực của quy phạm pháp luật hành chính được chia thành các loại:
  • ‭ Hiệu lực theo thời gian; hiệu lực theo không gian; hiệu lực theo đối tượng ‬
  • ‭ ‬Hiệu lực theo thời gian; hiệu lực theo không gian; hiệu lực hồi tố
  • ‭ ‬Hiệu lực theo thời gian; hiệu lực theo không gian; hiệu lực theo đối tượng, hiệu lực hồi tố
  • ‭ ‬Hiệu lực theo thời gian; hiệu lực hồi tố; hiệu lực theo đối tượng
Câu 8: Các hình thức thực hiện quy phạm pháp luật hành chính:
  • ‭ Tuân thủ pháp luật; thi hành pháp luật; sử dụng pháp luật; áp dụng pháp luật. ‬
  • ‭ ‬Tuân thủ pháp luật; chấp hành pháp luật; sử dụng pháp luật; thực thi pháp luật.
  • ‭ ‬Tuân thủ pháp luật; thi hành pháp luật; cho phép pháp luật; áp dụng pháp luật.
  • ‭ ‬Tuân thủ pháp luật; thi hành pháp luật; sử dụng pháp luật; thực thi pháp luật.
Câu 9: Thuật ngữ "Luật hành chính" dùng để chỉ:
  • ‭ ‬Một môn học
  • ‭ ‬Một khoa học
  • ‭ ‬Một ngành luật
  • ‭ Cả a, b, c đều đúng ‬
Câu 10: Hoạt động hành chính là hoạt động quản lý những quan hệ xã hội mang tính:
  • Quản lý - điều hành
  • ‭ Điều hành - chấp hành ‬
  • ‭ ‬Mệnh lệnh - thi hành
  • ‭ ‬Cả a, b, c đều sai
Câu 11: Đặc trưng của hoạt động hành chính nhà nước Việt Nam:
  • ‭ Tính dưới luật ‬
  • ‭ ‬Tính nhân dân
  • ‭ ‬Cả a và b đều đúng
  • ‭ ‬Cả a và b đều sai
Câu 12: Khẳng định nào sau đây là đúng?
  • ‭ ‬Tổ chức và hoạt động của Toà án không có liên quan đến hoạt động hành
  • chính
  • ‭ ‬Tổ chức và hoạt động của Quốc hội không có liên quan đến hoạt động hành
  • chính
  • ‭ ‬Cả a và b đều đúng
  • ‭ Cả a và b đều sai ‬
Câu 13: Thuật ngữ "hoạt động hành chính" dùng để chỉ hoạt động nào sau đây?
  • ‭ ‬Hoạt động hành pháp
  • ‭ ‬Hoạt động quản lý nhà nước theo nghĩa hẹp
  • ‭ Cả a và b đều đúng ‬
  • ‭ ‬Cả a và b đều sai
Câu 14: Nguyên tắc chính trị - xã hội trong tổ chức và hoạt động hành chính nhà nước Việt Nam:
  • ‭ ‬Nguyên tắc kết hợp chế độ tập thể lãnh đạo với chế độ thủ trưởng
  • ‭ Nguyên tắc tập trung dân chủ ‬
  • ‭ ‬Nguyên tắc trực thuộc hai chiều
  • ‭ ‬Cả a, b, c đều đúng
Câu 15: Khẳng định nào sau đây là đúng?
  • ‭ ‬Hoạt động hành pháp phải căn cứ vào tính pháp chế
  • ‭ ‬Hoạt động hành pháp phải căn cứ vào tính hợp lý
  • ‭ Cả a và b đều đúng ‬
  • ‭ ‬Cả a và b đều sai
Câu 16: Để phân biệt hoạt động công vụ và dịch vụ công, khẳng định nào sau đây là đúng?
  • ‭ ‬Chủ thể thực hiện hoạt động công vụ chỉ là cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức, trong đó đóng vai trò chủ yếu và chính thống là cơ quan hành chính nhà nước, của cán bộ, công chức.
  • ‭ ‬Chủ thể thực hiện dịch vụ công chủ yếu là các tổ chức, cá nhân "ngoài nhà nước", cơ quan hành chính nhà nước chỉ là cá biệt.
  • ‭ Cả a và b đều đúng ‬
  • ‭ ‬Cả a và b đều sai
Câu 17: Luật hành chính thuộc:
  • ‭ Công pháp ‬
  • ‭ ‬Tư pháp
  • ‭ ‬Cả a và b đều đúng
  • ‭ ‬Cả a và b đều sai
Câu 18: Khái niệm quản lý nhà nước theo nghĩa rộng dùng để chỉ:
  • ‭ ‬Hoạt động hành pháp
  • ‭ ‬Hoạt động hành pháp, hoạt động lập pháp
  • ‭ Hoạt động hành pháp, hoạt động lập pháp, hoạt động tư pháp ‬
  • ‭ ‬Cả a, b, c đều sai
Câu 19: Đặc trưng của hoạt động hành chính nhà nước Việt Nam?
  • ‭ ‬Tính tổ chức - điều hành tiêu cực là chủ yếu
  • ‭ ‬Tính thụ động
  • ‭ ‬Cả a và b đều đúng
  • ‭ Cả a và b đều sai ‬
Câu 20: Khẳng định nào sau đây là đúng?
  • ‭ ‬Tổ chức và hoạt động của Toà án không có liên quan đến hoạt động hành chính
  • ‭ ‬Tổ chức và hoạt động của Quốc hội không có liên quan đến hoạt động hành chính
  • ‭ ‬Tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát không có liên quan đến hoạt động hành chính
  • ‭ Cả a, b, c đều sai ‬
Câu 21: Khẳng định nào là đúng về nguồn của Luật hành chính Việt Nam?
  • ‭ ‬Nguồn của Luật hành chính Việt Nam chỉ do Quốc hội ban hành
  • ‭ ‬Nguồn của Luật hành chính Việt Nam chỉ do Quốc hội và Chính phủ ban hành
  • ‭ ‬Nguồn của Luật hành chính Việt Nam chỉ do Quốc hội, Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp ban hành
  • ‭ Nguồn của Luật hành chính Việt Nam do Quốc hội, Chính phủ, Uỷ ban nhân ‬dân các cấp và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ban hành
Câu 22: Khẳng định nào sau đây là đúng?
  • ‭ ‬Bộ máy hành pháp rộng hơn bộ máy hành chính
  • ‭ Bộ máy hành chính rộng hơn bộ máy hành pháp ‬
  • ‭ ‬Bộ máy hành pháp rộng bằng bộ máy hành chính
  • ‭ ‬Cả a, b, c đều sai
Câu 23: Quan hệ giữa hoạt động hành chính nhà nước và hoạt động công vụ:
  • ‭ ‬Hoạt động hành chính nhà nước là một loại hoạt động công vụ.
  • ‭ Hoạt động công vụ là một loại hoạt động hành chính nhà nước. ‬
  • ‭ ‬Hoạt động hành chính nhà nước và hoạt động công vụ là hai khái niệm trùng nhau.
  • ‭ ‬Cả a, b, c đều sai.
Câu 24: Khái niệm quản lý nhà nước theo nghĩa rộng dùng để chỉ:
  • ‭ ‬Hoạt động hành pháp
  • ‭ ‬Hoạt động lập pháp
  • ‭ ‬Hoạt động tư pháp
  • ‭ Cả a, b, c đều đúng ‬
Câu 25: Ngành luật về quản lý nhà nước:
  • ‭ ‬Ngành luật dân sự
  • ‭ ‬Ngành luật hình sự
  • ‭ Ngành luật hành chính ‬
  • ‭ ‬Cả a, b, c đều đúng
Câu 26: Đặc trưng của hoạt động hành chính nhà nước Việt Nam:
  • ‭ ‬Tính ngang luật
  • ‭ Tính phi chính trị ‬
  • ‭ ‬Cả a và b đều đúng
  • ‭ ‬Cả a và b đều sai
Câu 27: Hoạt động xử phạt hành chính của Toà án nhân dân đối với người gây rối trật tự phiên toà là:
  • ‭ Hoạt động hành chính ‬
  • ‭ ‬Hoạt động tư pháp
  • ‭ ‬Cả a và b đều đúng
  • ‭ ‬Cả a và b đều sai
Câu 28: Phương pháp điều chỉnh của Luật hành chính là:
  • ‭ ‬Phương pháp mệnh lệnh - phục tùng
  • ‭ ‬Phương pháp bình đẳng thoả thuận
  • ‭ Cả a và b đều đúng ‬
  • ‭ ‬Cả a và b đều sai
Câu 29: Khẳng định nào là đúng về nguồn của Luật hành chính Việt Nam?
  • ‭ ‬Văn bản nguồn của Luật hành chính Việt Nam chỉ do các cơ quan hành chính nhà nước ban hành
  • ‭ ‬Văn bản nguồn của Luật hành chính Việt Nam chỉ do các cơ quan lập pháp và các cơ quan hành chính nhà nước ban hành
  • ‭ Văn bản nguồn của Luật hành chính Việt Nam chỉ do các cơ quan tư pháp và ‬các cơ quan hành chính nhà nước ban hành
  • ‭ ‬Cả a, b, c đều sai
Câu 30: Khẳng định nào sau đây là đúng?
  • ‭ ‬Các cơ quan hành pháp là các cơ quan hiến định, có chức năng chính trị là thực hiện quyền
  • hành pháp.
  • ‭ ‬Bộ máy hành chính nhà nước chuyên thực hiện các chức năng hành chính thì bao gồm cả các cơ quan hành pháp và các cơ quan phái sinh từ các cơ quan hành pháp (như các
  • sở, phòng, ban).
  • ‭ Cả a và b đều đún‬g
  • ‭ ‬Cả a và b đều sai
Câu 31: Để phân biệt hoạt động công vụ và dịch vụ công, khẳng định nào sau đây là đúng?
  • ‭ ‬Các chủ thể hưởng thụ những kết quả của công vụ mà không phải trả tiền vì đã đóng thuế.
  • ‭ ‬Đối với đa phần các dịch vụ công thì người thụ hưởng đều phải trả một khoản phí hợp lý, chỉ trừ một số loại dịch vụ hành chính công.
  • ‭ Cả a và b đều đúng ‬
  • ‭ ‬Cả a và b đều sai
Câu 32: Thuật ngữ "hoạt động hành chính" dùng để chỉ hoạt động nào sau đây?
  • ‭ ‬Hoạt động quản lý nhà nước theo nghĩa rộng
  • ‭ Hoạt động quản lý nhà nước theo nghĩa hẹp ‬
  • ‭ ‬Hoạt động quản lý xã hội nói chung
  • ‭ ‬Cả a, b, c đều đúng
Câu 33: Ngành luật điều chỉnh các mối quan hệ xã hội mang tính chấp hành và điều hành?
  • ‭ ‬Ngành luật dân sự
  • ‭ ‬Ngành luật hình sự
  • ‭ Ngành luật Hiến pháp ‬
  • ‭ ‬Cả a, b, c đều sai
Câu 34: Đặc trưng của hoạt động hành chính nhà nước Việt Nam là:
  • ‭ ‬Tính tự túc về cơ sở vật chất
  • ‭ ‬Tính ổn định
  • ‭ ‬Cả a và b đều đúng
  • ‭ Cả a và b đều sai ‬
Câu 35: Hoạt động tổ chức nội bộ của Quốc hội là:
  • ‭ ‬Hoạt động lập pháp
  • ‭ Hoạt động hành chính‬
  • ‭ ‬Hoạt động tư pháp
  • ‭ ‬Cả a, b, c đều đúng
Câu 36: Phương pháp điều chỉnh của Luật hành chính:
  • ‭ ‬Sử dụng phương pháp mệnh lệnh - phục tùng để điều chỉnh các quan hệ "ngang"
  • ‭ ‬Sử dụng phương pháp bình đẳng thoả thuận để điều chỉnh các quan hệ "dọc"
  • Cả a và b đều đúng
  • ‭Cả a và b đều sai ‬
Câu 37: Năng lực hành vi hành chính là:
  • ‭ ‬Khả năng của các chủ thể có được những quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý được Nhà nước thừa nhận bằng các quy định của luật hành chính.
  • ‭ Khả năng của các chủ thể bằng chính hành vi của mình thực hiện các quyền‬ chủ thể và nghĩa vụ pháp lý, tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính, và khả năng đó được Nhà nước thừa nhận bằng các quy định của luật hành chính.
  • ‭ ‬Cả a và b đều đúng
  • ‭ ‬Cả a và b đều sai
Câu 38: Nguyên tắc tổ chức - kỹ thuật trong tổ chức và hoạt động hành chính Nhà nước Việt Nam:
  • ‭ ‬Nguyên tắc pháp chế
  • ‭ Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ ‬
  • ‭ ‬Nguyên tắc dân tộc
  • ‭ ‬Nguyên tắc kế hoạch hóa
Câu 39: Hình thức trực tiếp tham gia quản lý nhà nước của công dân:
  • ‭ ‬Thông qua các cuộc bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp
  • ‭ ‬Thông qua việc Nhà nước tổ chức các cuộc trưng cầu ý dân
  • ‭ Cả a và b đều đúng‬
  • ‭ ‬Cả a và b đều sai
Câu 40: Khẳng định nào sau đây là đúng?
  • ‭ ‬Hoạt động hành chính nhà nước rộng hơn hoạt động hành pháp
  • ‭ ‬Hoạt động hành pháp rộng hơn hoạt động hành chính nhà nước
  • ‭ Hoạt động hành chính nhà nước và hoạt động hành pháp được thể hiện như ‬hai vòng tròn giao nhau, phần lớn chúng trùng nhau, nhưng có phần nằm ngoài nhau
  • ‭ ‬Cả a, b, c đều sai
Câu 41: Khái niệm quản lý nhà nước theo nghĩa rộng:
  • ‭ ‬Hoạt động hành pháp, hành chính, chấp hành-điều hành
  • ‭ ‬Hoạt động lập pháp, hành pháp, hành chính
  • ‭ ‬Hoạt động tư pháp, hành chính, hành pháp
  • ‭ Hoạt động lập pháp, hành pháp, tư pháp ‬
Câu 42: Quan hệ giữa hoạt động hành chính nhà nước và hoạt động dịch vụ công,khẳng định nào sau đây là đúng?
  • ‭ ‬Hoạt động dịch vụ công chủ yếu do nhà nước đảm nhận trực tiếp.
  • ‭ ‬Nhà nước chỉ ủy quyền cho các tổ chức, cá nhân ngoài nhà nước thực hiện một số dịch vụ hành chính công rất cá biệt mà nhà nước không thể thực hiện.
  • Cả a và b đều đúng
  • d‭. Cả a và b đều sai ‬
Câu 43: Trong xã hội công xã nguyên thuỷ:
  • ‭ ‬Không có hoạt động quản lý
  • ‭ Có hoạt động quản lý nhưng mang tính thoả thuận ‬
  • ‭ ‬Có hoạt động quản lý
  • ‭ ‬Cả a, b, c đều sai
Câu 44: Hoạt động nào sau đây có mang bản chất là hoạt động quản lý?
  • ‭ ‬Hoạt động của doanh nghiệp
  • ‭ ‬Hoạt động trong các tổ chức xã hội
  • ‭ ‬Hoạt động của băng nhóm tội phạm
  • ‭ Cả a, b, c đều đúng ‬
Câu 45: Khẳng định nào sau đây là đúng về hoạt động chấp hành và điều hành trong quản lý nhà nước?
  • ‭ ‬Chấp hành là sự thực hiện các luật và các văn bản mang tính chất luật, các văn bản pháp luật của các cơ quan nhà nước cấp trên.
  • ‭ ‬Điều hành là hoạt động dựa trên cơ sở luật để chỉ đạo trực tiếp hoạt động của đối tượng quản lý.
  • ‭ Cả a và b đều đúng ‬
  • ‭ ‬Cả a và b đều sai
Câu 46: Hoạt động tổ chức nội bộ của Viện kiểm sát là:
  • ‭ ‬Hoạt động lập pháp
  • ‭ ‬Hoạt động hành chính
  • ‭ ‬Hoạt động tư pháp
  • ‭ ‬Cả a, b, c đều đúng
Câu 47: Chủ thể của Luật hành chính Việt Nam:
  • ‭ Tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân được quy định trong các văn bản luật‬ hành chính.
  • ‭ ‬Chỉ có các cơ quan được quy định trong các văn bản luật hành chính.
  • ‭ ‬Chỉ có các cơ quan và người có thẩm quyền được quy định trong các văn bản luật hành chính.
  • ‭ ‬Chỉ có các cơ quan, tổ chức và người có thẩm quyền được quy định trong các văn bản luật hành chính.
Câu 48: Quy chế pháp luật hành chính của một chủ thể luật hành chính là:
  • ‭ Toàn bộ các quy định của pháp luật hành chính về chủ thể đó. ‬
  • ‭ ‬Toàn bộ các quy định của pháp luật về chủ thế đó
  • ‭ ‬Toàn bộ các quy định của pháp luật và của các văn bản nội bộ về chủ thể đó.
  • Cả a, b, c đều sai
Câu 49: Hình thức trực tiếp tham gia quản lý nhà nước của công dân:
  • ‭ ‬Thảo luận, góp ý kiến vào quá trình xây dựng pháp luật.
  • ‭ ‬Tham gia trực tiếp với tư cách là thành viên không chuyên trách trong các cơ quan hành chính, các cơ quan xã hội.
  • ‭ Cả a và b đều đúng ‬
  • ‭ ‬Cả a và b đều sai
Câu 50: Hoạt động của Viện kiểm sát theo nguyên tắc:
  • ‭ ‬Hội đồng
  • ‭ Thủ trưởng ‬
  • ‭ ‬Cả a và b đều đúng
  • ‭ ‬Cả a và b đều sai
Câu 51: Khẳng định nào sau đây là đúng về quan hệ hoạt động hành pháp và hoạt động hành chính?
  • ‭ ‬Phần hoạt động hành pháp nằm ngoài hoạt động hành chính nhà nước là, ví dụ, hoạt động của Chủ tịch nước thực hiện quyền hành pháp.
  • ‭ ‬Phần hoạt động hành chính nhà nước nằm ngoài hoạt động hành pháp là hoạt động của các sở, phòng, ban ở địa phương, hoạt động hành chính nội bộ...
  • ‭ Cả a và b đều đúng ‬
  • ‭ ‬Cả a và b đều sai
Câu 52: Quan hệ giữa hoạt động hành chính nhà nước và hoạt động dịch vụ công,khẳng định nào sau đây là đúng?
  • ‭ ‬Hoạt động dịch vụ công chủ yếu do nhà nước ủy quyền cho các tổ chức, cá nhân ngoài nhà nước đảm nhận.
  • ‭ ‬Nhà nước chỉ thực hiện trực tiếp một số dịch vụ hành chính công rất cá biệt mà không thể ủy quyền.
  • ‭ Cả a và b đều đúng‬
  • ‭ ‬Cả a và b đều sai
Câu 53: Để phân biệt hoạt động công vụ và dịch vụ công, khẳng định nào sau đây là đúng?
  • ‭ ‬Các chủ thể hưởng thụ những kết quả của dịch vụ công mà không phải trả tiền vì đã đóng thuế.
  • ‭ ‬Đối với đa phần các công vụ thì người thụ hưởng đều phải trả trực tiếp một khoản phí hợp lý.
  • ‭ ‬Cả a và b đều đúng
  • ‭ Cả a và b đều sai ‬
Câu 54: Hoạt động hành chính là hoạt động quản lý những quan hệ xã hội mang tính:
  • Quản trị - điều hành
  • ‭ Chấp hành - điều hành ‬
  • ‭ ‬Chấp hành - thi hành
  • ‭ ‬Cả a, b, c đều đúng
Câu 55: Trong xã hội công xã nguyên thuỷ:
  • ‭ ‬Không có hoạt động quản lý xã hội và không có hoạt động quản lý nhà nước
  • ‭ Có hoạt động quản lý xã hội nhưng chưa có hoạt động quản lý nhà nước ‬
  • ‭ ‬Có cả hoạt động quản lý xã hội và hoạt động quản lý nhà nước
  • ‭ ‬Cả a, b, c đều sai
Câu 56: Khẳng định nào sau đây là đúng?
  • ‭ ‬Quản lý nhà nước không phải là quản lý xã hội
  • ‭ Quản lý nhà nước cũng là một loại quản lý xã hội ‬
  • ‭ ‬Quản lý xã hội là một loại quản lý nhà nước
  • ‭ ‬Cả a, b, c đều sai
Câu 57: Khẳng định nào sau đây là đúng về hoạt động mang tính chấp hành và điều hành?
  • ‭ ‬Điều hành là sự thực hiện các luật và các văn bản mang tính chất luật, các văn bản pháp luật của các cơ quan nhà nước cấp trên
  • ‭ ‬Chấp hành là hoạt động dựa trên cơ sở luật để chỉ đạo trực tiếp hoạt động của đối tượng quản lý.
  • ‭ ‬Cả a và b đều đúng
  • ‭ Cả a và b đều sai ‬
Câu 58: Về phạm vi điều chỉnh của Luật hành chính Việt Nam đối với cá nhân, khẳng định nào sau đây là đúng?
  • ‭ ‬Luật hành chính Việt Nam chỉ điều chỉnh đối với công dân Việt Nam.
  • ‭ ‬Luật hành chính Việt Nam điều chỉnh đối với công dân Việt Nam và người nước ngoài.
  • ‭ Luật hành chính Việt Nam điều chỉnh đối với công dân Việt Nam, người nước‬ ngoài và người không quốc tịch‭. ‬
  • ‭ ‬Cả a, b, c đều sai
Câu 59: Nguồn của Luật hành chính Việt Nam:
  • ‭ Chỉ bao gồm văn bản quy phạm pháp luật ‬
  • ‭ ‬Bao gồm văn bản quy phạm pháp luật và tập quán pháp
  • ‭ ‬Bao gồm văn bản quy phạm pháp luật, tập quán pháp và tiền lệ pháp
  • Cả a, b, c đều sai
Câu 60: Nguyên tắc chính trị - xã hội trong tổ chức và hoạt động hành chính nhà nước Việt Nam:
  • ‭ Nguyên tắc nhân dân tham gia quản lý nhà nước ‬
  • ‭ ‬Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ
  • ‭ ‬Nguyên tắc kết hợp chế độ tập thể lãnh đạo với chế độ thủ trưởng
  • ‭ ‬Nguyên tắc trực thuộc hai chiều
Câu 61: Hình thức trực tiếp tham gia quản lý nhà nước của công dân:
  • ‭ ‬Thực hiện quyền yêu cầu, kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước
  • ‭ ‬Thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật trong
  • hoạt động hành chính
  • ‭ Cả a và b đều đúng‬
  • ‭ ‬Cả a và b đều sai
Câu 62: Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành:
  • ‭ ‬Hoạt động hành pháp (hoạt động hành chính nhà nước) là hoạt động ban hành pháp luật
  • ‭ Hoạt động hành pháp (hoạt động hành chính nhà nước) là hoạt động thi hành‬ pháp luật
  • ‭ ‬Hoạt động hành pháp (hoạt động hành chính nhà nước) là hoạt động bảo vệ pháp luật
  • ‭ ‬Cả a, b, c đều sai
Câu 63: Khẳng định nào sau đây là đúng?
  • ‭ ‬Hoạt động dịch vụ công chủ yếu do nhà nước đảm nhận trực tiếp.
  • ‭ ‬Nhà nước chỉ ủy quyền cho các tổ chức, cá nhân ngoài nhà nước thực hiện một số dịch vụ hành chính công rất cá biệt mà nhà nước không thể thực hiện.
  • Cả a và b đều đúng
  • Cả a và b đều sai
Câu 64: Luật hành chính bao gồm hai loại quy phạm là quy phạm vật chất và quy phạm thủ tục:
  • ‭ ‬Quy phạm vật chất quy định "phần tĩnh"của hoạt động hành chính; Nội dung quy phạm vật chất trả lời câu hỏi "làm gì".
  • ‭ ‬Quy phạm thủ tục điều chỉnh "phần động", tức là thủ tục thực hiện các quy phạm vật chất; Nội dung của quy phạm thủ tục trả lời câu hỏi "làm như thế nào".
  • Cả a và b đều đúng
  • Cả a và b đều sai
Câu 65: Khẳng định nào sau đây là đúng về hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật hành chính
  • ‭ Pháp điển hoá là việc hệ thống hoá pháp luật, trong đó tập hợp các văn bản‬ quy phạm pháp luật hành chính theo vấn đề, theo ngành, theo chủ đề, theo lĩnh vực, v.v... thành những tuyển tập.
  • ‭ Tập hợp hoá là việc hệ thống hoá pháp luật, ngoài việc tập hợp hoá, còn sử‬a đổi, bổ sung, bãi bỏ những quy định không còn phù hợp, và ban hành thêm những quy định mới.
  • ‭ Cả a và b đều đúng ‬
  • ‭ Cả a và b đều sai ‬
Câu 66: Đặc điểm chung của ‭quy phạm pháp luật hành chính‬:
  • ‭ Được áp dụng nhiều lần, nếu chỉ áp dụng một lần thì hiệu lực tồn tại lâu dài. ‬
  • ‭ ‬Hiệu lực chấm dứt khi được thực hiện.
  • ‭ ‬Cả a và b đều đúng
  • ‭ ‬Cả a và b đều sai.
Câu 67: Đặc điểm riêng của ‭quy phạm pháp luật hành chính‬:
  • ‭ ‬Chủ thể ban hành chỉ là các cơ quan hành chính nhà nước
  • ‭ ‬Có số lượng văn bản ít và tính ổn định cao
  • ‭ ‬Cả a và b đều đúng
  • ‭ Cả a và b đều sai. ‬
Câu 68: Mức độ giảm dần về ‭tính mệnh lệnh‬ trong quy phạm pháp luật hành chính:
  • ‭ ‬Quy phạm bắt buộc; quy phạm trao quyền; quy phạm lựa chọn; quy phạm khuyến nghị.
  • ‭ Quy phạm bắt buộc; quy phạm lựa chọn; quy phạm trao quyền; quy phạm‬ khuyến nghị.
  • ‭ ‬Quy phạm bắt buộc; quy phạm lựa chọn; quy phạm khuyến nghị; quy phạm trao quyền.
  • ‭ ‬Quy phạm bắt buộc; quy phạm trao quyền; quy phạm khuyến nghị; quy phạm lựa chọn
Câu 69: Giả định của quy phạm pháp luật hành chính là:
  • ‭ Phần của quy phạm nêu rõ những điều kiện của đời sống thực tế (như ‬hoàn cảnh, tình huống, chủ thể) mà nếu có tồn tại các điều kiện đó thì mới có thể thi hành hoặc áp dụng quy phạm đó.
  • ‭ ‬Phần của quy phạm đặt ra quy tắc hành vi, tức là nội dung quyền và nghĩa vụ, trình tự thực hiện chúng, tức là quy định chủ thể được, phải làm gì và làm như thế nào.
  • ‭ ‬Phần của quy phạm chỉ rõ các biện pháp tác động của Nhà nước đối với chủ thể vi phạm phần quy định.
Câu 70: Căn cứ theo hiệu lực pháp lý, quy phạm pháp luật hành chính bao gồm các
  • loại sau:
  • ‭ ‬phạm cấm; quy phạm bắt buộc; quy phạm cho phép; quy phạm lựa chọn; quy phạm khuyến khích; và quy phạm khuyến nghị.
  • ‭ ‬Quy phạm vật chất; quy phạm thủ tục.
  • ‭ ‬Quy phạm chung; quy phạm điều chỉnh hoạt động quản lý ngành và liên ngành.
  • ‭ Quy phạm luật; quy phạm dưới luật. ‬
Báo lỗi
Nếu có bất kì vấn đề nào về đề thi, vui lòng liên hệ với các bộ phận thông qua các hình thức sau
Số điện thoại: 0368.201.788
Email: contact@123job.vn
Chat trực tuyến: Chat với hỗ trợ

Luật hành chính NAPA1

Mã quiz
723
Số xu
4 xu
Thời gian làm bài
53 phút
Số câu hỏi
70 câu
Số lượt làm bài
0 lượt
Bắt đầu làm bài
Lưu tin Hủy lưu
Thông tin đề thi
Chủ đề
Luật hiến pháp và luật hành chính
Chia sẻ đề thi
Sao chép đường dẫn
Chia sẻ qua mạng xã hội

Đề thi trắc nghiệm mới nhất

40 câu hỏi
0 lượt đã test
30 phút
Miễn phí
Xem trước
35 câu hỏi
0 lượt đã test
26 phút
Miễn phí
Xem trước
69 câu hỏi
0 lượt đã test
52 phút
4 xu
Xem trước
150 câu hỏi
0 lượt đã test
113 phút
6 xu
Xem trước
99 câu hỏi
0 lượt đã test
74 phút
5 xu
Xem trước